Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

NGĂN NGỪA bạo lực học ĐƯỜNG TRONG SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.24 KB, 58 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Hưng Yên, năm 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nghiên cứu xã hội
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Trà My
Lớp: KD2BNam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Khoa: Kế toán - Kiểm toán

Năm thứ:3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kiểm Toán
Người hướng dẫn: Vũ Thị Trang



Hưng Yên tháng 6, năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯƠNG
TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC........................................................................8
1.1 Các khái niệm liên quan về ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh
viên đại học...........................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về bạo lực học đường.................................................................8
1.1.2. Khái niệm ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên........................12
1.2. Hình thức ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên......................14
1.2.1. Tuyên truyền tác hại của bạo lực học đường, nâng cao giáo dục đạo đức
cho sinh viên........................................................................................................15
1.2.2. Chế tài xử phạt hợp lý khi bạo lực học đường xảy ra...............................16
Chương 2. THỰC TRẠNG NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRONG SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN...................................................................................19
2.1. Đặc điểm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..............................19
2.1.1. Khái quát về trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh và trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên..................................................................19
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.....................21
2.2.3. Phân tích bảng số liệu điều tra về bạo lực học đường trong sinh viên các
trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên........................................................29
2.3. Một số đánh giá được rút từ thực trạng ở trên........................................35
2.3.1. Ưu điểm.....................................................................................................35
2.3.2. Hạn chế......................................................................................................36
Chương 3. MỘT SỐKIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC

ĐƯỜNG TRONG SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN............................................................................................38


3.1. Biện pháp về phía sinh viên..........................................................................38
3.2. Biện pháp về phía quản lý của nhà trường..................................................39
3.3. Biện pháp về phía gia đình...........................................................................40
3.4. Biện pháp về địa phương và xã hội..............................................................41
KẾT LUẬN........................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số vụ bạo lực học đường qua các năm học tại trường Đại hoc Tài
chính- Quản trị kinh doanh..................................................................................25
Bảng số liệu 2.2. Số vụ bạo lực học đường qua các năm học của trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên...............................................................................25
Bảng 2.3: Số vụ bạo lực sinh viên chứng kiến tại trường học............................30
Bảng 2.4: Nguyên nhân sinh viên không tham gia các lớp học kỹ năng sống, lớp
học ngăn ngừa bạo lực học đường.......................................................................31
Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về nguyên nhân của bạo lực học đường trong
sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...................................34

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên về đối tượng gây ra bạo lực học đường....31
Biểu đồ 2.2: Cảm nhận của sinh viên nếu bản thân bị bạo lực học đường.........32



MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Bạo lực trong nhà trường trong những năm gần đây đã trở thành một đề tài
nóng bỏng, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo
dục. Nhiều bài báo đã phản ánh về tình trạng học sinh, sinh viên đánh nhau
trong trường học, đặc biệt là sinh viêngây tâm lý lo lắng, bức xúc trong dư luận
xã hội. Vấn đề bạo lực học đường là biểu hiện của tình trạng đạo đức sinh viên
xuống cấp nghiêm trọng.
Sinh viên đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả nghiêm trọng cả về
thể chất và tinh thầncủa các em. Bạo lực học đường không chỉ làm các em lo
lắng, đau khổ nhất thời mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh
thần ở sinh viên sau này. Bạo lực học đường thậm chí ảnh hưởng kết quả học
tập, nhận thức của sinh viên. Những sinh viên đi đánh bạn không được uốn nắn,
giáo dục kịp thời sẽ hình thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng,
thích bạo lực, thiếu tôn trọng người khác, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính
mạng của người khác… Bởi vậy, chúng ta cần nhận diện chính xác mức độ
nghiêm trọng của bạo lực học đường trong nhà trường. Từ đó, phát hiện và phân
tích những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường một cách khoa học, tìm ra
những giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, góp phần tích
cực xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Trên địa bàn Hưng Yên trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học
đường đã xảy không chỉ ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông mà
ngaycả các trường đại học đã xảy ra bạo lực học đường. Với vị trí địa lý nằm
giáp gianh với thủ đô Hà Nội, có nhiều các khu công nghiệp phát triển, các
trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh nên các tệ nạn xã hội nảy sinh nhiều. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trong nhà trường.
Trong những năm qua, các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên
truyền về tác hại của bạo lực học đường đến sinh viên, tuy nhiên tình trạng bạo


