BÀI THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ
MÔ
ĐỀ TÀI :Dựa trên các lý thuyết về ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân
NHÓM 4
sách của việt nam trong 5 năm gần đây và đánh giá tác động của thâm
hụt ngân sách vào tăng trưởng kinh tế.
NGUYỄN THỊ HẬU
TRẦN THỊ THU HIỀN
ĐOÀN THỊ THU HIỀN
LÊ THÚY HIỀN
GVHD :
NGUYỄN THỊ HOA
NGUYỄN THỊ HUỆ
NGUYỄN THỊ HƯỚNG
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
LÊ QUANG HUY
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của
Chính phủ, bao gồm các khoản
thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.
-Trạng thái của ngân sách chính phủ :
B=T-G
B = t.Y - G
B = 0 hay T = G -> Ngân sách cân bằng
B > 0 hay T > G -> Bội thu ngân sách ( thặng dư )
B < 0 hay T < G -> Bội chi ngân sách ( thâm hụt )
2. THÂM HỤT NGÂM SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách Nhà nước là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu , phần
chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Trường hợp ngược lại , khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách .
3. PHÂN LOẠI THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thâm hụt ngân sách cơ cấu ( chủ động )
Thâm hụt ngân sách chu kỳ
Thâm hụt ngân sách thực tế
(bị động)
II. NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1. NHÓM NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
1.1 Tác động của chu kì kinh doanh
- Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
1.2 Do hậu quả các tác nhân gây ra
Xã hội luôn phải đối mặt với những rủi ro thiên tai, dịch bệnh và đôi khi cả những rủi ro do chính con người gây ra như chiến tranh, khủng
bố tình trạng dân số gia tăng,...
2 . NHÓM NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
2.1 Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức
bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội
chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
2.2 Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lí
- Thất thu thuế
- Đầu tư công kém hiệu quả
- Nhà nước huy động vốn để kích cầu
- Chưa chú trọng giữ chi đầu tư và chi thường xuyên
- Quy mô chi tiêu của chính phủ tăng quá lớn
III. TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
Vấn đề thoái lui đầu tư
•
1
Lạm phát
•
2
Cán cân thương mại
•
3
PHẦN II: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
I / THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2010 – 2015)
Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và công bố chỉ ra
rằng thâm hụt ngân sách Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua.
Tình hình thu NSNN giai đoạn 2010-2015
Đơn vị :tỉ đồng
stt
Chi tiêu
Quyết đoán
Dự toán
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
A
Tổng thu cân đối nsnn
777.283
962.982
1.038.451
1.084.064
782.700
911.100
1
Tổng thu nội địa
377.030
443.731
477.106
567.403
539.000
638.600
2
Thu từ dầu thô
69.179
110.205
140.106
120.436
85.200
93.000
3
Thu cân đối từ hoạt động
130.351
155.765
107.104
129.385
154.000
175.000
4.500
4.500
XNK
4
Thu viện trợ
11.868
12.103
10.267
11.124
B
Thu khác
188.855
241.178
303.568
255.716
10.000
Khu vực kinh tế đã có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư tực tiếp nước ngoài
được cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỉ USD , trong đó số vốn thực hiện ước 11 tỉ USD, góp phần đổi mới công nghệ sản xuất ,tăng kim ngạch xuất khẩu
và tạo việc làm cho người lao động.
II – BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ MỐI LIÊN HỆ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ
MẤT CÂN ĐỐI VĨ MÔ
1. Khái niệm và bản chất của lạm phát
KN: là một quá trình giá tăng liên tục, tức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá.
Nguyên nhân
Do cầu kéo
Do cung tiền tăng cao và liên tục
Do chi phí đẩy
Nguyên nhân khác
Như vậy, với nguyên nhân gây ra lạm phát nêu trên, bội chi NSNN nằm trong yếu tố cơ cấu và tiền tệ, đôi lúc cả trong yếu tố cầu kéo. Thực
tế, một công cụ chính sách trọng tâm trong việc thay đổi mức tổng cầu và cán cân ngoại thương là việc giảm thâm hụt ngân sách. Chính sách
ngân sách hạn chế giống như là giảm mức giá với bất kỳ giá nào trong một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng.
