Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (nilarpavata lugens stal) ở thừa thiên huế ( Luận án tiên sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.48 KB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN TIẾN LONG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN TIẾN LONG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) Ở THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA
2. PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ

HUẾ, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm./.

Tác giả luận án

Nguyễn Tiến Long


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của PGS.TS. Trần Đăng Hòa, PGS.TS. Trần Thị Lệ, Lãnh đạo Đại học
Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau
Đại học, quý thầy, cô khoa Nông học, Viện nghiên cứu Phát triển, phòng Tổ
chức – Hành chính; Lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế. UBND
huyện Phú Vang, UBND thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Hợp tác xã Nông
nghiệp Phú Đa 1, Hợp tác xã Nông nghiệp Hương An và các bạn bè đồng nghiệp
gần xa,…..Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ tôi, người đã sinh thành, chịu nhiều
vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người và đặc biệt là người vợ hiền và các con tôi
đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi về tất cả mọi mặt để tôi cố gắng, phấn
đấu hoàn thành luận án Tiến sĩ nông nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nguyễn Tiến Long


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BPH: Rầy nâu
BVTV: Bảo vệ thực vật
Đ/C: Đối chứng
D/R: Dài/rộng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX: Đông Xuân
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới)
HT: Hè Thu
IPM: Intergrated Pest Managerment ( Quản lý dịch hại tổng hợp)
IRRI: International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế)
JA: axit jamonic
K: Kháng
kg: Kilôgam
KV: Kháng vừa
N/P/K: Đạm/Lân/Kali
N: Nhiễm
NN: Nhiễm nặng
NSL: Ngày sau lây nhiễm
NSLT: Năng suất lý thuyết
NST: Nhiễm sắc thể


NSTT: Năng suất thực thu
NV: Nhiễm vừa
P1000: Khối lượng 1000 hạt
QCNV: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
SA: axit salicyclic
SD: Độ lệch chuẩn
SE: Sai số chuẩn
SLN: Sau lây nhiễm

TB: Trung Bình
TCN: Tiêu chuẩn nghành
TCNVN: Tiêu chuẩn quốc gia
TGST: Thời gian sinh trưởng
TLGN: Tỷ lệ gạo nguyên
TLGX: Tỷ lệ gạo xay


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Ký hiệu viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
Trang
MỞ ĐẦU:……………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài:……………………………………………………1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 6
1.1. Những nghiên cứu về sự phân bố và gây hại của rầy nâu ....................... 6
1.1.1. Sự phân bố rầy nâu và thiệt của chúng ở các vùng trồng lúa châu Á .... 6
1.1.2. Phân loại rầy nâu .................................................................................. 10
1.1.3. Triệu chứng gây hại .............................................................................. 10

1.1.4. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học………………………………..10
1.2. Các yếu tố tác động đến sự phát sinh và gây hại của rầy nâu………....11
1.2.1. Điều kiện khí hậu thời tiết:……………………………………..………11


1.2.2. Sử dụng giống lúa không hợp lý ........................................................... 12
1.2.3. Gieo sạ dày............................................................................................. 13
1.2.4. Bón phân không cân đối ....................................................................... 13
1.2.5. Sử dụng thuốc trừ sâu ........................................................................... 14
1.2.6. Quản lý nước ......................................................................................... 16
1.3. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu........................................................... 16
1.3.1. Các biện pháp phòng ............................................................................. 16
1.3.2. Các biện pháp trừ .................................................................................. 16
1.4. Những nghiên cứu về giống lúa kháng rầy nâu và cơ chế kháng của các
giống lúa kháng .............................................................................................. 17
1.4.1. Những nghiên cứu về giống lúa kháng rầy nâu ................................... 17
1.4.2. Những nghiên cứu về cơ chế kháng rầy nâu ........................................ 27
1.4.2.1. Các cơ chế liên quan đến bề mặt cây trồng ......................................... 27
1.4.2.2. Cơ chế phòng thủ của lúa đối với rầy .................................................. 28
1.4.2.3. Kháng không ưa thích (non-preference/Antixenisis) ............................ 28
1.4.3. Những nghiên cứu về sự thay đổi độc tính và biotype rầy nâu ............. 30
1.5. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và dịch hại trên cây
lúa .................................................................................................................... 35
1.5.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng và tính kháng sâu hại .................... 35
1.5.2. Thay đổi tình hình dịch hại do gia tăng lượng phân đạm .................... 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 38
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 39
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 39

