Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi khảo sát ngẫu nhiên văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.85 KB, 7 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH
TƯỜNG
(Đề gồm có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG
LỚP 8 NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian
giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh trả lời các câu sau bằng cách chọn phương án
đúng.
Câu 1: Các tác phẩm “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng), “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố),
“Lão Hạc” (Nam Cao) được sáng tác vào giai đoạn nào?
A. 1900 – 1930.

B. 1930 – 1945

.C. 1945 – 1954.

D. 1955 –

1975.
Câu 2: Vì sao có thể nói chiếc lá trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri là
một kiệt tác?
Vì chiếc lá do một họa sĩ tài giỏi vẽ.
Vì Giôn- xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá đẹp như thế.
Vì chiếc lá ấy mang lại sự sống cho Giôn - xi.
Vì cụ Bơ- men tự coi đó là kiệt tác của mình.
Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh?
A. Róc rách.



B. Lạnh buốt.

C. Trắng xóa

.D. Vắng

teo.
Câu 4: Văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm.

B. Có tính cá thể và

giàu hình ảnh.
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc.

D. Có tính chính xác, cô

đọng, chặt chẽ.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 5. Cho câu thơ sau:
“Năm nay đào lại nở,”
...
(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a, Chép ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ.
b, Khổ thơ em vừa chép được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
c, Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.
Câu 6. Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những từ tượng
thanh đó.
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng,

rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia...”.
(Trích Hai cây phong –Ai-ma-tốp,Ngữ văn 8, tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 7. Em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt.
..........Hết.........
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm).

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm).Trả lời mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
B
C
A
D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm).
Câu
hỏi

Nội dung

1

Điểm


Câu 5

(2,0đ)

Câu 6
(1,0đ)

Câu 7
(5,0đ)

a, Học sinh chép chính xác ba câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
0,5
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bay giờ ?
b, Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Ông đồ”, của Vũ Đình Liên.
0,5
c, Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô
đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng
1,0
thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân
thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ
người xưa của nhà thơ.
-Các từ tượng thanh trong đoạn văn là: rì rào, rộn ràng, xạc xào. 0,5
-Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của hai cây phong trong hồi ức
0,5
của nhân vật “tôi”.
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn thuyết
minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, lời
văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày khác nhau
nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
A. Mở bài: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt.
0,5
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển:
- Kính được ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260.
- Từ Ý, kính đeo mắt được du nhập đến Pháp, Anh, Tây Ban Nha
rồi phổ biến khắp thế giới.
0,5
- Ban đầu kính chưa có gọng, chỉ có mắt kính nối với nhau ở cầu
mũi rồi buộc vào tai hoặc buộc qua đầu.
- Đến năm 1730, gọng kính được phát minh.
2. Cấu tạo của chiếc kính mắt: Gồm có hai bộ phận cơ bản: mắt
kính và gọng kính.
- Mắt kính: được làm từ thủy tinh hoặc nhựa.
+ Mắt kính thủy tinh có độ trong suốt nhưng dễ vỡ.
1,5
+ Mắt kính nhựa nhẹ nhưng dễ xước.
- Gọng kính: được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với màu sắc
đa dạng:
+ Gọng kim loại: giúp tạo cảm giác cứng cáp và chắc.
+ Gọng nhựa: dẻo và bền có thể chịu được áp lực lớn mà không
bị cong và biến dạng.
Ngoài ra còn có những phụ kiện khác như: ốc, vít…
3. Các loại kính và công dụng:
- Kính thuốc: dùng cho người có bệnh về mắt như: cận thị, viễn
thị, kính lão.
- Kính thời trang: dùng như một vật trang điểm, tạo dáng cho
mắt và khuôn mặt.

- Ngoài ra còn có kính bơi, kính lặn…
4. Cách sử dụng và bảo quản:
- Chọn kính phù hợp với từng công dụng.
- Lau mắt kính thường xuyên.
- Kính dễ gãy gọng, vỡ mắt kính nên sau khi sử dụng cất vào
hộp và bảo quản cần cẩn thận.
C. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của chiếc kính đeo mắt đối với cuộc sống
con người.
- Tình cảm của em với chiếc kính mắt.


