Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề kiểm tra lí thuyết hóa hóa học bookgol 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.25 KB, 6 trang )

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL

ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT HOÁ HỌC
HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
LẦN 4
Ngày thi: 05/05/2018
Thời gian làm bài: 40 phút tính cả thời gian điền đáp án.

ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi 405
(Đề có 06 trang)
Câu 1: Chất nào sau đây có lực bazơ lớn nhất?
A. Amoniac.
B. Metylamin.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
A. Mg.
B. Cu.
C. Na.
D. Fe.
Câu 3: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính
A. NaHCO3.
B. CrO3.
C. Al2O3.
D. Al(OH)3.
Câu 4: Dùng bột Al có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4,
Na2SO4, Ba(OH)2.
A. 4.
B. 3.
C. 2.


D. 1.
Câu 5: Trong khí thiên nhiên (ở mỏ than, mỏ dầu) có metan, etan, propan, butan; trong đó metan
chiếm hơn 90%. Metan còn được tạo thành khi cây cỏ thối mục ở những nơi thiếu không khí như đáy
hồ ao, đầm lầy. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu. Công thức phân tử chung của dãy đồng
đẳng metan là?
A. CH4.
B. CnH2n.
C. C2H4.
D. CnH2n+2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn FeCO3 ngoài không khí thu được chất rắn X. X là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. Fe.
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch chứa CuSO4. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất
rắn không tan V và dung dịch A chứa hai muối. Dung dịch A phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Fe.
B. Cl2.
C. HCl.
D. KNO3.
Câu 8: Cho dãy các chất sau: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Al, Fe, ZnCl2. Số chất trong dãy tác dụng với dung
dịch NaOH là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 9: Có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H9NO2?
A. 4.
B. 2.
C. 5.

D. 3.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở điều kiện thường, glucozơ là saccarozơ đều tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2.
B. Điện phân dung dịch CuSO4 thu được khí O2 ở catot.
C. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 không thu được kết tủa CaCO3.
D. Poli amit là tên gọi của các polime có chứa nhiều nhóm chức –CO-NH- trong phân tử.
Câu 11: Cho dãy các chất: anilin, axit glutamic, đimetylamin, axit axetic, axit acrylic, vinyl axetat. Số
lượng các chất tác dụng được với HCl ở điều kiện thích hợp là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong phân tử C5H10O3N2 có chứa một liên kết peptit.
B. Etyl axetat và metyl propionat là đồng phân của nhau.
C. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm hay axit đều thu được glixerol.
D. Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được gly-gly-gly và glucozơ.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Al bền trong không khí và nước.
Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 1/6 - Mã đề thi 405


B. Al tan được trong dung dịch NaOH, HCl, HNO3 đậm đặc, nguội.
C. Al2O3, Al(OH)3 không tan và bền trong nước.
D. Dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 có môi trường axit.
Câu 14: Cho các polime sau: tơ nilon-6, tơ nitron, cao su buna, nhựa PE, nilon-6,6, cao su thiên nhiên,
tinh bột. Số loại polime là chất dẻo là?
A. 4.

B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 15: Cho các dung dịch: Na2SiO3, K2SO4, NaOH, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2, BaCl2. Có bao nhiêu dung
dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch KHSO4.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các anken đối xứng đều có đồng phân hình học.
(b) Ankin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng.
(c) Chỉ có một ancol duy nhất tách nước không thu được anken.
(d) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(e) Các hiđrocacbon có một nối đôi trong phân tử là anken
Số phát biểu sai là?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 17: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.
(b) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.

Câu 18: Cho tập hợp các dung dịch chứa các chất sau:
(A) Mg(HCO3)2, HCl, NaNO3.
(B) Ba(HCO3)2, CaCl2, FeCl2
(C) NaOH, H2SO4, NaCl.
(D) Fe(NO3)3, AgNO3, HNO3
(E) FeS, HCl, KNO3.
(F) (NH4)2CO3, Ca(HCO3)2, KCl.
Số dung dịch không tồn tại trong thực tế là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là các chất sau:
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH..
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch
H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư
Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 2/6 - Mã đề thi 405


thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Z, sau
đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được chất rắn G. Thành phần các chất trong G là
A. MgO, BaSO4, Fe, Cu.

B. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.
C. MgO, Al2O3, Fe, Cu, ZnO.
D. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.
Câu 21: Cho dãy các chất sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác
dụng được với dung dịch Ba(OH)2 là
A. 5.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 22: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm glucozơ, axit axetic, ancol etylic thu được a mol CO2 và b mol
H2O biểu thức liên hệ giữa m, a, b là
A. m = 16(b-a) + 30a.
B. m =16b + 30a.
C. m = 16(a-b) + 30(a-b).
D. m = 16(b-a) + 30(2a-b).
Câu 23: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp
chất là
A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.
B. chuyển hai muối thành hidroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng.
C. cho Mg vào dung dịch đến khi hết màu xanh.
D. cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng kết thúc lọc bỏ chất rắn.
Câu 24: Cho dãy các chất sau: etyl fomat; axit acrylic; ancol alylic; glucozơ; saccarozơ; amilozơ;
fructozơ; anđehit axetic; vinyl axetilen. Số chất trong dãy làm mất màu dùng dịch Br 2 là
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 25: Cho dãy các chất rắn sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, K2CO3,
CaCO3, AlCl3. Số chất vừa tan trong dung dịch NaOH, vừa tan trong dung dịch HCl là?
A. 9.

B. 5.
C. 8.
D. 6.
Câu 26: Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
C6 H x O 4
X2

2NaOH

NaOH

X1 Na

CaO
to

X1
X4

CH3ONa

X2

X3 .

Na 2 CO3 .
1
H .
2 2


Biết X là este hai chức, các phản ứng thực hiện theo đúng tỉ lệ mol và phân tử khối của X4 bằng 26
đvC. Phân tử khối của X3 bằng
A. 76.
B. 98.
C. 62.
D. 92.
Câu 27: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí E (không màu, độc). Biết A là chất rắn, B là chất
lỏng.

Cho các bộ ba hóa chất A, B, D tương ứng cần dùng khi điều chế khí E như sau:
Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 3/6 - Mã đề thi 405


I. Na2SO3, H2SO4, HCl.
IV. Na2SO3, NaOH, Ca(OH)2.
II. Na2SO3 , H2SO4, NaOH. V. NaCl rắn khan, H2SO4 đặc, NaOH.
III. Zn, HCl, NaOH.
VI. FeS, HCl, NaOH.
Trong các bộ ba hóa chất kể trên, số bộ hóa chất thỏa mãn hình vẽ điều chế khí E là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử


Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

Y

Nước brom

Kết tủa màu trắng

Z

Dung dịch AgNO3/NH3

Kết tủa Ag trắng sánng

T

Cu(OH)2

Dung dịch có màu xanh

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. natri stearat, anilin, saccarozơ, glucozơ.
C. anilin, natri stearat, glucozơ, saccarozơ.
Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Y


AgNO3 /NH3

B. natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.
D. anilin, natri stearat, saccarozơ, glucozơ.
N

HCl

B .

Biết B có tỉ khối so với H2 bằng 22. Chất Y có 52 < M < 70 và là hợp chất hữu cơ đơn chức, có bao
nhiêu chất Y thỏa mãn sơ đồ trên?
A. 3.
B. 1.
C. 1.
D. 4.
Câu 30: Có 5 dung đựng trong 5 cốc trong mỗi cốc chứa một trong 5 chất sau: BaCl2, HCl, KCl,
Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Chỉ dùng thêm kim loại Cu và khí CO2 có thể nhận được bao nhiêu dung dịch
trong số 5 dung dịch trên?
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 1.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(1) Các hợp chất peptit, glucozơ, glixerol, saccarozơ đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.
(2) Tất cả các aminoaxit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch có pH=7.
(3) Amino axit là các hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.
(4) Amino axit tác dụng với dung dịch HCl hay NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.