2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 39


2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 40
2.5.1. Phương pháp xác định biotype rầy nâu .............................................. 40
2.5.1.1. Phương pháp thu thập và duy trì giống chuẩn kháng và giống chuẩn nhiễm
......................................................................................................................... 40
2.5.1.2. Phương pháp thu thập và nuôi rầy....................................................... 40
2.5.1.3. Phương pháp xác định Biotype rầy nâu ............................................... 40
2.5.2. Phương pháp đánh giá khả năng kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
đối với các giống lúa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và xác định gen
kháng đối với một số giống có biểu hiện kháng rầy nâu ............................. 42
2.5.2.1. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu của các giống lúa trong
phòng thí nghiệm.............................................................................................. 42
2.5.2.2. Phương pháp nhận diện sự có mặt của các gen kháng rầy nâu trong các
giống lúa có biểu hiện kháng rầy nâu............................................................... 42
2.5.3. Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và
khả năng kháng rầy nâu của một số giống tuyển chọn trên đồng ruộng ....... 44
2.5.3.1. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy nâu, tình hình sinh trưởng, phát
triển và năng suất của các giống lúa có biểu hiện kháng rầy nâu trên đồng ruộng
......................................................................................................................... 44
2.5.3.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất gạo của các giống lúa ..... 45

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác
(mật độ, phân bón) đối với giống lúa kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế .... 48
2.5.4.1. Phương pháp thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ gieo sạ hàng đối với
giống lúa kháng rầy HP28 tại tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................... 48
2.5.4.2. Phương pháp thí nghiệm về ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối với
giống lúa HP28 tại tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................... 49
2.6. Điều kiện nghiên cứu ............................................................................... 51

2.7. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................... 53


3.1. Xác định dòng sinh học (biotype) của rầy nâu ở Thừa Thiên Huế ....... 53
3.1.1. Độc tính của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế............................... 53
3.1.2. Phản ứng của các giống lúa chuẩn kháng đối với quần thể rầy nâu ở
Thừa Thiên Huế .............................................................................................. 54
3.1.3. Xác định Biotype rầy nâu ở Thừa Thiên Huế ....................................... 56
3.2. Đánh giá khả năng kháng rầy nâu và xác định gen kháng của các giống
lúa đang sử dụng phổ biến và các giống lúa mới, nhập nội có triển vọng ở
Thừa Thiên Huế ............................................................................................. 59
3.2.1. Đánh giá khả năng kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của các giống
lúa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ......................................................... 59
3.2.1.1. Kết quả đánh giá tính kháng bằng phương pháp ống nghiệm .................. 59
3.2.1.2. Kết quả đánh giá tính kháng bằng phương pháp hộp mạ ........................ 62
3.2.1.3. Tổng hợp tính kháng quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của các giống
lúa thí nghiệm .................................................................................................. 64
3.2.2. Xác định gen kháng rầy nâu của các giống lúa thí nghiệm ở Thừa
Thiên Huế ....................................................................................................... 65
3.2.2.1. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu................................................ 65
3.2.2.2. Kết quả xác định gen kháng rầy nâu trong các giống lúa có biểu hiện
kháng rầy nâu .................................................................................................. 65
3.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, phẩm chất và khả
năng kháng rầy nâu của một số giống tuyển chọn tại Thừa Thiên Huế...... 67
3.3.1. Khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của
các giống lúa kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế ............................ 68
3.3.1.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa
kháng rầy nâu tại Hương Trà trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ...................... 68
3.3.1.2. Diến biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Hương Trà

trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011. .................................................................... 70
3.3.1.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa
kháng rầy nâu tại Hương Trà trong vụ Hè Thu 2011........................................ 71