ĐỀ VĂN KSNN : 2016-2017
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
2

1,5

0,5

0,5


Câu 1. Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha” ứng
với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Trong lòng mẹ. C. Tôi đi học. B. Tức nước vỡ bờ. D.
Lão Hạc.
Câu 2. “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là chủ đề về Ngày Trái Đất của quốc gia nào? A.
Trung Quốc. C. Mĩ. B. Thái Lan. D. Việt Nam.
Câu 3. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là A. lòng thương người và
tình yêu thiên nhiên. C. tình yêu cuộc sống.B. lòng thương người và niềm hoài cổ. D. tình yêu đất

nước.
Câu 4. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì? A. Có tính hàm súc.
C. Có tính chính xác và biểu cảm. B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc. D. Có tính hình tượng.
Câu 5. Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?A. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)B.
Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau
xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Câu 6. Nhận định nào đúng về hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Ngắm trăng”?A. Một con
người có nhiều ước mơ. B. Một con người căm ghét cảnh ngục tù.C. Một con người yêu thiên
nhiên và luôn lạc quan. D. Một con người giản dị.
Câu 7. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi
này là thắng địa.” (Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn)? A. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp. C. Đất trù
phú, giàu có. B. Đất có phong thủy tốt. D. Đất có phong cảnh đẹp
.Câu 8. Ý nào nói đúng tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ
“Khi con tu hú” (Tố Hữu)?A. Yêu cảnh mùa hè trên quê hương. B. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự
do đến cháy bỏng. C. Quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược. D. Căm thù giặc sâu sắc.II.
PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm) Cho câu thơ sau:Đi đường mới biết gian lao(SGK Ngữ văn 8, tập II) a) Chép
chính xác 03 câu tiếp theo để hoàn thành bài thơ.b) Những câu thơ vừa chép thuộc bài thơ nào?
Tác giả là ai?c) Nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ vừa chép.
Câu 10. (5,0 điểm)
Hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”...…………
HẾT………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ
và tên thí sinh:……………………………………………….
…..SBD………………………………. />Xem nội dung đầy đủ tại: />
3


Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II
Năm học 2016 - 2017

Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn văn sau
4


"Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế
rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng
rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn đó?
Câu 3: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Giải thích thế nào là "thắng địa"?
Câu 5: Câu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời" thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?
Câu 6: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) làm sáng tỏ luận điểm "Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của
đế vương muôn đời"
Phần II (5,0 điểm): Cho câu thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nội dung chính của đoạn thơ đó là gì?
Câu 3: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử
dụng một câu cảm thán.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) (0,25 điểm)
Tác giả: Lí Công Uẩn. (0,25 điểm)
Câu 2: Văn bản trên thuộc thể chiếu. (0,5 điểm)
Chiếu là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn
vần, văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. (0,5 điểm)
Câu 3: Nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó
là nơi tốt nhất để đóng đô. (0,5 điểm)
Câu 4: Học sinh giải thích được:
Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. (0,5 điểm)
Câu 5: Câu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời" thuộc kiểu câu trần thuật. (0,25 điểm)
Thực hiện hành động trình bày. (0,25 điểm)
Câu 6: (2,0 điểm)
a. Hình thức (0,5 điểm)

Học sinh viết đúng đoạn văn, có từ ( 5 – 7 câu)

Diễn đạt trôi chảy không mắc quá 2 lỗi chính tả.
b. Nội dung (1,5 điểm) Cần nêu rõ:

Về lịch sử: Vốn là kinh đô cũ của Cao Vương.

Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.

Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu
Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.
Phần II (5,0 điểm)
Câu 1: Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ (0,5 điểm)
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Câu 2.

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. (0,5 điểm)

Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong
một buổi sáng đẹp trời. (0,5 điểm)
Câu 3 (3,5 điểm)
a. Hình thức (1,0 điểm)
* Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu) (0,5 điểm)
* Có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân các câu đó (0,5 điểm)
b. Về nội dung cần trình bày được các ý sau (2,5 điểm)

Đoàn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng
mai hồng.

Những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo ra khơi.

Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh "hăng, phăng, vượt" cho ta
thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.

