Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 228 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LÊ TRỌNG YÊN

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MẮC CA
HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LÊ TRỌNG YÊN

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MẮC CA
HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
9 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Bình
PGS.TS. Nguyễn Văn Dung


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận án

Lê Trọng Yên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Vũ Thị Bình - Hội Khoa học Đất Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn
Dung - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông, UBND huyện

Tuy Đức đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Nghiên cứu sinh

Lê Trọng Yên

ii


MỤC LỤC
Lời cảm đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục các hình ........................................................................................................... x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phầ n 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ............................................................ 5

2.1.1. Khái niệm và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 5
2.1.2. Cơ sở khoa học sử dụng đất nông nghiệp bền vững ............................................. 6
2.2.

Cơ sở lý luận về tiềm năng đất đai và đánh giá thích hợp đất đai ...................... 16

2.2.1. Khái quát về tiềm năng đất đai và đánh giá thích hợp đất đai ............................ 16
2.2.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam ........................................... 18
2.3.


Tình hình phát triển cây mắc ca .......................................................................... 24

2.3.1. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu sinh thái của cây mắc ca............................... 24
2.3.2. Tình hình phát triển cây mắc ca trên Thế giới và Việt Nam............................... 30
2.3.3. Thị trường tiêu thụ mắc ca .................................................................................. 37
2.4.

Một số kết quả nghiên cứu sử dụng đất trồng mắc ca ........................................ 41
iii


2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 41
2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 42
2.5.

Nhận xét chung tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài ................... 44

2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu ................................................................. 44
2.5.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 45
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 46
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 46

3.1.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu ................................................................................. 46
3.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiê ̣p và phát triể n cây mắ c ca ta ̣i huyê ̣n
Tuy Đức .............................................................................................................. 46
3.1.3. Đánh giá hiệu quả sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca ...................................................... 46
3.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phát triển cây mắ c ca tại huyện Tuy Đức ............... 46

3.1.5. Đánh giá khả năng bền vững của các loa ̣i sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca ................. 46
3.1.6. Đinh
̣ hướng sử du ̣ng đấ t trồ ng mắc ca tại huyện Tuy Đức ................................. 46
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu và kế thừa các tài liệu có
chọn lọc ............................................................................................................... 47
3.2.2. Phương pháp lựa chọn mô hình nghiên cứu và bố trí thí nghiệm theo dõi
xói mòn ............................................................................................................... 48
3.2.3. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất theo FAO ................................................. 50
3.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................... 51
3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các
loại sử dụng đất trồ ng mắ c ca ............................................................................. 52
3.2.6. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................... 54
3.2.7. Phương pháp đánh giá tính bền vững đối với các loại sử dụng đất có
trồng cây mắc ca ................................................................................................. 54
3.2.8. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu .............................................. 56
3.2.9. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 56
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 57
4.1.

Đặc điểm vùng nghiên cứu ................................................................................. 57

4.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên huyê ̣n Tuy Đức..................................................................... 57
4.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế - xã hội.................................................................................... 68

iv



4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Tuy Đức .............. 72
4.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cây mắc ca tại huyện
Tuy Đức .............................................................................................................. 75

4.2.1. Hiê ̣n trạng sử dụng đất nông nghiê ̣p huyện Tuy Đức ......................................... 75
4.2.2. Thực trạng phát triển cây mắc ca ta ̣i huyện Tuy Đức ........................................ 78
4.2.3. Đánh giá chung tình hình sản xuấ t nông lâm nghiê ̣p và sản xuấ t mắ c ca
ta ̣i huyện Tuy Đức .............................................................................................. 85
4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức ............................ 86

4.3.1. Hiệu quả sử dụng đất của nông hộ trồng mắc ca (theo điều tra hộ) ................... 86
4.3.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mắc ca............... 90
4.3.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất trồng mắc ca ......................................... 100
4.4.

