Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

TÍNH CHẤT LIÊN TỤC SÔNG( SÔNG ĐỒNG NAI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 48 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường
TPHCM

Chủ đề: Tính liên tục sông( sông Đồng Nai )
Nhóm 5 :
Trần Thị Ngọc
Nguyễn Thị Khánh Nhi
Trương Thị Thùy Vân
Bạch Thảo Sương
Bùi Thị Mỹ Linh
Lê Nguyễn Yến Nhi
Nguyễn Thị Tuyến

Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Trọng Khiêm
1


Mục lục
Mở đầu
A Lý Thuyết
1 Thuyết liên Tục sông

trang 2-4

2 Thủy vực nước ngọt

trang 4

3 Sông

trang 5-6



4 Suối

trang 6-8

B Giới thiệu sông Đồng Nai
1 Giới thiệu sông Đồng Nai

trang 8-9

1.1 Vị trí địa lí

trang 9

1.2 Địa hình , địa mạo

trang 10-11

1.3 Đặc điểm khí hậu

trang 11-12

1.4 Chế độ thủy văn

trang 12-15

2 Thượng lưu

trang 15-21


3Trung lưu

trang 22-33

4 Hạ lưu

trang 33-40

Kết luận
Tài liệu tham khảo

1


Mở đầu
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc đem lại nguồn lợi lớn về
kinh tế. Con người đã biết tận dụng sự khác biệt giữa các dòng sông
phục vụ lợi ích của họ, nhưng có khi gây những tác hại nguy hiểm cho
các thủy vực như làm thay đổi hình thái, tính chất lý hóa, dẫn đến biến
đổi hệ sinh thái thủy vực. Điều này không chỉ ảnh hưởng môi trường
chung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Xem xét khái quát
về hệ sinh thái các thủy vực ở Việt Nam để thấy được sự đa dạng sinh
vật phần nhiều do điều kiện địa lý tự nhiên thủy vực quyết định. Phần
lớn các thủy vực Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
về chất lượng, từ những hiểu biết khái quát chúng ta có thể đề ra mục
tiêu, phương pháp hạn chế và khắc phục môi trường nước.

1



A.Lý thuyết
1. Thuyết liên tục sông
Khái niệm “liên tục của suối-sông” dựa trên cơ sở phân chia các
khúc của suốisông. Hình dung có một mạng lưới liên kết của các suối
trong vùng lưu vực dưới dạng một chuỗi liên tục của gradient các yếu
tố vật lý và quần xã thủy sinh vật. Theo khái niệm này, tính liên tục
của dòng suối-sông được biểu thị bằng cấu trúc và chức năng của
quần xã động vật không xương sống từ suối đầu nguồn cho tới vùng
cửa sông được điều chỉnh bởi một gradient vật chất hữu cơ cung cấp
từ bên ngoài và tại chỗ. Tầm quan trọng của hầu hết các nhóm động
vật không xương sống theo chức năng: cấu trúc các nhóm động vật cắt
xé (shreder), động vật ăn thực vật (grazer), động vật ăn lọc (collector)
và động vật ăn thịt (predator) được thay đổi dần dần tùy theo sự cung
cấp thức ăn.
-

Vùng suối đầu nguồn thường bị bóng cây rừng che phủ, ít ánh sáng

mặt trời nên khoảng 99% vật chất hữu cơ được cung cấp từ bên ngoài
và 1% hoặc ít hơn được sản xuất tại chỗ bởi quang hợp. Vật chất hữu
cơ ở các khúc suối-sông này là dạng thô (Coarse Particulate Organic
Matter-CPOM). Các quần thể động vật ở đây duy trì chuỗi thức ăn
chủ yếu nhờ lượng vật chất hữu cơ từ bên ngoài vào như lá, cành, quả.
Lượng hữu cơ này được các nhóm vi sinh vật, nấm hoặc một số nhóm
động vật cắt xé (shredder) như các nhóm côn trùng ở nước (caddis2


fly; crane-fly; stone-fly), hoặc giáp xác (crayfish). Tại các khúc này,
động vật cắt xé chiếm một tỷ lệ lớn trong cấu trúc động vật không
xương sống. Nhóm động vật cắt xé là rất quan trong trong việc cắt

