Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Chuyên đề thực tập:Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.94 KB, 54 trang )

Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền cơ chế thị trường hiện nay, với sự hoạt động của nhiều thành
phần kinh tế thì tính độc lập tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao
hơn. Mỗi doanh nghiệp phải tự năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự
chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh
doanh và quan trọng là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy các doanh nghiệp
phải nhận thức được vị trí quan trọng của khâu tiêu thụ hàng hoá vì nó quyết
định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và đó cũng chính là cơ sở để
doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với
Ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây thị trường nước ngoài là một vấn đề nổi trội,
vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách mở
cửa Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác thương mại với
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy hàng hoá của các nước cũng được nhập khẩu
vào Việt Nam với khối lượng khá lớn nên công tác tiêu thụ hàng hoá trong
mỗi doanh nghiệp càng cần được hoàn thiện hơn. Để tồn tại và phát triển trên
thị trường ngoài việc cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm hàng hoá
nhất định có chất lượng cao, chủng loại mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng,
các doanh nghiệp còn cần phải thực hiện tốt công tác hạch toán tiêu thụ hàng
hoá.
Xây dựng tổ chức hạch toán công tác kế toán khoa học hợp lý là một
trong những cơ sở cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định
chỉ đạo, điều hành kinh doanh có hiệu quả. Công tác kế toán nói chung và
hạch toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng ở các doanh nghiệp đã được hoàn thiện
dần nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp với
mức độ hạn chế. Bởi vậy bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói
1



Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

chung, hạch toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng luôn là mục tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thì thông qua công tác kế toán doanh
nghiệp sẽ biết được thị trường nào, mặt hàng nào mà mình bán hàng có hiệu
quả nhất. Điều này không những đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh trên
thị trường đầy biến động mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được những mục
tiêu mà doanh nghiệp đề ra như: doanh thu, lợi nhuận, uy tín…
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, qua quá trình thực
tập tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Thu Ngân được sự hướng
dẫn chỉ bảo của thầy giáo Phó Giáo Sư Tiến Sỹ Nguyễn Văn Công cùng với
sự giúp đỡ của các cán bộ và nhân viên phòng kế toán em đã thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu
thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân”. Nội dung
chính của chuyên đề tốt nghiệp được chia thành 3 phần sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu
Ngân
Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân
Do chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều và kiến thức còn hạn chế nên em
đã cố gắng học hỏi trong quá trình thực tập nhưng phạm vi đề tài rộng nên em

cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ đạo
giúp đỡ của thầy giáo và của các cô, các anh chị phòng kế toán Công ty để
chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THƯƠNG MẠI THU NGÂN
1.1 Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân có ảnh hưởng kế toán tiêu
thụ và kết quả tiêu thụ:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng sung túc và đầy đủ hơn thì người ta
thường nghĩ tới những gì cao sang hơn chẳng hạn như vấn đề làm sao để mình
đẹp hơn trẻ trung hơn trước mặt mọi người. Để đáp ứng nhu cầu của phần lớn
phụ nữ trong xã hội, ông Nguyễn Khắc Cương đã quyết định thành lập Công
ty chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm và kem dưỡng da. Công ty được
thành lập trên cơ sở của luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và
nghĩa vụ dân sự như luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh của mình trong phạm vi số vốn mà công ty quản lý, có con dấu riêng.
Công ty được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 2000 theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 1502000120 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của Tỉnh Tuyên

Quang.
Tên Công ty là: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân
Công ty có tên giao dịch là: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thu Ngân
Công ty có trụ sở tại: tổ 27 - phường Minh Xuân - thị xã Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang.
Số điện thoại:

027.3824.077

Số tài khoản giao dịch: 0100000049719 tại Ngân hàng Viettin
Bank
3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Mã số thuế:

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

0100368686

Công ty có văn phòng giao dịch chính ở Hà Nội và thị trường Hà Nội
cũng là thị trường kinh doanh chính của công ty.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân là Công ty hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, thông qua quá trình kinh doanh
nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về
phát triển doanh nghiệp, tăng tích luỹ cho ngân sách, cải thiệu đời sống công

nhân viên. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân có chức năng
kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng mỹ phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị
trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và
các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Trong thời gian đầu mới thành lập Công ty đã gặp không ít khó khăn về
việc tìm các nhà phân phối, các mặt hàng còn hạn chế chưa thuyết phục người
tiêu dùng. Lúc này hệ thống bán hàng của Công ty còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhưng nhờ có sự đổi mới về cơ cấu quản lý, và chiến lược kinh doanh
nên Công ty đã mạnh dạn đầu tư đồng thời cũng tìm kiếm các nhà phân phối
tại các tỉnh và các thành phố lớn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thu Ngân đã có những bước đi mới trong việc kinh doanh của mình. Các mặt
hàng kinh doanh của Công ty đã được bổ sung thêm nhiều và đã được phân
phối rộng rãi ở khắp các tỉnh thành phố ở phía Bắc, Công ty đã nhận được
nhiều hợp đồng và các đơn đặt hàng. Cũng chính nhờ vậy làm cho doanh số
của Công ty tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ
rệt.
Vậy sau gần 10 năm hình thành và phát triển, hiện nay Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân đã thay đổi đáng kể về con người, về
cơ cấu tổ chức, về mạng lưới kinh doanh và về việc tiêu thụ hàng hoá của
4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

mình. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty đa dạng và phong phú, ngoài ra

Công ty còn đang kinh doanh thêm một số mặt hàng đang có nhu cầu lớn,
những mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu
thụ, nâng cao uy tín của Công ty giúp Công ty phát triển hơn nữa trong tương
lai.
Với sự nỗ lực như trên nên doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân đã tăng lên rõ rệt vào năm 2007
và 2008. Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng kinh doanh của Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân:
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu:
Các khoản giảm trừ doanh thu:
Doanh thu thuần:
Giá vốn hàng bán:
Lợi nhuận gộp:
Chi phí bán hàng:
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tổng lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Năm 2007
5.968.755.092
16.753.533
5.962.001.559
4.849.499.535
1.112.502.024
623.786.198
381.537.978
109.655.839
107.177.848


2008
6.640.804.509
17.513.947
6.633.290.562
5.395.526.852
1.237.763.710
694.021.139
424.497.097
122.022.474
119.245474

doanh:
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
11.Lợi nhuận sau thuế:

35.089.868
74.565.971

39.040.792
82.961.682

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.

9.

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh:
Hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân có đội
ngũ cán bộ, nhân viên có tri thức, giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm
cao và nhiệt tình trong công tác chuyên môn. Chính nguồn nhân lực này đã
nói lên được thế mạnh của Công ty.
Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt, Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân tổ chức bộ máy theo mô hình trực

5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

tuyến, đứng đầu là Giám đốc - người có quyền lực cao nhất. Giúp việc cho
giám đốc có 3 phó giám đốc và dưới là các hệ thống phòng ban chức năng.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý được tóm tắt như
sau:
Ban giám đốc là bộ máy lãnh đạo cao nhất của Công ty, có chức năng
hoạch định các chính sách, đường lối, phương hướng phát triển chung của
toàn Công ty và là nơi đưa ra quyết định quan trọng nhất. Ban giám đốc gồm
có một giám đốc và ba phó giám đốc
Giám đốc: chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng
yếu, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
Phó giám đốc kinh doanh: vừa làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc,

vừa thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt động kinh doanh giúp cho
giám đốc có quyết định đúng trong việc đổi mới doanh nghiệp.
Phó giám đốc phụ trách tài chính: trực tiếp quản lý tài chính, quản lý
nguồn vốn hiệu quả.
Phó giám đốc nhân sự: đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc cho
giám đốc trong công tác tổ chức quản lý, sắp xếp lại lao động cho hợp lý,
chính sách tuyển dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với
khả năng và trình độ chuyên môn của từng người để có hiệu quả công việc
cao nhất.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban trực thuộc:
Phòng thị trường: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phân phối
sản phẩm theo các kênh đã có sẵn, nắm bắt giá cả, lợi thế và hạn chế của các
sản phẩm. Phòng thị trường còn có nhiệm vụ lên kế hoạch, giám sát và phân
phối tiêu thụ các sản phẩm tại Hà Nội cũng như ở các tỉnh phía Bắc.
Phòng tổ chức hành chính: giúp cho phó giám đốc nhân sự về công tác
hành chính, xây dựng các phương án bố trí sắp xếp nhân viên của Công ty.
6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Bên cạnh đó phòng tổ chức hành chính còn làm công tác quản lý hồ sơ nhân
viên của Công ty, làm các thủ tục về tiếp nhận nghỉ hưu, thôi việc, thuyên
chuyển, khen thưởng và kỷ luật nhân viên. Thiết lập ban bảo vệ đảm bảo công
tác an ninh trật tự toàn Công ty. Tổ chức chăm lo đời sống, tinh thần sức khoẻ
cho nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách và hội nghị trong Công ty.