Đánh giá tiềm năng đất đai phát triển cây mắc ca tại huyện Tuy Đức ............. 101

4.4.1. Xác định các vùng đất có khả năng phát triển cây mắc ca ............................... 101
4.4.2. Phân hạng thích hợp đối với các LUT trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức ......... 102
4.5.

Đánh giá khả nắ ng bền vững của các loại sử dụng đất trồng mắc ca ............... 120

4.5.1. Xác đinh
̣ các tiêu chí đánh giá bề n vững đố i với LUT trồ ng mắ c ca ............... 120

4.5.2. Đánh giá các tiêu chí bền vững của các loại sử dụng đất trồng mắc ca............ 120
4.5.3. Phân tić h những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đố i với các
LUT trồ ng mắ c ca ............................................................................................. 125
4.5.4. Đánh giá khả năng bền vững của các loại sử dụng đất trồng mắc ca ............... 131
4.6.

Định hướng sử dụng sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức ................. 132

4.6.1. Cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn đề xuấ t sử du ̣ng đấ t trồng mắc ca ........................ 132
4.6.2. Quan điểm định hướng sử dụng đất trồng mắc ca bề n vững ............................ 134
4.6.3. Định hướng phát triển cây mắc ca tại huyện Tuy Đức ..................................... 135
4.6.4. Một số giải pháp phát triển ổn định các loại hình sử dụng đất trồng cây
mắc ca tại huyện Tuy Đức ................................................................................ 139
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 144
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 144

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 146

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ................................... 147
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 148
Phụ lục .......................................................................................................................... 158

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa của các từ viết tắt

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CPTG

Chi phí trung gian

Cs

Cộng sự

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture
Organization)

GDP


Tổng sản phẩm (Gross domestic product)

GTGT

Giá tri ̣gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuấ t

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping unit)

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

MH

Mô hình


NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển Nông thôn

S

Thích hợp (Suitability)

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thứ tự

UBND


Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization)

USD

Đô la mỹ

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Yêu cầu sinh thái của cây mắc ca ..................................................................... 27

2.2.

Sản lượng và giá hạt mắc ca tại Úc từ 2010 - 2014 .......................................... 31


2.3.

Diê ̣n tích, sản lượng mắ c ca Trung Quố c 2013 ................................................ 32

2.4.

Tăng trưởng lợi nhuận sản xuất mắ c ca toàn cầu và các nước giai đoạn
2010 - 2015 ....................................................................................................... 38

3.1.

Hiện trạng các mô hình trồ ng mắc ca đươ ̣c chọn theo dõi ............................... 48

3.2.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
trồ ng mắ c ca tại huyện Tuy Đức....................................................................... 52

3.3.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hô ̣i....................................................... 53

3.4.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường............................................... 54

3.5.

Các chỉ tiêu đánh giá tính bề n vững của các LUT ............................................ 55


4.1.

Tổng hợp diện tích đất huyện Tuy Đức theo độ dốc ........................................ 62

4.2.

Tổng hợp diện tích đất theo độ dày tầng đất huyện Tuy Đức .......................... 62

4.3.

Diện tích, cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Tuy Đức .............................. 63

4.4.

Dân số trung bình huyện Tuy Đức giai đoạn 2011 - 2016 ............................... 69

4.5.

Dân số phân theo giới tính, thành thị và nông thôn .......................................... 70

4.6.

Thực trạng nguồn lao động huyện Tuy Đức qua các năm ................................ 70

4.7.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Tuy Đức phân theo đơn vị
hành chính......................................................................................................... 76


4.8.

Diê ̣n tích các loa ̣i đấ t nông nghiê ̣p huyê ̣n Tuy Đức năm 2016 ........................ 76

4.9.

Các loa ̣i sử du ̣ng đấ t chiń h huyê ̣n Tuy Đức năm 2016..................................... 77

4.10.

Hiện trạng diện tích mắc ca phân theo đơn vị hành chính năm 2016 ............. 78

4.11.

Hiện trạng diện tích mắc ca phân theo độ tuổi ................................................. 79

4.12.

Diện tích mắc ca phân theo phương thức trồng ................................................ 79

4.13.

