Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1 CAO HỌC LUẬT KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.01 KB, 35 trang )

Câu hỏi: Chứng minh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế từ 1945 tới
này?
1. LỜI MỞ ĐẦU
2. NHỮNG LÝ DO DẪN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Sự phát triển vượt bậc về phương tiện phục vụ
2.1.1. Sự phát triển của giao thông vận tải
Sự phát triển của nền sản xuất đòi hỏi sự phát triển tương xứng của lưu
thông, thương mại. Trong đó vận tải và giao nhận vận tải chiếm một vị trí rất quan
trọng. Trong mọi nền kinh tế của từng quốc gia hay nền kinh tế toàn cầu, vận tải
đường biển, đường không, đường sắt và đường bộ được ví như mạch máu đối với
một cơ thể sống. Tuy nhiên mỗi loại hình vận tải có vị trí, vai trò khác nhau đối
với một nền kinh tế, nó có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng thúc đẩy phát triển
tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế.
* Vận tải đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức khác. Hiện nay
vận tải đường biển chiếm vị trí chủ chốt trong việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu, gồm 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Nó có ưu điểm
trong việc chuyên chở trện cự ly dài khối lượng lớn, song không thích hợp với
những hàng hoá đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn và bên cạnh đó nó gặp nhiều
rủi ro và nguy hiểm.
Tác dụng của vận tải biển đối với thương mại quốc tế là rất quan trọng.
Trước đây trong giai đoạn đầu của CNTB nhờ có những đội tàu lớn mà Anh, Hà
Lan trở thành những nước tư bản phát triển nhất thời kỳ đó. Chúng ta có thể thấy
các tuyến vận tải biển chủ yếu và các hải cảng chính trên thế giới là
- Tuyến Địa trung Hải qua kênh đào Xuy_ê qua Biển Đỏ và tới Ấn Độ
Dương gồm các đảo chính, Macseil, của Pháp cảng Bacxelona của Tây Ban Nha,
cảng Bobay của ấn Độ, cảng Cualalumpua của Malaisya, cảng Xingapo. Kênh đào
Xuy-ê được hình thành từ cuối thế kỉ XVIII nhưng còn chưa được sử dụng cao cho
việc phát triển kinh tế; đến năm 1975 sau chiến tranh I-ra-en xâm chiếm Ai Cập
kết thúc kênh đào được sử dụng trở lại thi vai trò và vị trí ngày một năng cao hơn.


Kết quả là: một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập.
Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chuyên chở 665 triệu tấn hàng hóa
các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ
USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Trong 7 tháng đầu năm 2006, kênh đào
Xu-ê đã thu được 2,1 tỷ USD và dự kiến trong năm 2006 sẽ đem về cho Ai Cập
3,56 tỷ USD. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xu-ê để đủ
khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn
- Tuyến Ân Độ Dương qua Đông Nam Á tới Thái Bình Dương( ) và các


cảng chính: những cảng kể trên và cảng Xýt-ni (úc), Giacacta (Indonexia), Manila
(Philiphin), cảng Hồngkông, cảng oxaca (Nhật), cảng Thượng Hải (Trung Quốc).
- Tuyến Xuyên Thái Bình Dương từ Châu Á sang Châu Mĩ ( )với cảng biển
chính: Vancuvơ (Canada), Xanpanxico (Mỹ), Palama, lima (Peru).
- Tuyến Thái Bình Dương qua kênh Pemano sang Đại Tây Dương,( ) thềm
các cảng chính Maiami, Newyork (Mỹ), Xaopoulo (Braxin), Bahia Blanca
( Achentina),
- Tuyến xuyên Đại tây dương từ châu Mĩ sang châu Âu và châu Phi gồm
Ôxlô (Nauy), Henxinki (Phần lan), Liverpool (Anh), Rostacdan (Hà lan),
Copenmegen (Đan mạch),…
Nhìn chung, vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại
hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là
những tuyến đường giao thông tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải đường
biển rất lớn. Năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển)
không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Ưu điểm nổi
bật của vận tải đường biển là giá thành thấp.
* Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ và đường sắt là phương thức ưu việt nhất trong vận tải
nội địa, nó ra đời và phát triển gắn liền với đời sống của con người tuy nhiên trong
liên vận quốc tế thì phương thức này chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn do đặc trưng

và đặc thù của ngành. Hệ thống đường bộ và đường sắt trên thế giới có trình độ
phát triển tuỳ thuộc vào điều kiện, tình hình của mỗi quốc gia, chủ yếu là điều kiện
kinh tế.
• Đặc điểm của vận tải đường bộ
Ưu điểm:
- Vận tải đường bộ có tính cơ động, linh hoạt và năng lực vận chuyển lớn.
Vận tải bằng ô tô có tính linh hoạt và cơ động cao
Đây là ưu điểm nổi bật của vận tải bằng ô tô so với các phương thức vận tải khác.
- Ô tô nhỏ, có khả năng hoạt động ở mọi nơi từ thành thị tới nông thông, từ miền
xuôi tới miền ngược.
- Vận tải ô tô không bị lệ thuộc vào đường sá, bến bãi như ga, sân bay, cảng biển
như các phương thức vận tải đường biển, hay đường hàng không. Vận tải bằng
ô tô không đòi hỏi các quy trình kỹ thuật quá phức tạp như vận tải hàng không. Ô
tô có thể giao hàng tới tận nhà mà không gặp khó khăn gì.
- Thủ tục vận tải bằng ô tô thường đơn giản do số lượng hàng hóa chuyên chở
từng chuyến nhỏ dễ kiểm tra. Người chuyên chở cũng như chủ hàng có khả năng
kiểm soát hàng hóa trong quá trình giao nhận ít sợ nhầm lẫn, vì thế thời gian giao


nhận thường nhanh chóng và ít tranh chấp
Nhược điểm:
-

Cước vận tải đường bộ tương đối cao.

- Năng suất lao đông trong vận tải đường bộ thấp” chủ yếu sử dụng lao động thô
sơ”.
- Vận tải đường bộ còn lệ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Do đó vận tải bộ chỉ phát triển đối với việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước có
ranh giới tiếp giáp nhau