1


lực học đường sinh viên vẫn diễn ra.
Độ tuổi của sinh viên mặc dù không còn nhỏ nhưng trong nhận thức thì lứa
tuổi này vẫn chưa đủ chín chắn. Do vậy, khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan
điểm với bạn bè thì dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn đó.Trong
khichưa nhận thức được hết mức độ nghiêm trọng của hành động bạo lực học
đường. Trước đây, khi nhắc đến bạo lực học đường là nhắc đến hành động
những em sinh viên nam đánh nhau nhưng những năm gần đây các hành vi bạo
lực của sinh viên xảy ra đối với sinh viên nữ. Vấn đề cấp thiết lúc này là làm thế
nào để ngăn chặn, giảm thiểu bạo lực học đường trong sinh viên các trường đại
học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“Ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên các trường đại học trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên” để nghiên cứu.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường trở thành vấn đề
báo động, gây xôn xao ảnh hưởng đến tâm lý người dân đặc biệt các em lứa tuổi
thanh thiếu niên. Toàn xã hội lên án những hành vi bạo lực học đường do
vậy,bạo lực học đường trong sinh viên không phải là đề tài mới đã có rất nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu:
Đỗ Thị Châu (2014), tình huống tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm,
Nxb giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả Đỗ Thị Châu đã phân tích những
nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trong trung học phổ thông. Trong đó,
tác giả đi phân tích các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như nguyên
nhân tâm lý lứa tuổi học sinh, nguyên nhân từ gia đình và nguyên nhân từ truyền
thông. Trong nội dung trên tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân từ tâm
lý lứa tuổi học sinh dẫn đến bạo lực học đường.
Tác giả Đỗ Thị Châu phân tích các rất rõ tác động của tâm lý lứa tuổi đến

hành vivà nhận thức của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông. Từ phân tích
nguyên nhân bạo lực học đường tác giả đưa ra các giải pháp ngăn chặn bạo lực
học đường như tuyên truyền ở trường học và xã hội, nâng cao vai trò của các
2


môn học giáo dục đạo đức...
Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách “giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường dành cho học
sinh trung học phổ thông” của đại học quốc gia Hà Nội, phân tích nguyên nhân
dẫn đến bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông. Tác giả đưa ra
hai nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: chủ quan và khách quan. Trong đó,
yếu tố chủ quan là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực học đường ở
học sinh trung học phổ thông.
Tác giả phân tích hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh trung học
phổ thông như hậu quả về mặt thể chất, về mặt tinh thần. Hậu quả về mặt tinh
thần ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đây là lứa tuổi đang trưởng thành, hành động
vẫn mang tính chất thiếu suy nghĩ. Qua đó, tác giả đưa ra giải pháp phòng chống
bạo lực học đường như giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, nâng
cao nhận thức của học sinh.... Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường
là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng các tình huống khi bạo lực học
đường diễn ra cần có những hành động lên án, khéo léo trong giải quyết tình
huống mâu thuẫn với bạn bè. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng
phòng chống bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông cần phải
thực hiện tốt bởi lứa tuổi học sinh đang dần định hình nhân cách. Nếu giáo dục
không tốt dẫn đến nhận thức lệch lạc trong tư duy và hành động của học sinh.
Nguyễn Thị Ngọc Anh (2012), thái độ của học sinh trường trung học cơ sở
Nghi Kim (Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh phân tích tình trạng bạo lực học đường tại

trường trung học cơ sở Nghi Kim (Nghệ An). Tác giả chỉ ra nguyên nhân chủ
yếu của bạo lực học đường xuất phát từ mâu thuẫn của học sinh. Đồng thời, tác
giả nhấn mạnh vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác nâng
cao nhận thức của học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường
tại trường.
3


Khi phản ánh thực trạng bạo lực học đường, tác giả phân tích thái độ của học
sinh trung học cơ sơ Nghi Kim về vấn đề bạo lực học đường. Trong đó, hầu hết
tất cả học sinh đều lên án hành vi bạo lực học đường. Tuy nhiên, trong thực tiễn
khi xảy ra xung đột với bạn bè các em chưa biết cách ứng xử khéo léo, học sinh
vẫn có suy nghĩ dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn là cách tốt nhất. Khi
chứng kiến bạo lực học đường xảy ra học sinh có thái độ: cỗ vũ, mặc kệ... Khi
phân tích thái độ của học sinh,tác giả chỉ ra muốn ngăn chặn bạo lực học đường
tại trường trung học cơ sở Nghi Kim cần phải nâng cao nhận thức của học sinh
về bạo lực học đường.
LM.Philipphê Trần Công Thuận (2016), bạo lực học đường qua nghiên cứu
và khảo sát.Tác giả nghiên cứu và khảo sát tình trạng bạo lực học đường trên địa
bàn xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Xã Bảo Hòa là xã phần lớn
người dân theo đạo thiên chúa giáo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu và khảo sát bạo
lực học đường trên địa bàn xã LM.Philipphê Trần Công Thuận chỉ ra nguyên
nhân của bạo lực bắt nguồn từ mâu thuẫn trong trường học của các em học sinh.
Tác giả nhấn mạnh vai trò của gia đình và nhà trường trong công tác ngăn chặn
bạo lực học đường xảy ra trên địa bàn xã. Bởi lứa tuổi thiếu nhi và nhi đồng suy
nghĩ của các em vẫn chưa đầy đủ. Đây là, lứa tuổi vẫn còn ham chơi, nhiều khi
vẫn hành động theo cảm tính.
Nguyễn Thị Thanh Bình (2013), bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay
nhìn từ góc độ tâm lý học.
Trong cuốn sách bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ tâm

