Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề án phát triển công ty in Tổng hợp Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.77 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua đất nước ta phát triển không ngừng về mọi mặt như
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Đời sống của nhân dân từng bước được cải
thiện, trình độ dân trí của mỗi người ngày càng cao và nhu cầu của mỗi người
dân về tìm hiẻu sách, báo, tạp chí, và các loại văn hóa phẩm khác ngày càng
tăng. Chính vì vậy, có thể nói thị trường in ấn ở nước ta có những tiềm năng để
phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu về in ấn thì yêu
cầu về chất lượng sản phẩm in ngày càng được đòi hỏi cao hơn. Trong giai
đoạn hiện nay, các loại sản phẩm in ấn phải đáp ứng được các yêu cầu cao về
chất lượng kỹ thuật, về số lượng, về mỹ thuật ấn phẩm, và thời gian sản xuất
phải rút ngắn. Để đáp ứng được thực tế này, các cơ sở in trong cả nước, nhất là
ở hai trung tâm in là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã và đang từng bước
mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Từ
đó tạo thế đứng vững chắc trong môi trường cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xã hội
và đạt hiệu quả kinh tế cao, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cán bộ
công nhân viên tốt hơn, đồng thời cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Đánh giá sự phát triển của ngành in, trong báo cáo tổng kết hoạt động
ngành in năm 2002 của Bộ Văn hóa Thông tin đã nêu: số đầu sách tăng bình
quân hàng năm là 18,8%, số bản sách tăng hàng năm là 15,6%. Đặc biệt trong
quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành của cục xuất bản trình Bộ
trưởng Bộ VHTT phê duyệt ngày 31/12/2002 (tài liệu tham khảo) xác định mục
tiêu định hướng ngành in đến năm 2010 là:
+ Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành để đạt mức tăng
trưởng hàng năm về sản lượng trang in 13 x 19 là khoảng (10 �15 ), đến năm
2010 đạt từ 500 đến 560 tỷ trang in.


+ Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm in theo hướng tăng sản
phẩm ấn phẩm có chất lượng cao, trong đó sách khoảng (10 �15 )%, báo tạp chí
(20 �25 )%, bao bì nhãn hàng 25%, quảng cáo (10 �15 )%, đảm bảo ấn phẩm in


trong nước không thua kém in nước ngoài.
+ Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa in ofset với công nghệ và thiết bị
tiên tiến, đồng bộ hóa cả 3 khâu của quá trình sản xuất. Khi luật xuất bản ra đời
cho phép các cơ sở in tư nhân được in các ấn phẩm là bao bì và đồng thời
khuyến khích các công ty in của nhà nước đổi mới công nghệ thiết bị để tiến tới
theo kịp trình độ in trong khu vực và trên thế giới, các công ty in trong cả nước
đã đầu tư thêm các thiết bị mới rất có hiệu quả. Có thể đơn cử ra đây cả nước
đã đầu tư thêm các thiết bị mới rất có hiệu quả. Có thể đơn cử ra đây một số ví
dụ như công ty in Bản đồ, công ty in Trần Phú v.v… sau khi đầu tư đổi mới
thiết bị đã đạt trình độ in ngang bằng với các nước trong khu vực Đông Nam Á
như Singapo, Thái Lan. và hiện nay hai công ty này đã có những hợp đồng in
cho nước ngoài, thu được nhiều lợi nhuận lớn. Vì vậy, công ty in cho nước
ngoài, thu được nhiều lợi nhuận lớn. Vì vậy, công ty in Tổng hợp Hà Nội cần
thiết phải đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho thu
hút được khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Để triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, đáp ứng
nhu cầu của xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và thủ đô nói riêng.
Việc mở rộng và hiện đại hóa Công ty in Tổng hợp Hà Nội trở thành công ty in
có trình độ công nghệ cao thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu in ấn của thành
phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là một vấn đề quan trọng cấp thiết đặt ra
trong việc quy hoạch và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.
Trước yêu cầu cấp thiết như trên, nhiệm vụ đặt ra cho đồ án tốt nghiệp này
là: bằng những khảo sát tình hình hiện tại của công ty in Tổng hợp Hà Nội,
thiết kế cải tạo công ty in Tổng hợp Hà Nội trở thành công ty in hiện đại theo


định hướng phát triển của công ty đến năm 2015.
Đồ án gồm 5 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của công ty in

Tổng hợp Hà Nội.
Chương 2: Sự cần thiết phải đầu tư
Chương 3: Giải pháp công nghệ và thiết bị
Chương 4: Bố trí mặt bằng sản xuất và tỏ chức quản lý sản xuất
Chương 5: Tính toán hiệu quả kinh tế


CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI
1.1. Lịch sử phát triển của công ty in Tổng hợp Hà Nội
Tiền thân của công ty in Tổng hợp Hà Nội ngày nay là nhà in Lê Cường một nhà in của chủ tư sản trước đây đã được cải tạo và xây dựng thành một
doanh nghiệp nhà nước từ năm 1959.
Ngày 1-7-1959 được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định số
1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp danh với nhà nước. Từ đó
ngày 1-7 hàng năm trở thành ngày truyền thống, gian khổ, thử thách và phấn
đấu vươn lên tính đến nay công ty đã được 45 tuổi.
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có những thay đổi cơ bản.
Từ những cơ sở sản xuất nhỏ bé với những máy móc thiết bị là các máy in Typô lạc hậu sắp chữ thủ công của các hộ tư sản, nhà xưởng cũ nát chật hẹp, ngày
nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có mặt bằng nhà xưởng
rộng rãi thoáng mát tại 67 Phó Đức Chính, công ty đang ứng dụng công nghệ in
ốpsét với các thiết bị của Đức, Nhật v.v…
Từ đầu năm 1960 đến cuối năm 1973, xí nghiệp trải qua bảy lần hợp nhất
và hai lần tách ra gồm 45 nhà in lớn nhỏ trong đó có 14 nhà in tư sản và 31 nhà
in tiểu chủ.
- Ngày 21-2-1960 hợp nhất với lien xưởng in Vinh Quang gồm hai nhà in
tư sản và một nhà in tiểu chủ.
- Ngày 26-4-1960 hợp nhất liên xưởng in Ngô Viết Viễn gồm ba nhà in tư
sản.
- Ngày 5-8-1960 tiếp nhận thêm mười nhà in tiểu chủ, tiếp đó thu nhận

thêm ba nhà in tiểu chủ và ba nhà in tư sản.
- Ngày 8-4-1961 hợp nhất liên xưởng in Ngọc Hưng gòm một nhà in tư


sản và mười nhà in tiểu chủ.
- Ngày 1 - 1 - 1965 hợp nhất với liên xưởng in Hà Nội gồm bốn nhà tư
bản và bảy nhà in tiểu chủ.
Ngày 23 - 3- 1970 UBHC thành phố Hà Nội ra QĐ/007/UBCN sát nhập xí
nghiệp in Lê Cường, nhà in của Sở thông tin và nhà báo in Hà Nội mới thành xí
nghiệp in Hà Nội (Thực hiện quyết định từ tháng 3 - 1970 hợp nhất nhà in
Thông tin, tháng 9 - 1970 hợp nhất nhà in báo Hà Nội mới và đổi tên là xí
nghiệp in Hà Nội).
Ngày 3 - 9 - 1973 UBHC thành phố ra quyết định số 129/QĐ/CN tách xí
nghiệp in Hà Nội thành 2 xí nghiệp in báo Hà Nội mới ở 35 phố Nhà Chung
trực thuộc ban biên tập báo Hà Nội mới quản lý, Xí nghiệp in Hà Nội ở 75
Hàng bồ trực thuộc Sở văn hóa thông tin quản lý.
Tổng số máy móc của các nhà in tư nhân đưa vào công tư hợp doanh là 71
máy in Ty-pô các loại (trong đó 1 máy 32 trang, 5 máy 16 trang, 2 máy 8 trang,
19 máy 4 trang và 44 máy 2 trang). Hầu hết máy móc đều cũ và lạc hậu sử
dụng gần 30 năm giá trị còn lại không đáng kể. Sau này, để phát triển sản xuất
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Bộ văn hóa thông tin và Sở văn hóa thông tin
giao cho, xí nghiệp liên tục xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư
mua sắm thêm máy móc, thiết bị như 3 máy Vích-to 16 trang tự động của Đức,
4 máy 8 trang của Trung Quốc, 3 máy dao xén trong đó có 1 máy dao 3 mặt của
Đức và 2 máy dao 1 mặt của Trung Quốc cỡ lớn, ngoài ra còn có 3 máy đóng
thép Trung Quốc, một hệ thống chế bản kẽm.v.v… Nhưng phần lớn những máy
móc thiết bị này đều đã cũ, năng suất thấp, ngaòi ra địa điểm 75 Hàng Bồ có
mặt bằng nhà xưởng rất chật hẹp. Mặc dù vậy, xí nghiệp luôn hoàn thành vượt
mức kế hoạch nhà nước giao cho, tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp
luôn luôn phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để nâng cao năng suất ld và chất

lượng sản phẩm. Giữ vững là đơn vị thi đua suất sắc.
Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với đường lối đổi mới các cơ


