Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT KINH TẾ XÃ HỘI CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN BIỂN Ở ĐNA: SOCMON SEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.65 KB, 113 trang )

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT KINH TẾ XÃ HỘI
CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN BIỂN Ở
ĐNA: SOCMON SEA
(Dự thảo theo bản sửa cuối cùng)

1-2003
Leah Bunce & Bob Pomeroy
Với sự cộng tác của ban tư vấn SOCMON Đông Nam Á
Kuperan Viswanathan (Chủ tịch)
Elmer Ferrer
Gregor Hodgson
Susan Siar
Becky Smith
Johnnes Tulungen

Uỷ ban Quốc tế Khu Bảo tồn biển
Trung tâm Phát triển Nghề cá ĐNA/Vụ Nuôi trồng thuỷ sản
Trung tâm Nghề cá Thế giới
Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu
NOAA


MỤC LỤC
Phần I : TẤT CẢ NHỮNG VẤN ĐỀ NÀY LÀ GÌ ?
1
2
3
4
5

Tại sao phải GSKTXH? ..................................................................................................................2


GSKTXH là gì ?..............................................................................................................................3
GSKTXH vận hành như thế nào? ..................................................................................................3
GSKTXH dành cho ai ? ..................................................................................................................4
Những hạn chế của GSKTXH là gì? .............................................................................................4

Phần 2 : TẠI SAO PHẢI LÀM NHỮNG THỨ NÀY?
1
2
3
4
5
6
7

Nhận biết những nguy cơ, vấn đề, giải pháp và cơ hội .................................................................6
Nhận biết tầm quan trọng, giá trị, ý ngiã canh tác của nguồn lợi và các cách sử dụng chúng .....6
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các phương pháp quản lý .............................6
Đánh giá các cơ quan quản lý làm việc như thế nào ? (Hiệu quả của công tác quản lý) .............7
Xây dựng sự tham gia của những bên liên đới, các chương trình đào tạo và nhận thức thích
hợp .................................................................................................................................................7
Thẩm định và lập chứng từ đánh giá thực trạng về hoàn cảnh kinh tế xã hội trong khu vực,
những biến động của cộng đồng và nhận thức của các bên liên đới..........................................8
Lập nét tiểu sử cơ bản của hộ gia đình và cộng đồng...................................................................8

Phần 3 : NHỮNG GÌ ĐƯỢC XÉT TỚI ?
1
2
3

4

5
6
7
8
9
10
11

Ai sẽ thực hiện việc giám sát .........................................................................................................9
Quá trình thực hiện giám sát là như thế nào ? ...........................................................................10
Phải thu thập dữ liệu như thế nào?..............................................................................................10
3.1
Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................................................11
3.2
Những cuộc phỏng vấn thu thập thông tin chính yếu ........................................................11
3.3
Phỏng vấn hộ gia đình .......................................................................................................12
3.4
Quan sát.............................................................................................................................12
Nên phỏng vấn ai? .......................................................................................................................12
Việc giám sát kéo dài bao lâu? ....................................................................................................13
Hoạt động giám sát sẽ tốn bao nhiêu tiền ? ................................................................................14
Bao nhiêu lâu hoạt động giám sát phải làm một lần? ..................................................................14
Giám sát có thể diễn ra ở đâu?....................................................................................................15
ý kiến thảo luận về kết quả ..........................................................................................................15
Những điều khác cần biết ............................................................................................................17
Tôi sẽ thu thập số liệu gì? ............................................................................................................17
11.1
Các chỉ tiêu là gì?...............................................................................................................17
11.2

Những chỉ tiêu nào được sử dụng ?..................................................................................21
11.2.1
Mục đích của những thông tin kinh tế xã hội ...........................................................21
11.2.2
Tầm quan trọng chung của thu thập dữ liệu ............................................................23
11.2.3
Những điều kiện vị riêng ..........................................................................................23

Phần 4: PHẢI LÀM GÌ VỚI NHỮNG DỮ LIỆU NÀY?
1
2

Phân tích ......................................................................................................................................24
Truyền bá thông tin ......................................................................................................................25

Phụ lục A : Các chỉ tiêu .........................................................................................................................28
Phụ lục B. Hướng dẫn phỏng vấn người cung cấp thông tin chính/nguồn thông tin thứ cấp ...............83
Phụ lục C: Hướng dẫn phỏng vấn hộ gia đình.......................................................................................90
Phụ lục D. Phiếu Phân tích phỏng vấn người cung cấp thông tin chính/ nguồn thông tin thứ cấp .......94
Phụ lục E: Phiếu phân tích phỏng vấn hộ gia đình ..............................................................................100


LỜI CẢM ƠN
SocMon ĐNA là sản phẩm của sự hợp tác có ý nghĩa giữa những
nhà xã hội học và quản lý bờ biển trong khu vực. Đặc biệt Ban tư vấn
SocMon ĐNA là một sự cân đối của những nhà khoa học xã hội và
những nhà quản lý ven biển, đã đưa ra các định hướng cho dự án và
cung cấp những đầu vào kỹ thuật. Ban tư vấn gồm có: Susan Siar,
Elmer Ferrer, Gregor Hodgson, Becky Smith, Johnnes Tulungen và
Kuperan Viswanathan.

Những mục đích của GSKTXH về các thông tin, chỉ tiêu và cấu
trúc tổng thể kinh tế xã hội được Ban Tư vấn đưa ra vào tháng 8-2002.
Bản thảo của SocMon ĐNA đã được một mạng lưới rộng lớn những nhà
phê bình xem xét. Những lời cám ơn đặc biệt được gửi tới … bởi những
lời bình luận rất có ý nghĩa của họ.

1


Phần I : TẤT CẢ NHỮNG VẤN ĐỀ NÀY LÀ GÌ?

1.1

TẠI SAO PHẢI GSKTXH?

Những tài nguyên vùng ven biển không thể chỉ được quản lý trên
phương diện sinh - vật lý học lâu hơn được nữa. Những đặc tính cộng
đồng hướng vào và sử dụng tài nguyên ven biển có những tác động rất
chặt chẽ với sự lành mạnh sinh - vật lý học của các hệ sinh thái ven
biển. Sự quản lý các nguồn lợi vùng ven biển đồng thời cũng có những
liên quan đáng kể với tình trạng kinh tế xã hội của các cộng đồng. Thông
tin kinh tế xã hội là rất cần thiết cho công tác quản lý vùng ven biển một
cách hiệu quả. Ví dụ như:
• Một khu vực cấm đánh bắt cá được đề xuất là một phần của nghề
cá lớn hơn nhằm bảo vệ các bãi đẻ trứng tập trung và các môi
trường sống bị đe doạ. Cộng đồng ngư dân thường phản đối việc
phân khu vực đó do sợ bị mất đi nguồn sống của họ. Thu thập
những thông tịn một cách có hệ thống về các phương thức đánh
bắt, số lượng ngư dân và nhận thức của ngư dân có thể giúp cho
các nhà quản lý xác định một cách chính xác ai sẽ bị ảnh hưởng

và tìm được những sinh kế thay thế có thể chấp nhận được.
• Những người ra chính sách và công chúng muốn biết “Khu bảo tồn
biển liệu có hiệu quả không?” Thông tin về những sự thay đổi trong
nhận thức của người dân, tuân thủ và sự cưỡng chế của những
quy định có thể dẫn đến sự thành công hay thất bại của hoạt động
quản lý cũng như sự chấp nhận của MPA (OK?).
• Một chương trình giáo dục mới chủ yếu được đề nghị đối với cộng
đồng vùng ven biển. Bằng các hiểu biết về các phương pháp thông
tin trong cộng đồng (như bảng thông tin, tivi hoặc báo chí), việc
biết đọc và biết viết và cấp độ giáo dục của các nhóm người sử
dụng khác nhau và nhận thức của họ về những mối hiểm hoạ, các
nhà quản lý có thể xây dựng được chương trình sử dụng cơ chế
thông tin thích hợp nhất và đảm bảo rằng các thông điệp là thích
hợp với những mức độ nhận thức hiện tại.
Rõ ràng rằng để quản lý tốt các nguồn lợi vùng ven biển những người
quản lý phải cân bằng được việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ
được nguồn lợi với những nhu cầu về an toàn thực phẩm, sinh kế và sự
cân bằng trong sử dụng nguồn lợi của các cộng đồng. Họ cần phải nhận
thức được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc một cộng đồng sử dụng nguồn
lợi như thế nào với bối cảnh kinh tế xã hội của cộng đồng. Hiểu được bối
cảnh đó là rất cần thiết cho việc đánh giá, dự báo và quản lý việc sử
dụng nguồn lợi vùng ven biển. Thông tin kinh tế xã hội cho ta hiểu được
những đặc thù về chính trị kinh tế, văn hoá xã hội và các điều kiện của
từng cá thể, từng hộ gia đình, các nhóm người, các tổ chức và các cộng
2


đồng. Điều đó có thể giúp cho những người quản lý vùng ven biển xác
định được những vấn đề tiềm ẩn và tập trung những ưu tiên quản lý một
cách tương ứng.

