Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

BÁO CÁO TTTN Hệ thống và thiết bị mạng Metro tại trung tâm mạng lưới MobiFone miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 64 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………...3
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH……………………………………………………....4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………………..6
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM MẠNG LƯỚI MOBIFONE MIỀN
TRUNG…………………………………………………………………………………8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG MẠNG METRO.
2.1 Giới thiệu chương……………………………………………………………………9
2.2 Mô hình và sơ lược các thiết bị của hệ thống………………………………..………9
2.2.1 Sơ lược về mạng thông tin di động 2G, 3G, 4G……………………………9
2.2.2 Sơ đồ của hệ thống…………………………………………………………12
2.2.3 Sơ lược các thiết bị của hệ thống………………………..……….………...15
2.3 Nguyên lý hoạt động…………………………………………………..…………….16
2.4 Kết luận chương……………………………………………………...……………...17
CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ AGG, CSG VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN QUANG
DWDM TẠI TRUNG TÂM MẠNG LƯỚI.
3.1 Giới thiệu chương……………………………………………………………………18
3.2 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR…………………………..…………………………...18
3.2.1 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR-12 ……………….…………………………19
3.2.1.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành………………………...…………19
3.2.1.2 Thông số và điều kiện hoạt động…………………………………21
3.2.2 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR-12e…………………………………………23
3.2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành………………………...…………23
3.2.2.2 Thông số và điều kiện hoạt động…………………………………25
3.3 Thiết bị CSG Nokia 7705 SAR-18…………………………………………..……...27
3.3.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành…………………………………………….27
1
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.




BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

3.3.2 Thông số và điều kiện hoạt động…………………………………………28
3.4 Hệ thống truyền dân quang DWDM……………………………………………….31
3.4.1 Tổng quan hệ thống truyền dẫn DWDM…………………………….…...31
3.4.2 Thiết bị Ciena 6500……………………………...……………….……….32
3.4.2.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành………………………………….32
3.4.2.2 Thông số và điều kiện hoạt động………………………………..35
3.5 Kết luận chương……………………………………………………………………36
CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ MPLS.
4.1 Giới thiệu chương…………………………………………………………………..37
4.2 Thuật ngữ và khái niệm MPLS……………………………………………………..37
4.3 MPLS control plane………………………………………………………………...40
4.4 Giao thức báo hiệu nhãn động…………………………...…………………………41
4.5 Giao thức phân phối nhãn – LDP…………………….…………………………….42
4.6 Giao thức lưu trữ tài nguyên - RSVP-TE……………….………………………….43
4.7 Kết luận chương……………………………………………………………………46
CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH KHAI THÁC CÁC THIẾT BỊ METRO
5.1 Giới thiệu chương………………………………………………………………….47
5.2 Khai báo kết nối thiết bị Metro vào mạng lưới hiện tại……………..…………......47
5.2.1 Khai kênh 2G, 3G, 4G…………………………………………………………...47
5.2.2 Cài đặt và lắp đặt thực tế thiết bị 7750 SR-12……………………………….......49
5.2.3 Cài đặt và lắp đặt thực tế thiết bị 7750 SR-12e………………………………….50
5.2.4 Cài đặt và lắp đặt thực tế thiết bị 7705 SAR-18…………………………………51
5.2.5 Cài đặt và lắp đặt thực tế thiết bị Ciena 6500……………………………………52
5.3 Một số sự cố thường xảy ra và cách khắc phục…..………………………………..53
5.4 Kết luận chương………………………………………...………………….………57
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………58

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..…………….…………………….59
2
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

WAN

Wide Area Network

Mạng diện rộng

POP

Point of Presence

Điểm của sự hiện diện

VRN

Virtual Private Network


Mạng ảo riêng

RD

Route Distinguisher

BGP

Border Gateway Protocol

MP-BGP

Multiprotocol BGP

RT

Route Target

VRF

Virtual Routing and Forwarding

SFM

Switch Fabric Module

IOM

Input Output Module


MDA

Media Dependent Adapters

LAN

Local Area Network

Mạng nội bộ

IMM

Integrated Media Module

Mô-đun tích hợp Media

ISA

Integrated Service Adapter

Bộ điều hợp dịch vụ tích hợp

MPLS

Multiprotocol Label Swiching

Chuyển mạch nhãn đa giao thức

NGN


Next Generation Network

Mạng thế hệ kế tiếp

MTSO

Mobile Transport Switching Office

Văn phòng chuyển mạch di động

DWDM

Dense Wavelength Division Multiplexing

QoS

Quality of Service

LER

Label Edge Router

LSR

Label Switch Router

LSP

Label Switched Path.