* Đường sắt
- Khái niệm:
Đường sắt, hay vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển, vận tải hành khách, hàng hóa
bằng phương tiện có bánh, được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray.
- Lược sử phát triển của đường sắt
Tuyến đường ray đầu tiên là con đường Diolkos xây dựng thế kỷ thứ 6 trước Công
nguyên, dài 6,4 km dùng chuyển các thuyền qua eo Corinth ở Hy Lạp; Vào khoảng năm 1550,
đường ray xuất hiện trở lại ở Châu Âu, nhưng bấy giờ ray làm bằng gỗ. Những đường ray đầu
tiên của Nước Anh được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, chủ yếu là dùng chuyển than ᄃ từ mỏ đến
bờ sông ᄃ, kênh đào ᄃ để chất lên thuyền; Đến cuối thế kỷ 18, đường ray bằng sắt bắt đầu xuất
hiện và năm 1802, William Jessop - kỹ sư xây dựng người Anh khai trương tuyến vận chuyển
đường sắt công cộng Surrey ở nam London ᄃ . Mặc dù vẫn sử dụng ngựa kéo, đây được coi là
tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới; Đầu tàu hỏa ᄃ đầu tiên do Richard Trevithick
chế tạo và chạy thử năm 1804 ở Merthyr Tydfil, xứ Wales ᄃ ; Năm 1830, đường
sắt Liverpool ᄃ và Manchester ᄃ hoàn thành, là tuyến đường nối các thành phố đầu tiên trên thế
giới.
Từ năm 1945 đến nay, ngày càng nhiều tuyến đường sắt xuất hiện ví dụ như: Shinkansen ở
Nhật Bản là một hệ thống đường sắt cao tốc ᄃ ở Nhật Bản ᄃ do 4 tập đoàn đường sắt ᄃ của Nhật
Bản vận hành. Kể từ khi Tōkaidō Shinkansen ᄃ (Đông Hải đạo tân cán tuyến) đầu tiên khánh
thành năm 1964 ᄃ chạy với tốc độ 210 km/h ᄃ ; Tuyến đường Thanh Hải ᄃ – Tây Tạng ᄃ (Trung
Quốc ᄃ) hoàn thành ngày 24 tháng 08 năm 2005 là đường sắt vận hành ở độ cao kỷ lục, 5.072 m
so với mực nước biển.
 Quy mô kỹ thuật của các tuyến đường sắt ngày càng được nâng cao.
* Đường sắt trong hoạt động thương mại quốc tế
Các tổ chức hợp tác quốc tế về đường sắt đã xuất hiện:

+ Tổ chức OSZD ( tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế ): năm 2012 giữa các đường sắt
Việt Nam, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Nga đã thực hiện chuyên chở 55,9 triệu
tấn hàng hóa, tăng 8,2% so với năm 2011, trong đó ĐSVN thực hiện 499 ngàn tấn. Tại



hội nghị, đại diện đường sắt các nước đã thống nhất khối lượng kế hoạch hàng hóa
chuyên chở trong năm 2013 giữa các đường sắt Việt Nam, Kazakhstan, Trung Quốc,
Mông Cổ, Nga là 69,9 triệu tấn, trong đó kế hoạch khối lượng hàng hóa chuyên chở đi và
đến Việt Nam là 1,236 triệu tấn.
 Vận tải đường sắt chiếm số lượng khá lớn, có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa,
hành khách, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
+ Tổ chức Jica: được thành lập từ năm 1974
+ Tổ chức KOIKA: Thành lập vào tháng 4- 1991 dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Hàn
Quốc,
+ Đường sắt ASEAN - Trung Quốc: dự kiến hoàn thành năm 2020
 Các tuyến đường sắt góp phần liên kết kinh tế của tất cả các quốc gia, liên vận hành
khách và hàng hóa tốt hơn, là cơ sở liên kết các hành lang kinh tế, tạo động lực phát
triển kinh tế ở những vùng nghèo.

* Đường hàng không
- Khái niệm
Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật
nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa
hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn
là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến
một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không là một ngành còn rất trẻ so với ngành vận tải khác. Nếu như
vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì vận tải hàng
không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20.
- Lược sử phát triển của vận tải hàng không
Chuyến bay của chiếc máy bay đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 ᄃ năm 1903 ᄃ, Anh
em nhà Wright ᄃ đã bay thành công trên một chiếc máy bay tự thiết kế chế tạo có gắn
động cơ. Đối với khí cầu Zeppelin thành công nhất là chiếc Graf Zeppelin ᄃ, nó bay qua
quãng đường dài hơn 1 triệu dặm, bao gồm một lần bay vòng quanh thế giới vào năm

1929 và các hãng hàng không trên thế giới lần lượt ra đời như sau:

+All Nippon Airways ᄃ: thành lập ngày 27.12.1952
+ British Airways ᄃ: thành lập ngày 31.3.1974


+ Asiana Airlines ᄃ: thành lập ngày 17.2.1988
+ Vietnam Airlines ᄃ: thành lập vào Tháng 4.1993 ᄃ
+ Air Asia: được thành lập vào ngày 08.12.2003

Và rất nhiều hãng hàng không khác như: Eva Air ᄃ ,
Indochina Airlines ᄃ , Japan Airlines ᄃ , Korean
Air ᄃ, Lao Airlines ᄃ, Vietnam Airlines ᄃ…………

Các hãng hàng không của các quốc gia được thành lập ngày càng nhiều, nhu cầu
trao đổi mua bán hàng hóa, di chuyển của hành khách ngày một tăng và vận tải bằng con
đường hàng không có ưu điểm rất lớn tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác
lớn, thời gian vận chuyển nhanh, vì vậy ngày nay các hoạt động hoạt động thương mại
quốc tế thông qua vận tải hàng không ngày một tăng, vì nó được thực hiện một cách
nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nên các thương nhân của các nước ngày càng tin
tưởng và đã tiến hành hoạt động thương mại thông qua phương thúc này nhiều hơn, vì
vậy có thể nói phương thức vận tải hàng không phát triển cũng góp phần thúc đẩy hoạt
động thương mại quốc tế phát triển.
- Vận tải hàng không trong hoạt động thương mại quốc tế
Đánh dấu sự phát triển của ngành vận tải hàng không, không thể thiếu đó là sự ra
đời của các tổ chức như:
+ Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) được thành lập năm 1947, là một
cơ quan của LHQ hệ thống hóa các nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đường hàng không
quốc tế cũng như tạo điều kiện về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc
tế để đảm bảo an toàn và lớn mạnh một cách có thứ tự. Ủy ban ICAO đưa ra những tiêu

chuẩn và những điều thực tế liên quan đến dẫn đường hàng không, và ngăn chặn mọi sự
xuyên nhiễu trái luật cũng như làm thuận tiện quy trình bay từ nước này sang nước khác
trong hàng không dân dụng. Nghiên cứu của ICAO cho biết số máy bay dân dụng hoạt
động thương mại sẽ tăng từ 61.883 máy bay năm 2010 lên 151.565 máy bay trong giai
đoạn 2010-2030 và số chuyến bay sẽ tăng từ 26 triệu lên 52 triệu chuyến trong thời gian
này.