Phòng tài chính kế toán: Theo dõi toàn bộ quá trình kinh doanh, công
nợ, các khoản đầu tư và phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty thông qua
việc ghi chép bằng sổ sách những con số về tài sản, hàng hoá, các nghiệp vụ
kinh doanh trong nước. Các thông tin từ phòng tài chính kế toán giúp cho phó
giám đốc tài chính nắm được tình hình kinh doanh của Công ty trong từng
giai đoạn và báo cáo lên giám đốc để từ đó có kế hoạch quản lý vốn, đảm bảo
nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước.
Phòng kinh doanh: có chức năng quản lý hệ thống kho hàng, thường
xuyên nắm được hàng tồn kho giúp phó giám đốc kinh doanh điều chỉnh kế
hoạch mua và bán. Đặc biệt phòng kinh doanh còn phải tích cực quan hệ với
các bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công
tác tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bộ phận này rất quan trọng vì khi phòng kinh doanh làm tốt nhiệm vụ của
mình thì Công ty mới có thể tăng doanh thu.
Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh được khái quát theo sơ đồ sau:

7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh


Phòng
kinh
doanh

Phó giám đốc
tài chính

Phòng thị
trường

Phòng tài
chính kế
toán

Phó giám đốc
nhân sự

Phòng tổ
chức hành
chính

Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại Thu Ngân
1.1.3 Đặc điểm hàng hoá và thị trường tiêu thụ:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân là nhà phân phối
sản phẩm của công ty Rohto Việt Nam.
Công ty chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp:
Sản phẩm chăm sóc mắt: Các loại thuốc nhỏ mắt nhằm làm cho đôi mắt
sáng và khoẻ hơn có các loại sau: thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, thuốc nhỏ mắt

trẻ em.
Sản phẩm chăm sóc môi: giúp cho làn môi của chị em phụ nữ trở nên
tươi tắn hơn như các loại son dưỡng môi sau: Lip On Lip Venus, Lip On Lip
Water Colour, Lip On Lip Gloss, Lip On Lip Dewy, Lipice, Lipice Silky, I
Love Cafe, Lipice Sheer Colour.
Sản phẩm dưỡng da của Anes giúp trẻ hoá làn da và để có một làn da
mịn màng như ý muốn gồm có: Sữa rửa mặt dạng bọt Acnes, kem rửa mặt
ngăn ngừa mụn Acnes, dung dịch sữa ngăn ngừa mụn Acnes, gel trị mụn
Acnes, gel trị vết thâm và liền sẹo. Ngoài ra sản phẩm dưỡng da của Acnes
8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

còn có: Acnes Washing Bar (xà phòng bánh), kem lót trang điểm, khăn tẩy
trang, kem dưỡng da Vitamin, kem kiểm soát chất nhờn.
Thị trường tiêu thụ chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại Thu Ngân là ở Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn phân phối sản phẩm ở các
tỉnh khác như: Bắc Giang, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Ninh,
Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên………
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân:
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lý ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thương mại Thu Ngân đã áp dụng hình thức tổ chức công tác bộ máy