Hình ảnh so sánh chính xác, giàu ý nghĩa: "cánh buồm - mảnh hồn làng" làm
cho hình ảnh cánh buồm trở lên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà
5






thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh
buồm.
Cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình thu
hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn.
Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống thể
hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài.

THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HGS VĂN 8
Thời gian: 150’
Câu 1 (2 điểm).
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2 (6,0 điểm):
“Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang
kiên nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta - gor).
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
Câu 3: (12 điểm)
Bàn về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ, trong cuốn "thi nhân việt nam",
Hoài Thanh có viết: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của người là lòng thương người và
tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta
một bài thơ kiệt tác: Ông đồ". Trình bày ý kiến của em về nhận xét trên.
Gợi ý câu 3
Mở bài:

- Giới thiệu về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ
- Dẫn nhận định
2. Thân bài: Hai nguồn cảm hứng lớn nhất của người là lòng thương người và niềm hoài
cổ
+ Lòng thương người: Là tình cảm yêu thương, đồng cảm, xẻ chia, thấu hiểu với
những bất hạnh của người. Đây là nguồn cảm hứng lớn của thi ca, bởi những gì là
văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là nghệ thuật vì con người.
+ Tình hoài cổ: Là nỗi niềm nhớ tiếc quá khứ , những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn
trong kí ức, trong kỷ niệm.
- Bài thơ kiệt tác: là tác phẩm thơ hết sức đặc sắc, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật
b. Chứng minh:
* Nội dung 1: Trước hết, "Ông đồ" là bài thơ dạt dào tình thương.
- Hai khổ thơ đầu là niềm hân hoan của nhà thơ trước niềm vui của ông đồ trong những
ngày đắt khách
- Hai khổ thơ tiếp theo lài nỗi buồn thương cảm sâu sắc của nhà thơ trước cảnh ông đồ
trong những ngày vắng khách.
- Khổ thơ cuối là nỗi niềm đau đớn xót xa, thảng thốt, ân hận khi thấy ông đồ vắng
bóng hẳn trong cuộc đời.
* Nội dung 2: Bài thơ không chỉ mang nặng nỗi lòng thương người mà còn thể
hiện tình hoài cổ. Trong bài thơ chữ “thương” đã quá rõ, còn chữ “hoài thì sao? Hoài
là nhớ, Vũ Đình nhớ vẻ huy hoàng một thờ của chữ Nho và đạo Nho.
- Nỗi niềm hoài cổ trong “Ông đồ” đâu chỉ là nỗi buồn vì chữ Nho, Đao Nho mất gốc rễ,
mà còn là nỗi nhớ tiếc một nét đẹp văn hóa tàn tụi trước văn minh Âu hóa: Thú chơi
chữ, chơi câu đố ngày tết.
6


* Nghệ thuật: ngưồn cảm hứng về lòng thương người và niềm hoài cổ trong bài
thơ Ông đồ đã được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo và đặc săc:
- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

- Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm:
* Bàn luận:
- Thơ vốn hàm súc nhưng đạt đến độ như “Ông đồ” thì thật đáng phục. Giữa cái
thời lí tưởng tràn bờ, khuôn khổ lung lay, nhà thơ mới Vũ Đình Liên đã chọn cho mình
thể thơ năm chữ, thả dài bốn khổ. Chỉ một trăm chữ, không cầu kì, cũng không tân kì
mà “Ông đồ” ra đời từng câu, từng câu… thong thả như hoa quỳnh nở. Từng nét nhụy
uốn cong xòe ra tỏa hương…buồn mà nhớ, da diết nhớ. Kết tinh của hai nguồn thi hứng
"Ông đồ" xứng đáng một kiệt tác. Hoài Thanh quả đã không hề sai khi nói về Vũ Đình
Liên và "Ông đồ" trong "Thi nhân Việt Nam" như vậy... Bài thơ khiến bao bạn đọc phải
rơi nước mắt cho một số phận, một dấu tích văn hóa lụi tàn, nhưng đồng thời lại thấy
chút xót xa ân hận vì chính mình đã từng hắt hủi đạo Nho. May thay, thư pháp Hán tự
đang được khôi phục lại nhờ những con người đầy nhiệt huyết. Trong đó, hẳn có không
ít người từng là độc giả của "Ông đồ".

7



×