Tổ chức thành lập thu hút nhiều quốc gia tham gia, các quốc gia cùng nhau thực
hiện các nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế.
+ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ᄃ được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1945 tại
Havana , Cuba(có tên quốc tế là IATA). IATA là sự kế thừa của Hiệp Hội Vận chuyển
Hàng Không Quốc Tế.Tại thời điểm thành lập, IATA đã có 57 thành viên từ 31 quốc gia,
chủ yếu là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay, có khoảng 243 thành viên (tính đến tháng 4
năm 2012) đến từ hơn 126 quốc gia trong tất cả các phần của thế giới. Từ đầu năm 2013,
nền kinh tế thế giới dần dần được phục hồi, nhờ vậy nhu cầu vận chuyển hàng không


cũng đang cải thiện và có những bước phát triển mới. Theo dự báo mới đây của Hiệp hội
Vận tải hàng không quốc tế (IATA), nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không năm 2013
sẽ tăng 27% và lợi nhuận sẽ ổn định ở mức 10,6 tỷ USD. Với việc chiếm 40% khối lượng
hàng hóa hàng không toàn cầu, các hãng hàng không khu vực châu Á -Thái Bình Dương
được kỳ vọng sẽ góp phần rất lớn tạo nên lợi nhuận khoảng 4,2 tỷ USD trong năm 2013.


Rất nhiều quốc gia tham gia vào IATA, bao gồm nhiều thành phần trên thế
giới, như vậy đây cũng chính là cơ hội để các thành viên còn yếu kém có thể học
hỏi về phương thức, kĩ thuật của các thành viên lớn mạnh để cùng nhau phát triển,
có thể nói phương thức vận tải hàng không phát triển cũng chính là một trong
những nhân tố quan trong thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
* Vận tải đa phương thức

- Khái niệm:
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải
liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương
thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Người ta còn gọi vận tải liên hợp là vận tải hỗn hợp (combined transport) chuyên chở
hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau từ một địa điểm nơi nhận trách


nhiệm đối với hàng hóa đến một địa điểm được chỉ định giao hàng ở một nơi khác.

- Đặc điểm:

+ Có ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia.
+ Chỉ dựa trên một hợp đồng vận tải đơn nhất và một chứng từ duy nhất
+ Chỉ có một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng.
+ Người gửi hàng trả chi phí cho toàn tuyến theo giá thỏa thuận.
+ Nơi nhận hàng và nơi giao hàng nằm ở những nước khác nhau.
+ Hàng hóa thường được vận chuyển bằng container, trailer, pallet…
* Sự khác biệt của vận tải liên hợp với vận tải đơn phương thức, vận tải từng cung
đoạn thông thường là :
- Vận tải liên hợp dựa trên một hợp đồng đơn nhất, còn vận tải riêng lẻ từng chặng
thì người có hàng phải kí kết nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng cho một chặng đường
chuyên chở.
- Chứng từ vận tải mà người kinh doanh vận tải liên hợp (người giao nhận hay
người chuyên chở) cung cấp cho chủ hàng là một chứng từ đơn nhất thể hiện cả
quá trình vận tải qua nhiều cung đoạn.
- Người kinh doanh vận tải liên hợp hoạt động như một bên chính (principal) chứ
không đóng vai trò đại lý của người gửi hàng hay người chuyên chở tham gia vận
tải liên hợp.

- Người kinh doanh vận tải liên hợp có trách nhiệm về tổn thất hàng hóa xảy ra bất cứ lúc
nào hoặc ở bất cứ cung đoạn nào trong quá trình vận tải liên hợp cũng như về chậm giao
hàng

- Người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh vận tải liên hợp tiền cước chở
suốt, bao gồm tiền cước của tất cả các phương thức vận tải đã sử dụng theo một


giá chung do hai bên thỏa thuận
- Lược sử phát triển của vận tải đa phương thức và hoạt động của vận tải đa
phương thức trong thương mại quốc tế.
Phương thức đã ra đời từ những năm 1930. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu
hình thức tổ chúc vận tải này mới được sử dụng trong phạn vi hẹp và quy mô
không đáng kể. Chỉ từ sau những năm 60, vận tải đa phương thức mới được phát
triển và mở rộng do kết quả tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ trong vận tải, của quá trình thương mại hóa toàn cầu.
Vận tải đa phương thức đầu tiên được phát triển ở các nước Tây Âu,Mỹ và
Canada, sau đó mới tới các nước Châu Á.
Ở Châu Âu, từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, vận tải đa phương thức bắt đầu được
áp dụng để phục vụ thương mại giữa các cảng biển và trung tâm buôn bán ở sâu
trong nội địa. Ở các nước Châu Âu đã thành lập ra tổ chức INTERCONTAINER
bao gồm 25 tổ chức đường sắt Châu Âu để phối hợp vận chuyển container trên
mạng đường sắt và đường ô tô. Ở Vương quốc Anh, giữa thập kỷ 60 thế kỷ XX
cũng đã bắt đầu áp dụng vận tải đa phương thức. Ở Liên Xô(cũ), năm 1973 đã sử
dụng tuyến đường sắt xuyên Siberi như một “cầu đường bộ” nối liền các cảng biển
ở vùng Viễn Đông cảng biển ở Châu Âu hoặc các trung tâm thương mại ở Châu
Âu. Đây được coi là một ví dụ điển hình về vận tải đa phương thức để phục vụ cho
mục đích thương mại.
Ở Mỹ cũng bắt đầu áp dụng vận tải đa phương thức từ nhũng năm thập kỷ 60
của thế kỷ XX. Các công ty tàu biển đã phối hợp với đường sắt tổ chức các tuyến

vận tải liên hợp trên đất liền. các công ty đường sắt, đường biển cùng đầu tư, xây
dựng các ga, cảng chuyên tải, trang bị các phương tiện bốc xếp thích hợp phục vụ
cho việc vận tải đa phương thức nhằm mục đích hoạt động thương mại.
Từ năm 1980, sau khi có “ Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức” Vận
tải đa phương thức thực sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức MTO
quốc gia, các nhà ga, các cảng biển, các Viện nghiên cứu, các công ty bảo hiểm và
các công ty giao nhận bắt đầu quan tâm nhiều đén vận tải đa phương thức . Tổ
chức quốc tế về vận tải đa phương thức đã tiến hành nhiều cuộc hội nghị, hội thảo.
Nếu tính từ hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Mambasa (vào tháng 3/1984) đến
nay đã có tới 2438 đại biểu tham dự các hội nghi quốc tế về vận tải đa phương
thức. chỉ riêng năm 1994 có tới 12 cuộc hội nghị tổ chức tại Châu Á, 2 cuộc hội
nghị tổ chức tại Châu Phi,1 cuộc hội nghị ở Châu Mỹ và 1 cuộc hội nghị ở Papua
New Guinea (lần đầu tiên tổ chức tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương) bàn về vận
tải đa phương thức quốc tế.