kế toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng
kế toán, từ khâu thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo
cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.
Ở phòng kế toán mọi nhân viên kế toán đều được sự chỉ đạo và giám
sát của kế toán trưởng. Kế toán trưởng có trách nhiệm trước phó giám đốc tài
chính và giám đốc.
Kế toán trưởng - Trưởng phòng kế toán: Là người tổ chức chỉ đạo toàn
diện công tác kế toán và toàn bộ các mặt công tác của phòng dưới sự chỉ đạo
của phó giám đốc tài chính về mặt tài chính của Công ty. Kế toán trưởng có
quyền dự các cuộc họp của Công ty, bàn và quyết định thu chi, kế hoạch kinh
doanh, quản lý tài chính, đầu tư mở rộng kinh doanh, nâng cao đời sống vật
chất của cán bộ công nhân viên.
Kế toán tổng hợp: Là người ghi sổ tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với
chi tiết, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra kế toán
tổng hợp còn làm nhiệm vụ của kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng.
9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ lập các chứng từ kế toán vốn bằng
tiền như phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, séc tiền mặt, séc chuyển khoản,
ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt, sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng để đối
chiếu với sổ tổng hợp…. để kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng chế
độ, sai nguyên tắc. Ngoài ra kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ lập báo cáo
thu chi tiền mặt.

Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ chi
tiết kế toán công nợ, thanh toán. Lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán.
Kế toán tiêu thụ: tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế
toán tiêu thụ trong Công ty. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để theo dõi tình
hình tiêu thụ hàng hoá và biến động tăng giảm hàng hoá hàng ngày, giá cả
hàng hoá trong quá trình kinh doanh.
Kế toán thuế: căn cứ vào các chứng từ đầu vào hoá đơn GTGT, theo dõi
và hạch toán các hoá đơn mua hàng hoá, hoá đơn bán hàng và lập bảng kê chi
tiết, tờ khai báo cáo thuế.
Thủ quỹ: là người thực hiện các nhiệm vụ thu, chi phát sinh trong ngày
căn cứ theo chứng từ hợp lệ, ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ hàng ngày
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng
hợp

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
tiêu thụ

Kế toán
thuế

Kế toán
công nợ

và thu
tiền

Thủ
quỹ

Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại Thu Ngân
10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân áp dụng
chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ 01/01 hàng năm và được kết thúc
vào ngày 31/12 của năm đó, kế toán phải lập báo cáo tài chính phản ánh tình
hình kinh doanh và kết quả hoạt động của Công ty, phản ánh tình hình tài sản
và nguồn vốn của Công ty để phục vụ cho việc quản lý của ban giám đốc.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam đồng.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Phương pháp này giúp cho kế toán xác định được giá trị hàng tồn kho
trên sổ kế toán ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Đồng thời thấy
được sự biến động của hàng tồn kho cả về giá trị và hiện vật để từ đó làm cơ

sở cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Cuối kỳ kế toán căn cứ
vào việc kiểm kê thực tế số lượng hàng hóa hiện có cuối kỳ, so sánh với hoá
đơn bán hàng, thẻ kho nếu phát sinh thừa hoặc thiếu thì phải lập biên bản để
xử lý. Hàng hoá được mở theo từng nhóm hàng cụ thể và theo tỷ lệ thuế suất
thuế GTGT (5% hoặc 10%) để tiện cho việc quản lý.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với phương pháp
này thì hàng tháng kế toán phải kê khai thuế GTGT và nộp tờ khai cho cơ
quan thuế trong vòng 20 ngày đầu tháng của tháng tiếp theo, theo mẫu biểu
quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai thuế. Công ty
luôn nộp thuế đúng hạn và không nợ đọng thuế.
Công thức thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
Thuế GTGT
phải nộp trong kỳ

Thuế GTGT
=

11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

đầu ra

Thuế GTGT
-

đầu vào


Nguyễn Thị Thu Hiền


Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra

Giá tính thuế của
=

hàng hoá bán ra

Thuế suất
*

thuế GTGT

Thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT đã thanh
toán ghi trên hoá đơn GTGT mua vào của hàng hoá.
Phương pháp chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song. Ở
kho thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất tồn hàng hoá về số
lượng, Thẻ kho được mở cho từng mặt hàng. Cuối tháng thủ kho tiến hành
cộng số nhập, xuất và tính số hàng tồn về mặt lượng của từng mặt hàng ở trên
Thẻ kho. Ở phòng kế toán thì kế toán mở sổ kế toán chi tiết cho từng mặt
hàng tương ứng với Thẻ kho mở ở kho. Sổ này có nội dung tương tự như thẻ
kho nhưng theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được
chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, kế toán tiêu thụ phải kiểm tra
và đối chiếu, ghi đơn giá vào và tính ra số tiền nhập, xuất. Sau đó lần lượt ghi
vào Sổ kế toán chi tiết hàng hoá có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng Sổ
và đối chiếu với Thẻ kho.