xé/chế biến lá, cành cây. Các nhóm động vật khác sử dụng các mảnh
vụn nhỏ hơn. Các nhóm động vật ăn thịt lại ăn các nhóm động vật ăn
mảnh vụn, ăn thực vật như côn trùng (dobsson-fly; stone-fly) và một
số loài cá bống suối; Nhóm động vật ăn thực vật có một tỷ lệ thấp.
Ngược lại, vật chất hữu cơ hạt mịn (Fine Particulate Organic MatterFPOM) được hình thành từ bọn sử dụng CPOM lại chiếm ưu thế ở
vùng thấp hơn ở trung lưu dòng sông. Lượng CPOM từ vùng ven sông
ở vùng suối đầu nguồn giảm. Các loài ăn lọc ở lớp trầm tích như ấu
trùng côn trùng ăn FCOM phát triển. Tại vùng suối-sông rộng hơn,
lượng cung cấp CPOM từ bên ngoài giảm dần và lượng FPOM cũng
giảm dần. Tại khu vực suối rộng hơn khi gia nhập sông, quá trình sản
xuất tự dưỡng bởi nhóm tảo sợi và các loài thực vật thủy sinh có mạch
chiếm ưu thế trong hệ và sự ảnh hưởng của hệ thực vật trên cạn ở hai
bên bờ đã không còn nữa. Tại đây, năng xuất sơ cấp tại chỗ được hình
thành bởi tảo và thực vật thủy sinh đã cung cấp CPOM cho nhóm
động vật ăn thực vật ở vùng trung lưu này làm cho nhóm động vật ăn
thực vật phát triển, chiếm một tỷ lệ lớn ở đây. Trong khi đó, nhóm
động vật cắt xé giảm hẳn về số lượng. Cuối cùng chỉ có phần trơ, bã
của FPOM và chất hữu cơ hòa tan (Dissolved Organic Matter-DOM)
còn lại không phải là thức ăn thích hợp cho hầu hết các nhóm thủy
sinh vật. Trong cấu trúc động vật, chỉ còn hai nhóm động vật tiêu thụ
3


ăn lọc và nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật cắt xé không tồn tại.
Trong đó, nhóm động vật tiêu thụ ăn lọc phát triển và chiếm ưu thế.
=> Như vậy, có thể thấy lý thyết tính liên tục của suối-sông được đưa
ra trên cơ sở sự thay đổi cấu trúc tỷ lệ các nhóm động vật không
xương sống ở đáy từ thượng lưu về hạ lưu là phản ứng của chúng với
sự thay đổi tỷ lệ CPOM/FPOM. Đáng chú ý là nhóm động vật phân
hủy CPOM chỉ giới hạn phân bố tại khúc suối đầu nguồn và nhóm

động vật ăn thực vật và vi khuẩn phát triển nhiều ở vùng trung lưu
sông, ở đó ánh sáng có thể chiếu xuống tận nền đáy để thực vật phát
triển. Nhóm động vật tiêu thụ ăn lọc bao giờ cũng chiếm ưu thế ở
khúc sông rộng lớn.

2. Thủy vực nước ngọt
- Quá trình bào mòn của dòng nước do nước mưa hoặc tuyết tan khi
chảy từ nơi cao xuống nơi thấp đã hình thành nên các sông, suối. Sông
và suối là thuật ngữ chungchỉ kiểu thủy vực nước chảy ở lục địa.
Dòng chảy được đặc trưng bởi sự vận động một chiều liên tục của
nước. Sự tạo thành của dòng chảy chủ yếu do lực trọng trường, cũng
có trường hợp do hoạt động địa chấn tạo thành các khe, kẽ nứt rồi
nước chảy dựa vào đó, có khi khi dòng chảy hình thành do con người.
Vùng sinh thái nước ngọt có giới hạn của nồng độ muối hòa tan nhỏ
hơn 0,5‰. Đây là vùng nước thiên nhiên xa biển dưới các loại hình
thủy vực khác nhau như: sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa... Đặc tính
4


chung là trong nước có ít thành phần muối Na+, Cl-, SO4 2-; nhiều
thành phần muối Ca2+, HCO3-, CO32-

