Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiềm năng du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh
thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục,… chúng ta
thường hay nói tới một loại hình du lịch đó là du lịch văn hoá. Được xem là loại
sản phẩm đặc thù cho du lịch của các nước đang phát triển, với nền tảng phát triển
phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền,
mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc để
phát triển. Loại hình du lịch này đã mang lại nguồn thu rất lớn cho nghành du lịch
các nước đồng thời lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Ở Việt Nam, với vị thế là một nước đang phát triển, việc khai thác loại hình du
lịch này ở nước ta là cần thiết cho sự phát triển của nghành du lịch, qua đó, mang
lại nguồn thu lớn về kinh tế và đặc biệt hơn, nó còn là cơ sở cho việc đưa nền văn
hóa nước ta ra thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, nhiều vùng có những tiềm năng về du lịch, nhất
là du lịch văn hóa, nhưng việc khai thác, phát triển loại hình du lịch này vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng của vùng.
Chính vì vậy, với mục tiêu phân tích và làm rõ các tiềm năng để phát triển du
lịch văn hóa các vùng miền ở nước ta, em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Tiềm năng
du lịch ở Đồng Bằng sông Cửu Long"
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu khái niệm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch ở Đồng Bằng
sông Cửu Long.
- Nghiên cứu vị trí địa lý và địa hình đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu nét đặc sắc của du lịch và giải pháp phát triển du lịch ở đồng
bằng sông Cửu Long
3. Mục tiêu.
- Phân tích và làm rõ những điều kiện, những nét đặc sắc và tiềm năng du
lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
4. Giới hạn nghiên cứu.
- Trong phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long




- Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về nét đặc sắc du lịch văn hóa và tiềm
năng phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
1.1.

Khái niệm du lịch.

- Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là
nơi làm việc của họ.
- Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau.
- Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía
canh:
+ Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem
xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
+ Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là

tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang
lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
- Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa
XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.


1.2. Vị trí địa lý và địa hình đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được
gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của
người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung
ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An(2 tỉnh Long An và Kiến Tường
cũ), Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang (tỉnh
Cần Thơ cũ), Sóc Trăng, Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), An
Giang (2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ), Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), Bạc
Liêu và Cà Mau.

Hình 1.1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các
tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của
các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13%
diện tích cả nước nhưng hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả
nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm


47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới

90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60%
xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện
thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2
triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển
Đông.
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mỹ
Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền,
huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện
Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau). Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú
Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ
những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyênthay đổi mực nước biển;
qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển.
Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì
nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên
trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên –
Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
1.3. Tiềm năng phát triển du lịch của đồng bằng sông Cửu Long.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lịch sử, những lễ
hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối
với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long
có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn chẳng những
đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế và bà con Việt
kiều ở xa Tổ quốc. Là vùng có đầy đủ các điều kiện để đa dạng hóa các loại hình
du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên
cứu khoa học... và đặc biệt là có tiềm năng rất lớn về du lịch văn hóa và các lễ hội

dân gian.
Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong
phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu
tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của
vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết


vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng. Thời gian qua,
ĐBSCL đã tổ chức thành công các sự kiện du lịch, lễ hội Văn hoá - Thể thao và Du
lịch mang tầm khu vực và quốc gia, như: Liên hoan Du lịch ĐBSCL, Năm Du lịch
quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ hội
vía bà Chúa Xứ, lễ hội Okombok và đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, “Những ngày
văn hoá Mêkong-Nhật Bản”, các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình
xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài đã để lại những ấn tượng rất
tốt đẹp. Đó là những kết quả đáng khích lệ của du lịch ĐBSCL.
Phát triển du lịch ĐBSCL đang ở giai đoạn đầu, mang tính tự phát, chưa có
khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống. Những năm qua (2001-2009), lượng khách
du lịch đến ĐBSCL chỉ gia tăng với tốc độ 12,5% /năm, thu nhập từ du lịch còn
thấp chỉ chiếm khoảng 3% so với cả nưốc. Năm 2008, toàn vùng chỉ đón trên 1,2
triệu lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu
lượt khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Lượng khách đến
ĐBSCL còn thấp so với nhiều vùng miền khác. Một số tỉnh thành trong vùng
lượng khách có tăng hàng năm, như Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Đồng
Tháp...nhưng còn quá ít.
Trong thực tế những năm qua, du lịch ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng và vị thế của vùng. Tại cuộc Hội thảo "Phát triển du lịch đồng bằng và
biển đảo" do TCDL và Hiệp hội du lịch ĐBSCL tổ chức tháng 12/2009 đã có nhiều
tham luận quan trọng, trong đó đã nêu một số nguyên nhân sau đây:
- Nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế;
- Chưa có điều tra, khảo sát và lập quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL và