lý, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã phân tích bạo lực học đường trong sinh
viên và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác
giả cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường song nguyên
nhân chủ yếu do nảy sinh mâu thuẫn từ bản thân học sinh, sinh viên. Tác giả
cũng đưa ra quan điểm về bạo lực học đường là hành vi sinh viên đánh nhau,
chửi, mắng nhau... diễn ra trong trường học. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình chỉ
ra nguyên nhân của bạo lực học đường xuất phát từ góc độ tâm lý phát triển
4


chưa đầy đủ của học sinh và sinh viên. Đồng thời, tác giả nêu lên cách thức biểu
hiện của hành vi bạo lực học đường, hậu quả của bạo lực học đường. Tác giả lên
án hành vi bạo lực học đường, từ đó nêu lên giải pháp ngăn chặn bạo lực học
đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ở lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông và sinh viên.
Trong các công trình nghiên cứu, tác giả đều nghiên cứu thực trạng bạo lực
học đường, nêu lên giải pháp. Đồng thời, những nghiên cứu này vẫn chung cho
lứa tuổi thanh thiếu niên chủ yếu các em học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông, còn lứa tuổi sinh viên thì chưa nghiên cứu sâu. Do đặc thù từng địa
phương khác nhau, ảnh hưởng đến xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo
lực học đường từ đó, nêu lên những kiến nghị thực thi ngăn chặn bạo lực học
đường xảy ra ở từng địa phương.
Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ngăn ngừa bạo lực
học đường trong sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng công tác ngăn ngừa học đường trong các
trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn tồn tại những thiếu sót gì để từ
đó đóng góp ý kiến để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Bên cạnh đó,
chúng tôi phản ánh tình trạng bạo lực học đường trong sinh viên các trường đại
học trên địa bàn tỉnh, đánh giá hiểu biết của sinh viên về bạo lực học đường góp
phần nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn nạn xã hội hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Bản thân nhóm tác giả đang sinh sống và học tập tại trường đại học trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, nhóm tác giả nhận thấy mức độ nghiêm trọng bạo
lực học đường tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Nhóm tác giả
thực hiện đề tài nhằm phản ánh thực trạng bạo lực học đường,đánhgiá công tác
ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên các tìm ra nguyên nhân dẫn đến
bạo lực học đường trong sinh viên. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các kiến nghị
(giải pháp) nhằm ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường trong sinh viên đại
học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên góp phần tạo môi trường sống và học tập tốt hơn
cho sinh viên.
5


4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường
trong sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát tình trạng bạo lực học đường trong sinh viên và giải pháp đểngăn
ngừa bạo lực học đường trong các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm mục đích tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường trong sinh viên các trường
đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử
dụng để phân tích những hạn chế của các giải pháp ngăn chặn bạo lực học
đường mà các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang thực hiện. Từ đó,
đề xuất những giải pháp mang tính khả thi hơn góp phần ngăn chặn bạo lực học

đường xảy ra tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Vận dụng phương pháp điều tra bảng hỏi nhằm lấy những thông tin, quan
điểm ... từ sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được vận dụng nhằm xử lý bảng hỏi, đưa ra những số
liệu minh chứng cho luận điểm nhóm tác giả đưa ra.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài đã phân tích khái niệm liên quan đến bạo lực học đường, đồng thời
phân tích những biểu hiện của nó. Về mặt lý luận đề tài góp phần bổ sung thêm
những quan điểm mới về bạo lực học đường, chỉ rõ nguyên nhân bạo lực học
6


đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nêu lên những kiến nghị mới ngăn ngừa bạo
lực học đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
6.2. Về mặt nhận thức
Đề tài “ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên đại học trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên” góp phần nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trong sinh
viên. Tích cực tuyên truyền ngăn chặn bạo lực học đường xảy ra trong sinh viên,
xây dựng môi trường sống, học tập lành mạnh. Đồng thời, giúp cho nhà trường
làm tốt hơn công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên
đại
Chương 2. Thực trạng ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên các
trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh

viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯƠNG
TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1 Các khái niệm liên quan về ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh
viên đại học
1.1.1. Khái niệm về bạo lực học đường
1.1.1.1. Khái niệm bạo lực
Vấn đề bạo lực được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu,
khi nghiên cứu các tác giả đều đưa ra cho mình một quan điểm về bạo lực. Tuy
nhiên, các tác giả phân biệt rõ nét giữa bạo lực và gây hấn. Mặc dù, bạo lực và
gây hấn có những nét tương đồng nhưng xét về bản chất và nguồn gốc thì lại có
sự khác nhau. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình nêu lên quan điểm: “Gây hấn là
hành vi được điều khiển bởi bản năng và do đó nó mang tính chất của các loài
động vật. Trong khi đó bạo lực là sự tương tác giữa yếu tố sinh học và văn hóa,
và nó bao gồm một ý định hay mục đích rõ ràng” [2, tr.9]
Tác giả cũng chỉ ra sự khác nhau giữa hai hướng của hành vi bạo lực: một
chiều hướng hành vi nhấn mạnh việc sử dụng những hành động gây hấn với mục
tiêu duy nhất là gây ra tổn hại và một chiều hướng ý định đạt được mục đích
hoặc lợi ích. Hai chiều hướng này được biết đến dưới cái tên là bạo lực thù địch,
thường không có kế hoạch, dựa trên cơn thịnh nộ, hành vi hành động thường
xuất hiện sau khi bị khiêu khích với mục đích chính là gây ra tổn hại. Bạo lực
công cụ là một hành vi được thiết lập kế hoạch với mục đích duy nhất là đạt
được mục tiêu cụ thể và không phải do phản ứng từ sự khiêu khích trước đó.
Từ điển tiếng Việt (2003): “Bạo lực là sức mạnh để trấn áp, lật đổ” [9, tr 125]
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới: “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể

chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay
cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong,
tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát” [2, tr.10]

8


Như vậy, có hai xu hướng thể hiện bản chất của khái niệm bạo lực. Thứ nhất,
quan điểm thuộc chuyên ngành chính trị học thì bạo lực là một phương thức vận
động chính trị “sức mạnh dùng để lật đổ, trấn áp”. Thứ hai, những quan điểm
cho rằng bạo lực là một hiện tượng xã hội, một phương thức hành xử trong các
mối quan hệ xã hội, là những hành động mang tính chất chiếm đoạt, làm tổn
thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu một
trong hai hướng trên thì chưa thấy rõ vấn đề bạo lực. Để hiểu rõ vấn đề bạo lực
cần hiểutheo nhiều chiều hướng, góc độ khác nhau.
Theo nhóm tác giả bạo lực là tất cả các hành vi của cá nhân hay tập thể sử
dụng sức mạnh, quyền lực, hay các hành động của mình để cưỡng bức, trấn áp,
đe dọa, hành hung... dẫn tới những tổn thương tâm lý hoặc thể chất, thậm chí
trừ diệt người hay một nhóm người.
1.1.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường không còn mới song khi xã hội càng
phát triển thì số vụ lại đang có xu hướng gia tăng. Khi nói đến khái niệm bạo lực
học đường nhiều nhà khoa học dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ đưa
ra các quan điểm khác nhau:
Theo định nghĩa của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
thì khái niệm bạo lực học đường được hiểu: “Bạo lực học đường là một dạng
của bạo lực ở những thanh thiếu niên và việc sử dụng có mục đích vũ lực hay
quyền lực, chống lại người khác, nhóm khác và cộng đồng, và hành động có xu
hướng gây ra tổn thương xuất hiện ở lứa tuổi từ 10 đến 24, tuy vậy nó có thế bắt
nguồn từ những năm đầu đời” [3, tr.15].