2.2 GSKTXH là gì?
GSKTXH đưa ra một bản hướng dẫn đơn giản và được tiêu chuẩn
hoá về việc làm thế nào để tiến hành một chương trình giám sát kinh tế
xã hội tại một điểm quản lý ven biển ở ĐNA. Bản hướng dẫn đưa ra một
danh mục ưu tiên những chỉ tiêu kinh tế xã hội hữu dụng nhất cho các
nhà quản lý vùng ven biển cũng như những câu hỏi thực tế cho việc thu
thập dữ liệu.
GSKTXH được tiến hành để :
• Thiết lập một phương pháp luận đơn giản và được tiêu chuẩn hoá
cho việc thu thập thường xuyên những dữ liệu kinh tế xã hội cơ
bản hữu ích cho việc quản lý vùng ven biển ở mức độ điểm quản
lí;
• Cung cấp một cơ sở cho một hệ thống vùng, qua đó những dữ liệu
cấp độ điểm có thể bổ xung vào cơ sở dữ liệu của quốc gia, vùng,
và quốc tế để so sánh.
GSKTXH cũng muốn cung cấp cho những nhà quản lý, mà đa phần
trong số họ được đào tạo về sinh vật học, thấu hiểu được “kinh tế xã hội”
nghĩa là gì, các thông tin kinh tế xã hội có thể hữu dụng như thế nào cho
công tác quản lý, và dữ liệu kinh tế xã hội nào có thể hữu dụng cho việc
quản lý ở chỗ họ.
2.3 GSKTXH vận hành như thế nào?
GSKTXH diễn tả việc thiết lập một chương trình giám sát kinh tế
xã hội như thế nào tại điểm quản lý vùng ven biển. Phần đầu tiên này
đưa ra những thông tin cơ bản về GSKTXH; Phần thứ 2 bàn luận về
những thông tin kinh tế xã hội hữu dụng thế nào đối với người quản lý,
tạo nền tảng cho việc lựa chọn những chỉ tiêu kinh tế xã hội để thu thập
dữ liệu; Phần thứ 3 bàn về cách làm thế nào để lập kế hoạch thu thập
dữ diệu, bao gồm dự báo thời gian và chi phí; Phần thứ 4 cung cấp
những thông tin nền tảng tóm tắt về những chỉ tiêu cho việc thu thập dữ
liệu; và Phần thứ 5 là về việc phân tích dữ liệu, bao gồm cả trình bày và

viết báo cáo. Phụ lục A cung cấp những thông tin chi tiết về từng chỉ
tiêu, bao gồm đó là chỉ tiêu gì, thu thập nó như thế nào, phân tích nó
như thế nào, và các kết quả của nó có thể được người quản lý sử dụng
như thế nào; Phụ lục B và C bao gồm hướng dẫn phỏng vấn; phụ lục D
và E bao gồm những bảng phân tích; và phụ lục F cung cấp tài liệu tham
khảo.
Quá trình thiết lập một chương trình giám sát kinh tế xã hội, như
được diễn giải trong tài liệu này, bao gồm năm bước chính: 1) Sự chuẩn
3


bị trước, bao gồm nhận biết mục đích của thu thập dữ liệu kinh tế xã hội
và các chỉ tiêu thích hợp; 2) Dữ liệu thu thập thông qua nguồn thứ cấp;
3) Dữ liệu thu thập thông qua người cung cấp thông tin chính; 4) Dữ liệu
thu thập thông qua phỏng vấn hộ gia đình, và 5) Phân tích dữ liệu, viết
báo cáo và trình bày đặc biệt chú ý đến những liên quan về việc quản lý.
Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, sẽ đòi hỏi sự mềm dẻo và tính thích
nghi. Kết quả của các bước sẽ có thể ảnh hưởng đến các quyết định
trước và có thể đòi hỏi lặp lại các bước trước.
Những chỉ tiêu GSKTXH (Phần 4 và Phụ lục A) được trình bày dựa
trên những phương tiện của việc thu thập dữ liệu: nguồn thứ cấp, người
cung cấp thông tin chính và phỏng vấn hộ gia đình. Chúng được chia
theo cách này để tương quan với 2 loại hướng dẫn phỏng vấn: một là
nguồn dữ liệu thứ cấp và người cung cấp thông tin chính, và loại kia là
phỏng vấn hộ gia đình. Các chỉ tiêu cũng còn được phân loại theo tầm
quan trọng chính hay phụ của chúng để thu thập (xem Phần 4).
Cần nhấn mạnh là SocMon (GSKTXH) cung cấp các hướng dẫn
cho việc tiến hành giám sát kinh tế xã hội chứ không phải là một công
thức cứng nhắc. Nhóm giám sát kinh tế xã hội được chờ đợi để lựa chọn
những chỉ tiêu và biện pháp thích hợp cho các nhu cầu của khu vực của

họ như đã diễn tả ở Phần 4.
2.4 GSKTXH dành cho ai?
Những người nghe chính mà GSKTXH nhắm đến gồm có những
người quản lý vùng ven biển, chính quyền địa phương, các tổ chức phi
chính phủ, người dân địa phương (các tổ chức địa phương như là hiệp
hội ngư dân) và những người quản lý dụ án. GSKTXH mong muốn cung
cấp cho họ một nhận thức về những gì liên quan đến việc thiết lập
chương trình giám sát kinh tế xã hội và các kết quả có thể giúp họ trở
thành những nhà quản lý tốt hơn như thế nào. Mục tiêu thứ hai là các
viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế và khu vực
2.5 Những hạn chế của GSKTXH là gì?
GSKTXH là những hướng dẫn cơ bản. Nó không bao gồm tất cả
những chỉ tiêu có thể có cho giám sát kinh tế xã hội (chẳng hạn nó
không thảo luận tỉ mỉ về giới tính). Nó được thiết kế như một bộ chỉ tiêu
ưu tiên cô đọng nhất để tiến hành và nó được thiết kế giống như là bản
“Cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN cho việc quản lý rạn san hô”, là nơi
cung cấp tỉ mỉ danh sách đầy đủ những chỉ tiêu có thể dùng cho đánh
giá kinh tế xã hội. Vì thế, mong rằng nhóm sẽ tham khảo Cẩm nang
GCRMN (đặc biệt là Phụ lục A) nếu họ quyết định vượt xa hơn những
chỉ tiêu ưu tiên trong GSKTXH.
GSKTXH cung không cung cấp tỉ mỉ việc thu thập dữ liệu như thế
nào (chẳng hạn tiến hành phỏng vấn như thế nào). Thông tin này được
cung cấp trong Cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN, bao gồm sự diễn giải
4


đầy đủ thực tế tiến hành thu thập dữ liệu kinh tế xã hội như thế nào, bao
gồm phỏng vấn và thu thập thông tin thứ cấp (xem Chương 3). Vì thế,
đề nghị người đọc sẽ sử dụng phối hợp chúng với nhau - GSKTXH cho
chỉ tiêu ưu tiên nào được đánh giá và câu hỏi để hỏi, Cẩm nang GCRMN

cho biết phải làm như thế nào.
Cuối cùng, giám sát kinh tế xã hội dựa trên GSKTXH sẽ không
cung cấp các câu trả lời cho tất cả các câu hỏi vì nó chỉ là một bộ hướng
dẫn đơn giản và tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, nó sẽ cung cấp cho người
quản lý vùng ven biển một hiểu biết tốt hơn về hiện trạng cộng đồng và
những gì mong đợi trong tương lai.

5


Phần 2 : TẠI SAO PHẢI LÀM VIỆC NÀY?