Đường dẫn chuyển mạch nhãn.

LIB

Label Information Base

Cơ sở thông tin nhãn

LFIB

Label Forwarding Information Base

Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn

TTL

Time-to-live

FEC

Forwarding Equivalence Class

Chuyển tiếp lớp tương đương

CPM

Control Processor Module

Mô-đun xử lý điều khiển


Giao thức Border Gateway

Định tuyến và chuyển tiếp ảo

Chất lượng dịch vụ

3
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Tên hình
Trang
Cơ cấu tổ chức trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung.
7
Trực quan vị trí các trạm
9
Quy mô mạng 2G tại Đà Nẵng

10
Quy mô mạng 3G tại Đà Nẵng
10
Quy mô mạng 4G tại Đà Nẵng
10
Mô hình chung của hệ thống.
11
Sơ đồ các lớp mạng
Cấu hình MC-AGG Ring.

12

Cấu hình CSG Ring 1
Cấu hình CSG Ring 2
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống Metro.

13
14

Sơ đồ định tuyến và chuyển tiếp ảo trên PE.
Các sản phẩm dòng 7750 SR.
Kiến trúc phần cứng 7750 SR - 12.
Các thành phần của 7750 SR – 12.

15
17
18
23

3.5


Kiến trúc phần cứng 7750 SR – 12e.
Các thành phần của 7750 SR – 12e.

3.6

Nokia 7705 SAR-18

26

3.7

7705 SAR-18 Mobile Backhaul Aggregation

27

3.8

Sơ đồ tổng quan hệ thống truyền dẫn quang DWDM.

30

3.9

Phân cấp mạng quang theo lớp.

31

3.10


Sơ đồ khối thiết bị Thiết bị Ciena 6500 có trong hệ thống.

32

3.11

Thiết bị 6500 32-Slot (OTN)

33

3.12

Thiết bị 6500 14-Slot (ROADM)

34

4.1

Vị trí các LER và LSR trong MPLS.

35

4.2

Sơ đồ hoạt động cơ bản của MPLS

37

4.3


Nhãn MPLS.

38

4.4

Chuyển tiếp các lớp tương đương FEC.

39

4.5

MPLS control plane

40

2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4

13

15


19
23

4
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

4.6

Giao thức báo hiệu nhãn động

40

4.7

Giao thức phân phối nhãn – LDP

41

4.8

Cấu hình tối thiểu.

42

4.9

Các loại tin nhắn và phân bổ nhãn.


43

4.10

Dữ liệu chạy trong đường hầm.

44

4.11

Cấu hình sơ bộ RSVP-TE.

45

5.1

7750 SR-12 tại trung tâm.

49

5.2

7750 SR-12e tại trung tâm.

50

5.3

7705 SAR-18 tại trung tâm.


51

5.4

Thiết bị 6500 14-Slot và Thiết bị 6500 32-Slot

52

5
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Tên hình
2.1
Quy mô mạng hiện tại.
Công suất và các thành phần của 7750 SR.
3.1

Trang
9
18

3.2

Các thông số khung của Nokia 7750 SR – 12.


20

3.3

Các thông số đánh giá sự an toàn khung của 7750 SR – 12.
Các thông số đặc tính điện PEM của 7750 SR – 12.

20

Các thông số đánh gía an toàn điện của 7750 SR – 12.
Các thông số về điều kiện hoạt động của 7750 SR – 12.

21

Các thông số khung của 7750 SR-12e.
Các thông số kỹ thuật điện của khung 7750 SR-12e.

24
25

3.10

Các thông số điện APEQ của 7750 SR-12e.
Thông số kỹ thuật điện của quạt thông gió của 7750 SR-12e.