Trong giai đoạn từ năm 1980 đến nay, ở hầu hết các vùng trên thế giới đã phát
triển vận tải đa phương thức. Ở Châu Âu vận tải đa phương thức được áp dụng
mạnh nhất nhờ có mạng lưới đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia. Năm 1985
đường sắt Châu Âu đã vận chuyển một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng hình thức vận chuyển đa phương thức. các nước Châu Âu cần phải thiết lập
ra một mạng lưới quốc tế để nâng cao khả năng vận tải đa phương thức và đa dạt
được 43 triệu tấn hàng mỗi năm.
Ở các nước Châu Á cũng đã áp dụng phương thức vận tải đa phương thức,
nhằm phục vụ nhu cầu phát triển sôi động buôn bán với các nước Châu lục khác
nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ. Các nước Châu Á đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ
tầng, xây dựng đường sắt đường ô tô xuyên Á, xây dựng các cảng biển hiện đại, kí
hiệp định khung về vận tải đa phương thức… tạo ra những tiền đề cần thiết cho
việc phát triển mạnh mẽ vận tải đa phương thức nhằm bảo đảm nhu cầu vận
chuyển hàng hóa ngoại thương giữa các nước trong vùng cũng như các nước ngoài

khu vực.
→ quy mô của vận tải đa phương thức ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Có
vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, trao đổi
thương mại quốc tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, vận tải
đa phương thức quốc tế còn thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong ngành vận tải cả về
mặt chính sách, luật pháp và kinh nghiệm thực tiễn.
*** Do nhu cầu thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Nên mô hình vận tải đa phương
thức xuất hiện ngày càng nhiều như:
- Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của
vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ
điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng
hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới người
nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải
khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó
vận tải hàng không là thích hợp nhất.
- Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng không. Người
ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không
chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện ở đoạn
đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng
cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường
dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang
Châu Mỹ...
- Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road)
Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của
vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này
người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là



tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người
ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho
người nhận.
- Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển
(Rail/Road/Inlandwaterway/sea)
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng hoá
được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước
xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ
đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải
nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng container trên các tuyến
vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.

hình
cầu
lục
địa
(LandBridge)
Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương
đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi
tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này, chặng vận tải
trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương
→ Từ các mô hình vận tải trên ta có thể thấy, phương thức vận tải đa phương thức có
vai trò rất quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt đông thương mại giữa các nước trên thế
giới diễn ra một cách dễ dàng như dễ dàng trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau.

Cho nên phần lớn các nước trên thế giới đều áp dụng phương thức vận tải này và
có thể nói phương thức vận tải đa phương thức là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động
thương mại quốc tế phát triển.

2.1.2. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng

* Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế thế giới bị tàn phá hết sức nặng
nề, đặc biệt là ở các nước tham chiến châu Âu. Trước sự kiệt quệ đó, nhằm khôi
phục, vực dậy nền kinh tế châu Âu và tạo ảnh hưởng về nhiều mặt tại đây Hoa Kỳ
đã đề xuất một giải pháp lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các quốc
gia trên thế giới mà chủ yếu là Hoa Kỳ sẽ viện trợ về kinh tế cho các quốc gia
Châu Âu thông qua một Tổ chức tài chính – tiền tệ được gọi là Ngân hàng tái thiết
và phát triển thế giới IBRD (hay còn được gọi là Ngân hàng thế giới). Trong bối
cảnh đó, tháng 7 năm 1944, Liên hiệp quốc triệu tập hội nghị tài chính tiền tệ tại
Brétơn Út thuộc tiểu bang Niu Hamơhaiơ của Mỹ. Hội nghị này đó ký hiệp định
Brétơn Út, quyết định thành lập quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái thiết và phát
triển quốc tế và chính thức hoạt động vào ngày 25/6/1946. Từ khi ra đời đến giờ
Ngân hàng thế giới không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô với 186 nước
thành viên, bên cạnh đó trên phạm vi khu vực và toàn cầu cũng xuất hiện các ngân
hàng như như ngân hàng phát triển khu vực, ngân hàng thương mại siêu quốc gia,
hệ thống ngân hàng các nước được hoàn chỉnh hơn…
Chính vì sự ra đời của hệ thống các ngân hàng trên thế giới sau chiến tranh thế
giới thứ hai đã giúp hoạt động thương mại quốc tế phát triển một cách vươt bậc.
Bởi nó giúp việc phối hợp chính sách tài chính – tiền tệ giữa các nước và cộng


đồng quốc gia trên thế giới diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương
mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và
chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ
này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo
nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi.
Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự
khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến
hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian đó chính là ngân

hàng.
* Ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào ngân hàng
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào
thực tế đã tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Ngân hàng dưới áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi cắt giảm chi phí trong hoạt động, cần thiết
phải ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động của mình. Việc ứng dụng
công nghệ cho phép cắt giảm những giao dịch thủ công đơn giản, giảm chi phí
nhân công, chi phí hành chính… đồng thời thu hút lượng khách hàng ngày càng có
yêu cầu cao hơn với các khoản tiền gửi của mình như độ nhanh chóng, an toàn, sự
tiện lợi và hiệu quả trong đầu tư. Chính vì vậy, công nghệ ngân hàng ngày nay đã
được đổi mới từng ngày để đáp ứng yêu cầu đó. Với các thiết bị truyền thoong như
PC, Server và các mạng Lan, WAN, Internet…, các thiết bị chuyển động như
ATM, máy in sổ, POS, công nghệ IC card…cùng với các giải pháp ngân hàng tích
hợp cao ứng dụng ngày càng nhiều. Và việc ứng dụng công nghệ hiện nay cho ra
đời nhiều sản phẩm mới:
- Dịch vụ ngân hàng kết nối trực tuyến:
Danh mục loại dịch vụ này bao gồm: home banking, internet banking, phone
banking…Đây là các dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở kết nối máy
tính giữa khách hàng và ngân hàng. Nhờ các dịch vụ này mà khách hàng không
cần phải trực tiếp đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch với ngân
hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng.
- Dịch vụ thẻ:
Trong nhiều năm, để chi trả cho mua bán hàng hóa dịch vụ, các cá nhân và
doanh nghiệp thường sử dụng ba phương thức thanh toán chính đó là: trả bằng tiền
mặt, viết sec và thẻ tín dụng. Với xu hướng ngày nay, khách hàng luôn ưa thích
dịch vụ thanh toán trọn gói, để có thể đơn giản trong việc thanh toán. Nắm bắt
được nhu cầu của khách hàng kết hợp với mục tiêu làm gia tăng lợi nhuận cho
ngân hàng, ngoài việc sử dụng công cụ lãi suất, các ngân hàng đã ứng dụng công
nghệ vào việc cung ứng các loại thẻ thanh toán và thu phí trên từng loại thẻ đó.
Thực tế cho thấy, hầu hết các ngân hàng lớn đều cung cấp các loại thẻ như ATM,

Master Card, Vía Card, JCB, Amex… Thẻ tín dụng (thẻ ghi nợ) cũng được dung
để rút tiền mặt trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ, đây được coi là một
dòng sản phẩm mới của ngân hàng hiện đại.