Các thông tin kinh tế xã hội có thể được người quản lý sử dụng
cho một số mục đích. Nó rất quan trọng đối với người quản lý ven biển
và nhóm kinh tế xã hội vùng ven biển trong việc xác định những mục tiêu
xác đáng cho việc giám sát của họ vì như vậy họ có thể lựa chọn những
chỉ tiêu thích hợp để thu thập dữ liệu. Phần 4, nơi mà các chỉ tiêu được
giới thiệu và quá trình thu thập được thảo luận, bao gồm một bảng ghi
những chỉ tiêu nào quan trọng để thu thập cho mỗi mục đích.
2.1 Nhận biết những nguy cơ, vấn đề, giải pháp và cơ hội
Khi việc thu thập như là một phần của chương trình giám sat đang
tiến hành, thay vì đánh giá một lần, những thông tin kinh tế xã hội có thể
được sử dụng để nhận biết các xu hướng, thay đổi trong nhân khẩu và
đặc trưng kinh tế cộng đồng và hộ gia đình, các hoạt động vùng ven biển
và nhận thức của người dân về những vấn đề vùng ven biển và cộng
đồng. Những thông tin này có thể được dùng để nhận biết các nguy cơ,
vấn đề, giải pháp và cơ hội cho việc quản lý nguồn lợi vùng ven biển. Ví
dụ, một sự gia tăng trong số người nhập cư có thể biểu thị nguy cơ tiềm
tàng từ việc tăng cường lực khai thác cá và tăng sử dụng đất, chẳng hạn
như chặt phá rừng ngập mặn.

2.2

XÁC ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG, GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA NGUỒN LỢI
VÀ CÁC CÁCH SỬ DỤNG CHÚNG

Các thông tin kinh tế xã hội có thể được sử dụng để biểu thị tầm
quan trọng và giá trị của nguồn lợi vùng ven biển và dịch vụ - cả tự nhiên
và nhân tạo, như là rạn san hô, rừng ngập mặn và truyền thống canh
tác, cho toàn thể xã hội, các nhóm người liên đới và người ra quyết định
giúp đưa ra những hỗ trợ lớn hơn cho chương trình quản lý vùng ven
biển. Ví dụ việc hiểu biết giá trị của các rạn san hô có thể được sử dụng
để định giá lợi ích và chi phí của sự phát triển thay thế, các chương trình
quản lý và bảo tồn (chẳng hạn quyết định cho phép lặn trong khu vực có
thể dựa trên những công việc được mong đợi và thu nhập cho cộng
đồng từ các hoạt động du lịch).
2.3

ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CÁC
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

Các thông tin kinh tế xã hội có thể được dùng để xác định những
ảnh hưởng của quyết định quản lý đối với các bên có liên quan, từ đó có
thể giúp cải thiện những quyết định chính sách có tác động tiêu cực nhỏ
6


nhất và tác động tích cực lớn nhất đến hộ gia đình. Ví dụ, một chính
sách hạn chế các loại ngư cụ khai thác hiện tại có thể ảnh hưởng đến
cơ cấu nghề nghiệp trong cộng đồng và giá trị sản phẩm thuỷ sản. Bằng
cách dẫn chứng những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp và giá trị sản

phẩm thuỷ sản trước và sau khi chính sách được thi hành, người quản lý
có thể xác định những ảnh hưởng của chính sách tốt hơn. Tương tự,
người quản lý có thể dùng thông tin kinh tế xã hội để dự báo những ảnh
hưởng của chính sách thay thế trong cộng đồng. Ví dụ, bằng việc biết
được số lượng người đánh cá trong các khu vực khác nhau, người quản
lý có thể dự đoán bao nhiêu ngư dân sẽ bị mất việc do việc đặt ra khu
vực cấm đánh cá.
2.4

ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?
(HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ)

Thông tin kinh tế xã hội có thể được dùng để đo lường tính hiệu
quả của chương trình quản lý tài nguyên ven biển trong việc hoàn thành
các mục đích và mục tiêu của chúng. Ví dụ, nếu một mục đích của
chương trình quản lý tài nguyên ven biển là tăng cường sự tham gia của
những người hưởng lợi địa phương trong quá trình quản lý, sau đó có
thể tăng sự hiểu biết của người dân về việc quyết định tham gia vào
quản lý tài nguyên ven biển.
Giám sát kinh tế xã hội có thể cho phép cải tiến việc quản lý tài
nguyên ven biển thông qua học tập, thích nghi và mô phỏng những vấn
đề có ảnh hưởng tới nguồn lợi và các chương trình quản lý nguồn lợi
vùng ven biển nhằm đạt được những mục tiêu và mục đích đề ra. Ví dụ,
sự thay đổi trong nhận thức, tuân thủ pháp luật và những quy chế của
dân chúng có thể cho biết sự thành công hay thất bại của hoạt động
quản lý và sự cần thiết phải có cho sự thay đổi hoạt động cưỡng chế
2.5

XÂY DỰNG SỰ THAM GIA CỦA NHỮNG BÊN LIÊN ĐỚI, CÁC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC THÍCH HỢP


Thông tin kinh tế xã hội có thể được dùng để hướng dẫn sự phối
hợp tham gia, các quan tâm và lợi ích của các bên liên quan vào trong
hoạt động quản lý. Nó cũng còn được sử dụng để lập kế hoạch và điều
khiển các chương trình nhận thức và đào tạo cho việc quản lý tài nguyên
vùng ven biển. Ví dụ, nhận biết của cộng đồng và những tổ chức tham
gia trong khu vực có thể giúp đỡ các nhà quản lý vùng ven biển trong
việc đảm bảo rằng các bên liên quan cần thiết có cơ hội để tham gia
trong quá trình quản lý tài nguyên bờ biển.

7


2.6

THẨM ĐỊNH VÀ TÀI LIỆU HOÁ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOÀN
CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI TRONG KHU VỰC, NHỮNG ĐỘNG LỰC
CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ NHẬN THỨC CỦA CÁC BÊN THAM GIA

Việc thu thập và phân tích các dữ liệu kinh tế xã hội là rất quan
trọng để kiểm tra và đánh giá một cách khoa học các điều kiện của cộng
đồng. Với bất kỳ chương trình quản lý nguồn lợi tự nhiên nào cũng phải
có những hiểu biết rộng rãi về các điều kiện của địa phương.Ví dụ, có
sự thống nhất ý kiến về tình trạng suy thoái của rừng ngập mặn. Nhà
quản lý cần các dữ liệu khoa học để chứng minh và đưa ra dẫn chứng
cho tình trạng đó. Nếu không có bằng chứng khoa học, đó sẽ chỉ là lý
thuyết. Việc thẩm định và tài liệu hoá về tương lai của mọi người cũng
quan trọng như các điều kiện kinh tế xã hội, những việc rất dễ dàng bị
thành kiến do những lo lắng và giá trị của mọi người. Bằng sự thực hiện
một nghiên cứu khách quan, có hệ thống, nhà quản lý có thể xác định

được thực trạng kinh tế xã hội thực sự của địa phương, bao gồm có việc
sử dụng tài nguyên, các động lực của cộng đồng dân cư và nhận thức
của các bên liên quan.
2.7

THIẾT LẬP HỒ SƠ CƠ BẢN CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Việc thu thập thông tin kinh tế xã hội nằm ở giai đoạn bắt đầu của
chương trình quản lý tài nguyên vùng ven biển có thể giúp cho nhà quản
lý hiểu được cộng đồng và hộ gia đình và thiết lập các điều kiện cơ bản
cho việc so sánh trong tương lai. Những thông tin cơ bản này có hữu
dụng đặc biệt trong việc vận dụng các cách quản lý. Khi các mục đích và
hoạt động của chương trình thay đổi nhà quản lý có thể so sánh hiện
trạng hiện tại với các điều kiện cơ bản để nhận biết nguyên nhân của sự
thay đổi cũng như tác động của sự thay đổi đó. Chẳng hạn, nếu “ hỗ trợ
truyền thống của địa phương” không phải là mục đích chính của chương
trình quản lý vùng ven biển , thì các điều kiện về những truyền thống
địa phương có lẽ không cần phải luôn luôn được giám sát. Tuy nhiên
nếu có được một cách đồng bộ thông tin cơ bản về các truyền thống
địa phương, những nhà quản lý có thể dựa vào đó để đánh giá xem
truyền thống địa phương đã được thay đổi như thế nào

8


Phần 3: NHỮNG GÌ ĐƯỢC XÉT TỚI?