Một số đặc điểm vườn mắc ca ở các xã điều tra ............................................... 81

4.14.

Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra ........................................................ 82

4.15.


Những khó khăn về vố n đầ u tư trồ ng mắ c ca ................................................... 83

4.16.

Những khó khăn về kỹ thuâ ̣t và dịch vụ đố i với hô ̣ trồ ng mắ c ca .................... 84

vii


4.17.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm mắc ca huyê ̣n Tuy Đức....................................... 85

4.18.

Hiê ̣u quả kinh tế của các loại sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca................................... 87

4.19.

Hiê ̣u quả xã hô ̣i của các loại sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca .................................... 88

4.20.

Hiê ̣u quả môi trường của các loại sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca............................ 89

4.21.

Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng mắc ca ở đô ̣ dố c 6-7O ........................ 92

4.22.


Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen mắc ca và trồng thuầ n mắc
ca ở đô ̣ dố c 12-13O............................................................................................ 92

4.23.

Hiê ̣u quả xã hô ̣i các mô hình trồ ng mắ c ca....................................................... 94

4.24.

Độ che phủ của cây trồng trong các mô hình ................................................... 96

4.25.

Lượng đất xói mòn và lươ ̣ng hữu cơ bi ̣ mấ t do xói mòn ở các mô hình
qua các năm ...................................................................................................... 97

4.26.

Các chỉ tiêu và phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.......................... 103

4.27.

Diê ̣n tích các loa ̣i đấ t đánh giá........................................................................ 106

4.28.

Diê ̣n tích đấ t đánh giá phân theo cấ p đô ̣ đố c .................................................. 106

4.29.


Diê ̣n tić h đấ t đánh giá phân theo đô ̣ dày tầ ng đấ t huyê ̣n Tuy Đức ................. 107

4.30.

Diê ̣n tić h đấ t đánh giá phân theo thành phầ n cơ giới huyê ̣n Tuy Đức ........... 107

4.31.

Diê ̣n tić h đấ t đánh giá phân theo đô ̣ cao huyê ̣n Tuy Đức ............................... 108

4.32.

Diê ̣n tích đấ t đánh giá phân theo nhiê ̣t đô ̣ huyê ̣n Tuy Đức ............................ 108

4.33.

Diê ̣n tích đấ t đánh giá phân theo chế đô ̣ tưới huyê ̣n Tuy Đức ....................... 109

4.34.

Đặc tính các đơn vị bản đồ đất đai huyện Tuy Đức ....................................... 110

4.35.

Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loa ̣i đất đánh giá ........................................ 112

4.36.

Yêu cầu sử dụng đất của mắc ca trồng thuần - LUT1 .................................... 114


4.37.

Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca xen cà phê - LUT2 ............................... 114

4.38.

Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca xen tiêu - LUT3 ................................... 114

4.39.

Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca xen rừng trồng (keo) - LUT4 ............... 115

4.40.

Tổng hợp thích hợp đất đai của các LMU với các LUT lựa chọn .................. 116

4.41.

Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các LUT có trồng mắc ca của
huyện Tuy Đức ............................................................................................... 117

4.42.

Tổng hợp các kiểu thích hợp của các LUT trồng mắc ca ............................... 118

4.43.

Mức chỉ tiêu đánh giá diê ̣n tić h, năng suấ t, sản lươ ̣ng của loa ̣i sử du ̣ng
đấ t trồ ng mắ c ca .............................................................................................. 121


4.44.

Mức đánh giá tiêu chí giảm rủi ro trong sản xuấ t của các loa ̣i trồ ng mắ c ca ...... 122

viii


4.45.

Tổng hợp các chỉ tiêu về môi trường các loại sử dụng đất trồng mắc ca ...... 122

4.46.

Tổng hợp các chỉ tiêu về mặt kinh tế của các loại sử dụng đất trồng mắc ca..... 123

4.47.

Tổng hợp các chỉ tiêu về mặt xã hội của các loại sử dụng đất trồng mắc ca...... 124

4.48.