3. Sông
- Sông là một dải lãnh thổ trên đó có dòng nước chảy tương đối lớn
và tương đối ổn định, là thuỷ vực nước chảy tiêu biểu với đặc điểm:
khối nước luôn chảy theo một chiều nhất định, từ thượng lưu đến hạ
lưu do lòng sông có sự chênh lệch về độ cao so với mực nước biển.
Theo chiều dòng chảy, sông có thể chia ra 3 phần với đặc tính khác
nhau: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Ranh giới cũng như độ dài 3
đoạn này rất khó phân biệt. Phần thượng lưu thường là tập hợp của

nhiều suối nhỏ, chảy trên nền đá gốc, lòng sông nông, mấp mô, độ dốc
lớn. Lượng nước ở đây rất biến động, dòng chảy nhanh nhất là khi có
mưa, có khả năng cuốn theo những khối đá lớn. Về mặt địa lý, phần
thượng lưu thường nằm ở vùng núi cao, dựa vào các khe, hẻm núi tự
nhiên, còn vùng trung và hạ lưu do tự bản thân dòng chảy đào xới.
Phần trung lưu có tốc độ dòng đã giảm nhiều nhưng vẫn đủ để cuốn
theo cát sỏi. Lòng sông được mở rộng, độ dốc kém đi, tuy vẫn còn
lớn, đáy sông đã có chất lắng đọng thô, những viên cuội tròn, có nơi
nước vẫn chảy trên đá gốc, đây là nơi tụ họp của các phụ lưu lớn.
Phần hạ lưu: tốc độ dòng chảy chậm dần ra đến biển, lượng nước chảy
nhiều, độ dốc nhỏ, lòng sông mở rộng, dòng chảy uốn khúc nhiều có
tính bồi đắp và lắng đọng, đáy sông được phủ bởi trầm tích hạt nhỏ.

5


Khi chảy trong vùng châu thổ, sông phân nước ra các chi lưu để cuối
cùng ra đến biển.
- Đặc điểm sinh vật : Trong thành phần sinh vật của sông phát triển
mạnh: vi khuẩn, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, giáp xác nhỏ kém phát
triển. Thành phần loài và số lượng nghèo ở thượng lưu và giàu dần lên
ở hạ lưu . Vùng thượng lưu có nhiều loài cá đặc trưng cho vùng núi
như: cá bống, cá sỉnh, cá hoả, cá chát, cá loà….

Hình 1: Cá chỉnh ở Yên Bái
- Vùng hạ lưu, khu hệ cá gồm các loài phổ biến ở vùng đồng bằng (cá
chép, cá diếc, cá chày, cá mè…) và các loài cá từ biển di cư vào (cá
mòi, cá cháy…). Một số loài cá khác phân bố từ vùng thượng lưu tới
hạ lưu sông, như cá mương, cá trạch, cá nheo, cá măng…
4. Suối

6


Suối là loại hình thuỷ vực nước chảy phổ biến ở vùng núi. Suối có
thể coi là sông cấp 1, một số suối lớn là sông cấp 2. Suối có đặc trưng
lòng hẹp và nông, mực nước thấp và có nền đáy đá, đá tảng hoặc sỏi
cuội. Dọc theo dòng suối chính thường có các nhánh phụ đổ vào.
Nước suối chảy với tốc độ lớn, nhưng giảm dần từ đầu nguồn tới cuối
nguồn. Phần khởi nguyên của các con sông vùng núi (phần đầu của
đầu nguồn sông) đều có dạng những dòng suối. Đặc tính quan trọng
nhất của suối là mực nước biến đổi thất thường. Do dòng suối chảy
xiết, bờ thấp và không vững chắc nên dòng chảy của suối thường luôn
thay đổi nhất là ở phần đầu nguồn, do tác động của mưa lũ .
- Đặc điểm sinh vật: Do nước chảy mạnh và có nền đáy đá là chủ
yếu, quần xã thuỷ sinh vật suối có sinh vật nổi nghèo nàn, thực vật
ven bờ phát triển mạnh, động vật đáy khá phong phú, chủ yếu gồm
các loài sống bám ở đáy đá và ở nước chảy mạnh như tôm cua, ấu
trùng Trichoptera, Ephemeroptera, các loài ốc rất phong phú thuộc các
họ ốc Ancylidae, Thiaridae,Hydrobiidae, Pachychilidae,Stenothiridae,
bọ cánh cứngPsephenidae,ấu trùng muỗi Anophenes.