3.3.1.4. Diến biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Hương Trà
trong vụ Hè Thu 2011....................................................................................... 73
3.3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của
các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế............................... 74
3.3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa
kháng rầy nâu tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ........................ 74
3.3.2.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang
trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ..................................................................... 76
3.3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống lúa kháng
rầy nâu tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011 .................................................... 77
3.3.2.4. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang
trong vụ Hè Thu 2011....................................................................................... 79
3.3.3. Đánh giá chung mức độ nhiễm rầy nâu của các giống thí nghiệm ...... 80
3.3.4. Phẩm chất của các giống lúa kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế....... 81
3.3.4.1. Chất lượng xay xát và chất lượng thương phẩm .................................. 81
3.3.4.2. Chất lượng dinh dưỡng ........................................................................ 83
3.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa
kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế ................................................................. 84
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
tình hình rầy nâu của giống lúa HP28 ........................................................... 85
3.4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến một số chỉ tiêu hình thái giống lúa
HP28 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế ............................................................. 86
3.4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
HP28 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế ............................................................. 87
3.4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu trên

giống lúa HP28 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế ............................................ 88
a. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Hương
Trà trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012............................................................... 88


b. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Hương
Trà trong vụ Hè Thu 2012 ................................................................................ 90
3.4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống lúa HP28 tại Hương Trà ............................................. 91
3.4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến một số chỉ tiêu hình thái giống lúa
HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế ............................................................... 93
3.4.1.6. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế ............................................................... 94
3.4.1.7. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu trên
giống lúa HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế ............................................... 95
a. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Phú Vang
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 .................................................................... 95
b. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Phú Vang
trong vụ Hè Thu 2012....................................................................................... 97
3.4.1.8. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế ... 98
3.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất của giống lúa HP28 ...................................................................... 101
3.4.2.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao cây qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống lúa HP28............................................................ 101
3.4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa HP28 .............................................................................................. 104
3.4.2.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ rầy nâu đối với
giống lúa HP28 .............................................................................................. 108
3.4.2.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất đối với giống lúa HP28 ........................................................ 114
3.4.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất
sau thí nghiệm................................................................................................ 120
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 123


1. Kết luận..................................................................................................... 123
2. Đề nghị ...................................................................................................... 124
Những công trình đã được công bố liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Phân loại rầy nâu
10
Bảng 1.1
Tần số kháng rầy nâu của các giống lúa ở đồng bằng Sông Cửu
Bảng 1.2
Long
21
Phản ứng của giống lúa chỉ thị biotype với các quần thể rầy nâu
Bảng 1.3
ở đồng bằng Sông Cửu Long
22
Phản ứng của các quần thể rầy nâu ở đồng bằng Sông Cửu Long
Bảng 1.4

với giống kháng
23
Cấp hại của 3 quần thể rầy nâu trên các giống lúa chuẩn kháng
Bảng 1.5
và giống lúa chuẩn nhiễm
24
Tỷ lệ sống sót của 3 quẩn thể rầy nâu trên các giống kháng ở Hàn
Bảng 1.6
Quốc
31
Mối quan hệ giữa các biotype và giống lúa kháng rầy nâu
32
Bảng 1.7
Danh mục các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu
28
Bảng 2.1
Bảng phân cấp hại và triệu chứng cây mạ bị hại
41
Bảng 2.2
Bảng phân cấp hại và mức độ kháng rầy nâu
41
Bảng 2.3
Phân loại gạo dựa vào chiều dài hạt
45
Bảng 2.4
Phân loại gạo dựa vào chiều rộng hạt
45
Bảng 2.5
Phân loại gạo dựa vào hình dạng hạt gạo theo tỷ lệ Dài/Rộng
46

Bảng 2.6
Phân loại gạo dựa vào độ bạc bụng của hạt
46
Bảng 2.7
Phân loại hạt gạo dựa vào độ trở hồ
47
Bảng 2.8
Diễn biến khí hậu thời tiết các vụ Đông Xuân và Hè Thu Thừa
Bảng 2.9
Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2013
52
Tỷ lệ rầy nâu mang độc tính của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên
Bảng 3.1
Huế khi sống trên các giống chuẩn kháng (TB ± SE)
54
Cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa chuẩn kháng đối
Bảng 3.2
với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế (theo phương pháp ống
nghiệm)
55
Cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa chuẩn kháng đối
Bảng 3.3
với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế (theo phương pháp hộp mạ)
56
Quan hệ giữa quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế và các giống
Bảng 3.4
chuẩn kháng
57
Mối quan hệ giữa gen kháng và các biotype của rầy nâu
57