3.11

Các thông số kỹ thuật MDA và MDA-XP của 7750 SR-12e.


25

3.12

26

3.13

Các điều kiện hoạt động của 7750 SR-12e.
Các thông số khung của 7705 SAR-18.

3.14

Các thông số CSM của 7705 SAR-18.

28

3.15

Các thông số Alarm Module của 7705 SAR-18.

28

3.16
3.17

29
29

3.18


Các thông số Fan Module của 7705 SAR-18.
Các thông số Adapter Card của 7705 SAR-18.
Các điều kiện hoạt động của 7705 SAR-18.

3.19

Các thông số kỹ thuật Ciena 6500.

35

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

21
22
25
25

28

30

6
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển công nghệ và mạng lưới viễn thông trên thế giới trong
những thập niên gần đây đã đem lại cho người sử dụng nhiều dịch vụ mới đa dạng và
phong phú. Thêm vào đó là các thông tin mà người sử dụng trao đổi với nhau ngày càng
phong phú: ban đầu họ chỉ trao đổi email, lướt web, hiện nay thì họ cần trao đổi nhạc,
video, xem phim trực tuyến…. Do vậy yêu cầu năng cấp mạng máy tính của các nhà
cung cấp dịch vụ là yêu cầu thiết yếu, xây dựng lại toàn bộ hệ thống mạng với một công
nghệ mới để có khả năng đáp ứng thông lượng cao. Đứng trước tình hình thực tế cho thấy
hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều sử dụng công nghệ cũ như Frame delay, ATM thì
khả năng cung cấp các dịch vụ của mạng là rất hạn chế. Nên mạng Metro là một trong
những thế hệ mạng mới mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai để đáp ứng việc
truyền tải băng rộng nhiều dịch vụ như data, voice, video, đồng thời cũng đáp ứng được
yêu cầu hội tụ mạng hiện nay và được xem như một công nghệ phát triển dịch vụ cao cấp
vì đầu tư rẻ hiệu quả kinh tế cao, các thiết bị đầu cuối đơn giản, khả năng cung cấp mở
rộng dịch vụ nhanh. Tuy nhiên, công nghệ mạng Metro là công nghệ mới và vẫn còn một
số vấn đề đang được chuẩn hóa.
Việc thực tập nghiên cứu hệ thống và thiết bị Metro tại Trung tâm mạng lưới
MobiFone miền Trung là mục tiêu của cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp này bao gồm 3
phần:
- Tổng quan hệ thống mạng Metro.
- Phân tích các thiết bị AGG, CSG và hệ thống truyền dẫn quang DWDM.
- Phân tích các sự cố và khắc phục.
Với đề tài này, em mong muốn làm quen với các khái niệm, hiểu một cách chung
nhất về hệ thống Metro và đặc biệt là việc triển khai hệ thống Metro tại chính đơn vị
mình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Hồng Nam đã tạo điều kiện, cũng như đã định
hướng để em được thực tập tại công ty, cảm ơn anh Phạm Minh Hải và anh Lê Anh Phúc

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại trung tâm mạng lưới
MobiFone miền Trung. Chắc chắn báo cáo còn nhiều thiếu sót, mong thầy và anh góp ý
để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa.

7
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM MẠNG LƯỚI
MOBIFONE MIỀN TRUNG.
Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung là đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Viên thông MobiFone, được thành lập vào ngày 10/02/2015.
Số lượng lao động: 128 người, 92% là đại học và trên đại học.
Cơ cấu tổ chức:

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung.
Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung có chức năng, nhiệm vụ: Quản lý,
vận hành khai thác bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn và cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến; điều
hành công tác xử lý sự cố các trạm phát sóng thuộc địa bàn miền Trung; tối ưu vùng phủ
sóng đảm bảo chất lượng mạng phục vụ khách hàng theo yêu cầu của các Công ty kinh
doanh; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an toàn
phòng chống lụt bão.