Trước tình trạng gian lận thẻ ngày càng gia tăng các ngân hàng trên thế giới
đang có xu hướng đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. So với thẻ từ, thẻ chip có nhiều tính
năng hơn hẳn. Về mặt kỹ thuật, thẻ chip cho phép lưu giữ lượng thông tin lớn hơn,
có không gian cho nhiều ứng dụng khác nhau như ứng dụng thẻ chip vào các dịch
vụ công cộng, kinh tế tặp thể, chuyển sang hộ chiếu…Về bảo mật thì thẻ chip
cũng vượt trội hơn hẳn, theo ước tính của Visa thì khả năng làm giả thẻ thong
minh có thể giảm tới 70%. Những ngân hàng có mục tiêu hướng tới việc sẽ cung
cấp giá trị gia tăng hay những ứng dụng cao hơn cho khách hàng thì chọ giải pháp
phát triển thẻ chip.
* Các phương thức thanh toán của ngân hàng trong hoạt động thương mại quốc tế
- Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó
một khách hàng (người trả tiền, người mua,…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người nhận tiền…)
ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định, bằng một hình thức
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu hoặc bằng điện hoặc bằng thư. Ngân hàng
chuyển tiền phải thông qua đại lý, hoặc chi nhánh của mình ở nước ngoài để thực
hiện nhiệm vụ chuyển tiền .
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc
tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ
có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như cước vận tải, bảo hiểm, bồi
thường…
- Phương thức nhờ thu
+ Nhờ thu trơn: Người xuất khẩu sau khi chuyển hàng hóa, lập các chứng từ hàng
hóa gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời ủy thác

cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế
vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
+ Nhờ thu kèm theo chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa, gửi kèm theo điều kiện là người
nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ hàng hóa để đi nhận. Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là
người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách
khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm hơn.
- Phương thức ghi sổ:
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu
khi xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một
cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong
thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý…). Thực hiện phương thức này là tổ chức xuất
khẩu đã thực hiện việc cấp một khoản tín dụng thương mại. Thông thường phương


thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin
cậy lẫn nhau.
- Phương thức giao chứng từ nhận tiền
Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD) là phương thức thanh toán mà
trong tổ chức trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở
cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu, khi nhà
xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo những thoả thuận.
- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
+ Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó
một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người

yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này
ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Đặc điểm: Theo điều 2 UCP 600: Tín dụng là một sự thỏa thuận, dù cho
được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam
kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù
hợp.
Như vậy, để tiến hành bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một
thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán
này, vì nếu không có thư tín dụng thì bên xuất khẩu sẽ không giao hàng và như
vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được. Thư tín dụng
được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung,
yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư
tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt
động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào
nội dung thư tín dụng mà thôi.
Phương thức thanh toán này thực chất là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó
cũng phải là người có đủ năng lưc hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực
hiện quan hệ dân luật.
+ Chức năng thanh toán của thư tín dụng:
Chức năng thanh toán : trong buôn bán quốc tế, thư tín dụng được thực hiện
chức năng thanh toán không dùng tiền mặt giữa người xuất khẩu và người nhập
khẩu .
- Chức năng bảo đảm : thư tín dụng là sự cam kết trừu tượng, độc lập của ngân
hàng mở bảo đảm việc thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay cả trường hợp nhà nhập
khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán.
- Thông qua thư tín dụng, quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng được bảo vệ với việc
ngân hàng mở chỉ trả tiền cho nhà xuất khẩu một khi họ đã có trong tay các chứng



từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng .
- Chức năng tín dụng : khi ngân hàng mở thư tín dụng nhận đựơc đơn mở thư tín
dụng của nhà nhập khẩu mà không yêu cầu ký quỹ, điều đó có nghĩa là nhà nhập
khẩu chỉ phải trả tiền một khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của
thư tín dụng ngân hàng mở. Còn trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng yêu
cầu nhà nhập khẩu phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định của giá trị thư tín dụng thì số
tiền ký quỹ này theo nguyên tắc là đựơc hưởng lãi suất .
+ Phân loại thư tín dụng

Thư tín dụng không hủy ngang: Là loại L/C sau khi đã được phát hành thì
Ngân hàng phát hành L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay
từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể hủy ngang là
một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng
lợi L/C, vì vậy L/C này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Thư tín dụng xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một
Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/C. L/C
loại này đã được hai Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, do vậy
độ an toàn của nó rất cao.

Thư tín dụng miễn truy đòi: Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã
được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền người
hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này người hưởng
lợi phải ghi trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người kí phát” và trong L/C cũng
phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán
quốc tế.

Thư tín dụng có thể hủy ngang: Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì

Ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có
sự đồng ý của người hưởng lợi. Loại L/C này là một lời hứa trả tiền không chắc
chắn cho người hưởng lợi, do đó ít được sử dụng.

Các phương thức thanh toán của ngân hàng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tốc độ chu chuyển vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Nó được coi là khâu
đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và liên quan đến toàn bộ
lĩnh vực lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
thương mại quốc tế. Các hình thức thanh toán ngân hàng có vai trò trực tiếp cũng
như gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lơị
cho từng thành viên trong nền kinh tế đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
2.2.
Sự ra đời của hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
2.2.1. Sự ra đời của GATT
GATT là tên viết tắt của tổ chức các quốc gia tham gia ký kết và thực hiện
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (The General Agreement of Tariff
and Trade), được hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) kết


thúc, trong bối cảnh thế giới bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế và thương mại
hàng hóa chiếm lĩnh thế giới. Hiệp định GATT bắt đầu có hiệu lực từ năm 1947
(gọi là GATT 1947), trong đó đưa ra hàng loạt các quy định liên quan đến thương
mại quốc tế đòi hỏi các nước ký kết phải tuân thủ. Có thể nói đây là văn bản có
tính pháp quy đầu tiên đặt ra các tiêu chuẩn chung về thương mại mang tính toàn
cầu. Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng tăng nhanh, một số nước phát
triển đã liên kết với nhau để tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các quy định của
GATT nhằm làm tăng năng lực áp dụng và tính hiệu quả của văn bản này. Kết quả
là hàng loạt các hiệp định cụ thể ra đời và giải thích, cụ thể hóa hơn nữa những

điều khoản, quy định của GATT.
2.2.2. Các vòng đàm phán của GATT
Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán :
- Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia. Các nước tham gia này đã
quyết định tiến hành đàm phán để giảm và thực hiện ràng buộc thuế quan. Toàn bộ
các qui định thương mại và nhượng bộ thuế quan đó đã tạo thành Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại (GATT), có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948. 23 quốc
gia tham dự đàm phán đó trở thành những thành viên sáng lập ra GATT (với tên
gọi chính thức là “các bên ký kết”).
- Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia.
- Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia.
2 vòng đàm phán trên cũng tiếp tục với các vấn đề về thuế quan khác.
- Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được
những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của
GATT đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là
những thành viên tham gia GATT.
- Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về
việc giảm thuế. Tên gọi được đặt theo tên Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C.
Douglas Dillon.
- Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là
việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp
dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng
loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết
(nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn).
- Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Vòng đàm phán này tiếp tục
những nỗ lực mà GATT theo đuổi nhằm từng bước giảm bớt hàng rào thuế quan.
Nhờ vậy, mức thuế quan đã được giảm đi khoảng 1/3 tại 9 thị trường công nghiệp
chính của thế giới, đưa mức thuế bình quân áp dụng đối với hàng công nghiệp
giảm xuống còn 4,7%.
Việc cắt giảm thuế quan, chia thành nhiều giai đoạn trong vòng 8 năm cũng đã tạo