Phương pháp xuất kho mà Công ty áp dụng là phương pháp nhập trước xuất trước. Với phương pháp này thì số hàng nào mà Công ty nhập về trước
sẽ được xuất đi trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập sau theo
giá thực tế của từng số hàng xuất.
Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và công tác kế toán được thuận lợi
trong ghi chép và quản lý Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu
Ngân áp dụng hình thức “Nhật ký chung” để ghi sổ.
Quy trình kế toán “Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ” tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân được khái quát qua sơ đồ
sau:

12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Chứng từ gốc:
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo Nợ, giấy báo Có
Hoá đơn GTGT
Phiếu nhập, phiếu xuất

Nhật ký chung

Sổ chi tiết:
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ tiền gửi ngân hang

Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết hàng hoá
Sổ chi tiết thanh toán với
người mua
Sổ chi tiết thanh toán với
người bán
………

Sổ Cái TK 111, 112, 131,
156, 331, 511, 632,…..

Bảng cân đối tài khoản

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo kế toán
Sơ đồ 03: Quy trình ghi sổ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại
Thu Ngân
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng

13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền


Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Với hình thức ghi sổ này thì căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh
hàng ngày kế toán liên quan tới chứng từ nào thì vào sổ kế toán chi tiết của
chứng từ đó. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ Nhật ký chung,
căn cứ vào sổ Nhật ký chung này kế toán tổng hợp ghi vào sổ Cái các tài
khoản liên quan. Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết của các kế toán viên kế
toán tổng hợp tiến hành khoá sổ và lập bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời căn
cứ vào sổ Cái các tài khoản lập bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo kế toán.

14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU
THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG
MẠI THU NGÂN
2.1 Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại Thu Ngân:
2.1.1 Các phương thức tiêu thụ và tài khoản sử dụng tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân:
Hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân áp đụng
các phương thức tiêu thụ chủ yếu sau:

Phương thức bán buôn (phân phối trực tiếp) là phương thức giao hàng
cho người mua trực tiếp tại kho của Công ty. Hàng hoá khi được bàn giao cho
khách hàng được khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán.
Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận (tới các hệ thống siêu thị và
các tỉnh phía Bắc): Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết thì khi đến ngày giao
hàng, Công ty sẽ xuất kho để chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện của
mình hoặc đi thuê ngoài đến địa điểm đã ghi trong hợp đồng. Chi phí vận
chuyển này do bên nào chịu tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên và được
ghi trong hợp đồng kinh tế. Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty,
khi người mua thông báo là đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì số
hàng đó được coi là tiêu thụ, lúc này Công ty sẽ hạch toán vào doanh thu.
Trong 2 phương thức tiêu thụ chủ yếu ở trên thì Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thương mại Thu Ngân còn chia ra thành nhiều phương thức tiêu thụ
nhỏ nữa để phù hợp với loại hình kinh doanh và phù hợp với phương thức
quản lý của Công ty.
15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Để theo dõi quá trình tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại Thu Ngân kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 156 – “Hàng hoá”
Dùng để phản ánh trị giá thực tế hàng hoá tại kho, chi tiết theo từng
loại hàng hoá.
Phản ánh trị giá thực tế làm tăng - trị giá mua hàng của hàng hoá xuất

hàng hoá tại kho (giá mua và chi kho
phí mua)

- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng
tiêu thụ

Dư: trị giá thực tế tồn kho
TK 156 còn được chi tiết thành:
TK 1561 – giá mua hàng
TK1562 – chi phí thu mua hàng hoá
TK 157 “Hàng gửi bán”
Phản ánh giá trị hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, hàng
hoá nhờ bán đại lý.
Giá trị hàng hoá gửi bán.