Bảng 3.5


Bảng 3.6

Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Bảng 3.12
Bảng 3.13

Bảng 3.14
Bảng 3.15

Cấp gây hại (TB± SD) và mức độ kháng của các giống lúa đối với
quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp trong ống
nghiệm
Cấp gây hại (TB ± SD) và mức độ kháng của các giống lúa đối với
quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp trong hộp
mạ
Tổng hợp khả năng kháng của các giống lúa thí nghiệm
Trình tự các cặp mồi sử dụng kiểm tra gen kháng trong thí nghiệm
Tổng hợp kết quả kiểm tra gen kháng với 3 cặp mồi
Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế vụ Đông xuân 2010 2011
Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống

kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế vụ Hè Thu 2011
Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế vụ Đông Xuân 2010 2011
Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế vụ Hè Thu 2011
Các chỉ tiêu phẩm chất gạo của các giống lúa thí nghiệm

59

62
64
65
66

69
72

75
78
82

Bảng 3.16

Các chỉ tiêu sinh hóa của các giống lúa thí nghiệm
84

Bảng 3.17

Bảng 3.18
Bảng 3.19

Bảng 3.20
Bảng 3.21

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với một số chỉ tiêu hình thái
của giống lúa HP28 ở vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu
2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh của giống
lúa HP28 tại Hương Trà
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Hè Thu 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Hương Trà

86
88
89
90
92


Bảng 3.22

Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28

Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35

Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với một số chỉ tiêu hình thái
giống lúa HP28 ở vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu
2012tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh củagiống
lúa HP 28 tại Phú Vang
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Hè Thu 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Phú Vang
Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống lúa
HP28 ở các công thức phân bón tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Sự tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn khi tăng lượng
kali và tăng lượng đạm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của

giống lúa kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Hè Thu 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu
trong vụ Hè Thu 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại
Hương Trà
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức
thí nghiệm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của phân bón đến một số tính chất hóa học đất thí
nghiệm tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Ảnh hưởng của phân bón đến một số tính chất hóa học đất thí
nghiệm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

94
95
96
98
100
102
103
104
106
108
110

111
113

115
118
120
121


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14


Tên hình
Trang
Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến mật độ rầy nâu (Dyck
và ctv, 1979)
14
Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Diazinon đến mật độ của quần
thể rầy nâu (Dyck và ctv, 1979)
15
Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với primer BpE18-3
66
Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với primer KPM8
67
Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với primer RM 589
67
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại
Hương Trà trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011
70
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại
Hương Trà trong vụ Hè Thu 2011
73
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại
Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011
76
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại
Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011
79
Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên
Huế
89

Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ
trong vụ Hè Thu 2012 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
91
Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất thực thu
của giống lúa HP28 tại Hương Trà
93
Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ
trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên
Huế
97
Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ
trong vụ Hè Thu 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
98
Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với năng suất thực
thu của giống lúa HP28 tại Phú Vang
100
Biểu đồ ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ
nhánh của giống lúa kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên
Huế
105


Hình 3.15

Hình 3.16

Hình 3.17
Hình 3.18

Hình 3.19

Hình 3.20
Hình 3.21

Biểu đồ ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ
nhánh của giống lúa kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên
Huế
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón
trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên
Huế
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón
trong vụ Hè Thu 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón
trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên
Huế
Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón
trong vụ Hè Thu 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Biểu đồ năng suất của các công thức thí nghiệm tại Hương
Trà, Thừa Thiên Huế
Biểu đồ năng suất của các công thức thí nghiệm tại Phú
Vang, Thừa Thiên Huế