ra được một sự hài hòa nhất định, vì những loại thuế cao nhất đã được cắt giảm
mạnh nhất.
- Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm
phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng
đàm phán của GATT
2.2.3. Những ảnh hưởng của GATT tới hoạt động thương mại quốc tế
- Số lượng các nước tham gia vào các vòng đàm phán tăng lên theo thời gian, cụ
thể ở vòng General 1947 chỉ có 23 nước thành viên tham gia đàm phán, nhưng đến
vòng Uruguay 1986 – 1994 số lượng nước thành viên tham gia đàm phán đã tăng
lên đến 125 nước đã chứng tỏ sự quan tâm của các quốc gia về tự do hóa thương
mại, họ mong muốn có được những lợi ích nhất định trong hoạt động thương mại
của quốc gia mình mà cụ thể ở đây là sự cắt giảm thuế quan giữa các nước thành
viên. Từ đó cho thấy các nước thành viên đã công nhận GATT như một công cụ để
phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, thuơng mại của cả thế giới nói chung cũng
như của từng quốc gia nói riêng.
- Nội dung của các cuộc đàm phàn được mở rộng hơn, các hiệp định sau được “cải
tiến” hơn các hiệp định trước, cụ thể trong các vòng đàm phán đầu tiên của GATT
chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan hơn nữa, đến vòng Kenedy, nội
dung đàm phán đã mở rộng: đưa ra đàm phán về hoạt động chống phá giá…Điều
này chứng tỏ sự quan tâm của các quốc gia về lợi ích trong từng hoạt động cụ thể
của lĩnh vực thương mại.
- Nói tóm lại: GATT đã đem lại những thành công rất lớn trong việc đảm bảo tự do
hóa phần lớn thương mại quốc tế. Chỉ tính đến việc cắt giảm thuế quan đã khiến
cho tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại thế giới lên mức trung bình
trong suốt thập niêm 50-60. Chính tốc độ tự do hóa mậu dịch đã giúp cho tốc độ
tăng trưởng của thương mại luôn vượt qua tốc độ tăng trường kinh tế trong suốt
thời kỳ GATT tồn tại
2.3. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

2.3.1. Sự thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương
mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các
nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương
mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948
Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa kì đã không phê chuẩn hiến chương này
ITO thất bại, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại
quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( The
General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). GATT đóng vai trò là khung
pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó.
Các nước tham gia GATT trải qua 8 vòng đàm phán, trong đó Vòng
Uruguay (1986-1994) đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các
hiệp định mới.


Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và các lĩnh
vực thương mại. Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dự định
ban đầu. Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước; đây thực
sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là
cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm
hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về
Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm
vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định
chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.
Vậy, Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và
mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước WTO là một
tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào
ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Trụ
sở
chính:
Geneva,
Thụy

- Thành viên: 149 nước ( tính đến ngày 11 tháng 12 năm 2005)
- Ngân sách: : 175 triệu francs Thụy Sỹ ( theo số liệu 2006 )
Nhân
viên:
635
người
- Tổng giám đốc: Pascal Lamy
2.3.2. Những nguyên tắc của WTO
Các nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng chính là các
nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa biên giới hiện nay. Để cho
thương mại thế giới được thực hiện và phát triển thì cần phải tuân thủ các nguyên
tắc sau đây:
* Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại chia làm 2
nguyên tắc là tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
*Nguyễn tắc 1: Tối huệ quốc (hay đãi ngộ tối huệ quốc):
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN ( Most favored nation), là nguyên
tắc pháp lý quan trọng nhất WTO. Tầm quan trọng đặt biệt của MFN được thể
hiện ngay Điều 1 của hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ “ tối huệ quốc”
không được sử dụng trong điều này).
Thuật ngữ MFN là một thuật ngữ có lịch sử lâu đời, nó xuất hiện từ thế kỉ 12 ở
một số dạng khác nhau. Nhưng đến thế kỉ 17 thì MFN mới chính thức là một
nguyên tắc trong thương mại quốc tế.
Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên
một sự ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các

thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp
định thương mại song phương. Khi MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả
các thành viên trong WTO thì nguyên tắc cũng bình đẳng và không phân biệt đối
xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “ đối xử ưu đãi nhất”. Tuy nhiên,
nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định


GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều
khoản trong hiệp định đối với một số nước thành viên khác. Ví dụ như: Trường
hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuna là thành viên sang lập
GATT và WTO.
Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’
thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2
Hiệp định GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).
Mặc dù được coi là ''hòn đá tảng'' trong hệ thống thương mại đa phương,
Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn
trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN.
Ngoại lệ: (một số điều trong pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc
gia trong luật thương mại quốc tế năm 2002, điều 8,10,12,14)
+ Chung đường biên giới
+ Có kí kết hợp đồng riêng lẽ
+ Chế độ ưu đãi về thuế quan truyền thống
+ Hội nhập khu vực
• Khu vực mậu dịch tự do
• Đông minh thuế quan
+ Quốc gia đang phát triển
+ Các trường hợp ngoại lệ khác
Ví dụ như Ðiều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các
hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang
tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN.

-

Miễn trừ:

GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước
đang phát triển.
+ Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1947 của Ðại hội đồng GATT về việc
thiết lập ''Hệ thống ưu đãi phổ cập'' (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ
những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước
phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số
nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và
không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước
phát triển khác theo nguyên tắc MFN.
+ Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971của Ðại hội đồng GATT về


''Ðàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển'', cho phép các nước này có
quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi
hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các
nước phát triển, trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương
mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển (Global System of Trade preferences
among developing Countries- GSPT) đã được ký năm 1989.
Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng
nhưng thực tế cho thấy các nước, phát triển cũng như đang phát triển, không phải
lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp
trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường
thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi
phạm của các nước phát triển.
* Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
- Về tư pháp quốc tế:

Công dân quốc gia sở tại = Người nước ngoài về quyền và nghĩa vụ
- Về thương mại quốc tế:
Sản phẩm nội địa = Sản phẩm nhập khẩu về thuế nội địa, lệ phí, quy chế mua bán.
Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những quy chế trong nước và thuế nội địa
đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản
phẩm trong nước.
Vì thế, các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ
sản phẩm trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ
các thành viên WTO khác.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và
quyền phát minh sáng chế trong nước và nước ngoài.
Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hang hóa dịch vụ và đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng
hóa không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.
I. Khái quát chung về nguyên tắc (NT) trong thương mại quốc tế
* Nội dung
Dựa trên một cam kết thương mại một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ và
nhà cung cấp dịch vụ nước khác một ưu đãi không kém hơn so với những ưu đãi
mà nước này dang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước
mình.
* Đặc điểm
- Cơ sở pháp lý:
Các quốc gia chỉ có nghĩa vụ đối xử theo nguyên tắc NT dựa trên cam kết
thương mại của mình chứ không đương nhiên phải dành cho tất cả các đối tác sự
đối xử quốc gia.
Các cam kết thương mại có thể kể đến: Các hiệp định song phương, hiệp định
thương mại khu vực hoặc các hiệp định thương mại toàn cầu.
- Bản chất: Không phân biệt đối xử.
- Đối tượng không phân biệt đối xử: hàng hóa, dịch vụ, thương nhân nước ngoài



với hàng hóa, dịch vụ và thương nhân tương tự của nước sở tại.
Sự khác biệt với nguyên tắc MFN: đối tượng không phân biệt đối xử là hàng hóa
dịch vụ thương nhân của các quốc gia khác nhau.
Nguyên tắc NT chỉ mang lại sự bình đẳng cho những sản phẩm tương tự (like
product) chứ không phải tất cả hàng hóa, dịch vụ thương nhân nước ngoài đều
bình đẳng với tất cả hàng hóa dịch vụ và thương nhân trong nước.
Ví dụ: Ô tô 4 bánh, dung tích trên 2000cc nhập khẩu bình đẳng với ô tô 4 bánh
dung tích trên 2000cc nội địa hoặc các sản phẩm tương tự với sản phẩm này.
Để làm rõ hơn nội dung nguyên tắc đối xử NT theo cách hiểu của quốc tế, chúng
ta cùng tìm hiểu về nguyên tắc NT theo quy định của WTO – tổ chức thương mại
lớn nhất thế giới.
* Nội dung NT trong khuôn khổ WTO
Nguyên tắc NT được quy định trong một số hiệp định nằm trong WTO:
- Điều 3 GATT 1994; Điều 17 GATS; Điều 3 TRIPS; Điều 2 TRIMS
NT kết hợp với MFN là hai nguyên tắc đá tảng của WTO nhằm thực hiện mục tiêu
không phân biệt đối xử và tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.
* Nguyên tắc NT trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
- Nội dung của nguyên tắc NT theo GATT 1994:
Tại điều 3 GATT 1994 có quy định:
“ Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của
bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn
sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội”
- Phạm vi áp dụng nguyên tắc NT:
Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc MFN được coi là quy tắc cư xử đầu tiên
mà nước sở tại phải tuân thủ khi tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ hay thương nhân
nước ngoài. Vì vậy phạm vi áp dụng của MFN tập trung chủ yếu ở các thủ tục đầu
tiên: như thuế nhập khẩu, biện pháp phi thuế quan…
Trong khi đó nguyên tắc NT được coi là quy tắc cư xử mà nước sở tại phải
tuân thủ khi hàng hóa, dịch vụ hay thương nhân nước ngoài đã vào sâu trong thị

trường nội địa. Vì vậy phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT chủ yếu là các biện
pháp nội địa.
a.Thuế và lệ phí trong nước (khoản 2, điều 3)
- Các nước thành viên không được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sản phẩm
nhập khẩu cao hơn sản phẩm nội địa cùng loại.
- Các nước thành viên không được phép áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối với
sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm nội địa theo phương pháp nào đó nhằm bảo hộ
sản xuất trong nước.
Ví dụ: Khi áp thuế Giá trị gia tăng 10% với một sản phẩm nội địa X thì mức thuế
giá trị gia tăng áp cho sản phẩm nhập khẩu tương tự với sản phẩm X không được
cao hơn 10%.
b. Quy chế mua bán (khoản 4, điều 3)
- Pháp luật, quy định và các yêu cầu khách ảnh hưởng đến mua bán, vận tải, phân


phối hay sử dụng sản phẩm trong nước không được phép đối xử với sản phẩm
nhập khẩu kém hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại.
c. Quy chế số lượng (khoản 5, điều 3)
- Quy chế này được hiểu là: Các yêu cầu của chính phủ về chính sách nội địa hóa
trong đó yêu cầu về sản phẩm sản xuất trong nước phải sử dụng một tỷ lệ hoặc số
lượng nhất định thị trường trong nước sẽ là vi phạm nguyên tắc NT
Cần lưu ý theo quy định này thì bất cứ tỷ lệ nội địa hóa nào cũng bị coi là vi phạm
NT cho dù là 5% hay 50%.
Ví dụ: Nước X cho sản phẩm ô tô nội địa phải đạt tối thiểu 30% linh kiện lắp ráp
nội địa và được hưởng ưu đãi về thuế trong nước nếu đạt 50% linh kiện lắp ráp nội
địa. Rõ ràng đây là tỷ lệ nội địa hóa vi phạm nguyên tắc NT.
* Ngoại lệ nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại hàng hóa
a. Cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước theo quy
định điểm b khoản 8, Điều 3 GATT.
Các quy định của Điều này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp

chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản trợ cấp dành cho các nhà
sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với các
quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính
phủ mua các sản phẩm nội địa.
Tuy nhiên quốc gia phải tuân thủ quy định về trợ cấp tại Hiệp định Nông nghiệp
và Hiệp định SCM.
b. Phân bổ thời gian chiếu phim vì mục đích thương mại giữa phim trong
nước và phim nước ngoài theo quy định tại điều IV GATT 1994
Hạn ngạch về thời gian trình chiếu sẽ quy định thời gian chiếu phim có xuất xứ
nội địa quy định tỷ trọng tối thiểu trong tổng số thời gian thực trình chiếu phim
với mục đích thương mại từ mọi xuất xứ trong một thời kỳ không dưới một năm
c. Mua sắm Chính phủ quy định tại Điểm a, khoản 8 điều 3
Nguyên tắc NT sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắm
nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mục
đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại
Lưu ý: ngoại lệ này chỉ dành cho thành viên không phải thành viên Hiệp định mua
sắm chính phủ.
d. Các ngoại lệ khác:
Các ngoại lệ chung của nhóm nguyên tắc tự do hóa thương mại → Điều 20, 21, 25
GATT.
** Nguyên tắc NT trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
- Nội dung:
Điều 6 GATS - Trong thương mại dịch vụ, các nước phải dành cho dịch vụ và
các nhà cung cấp của nước khác thuộc lĩnh vực ngành nghề đã được mỗi nước đưa
vào danh mục cam kết cụ thể của mình những ưu đãi không kém hơn những ưu đãi
nước đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp nước mình.
- Phạm vi áp dụng:
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, phạm vi – đối tượng của nguyên tắc NT