7


Hệ cá suối bao gồm các các loài cá kích thước nhỏ, thích ứng với
điều kiện nước chảy như cá bám đá. Do độ trong lớn nên các nhóm
tảo bám đá (Periphyton) phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho
cá và động vật không xương sống .

B. Sông Đồng Nai

1.Giới thiệu sông Đồng Nai

8


- Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và
đứng thứ ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn
trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài
(Campuchia). Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng
Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn),
sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn).
Tổng diện tích lưu vực phần trong nước khoảng 37.330 km2, nằm
trên địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình
Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và thành phố
Hồ Chí Minh.
1.1 Vị trí địa lí:

9


- Bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía
Nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2000
m, đỉnh Lâm Viên: 2167 m, đỉnh Bi Doup: 2287 m, đỉnh Bơ Ra:
1864 m v.v... Các sườn núi cao tạo nguồn có độ dốc lớn từ 20 25%, đầu nguồn có tọa độ: 1080.42'.10''E và 120.12'.10''N, độ cao
trung bình khu vực đầu nguồn khoảng 1700 m (E: kinh tuyến
Đông, N: vĩ tuyến Bắc).
Từ nguồn về tới cửa biển Xoài Rạp, sông Đồng Nai có chiều dài
khoảng 610 km, độ dốc trung bình trên toàn dòng sông là 2,8‰,
đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 220 km (tính đến ngã ba sông
Lòng Tàu - Nhà Bè) . Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng

Nai tính đến trạm Trị An là: 14.900 km2, tới Biên Hòa là: 23.500
km2, tới Nhà Bè là: 28.200 km2, và tới cửa Soài Rạp khoảng
42.600 km2
1.2 Địa hình , địa mạo

10


- Sông Đồng Nai có nhiều uốn khúc, quanh co, hệ số uốn khúc
trung bình 1,3 đặc biệt trên cao nguyên Di Linh và Đà Lạt có nhiều
uốn khúc lớn, nhưng nhìn chung dòng chảy của sông có hai hướng
chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam chủ yếu ở phần thượng lưu
- Hướng Đông Bắc - Tây Nam chủ yếu ở trung và hạ lưu. Điều đó
khá phù hợp với kiến trúc địa tầng trong mỗi khu vực. Do tác động
của tạo sơn Tân sinh, sông Đồng Nai là sông già trẻ lại, biểu hiện
qua các cao nguyên xếp tầng như Lang Biang với độ cao trung
11


bình: 1500 m, Di Linh với độ cao trên 1000 m, các cao nguyên Mạ,
Mnông với độ cao bình quân khoảng 750 m và cuối cùng là đồng
bằng Nam Bộ. Vì vậy trắc diện dọc của sông cũng có dạng bậc
thang khá điển hình. Tuy vậy vẫn có thể chia chiều dài của sông
chính ra thành ba đoạn:
+ Thượng nguồn
+ Trung lưu
+ Hạ lưu
1.3 Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa tương đối phong phú với

trung tâm mưa lớn nhất tại Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh.
Lượng mưa đạt tới 2.876 mm mỗi năm. ở thượng nguồn lưu vực
phía nam cao nguyên Lang Biang, lượng mưa vào loại trung bình:
1.300 mm đến 1.800 mm. Sau cao nguyên Di Linh, lượng mưa có
giảm, nhưng vẫn còn phong phú từ 2.000 đến 2.300 mm.Tính trung
bình, hằng năm trên lưu vực lượng mưa đạt xấp xỉ 2.300 mm. Mùa
mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Có
một số vùng mùa mưa bắt đầu sớm hơn, từ tháng IV, như Đà Lạt,
Liên Khương, Di Linh, Bảo Lộc.Tháng có lượng mưa lớn nhất
thay đổi theo vùng, có nơi là tháng VII, tháng VIII, có nơi là tháng
X. Trong biến trình lượng mưa tháng trong năm có một số vùng thể