107

109
110

112
113
116
119



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm cây lương thực quan trọng
nhất của loài người. Trên thế giới về mặt diện tích gieo trồng, lúa đứng thứ hai
sau lúa mì; về tổng sản lượng lúa đứng thứ ba sau lúa mì và ngô. Lúa được trồng
ở 112 nước, là lương thực của hơn 54% dân số thế giới (Ngô Thị Đào và Vũ
Văn Hiển, 1997) [6]. Đặc biệt ở các nước Đông Nam Á, lúa là cây lương thực
đứng vị trí hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng khác; về
giá trị kinh tế lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu của một số nước trong khu vực
(Nguyễn Minh Công và ctv, 2005) [5].
Cây lúa đã và đang là cây trồng số một của nền sản xuất nông nghiệp Việt
Nam, là cây lương thực quan trọng nhất đối với vấn đề an ninh lương thực ở
nước ta (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009) [3]. Diện tích trồng lúa của
nước ta hiện nay hơn 7,4 triệu hecta, nhưng nhìn chung năng suất và sản lượng
lúa vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất và
phẩm chất lúa thấp là sâu bệnh... Hằng năm, thiệt hại về năng suất lúa xảy ra do
các yếu tố này là rất lớn.
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là một trong
những đối tượng sâu hại lúa quan trọng nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng
lúa ở Việt Nam. Hàng năm, hàng ngàn hecta lúa, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, đã bị rầy nâu gây hại và làm giảm sản lượng lúa gạo (Lương
Minh Châu và ctv, 2006) [4]. Ngoài gây hại trực tiếp là rầy non và trưởng thành
chích hút dịch lúa, làm cây lúa sinh trưởng phát triển kém, gây cháy rầy (nếu
mật độ rầy cao), rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vi rút lúa vàng lùn, lùn
xoắn lá (Phạm Văn Lầm, 2000) [16]. Hiện nay biện pháp hóa học và giống
kháng là hai biện pháp chủ yếu phòng trừ rầy nâu ở Việt Nam. Sử dụng nhiều
thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng đến thiên địch của rầy nâu, hình thành các
chủng rầy nâu kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe của người

nông dân.
Sử dụng giống kháng là biện pháp chủ động, có hiệu quả phòng trừ cao và
không gây ô nhiễm môi trường. Tính bền vững về khả năng kháng rầy nâu của
các giống lúa kháng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các
nhà chọn tạo giống và côn trùng học đã xác nhận rằng các giống mang đa gen
1


kháng và các gen thứ yếu có tính bền vững cao hơn các giống chỉ có đơn gen
chính (Gallagher và ctv, 1994) [43]. Phát hiện ở nhiều nơi các giống mang gen
Bph1 chỉ có hiệu lực kháng rầy nâu sau 2 năm canh tác, các giống mang gen
bph2 có hiệu lực kháng rầy trong vòng 5 năm. Trong khi đó giống IR64 vừa
mang gen kháng chính Bph1 và một gen kháng thứ yếu khác có hiệu lực kháng
rầy nâu trong vòng 10 năm canh tác (Alam và Cohen, 1998) [31]. Chính vì vậy
việc xác định tính bền vững của các giống kháng và chiều hướng hình thành
dòng sinh học (biotype) mới sau khi sử dụng giống kháng rầy nâu là cần thiết.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về rầy nâu và giống kháng rầy được thực
hiện ở miền Nam và miền Bắc. Do cách biệt về địa lý đã ngăn chặn sự lây lan
của các quần thể rầy nâu giữa 2 miền, đồng thời áp lực khác nhau của biện pháp
thâm canh và thời tiết - khí hậu đã hình thành nên các quần thể rầy nâu ở miền
Nam và miền Bắc với độc tính khác nhau (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên,
2005) [7]. Một số nghiên cứu về rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
cho thấy rằng rầy nâu ở vùng này chủ yếu là biotype 2, nhưng khả năng thích
ứng gia tăng và đang chuyển biến thành biotype mới (Nguyễn Văn Luật và
Lương Minh Châu, 1991) [17].
Đến nay, có rất ít thông tin về kết quả nghiên cứu biotype rầy nâu và
giống kháng rầy nâu ở khu vực miền Trung. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho
thấy quần thể rầy Thừa Thiên Huế thuộc biotype 1 và biotype 2 (Trần Đăng Hòa
và ctv 2009) [12]. Đánh giá tính kháng rầy nâu của tập đoàn giống địa phương
thu thập ở các tỉnh miền Trung cho thấy có 5 giống biểu hiện ở mức kháng vừa,