khác so với lĩnh vực thương mại hàng hóa. Nếu trong thương mại hàng hóa là cam
kết chung thì trong thương mại dịch vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ
có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ
của từng phân ngành dịch vụ.
Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ:
+ Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.
Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có giống
điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giống nhau là
nguyên tắc NT đã được tuân thủ.
+ Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ
tại nước sở tại.
Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam của ngân
hàng nước ngoài có giống với ngân hàng VN hay không.
** Ngoại lệ:
Trong thương mại dịch vụ, GATS không quy định các thành viên chỉ được áp
dụng ngoại lệ ở riêng lĩnh vực nào mà việc áp dụng hạn chế đối xử quốc gia sẽ do
nước sở tại quyết định và đạt được sự đồng thuận từ các nước thành viên khác qua
các vòng đàm phán.
Chính vì vậy có thể thấy cam kết về nguyên tắc NT trong Biểu cam kết dịch
vụ là kết ngược, tại đó các quốc gia nêu ra các trường hơp ngoại lệ của nguyên tắc
NT cho từng phương thức cung cấp dịch vụ cho từng phân ngành dịch vụ.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “ tiếp cận thị trường” (Market
access).
- Bản chất của nguyên tắc: Là mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và
đầu tư của nước ngoài.
- Mục tiêu cơ bản: của nguyên tắc này là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, tức
là thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế
quan và phi thuế quan giữa các quốc gia.
Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện các cuộc đàm

phán đa phương để các quốc gia thành viên có thể liên tục thỏa thuận về các biện pháp
nhằm:
+ Cắt giảm, hạ thấp và dần tiến tới xóa bỏ rào cảng về thuế
+ Đơn giản và dần tiến tới xóa bỏ rào cảng về phi thuế
+Cấm hạn chế về số lượng và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác
dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc
Đôi khi các vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm
phán.
Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phán để
giảm thuế quan, dở bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường.


WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh tranh tự do, công
bằng giữa các quốc gia thành viên.
Ý nghĩa của nguyên tắc với sự phát triển của thương mại quốc tế:
- Về mặt kinh tế:
+Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị
trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu
mở cửa, điều này thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại quốc tế lên một bước mới.
+Thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao
cùng với năng suất lao động.
+Một khía cạnh nữa đó là sự giảm thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nuớc vào hoạt
động thương mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ.
- Về mặt chính trị: “tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của
WTO
- Về mặt pháp lý: “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực
hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà các nước này đã chấp thuận khi đàm phán
gia nhập WTO.

Ngoài các nguyên tắc chủ yếu còn có các nguyên tắc khác góp phần tạo nên sự

phát triển của thương mại quốc tế như:
* Nguyên tắc các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước
đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những
nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối
xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu
rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc
này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi
những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng
thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
*Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh
trong những điều kiện bình đẳng như nhau”. Việc thúc đẩy cạnh tranh công bằng
bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “ không công bằng” như trợ cấp sản
xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần.Cạnh tranh công
bằng:
* WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng lành mạnh
WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công
bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm


đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các điều kiện về chống phá
giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như
nông nghiệp, dịch vụ, sở hữu trí tuệ lien quan đến thương mại đều nhằm mục đích
tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.
*Các thỏa thuận thương mại khu vực
WTO thừa nhận các thỏa thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự
do hóa thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ
tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn ngiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thỏa thuận này
tạo thuận lợi cho thương mạ các nước liên quan song không làm tăng rào cản trở

thương mại với các nước ngoài liên kết
* Nguyên tắc: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc cụ thể:
Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam
kết như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội
trong tương lai.
Trong WTO, khi các nước thỏa thuận mở cửa thị trường cho các hàng hóa và
dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành rang buộc các cam kết thuế. Đối với thương
mại hàng hóa, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.
Mỗi nước có thể thay đổi thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện
được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi
thường cho khối lượng thương mại đã bị mất.
Qua vòng đàm phán Uruguay, mét khối lượng thương mại lớn được hưởng cam
kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩng vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã
được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
2.3.3. Sự khác nhau giữa WTO và GATT
2.3.4. WTO là một tổ chức thương mại được thành lập trên cơ sở kế thừa GATT,
GATT sau WTO đã được sửa đổi, bổ sung và là một trong những hiệp định của
WTO, sau đây là những khác biệt chủ chốt:
- GATT chỉ mang tính chất tạm thời, hiệp định chung về thương mại và thuế quan
chưa bao giờ được quốc hội các nước phê chuẩn, nó không có quy định nào về
việc thành lập một tổ chức nhất định.
- WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài. WTO là một tổ
chức quốc tế được thành lập bởi sự nhất trí của các quốc gia thành viên. WTO có
nền tảng pháp lý vững chức bởi vì các nước thành viên đã thông qua các hiệp định
và chính các hiệp định đã mô tả phương thức hoạt động của tổ chức. Các quốc gia
thành viên phải thực hiện đúng theo các qui định, nguyên tắc của WTO và các
hiệp định của nó.
- GATT chỉ có "các bên tham gia ký kết", điều này cho thấy rõ ràng là GATT chỉ
mang tính chất một hiệp định. WTO có các nước thành viên và WTO là một tổ

chức quốc tế.
- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT chỉ giải quyết các vấn đề
liên quan đến thương mại hàng hoá. Trong khi đó WTO là tổ chức kế thừa và phát


triển GATT, hiệp định GATT tồn tại cùng với các hiệp định khác của WTO như
hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). WTO đã đưa 3 hiệp định này vào chung
một tổ chức.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh hơn so với
cơ chế của GATT. Đây là đóng góp lớn nhất của WTO đối với hệ thống thương
mại thế giới.
Trước đây việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT được dựa vào hai
cơ chế chủ yếu :
+ Theo điều khoản tham vấn và điều khoản Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích.
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bị những hạn chế :
+ Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phát sinh,
thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính.
+ Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính tự động do vậy bên bị kiện có
thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban hội thẩm) tiến
hành hoạt động của mình.
+ Thời hạn tiến hành qui trình giải quyết tranh chấp quá dài.
+ Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.
Những khiếm khuyết trên làm giảm bớt những giá trị của tự do hoá thương
mại mà hệ thống thương maị đa phương đem lại các nước đã vấp phải nhiều khó
khăn trong việc giải quyết tranh chấp với các đối tác mạnh hơn mình.
Đối với WTO, tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra được một cơ chế giải
quyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại
quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế được những hành động

đơn phương, độc đoán của các cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóng
tháo gỡ những ách tắc thường xảy ra và khó giải quyết trước đây. Các thủ tục của
WTO dựa trên qui định luật pháp và giúp cho hệ thống thương mại an toàn và dễ
dự báo hơn. Hệ thống này dựa trên các qui tắc được xác định rõ ràng với cả biểu
thời gian để hoàn thành một vụ tranh chấp. Một nhóm chuyên gia sẽ được thành
lập cho mỗi tranh chấp. Nhóm này sẽ đưa ra các qui định đầu tiên và các thành
viên WTO có thể ủng hộ hay phản đối, các kháng cáo dựa trên luật là có thể chấp
nhận được. Các thành viên WTO đều nhất trí rằng khi mà một nước thành viên
khác đang vi phạm qui tắc thương mại, họ sẽ sử dụng hệ thống thương mại đa biên
để giải quyết tranh chấp thay cho việc thực hiện các hành động đơn phương.


×