- Giá trị hàng hoá đã được khách
hàng chấp nhận thanh toán.
- Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả
lại

Dư: Giá trị hàng gửi bán chưa
được chấp nhận
TK 157 được mở chi tiết cho từng loại hàng gửi bán.
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế của Công ty trong
kỳ và các khoản giảm doanh thu.
- Số thuế phải nộp tính trên doanh Doanh thu hàng hóa của Công ty
16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành



Nguyễn Thị Thu Hiền

số bán trong kỳ.

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

thực hiện trong kỳ hạch toán.

- Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và doanh thu hàng bán bị
trả lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào
TK 911.
TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành.
TK 5111 – “Doanh thu bán hàng hoá” phản ánh doanh thu và doanh thu
thuần của khối lượng hàng hoá đã xác định tiêu thụ…
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà Công ty đã giảm
trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả
thuậnvề chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế.
Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển số chiết khấu thương mại
nhận thanh toán cho khách hàng.

sang TK 511 để xác định doanh thu

thuần của kỳ kế toán.
TK 521 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành TK 5211 “Chiết
khấu hàng hoá”

TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách
hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh
tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của
số hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại = số lượng hàng bán bị trả
lại * đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán.

Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ Kết chuyển doanh thu của số hàng đã
bị trả lại, đã trả lại tiền cho người tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu
17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu trong kỳ.
của khách hàng về số hàng hoá đã
bán ra.
TK 531 cuối kỳ không có số dư.
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho
khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ quan của Công ty
(hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp
đồng kinh tế)
Các khoản giảm giá hàng bán được Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng
chấp nhận.
bán trừ vào doanh thu.

TK 532 cuối kỳ không có số dư.
TK 632 – “Giá vốn hàng bán”
Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ. Giá vốn
hàng bán có thế là trị giá thực tế của hàng hoá tiêu thụ.
Trị giá vốn của hàng hoá đã cung Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã cung
cấp theo hoá đơn.

cấp trong kỳ sang TK 911- xác định
kết quả kinh doanh

TK 632 không có số dư.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK
111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 131 “Phải thu của khách
hàng”, TK 33311 “Thuế Giá trị gia tăng đầu ra”….

2.1.2 Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán buôn:
Khi nói đến hình thức này thường có tổng giá trị thanh toán lớn nên để
tránh sai sót xảy ra Công ty thường yêu cầu trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn
18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

đặt hàng phải ghi rõ các điều khoản sau: Tên đơn vị mua hàng, mã số thuế
đơn vị mua, số lượng mua, đơn giá mua, quy cách phẩm chất của hàng hoá,
thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh

toán, các chế độ ưu đãi khác (nếu có). Nếu có tranh chấp xảy ra thì được giải
quyết ở trọng tài kinh tế nào? Toà án kinh tế nào?
Đối với hình thức kinh doanh bán buôn, khi nghiệp vụ bán buôn phát
sinh tức là hợp đồng kinh tế đã được ký kết, lúc này phòng kế toán của Công
ty lập hoá đơn Giá trị gia tăng. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thu Ngân nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ do đó chứng
từ mà kế toán sử dụng là hoá đơn Giá trị gia tăng theo mẫu số: 01-GTKT3LL. Hoá đơn được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho khách
hàng để làm chứng từ nhận hàng, liên 3 dùng để thanh toán. Đồng thời phòng
kế toán lập phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và được lập thành 2 liên.
Nếu bán hàng thu được tiền ngay thì liên thứ 3 trong hoá đơn Giá trị gia
tăng được dùng làm căn cứ thu tiền hàng. Kế toán và thủ quỹ dựa vào đó để
viết phiếu thu và cũng dựa vào đó thủ quỹ nhận đủ tiền hàng.
Khi đã kiểm tra đủ số tiền hàng theo hoá đơn Giá trị gia tăng của nhân
viên bán hàng, kế toán công nợ và thủ quỹ sẽ ký tên vào phiếu thu. Nếu khách
hàng yêu cầu cho 1 liên phiếu thu thì tuỳ theo yêu cầu kế toán thu tiền mặt sẽ
viết 3 liên phiếu thu. Theo phương thức tiêu thụ này khách hàng có thể được
hưởng chiết khấu từ 1% đến 1,5% trong hoá đơn hoặc ngoài hoá đơn theo yêu
cầu của khách hàng.
Bán buôn qua kho của Công ty dưới hình thức xuất bán trực tiếp cho
các cửa hàng lớn. Lúc này phòng kế toán của Công ty cũng lập hoá đơn Giá
trị gia tăng và phiếu xuất kho, hoá đơn này được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở
sổ gốc, liên 2 giao cho khách hàng để làm chứng từ nhận hàng, liên 3 giao cho
bộ phận kho lưu lại để làm thủ tục xuất hàng, khi nhận được hàng khách hàng
19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền


Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

ký nhận đủ hàng, cuối ngày nộp lên phòng kế toán. Hàng hoá được coi là tiêu
thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Cụ thể hình thức này được hạch toán như sau:


Khi xuất bán trực tiếp hàng hoá, kế toán ghi giá vốn:
Nợ TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
Có TK 156 “Hàng hoá”



Doanh thu và thuế Giá trị gia tăng đầu ra:
Nợ TK 111,112 khi đã thanh toán theo giá có thuế
Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng”
Có TK 511 “Doanh thu theo giá chưa có thuế”
Có TK 3331 “Thuế Giá trị gia tăng đầu ra”
Phương thức hạch toán bán buôn được hạch toán khái quát như sau:
TK 156

TK 632

TK 511

TK 111,112, TK 131

TK 3331

Tổng giá


Xuất bán theo
giá vốn

thanh toán
Sơ đồ 03: quy trình hạch toán của phương thức bán buôn
Do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân là nhà phân
phối sản phẩm của Công ty Rohto nên hàng hoá chủ yếu được nhập vào từ
Công ty này.

20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Mẫu 01: Phiếu nhập kho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Số:

Thương mại Thu Ngân

Mẫu số: 01-VT

Nợ: TK 156


QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC

Có TK: 331

ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng BTC

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 09 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Minh Tuấn
Theo hoá đơn GTGT

ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Cty Rohto.

Nhập tại kho: Ninh Sở - Thường Tín
STT Tên nhãn hiệu, quy cách ĐVT
1
2

phẩm chất hàng hoá
Lip On Lip Venus
Kem dưỡng da Vitamin

Số

Đơn giá

Thành tiền

lượng

Thùng
170

1.072.00 352.240.000

Thùng

0
501.800

40

20.072.000

Cộng:
372.312.000
Tổng số tiền: Ba trăm bảy mươi hai triệu ba trăm mười hai ngàn đồng chẵn.
Người lập phiếu
(Đã ký)

Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

Giám đốc
(Đã ký)


Khi hợp đồng kinh tế được ký thì lúc này hàng hoá được coi là tiêu thụ,
kế toán tiêu thụ sẽ lập hoá đơn GTGT (3 liên). Do theo quyết định mới
2.1.3 Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán lẻ lớn:
Theo phương thức này thì hình thức tiêu thụ cũng giống như hình thức
bán buôn tuy nhiên bán với số lượng ít hơn bán buôn và khách hàng không
thường xuyên như bán buôn.
Đối với hình thức bán lẻ lớn thì thì dựa trên cở sở đặt hàng của khách
hàng, phòng kế toán lập hoá đơn Giá trị gia tăng và được lập thành 3 liên: liên
1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để thanh toán.
21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Dựa vào hoá đơn Giá trị gia tăng kế toán công nợ viết phiếu thu và dựa
vào phiếu thu đó thủ quỹ thu tiền hàng. Khi đã nhận đủ số tiền hàng theo hoá
đơn của nhân viên bán hàng thủ quỹ sẽ ký vào phiếu thu.
Phương thức bán lẻ lớn Công ty áp dụng hình thức bán trực tiếp qua
kho. Hình thức này được hạch giống hình thức bán buôn.
2.1.4 Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán lẻ nhỏ:
Đối với hình thức bán lẻ nhỏ thì Công ty thực hiện theo phương thức
bán hàng tập trung tức là khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá thì kế toán
lập hoá đơn Giá trị gia tăng. Trường hợp bán lẻ nhưng khách hàng yêu cầu
đưa hàng đến tận nơi thì kế toán tiêu thụ cũng lập hoá đơn Giá trị gia tăng sau
đó đưa cho nhân viên bán hàng 2 liên. Sau khi đã giao hàng và thu tiền về,
nhân viên bán hàng có nhiệm vụ nộp tiền hàng cho phòng kế toán kèm theo

hoá đơn Giá trị gia tăng (liên 3 – màu xanh).