12


hiện thêm một cực đại vào tháng V, nhất là ở vùng phía nam cao
nguyên Lang Biang.
- Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong
phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng
với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2. Tuy nhiên, dòng chảy
phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng
chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2. Lưu vực sông Bé có
dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km2. Vùng thượng nguồn
sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 - 15
l/s.km2. Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ
đạt xấp xỉ 18 l/s.km2.
1.4 Chế độ thủy văn
- Chế độ nước : Sông suối ở Nam Bộ nói chung, ở Đồng Nai nói
riêng là: lũ lên xuống chậm, ít thấy lũ kép và không có đột biến lớn

như các sông ở phía Bắc, cường suất lũ yếu, Ah lũ lên cao nhất
cũng chỉ đạt từ 0,10 - 0,15 m/h (các sông ở phía Bắc cao nhất có
khi đạt tới 2 - 3 m/h) lũ xuống chậm, thời gian lũ rút kéo dài...
Nhìn chung chế độ mực nước ở đây không phức tạp lắm, đường
quá trình mực nước trong năm tương đối ổn định so với đường
chuẩn, diễn biến lũ thuộc loại đơn giản, một đỉnh trong năm, ít
thấy có lũ sớm, mùa lũ thuộc kiểu thời đoạn 5 tháng (từ tháng VII 13


đến tháng XI), dạng lũ có đỉnh xuất hiện vào tháng VIII (hoặc IX).
Mùa lũ lệch pha so với mùa mưa 2 tháng.
Bảng: Các đặc trưng mực nước sông Đồng Nai và La Ngà
TRUNG BÌNH

CAO NHẤT THẤP

NĂM (M)

(M)

BIÊN THỜI

NHẤT (M)

ĐỘ

GIAN

TRẠM SÔNG
Hbq


Hmax Hmin

Độ

Ngày

cao

Độ

Ngày

cao

TRẮC TRẮC

Tà Lài Đ.Nai 110,78 113,17 109,57 114,31 22-8- 109,47 1-487
Phú

90

79

96

L.Ngà 47,75 51,81 45,77 53,00 21-8- 45,70 7-4-

L.Ngà
Biên


4,84 78 - 96

L.Ngà 103,53 106,14 102,49 107,01 6-9- 102,41 31-3- 4,60 87 - 96

Hiệp
Cầu

QUAN QUAN

84
Đ.Nai

0,33

1,53

-1,84

1,92

Hòa

7,30 84 - 86

84

3-9- -2,06 25-3- 3,98 77 - 96
78


83

- Chế độ dòng chảy: Do nằm trong lưu vực trực tiếp đón gió mùa
Tây Nam, nên lượng mưa khá phong phú, lượng mưa dồi dào hệ số
dòng chảy (µ) bình quân từ 0,4 - 0,5 vào loại khá so với khu vực phía
Nam và trong cả nước. Số liệu thực đo trong những năm gần đây cho
thấy mođun dòng chảy năm của sông Đồng Nai ở Tà Lài là 31 l/s/
14


km2, ở Trị An là: 36,4 l/s/km2, của sông La Ngà ở Tà Pao là: 37,7 l/s/
km2, ở Phú Hiệp là: 39,6 l/s/km2...
- Độ đục: Độ đục của sông Đồng Nai và La Ngà thuộc vào loại nhỏ,
bình quân năm biến đổi từ 30,8 - 40 g/m3, mùa lũ từ 47,3 - 55,8 g/m3,
về mùa cạn từ 12,7 - 17,5 g / m3. Chênh lệch giữa độ đục lớn nhất
(rmax) và độ đục thấp nhất (rmin) bình quân trên sông La Ngà ở Phú
Hiệp là 131 lần, trên sông Đồng Nai từ 306 lần ở Trị An đến 659 lần ở
Tà Lài.
- Chế độ triều - mặn: Thủy triều truyền vào sông theo hai dạng: dạng
dòng và dạng sóng. Từ cửa sông Đồng Nai ngược tới chân thác Trị An
dài khoảng 149 km, nước sông hoàn toàn bị chế độ bán nhật triều
không đều biển Đông chi phối, số ngày bán nhật triều chiếm ưu thế,
ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống tương ứng với hai
đỉnh triều cao và hai chân triều thấp, số ngày nhật triều hiếm, thường
thấy trong thời kỳ nước cường.Thời kỳ nước cường là thời kỳ sau
ngày trăng tròn, hoặc không trăng 2 - 3 ngày, thời kỳ nước kém xảy ra
vào sau kỳ trăng thượng huyền và hạ huyền 1 - 2 ngày.