3.1

AI SẼ THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT


Việc giám sát kinh tế xã hội có thể được một người hay một nhóm
thực hiện, tuy nhiên lý tưởng nhất là việc giám sát kinh tế xã hội do một
nhóm giám sát do một ai đó trong nhóm quản lý vùng ven biển đứng đầu
(thí dụ cơ quan giám sát từ MPA, nhân viên giáo dục của tổ chức môi
trường) có chuyên môn về một trong những lĩnh vực khoa học xã hội
(chẳng hạn xã hội học, nhân chủng học, kinh tế học, chính trị học, tâm lý
học hoặc địa lý học). Việc tuyển dụng một thành viên giám sát kinh tế xã
hội rất quan trọng để lập ra những quan hệ lâu dài và đảm bảo rằng
nhân viên quản lý tiếp cận được dữ liệu dùng cho việc cải tiến quản lý
vùng bờ.
Người nhóm trưởng chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho việc giám
sát, thu thập phân tích và trình bày các dữ liệu, và đảm bảo cho chương
trình đó được thưc hiện trong dài hạn. Những người khác trong nhóm
giám sát sẽ trợ giúp trong việc thu thập dữ liệu như là phỏng vấn, phân
tích và viết báo cáo.
Lý tưởng nhất là các thành viên trong nhóm có kiến thức cơ bản
về khoa học xã hội. Cũng thật lý tưởng nếu các thành viên trong nhóm
được huấn luyện và có kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc phỏng
vấn trong vùng. Cho dù họ có những kiến thức cơ bản về khoa học xã
hội hay không thì điều quan trọng là tất cả các thành viên trong nhóm
phải có khả năng giao tiếp, luôn có sáng kiến và trình độ phân tích và
phải ham thích dự án. Bởi vì trong đa số các chương trình quản lý vùng
ven biển những người thực hiện có những kiến thức về khoa học tự
nhiên nên GSKTXH được viết ra với giả định những thành viên trong
nhóm có những hiểu biết hạn chế về kinh tế xã hội nhưng ít nhất thì họ
cũng đã có trình độ phổ thông trung học.
Nếu như người nhóm trưởng và/hoặc những thành viên khác có ít
kinh nghiệm về kinh tế xã hội, thì họ phải xem xét cẩm nang kinh tế xã
hội GCRMN trong đó đã tổng quan tương đối toàn diện cách tiến hành

đánh giá kinh tế xã hội như thế nào. Cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN
Chương I Xác định nhóm đánh giá cũng đưa ra những lời khuyên về
cách xây dựng nhóm.
Nếu không có các nhà khoa học xã hội đã được đào tạo ở trong
nhóm thì việc giám sát kinh tế xã hội vẫn có thể được tiến hành. Đã có
những nguồn lực, bao gồm cả cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN, có sẵn
để phát triển kỹ năng. Các chuyên gia trong các tổ chức nghiên cứu
hoặc hàn lâm có thể được tư vấn cho việc hướng dẫn. Như đã nêu trên,
điều cần thiết là động cơ thúc đẩy và sự ham thích.
9


3.2

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Nhìn chung có 5 bước để thực hiện việc giám sát kinh tế xã hội,
bao gồm:
1- Các công việc chuẩn bị, bao gồm xác định mục đích, xác định
quá trình thực hiện giám sát kinh tế xã hội, chon lựa và tham
vấn với những bên liên quan, xác định các mục tiêu, chọn lựa
các chỉ tiêu và chọn lựa nhóm giám sát.
2- Đánh giá của những dữ liệu thứ cấp.
3- Những cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin chính yếu
4- Phỏng vấn hộ gia đình
5- Phân tích dữ liệu, viết báo cáo và trình bày.
Đây là một phương pháp lặp lại được lặp đi lặp lại để cập nhật và
thêm các thông tin và dữ liệu mới. Nó cũng là một quá trình phải được
vận dụng một cách mềm dẻo như những bước trong việc giám sát kinh
tế xã hội không phải lúc nào cũng phải luôn luôn theo một trình tự.

Những thông tin mới có thể tạo nên những nhu cầu mới, vì thế toàn
nhóm phải xem xét lại quá trình tiến hành và thay đổi kế hoạch để phù
hợp với tình hình mới.
3.3

CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU NHƯ THẾ NÀO?

Hướng dẫn trình bày trong GSKTXH được chia làm 4 phương
pháp thu thập dữ liệu chính:
1. Dữ liệu thứ cấp
2. Những cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin chính yếu
3. Phỏng vấn hộ gia đình
4. Quan sát
Nói chung, dữ liệu thứ cấp phải được thu thập trước tiên, tiếp theo
là những cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin chính yếu. Phỏng
vấn hộ gia đình được tiến hành để thu được những dữ liệu đặc biệt hơn
về cá nhân hay hộ gia dình trong cộng đồng. Quan sát tiến hành tiếp tục
trong cộng đồng.
Toàn nhóm phải tuân theo những quy tắc hướng dẫn tuân theo
trong suốt quả trình thu thập dữ liệu:
1. Chú ý đến những người tham gia và cộng đồng, chẳng hạn như
lịch làm việc, phong tục địa phương, và tôn giáo.
2. Ghi nhận những thành kiến của người cung cấp thông tin.
3. Xác định những vấn đề giới tính
4. Hướng tới những khu vực khó tiếp cận hơn
5. Xác định sự khác biệt ngôn ngữ
6. Ghi chép tỉ mỉ

10



Những nguyên tắc hướng dẫn này và những nguyên tắc khác để
thu thập dữ liệu hiện trường được thảo luận đầy đủ hơn trong Chương
III: Thu thập dữ liệu thực địa trong cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN.
3.3.1 Dữ liệu thứ cấp
Đội giám sát sẽ bắt đầu đánh giá một cách cẩn thận tất cả những
dữ liệu thứ cấp với mọi chỉ tiêu được chọn lọc. Dữ liệu thứ cấp là những
dữ liệu đã được thu thập từ truớc và được công bố dưới dạng này hay
dạng khác, bao gồm:
1. Những tư liệu chính thức và không chính thức.
2. Các báo cáo thống kê
3. Các báo cáo đánh giá và khảo sát trước đây
4. Các báo cáo nghiên cứu.
5. Những tài liệu của các dụ án trước đây hoặc đang tiến hành
bao gồm cả những báo cáo đánh giá và giám sát:
6. Các bản đồ
7. Ảnh không gian và ảnh vệ tinh
8. Các tư liệu và tính toán lịch sử.
9. Các trang web, internet
Việc đánh giá các giữ liệu thứ cấp bao gồm hoàn thiện, đánh giá ,
tổng quan các dữ liệu liên quan đến chỉ tiêu.
3.3.2 Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính yếu
Những người cung cấp thông tin chính yếu là những cá nhân nhờ
vào địa vị kinh nghiệm và/hoặc kiến thức của họ có thể cung cấp hiểu
biết sâu sắc và thông tin về những điều kiện kinh tế xã hội và quần
chúng rộng lớn. Việc phỏng vấn một số những người cung cấp thông tin
chủ yếu là rất quan trọng nhằm có được phối cảnh thực tế theo chiều
ngang. Những người cung cấp thông tin chính là rất hữu ích cho việc thu
thập thông tin về toàn bộ cộng đồng. Vì không phải lúc nào cũng có thể
trò chuyện với tất cả mọi người trong vùng nghiên cứu nên phải tìm ra

những người có kinh nghiệm và kiến thức. Những nguồn lực này thường
được dùng đến khi nhóm không cần đến những thực tế ở mức độ cá
thể. Những người cung cấp thông tin chủ yếu có thể đưa ra những thông
tin khái quát, chia sẻ những hiểu biết và những kiến thức đặc biệt.
Chẳng hạn như nhóm không nhất thiết phải hỏi các thành viên của cộng
đồng để xác định xem có kế hoạch quản lý nghề cá hay không thay vì họ
chỉ cần xem xét các tư liệu của viên chức phụ trách nghề cá và/ hoặc hỏi
giám đốc cơ quan phụ trách nghề cá. Hầu hết các chỉ tiêu thu thập được
bằng cách sử dụng những người cung cấp thông tin chính hướng tới
những thực tế cơ bản (chẳng hạn như diện tích vùng cộng đồng, chủ thể
quản lý chính thức). Nguyên tắc phỏng vấn người cung cấp thông tin
chủ yếu là phải có dạng câu hỏi riêng được chuẩn bị sẵn và tiếp tục hỏi
11