Tác giả Nguyễn Thị Hoa đã đưa ra quan điểm bạo lực học đường như sau:
“Bạo lực học đường được hiểu một cách rộng rãi là mọi điều kiện hoặc hành
động có thể tạo ra bầu không khí trong đó học sinh và giáo viên cảm thấy sợ hãi
hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của sự cướp giật, xâm phạm thân thể, tinh
thần” [2, tr.20]

9


Theo các tác giả Đỗ Thị Châu (2000): “Bạo lực học đường được coi là một
cấu trúc đa chiều bao gồm cả những hành động phạm tội và gây hấn ở trường
học, làm hạn chế sự phát triển và học tập, cũng như gây hại môi trường học tập.
Bạo lực học đường là một cấu trúc đa chiều, không có sự tuyên bố chắc chắn
nào về những chiều hướng cụ thể của nó. Người ta đã từng cho rằng bạo lực học
đường bao gồm sự gây hấn ra bạo lực, bắt nạt, hanh vi chống đối xã hội, hành vi
phạm tội, và kỷ luật ở trường học và những yếu tố khác” [3, tr.24]
Từ góc độ khoa học giáo dục, khái niệm bạo lực học đường được Bùi Thị
Hồng đưa ra như sau: “Bạo lực học đường là những hành vi sai lệch vừa có tính
thụ động của học sinh lứa tuổi học đường. Nó bao gồm một loạt các hành vi bạo
lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại, giữa học sinh với nhau gây tổn hại
nghiêm trọng tới tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người bị hại” [1, tr.18].
Từ góc độ tâm lý học PhanThị Mai Hương cho rằng: “Bạo lực học đường là
thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc
những hành vi của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt
các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau từ không lời, đến có lời, từ hành
động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn
thương thậm chí tổn hại đến người khác” [4, tr.30]
Nghiên cứu về bạo lực học đường tác giả Nguyễn Văn Lượt (2014) cho
rằng: “Bạo lực học đường là một hành vi lệch chuẩn của học sinh” [2, tr.19].
Hành vi lệch chuẩn của học sinh như đánh nhau, chửi, mắng, xúc phạm nhân

phẩm của người khác... đều bị xã hội lên án. Lứa tuổi học sinh nhận thức chưa
đầy đủ, suy nghĩ yếu kém do vậy những hành vi lệch chuẩn cần phải giáo dục,
uốn nắn, định hình nhân cách cho các em học sinh.
Từ tìm hiểu quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, nhóm tác giả nêu lên quan
điểm về bạo lực học đường: “Bạo lực học đường là những hành vi gây hậu quả
nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người khác, xảy
ra trong phạm vi nhà trường”.
Từ khái niệm trên, nhận thấy những hành động gây hậu quả nghiêm trọng
10


đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người khác như: chửi mắng, đánh... đều
là hành vi của bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được giới hạn trong nhà trường, nếu những hành vi này
xảy ra ngoài trường học thì đó không phải là bạo lực học đường trong sinh viên.
Cấu trúc tâm lý của hành vi bạo lực học đường gồm nhận thức, thái độ và hành
động.
Khi nghiên cứu về khái niệm bạo lực học đường cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ,
thường gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những
người bị hại.
Thứ hai, hành vi bạo lực học đường làm tổn thương về mặt tinh thần và thể
chất đều mang tính cố ý cao (có chủ đích). Hành vi bạo lực học đường gây hậu
quả về mặt thể chất thường được bắt nguồn từ sự học hỏi, bắt chước những hành
vi bạo lực của người lớn, trong phim ảnh, trong game bạo lực.... Hành vi bạo lực
học đường gây hậu quả về mặt tinh thần thường mang tính cố ý cao, nhưng cá
nhân ý thức về hành vi này kém. Sự tổn thương về mặt tinh thần không dễ nhìn
thấy song hậu quả để lại rất sâu sắc đối với nạn nhân, đặc biệt là những tổn
thương về mặt tâm lý.
Thứ ba, những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi nhà trường. Bạo lực của

thầy cô giáo đối với học sinh, bạo lực giữa học sinh với nhau, bạo lực của những
nhà quản lý giáo dục với học sinh và bạo lực của các học sinh đối với thầy cô
giáo và các nhà quản lý giáo dục.
Những đặc điểm biểu hiện của hành vi bạo lực học đã nói lên mức độ
nghiêm trọng của hành vi này. Bạo lực học đường để lại hậu quả nặng nề đến
tâm lý của người đi bạo lực và người bị bạo lực. Trong xã hội hiện nay, nhiều
sinh viên có xu hướng bạo lực, trầm cảm... đã gây ra hậu quả đáng tiếc cho xã
hội như đánh nhau, liên quan đến pháp luật.