15



Bảng: Biên độ triều tại các trạm đo trên sông Đồng Nai
ĐỊA ĐIỂM

CỬA

BIÊN HÒA TÂN

BIỂN
Khoảng cách
(km)

HIẾU

ĐỊNH

LIÊM

00

95

130

144

3,0 - 3,50

2,30 - 2,80


2,0 - 2,50

0,9 – 1,2

Biên độ triều
(m)

- Độ mặn: Quá trình truyền triều từ cửa sông vào nội địa có quan hệ
chặt chẽ với quá trình xâm nhập mặn, thường đỉnh mặn (độ mặn cao
nhất) xuất hiện sau đỉnh triều từ 2 - 3h. Đoạn sông Đồng Nai từ Hiếu
Liêm về cửa biển, ngoài lượng nước của sông Bé, lượng nước sông
Đồng Nai chiếm từ 60 - 75% qua sự điều tiết của hồ chứa Trị An, giữ
một vai trò quan trọng đối với quá trình xâm nhập mặn ở hạ lưu.Mặn
xâm nhập ở hạ lưu sông Đồng Nai chủ yếu vào mùa cạn, thời kỳ nước
sông cạn kiệt nhất cũng là thời kỳ mặn tiến vào nội địa sâu nhất. Sau
khi có nhà máy thủy điện Trị An, về mùa cạn tại thời điểm thấp nhất
trong năm, lượng nước tối thiểu qua nhà máy cũng không dưới 100
16


m3/s , cao hơn so với cùng thời kỳ chưa có hồ (khoảng 40 m3/s - tại
Trị An). Do vậy mặn bị đẩy lùi về phía hạ lưu, không vào sâu như
trước khi có sự điều tiết của hồ chứa Trị An.

2.Thượng lưu
Vị trí địa lý.
Sông Đồng Nai thượng được tạo ta bởi 3 con sông lớn đó là : Sông
Đa Nhim, Sông Đa Dâng. Những con sông này bắt nguồn từ Cao viên
Lâm Viên và Cao nguyên Di Linh.
Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi cao nguyên Lang Biang, cao nguyên

Lang Bian, cao nguyên Lạng Bương, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà
Lạt) là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam (được khám phá
bởi nhà thám hiểm-bác sĩ Alexandre Yersin) với độ cao trung bình
khoảng 1.500 m (4.920 ft) so với mực nước biển. Phía nam cao
nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống
thung lũng sông Đa Nhim, Sông Đa Dâng tây nam hạ đột ngột
xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080 km². Địa hình đồi
núi trập trùng độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao
như Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (hay Chư Cang Ca, 2.167
m), Hòn Giao (2.010 m). Nước sông trên cao nguyên chảy chậm;
những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Than
Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly. Rìa cao
17


nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet, thác Voi.
Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành phù hợp cho trồng rau và hoa quả
ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn.
Hai con Sông Đa Nhim và Sông Đa Dâng chính là 2 con sông tạo
nên con sông Đồng Nai Thượng (Thượng nguồn của sông Đồng Nai)
có diện tích hứng nước vào khoảng 3.300 km2, dòng sông ở đây hẹp,
độ dốc lớn, lòng sông có nhiều đá lởm chởm, ít có tác dụng về giao
thông, đi lại.
Sông Đa Nhim bắt nguồn từ phía bắc núi Gia Rích (1.923m), huyện
Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gần ranh giới với hai tỉnh Khánh
Hoà và Ninh Thuận. Sông chảy qua các huyện Đơn Dương, Đức
Trọng và đổ vào sông Đa Dâng gần thác Pongour.

18



Sông Đa Dâng có tọa độ địa lý vào khoảng: 110 41’45” đến 110
59’55” vĩ độ Bắc 1080 10’00’’ đến 1080 25’15” độ kinh Đông.