những câu hỏi đó với người cung cấp thông tin chủ yếu cho đến khi cảm
thấy những câu trả lời giống nhau được đưa ra thì dừng lại. Việc chọn
lọc những người cung cấp thông tin chủ yếu thường là bước đầu tiên
trong các cuộc phỏng vấn được thiết kế một phần, theo lịch mùa vụ.
3.3.3 Phỏng vấn hộ gia đình
Những cuộc phỏng vấn hộ gia đình sử dụng các cuộc khảo sát với
những bảng câu hỏi có cấu trúc chặt chẽ và những câu hỏi đóng. Những
bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi đặc biệt với những cách trả lời hạn
chế (chẳng hạn có nhiều cách chọn để trả lời, câu hỏi dạng có/không) để
sau này qua số liệu được lượng hoá có thể dùng một phương pháp
thống kê để phân tích.
Những cuộc phỏng vấn hộ gia đình rất quan trọng để hiểu được
trạng thái của từng cá nhân. Chẳng hạn nếu nhóm muốn hiểu mọi người
nghĩ gì về cách thức quản lý vùng ven biển họ cần phải hỏi nhiều người.
Hầu hết những chỉ tiêu đó dều nhằm tới nhận thức (chẳng hạn những

giá trị phi thị trường hoặc không sử dụng, nhận thức của cộng đồng).
Phỏng vấn hộ gia đình có lợi thế là nó không cần đến những người
được đào tạo cao thực hiện, các bản câu hỏi tương đối dễ dàng có thể
nắm bắt được và đòi hỏi thời gian không nhiều của người cung cấp
thông tin như là các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên các cuộc phỏng vấn hộ
cũng có những nhược điểm, đó là việc thẩm định bị hạn chế và thật khó
xác định nếu như những người cung cấp thông tin thường cung cấp
những thông tin mà người phỏng vấn muốn nghe và thật khó hỏi được
câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhạy cảm.
3.3.4 Quan sát
Trong một số trường hợp dữ liệu có thể có được thông qua quan
sát. Những quan sát thường là mô tả được những thuộc tính mà thành
viên của nhóm nhìn thấy và có được nhờ quan sát một cách kỹ lưỡng và
theo dõi môi trường xung quanh. Chẳng hạn, thành viên của nhóm có
thể thu thập được thông tin về các loại vật liệu được dùng bằng việc
quan sát các vật liệu được dùng để làm nhà, mái lợp, sàn, cửa . . . Quan
sát là một phương pháp tốt vì cả nhóm sẽ học được về cách hoạt động
toàn diện.
3.4

NÊN PHỎNG VẤN AI?

Đội giám sát sẽ phải phát triển mẫu của mình nhằm xác định ai sẽ
là người được phỏng vấn trong các cuộc phỏng vấn hộ gia đình. Đội cần
phải xem lại cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN, Phụ lục B: Tiếp cận mẫu,
ở đó người ta đã giải thích toàn diện về cách tập hợp số người được
phỏng vấn và làm thế nào để chọn ra số người để phỏng vấn (kể cả
trong trường hợp ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên). Hơn nữa, cần phải
12



nói thêm rằng nhóm giám sát phải quan tâm đến việc sẽ sử dụng các kết
quả như thế nào. Nếu kết quả thu được cần phải đại diện một cách
thống kê cho cộng đồng thì dứt khoát phải thu thập mẫu những người
đại diện theo phương pháp thống kê. Đội nên kiểm tra lại với cơ quan
thống kê trung ương hoặc các trường đại học để họ tư vấn thêm về mẫu
và kích cỡ mẫu.
Việc lấy mẫu từ các nhóm người tham gia khác nhau rất quan
trọng. Một bản phân tích các bên liên quan sẽ chọn ra những nhóm liên
quan khác nhau trong cộng đồng. Thông tin dân số học về sự phân bố
lứa tuổi, giống, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo và cơ cấu nghề
nghiệp sẽ rất có lợi cho việc đảm bảo về thực tế sinh động trong cộng
đồng những người được phỏng vấn. Điều đó càng trở nên quan trọng
trong các cộng đồng có nhiều chủng tộc và tôn giáo. Chẳng hạn nếu ở
đây có 60% theo đạo Hindu và 40% theo đạo Thiên chúa trong cùng một
cộng đồng thì nhóm cần phải đảm bảo các cuộc phỏng vấn tương ứng
với phần trăm các nhóm tôn giáo. Nói chung, ít nhất cũng phải có 1
người cung cấp thông tin chủ yếu được hỏi cho mỗi nhóm người tham
gia có liên quan.
Trong trường hợp khi bạn không muốn lấy mẫu đại diện mang tính
thống kê trong một quần thể thì một mẫu có quy mô nhỏ hơn có thể
được dùng. Mặc dù không đại diện thống kê cho toàn bộ dân cư thì
những kết quả thu được cũng sẽ cho ta những hiểu biết có ích về khối
dân cư ở đó. Trong trường hợp đó có thể chon kích cỡ mẫu như sau :

3.5

Dân số của cộng đồng

Kích cỡ mẫu


100

25

200

40

300

60

400

60

500

80

1000

100

VIỆC GIÁM SÁT KÉO DÀI BAO LÂU?

Thời gian cho mỗi một đợt đánh giá kinh tế xã hội sẽ thay đổi phụ
thuộc vào hoàn cảnh, bao gồm quy mô của cộng đồng, khả năng và tiềm
lực của nhóm, kích cỡ của nhóm, số người phỏng vấn được chọn. Lần

đầu tiên nói chung sẽ diễn ra dài nhất, từ lúc quá trình là mới và danh
sách của những người được phỏng vấn có thể sẽ dài hơn những sự lựa
chọn cho lần giám sát tương lai. Nói chung, ước luợng tổng quát là nó
sẽ mất từ 1 đên 5 tuần (5 dến 25 ngày làm vệc thực tế) để tiến hành một
13


đợt giám sát. Những ngày làm việc thực tế này có thể được chia ra một
thời gian dài vì mỗi hoạt động có thể không tiếp nối ngay sau các hoạt
động khác.
Hoạt động chuẩn bị có thể mất 3 đến 5 ngày. Thu thập dữ liệu thứ
cấp có thể mất 3-5 ngày. Phỏng vấn những người chủ yếu mất 3-5 ngày.
Phỏng vấn hộ gia đình có thể mất 3-10 ngày. Phân tích dữ liệu và chuẩn
bị báo cáo có thể mất 3-5 ngày. Số ngày thực tế sẽ lại phụ thuộc trên
hoàn cảnh và nguồn lực có thể cung cấp.
Xem cẩm nang kinh tế xã hội GCRMN, Chương 1, 2 và 3 và Phụ
lục B để có thêm thông tin về các hoạt động chuẩn bị, khảo sát địa bàn,
lập kế hoạch và kích cỡ mẫu thu thập.
3.6

CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT?

Ngân sách cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào những nhu cầu thực
địa, nguồn lực hiện có và giá cả địa phương. Ngân sách có thể được
chuẩn bị và nên theo thực tế. Một cách tổng quát cho rằng các khoản
mục ngân sách sẽ bao gồm, nhưng không hạn chế ở các khoản:
- Đi đến các văn phòng cơ quan nhà nước để thu thập dữ liệu
thứ cấp.
- Lương cho 3-4 khảo sát viên.
- Bút, giấy, tập, các dụng cụ văn phòng khác.

- Bản đồ, bản đồ biển, ảnh vệ tinh.
- Đi đến khu vực nghiên cứu (xe, tàu).
- Camera, ống nhòm, băng ghi âm, ghi hình.
- Máy photocopy.
- Máy tính, phần mềm, bảng thống kê.
3.7

BAO NHIÊU LÂU HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT PHẢI LÀM MỘT LẦN?

Giám sát kinh tế xã hội điển hình cơ bản thường sử dụng đầy đủ
các chỉ tiêu làm cơ sở dữ liệu cho việc tham khảo trong tương lai.
Những nỗ lực giám sát thường xuyên có thể bao gồm số chỉ tiêu ít hơn
so với giám sát cơ bản vì có một số các chỉ tiêu sẽ được thu thập
thường xuyên hơn các chỉ tiêu khác. Bảng 20 trong Phần 4 giới thiệu
các chỉ tiêu đưa ra tần số thu thập số liệu cho mỗi chỉ tiêu trong vòng tối
thiểu từ 2 đến 5 năm. Người quản lý vùng ven biển cần phải xác định tần
số thích hợp nhất dựa vào trạng thái và nhu cầu dữ liệu cần thiết cho
việc quản lý. Căn cứ vào những nhu cầu quản lý vùng ven biển các chỉ
tiêu có thể cần phải thu thập thường xuyên hơn. ở những vùng có mật
độ dân số cao hơn và những thay đổi về mặt kinh tế thì các dữ liệu có
thể cần phải được thu thập thường xuyên hơn để đánh giá xu hướng
trong khi ở những cộng đồng ổn định hơn các dữ liệu không cần phải
được thu thập thường xuyên như vậy.
14


3.8

GIÁM SÁT CÓ THỂ DIỄN RA Ở ĐÂU?