8
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG MẠNG METRO.
2.1 Giới thiệu chương.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội và văn hoá trong
môi trường các đô thị và thành phố lớn nên nhu cầu trao đổi thông tin là rất lớn, đa dạng
cả về loại hình dịch vụ, tốc độ. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy xu hướng tập trung đầu tư
xây dựng các mạng nội vùng, chuyển đổi công nghệ, cung cấp đa dịch vụ, đưa dịch vụ tới
gần người sử dụng, đạt mục đích cung cấp dịch vụ “mọi lúc, mọi nơi, mọi giao diện”. Với
mọi nhu cầu đặt ra, Mạng Metro ra đời nhằm đáp ứng đã được nhu cầu ngày càng cao
trong việc trao đổi dữ liệu giữa mạng nội bộ với mạng bên ngoài. Chương này sẽ giúp ta
có cái nhìn khái quát nhất về các trạm, sơ đồ nguyên lý, nguyên lý hoạt động và các thiết
bị của hệ thống Metro tại trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung.
2.2 Mô hình và sơ lược các thiết bị của hệ thống.
2.2.1 Tổng quan mạng thông tin di động 2G, 3G, 4G.
- Mạng 2G:
+ Tên gọi đầy đủ là hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM), có khả
năng phủ sóng rộng khắp. Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: nền TDMA
(Time Division Multiple Access) và nền CDMA.
+ Trạm phát sóng: BTS. Từ BTS kết nối đến tổng dài BSC.
- Mạng 3G:
+ Cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS,
truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao
cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Tốc độ 3G
chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21Mbps và đang được cải
tiến, nâng cao lên 42 Mbps. Công nghệ 3G theo 4 chuẩn chính: W-CDMA,
CDMA 2000, TD-CDMA, TD-SCDMA.
+ Trạm phát sóng: Node B. Node B kết nối lên RNC.
- Mạng 4G:
+ Là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ
liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gb/giây, 2

chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution
(LTE),

9
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

+ Trạm phát sóng: eNode B. eNode B kết nối lên EPC.
Trực quan vị trí các trạm trong hệ thống[8]:

Hình 2.1: Trực quan vị trí các trạm.
Quy mô mạng hiện tại:
Bảng 2.1 Quy mô mạng hiện tại.

+ 2G:

10
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Hình 2.2 Quy mô mạng 2G tại Đà Nẵng.
+ 3G:

Hình 2.3 Quy mô mạng 3G tại Đà Nẵng.
+ 4G:


Hình 2.4 Quy mô mạng 4G tại Đà Nẵng.
11
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

2.2.2 Sơ đồ của hệ thống.

Hình 2.5: Mô hình chung của hệ thống.
Metro Ethernet là một mạng máy tính dựa trên chuẩn Ethernet và mạng này bao
phủ một đô thị. Nó thường được dùng như là một mạng truy nhập metropolitan để kết nối
các thuê bao và các doanh nghiệp đến một mạng WAN (Wide Area Network), giống như
mạng Internet. Những doanh nghiệp lớn thường sử dụng Metro Ethernet để kết nối các
chi nhánh vào mạng Intranet của họ.
Một mạng Metro Ethernet cung cấp dịch vụ đặc trưng là một tập hợp của Layer 2
hoặc 3, các bộ switch hoặc router kết nối thông qua cáp quang. Topology có thể là ring,
hình sao (star), hình lưới hoàn toàn hoặc lưới cục bộ. Mạng cũng có cấu trúc: lõi (core),
phân phối và truy nhập. Mạng lõi trong hầu hết các trường hợp là một backbone
IP/MPLS hiện có, nhưng có thể tách ra một dạng Ethernet Transport mới hơn với tốc độ
10G hoặc 100G.
Các lớp mạng của hệ thống tại trung tâm mạng lưới[8]:

12
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Hình 2.6: Sơ đồ các lớp mạng.