Đánh giá tiń h bề n vững của các (LUT) trồ ng mắ c ca..................................... 124

4.49.

Phân tích SWOT đối với các LUT trồ ng mắ c ca ............................................ 127

4.50.


Định hướng sử dụng đất trồng mắc ca theo các LUT huyện Tuy Đức ........... 137

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1.

Ô quan trắc xói mòn đất ................................................................................... 50

4.1.

Sơ đồ hành chính huyện Tuy Đức .................................................................... 57

4.2.

Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Tuy Đức từ năm 2010 - 2016 .......... 59

4.3.

Tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế huyện Tuy Đức giai đoạn 2010 - 2016 ...... 72

4.4.


Cơ cấu kinh tế huyện Tuy Đức giai đoạn 2010 - 2016 ..................................... 72

4.5.

Cơ cấu sử dụng đất huyện Tuy Đức năm 2016 ................................................ 75

4.6.

Ảnh hưởng của các mô hình đến xói mòn đất .................................................. 98

4.7.

Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông .................................... 111

4.8.

Sơ đồ phân hạng thích hợp các loại sử dụng đất trồng mắc ca huyện
Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông ................................................................................ 119

4.9.

Sơ đồ đề xuất các loại sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức, tỉnh
Đắk Nông ........................................................................................................ 138

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lê Trọng Yên
Tên Luận án: Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca

huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 9 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tra ̣ng và khả năng phát triể n cây mắ c ca dưới các hình thức
trồ ng thuầ n, trồ ng xen trên điạ bàn huyê ̣n Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông; Đánh giá mức đô ̣
thích hợp đất đai đố i với các loa ̣i sử du ̣ng đấ t có trồng cây mắ c ca và đề xuất định
hướng phát triể n cây mắ c ca trên điạ bàn huyê ̣n Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và kế thừa các tài
liệu có chọn lọc. Điều tra 200 hộ trồng mắc ca tại 4 xã theo các loại hình sử dụng đất
trồng mắc ca. Chọn mô hình nghiên cứu và bố trí thí nghiệm theo dõi xói mòn đối với
các mô hình trồng mắc ca thuần và xen. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất theo FAO,
xây dựng bản đồ bằng việc sử dụng phần mềm ArcGIS 10.2 và MapInfor 11.5. Phương
pháp xử lý số liệu, phân tích SWOT, phân tích thông tin và so sánh để đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường đối với các loại hình sử dụng đất trồ ng mắ c ca.
Kết quả chính và kết luận
- Hiện trạng năm 2016 diê ̣n tích đấ t nông nghiê ̣p 104.900,32 ha, chiế m 93,72%
DTTN, trong đó đấ t sản xuấ t nông nghiê ̣p 57.166,55 ha. Toàn huyện có 6 loa ̣i sử du ̣ng
đấ t chính trong nông nghiê ̣p với 18 loại sử du ̣ng đấ t chi tiết. Có 4 loa ̣i sử du ̣ng đấ t trồng
mắc ca là: mắc ca trồ ng thuầ n; mắc ca xen cà phê; mắc ca xen tiêu và mắc ca xen rừng
trồng keo lai. Diện tích trồng mắ c ca toàn huyện đến năm 2016 là 880,30 ha.
- Kết quả điều tra đánh giá 4 loại sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca có giá trị gia tăng từ
46,30 - 297,52 triê ̣u đồ ng/ha. Theo dõi 6 mô hình trồng mắc ca gồm 4 mô hình (MH1,
MH2, MH3, MH4) ở cấ p đô ̣ dố c 6 -70 và 2 mô hình (MH5, MH6) ở cấ p đô ̣ dố c 12- 130.
Hiệu quả kinh tế: So sánh hai mô hình trồng mắc ca thuần ở 2 cấp độ dốc và tuổi cây
khác nhau: MH1 và MH5 cho thấy GTGT tăng từ 30,44 triệu đ/ha lên 53,49 triệu đ/ha.