12 giống nhiễm vừa, 12 giống nhiễm, 1 giống nhiễm nặng quần thể rầy nâu ở
Thừa Thiên Huế (Trần Đăng Hòa và ctv 2009) [12].
Trong những năm gần đây, ở nước ta, việc mở rộng sử dụng các giống lúa
lai có năng suất cao và việc tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa đã tạo điều
kiện thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại trên diện rộng. Bên cạnh đó, dịch
bệnh vàng lùn xoắn lá bùng phát khắp các tỉnh phía Bắc và Miền trung. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa đang sử dụng
rộng rãi ở địa phương và các giống lúa mới, nhập nội là cơ sở quan trọng cho
việc định hướng sử dụng nguồn gen lúa kháng rầy nâu trong công tác lai tạo và
chọn lọc giống kháng phục vụ sản xuất.
Việc sử dụng phương pháp truyền thống để xác định khả năng kháng rầy
nâu của các giống lúa thường có độ chính xác không cao, tốn nhiều thời gian và
công sức. Vận dụng công nghệ sinh học trong việc xác định sự hiện diện gen
2


kháng của các giống lúa kháng rầy nâu có độ chính xác cao và nhanh chóng
chọn lọc được giống lúa kháng rầy nâu phục vụ sản xuất. Xuất phát từ các vấn
đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tối tiến hành đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở
Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được biptype của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế làm cơ
sở cho công tác phòng trừ rầy nâu gây hại trên cây lúa trong khu vực đạt hiệu
quả cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng lúa gạo của vùng nghiên cứu.
- Đánh giá được khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa đang sản xuất,
và các giống lúa mới có triển vọng từ đó xác định nguồn gen kháng rầy là cơ sở
cho việc sử dụng giống kháng rầy nâu có năng suất, phẩm chất tốt ở Thừa Thiên
Huế.
- Xác định được quy trình phân bón và mật độ thích hợp đối với sản xuất

giống lúa kháng rầy nâu tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hoàn thiện quy trình kỹ
thuật sản xuất lúa kháng rầy tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung
thông tin về rầy nâu hại lúa và góp thêm cơ sở cho việc sử dụng giống kháng để
quản lý rầy nâu.
- Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra các giống kháng rầy nâu hiệu quả tại địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp quy trình kỹ thuật canh tác các giống
lúa kháng rầy nâu có triển vọng trong điều kiện sinh thái của địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc nghiên cứu xác định được các giống lúa kháng rầy nâu, có năng
suất cao, phẩm chất tương đối tốt, thức ứng với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên

3


Huế, có ý nghĩa quan trọng trong sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu giống
lúa thích hợp, dần dần thay thế và xóa bỏ các giống đã thoái hóa tại địa phương.
- Làm cơ sở cho việc nghiên cứu và sử dụng giống kháng rầy nâu trên địa
bàn miền Trung – những nơi thường xuyên xảy ra cháy rầy.
- Kết hợp xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho một số giống
lúa kháng rầy tại Thừa Thiên Huế, làm cơ sở để đánh giá khả năng cho năng
suất và hiệu quả kinh tế, phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất lúa lương thực
của Tỉnh.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Các thí nghiệm nghiên cứu cơ bản của đề tài được thực hiện tại Phòng thí
nghiệm của khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Phòng thí nghiệm
công nghệ sinh học, Viện tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học, Đại

học Huế. Các thí nghiệm nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa
mới và các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác
đến sản xuất giống lúa kháng rầy nâu được thực hiện tại Viện nghiên cứu và
Phát triển, thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế; Hợp tác xã nông
nghiệp Hương An, thị xã Hương Trà; Hợp tác xã nông nghiệp Phú Đa 1, xã Phú
Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là 02 điểm đại diện vùng đất
trồng lúa chính của Tỉnh.
Nội dung chính là xác định biotype rầy nâu ở Thừa Thiên Huế. Nhập nội
và đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa mới (gồm 5 giống lúa
mang gen kháng, 27 giống nhập nội từ Nhật Bản, 30 giống nhập nội từ IRRI, 2
giống thu thập ở Quảng Nam, 1 giống chuẩn nhiễm và 1 giống trồng phổ biến ở
địa phương), để chọn ra được một số giống lúa có khả năng kháng rầy nâu, đồng
thời có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác
ở Thừa Thiên Huế; thời gian thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2012.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa
kháng rầy nâu trên hai vùng đất phù sa cổ và đất cát ven đầm phá tại tỉnh Thừa
Thiên Huế như: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ hàng đối với giống
lúa kháng rầy nâu; Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với
giống lúa kháng rầy nâu; Trên cơ sở đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất
giống lúa kháng rầy nâu và thủ tục công nhận giống để sớm đưa vào cơ cấu sản
xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế; thời gian thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng
12/2013.
4