- Lớp Core: Lớp core là lớp chứa các thiết bị có khả năng chuyển mạch rất cao
nhưng lại không có khả năng định tuyến, tìm đường. Vì vậy các thiết bị ở lớp biên
phải chịu trách nhiệm thiết lập các tuyến đường qua mạng core. Còn mạng core thì
chỉ chuyển mạch theo các tuyến đường đấy. Công nghệ trong mạng core hiện nay
phổ biến là công nghệ MPLS.
- Lớp Aggregation: Đây là lớp đảm bảo tổng hợp các lưu lượng từ lớp access để
đưa vào mạng core.
- Lớp Access: là nơi chứa các Access POP để kết nối trực tiếp đến các khách hàng.
Vì mạng Metro Ethernet là một mạng NGN, nó sẽ thống nhất toàn bộ các mạng như:
mobile, data network,… vào thành một mạng. Tuy nhiên sự thống nhất này
chỉ xảy ra ở các lớp sau đó là lớp aggregration và lớp core. Còn trong lớp access
này thì với mỗi loại mạng khác nhau thì cũng có những thiết bị access khác nhau.
Các thiết bị này có nhiệm vụ phải đảm bảo việc chuyển các dữ liệu của các mạng
khác thành dữ liệu thống nhất trong mạng Metro Ethernet. Các thiết bị được đặt trong tủ
dây của doanh nghiệp.
Cấu hình các router của hệ thống:

13
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Hình 2.7: Cấu hình MC-AGG Ring.

Hình 2.8: Cấu hình CSG Ring 1.
14
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Hình 2.9: Cấu hình CSG Ring 2.

2.2.3 Sơ lược các thiết bị.
- Thiết bị Customer Edge (CE):
+ Một thiết bị cạnh khách hàng (CE) cung cấp cho khách hàng truy cập vào
mạng của nhà cung cấp dịch vụ qua một liên kết dữ liệu tới một hoặc nhiều
router của nhà cung cấp (PE). Người dùng cuối thường sở hữu và vận hành
các thiết bị này. Các thiết bị CE chạy các giao thức định tuyến của người
dùng cuối và hỗ trợ lược đồ địa chỉ IP được thực hiện bởi người dùng cuối.
Họ không biết về sự tồn tại của giao thức MPLS hoặc VPNs.
+ Các thiết bị CE được sử dụng trong VPN lớp 2 có thể là một switch
Ethernet, trong trường hợp đó chúng không cần phải tham gia vào các giao
thức định tuyến.
- Thiết bị Provider Edge (PE): Một bộ định tuyến PE được kết nối trực tiếp với
các thiết bị cạnh thiết bị khách hàng CE. Trong một mạng MPLS router PE là Labelers
Edge Routers (LER).
- Thiết bị Provider Router (P):
+ Các bộ định tuyến trong mạng lõi của nhà cung cấp. Trong một bộ định
tuyến mạng của nhà cung cấp MPLS là Label Switched Routers (LSR).
+ Các thiết bị này có thể được kết nối với các PE hoặc P router khác, nhưng
không có bất kỳ kết nối với CE.
15
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

+ Các bộ định tuyến P không có giao diện trực tiếp với bất kỳ CE, nhưng có

thể có các giao diện trực tiếp với các bộ định tuyến PE.
Hiện tại hệ thống Metro của trung tâm chưa đi vào hoạt động, do vậy trong khuôn
khổ đề tài này ta chỉ tìm hiểu chi tiết về các thiết bị AGG (Nokia 7750SR-12, Nokia
7750SR-12e); CSG (Nokia 7705 SAR-18) và Ciena 6500.
2.3 Nguyên lý hoạt động.

Hình 2.10: Sơ đồ nguyên lý hoạt động.

Hình 2.11: Sơ đồ định tuyến và chuyển tiếp ảo trên PE.
Mỗi router PE duy trì một bảng định tuyến logic riêng biệt nhằm duy trì thông tin
chuyển tiếp trên mỗi trang web. Bảng này được gọi là bảng định tuyến và chuyển tiếp ảo
(Virtual Routing and Forwarding table - VRF), bao gồm các tuyến đến của khách hàng
như: địa phương, các trang web từ xa[8].
CE cũng chạy một giao thức định tuyến phổ biến với bộ định tuyến của nhà cung
cấp dịch vụ để trao đổi các tuyến đường với mạng nhà cung cấp. Giao thức định tuyến
này có thể giống hoặc khác với giao thức định tuyến được sử dụng nội bộ trong khách
hàng hoặc trong mạng nhà cung cấp.
16
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Phân biệt Tuyến đường RD (Route Distinguisher) là cần thiết để làm cho các
tuyến đường VPN (Virtual Private Network) độc đáo. Điều này là cần thiết vì tất cả các
tuyến VPN được thực hiện trong cùng một giao thức định tuyến MultiProtocol BGP (MPBGP).
Khách hàng khác nhau có thể sử dụng cùng một địa chỉ IP trong các mạng của họ.
Một phương pháp là cần thiết để đảm bảo địa chỉ IP duy nhất khi chúng được phân phối
trên mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này đạt được bằng cách chờ địa chỉ IPv4 4
byte với RD 8 byte để tạo địa chỉ mới gọi là "địa chỉ VPN-IPv4". Một giá trị RD riêng