từng tỉnh, thiếu thông tin về nhiều điểm đến du lịch ở ĐBSCL;
- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
chưa ổn định và thiếu sự quan tâm từ nhiều cấp.
- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo, thường trùng lắp
giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách;
- Các công ty lữ hành ở khu vực ĐBSCL còn nhỏ về quy mô, yếu về nghiệp vụ,
thường làm dịch vụ cho các Công ty du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các
trung tâm du lịch lớn trong nước, chưa đủ mạnh và đủ tầm;
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức và
đồng bộ, rất hạn chế. Nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở hạ tầng và
dịch vụ quá sơ sài và nghèo nàn.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vùng ĐBSCL chưa được chú
trọng đúng mức, còn bị động;
- Thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh
thành trong khu vực và cả vùng với các tỉnh thành trong cả nước;


- Kinh phí đầu tư cho du lịch ĐBSCL chưa được lãnh đạo các địa phương và
TW quan tâm thích đáng.
CHƯƠNG II: NÉT ĐẶC SẮC CỦA DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
2.1. Văn hóa sông nước và chợ nổi.
ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ với hệ sống sông ngòi chằng chịt. Đặc
điểm tự nhiên cũng đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nền văn
hóa sông nước nơi đây. Phương thức diễn đạt của người dân chủ yếu là dùng
những hình ảnh, hoạt động, tính chất có liên quan đến vùng sông rạch để so
sánh hoặc tạo ra lối nói ẩn dụ hoặc hoán dụ. Chẳng hạn thay vì gọi là anh em rể
thì người dân gọi là anh em cột chèo; lớn và ròng dùng để chỉ chu kỳ của con
nước cũng được dùng để hình dung những giai đoạn thăng trầm của con
người...

Văn hóa sông nước còn hình thành nên nét sinh hoạt đặc trưng mà không nơi
nào ở Việt Nam có được, đó là chợ nổi. Thăm chợ nổi, du khách mới thấy được
sự sung túc của đời sống nơi miền sông nước. Chợ là nơi mua bán thật sự của
người dân địa phương, họ đến để trao đổi sản vật... Ghe xuồng được trang trí
khác nhau theo từng địa phương và những người thương hồ treo sản vật muốn
bán tượng trưng trên các cây bẹo. Có nhiều chợ nổi ở ĐBSCL được hình thành
từ lâu đời và hiện nay đã được khai thác vào trong hoạt động du lịch như chợ
nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp
(Hậu Giang)... Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) đã bình chọn chợ nổi Cái
Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, và được mô tả là điểm
đặc biệt lạ mắt với các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”. Trang web
youramazingplaces cũng đưa ra danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á, trong đó
có đề cập đến chợ nổi của khu vực ĐBSCL, mà chợ nổi Cái Răng là một điển
hình.


Hình 2.1: Chợ nổi Ngã Năm ngày giáp tết

Hình 2.2 : Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
2.2. Kho tàng lễ hội phong phú và độc đáo.

Lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Hiện nay, ĐBSCL có 1.234 lễ
hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm số lượng cao nhất 856 (69,36%). Một số lễ hội
cấp quốc gia tiêu biểu của vùng có thể kể đến như Lễ hội vía Bà chúa xứ Núi Sam
(Châu Đốc, An Giang), lễ hội kỷ niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Rạch
Giá, Kiên Giang), Lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau)... Kho tàng lễ hội phong phú và
độc đáo của các dân tộc ở ĐBSCL không chỉ có giá trị như những DSVH phi vật
thể cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ đời sống tinh thần, tín ngưỡng tâm
linh của cộng đồng cư dân mà nó còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hoàn
toàn có thể khai thác chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo phục

vụ cho du khách trong và ngoài nước.


Hình 2.3: Lễ hội vía Bà chúa xứ Núi Sam – ( Châu Đốc, An Giang )

Hình 2.4: Lễ hội kỷ niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ( Kiên Giang)


2.3. Đến làng nghề để trải nghiệm tạo ra những sản phẩm.