So sánh hai mô hình mắc ca xen rừng trồng keo ở 2 cấp độ dốc và tuổi cây khác nhau:
xi


MH4 và MH6 cho thấy GTGT từ 28,92 đến 29,67 triệu đ/ha. Ở độ dốc 6- 7 0 mô hình
trồng mắc ca xen tiêu cũng cho hiệu quả cao hơn mô hình mắc ca xen cà phê và xen
rừng trồng keo lai. Hiệu quả môi trường: Ở độ dốc 6- 70 mô hình mắc ca xen cà phê
(MH2) có hiệu quả môi trường đạt cao nhất với độ che phủ đạt 72,09%, lượng đất bị xói
mòn 13,3 tấn/ha và chất hữu cơ bị mất 901 kg/ha. Mô hình mắc ca xen tiêu (MH3) có
độ che phủ là 24,72%, lượng đất bị xói mòn 16,25 tấn/ha, chất hữu cơ bị mất 783 kg/ha.
Ở cấp độ dốc 12-13

0

mô hình mắc ca xen rừng trồng keo (MH6) có hiệu quả môi

trường đạt cao nhất với độ che phủ là 82,37%, lượng đất xói mòn 19,20 tấn/ha và chất
hữu cơ bị mất 1085 kg/ha.
- Kế t quả đánh giá thích hơ ̣p đất đai với 4 loa ̣i sử du ̣ng đấ t trồ ng mắ c ca cho
thấy: đối với LUT1 mắ c ca trồ ng thuầ n có mức S1 và S2 là 10.519,07 ha, S3 là
52.635,22 ha. Đối với LUT 2 mắ c ca xen cà phê có mức S1 và S2 là 9.276,09 ha, S3
là 53.725,49 ha. Đối với LUT3 mắ c ca xen tiêu có mức S2 là 2.179,78 ha, S3
60.974,51ha. Đối với LUT4: mắc ca xen rừng trồng có mức thích hợp S1 và S2 là
63.154,29 ha, S3 là 39.670,70 ha.
- Kết quả đánh giá tính bền vững dựa trên 5 tiêu chí bền vững đối với các LUT
trồng mắc ca và kết quả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối
với từng LUT cho thấ y: LUT mắ c ca xen cà phê và LUT mắ c ca xen rừng trồng có mức
bền vững cao hơn được người dân chấp nhận. LUT mắc ca xen tiêu và LUT mắc ca
trồng thuần có mức bền vững trung bình.
- Định hướng sử dụng đất đối với các loại sử dụng đất trồng mắc ca: Tổng diện

tích đề xuất cho 4 loại sử dụng đất trồng mắc ca đến năm 2030 là 12.087,00 ha trong đó
trồ ng thuầ n 2.963,60 ha, trồ ng xen 9.123,40 ha.
Đề phát triển ổn định cây mắc ca trên địa bàn huyện, nghiên cứu đã đề xuất 4
nhóm giải pháp về quy hoạch và quản lý sử dụng đất; về kỹ thuật; về nhân lực và
khuyến nông và giải pháp về chính sách hỗ trợ đầu tư.
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc phát triển cây mắc ca dưới dạng trồng thuần và trồng xen trên địa bàn
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Le Trong Yen
Thesis title: Research on land potentiality and orientation of macadamia land use in
Tuy Duc district, Dak Nong province
Major: Land Management
Code: 9 85 01 03
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To study the reality and ability of macadamia development in forms of
monoculture and intercropping in the locality of Tuy Duc district, Dak Nong province;
To evaluate the level of land adaptation of different macadamia land use types, and
proposes the orientation of macadamia development in the locality of Tuy Duc district,
Dak Nong province.
Materials and Methods
Method of collecting secondary data and inheritating selected data. Surveying 200
households growing macadamia in 4 communes corresponding to different macadamia
land use types. Selecting research model and arranging experiments to monitor soil
erosion with the models of macadamia monoculture and macadamia intercropping.