(5) Muối mononatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(1) Este là các hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm chức –COO-.
(2) Đốt cháy hoàn toàn este no, mạch hở thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol 1:1.
(3) Các este không tan trong nước là do chúng nhẹ hơn nước.
(4) Thủy phân hoàn toàn một chất béo bất kì luôn thu được muối của axit béo.
(5) Dầu mỡ bị ôi thiu là do nối đôi C=C bị oxi hóa chậm trong không khí tạo thành các andehit có mùi
khó chịu.
Số phát biểu sai là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(1) Supephotphat đơn gồm hai muối là Ca(H2PO4)2 và CaSO3.
(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng % khối lượng kali.
Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 4/6 - Mã đề thi 405


(3) Không nên bón phân urê cùng với vôi tôi.
(4) Bón nhiều phâm đạm amoni sẽ làm cho đất chua.
Só phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm: Lần lượt đốt nóng FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3 trong không khí
đến khối lượng không đổi. Một bạn học sinh tên “Minh Nguyệt” có một số nhận xét sau:
(a) Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau.
(b) Các thí nghiệm tạo ra sản phấm khí hoặc hơi khác nhau.
(c) Nếu lấy cùng số mol chất tham gia thì chất có độ giảm khối lượng nhiều nhất là Fe(NO3)3.
(d) Nếu lấy mỗi chất ban đầu đều là một mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol.
Số nhận xét mà bạn “Minh Nguyệt” nhận xét đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) Công thức phân tử chung của các hợp chất cabohidrat là Cn(H2O)n.
(2) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
(3) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ nhiều gốc  –glucozơ.
(4) Glucozơ tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra axit bromhidric.
(5) Fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuCl2.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho K dư vào dung dịch Ca(H2PO4)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch ZnSO4.
(3) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na3PO4.
(4) Sục CO2 vào dung dịch BaCl2.
(5) Dẫn khí NH3 đến dư vào dung dịch Cu(NO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số phản ứng thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(1) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
(2) Muối Fe2(SO4)3 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.
(3) Bột nhôm oxit được dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
(4) CaCO3 được dùng làm chất độn trong sản xuất cao su.
(5) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:

(1) Crom là nguyên tố nằm ở ô số 24, nhóm VIB của bảng tuần hoàn.
Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 5/6 - Mã đề thi 405


(2) Cr2O3 là chất rắn có màu đỏ thẫm, không tan trong nước.
(3) NaCrO2 tác dụng với dung dịch Br2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch có màu da cam.
(4) Tất cả các oxit của crom đều có tính lưỡng tính.
(5) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
Số phát biểu sai là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 40: Hợp chất X được phát hiện vào năm 1773 và được tổng hợp lần đầu vào năm 1828. Trong cơ
thể người, việc sản xuất chất X diễn ra trong gan và dưới sự điều chỉnh của N-axetylglutamat.
Thực hiện các thí nghiệm sau để xác định công thức phân tử của X:
+ Đốt cháy hoàn toàn a mol X sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 thấy có V
lít khí N2 thoát ra, chuyển toàn bộ lượng N2 thoát ra thành NH3 sau đó cho phản ứng với dung dịch
H2SO4 thì phản ứng hết a mol H2SO4.
+ Hòa tan X vào nước, sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2 (vừa đủ) vào thu được kết tủa Y và dung
dịch Z. Lọc lấy kết tủa Y, nhỏ dung dịch HCl (dư) vào Y thấy thoát ra V lít khí T. Nếu thêm dung
dịch NaOH vào Z thấy có khí thoát ra.
Biết X là hợp chất hữu cơ và chứa bốn nguyên tố hóa học, tổng số nguyên tử trong một phân tử X là
A. 6.
B. 4.
C. 10.
D. 8.
---Hết---


Cộng đồng Bookgol: Hoá Học Bookgol - bookgol.com

Trang 6/6 - Mã đề thi 405



×