ĐBSCL vốn có tiềm năng du lịch làng nghề. ĐBSCL hiện có hàng trăm làng
nghề truyền thống hay mới hình thành. Các làng nghề là nguồn tạo công ăn việc
làm cho lao động tại chỗ đồng thời cũng là tài nguyên để hình thành nên sản phẩm
du lịch. Các làng nghề truyền thống như làng kiểng Mai vàng Phước Định (Long
Hồ, Vĩnh Long), làng Hoa kiểng Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre), làng nghề tủ
thờ Gò Công (Tiền Giang), làng dệt chiếu Long Định, làng bàng buông Thân Cửu
Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang)... Một số làng nghề trở thành điểm tham quan
chính trong các chương trình du lịch tại địa phương, có thể kể đến làng nghề sản
xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng nghề
bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre),...

Hình 2.5: Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp)

Các làng nghề này, ngoài uy tín thương hiệu truyền thống, còn có một lực
lượng lao động đông đảo có tay nghề cao nên việc duy trì và phát triển làng nghề
có được sự phát triển ổn định. Bên cạnh đó, làng nghề bánh tráng, hay các cơ sở
sản xuất kẹo dừa, bánh, cốm ở Bến Tre, Tiền Giang cũng là những điểm đến của
khách du lịch. Họ không chỉ tham quan quy trình sản xuất, thẩm nhận các giá trị
văn hóa, mua sắm các sản phẩm đặc trưng nơi mình đến mà còn có cơ hội trải
nghiệm để tạo ra những sản phẩm này. Mỗi làng nghề có một loại sản phẩm riêng

biệt đặc trưng cho mỗi tỉnh trong vùng. Một số tỉnh ở vùng ĐBSCL có thể nắm bắt
các cơ hội từ phát triển du lịch địa phương, thu hút khách du lịch bằng các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của mình. Ngược lại khách du lịch cũng có thể
giúp quảng bá cho làng nghề thủ công truyền thống một cách rất hiệu quả. Ngoài
sự đóng góp về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, là điểm đến
trong các chương trình du lịch, làng nghề truyền thống ĐBSCL hiện đang gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hóa - lịch sử về đất nước và con người vùng miệt
vườn sông nước.


Hình 2.6 : Làng bàng buông Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang)
2.4. Đặc sản ẩm thực.

Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, điều kiện địa lý - tự nhiên là những yếu tố tác
động sâu sắc đến ẩm thực của vùng ĐBSCL. Ẩm thực nơi đây vừa là truyền thống
vừa có sự tiếp biến với các yếu tố văn hóa ẩm thực riêng biệt của người Kinh,
Chăm, Khmer, Hoa tạo nên những nét đa dạng, đặc sắc và không bị nhầm lẫn với
ẩm thực của các vùng miền khác. Chẳng hạn món canh chua, bún nước lèo hay lẩu
mắm đặc trưng của Nam Bộ vốn có nguồn gốc từ người Khmer nhưng đã được tiếp
thu và cải biến cho hợp với khẩu vị của người Việt, hiện nay đã trở thành thương
hiệu đặc sản của vùng.
Những yếu tố về lịch sử liên quan đến quá trình khai khẩn miền đồng bằng
sông nước này với các lớp cư dân đầu tiên đến từ Bắc Bộ và Trung Bộ góp phần
giúp cho ẩm thực của nơi đây vẫn lưu giữ tập tục ăn uống cổ truyền thông qua hình
thức cúng việc lề với món cá nấu ám, đồng thời cũng có sự cải tiến món ăn cho
phù hợp với điều kiện môi trường mới như món bánh xèo là dị bản của món bánh
khoái (bánh khói) miền Trung. Với điều kiện địa lý - tự nhiên, địa hình đa dạng
khiến nền ẩm thực ĐBSCL có nhiều món ăn có nguồn gốc từ núi, biển, đồng bằng
và sông rạch.
Với nguồn lợi thủy sản dồi dào hình thành cho người dân kỹ thuật chế biến