Việc thu thập dữ liệu nói chung có thể diễn ra ở 2 địa điểm:
1. Với dữ liệu thứ cấp: Chính quyền, trường đại học, viện nghiên
cứu, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan khác, thường là
ở bên ngoài cộng đồng.
2. Với những người phỏng vấn chủ yếu, phỏng vấn hộ gia đình và
quan sát, ở trong khu vực cộng đồng nghiên cứu hoặc cộng
đồng được sắp đặt để phỏng vấn hay quan sát.
Khu vực nghiên cứu có thể bao gồm khu vực mà những người liên
đới sinh sống và làm việc. Xem Cẩm nang kinh tế xã hội, Chương 1, Xác
định khu vực nghiên cứu, để thêm thông tin về lựa chọn khu vực nghiên
cứu thích hợp. Chú ý rằng khu vực nghiên cứu rộng hơn thì tốn nhiều
thời gian hơn và dữ liệu thu thập tốn tiền hơn.
3.9

Ý KIẾN THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ

Trước khi đảm nhận các nỗ lực giám sát kinh tế xã hội, điều quan
trọng là bạn phải nhận biết ý kiến công luận cho việc chú ý hướng tới và
phát triển dự án cho cộng đồng và báo cáo kết quả sau mỗi lần hoàn
thành việc giám sát. Ý kiến thảo luận có thể phụ thuộc vào việc những
thông tin kinh tế được sử dụng như thế nào:
(1)Nhận biết mối đe doạ, vấn đề, giải pháp và cơ hội
(2)Xác định tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa nuôi trồng của nguồn
lợi và cách sử dụng chúng,
- Đánh giá những ưu và nhược điểm hiện có của phương pháp
quản lý vùng ven biển.
- Đánh người quản lý làm việc như thế nào (hiệu quả của công
tác quản lý)
- Thiết lập sự tham gia của những người liên quan và những
chương trình giáo dục và nhận thức thích hợp

- Thiết lập tiểu sử cơ bản của hộ gia đình và cộng đồng
Bằng việc hiểu được những mục đích thảo luận về thông tin kinh tế
xã hội, những quá trình và kết quả có thể được hướng theo cách làm
nảy sinh và thông tin cho nhau những kết quả hiệu quả nhất
Một cách đơn giản và hữu hiệu cho việc nhận biết ai có thể chú ý
tới kết quả của việc giám sát kinh tế xã hội là phân tích bằng cách thảo
luận (McCann và Parks 2002). Những phân tích qua thảo luận như vậy
đáp ứng được hàng loạt các vấn đề theo cách giúp ta sau đó có thể hỗ
trợ cho việc lập ra các kế hoạch thông tin.
Những vấn đề được nảy sinh thông qua phân tích bằng thảo luận
bao gồm:

15


- Ai là người nghe có tiềm năng có thể có lợi hoặc được chú ý
trong việc thông tin kết quả của bạn.
- Ai trong số những người nghe này là những người tham gia ở
trong quản lý vùng ven biển? Ai trong số họ là người ngoài
cuộc?
- Với mỗi cuộc thảo luận mức độ ảnh hưởng và quan tâm mà họ
có đối với việc quản lý các nguồn lợi vùng ven biển là như thế
nào? Việc bạn liên hệ với mỗi một cuộc thảo luận có tầm quan
trọng như thế nào và nhu cầu giữ mối quan hệ thông tin về
quản lý nguồn lợi vùng ven biển với họ được đặt ở vị trí cần
thiết như thế nào.
- Đối với mỗi cuộc thảo luận chúng ta sẽ biết gì về phương pháp
người ta thích nhận thông tin nhất? Theo đó có thể liên quan
chặt chẽ tới khả năng kỹ thuật của họ. Chẳng hạn họ thích đọc
các thông tin hay nghe qua radio hoặc tivi? Họ biết về máy tính

hay sử dụng internet thường xuyên không? Họ có thường
xuyên gặp gỡ hay hội họp không? Nếu như thế thì bao giờ lại
xảy ra.
- Ngôn ngữ nào được dùng trong mỗi cuộc thảo luận? Mức độ
học vấn trung bình của họ là như thế nào? Họ thích về kỹ thuật
hay những vấn đề lý thuyết nhất qua việc chọn phương thức
đàm thoại hay là phân tích? Thông thường những thông tin
được phát biểu thường được thực hiện ở đâu và như thế nào?
- Bạn mong đợi điều gì nhất với mỗi lần thảo luận để thực hiện
những kết quả và thông tin mà bạn trình bày cho họ? Những
hành động nào bạn muốn họ thực hiện sau khi chia sẻ những
kết quả của bạn? Những kỳ vọng đó liên hệ như thế nào đối với
những mục đích và mục tiêu của việc quản lý nguồn lợi vùng
ven biển.
Xem xét các vấn đề một cách toàn diện sẽ cho phép ưu tiên hoá
các mục tiêu hoặc điều chính yếu và cách thảo luận. Sự ưu tiên này là
rất rộng dựa vào mức độ những nhu cầu được nhận thức để đạt tới
những cuộc thảo luận như vậy và quảng bá và ghi nhận những hành
động mà các cuộc thảo luận như vậy có thể thực hiện. Từ đó, những
phương diện chung hoặc khác biệt (ví dụ phương pháp nhận tin được
ưa chuộng, những hành động có thể được họ thực hiện) có thể được
chọn lựa trong các cuộc thảo luận về mục đích và những phương diện
đó có thể ghép thành từng nhóm với nhau hoặc chia ra tuỳ theo. Khi đưa
ra một kết luận ngắn gọn của mỗi lần hội thảo có mục đích hoặc một
nhóm hội thảo và những đặc trưng của chúng có thể dễ dàng tạo ra
những cách phân tích liên tục.

16



3.10 NHỮNG ĐIỀU KHÁC CẦN BIẾT

Thật quan trọng để nhận thấy rằng bất kỳ một dự án phát triển hay
nghiên cứu nào mà đã dược tiến hành hiện nay đều có thể bao gồm một
phân tích kinh tế xã hội. Kết quả của những phân tích này có thể được
dùng trong phạm vi các phân tích hiện tại, để tránh sự trùng lặp và có dữ
liệu để so sánh. Nếu có bất kỳ hoạt động nào đang diễn ra trong khu vực
thực hiện một phân tích kinh tế xã hội, xác định phân tích là phù hợp với
việc giám sát kinh tế xã hội và cố gắng hội nhập hoặc trộn lẫn các hoạt
động.
Như đã lưu ý trong phần Giới thiệu, tài liệu này được thiết kế để
sử dụng phối hợp với Cẩm nang Kinh tế xã hội GCRMN. Nó đặc biệt
quan trọng để rà soát Chương 1, Các hoạt động chuẩn bị và Chương 2,
Thăm dò và Lập kế hoạch trước khi bắt đầu thu thập số liệu. Chương 3,
Thu thập dữ liệu thực địa cũng cần thiết để hiểu được cách tiến hành
các phỏng vấn.
PHẦN 4: TÔI SẼ THU THẬP SỐ LIỆU GÌ?

[Để lập ra nội dung cho việc thu thập số liệu đầu tiên nhóm cần
phải có được hiểu biết về vùng nghiên cứu (KS1), những người
tham gia (KS2) và các hoạt động (KS15). Những chỉ tiêu đó có thể
được đánh giá đầy đủ trong các cuộc phỏng vấn; tuy nhiên để các
định được nên nghiên cứu ở đâu và phải phỏng vấn bao nhiêu
người ít nhất 3 chỉ tiêu đó phải được đánh giá trước]
[Trước tiên, về việc đánh giá cơ bản nhóm có thể cần thiết để thu
thập số liệu theo nhiều chỉ tiêu hơn so với việc giám sát thông
thường. Thường một đánh giá cơ bản dùng toàn bộ các chỉ tiêu
đem lại một nền tảng dữ liệu cho việc tham khảo sau này. Sự giám
sát thông thường có thể dùng ít chỉ tiêu hơn so với giám sát cơ
bản vì có một số các chỉ tiêu được thu thập nhiều hơn so với các

chỉ tiêu khác. Xem bảng dưới đây như là 1 phần tham khảo để biết
khi nào thu thập số liệu với những chỉ tiêu này]
4.1

Các chỉ tiêu là gì?