5. Những đóng góp mới của luận án
Đã xác định được mức độ kháng rầy nâu của 61 giống lúa nghiên cứu,
trong đó có 14 giống biểu hiện mức độ kháng vừa với quần thể rầy nâu ở Thừa
Thiên Huế.
Các giống lúa được kiểm tra với 3 primer (cặp mồi) đặc hiệu của các gen

kháng Bph1, bph2 và Bph3 thì hầu hết đều có xuất hiện băng kháng với ít nhất 1
cặp mồi.
Xác định được 03 giống lúa HP28, HP10, HP07 có khả năng kháng rầy
nâu cao, đồng thời có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện sinh
thái ở Thừa Thiên Huế.
Xác định được mật độ gieo sạ hàng và lượng phân bón (đạm và kali) cho
năng suất và khả năng kháng rầy nâu cao nhất đối với giống triển vọng HP28
trên đồng ruộng Thừa Thiên Huế trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về sự phân bố và gây hại của rầy nâu
1.1.1. Sự phân bố rầy nâu và thiệt hại của chúng ở các vùng trồng lúa châu Á
Rầy nâu (BPH) (Nilaparvata lugens Stal) (Homoptera: Delphacidae) là một
trong những dịch hại lúa nghiêm trọng nhất ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới và
là đối tượng sâu hại gây tổn thất nặng nề nhất cho sản xuất lúa ở Châu Á. Trước
đây, rầy nâu không phải là đối tượng gây hại chính trên cây lúa, mật độ rầy nâu
luôn bị khống chế bởi các loài thiên địch, ký sinh và ít khi xảy ra hiện tượng bộc
phát trên diện rộng. Kể từ “cách mạng xanh” về giống lúa (sau 1960), đặc biệt khi
sử dụng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu cho con
người, đảm bảo an ninh lương thực trước áp lực dân số, cùng với việc lạm dụng
thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (0 - 40 ngày sau gieo sạ) đã tiêu diệt
thiên địch nên rầy nâu trở thành đối tượng gây hại chính trên cây lúa. Bên cạnh
đó, thâm canh tăng vụ, bón nhiều phân hoá học, đặc biệt là phân đạm đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại trong đó có rầy nâu.
Rầy nâu phân bố rộng rãi trên khắp các vùng trồng lúa trên thế giới, chúng
được tìm thấy ở phía Đông, Đông Nam, Nam châu Á, phía Nam Thái Bình

Dương và Úc. Hiện nay, rầy nâu phân bố từ Pakistan đến Nhật Bản và các quần
đảo ở Đông Nam Á, có mặt trên cây lúa quanh năm.
Tại Trung Quốc, năm 2005, sự bùng phát rầy nâu nghiêm trọng ở nước này
đã đánh dấu sự phát triển tính kháng thuốc của rầy nâu (Cheng và Zhu, 2006)
[35]. Mặc dù đã có nhiều báo cáo về việc kháng thuốc của rầy nâu đối với nhóm
lân hữu cơ và carbamate nhưng thuốc trừ sâu vẫn được dùng ở Trung Quốc như là
một biện pháp chính trong phòng trừ rầy nâu và thuật ngữ sử dụng “hỗn hợp
thuốc trừ sâu - cocktail insecticide” cũng bắt đầu từ việc phun 3 - 5 lần thuốc/vụ
bởi vì thiếu giống kháng và sự nhận thức của người dân (Chillia và Heinrichs,
1982) [37]. Một lý do nữa khiến rầy nâu gia tăng ở Trung Quốc là việc sử dụng
các giống lúa lai năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng nhưng các giống này
lại không có khả năng kháng rầy nâu (Sogawa, 2004) [83].
Tại Indonesia, thiệt hại về rầy nâu lần đầu tiên được ghi nhận vào mùa vụ
1968 - 1969. Sau đó, mùa vụ 1974 - 1975, thiệt hại về rầy nâu xảy ra trên diện
rộng cùng với việc lan truyền bệnh lúa cỏ trên lúa với trên 200.000 ha bị nhiễm