Một số loài, động thực vật ở thượng nguồn sông
Đồng Nai
VD:
Bảng thống kê đa dạng loài thuộc lưu vực sông Đa Dâng( dòng chảy
chính của sông Đồng Nai thượng)
Nhóm sinh

Ngành

Bộ

Họ

vật
Thực vật

4

-

106

5

10


12

Loài

bậc cao có
mạch
Thực vật nổi

19

664


Động vật

2

3

17

56

nổi
Động vật

3

-


27

59

đáy

7
22
63
Lưỡng cư
1
7
81
Bò sát
2
12
23
Chim
15
50
34
Thú
9
22
61
Tổng cộng:
14
47
275
1202

Bảng trên là số liệu động thực vật tại sông Đa Dâng là 1 nhánh của
sông Đồng Nai Thượng đã cho ta thấy được sự đa dạng và có số
lượng các loài động thực vật có ở đó.
Một số loài động thực vật ở lưu vực
Sông Đồng Nai thượng:

Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina
platensis) là một loại vi tảo dạng sợi
xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều
tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi.Những nghiên cứu mới
nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là
thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là
Arthrospira

platensis,

thuộc

bộ

Oscilatoriales,

họ

Cyanobacteria. Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay.
Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao.
20


Vi


khuẩn

lam

(danh

pháp

khoa

học: Cyanobacteria), từng thường bị gọi sai là tảo lam hay tảo lục
lam. Vi khuẩn lam là nhóm sinh vật có khả năng quang hợp và cố
định đạm, sinh sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, kể cả
đất đá hay nước. Trong nhóm này, các sinh vật quang hợp có màu
là cyanophycin, allo-phycocyanin và erythro-phycocyanin. Tản của
chúng biến động từ đơn bào tới tế bào dạng sợi hay dị bào dạng sợi.
Chúng cố định nitơ trong khí quyển trong các điều kiện ưa khí hay
kị khí bằng các dị bào.
Động vật phù du là các loài thức ăn có giá trị như sữa mẹ của các
loài động vật trên mặt đất, rất cần thiết cho sự sống và tăng trọng của
cá.
Trong sông suối ở Đà Lạt có 20 loài Rotatoria (trùng bánh xe), 5
loài Cladocera, 1 loài Daphnia, 1 loài Moina, 1 loài Copepoda, 1
loài Cyclops, 1 loài Asplanchua (Rotifer).
Các loài động vật phù du được phân bố rộng và thay đổi số lượng
tuỳ theo vùng và mùa vụ.

21



Luân trùng hay Trùng bánh xe là
những động vật khoang giả, có kích thước hiển vi. Hầu hết luân
trùng có chiều dài từ 0,1 – 0,5 mm, Hình dạng của luân trùng rất đa
dạng. Lớp biểu bì của chúng phát triển tốt, lớp này có thể dày và
cứng làm chúng có dạng như một cái hộp hoặc mềm dẻo trông như
những con giun. Những dạng luân trùng trên được gọi là luân trùng
có mai (vỏ cứng) hoặc luân trùng không mai.
== >Đây là các loài động vật, thực vật phổ biến ở thượng nguồn; là
một phần thức ăn chính cho phần trung lưu

Cá tầm được nuôi ở những dòng
suối nước lạnh, cách xa địa bàn
dân cư, ở những khu rừng nguyên
sinh thuộc Vườn quốc gia Bidoup
- Núi Bà (biểu tượng của Đà Lạt).
Cá tầm Đà Lạt nuôi ở trang trại Ngọc Mai Trang ­ Ảnh: Lâm 
Viên

3.Trung lưu
Vị trí địa lý
22




Đoạn này từ ĐanKia, phía dưới Liên Khương đến Trị An dài
khoảng 300 km, dòng sông mở rộng uốn khúc quanh co, độ dốc
bình quân dưới 1‰, giúp cho việc giao thông đi lại đã thuận lợi
hơn. Tuy nhiên ở những chỗ chuyển tiếp của các bậc thềm, độ

dốc tăng, hình thành những thác, ghềnh, tạo điều kiện tốt cho
việc xây dựng các nhà máy thủy điện, như nhà máy thủy điện
Trị An xây dựng ở thác Trị An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

Những phụ lưu quan trọng của hệ thống sông Đồng Nai đều gia
nhập ở đoạn này như sông La Ngà ở tả ngạn, sông Bé ở hữu ngạn
Sông Bé:

23


×