SocMon tập trung vào các chỉ tiêu kinh tế xã hội, những chỉ tiêu đó
sẽ được trình bỳ theo các phương pháp thu thập số liệu: các nguồn thứ
cấp, những thông tin chủ yếu hoặc các cuộc phỏng vấn hộ gia đình. Nó
được chia ra bằng cách tương quan với 2 loại hướng dẫn phỏng vấn:
một cách cho nguồn dữ liệu thứ cấp và những thông tin chủ yếu còn
cách khác cho những cuộc phỏng vấn hộ gia đình (xem phụ lục B và C).
Phụ lục A cung cấp thông tin chi tiết về mỗi chỉ tiêu bao gồm nó là gì?
thu thập như thế nào? phân tích như thế nào và người quản lý phải dùng
những thông tin đó như thế nào? Sự mô tả rộng hơn về những chỉ tiêu
17


đó và tiến hành phỏng vấn như thế nào hãy xem Cẩm nang kinh tế xã
hội của GCRMN, phụ lục A và chương 3, Các cấu trúc bán phỏng vấn.
Một số chỉ tiêu, như tuổi, giới tính và học vấn được thu thập thông
qua những người cung cấp thông tin chủ yếu hoặc các nguồn thứ cấp
cũng như thông qua các cuộc phỏng vấn hộ gia đình. Làm như vậy để
kiểm tra chéo các kết quả và cũng vì cả 2 tập hợp dữ liệu ấy bổ xung lẫn
cho nhau. Những người cung cấp thông tin chủ yếu và nguồn tư liệu thứ
cấp cung cấp ở mức cộng đồng thông tin tổng hợp để đánh giá những
biến động và xu hướng trong khi các tư liệu phỏng vấn hộ gia đình cung
cấp thông tin chính xác hơn về những hộ gia đình riêng rẽ trong cộng
đồng. Chẳng hạn, thông tin ở mức cộng đồng về nghề nghiệp và dân số
cho ta hiểu biết chung về số phần trăm số người có việc làm trong cộng

đồng qua mỗi loại nghề nghiệp và từng nhóm tuổi, trình độ văn hoá .v.v
chiếm bao nhiêu phần trăm trong cộng đồng. Ngược lại, thông tin hộ gia
đình về nghề nghiệp và dân số rất hữu ích cho việc xác định những đặc
trưng đối với các nhóm liên quan khác nhau. Chẳng hạn thông tin có thể
được dùng để xác định dân tộc điển hình của mỗi nhóm người đánh cá,
của những người chủ khách sạn hoặc những nhóm loại khác.
Bảng dưới đây liệt kê những chỉ tiêu theo các phạm trù và sau đó
chú thích các phương diện hữu ích của mỗi một biến số. Tần số nhỏ
nhất của việc thu thập số liệu chỉ ra rằng ít nhất bao nhiêu lâu số liệu
được thu thập một lần (thêm vào Phần 3 sẽ thảo luận việc số liệu được
thu thập thường xuyên như thế nào). “Tầm quan trọng của việc thu thập
dữ liệu” cũng được giải thích như vậy. Bảng thứ 2 sau đây tập trung vào
nguồn thứ cấp, các cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin chính, lưu
ý phương pháp nào được sử dụng thông dụng cho việc thu thập số liệu.
Phỏng vấn người cung cấp ý nghĩa chính
thông tin chính yếu/ Nguồn của
dữ
liệu
thứ cấp
được thu thập
(nguồn thứ cấp,
phỏng
vấn
người cung cấp
thông tin chính
hay cả hai)
Mức độ nhân khẩu của cộng đồng
KS1
Khu
vực Nguồn thứ cấp

nghiên cứu
KS2
Người hưởng Nguồn thứ cấp
lợi
KS3
Dân số khu Nguồn thứ cấp
vực
nghiên
cứu
KS4
Số hộ gia đình Nguồn thứ cấp
KS5
Tỷ lệ di trú
Nguồn thứ cấp

Số lần tối
thiểu phải
thu thập dữ
liệu trong
các năm

Tầm
quan
trọng chung
của dữ liệu
thu
thập
(chính
hay
phụ)


5

Phụ

5

Phụ

5

Chính

5
5

Chính
Phụ

18


KS6
Độ tuổi
Nguồn thứ cấp
KS7
Giới tính
Nguồn thứ cấp
KS8
Học vấn

Nguồn thứ cấp
KS9
Biết đọc, viết
Nguồn thứ cấp
KS10
Dân tộc
Nguồn thứ cấp
KS11
Tôn giáo
Nguồn thứ cấp
KS12
Ngôn ngữ
Nguồn thứ cấp
KS13
Nghề nghiệp
Nguồn thứ cấp
Cơ sở hạ tầng của cộng đồng
KS14
Cơ sở hạ tầng Nguồn thứ cấp
của
cộng
đồng
Các hoạt động vùng biển và vùng ven biển
KS15
Các
hoạt Cả hai
động
KS16
Hàng hoá và Cả hai
dịch vụ

KS17
Cách sử dụng Cả hai
KS18
Giá trị
Cả hai
KS19
Định hướng Cả hai
thị trường
KS20
Các cách sử Cả hai
dụng
điển
hình
KS21
Các mức độ Cả hai
và loại ảnh
hưởng
KS22
Mức độ sử Cả hai
dụng
của
người
bên
ngoài
KS23
Hộ gia đình Cả hai
sử dụng

5
5

5
5
5
5
5
3

Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Chính

5

Phụ

2

Phụ

2

Chính

2
2

2

Chính
Chính
Chính

2

Chính

2

Chính

2

Chính

2

Chính

19


Sự quản lý
KS24
KS25
KS26
KS27

KS28

KS29

KS30
KS32

Người quản lý
Chương trình
quản lý
Quyền
hạn
pháp luật
Sự phân bổ
nguồn lực
Sở hữu chính
thức và các
quy định
Sở hữu không
chính thức và
các quy định,
thói quen và
phong tục
Mức độ tham
gia
Các tổ chức
cộng đồng và
người hưởng
lợi


Phỏng vấn hộ gia đình

Cả hai
Cả hai

3
3

Phụ
Phụ

Cả hai

3

Phụ

Cả hai

3

Phụ

Cả hai

3

Phụ

Cả hai


3

Phụ

Cả hai

3

Phụ

Cả hai

3

Phụ

Số lần tối thiểu
phải thu thập dữ
liệu trong các
năm

Nhân khẩu hộ gia đình
H1.
Tuổi
5
H2.
Giới tính
5
H3.

Dân tộc
5
H4.
Học vấn
5
H5.
Tôn giáo
5
H6.
Ngôn ngữ
5
H7.
Nghề nghiệp
5
H8.
Quy mô hộ gia đình
5
H9.
Thu nhập hộ gia đình
3
Các hoạt động vùng biển và vùng ven biển
H10. Hoạt động hộ gia đình
2
H11. Hàng hoá và dịch vụ hộ gia đình 2
H12. Các hình thức sử dụng hộ gia 2
đình
H13. Định hướng thị trường hộ gia 2
đình
H14. Cách sử dụng hộ gia đình
2


Tầm quan trọng
chung của dữ liệu
thu thập (chính hay
phụ)
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ

20


Thái độ và nhận thức
H15. Các giá trị phi thị trường và phi
sử dụng
H16. Sự am hiểu về điều kiện nguồn
lợi
H17. Nhận biết những nguy cơ
H18. Nhận thức về pháp luật và các

quy định
H19. Sự chấp thuận
H20. Sự bắt buộc tuân thủ
H21. Sự đóng góp vào việc ra quyết
định
H22. Thành viên trong hiệp hội người
liên đới
H23. Nhận thức các vấn đề quản lý
vùng ven biển
H24. Nhận thức các giải pháp cộng
đồng quản lý vùng ven biển`
H25. Nhận thức các vấn đề cộng
đồng
H26. Những thành công trong quản lý
vùng ven biển
H27. Những thách thức trong quản lý
vùng ven biển
Cách sống dựa vào vất chất
H28. Cách sống dựa vào vất chất

4.2

3

Phụ

3

Phụ


3
3

Phụ
Phụ

3
3
3

Phụ
Phụ
Phụ

3

Phụ

3

Phụ

3

Phụ

3

Phụ


3

Phụ

3

Phụ

3

Phụ

Những chỉ tiêu nào được sử dụng?