biệt có thể được kết hợp với các tuyến đường riêng lẻ hoặc với tất cả các tuyến đường
được từ một CE cụ thể. Các PE thiết lập một MP-BGP duy nhất cho các tiền tố của VPNIPv4.
Một số cơ chế cần thiết để xác định VRF nào thuộc về một tuyến. Đánh dấu một
tuyến đường bằng cách gắn một thuộc tính chung mở rộng MP-BGP: Route Target (RT).
VRF lưu trữ các tiền tố IPv4 mà không có các giá trị RD hoặc RT, và tất cả lưu lượng
truy cập dữ liệu được thực hiện trong các gói IPv4 chuẩn. Trong nhiều trường hợp, giá trị
RT được chọn sẽ giống như RD.
Khách hàng không biết về sự tồn tại của các địa chỉ VPN-IP. Chuyển đổi giữa các
tuyến IP của khách hàng trong một VPN cụ thể và các tuyến VPN-IP phân bố giữa các bộ
định tuyến của nhà cung cấp được thực hiện bởi các bộ định tuyến PE.
2.4 Kết luận chương.
Chương này đã giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về hệ thống và thiết bị Metro
với cấu trúc phân lớp: lõi, phân phối và truy nhập. Lợi thế của hệ thống là tính dễ sử
dụng, giảm chi phí đầu tư, đồng thời tính linh hoạt cao. Tìm hiểu chức năng của từng lớp,
nguyên lý hoạt động của cả hệ thống, từ đó làm cơ sở để đi sâu vào việc tìm hiểu chi tiết
các thiết bị AGG, CSG và hệ thống truyền dẫn quang DWDM mà chúng ta sẽ nhắc tới ở
chương tiếp theo.

17
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ AGG, CSG VÀ HỆ THỐNG
TRUYỀN DẪN QUANG DWDM TẠI TRUNG TÂM
MẠNG LƯỚI.
3.1 Giới thiệu chương.
Thiết bị AGG (Nokia 7750SR-12, Nokia 7750SR-12e); CSG (Nokia 7705 SAR)
và Ciena 6500 trong truyền dẫn quang DWDM là một trong những thiết bị điển hình của

hệ thống Metro tại trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung. Tiếp theo chương trước,
trong chương này sẽ đề cập chi tiết về cấu tạo, sơ đồ khối, nguyên lý vận hành, các thông
số, điều kiện hoat động.
3.2 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR.

Hình 3.1: Các sản phẩm dòng 7750 SR.
Các router đa dịch vụ Alcatel-Lucent 7750 SR được thiết kế để cung cấp định
tuyến hiệu năng cao và có tính sẵn sàng cao với các hoạt động, quản lý và cung cấp dịch
vụ. Sử dụng công nghệ silicon FP3 của Alcatel-Lucent 400 Gbit/s, 7750 SR mang lại hiệu
suất vượt trội và quy mô cho một loạt các dịch vụ IP, với dịch vụ thông minh để tăng hiệu
quả hoạt động[3].
Các 7750 SR cung cấp một bộ tính năng tiên tiến và toàn diện và có thể phục vụ
như là một cổng mạng băng thông rộng cho các dịch vụ dân cư, như một dịch vụ đa dịch
vụ cho Ethernet và các dịch vụ kinh doanh IP VPN, như là bộ định tuyến kết hợp trong
các ứng dụng backhaul di động, hoặc như một gói di động cốt lõi cho thế hệ thứ hai, thế
hệ thứ ba và mạng không dây phát triển dài hạn[3].
18
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Bảng 3.1: Công suất và các thành phần của 7750 SR.