Method of land potential evaluation following FAO, maping by ArcGIS 10.2 and
Mapinfor 11.5 software. Method of data processing, SWOT analysis, information
analysis and comparison to evaluate the socio-economic and environmental efficiency
for macadamia land use types.
Main findings and conclusions
- In 2016, the agricultural land area was 104,900.32 ha, equaled to 93.72% of the
total natural land area, in which the land area used for agricultural production was
57,166.55 ha. In the whole district, there were a total of 6 main agricultural land use
types with 18 specific land use types. There were 4 macadamia land use types (LUTs):
macadamia
monoculture; macadamia intercropping with coffee; macadamia
intercropping with pepper, and macadamia intercropping with Acacia hybrid forest. The
total macadamia area in the district was 880.30 ha by 2016.
- The result of survey and evaluation of 4 macadamia land use types showed the
value increased from 46.30 to 297.52 VND millions/ha. Monitoring 6 models of
macadamia plantation including 4 models (MH1, MH2, MH3, MH4) on the slope of
6-70 and 2 models (MH5, MH6) on the slope of 12-130. Economic efficiency: the
comparison between 2 models of macadamia monoculture in 2 sloping levels and
different plant ages: MH1 and MH5 showed that the added value increased from 30,44
million VND/ha to 53,49 million VND/ha. The comparison between 2 models of
xiii


macadamia intercropping with Acacia hybrid forest in 2 sloping levels and different
plant ages: MH4 and MH6 showed that the added value increased from 28,92 million
VND/ha to 29,67 million VND/ha. On the slope of 6-70, the model of macadamia
intercropping with pepper obtained more effect than model of macadamia
intercropping with coffee and Acacia hybrid forest. Environmental efficiency: on the
slope of 6-7o, model of macadamia intercropping with coffee (MH2) obtained the
highest environmental efficiency with the coverage ratio of 72.09%, the eroded soil of

13.3 tons/ha and organic matter loss of 901 kg/ha. The model of macadamia
intercropping with pepper (MH3) obtained the coverage ratio of 24.72%, eroded soil
of 16.25 tons/ha, and organic matter loss of 783 kg/ha. On the slope of 12-13o, the
model of macadamia intercropping with Acacia hybrid forest (MH6) obtained the
highest environmental efficiency with the coverage ratio of 82.37%, the eroded soil of
19.20 tons/ha and organic matter loss of 1085 kg/ha.
- The evaluation results of land suitability of 4 different macadamia land use
types: in the LUT1 of macadamia monoculture, the suitable levels of S1 and S2 are
10,519.07, the suitable level of S3 is 52,635.22. In the LUT 2 of macadamia
intercropping with coffee, the suitable levels of S1 and S2 are 9.276,09 ha, S3 is
53,725.49 ha. In the LUT3 of macadamia intercropping with pepper, the suitable level
of S2 is 2,179.78 ha, S3 is 60.974,51 ha. As for LUT4 of macadamia intercropping with
forest, the suitable levels of S1 and S2 are 63,154.29 ha, S3 is 39.670,70.
- The evaluation results of suitability based on 5 sustainable criteria for the LUTs
of macadamia plantation as well as the analysis results of the strengths, weaknessess,
opportunities and threats for each LUT showed that the LUT of macadamia
intercropping with coffee and the LUT of macadamia intercropping with forest had the
higher sustainable level and were accepted by farmers. The LUT of macadamia
intercropping with pepper and the LUT of macadamia monoculture had the average
sustainable level.
- The orientation of land use for different macadamia land use types are as follows: the
proposed total area for 4 macadamia land use types by 2030 is 12,087.00 ha, in which,
monoculture area would be 2,963.60 ha, intercropping area would be 9.123,40 ha.
To develop macadamia sustainably in the locality of Tuy Duc district, the research
has proposed 4 groups of solution: land use planning and land use management;
techniques; human resources and agricultural encouragement; and policy for supporting
investment.
The research results contribute to make clear the scientific and real basis for the
development of macadamia in forms of monoculture and intercropping in the locality of
Tuy Duc district, Dak Nong province.