11


1.1.2. Khái niệm ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên
1.1.2.1. Khái niệm sinh viên
Khi học xong trung học phổ thông học lên đại học và cao đẳng, lúc này các
em không còn là học sinh mà được gọi với tên mới sinh viên. Vậy sinh viên là gì?
Theo từ điển tiếng Việt (2003): “Sinh viên là người đang học tập tại trường
cao đẳng, đại học được đào tạo một chuyên ngành nào đó”. [10, tr356]
Từ “sinh viên” trong tiếng Anh được viết là “student”. Theo từ điển AnhViệt (2007): “ Student là sinh viên; người nghiên cứu, thực tập” [9, tr 356]. Như
vậy, sinh viên ở đây chỉ những người đang học tập, nghiên cứu tại các trường
đại học và cao đẳng.
Sau khi nghiên cứu các khái niệm của các tác giả trên chúng tôi đưa ra quan
điểm sau:“Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Tại
trường học sinh viên được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề,
chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những
bằng cấp đạt được trong quá trình học”.
Nhắc đến sinh viên là nhắc đến lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi đang học tại
trường đại học và cao đẳng. Sinh viên là lứa tuổi năng động, sáng tạo, không
ngừng trau dồi tri thức và tu dưỡng đạo đức. Lứa tuổi sinh viên mặc dù đã lớn
tuy nhiên trong nhận thức vẫn còn hạn chế.

Sinh viên là người có tri thức, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, đội
ngũ sinh viên là người tiên phong trong các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
bởi họ dám nghĩ, dám làm, không ngừng trau dồi, tích lũy tri thức.
Sinh viên luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo, họ tận dụng mọi cơ hội để biến
các ý tưởng đó thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình
tạo ra cơ hội. Nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh, sáng chế, nhiều phát
minh được ứng dụng trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả lao động cho
người dân. Sinh viên có thế mạnh được đào tạo chuyên sâu với nhiều ngành
nghề khác nhau do vậy, họ tham gia trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa,
chính trị và xã hội.
12


Trong học tập sinh viên Việt Nam không ngừng tự đổi mới phương pháp học
tập để đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, sinh viên không còn thụ động vào
thầy cô giáo mà tự nghiên cứu, tích lũy tri thức, lấy thông tin, tài liệu từ mọi
nguồn.Phần lớn sinh viên có khả năng thích nghi cao với môi trường sống và
học tập. Sinh viên không chỉ học tập trong phạm vi hẹp ở trường học mà học tập
mọi lúc, ở mọi nơi. Không chỉ lĩnh hội tri thức chuyên môn đào tạo mà sinh viên
tiếp thu tri thức trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức.... Sự năng
động của sinh viên còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xã hội như: tham gia hiến
máu nhân đạo, tình nguyện.... Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật
thông tin, kiến thức để mở rộng tri thức của bản thânđáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam được hưởng những giá trị truyền thống của dân
tộc, đó là truyền thống hiếu học, chịu khó, ham học hỏi. Sinh viên hiện nay luôn
khao khát tìm tòi, khám phá những tri thức mới và áp dụng những tri thức đó
vào trong cuộc sống để phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người. Nhiều
sinh viên mặc dù bị tật nguyền nhưng vẫn vươn lên trong học tập, là tấm gương

sáng về ý chí và nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh sống.
1.1.2.2. Khái niệm ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên
Trong những năm gần đây, khi xã hội phát triển thì tình trạng bạo lực học
đường xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn thậm chí còn liên quan đến tính
mạng con người. Do vậy, trở thành vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.
Ngay khi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường, các cấp,
các ngành đã không ngừng tuyên truyền tác hại của bạo lực học đường đến phụ
huynh học sinh, sinh viên và bản thân những em học sinh, sinh viên. Hướng đến
xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị truyền thống của dân tộc.
Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bạo lực học đường cho rằngchỉ có chế tài
nghiêm ngặt xử lý bạo lực học đường thì số vụ sinh viên vi phạm có xu hướng
gia tăng. Do vậy, lấy tiêu chí “ngăn ngừa” đặt lên hàng đầu. Trong những năm
gần đây, các cuộc vận động, tuyên truyền về bạo lực học đường được đông đảo
13


người dân hưởng ứng nhiệt tình và tham gia. Bên cạnh đó, vai trò của môn học
giáo dục công dân ở các cấp học cũng được nhận thức đúng tầm quan trọng của
nó. Đặc biệt đối với sinh viên những môn học như Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa
học giao tiếp... được đặt đúng tầm quan trọng môn học bắt buộc giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
Khi tìm hiểu khái niệm ngăn ngừa bạo lực học đường, nhóm nghiên cứu đưa
ra quan điểm của mình về “ngăn ngừa”: “là ngăn cản trước khi cái xấu xảy ra,
chủ yếu lấy ngăn chặn là chính”.
Khái niệm ngăn ngừa bạo lực học đường được hiểu: “là ngăn chặn những
hành vi của bạo lực học đường xảy ra trong trường học”. Những hành vi bạo
lực học đường xảy ra trong trường học như đánh nhau, chửi mắng, xúc phạm
đến nhân phẩm của người khác...
Khái niệm về ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên được hiểu: “là
ngăn chặn những hành vi của bạo lực học đường xảy ra trong sinh viên”. Ngăn