Bảng này tóm tắt công suất và các thành phần của các 7750 SR hiện đang có sẵn.
Sự khác biệt về dung lượng cho thấy 7750 SR-12e, 7750 SR-12 và SR-7 thích hợp cho
các ứng dụng lõi lớn, trong khi 7750 SR-c12 và SR-c4 thích hợp cho các triển khai Pointof-Presence nhỏ.
3.2.1 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR – 12.
3.2.1.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành.


Hình 3.2 Kiến trúc phần cứng 7750 SR - 12.
19
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Kiến trúc phần cứng 7750 SR-12 dựa vào sự tích hợp của hai khu chức năng:
Switch Fabric and Control Processor Modules (SF/CPM) và các thành phần đầu vào/ra
cung cấp các giao diện mạng vật lý và thực hiện các chức năng xử lý[2].

Hình 3.3: Các thành phần của 7750 SR – 12.






SF/CPM: Bộ xử lý điều khiển đa lõi chạy các giao thức định tuyến, chuyển
mạch và OAM.
IOM: Môđun toàn khe cắm có thể chứa tối đa hai MDA hoặc hai ISA, hoặc
một MDA và một ISA.
MDA: Môđun nửa khe cung cấp các loại bộ điều hợp Ethernet khác nhau,
tùy chọn giao diện và dịch vụ tiên tiến với SFP và XFP.
IMM: Mô đun toàn khe cắm với bộ xử lý mạng FP2 được trang bị cổng vật
lý tích hợp.
ISA: Khe ổ cắm nửa khe mà không có các cổng vật lý chèn vào một môđun đầu vào/ra và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt.

7750 SR-12 có bố cục theo chiều dọc với hai khe cho chuyển đổi cơ cấu và các bộ
xử lý điều khiển và 10 khe cho thẻ đầu ra. Dung lượng lớn hơn làm cho bộ định tuyến

7750 SR-12 trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng cốt lõi hoặc dịch vụ đa cấp
cao cấp.
Mỗi thẻ SF/CPM tích hợp bộ xử lý trung tâm và chuyển đổi kết cấu, điều khiển
các chức năng định tuyến và chuyển mạch, cung cấp giao diện điều khiển và quản lý,
cũng như giao diện cho tín hiệu đồng bộ hóa bên ngoài. Hai thẻ SF/CPM chia sẻ lưu
lượng truy cập. Phần đầu ra đầu ra có thể chứa Mô-đun đầu vào hoặc Mô-đun Tích hợp
20
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

hoặc cả hai. Mỗi thẻ IOM có thể chứa Media Dependent Adapters, cung cấp các giao diện
mạng vật lý thông qua các đơn vị Small Form-factor Pluggable. IOM cũng có thể chứa
các Integrated Service Adapters, cung cấp xử lý ứng dụng chuyên dụng và đệm. Các thẻ
IMM tích hợp các giao diện xử lý và vật lý trên một bảng đơn. Các Mini Switch Fabric
Modules được yêu cầu để để cung cấp kết cấu dự phòng hoàn chỉnh cho nền tảng 7750
SR-12e[2].
3.2.1.2 Thông số và điều kiện hoạt động.
- Thông số khung[1]:
Bảng 3.2: Các thông số khung của Nokia 7750 SR – 12.

(1): Khung gầm được vận chuyển cùng với Tấm nâng cao, Khay Lọc khí, bảng điều
khiển trở kháng, và DC PEM-3 được lắp đặt.

- Thông số đánh giá độ an toàn của khung:
Bảng 3.3: Các thông số đánh giá sự an toàn của khung của Nokia 7750 SR – 12.

- Thông số đặc tính điện PEM:
Bảng 3.4: Các thông số đặc tính điện PEM của Nokia 7750 SR – 12.


21
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

- Thông số đánh giá an toàn nguồn điện:
Bảng 3.5: Các thông số đánh gía an toàn nguồn điện của Nokia 7750 SR – 12.

- Điều kiện hoạt động:
Bảng 3.6: Các thông số về điều kiện hoạt động của Nokia 7750 SR – 12.