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nền tảng để sản xuất, định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã
hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Việc
nghiên cứu cải tiến, phát triển các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp đều phải
bắt đầu từ việc đánh giá tiềm năng tài nguyên đất, từ đó xác định đươ ̣c những ưu
thế, cũng như những hạn chế của đất đai để có phương thức canh tác phù hợp.
Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp luôn nhận đươ ̣c sự quan tâm đặc
biệt của Đảng, Nhà nước. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm thu
đươ ̣c đều thông qua chức năng sản xuất của đất. Hiện nay, dưới sức ép về sự gia
tăng dân số, kinh tế xã hội phát triển mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực,
thực phẩm và đời sống văn hoá tinh thần tăng lên không chỉ về mặt số lươ ̣ng mà
cả về chất lươ ̣ng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, ngành
sản xuất nông nghiệp phải đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và
chất lương sản phẩm và phải duy trì đươ ̣c độ phì nhiêu đất. Do đó việc đánh giá
tiề m năng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đạt hiệu quả và bền vững. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi
núi. Đất đồi núi tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam và có
mặt trong 41/63 tỉnh thành của cả nước (Nguyễn Thế Đă ̣ng và cs., 2003).
Vùng đất đồ i núi ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm
nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng đất đồ i núi gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia
cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ tương
lai. Vì vậy việc sử dụng tài nguyên đất đồ i núi cần phải được nhìn nhận một cách

khoa học trên cơ sở sử dụng có hiệu quả và bền vững để tránh những hậu quả khôn
lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí (Nguyễn Thế Đă ̣ng và
cs., 2003). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là đưa mô ̣t loại cây trồng mới có giá trị kinh
tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân bổ sung vào cơ
cấ u cây trồ ng của điạ phương nhằ m tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững là rất cần thiết.

1


Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) là cây trồng mới, năm 2011 được đưa
về trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện Tuy Đức. Bước đầu cho thấy các mô
hình trồng mắc ca thuầ n và trồ ng xen với các cây công nghiê ̣p phát triển rất có
triển vọng. Mắc ca là cây trồng lấy hạt nổi tiếng trên thế giới, giống xuất xứ từ
Úc đang được trồng tại các vùng có khí hậu ẩm, cận nhiệt đới như Hawai
(Mỹ), Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi,... và đã được du nhập vào Việt Nam
nói chung và Tây Nguyên nói riêng từ gần 2 thập kỷ qua (Nguyễn Công Ta ̣n,
2012). Mắ c ca có giá trị kinh tế rất cao, là loại cây ăn quả hạt vỏ cứng có nhân
ngon và bổ nhất trên thế giới (Hoàng Hòe và cs., 2010; Nguyễn Công Tạn,
2010). Hạt mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc nhân 44,8%,
hạt điều 47%, hạnh nhân 51%, hạch đào 63% (Nguyễn Công Tạn, 2012). Theo
các kết quả khảo sát giá trị, thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm
mắc ca và những nghiên cứu khảo nghiệm, thử nghiệm gây trồng cây mắ c ca
tại một số tiểu vùng sinh thái các tỉnh vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên đã
cho thấy đây là loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng, đem lại lợi ích
về kinh tế, xã hội và môi trường, có thể bổ sung vào tập đoàn cây trồng nông,
lâm nghiệp của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016)
công bố diện tích quy hoạch phát triển cây mắc ca phù hợp với yêu cầu sinh
thái tại vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 là 9.940 ha và đến
năm 2030 khoảng 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng thuần và 27.500 ha trồng