sở sản xuất chuyển dần sang cơ chế thị trường, bước đầu xí nghiệp gặp nhiều
khó khăn như công việc ít, thiết bị máy móc in Typô lạc hậu về công nghệ,
không đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của khách hàng. Năm 1990, được Sở
VHTT và UBND thành phố cấp vốn đầu tư chiều sâu 200.000USD và 310 triệu
đồng VN làm tiền vốn, xí nghiệp đã mua thêm được 5 máy in offset gồm 2 máy
4 trang GTO của CHLB Đức và 2 máy Komori 2 mầu 8 trang, 1 máy Dzaia 16
trang của Nhật Bản, xí nghiệp đã trang bị một dàn máy sắp chữ điện tử gồm 4
máy đánh chữ, 1 máy AT386, và 1 dàn máy chế bản quang cơ khép kín.
Do mặt bằng sản xuất của xí nghiệp quá chật hẹp và qua nhiều năm đề
nghị thành phố. Tháng 1 - 1993 UBND thành phố đã ra quyết định số 58 ngày 7
- 1 - 1993. Giao quyền quản lý toàn bộ cơ sở vật chất trường Phạm Hồng Thái
tại 67 phố Phó Đức Chính cho xí nghiệp in Hà Nội.
Tiếp tục tạo điều kiện cho xí nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng
tình hình mới, quyết định số 416/QĐUB ngày 25 - 1 - 1997, UBND thành phố
Hà Nội đã đổi tên xí nghiệp thành Công ty in Tồng hợp Hà Nội tại địa điểm 67
phố Phó Đức Chính, bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ mới bao gồm:
1. In sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩm, tem nhãn bao bì, giáy tờ quản lý
kinh tế, văn hóa xã hội.
2. Mở cửa hàng kinh doanh buôn bán vật tư ngành in, văn hóa phẩm và
làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các cơ quan đơn vị cá nhân khác.
3. Kinh doanh dịch vụ văn hóa thể thao.
4. Liên doanh, liên kết với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước.
Do đạt nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng và phát triển xí nghiệp,
cán bộ và công nhân viên chức xí nghiệp đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý:
- 1982 được Hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
ba.

- 1983 khen thưởng thành tích chống Mỹ cứu nước đã có 133 CBCNV
được khen thưởng Huân chương hạng nhất hạng nhì và hạng ba và huy chương.


- Bằng khen của Chính phru và HĐBT, Năm 1967 �1977 .
- Bằng khen của Bộ văn hóa - Thông tin các năm 1972, 1974, 1978, 1981,
1983, 1987.
- Trong phong trào lao động sản xuất được UBND thành phố tặng nhiều
bằng khen và giấy khen.
- Năm 1996 công ty được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba.
Để có được những thành tích trên, cán bộ công nhân viên công ty in Tổng
hợp Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu đoàn kết quyết tâm thực hiện mọi nhiệm vụ nhà
nước giao, vượt qua mọi khó khăn thử thách. Lãnh đạo công ty đã chủ động đề
ra các phương án, các tình huống cụ thể để vượt qua mọi khó khăn trong sản
xuất. Trong cơ chế thị trường hiện nay tập thể lãnh đạo của cy lại càng năng
động hơn để thu hút khách hàng, đưa doanh thu của công ty hàng năm ngày
càng tăng, đời sống công nhân không ngừng được nâng cao.
Ngoài ra, công ty được UBND thành phố, Sở VHTT Hà Nội và các cơ
quan chức năng thành phố hết sức quan tâm chỉ đạo và nhiệt tình giúp đỡ về
mọi mặt tạo điều kiện thuận lợi để công ty phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ.
1.2. Nhiệm vụ của công ty in Tổng hợp Hà Nội
1.2.1. Nhiệm vụ chính trị
Công ty in Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Văn
hóa - Thông tin Hà Nội. Thành phố Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị
kinh tế - xã hội xã hội, là trái tim của cả nước, tại thành phố tập trung rất nhiều
các cơ quan trung ương của nhà nước, các văn phòng đại diện của nhiều công
ty, nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Do đó công ty có nhiệm vụ in ấn
các tài liệu phục vụ cho các hoạt động chính trị của thành phố, góp phần đưa
các chính sách của thành phố đến với người dân. Đáp ứng được nhiệm vụ này
công ty đã góp phần vào sự phát triển toàn diện của thủ đô và nâng cao đời

sống tinh thần cho nhân dân thủ đô.
Trong báo cáo tổng kết hoạt động in (1997 - 2001) tại hội nghị ngành in


toàn quốc diễn ra ở Hà Nội, tháng 10 - 2001 có viết: "Việc in sách giáo khoa
phổ thông luôn là mối quan tâm lớn của các cơ sở in không phải chỉ vì đây là
nguồn công việc ổn định mà còn góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân
lực trong tương lai. Cần nhìn nhận một cách toàn diện, thấu đáo và nhân lực
trong tương lai. Cần nhìn nhận một cách toàn diện, thấu đáo và nghĩa tình để
thấy được ý thức trách nhiệm rất cao của các cơ sở in đối với việc in sách giáo
khoa. Trước đây, thời kỳ bao cấp trong kháng chiến chống



×