chặn bạo lực học đường trong sinh viên có thể hiểu là ngăn ngừa trước khi
những hành động đánh nhau, chửi mắng, cô lập... xảy ra, sau khi hành vi bạo lực
học đường xảy ra cần có chế tài xử lý đểrăn đe những sinh viên khác.
Nhận thức thấy tầm quan trọng của công tác ngăn ngừa bạo lực học đường
các cấp, các ngành đang ngày càng quan tâm hơn đến vai trò của công tác tuyên
truyền tác hại của bạo lực học đường đến người dân để từ đó nâng cao nhận thức
của người dân về giá trị truyền thống của dân tộc, đạo đức, hình thành lối sống
văn minh, hiện đại.
Trong trường đại học công tác tuyên truyền bạo lực học đường đến sinh viên
cần tiến hành nghiêm túc, hiệu quả, mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức,
lối sống cho sinh viên noi theo.
1.2. Hình thức ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học
đường trong sinh viên. Do đó, để ngăn ngừa bạo lực học đường cần thực hiện
các hình thức sau:
14


1.2.1. Tuyên truyền tác hại của bạo lực học đường, nâng cao giáo dục đạo
đức cho sinh viên.
Cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành
động bạo lực học đường trong sinh viên đại học. Trong tập thể lớp, cần tổ chức
các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao
nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học
tập .Với những sinh viên có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, thì phải khoanh
vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào
các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán tránh sự phân biệt
đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người.
Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.
Cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng

ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ
gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất
đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm
người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ
gây lên tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán
lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn
đe, để làm gương cho người khác.
Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em sinh viên
và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và
giáo dục sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn
biến tư tưởng của sinh viên, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với
phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần
chú trọng coi trọng việc dạy các môn giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây
dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho sinh
viên để các em có những hành động đẹp và biết yêu thương nhau. Cần phải
nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân sinh viên trong mọi hoạt động
của tập thể.
15


Nhà trường chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan phát động phong
trào quần chúng đấu tranh trực diện với các hành vi bạo lực học đường, bất cứ
khi nào, nơi nào có hành vi bạo lực học đường xảy ra, các lực lượng chức năng
kịp thời ngăn chặn thông báo sinh viên về nhà trường, gia đình để có biện pháp
giải quyết nhằm góp phần hạn chế hậu quả tác hại xấu xảy ra.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an
địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội
cờ đỏ… cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát
huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình bạo lực học đường. Cần
chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác

tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời
ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.
Để ngăn ngừa vấn nạn bạo lực học đường ở nước ta hiện nay, cần phải có
nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, sự quyết tâm cao độ của toàn
ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan. Xây dựng
cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong phòng ngừa tình trạng
bạo lực học đường.
1.2.2. Chế tài xử phạt hợp lý khi bạo lực học đường xảy ra
Trong ngăn ngừa bạo lực học đường trong sinh viên đại học, công tác
“phòng” là chính tuy nhiên khi bạo lực học đường đã xảy ra thì chế tài xử lý hậu
quả của bạo lực học đường đóng vai trò quan trọng. Chế tài xử lý hậu quả bạo
lực học đường mang tính chất răn đe, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường
khác xảy ra trong sinh viên.
Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định số: 42/2007/QĐ-BGDĐT về
quy chế học sinh sinh viên, trong đó nêu rõ chế tài xử lý khi bạo lực học đường
xảy ra như sau:
1. Những học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ,
hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

16


a) Khiển trách: áp dụng đối với học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm lần
đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với học sinh, sinh viên đã bị khiển trách mà tái
phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường
xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những học sinh, sinh viên
đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm
trọng các hành vi học sinh, sinh viên không được làm;

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với học sinh, sinh viên đang trong thời gian
bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng
có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà
trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù
được hưởng án treo).
2. Hình thức kỷ luật của học sinh, sinh viên phải được ghi vào hồ sơ học
sinh, sinh viên. Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1
năm học và buộc thôi học, nhà trường cần gửi thông báo cho địa phương và gia
đình học sinh, sinh viên biết để quản lý, giáo dục.
3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ
lục kèm theo Quy chế này.