xen, trong đó, vùng Tây Bắc 4.800 ha trồng thuần và 3.250 ha trồng xen; vùng
Tây Nguyên 2.200 ha trồng thuần và 24.250 ha trồng xen.
Huyện Tuy Đức nằm trên cao nguyên bazan cổ Đắk Nông - Đắk Mil với độ
cao trung bình 400 - 950 m so với mực nước biển. Diện tích đất nông nghiệp của
huyện Tuy Đức chủ yếu là đất có độ dốc trên 80, chiếm 92,73% DTTN, thích hợp
cho phát triển những cây lâu năm (như cà phê, cao su, mắ c ca, hồ tiêu, điều…)
và cây hàng năm là khoai lang Nhật Bản. Mắc ca là cây lâu năm được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là cây đa mục đích mới được trồng thử
nghiệm trên các vùng đất dốc của huyện Tuy Đức bắ t đầ u từ năm 2011 cho đế n
năm 2016 diện tích là 880,30 ha đã bắt đầu cho thu hoạch. Kết quả khảo sát cho
thấy đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, đất
đai nơi đây và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện
môi trường, chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc. Tuy nhiên tình hình phát triển

2


cây mắc ca ở Tây Nguyên nói chung và Tuy Đức nói riêng hiện đang gặp phải
một số khó khăn do chưa có cơ sở khoa học đủ mạnh để khẳ ng định khả năng
thích hợp của cây mắc ca trên từng vùng đất. Cho đến nay trên địa bàn huyện
Tuy Đức chưa có một nghiên cứu nào nhằm góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho
việc định hướng sử dụng hợp lý quỹ đấ t nông nghiê ̣p phát triể n cây mắ c ca dưới
da ̣ng trồ ng thuầ n và trồ ng xen với các loa ̣i cây công nghiê ̣p lâu năm (cà phê,
tiêu..) và xen trên đấ t rừng trồ ng sản xuấ t của huyê ̣n. Các nghiên cứu về loài mắc
ca ở Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là
về kỹ thuật gây trồng, quy hoạch phân vùng thích hợp để phát triển loài cây này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai và
định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức là rất cần thiết, nhằm khai
thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng các vùng đất dốc
của huyện, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực tra ̣ng và khả năng phát triể n cây mắ c ca dưới các hình
thức trồ ng thuầ n, trồ ng xen trên điạ bàn huyê ̣n Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và mức đô ̣ thích hợp đố i với các loa ̣i sử du ̣ng
đấ t có trồng cây mắ c ca, đề xuất định hướng phát triể n cây mắ c ca trên điạ bàn
huyê ̣n Tuy Đức.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) trồng thuần và trồng xen cà phê, xen
tiêu và xen keo lai.
- Các loại đất có tiềm năng đấ t phát triển các loại hình trồng mắc ca trên địa
bàn huyện.
- Các hộ gia đình và cá nhân trồng mắc ca trên địa bàn huyện.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp có liên
quan đến sự phát triển của cây mắc ca trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên toàn bô ̣ đấ t
nông nghiê ̣p và đất chưa sử dụng của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong đó

3


tâ ̣p trung nghiên cứu sâu được thực hiện trên 4 xã (Quảng Trực, Đăk R’tih,
Quảng Tâm, Đắk Buk So) chọn nghiên cứu điểm và xây dựng mô hình.
- Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu được điều tra từ 2011 - 2016. Đề tài
được tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 - 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của các loa ̣i sử du ̣ng đấ t có trồ ng
cây mắ c ca trên các vùng đấ t dố c của huyện Tuy Đức.
Xác định được tiềm năng đất đai và đinh

̣ hướng phát triể n cây mắ c ca dưới
da ̣ng trồ ng thuầ n và trồ ng xen theo hướng sử dụng bề n vững đất nông nghiệp trên
điạ bàn huyê ̣n Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong đánh giá tiề m năng đất đai và phát
triển diện tích trồng cây mắc ca dưới các hình thức trồ ng thuầ n và trồng xen nhằ m
nâng cao hiê ̣u quả và khả năng sử du ̣ng đấ t bề n vững cho huyện Tuy Đức và các
địa phương khác thuộc vùng Tây Nguyên có điều kiện sinh thái tương tự.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý ở huyê ̣n Tuy Đức chỉ
đạo sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiê ̣u quả, nâng cao thu nhập cho người
dân trong huyện và bảo vệ môi trường.

4


Luận án đủ ở file: Luận án full






×