Nếu không có khả năng đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu trong
GSKTXH, thì đề nghị nhóm giám sát ưu tiên các chỉ tiêu dựa trên các
xem xét sau:
4.2.1 Mục đích của những thông tin kinh tế xã hội
Quan trọng nhất, nhóm cần phải làm sáng tỏ tại sao dữ liệu sẽ
được thu thập, nhất là chúng sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu
thập. Ví dụ, nếu nhóm quan tâm đến nhận biết những nguy cơ, thì họ có
thể tập trung trên danh mục chỉ tiêu để nhận biết những nguy cơ.
Chương 2 chỉ ra những mục tiêu khác nhau của thu thập thông tin kinh
tế xã hội. Những chỉ tiêu ưu tiên cho thu thập dữ liệu trong GSKTXH
được thu thập hướng đến những chỉ tiêu này.
Việc bàn luận cách mà các chỉ tiêu được sử dụng nhằm hiểu được
các cách sử dụng này được trình bày trong phần “Người quản lý có thể
sử dụng thông tin này như thế nào” của mỗi biến số được trình bày trong
trong Phụ lục A.
Mục đích của Những chỉ tiêu thích hợp để thu thập dữ liệu [Chỉnh sửa

thông tin kinh tế chỉ tiêu để hiệu chỉnh tên và/hoặc thêm số

21


xã hội
Nhận biết những nguy cơ, vấn đề, giải pháp và cơ hội
Những nguy cơ
Khu vực cộng đồng và tỉnh, dân cư trong cộng đồng, tỉnh, số hộ
trong cộng đồng, tỉ lệ di cư, các loại sử dụng, phương thức sử
dụng, mức độ tác động, nhận thức về những điều kiện nguồn
lợi, nhận thức những nguy cơ, cơ cấu nghề nghiệp, cơ sở hạ
tầng cộng đồng (xử lý chất thải)
Những vấn để
Kiểu sử dụng điển hình, mức độ sử dụng bởi người bên ngoài,
cơ sở hạ tầng của cộng đồng (nước đá cho ngư dân, dịch vụ
ngân hàng, đường kiên cố), sự chấp thuận, sự tuân thủ, nhận
thức về những vấn đề quản lý vùng ven biển, nhận thức những
giải pháp quản lý vùng ven biển, nhận thức những vấn đề cộng
đồng
Những giải pháp Nhận thức những giải pháp quản lý vùng ven biển, thành công
và cơ hội
trong quản lý vùng ven biển, thách thức trong quản lý vùng ven
biển.
Xác định mức độ quan trọng, giá trị và ý nghĩa khai thác các nguồn lợi và các cách
sử dụng chúng
Tần quan trọng/ Cơ cấu nghề nghiệp, giá trị sản phẩm thuỷ sản, nguồn thu nhập
giá trị
chính và phụ của hộ gia đình, những giá trị phi thị trường và
không sử dụng, mức độ sử dụng bởi người bên ngoài, sự tham

gia xây dựng ý kiến
ý nghĩa canh tác
Những thói quen và tập quán sử dụng và quản lý vùng ven
biển, sở hữu không chính thức đúng và các quy định.
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các biện pháp quản lý
Nguồn sống
Dân số, cơ cấu nghề nghiệp, cơ sở hạ tầng cộng đồng, dân tộc,
tôn giáo, học vấn, biết chữ, giá trị sản phẩm thuỷ sản, các hàng
hoá vùng ven biển và vùng biển khác, cách sống dựa vào vật
chất
Tiếp thị và sản Sản phẩm thuỷ sản chính, giá trị sản phẩm thuỷ sản, định
xuất
hướng thị trường sản phẩm thuỷ sản, kiểu nghề cá, các hàng
hoá vùng biển và vùng ven biển khác
An toàn lương Sản phẩm thuỷ sản chính, giá trị sản phẩm thuỷ sản, định
thực
hướng thị trường sản phẩm thuỷ sản, kiểu nghề cá, cách sử
dụng của sản phẩm thuỷ sản
Thái độ và nhận Những giá trị phi thị trường và phi sử dụng, nhận thức về tình
thức
trạng của nguồn lợi, hiểu biết về pháp luật và quy định, sự chấp
thuận, sự tuân thủ, nhận thức về những vấn đề quản lý vùng
ven biển, nhận thức những giải pháp quản lý vùng ven biển,
nhận thức những vấn đề cộng đồng, thành công trong quản lý
vùng ven biển, thách thức trong quản lý vùng ven biển.
Các hoạt động Cơ cấu nghề nghiệp, các kiểu sử dụng, cách sử dụng điển
vùng ven biển
hình, mức độ ảnh hưởng, những nguy cơ do nhận thức
Sự quản lý
Sự tuân thủ, sở hữu chính thức, pháp luật chính thức, chương

trình quản lý, quyền hạn pháp luật, hình thức người quản lý, sự
bố trí nhân sự, thói quen và tập quán quản lý và sử dụng vùng
ven biển, sở hữu và quy định không chính thức.
Đánh giá người quản lý làm việc như thế nào
Hiệu lực quản lý
Thành công trong quản lý vùng ven biển, thách thức trong quản
lý vùng ven biển, các hình thức sử dụng, kiểu sử dụng điển
hình, mức độ tác động, các hiệp hội cộng đồng, sự tham gia

22


đóng góp xây dựng ý kiến
Thiết lập sự tham gia của những người liên đới và các chương trình đào tạo và nhận
thức thích hợp
Sự tham gia của Dân số, tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, học vấn, trình độ biét
người hưởng lợi
chữ, các hình thức sử dụng, mức độ sử dụng bởi người bên
ngoài, những nguy cơ về nhận thức, hiểu biết về pháp luật và
các quy định, sự tuân thủ, các hiệp hội cộng đồng, những
người liên quan có uy thế, sự tham gia đóng góp ý kiến, thành
viên trong hiệp hội những người liên quan, thành công trong
quản lý vùng ven biển, thách thức trong quản lý vùng ven biển.
Chương
trình Tỉ lệ di cư, cơ sở hạ tầng cộng đồng (báo chí, đường vào
nhận thức
Internet, điện thoại, TV, đài), các hình thức sử dụng, mức độ
ảnh hưởng, mức độ sử dụng bởi người bên ngoài, các giá trị
phi thị trường và phi lợi nhuận, nhận thức về thực trạng nguồn
lợi, những nguy cơ do nhận thức, hiểu biết về pháp luật và các

quy định
Kiểm định và chứng minh những biểu hiện kinh tế xã hội và cách sử dụng nguồn lợi
trong khu vực, động lực của cộng đồng và nhận thức của người liên quan
Tất cả các chỉ tiêu
Thiết lập tiểu sử cơ bản hộ gia đình và cộng đồng
Tất cả các chỉ tiêu

4.2.2 Tầm quan trọng chung của thu thập dữ liệu
Trong một vài trường hợp mục đích của việc giám sát kinh tế xã
hội có thể không rõ ràng và quỹ thời gian và nguồn lực có thể không cho
phép nhóm thực hiện tất cả các mục tiêu. Với trường hợp này, các chỉ
tiêu được phân loại theo chỉ tiêu nào được xem xét chung là quan trọng
nhất và chỉ tiêu quan trọng thứ 2 để thu thập (xem 2 bảng đầu tiên trong
phần này). Chỉ tiêu quan trọng nhất được lựa chọn dựa trên: (1) khả
năng hữu dụng cho việc quản lý (tần số thu thập trong bảng kết quả ở
trên); (2) dữ liệu dễ thu thập; và (3) đúng sự thật và cung cấp các thông
tin mới. Bởi vì phỏng vấn hộ gia đình tốn thời gian hơn phỏng vấn người
cung cấp thông tin chính và nguồn dữ liệu thứ cấp rất nhiều, nên chỉ có
các chỉ tiêu phỏng vấn người cung cấp thông tin chính/nguồn thứ cấp
được xem xét cho cấp độ đầu tiên của việc thu thập dữ liệu.
4.2.3 Những điều kiện riêng
Có lẽ quan trọng nhất là nhóm cần phải lựa chọn các chỉ tiêu dựa
trên tầm quan trọng được đặt ra trong khu vực nghiên cứu. Ví dụ, nếu
như việc quản lý rác thải là việc quan trọng được đưa ra, thì nhóm có
thể quan tâm đến cơ sở hạ tầng của cộng đồng và thêm vào những câu
hỏi riêng nhằm vào các hoạt động thải ra rác thải.
Nhóm cũng phải xem xét đến sự thay đổi mong đợi trong tương lai
trong việc quản lý và trong cộng đồng. Ví dụ, nếu du lịch đang phát triển
thì nhóm có thể thêm những câu hỏi liên quan đến ngành du lịch và
những tác động của nó.

23


×