17


PHỤ LỤC
MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT
(kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lần vi phạm và hình thức xử lý
Đình chỉ Buộc
TT Tên vụ việc vi phạm Khiển Cảnh
Ghi chú
học tập 1 thôi
trách cáo
năm học
học
1 Vô lễ với thầy, cô
Tùy theo mức độ,
giáo và CBCC nhà


xử lý từ khiển trách

trường
2 Đưa phần tử xấu vào

đến buộc thôi học

trong trường, KTX

Tùy theo mức độ

gây ảnh hưởng xấu

xử lý từ cảnh cáo

đến an ninh, trật tự

đến buộc thôi học

trong nhà trường.
3 Đánh
nhau
gây

Lần 1

Lần 2

Nếu nghiêm trọng,


thương tích, tổ chức

giao cho cơ quan

hoặc tham gia tổ chức

chức năng xử lý

đánh nhau

theo quy định của
pháp luật

Quy chế học sinh, sinh viên của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành là chế tài
để các trường đại học áp dụng trong xử lý bạo lực học đường xảy ra. Nhóm tác
giả thấy, nội dung của cơ chế mang tính khách quan, nghiêm minh mang tính
giáo dục, răn đe bạo lực học đường diễn ra, yêu cầu mọi sinh viên đều phải thực
hiện nghiêm minh. Do đó, nhóm tác giả đồng ý với chế tài xử lý bạo lực học
đường của Bộ giáo dục và đào tạo.

Chương 2. THỰC TRẠNG NGĂN NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
18


TRONG SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Đặc điểm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Khái quát về trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh và
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay có hai trường Đại học đóng trên địa
bàn tỉnh: Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh và trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật Hưng Yên. Trong những năm qua, nhiều sinh viên tỉnh Hưng Yên
và sinh viên đến từ các tỉnh lân cận theo học tại các trường đại học trên địa bàn
tỉnh đã góp phần cung cấp nguồn lao động chất lượng cao trong quá trình phát
triển của tỉnh.
Trường đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh và trường đại học Sư phạm
kỹ thuật Hưng Yên đào tạo sinh viên với những chuyên ngành khác nhau tạo nên
sự đa dạng trong chuyên ngành được đào tạo trong sinh viên trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
Thứ nhất, trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh được thành lập
theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị Kinh doanh trực thuộc
Bộ Tài chính. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh là cơ sở giáo dục
đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính.
Về vị trí địa lý, trường đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh nằm trên địa
bàn xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý nằm gần
thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến đường 5 nối Hà Nội - Hải Phòng tạo điều kiện
thuận lợi giao thông đi lại của sinh viên. Ngoài ra, trường nằm gần với các khu
công nghiệp lớn như Phố Nối A, Tân Quang... tạo điều kiện tìm việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Về quy mô của trường, tổng số sinh viên đang theo học tại trường hiện nay
có hơn 5000 sinh viên trong đó bao gồm cả chính quy, tại chức và liên thông.
Hiện nay, nhà trường có 229 giảng viên cơ hữu phục tốt cho công tác giảng dạy.
19


Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường đã không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn của giảng viên, cán bộ yêu cầu 100% giảng viên đạt trình
độ thạc sĩ, khuyến khích giảng viên học nghiên cứu sinh. Trường đại học Tài

chính - Quản trị kinh doanh hiện nay đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau: Tài
chính - Ngân hành, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông
tin quản lý và Thẩm định giá.
Thứ hai, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được thành lập vào
năm 1966, tiền thân là Trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên thuộc Bộ
Công nghiệp. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới mang tính
đột phá với Nhà trường
Về vị trí địa lý, trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên có trụ sở
chính tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trường nằm trên
trục đường 39A từ Thành Phố Hưng Yên đi Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi
nằm trên trục đường lớn, gần khu công nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên đi
lại và tìm việc làm sau khi ra trường.Đồng thời, xung quanh trường cũng có
các khu công nghiệp phát triển như khu công nghiệp phố nối B, khu công
nghiệp ở Kim Động…
Về quy mô đào tạo, trải qua gần 50 năm phát triển và trưởng thành, Trường
đã có những bước phát triển vượt bậc. Trường đào tạo 13 ngành như: công nghệ
may, công nghệ kỹ thuật điện tử, tiếng anh, kế toán, quản trị kinh doanh... Hiện
nay có hơn 12000 sinh viên theo học.
Hiện nay, Nhà trường có 622 giảng viên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau
đại học chiếm 91,6% trên tổng số giảng viên trong toàn Trường. Hoạt động
Nghiên cứu khoa học ứng dụng của Nhà trường đã có những bước phát triển
vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học.
Nhà trường đã có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí khoa học có
uy tín trong và ngoài nước.
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
20



×