22
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

(1): Chỉ sử dụng để chuyển đổi điện AC-DC.
(2): Đảm bảo rằng tất cả cáp điện sử dụng trên khung gầm đáp ứng các mã an toàn địa phương.
(3): Ba khay quạt là cần thiết cho hoạt động bình thường. Ngay lập tức thay thế khay ngay khi
xảy ra sự cố.

3.2.2 Thiết bị AGG Nokia 7750 SR-12e.
3.2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý vận hành.
7750 SR-12e là một dòng sản phẩm mới cao cấp của dòng sản phẩm 7750 SR và
cung cấp khả năng mở rộng trong tương lai. 7750 SR-12e được thiết kế để cung cấp các
dịch vụ khác biệt, hiệu năng cao và có tính sẵn sàng cao. Nó hỗ trợ xử lý các ứng dụng
chuyên biệt về dịch vụ, chất lượng dịch vụ tiên tiến và nhiều giao diện và giao thức

Ethernet và đa dịch vụ. 7750 SR-12e cung cấp quy mô và trí tuệ hàng đầu trong ngành để
cung cấp các dịch vụ IP khu dân cư, doanh nghiệp và không dây băng thông rộng trên
nền tảng định tuyến hội tụ[2].

23
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Hình 3.4 Kiến trúc phần cứng 7750 SR – 12e.
Một khung có tích hợp 7750 SR-12e được trang bị đầy đủ gồm có hai Switch
Fabric and Control Processor Modules và hai Mini Switch Fabric Modules.

Hình 3.5: Các thành phần của 7750 SR – 12e.
Switch Fabric and Control Processor Module (SF/CPM): Bộ xử lý điều
khiển đa lõi chạy các giao thức định tuyến, chuyển mạch và OAM.
• Mini Switch Fabric Module (SFM): Bộ xử lý điều khiển đa lõi chạy các
giao thức định tuyến, chuyển mạch và OAM.


24
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 2018

Input Output Module (IOM): Môđun toàn khe cắm có thể chứa tối đa hai
MDA hoặc hai ISA, hoặc một MDA và một ISA.
• Media Dependent Adapters (MDA): Môđun nửa khe cung cấp các bộ điều

hợp Ethernet khác nhau, tùy chọn giao diện và dịch vụ với SFP và XFP.
• Integrated Media Module (IMM): Mô-đun rãnh đầy đủ dựa trên CPU đa
nhân mới FP3. IMM được trang bị cổng vật lý tích hợp.
• Integrated Service Adapter (ISA): Khe ổ cắm nửa khe mà không có các
cổng vật lý chèn vào một mô-đun đầu vào/ra và cung cấp các dịch vụ
chuyên biệt.


7750 SR-12e có bố trí theo chiều thẳng đứng với hai khe cho Switch Fabric và
Control Processor Modules, hai nửa khe dành cho SFM mini và 9 khe cắm cho các
module đầu vào đầu vào hoặc mô-đun tích hợp.
SF/CPM là mô-đun xử lý kiểm soát kết hợp (CPM) và mô-đun chuyển đổi kết cấu
(SFM). Chức năng xử lý điều khiển hoạt động trong mô hình 1+1 active/standby
redundancy khi hai thẻ SF/CPM cung cấp một mặt phẳng điều khiển hoàn toàn đồng bộ.
Mỗi SF/CPM tích hợp bộ xử lý trung tâm và chuyển đổi kết cấu, điều khiển các chức
năng định tuyến và chuyển mạch, cung cấp giao diện quản lý và giao diện điều khiển,
cũng như giao diện cho tín hiệu đồng bộ hóa bên ngoài. Mỗi thẻ IOM cung cấp các giao
diện mạng vật lý thông qua các đơn vị Small Form-factor Pluggable, cung cấp xử lý ứng
dụng chuyên dụng và đệm. Các thẻ IMM tích hợp các giao diện xử lý và vật lý trên một
bảng đơn. 7750 SR-12e mở đâu sự hỗ trợ cho một loạt IMM dựa trên CPU đa nhân mới
FP3. [2]
3.2.2.2 Thông số và điều kiện hoạt động.
- Thông số khung[1]:
Bảng 3.7: Các thông số khung của 7750 SR-12e.

25
SVTH: Trần Thị Xuân Miền. GVHD: Thầy Lê Hồng Nam.



×