2. Bội chi NSNN với lạm phát
Tình hình bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng thu cân đối NSNN
Tổng
chi
cân
đối
Thâm hụt NSNN
NSNN
Tỷ
lệ
bội
chi
NSNN so với GDP
2011
962.982
1.034.244
112.034
4,4%
2012
1.038.451
1.170.924
173.815
5,36%
2013
1.084.064
1.277.710
236.769
6,6%
2014
782.7
1.006.700
224
5,3%
2015(ước tính)
911.1
1.147.100
226
5,0%
(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)
Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi công tác điều hành, ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành và triển khai
quyết liệt Nghị quyết 11 nên kết quả thu ngân sách năm 2011 vượt kế hoạch 21,3%.
Tuy nhiên, mặc dù giảm bội chi song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã làm cho kết quả
giảm bội chi không có nhiều ý nghĩa về tài khoá.
Năm 2012
Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo báo cáo quyết toán là 173.815 tỷ đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu
NSNN năm 2012 là 1.038.451 tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán, Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, tăng
8,3% so với dự toán.
Nguyên nhân :
Do thâm hụt ngân sách và nợ công tăng ở nhiều nước EU, Mỹ, Nhật Bản, đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự được cải thiện nhiều sau khủng hoảng. Đồng thời những bất ổn về chính trị xung đột
khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây nhiều khó khăn cho sự phát triển. Các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch hàng
rào thuế quan và phi thuế quan gia tăng.
Năm 2015
Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự tính sẽ vào khoảng 921 nghìn tỷ đồng, chi NSNN khoảng 1,147 triệu tỷ đồng và theo đó bội chi
NSNN vào khoảng 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP.
3. Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
- Cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình
chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.
- Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm các
khoản chi chưa thật cần thiết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn.
- Kiểm soát bội chi NSNN và triệt để thực hiện chính sách có thu mới chi, không để bội chi NSNN tăng cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ
bội chi NSNN so với GDP dưới mức 5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng thời, tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát hành trái phiếu,
công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục thì nên cắt giảm.
4. Kết luận
– NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt,
nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát .
– Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa
đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để
bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá
mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo
giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNNở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát triển
tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao.
III/ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
1. Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách
a,Biện pháp tăng thu giảm chi
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao, tính toán hợp lý để tăng các khoản thu như thu từ Thuế.... và cắt giảm
chi tiêu.
b,Vay nợ trong nước
+ Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành
công trái, trái phiếu.
+ Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát
hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc;
trái phiếu công trình.
c,Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Về bản chất, dự trữ ngoại tệ là tài sản Nhà nước, hình thành từ việc mua
các nguồn ngoại tệ và một phần tiền gửi của các tổ chức tài chính, giao cho
NHNN quản lý trực tiếp.
+ Mặt khác, dự trữ ngoại tệ không phải tiền mặt hay vàng mà là các giấy tờ có
giá (giấy tờ mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các chính phủ nước ngoài)
d,Phát hành tiền
•
+ Biện pháp này giúp cho Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân sách Nhà nước mà không tốn kém nhiều chi phí nhưng sẽ gây ra lạm phát
nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.
+ Chính phủ khi bị thâm hụt ngân sách sẽ đi vay Ngân Hàng Trung ương để bù đắp. Để đáp ứng nhu cầu này, tất nhiên, ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền.
Điều này sẽ tạo thêm cơ sở tiền tệ. chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hóa thâm hụt.
+ Ưu điểm của biện pháp này là nhu cầu bù tiền để đáp ứng ngân sách nhà nước được đáo ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh
thêm các gánh nặng nợ nần.
IV/VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XỬ LÝ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
1. Vấn đề đặt ra trong sử lí thâm hụt
+ Các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay( cả trong và ngoài nước) cần bảo đảm quy định của luật NSNN.
+ Chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
+ Địa phương vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất
2. Kiến nghị
Một là tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhiệm. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung
từ ngân sách cấp trên.
Hai là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương.
Ba là nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn.
KẾT Luận
Thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề nóng của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam . Thâm hụt NSNN chính là nguyên nhân gây nên tác động
tiêu cực tới đời sống của người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế thoái lui đầu tư , thâm hụt cán cân thương mại,… Bên cạnh đó còn có
một mối liên hệ chặt chẽ đến hiện tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về thâm hụt NSNN là hết sức cần thiết
NSNN là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng .Thông qua đó mà Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết
hướng dẫn thị trường , định hướng đầu tư , đảm bảo công bằng xã hội , ổn định và tăng trưởng kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế vĩ mô
Trang web Bộ tài chính www.mof.gov.vn
/> /> /> />