rất phong phú như làm các món mắm (mắm thái Châu Đốc, mắm ruột cá Đồng


Tháp, mắm ruốc Kiên Giang...), làm khô các loại cá đồng, các biển (khô các lóc, cá
tra, cá khoai, khô mực...), đặc biệt hơn, họ còn sử dụng phương pháp ủ cá để tạo
nên nước mắm - một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm người Kinh ở ĐBSCL,
nổi tiếng có nước mắm Phú Quốc, nước mắm Hòn Sơn. Đặc biệt, cứ mỗi dịp mùa
nước nổi tràn về, du khách lại có dịp thưởng thức những món ăn đặc trưng cho
mùa nước nổi nơi đây, đó là các món được chế biến từ cá linh như cá linh kho mía,
canh chua cá linh bông điên điển, bông súng trắng và nhiều món ăn hấp dẫn khác...
Đơn giản nhưng mang lại những nét chấm phá thú vị cho ẩm thực của vùng.
Không chỉ có ẩm thực của người Kinh, những món đặc sản của các dân tộc Hoa,
Khmer, Chăm đã và đang làm giàu thêm cho ẩm thực của vùng đất này. Các món
tung lò mò, cà ri, cà púa, cơm nị của người Chăm; bún nước lèo, lẩu mắm, canh
xiêm lo của người Khmer hay các món bánh của người Hoa đã tạo nên những nét
riêng, sắc thái riêng cho miền đồng bằng sông nước.

Hình 2.7: Đặc sản Kiên Giang – Nguồn : Liên hoan ẩm thực ĐBSCL


Hình 2.8: Đuông dừa – Đặc sản Bến Tre
2.5. Du lịch miệt vườn.

Đến với ĐBSCL, ai ai cũng phải trầm trồ khen ngợi về văn hóa miệt vườn
nơi đây. Vườn tược được tập trung lại với nhau thành không gian rộng lớn thành
những vườn cây trái xanh mướt với những loại trái đặc trưng như: sầu riêng, nhãn,
vú sữa, chôm chôm... Du lịch miệt vườn không phải là điều mới lạ đối với du
khách người Việt nhưng lại rất hấp dẫn với du khách nước ngoài bởi du lịch ở đây
tập trung đi vào khai thác thiên nhiên sông nước và đời sống dân dã. Mùa nào thức
ấy cùng với sự màu mỡ của phù sa hai bờ sông Tiền, sông Hậu đã góp phần tạo nên

sự nổi tiếng của cây trái nơi đây: Vĩnh Long với đặc sản bưởi Năm Roi, chôm
chôm, long nhãn; Tiền Giang nổi tiếng với vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Cái Mơn; hay
thành phố Cần Thơ đậm đà với những vườn dâu Hạ Châu Phong Điền... Tận mắt
ngắm nhìn những vườn cây trĩu quả, thưởng thức hương vị ngọt ngào thơm ngon
của cây trái miền sông nước, lắng nghe vọng cổ, cải lương... đó chính là những sản
phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn trong các chương trình du lịch miền Tây.
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng chừng 70km, du khách có thể mua vé
xe khách đi Tiền Giang ở bến xe miền Tây hoặc có thể di chuyển bằng phương tiện
xe máy, hay bằng đường thủy tùy theo sở thích và điều kiện. Huyện Cái Bè hiện có
15.000 ha vườn trồng cây ăn quả, gồm xoài cát Hòa Lộc, xoài bởi, xoài thơm, bưởi
năm roi, bưởi đường núm, nhãn long, nhãn tiêu da bò, cam sành, cam mật sầu


riêng, tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép, ổi, táo, quýt...Ngoài ra còn có một số trái cây
được lai ghép có hương vị độc đáo, mới lạ như xoài bưởi ghép,…

Hình 2.9 : Miệt vườn Cái Bè ( Tiền Giang ) – Nguồn : Vietnamnet

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
3.1. Thực trạng :
Tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng của Đồng bằng sông Cửu
Long là rất lớn nếu chúng ta biết khai thác một cách hợp lý và đồng bộ nhằm phát
huy hết những lợi thế sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng. Hiện tại, việc
phát triển du lịch ở khu vực này còn mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy
hoạch và phát triển một cách hệ thống. Với tiềm năng và lợi thế về nhiều mặt để
phát triển du lịch nhưng thực tế trong thời gian gần đây lượng khách du lịch đến
với Đồng bằng sông Cửu Long chỉ gia tăng với tốc độ khoảng 12,5% /năm, thu
nhập từ du lịch còn thấp chỉ chiếm khoảng 3% so với cả nước. Điều này về cơ bản
xuất phát từ những nguyên nhân sau:



- Nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế; chưa điều tra, khảo sát và lập quy hoạch
phát triển du lịch của vùng và từng tỉnh thành một cách đồng bộ và khoa học, thiếu
thông tin về nhiều điểm đến du lịch;
- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
chưa ổn định và thiếu sự quan tâm từ nhiều cấp; Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn
yếu, chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ;
- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo và tính đặc thù;
- Các Công ty lữ hành, tổ chức du lịch còn nhỏ về quy mô, yếu về nghiệp vụ chưa
đáp ứng được nhu cầu hiện tại;
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vùng còn bị động, chưa được
chú trọng đúng mức;
- Thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh thành
trong khu vực và cả vùng với các tỉnh thành trong cả nước;
- Kinh phí đầu tư cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa được lãnh đạo các
địa phương và Trung ương quan tâm thích đáng.
3.2. Giải pháp.
Để tạo bước đột phá cho sự phát triển của ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu
Long chúng ta phải đánh giá đúng tiềm năng và phân tích rõ thực trạng, từ đó tìm
ra một số giải pháp phát triển với các vấn đề cụ thể như sau:
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa
phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch của vùng đất đang
sở hữu những tiềm năng du lịch lớn và có tính đặc thù so với cả nước;
- Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm năng
du lịch của từng tỉnh, của cả khu vực về văn hóa, lịch sử, con người, lễ hội truyền
thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa… Trên cơ sở đó, xây dựng
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng và từng tỉnh, thành phố trong một
không gian thống nhất và đồng bộ để tạo nên thế mạnh phát triển;
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng cả về cán bộ quản lý và lao

động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các


nghiệp vụ, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp trong hoạt động
du lịch;
- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, đa dạng, phong phú ở
từng địa phương và liên kết cả vùng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ
biến. Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch;
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu
trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo ấn tượng tốt cho du khách. Xây dựng các tour,
tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng địa phương và liên tỉnh trong vùng với
lộ trình hợp lý, hài hoà, hấp dẫn, chú trọng các tour, tuyến đi tham quan biển đảo;
- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du lịch miệt
vườn, các đảo, làng nghề truyền thống... gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh
của từng tỉnh, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, môi trường du lịch an toàn, thân
thiện và bền vững;
- Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng
du lịch vùng có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ rộng khắp
vùng và hiệu quả;
- Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho toàn
vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo,
đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, lễ hội, hội thảo, hội chợ triễn lãm... cả
trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách;
- Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng, giữa các công ty du
lịch, các trung tâm du lịch cả nước và các nước lân cận nhằm khai thác tốt tiềm
năng, thế mạnh du lịch của vùng sông nước Cửu Long;
- Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích
phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.
Chúng ta hy vọng với sự quan tâm của các ban ngành Trung ương và địa phương,
đặc biệt là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh thành trong khu vực để du

lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có những bước chuyển mình xứng đáng với
tiềm năng và vị trí của mình.


C. PHẦN KẾT LUẬN
Với diện tích 3,9 triệu hecta, 16,3 triệu người, có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, những giá trị văn hóa đa dạng cùng nhiều lễ hội nổi tiếng. Đồng bằng
sông Cửu Long thực sự là một tiềm năng du lịch của Việt Nam. Những tiềm năng
này nếu được khai thác hiệu quả, sẽ mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho du lịch
Việt Nam nói chung (du lịch miền Nam nói riêng), đồng thời cũng góp phần giới
thiệu nền văn hóa Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Việc phát triển sản phẩm du lịch
đặc trưng không thể chủ quan, phân bố đều cho các địa phương mà phải căn cứ vào
lợi thế so sánh, đặc điểm nổi trội của điểm đến… để tập trung đầu tư, nâng cấp, tạo
sự khác biệt thu hút khách, trong đó phải tính đến các điểm đến ở địa phương lân
cận, các điểm du lịch phụ trợ để hỗ trợ nhau, làm cho sản phẩm du lịch toàn vùng
có sức hấp dẫn cao, đồng thời phải tăng cường xúc tiến quảng bá chung cho cả
vùng, không quảng bá đơn lẻ từng địa phương vì du khách nước ngoài chỉ biết
ĐBSCL qua tên gọi MeKong Delta mà thôi. Để khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm
năng du lịch của từng địa phương, các tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ cần tiếp tục
tăng cường liên kết, hợp tác, phân công và hỗ trợ nhau cải tạo nâng cấp các điểm
du lịch hiện có, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính riêng
biệt của vùng, phát huy thế mạnh sông nước miệt vườn, hình thành các tour du lịch
mang đậm tính sinh thái liên tỉnh, cả vùng và có phân khúc… Qua đó, tạo nét độc
đáo của sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách du
lịch.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />option=com_content&view=article&id=5050%3Adu-lch-cn-co-s-kt-hp-vi-in-nhtrong-xu-th-toan-cu-hoa&catid=283%3Ath-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003



6. />


×