Tải bản đầy đủ (.ppt) (100 trang)

Chuyen de KSC thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.34 KB, 100 trang )

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
(Theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC và TT số 39/2016/TTBTC)

VỤ KIỂM SOÁT CHI
Trần Thị Định – Chuyên viên chính
ĐT: 098.338.6166
1


1. Căn cứ pháp lý:
 Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước năm 2015;
 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
với cơ quan nhà nước;
 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ

2


1. Căn cứ pháp lý (tiếp)
 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế


và Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm
2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập
 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh
vực ưu nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định
cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ độc
lập.
3


1. Căn cứ pháp lý (tiếp)
 Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm
2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh
toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc
nhà nước;
 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016
của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư
số 161/2012/TT-BTC
 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ
Tài chính Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ
thống Kho bạc Nhà nước.

4


2. Khái niệm chi thường xuyên (điều 4
Khoản 5 Luật NS 2015):

Là Nhiệm vụ chi của NSNN nhằm đảm bảo hoạt
động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính tri, tổ
chức chính trị XH, hỗ trợ hoạt động của các tổ
chức khác và thực hiện nhiệm vụ thường xuyên
của nhà nước về phát triển kinh tế XH bảo đảm
quốc phòng, an ninh.

5


3. Các lĩnh vực chi thường xuyên (Điều 3 khoản 3
NĐ 163/2016) :
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)

Quốc phòng
An ninh trật tự an toàn XH
Sự nghiệp GD, ĐT & dạy nghề
Sự nghiệp KH & CN
Sự nghiệp y tế dân số & gia đình
Sự nghiệp văn hóa thông tin
Sự nghiệp phát thanh, truyền hình thông tấn
Sự nghiệp thể dục thể thao

Sự nghiệp bảo vệ môi trường
6


3. Các lĩnh vực chi thường xuyên (Điều 3
khoản 3 NĐ 163/2016) (tiếp):
10) Các hoạt động kinh tế
11) Hoạt động cơ quan nhà nước
12) Cơ quan đảng CSVN và các tổ chức chính trị
XH (mặt trận TQVN, đoàn TN, hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ, hội nông dân…)
13) Chi bảo đảm XH bao gồm cả chi hỗ trợ chính
sách XH theo quy định của pháp luật
14) Các khoản chi TX khác theo quy định của
pháp luật
7


4. Điều kiện chi các khoản chi ngân sách:
 Có trong dự toán chi NSNN hoặc các nội dung chi được cấp
có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật trừ
các nguồn:
 Tạm cấp kinh phí
 Chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách
 Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau
 Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
 Đã được thủ trưởng đơn vị SDNS hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
 Thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc thông qua việc phê
duyệt trên chứng từ và các hồ sơ thanh toán.

 Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
Trường hợp mua sắm ….thuộc phạm vi phải đấu thầu thì
phải có QĐ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
8


5. Nguyên tắc kiểm soát chi TX
1) Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải
được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả,
thanh toán.
2) Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách
nhà nước được giao.
3) Các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cấp có thẩm quyền quy định hoặc mức chi
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được
thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người
được uỷ quyền quyết định chi.
9


5. Nguyên tắc kiểm soát chi TX (tiếp)
4) Các khoản chi trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước
cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người
cung cấp hàng hóa dịch vụ;
(Trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán
trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán
qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước).
5) Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết
toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm
chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định

của cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện
việc thu hồi cho ngân sách nhà nước.
10


6. Đối tượng thuộc KBNN KSC chi TX
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng ngân
sách); Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính các cấp:
 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị
XH
Các tổ chức chính trị XH nghề nghiệp, tổ chức XH, tổ
chức XH nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ chi TX theo
nhiệm vụ nhà nước giao
Các đơn vị sự nghiệp công lập
Các đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
11


6. Đối tượng không thuộc KBNN KSC chi TX
• Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có
quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước;
• Chi trả nợ nước ngoài;
• Chi cho vay của ngân sách nhà nước;
• Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có
lượng vốn nhỏ, nội dung chi rõ) theo quyết định của Thủ
trưởng cơ quan tài chính.
• Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng

cơ quan tài chính.
=> Chi bằng hình thức lệnh chi tiền, do cơ quan tài chính
kiểm tra, kiểm soát nội dung, chứng từ từng khoản chi;
KBNN xuất quỹ NS theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền
của cơ quan tài chính.
12


7. Phạm vi áp dụng KSC TX qua KBNN:
1. Các khoản chi của ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước bao gồm cả vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư,
chi NS xã thực hiện bằng hình thức rút dự toán.
2.Trừ Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản
chi của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Các
khoản chi thuộc danh mục bí mật của Nhà nước, các
khoản chi có tính chất đặc thù khác có cơ chế hướng dẫn
riêng
Các khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi
bằng hình thức “lệnh chi tiền”: Cơ quan tài chính chịu
trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của
từng khoản chi, bảo đảm khoản chi đủ các điều kiện chi NS
đồng thời, đảm bảo đúng đối tượng theo quy định
13


8. Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc
quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước:
1. Cơ quan Tài chính:
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước

cho các đơn vị SDND
Đảm bảo tồn quỹ ngân sách nhà nước các cấp để
đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước theo
quy định của Luật NSNN
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng
ngân sách ở các đơn vị SDNS
Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào
TABMIS)
14


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc
quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước (tiếp):
2. Cơ quan nhà nước ở TW và địa phương, các
đơn vị dự toán cấp I:
Có trách nhiệm giao dự toán cho các đơn vị sử
dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo đúng đối
tượng, đúng nội dung thẩm tra của cơ quan Tài
chính và đúng thời gian quy định.
Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách
vào TABMIS.
15


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc quản lý,
kiểm soát thanh toán các khoản chi NS NN (tiếp):

3. Đơn vị sử dụng ngân sách:
Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước:

Tài khoản dự toán ngân sách
Tài khoản tiền gửi:
• TKTG của đơn vị An ninh, Quốc phòng, Đảng cộng sản
Việt Nam.
•TKTG của đơn vị Hành chính sự nghiệp.
•TKTG phí, lệ phí.
•TKTG của đơn vị sự nghiệp.
•TKTG các Quỹ.
•TKTG kinh phí ủy quyền.
•TKTG khác
16


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc
quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước (tiếp):
3. Đơn vị sử dụng ngân sách:
Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính,
Kho bạc Nhà nước trong quá trình thực hiện dự toán
ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo
đúng chế độ quy định.
Lập chứng từ thanh toán theo đúng mẫu do Bộ Tài
chính quy định;
Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung
chi đã kê trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi Kho
bạc nhà nước.
17


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc

quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước (tiếp):
3. Đơn vị sử dụng ngân sách (tiếp)
Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có
trách nhiệm:
Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức
chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp
có thẩm quyền giao.
Chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính
xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ
gửi KBNN.
18


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc quản lý,
kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN (tiếp):
 Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có trách
nhiệm (tiếp):
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm
quyền về việc việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu,
quyết định lựa chịn nhà thầu theo quy định của luật đấu
thầu.
 Quản lý, sử dụng NS và tài sản nhà nước theo đúng chế
độ, tiêu chuẩn, ĐM chi ngân sách; đúng ĐM mua sắm,
trang bị tài sản; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.
Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị
xử lý kỷ luật, xử phạt HC hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
19



8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc
quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN
(tiếp):
4. Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện
thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ
điều kiện thanh toán theo quy định.
Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình
hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số
tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của
các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạc Nhà
nước.
20


8.Trách nhiệm, quyền hạn các đơn vị trong việc
quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước (tiếp):
4. Kho bạc Nhà nước (tiếp)
Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh
toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân
sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của
mình trong các trường hợp sau:
•Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
•Không đủ các điều kiện chi theo quy định
KBNN không chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình, hình
thức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của

đơn vị sử dụng NS theo quy định tại Luật đấu thầu.
21


9. Phân loại chi thường xuyên: Căn cứ tính chất
kinh tế có 4 nhóm mục chi:
1. Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân.
2. Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
3. Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài
sản cố định, sửa chữa nhỏ.
4. Nhóm các khoản chi thường xuyên khác không
nằm trong ba mục trên

22


10. Hình thức thanh toán
1. Thanh toán bằng tiền mặt cho các khoản (quy định
Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài
chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống
Kho bạc Nhà nước):
 Các khoản chi thanh toán cá nhân, bao gồm: tiền lương;
tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên;
tiền thưởng… trừ thanh toán cá nhân thuộc đối tượng
hưởng lương từ NS thuộc diện bắt buộc phải thanh toán
bằng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mở tại NHTM.
Các khoản chi giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân; chi
mua sắm vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng;
Chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã.
23



10.Hình thức thanh toán
1. Thanh toán bằng tiền mặt (tiếp):
Chi một số nhiệm vụ của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: mật phí;
phụ cấp, tiền ăn hạ sỹ quan binh sĩ (trừ các khoản chi
thanh toán cá nhân bằng chuyển khoản theo quy định; chi
thanh toán đoàn ra; công tác phí, đi phép; chi nuôi phạm
nhân, can phạm và các nhu cầu chi thường xuyên khác
bằng tiền mặt.
Chi trả nợ dân (chỉ bao gồm các khoản chi trả trái phiếu,
công trái bán lẻ trong hệ thống KBNN cho các cá nhân; chi
trả bằng tiền mặt đối với vàng bạc, đá quý, tư trang tạm giữ
cho các nguyên chủ).
24


10.Hình thức thanh toán
1. Thanh toán bằng tiền mặt (tiếp):
 Chi mua lương thực dự trữ (chỉ bao gồm phần do cơ
quan Dự trữ Quốc gia thu mua trực tiếp của dân; không
bao gồm phần mua qua các Tổng công ty, công ty lương
thực được thanh toán bằng chuyển khoản).
 Các khoản chi có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng đối với một
khoản chi; các khoản chi cho các đoàn công tác, chi hỗ trợ
thôn bản ở các xã và các khoản chi khác cho các đơn vị
cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân
hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải
thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định.


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×