22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

Mẫu 02: Hoá đơn Giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN

Mẫu số: 01-GTKT-3LL

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

MR/2009B

Liên1: Lưu

0067582

Ngày 21 tháng 03 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thu Ngân
Địa chỉ: tổ 27 phường Minh Xuân – TX Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
Số tài khoản:
Họ tên người mua hàng: chị Hà Phương Anh
Tên đơn vị:

Địa chỉ: Ngọc Hồi – Hoàng Mai - HN
Hình thức thanh toán: CK - TM
STT
A
01

MS: 0101287232

Tên hàng hóa, dịch vụ
B
Lip On Lip Venus

ĐVT
C

Số lượng
1

Thùng

10

Đơn giá
2

Thành tiền
3

924.000


Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT:
Tổng tiền thanh toán:
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu một trăm sáu mươi tư ngàn đồng chẵn.

9.240.000
9.240.000
924.000
10.164.000

Người mua hàng

Người bán hàng

Giám đốc

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

Ngoài ra tại phòng kế toán, kế toán tiêu thụ còn lập phiếu xuất kho và
được lập thành 2 liên.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại Thu Ngân

23


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Số:

Mẫu số: 02-VT

Nợ: TK 131

QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC

Có TK: 156

ngày 20 tháng 3 năm 2006


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

của Bộ trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trần Quang Thắng Địa chỉ: Công ty Quyết Đạt
Lý do xuất kho:
Xuất tại kho: Kho Ninh Sở - Thường Tín
Số lượng Đơn giá
Thành tiền
Thự

Yêu
STT quy cách phẩm
c
cầu
chất hàng hoá
xuất
01 Lip On Lip Venus Thùng 10
10
890.000
8.900.000
Tên nhãn hiệu,

ĐVT

Cộng:

8.900.000

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám triệu chín trăm ngàn đồng chẵn.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho
(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký)

(Đã ký)


2.1.5 Kế toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: (tới
các siêu thị và các tỉnh thành khác)
Đối với hình thức này thì dựa vào hợp đồng ký kết giữa Công ty và siêu
thị hoặc các tỉnh khác, Công ty sẽ xuất kho để chuyển hàng cho bên mua bằng
phương tiện của mình hoặc đi thuê ngoài đến địa điểm đã ghi trong hợp đồng.
Chi phí vận chuyển này do bên nào chịu thì tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của
hai bên và được ghi trong hợp đồng đã ký. Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở
hữu của Công ty, khi người mua thông báo đã nhận được hàng và chấp nhận
thanh toán thì số hàng trên mới được coi là tiêu thụ và được hạch toán vào
doanh thu. Khi hàng đã được bán phòng kế toán lập hoá đơn Giá trị gia tăng
(3liên): liên 2 giao cho nhân viên bán hàng siêu thị, liên 3 dùng để thanh toán.
Sau khi đã giao đủ hàng và thu tiền về nhân viên bán hàng của Công ty có
24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp Kế toán K38 Đoàn Thị Điểm

trách nhiệm nộp tiền hàng kèm theo hoá đơn Giá trị gia tăng (liên 3) về phòng
kế toán. Theo hình thức này đơn vị mua sẽ được hưởng chiết khấu từ 1% đến
1,5% trong hoá đơn hoặc ngoài hoá đơn theo yêu cầu của người mua.
Ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép và phản ánh tình hình nhập
xuất tồn hàng hoá hàng ngày. Mỗi thẻ kho được mở cho một loại hàng riêng
và chỉ phản ánh theo chỉ tiêu số lượng.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất hàng hoá thủ kho ghi số
lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụ tính ra

lượng tồn trên thẻ kho. Vào đầu tháng căn cứ vào số lượng tồn cuối tháng
trước ở thẻ kho để ghi vào số lượng tồn đầu tháng này.
Khi đã vào thẻ kho người giữ thẻ kho sẽ chuyển toàn bộ chứng từ nhập
kho về phòng kế toán.

25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


×