6


rầy và bệnh làm thiệt hại kinh tế lên đến trên 100 triệu USD (Heong và Hardy,
2009). [46].
Tại Nhật Bản, năm 1897, rầy nâu gây thiệt hại đến 960.000 tấn lúa. Đến
đầu thế kỷ 20, sự bùng phát rầy nâu xảy ra khá thường xuyên vào các năm 1912,
1926, 1929, 1935, 1940, 1944, 1960, 1966 và 1969. Năm 1966 và 1969, mặc dù
được sử dụng thuốc trừ sâu nhưng 1/3 diện tích trồng lúa ở Nhật Bản bị nhiễm
rầy nặng, thiệt hại năng suất lúa lên đến 349.000 tấn năm 1966 và 176.500 tấn
năm 1969 (Kisimoto, 1976) [63]. Năm 1973, sự xâm nhiễm của rầy nâu ở mức
độ trung bình thì thiệt hại năng suất lúa tổng cộng cũng tới 83.700 tấn
(Kisimoto, 1976) [63]. Nhìn chung, sự tổn thất lúa do rầy nâu gây ra ở Nhật Bản
ít nhất là 1 triệu tấn và giá trị kinh tế lên đến 100 triệu USD.

Tại Ấn Độ, rầy nâu đã trở thành loài sâu hại chủ yếu vào cuối năm 1973
(Koya, 1974; Nalinakumari và Mammen, 1975) [64] [73] với diện tích gây hại lên
đến 50.000 ha lúa và 8.000 ha gần như mất trắng. Hiện tượng cháy rầy cục bộ xảy
ra thường xuyên và thỉnh thoảng cũng xảy ra cháy rầy trên diện rộng. Ở những
vùng nhiễm vừa đến vùng nhiễm nặng, thiệt hại năng suất hạt từ 10 - 70%, đôi lúc
sự thiệt hại này lên đến 100%. Theo ước tính, sự thiệt hại do rầy nâu gây ra ở
Kerala từ 1973 - 1976 là 13 triệu USD. Theo tính toán của Cramer hàng năm có
khoảng 1,8 triệu tấn lúa ở Ấn Độ bị mất do rầy nâu gây ra, chủ yếu ở 3 tiểu bang
Andhrapradesh, Tamil Nadu và Orissa, ước tính thiệt hại kinh tế lên đến trên 277
triệu USD (Nalinakumari và Mammen, 1975) [73].
Tại Malaysia, trước đây rầy nâu từng được xem là loài sâu hại thứ yếu, nó
không bùng phát và gây hại đáng kể trên cây lúa. Đến năm 1967, rầy nâu đã tấn
công và hủy diệt trên 5.000 ha lúa (cùng với rầy lưng trắng) ở phía tây Malaysia
và một phần nhỏ diện tích cũng bị cháy rầy (Lim, 1971) [67]. Sau đó, năm 1975,
nhiều diện tích sản xuất lúa đều có rầy nâu bùng phát và hiện tượng cháy rầy cũng
xảy ra trên diện rộng.
Tại Philippine, Varca và Feuer (1976) [86] đã chỉ ra rằng rầy nâu bắt đầu
xuất hiện gây hại ở Calamba và Laguna vào năm 1954, năm 1959, cũng tại 2
tỉnh này, rầy nâu đã hủy hoại tất cả các cánh đồng trồng giống Milfor. Năm
1973, rầy nâu tấn công hầu hết các vùng sản xuất lúa ở Philippine, trong đó có
21 tỉnh bị nhiễm rầy nặng và 14 tỉnh nhiễm rầy ở mức độ trung bình, thiệt hại
ước tính cho cả nước là 150.000 tấn lúa với giá trị khoảng 20 triệu USD. Tuy
nhiên, vào năm 1974, do sử dụng giống kháng rầy nâu biotype 1 nên thiệt hại do
7


×