Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tuyển tập 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa năm 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.93 KB, 12 trang )

ĐỀ MINH HỌA
SỐ 01

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31;
C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Cho 4 kim loại: Mg, Al, Cr, Na. Kim loại cứng nhất là
A. Cr.
B. Mg.
C. Na.
D. Fe.
Câu 2: Tơ lapsan thuộc loại tơ
A. poliamit.
B. vinylic.
C. poliete.
D. polieste.
Câu 3: Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông
thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là
A. phát triển chăn nuôi.
B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
C. giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
D. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
Câu 4: Phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag chứng minh điều gì?
A. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+.
B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
C. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+.
D. Fe2+ khử được Ag+.
Câu 5: Hai chất nào sau đây đều là lưỡng tính?


A. Cr(OH)3 và Al(OH)3.
B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Ca(OH)2 và Cr(OH)3.
D. NaOH và Al(OH)3.
Câu 6: Nguyên tố nào sau đây là kim loại chuyển tiếp?
A. Na.
B. Al.
C. Cr.
D. Ca.
Câu 7: Chất nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ?
A. Cr2O3.
B. CO.
C. CuO.
D. CrO3.
Câu 8: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3.
B. CO, CaC2.
C. NaHCO3, NaCN.
D. CH3Cl, C6H5Br.
Câu 9: Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của ba chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là:
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

Câu 10: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu đỏ
Y
Nước brom
Kết tủa màu trắng
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Kết tủa Ag trắng sáng.
T
Cu(OH)2
Dung dịch có màu xanh lam.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. axit glutamic, anilin, glucozơ, saccarozơ.
B. axit stearic, anilin, saccarozơ, glucozơ.


C. natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.
D. axit axetic, anilin, glucozơ, xenlulozơ.
Câu 11: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu.
D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 12: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng tách.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng cháy.

D. Phản ứng thế.
Câu 13: Chất nào sau đây là ancol etylic?
A. CH3COOH.
B. CH3OH.
C. C2H5OH.
D. HCHO.
Câu 14: Cacbohiđrat ở dạng polime là
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 15: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat.
B. propyl fomat.
C. metyl axetat.
D. etyl axetat.
Câu 16: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt.
B. Hematit đỏ.
C. Manhetit.
D. Xiđerit.
Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaHSO4 trong nước.
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. HCl trong C6H6 (benzen).
Câu 18: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3CHO.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3NH2.

D. CH3COOH.
Câu 19: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. cacbon.
B. oxi.
C. silic.
D. sắt.
Câu 20: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất
trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện
thường là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 21: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 1,64
gam muối. X là
A. C6H5COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH2 = CHCOOH.
Câu 22: Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ
với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được là
A. 21,123 gam.
B. 15,925 gam.
C. 16,825 gam.
D. 20,18 gam.
Câu 23: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M, thu được muối trung hòa. Giá trị của
V là
A. 150 ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.

D. 170 ml.
Câu 24: Cho sơ đồ sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. K[Cr(OH)4], K2Cr2O7, Cr2(SO4)3.
B. K[Cr(OH)4], K2CrO4, CrSO4.
C. K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3.
D. K2Cr2O7, K2CrO4, Cr2(SO4)3.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no,
mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 24,64 lít CO 2 (đktc) và 21,6
gam nước. Mặt khác, cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH3, đun nóng thu
được m gam Ag. Giá trị m là
A. 64,8.
B. 97,2.
C. 86,4.
D. 108.


Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO 2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công
thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C5H10O2.
C. C4H8O2.
D. C2H4O2.
Câu 27: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H 2. Cho dung
dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,61.
B. 10,23.
C. 7,36.

D. 9,15.
Câu 28: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H 2 (đktc), giá trị m của là
A. 4,7.
B. 4,9.
C. 9,4.
D. 7,4.
Câu 29: Cho 31,9 gam hỗn hợp Al 2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam
hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là
A. 6,72.
B. 4,48.
C. 5,6.
D. 11,2.
Câu 30: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện
thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X
và Y lần lượt là
A. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
B. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
D. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
Câu 31: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO 3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của
dung dịch glucozơ là
A. 10%.
B. 5%.
C. 15%.
D. 30%.
Câu 32: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu
diễn trên đồ thị sau:

Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.

B. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
Câu 33: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO 4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m
gam Cu. Giá trị của m là
A. 0,64.
B. 1,28.
C. 1,92.
D. 0,32.
Câu 34: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần lượt tác dụng
với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 35: Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d=1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl
đã dùng là
A. 152,08 gam.
B. 180,0 gam.
C. 182,5 gam.
D. 55,0 gam.
Câu 36: Cho hỗn hợp gồm Na 2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn
Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
A. MgCO3.
B. CaCO3.
C. Al(OH)3.
D. Mg(OH)2.


Câu 37: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO 3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều để phản

ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y trong đó có một khí hóa nâu khi để
ngoài không khí có tỉ khối so với He là 4 và 1,76 gam hỗn hợp 2 kim loại không tan có cùng số mol. Giá trị
của m là
A. 4,08.
B. 2,16.
C. 1,68.
D. 3,6.
Câu 38: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X
gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm
14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được
m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
A. 8,0.
B. 15,3.
C. 10,8.
D. 8,6.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm
chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối
amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
A. 1,22.
B. 1,50.
C. 1,24.
D. 2,98.
Câu 40: Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm
amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH
1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa
tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 39,04.
B. 35,39.
C. 37,215.

D. 19,665.

----------- HẾT ----------


ĐỀ MINH HỌA
SỐ 02

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31;
C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Nhôm là kim loại có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt là do:
A. mật độ electron tự do tương đối lớn.
B. dễ cho electron.
C. kim loại nhẹ.
D. tất cả đều đúng.
Câu 2: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?
A. poli(vinylclorua).
B. nilon-6,6.
C. polietilen.
D. poli(metylmetacrylat).
Câu 3: Để loại các khí: SO2; NO2; HF trong khí thải công nghiệp, người ta thường dẫn khí thải đi qua dung
dịch nào dưới đây?
A. HCl.
B. NaCl.
C. Ca(OH)2.
D. NaOH.

Câu 4: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+.
B. Cr2+, Cu2+, Ag+.
C. Cr2+, Au3+, Fe3+.
D. Fe3+, Cu2+, Ag+.
Câu 5: Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong giấm.
B. Ngâm trong etanol.
C. Ngâm trong nước.
D. Ngâm trong dầu hỏa.
Câu 6: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 sinh ra kết tủa. Chất
X là
A. Ca(HCO3)2.
B. CaCO3.
C. BaCl2.
D. AlCl3.
Câu 7: Cho dãy các chất: CO2, Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO, P2O5. Số chất trong dãy tác dụng được với H2O là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C 6H12O6 như sau:

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên?
A. Xác định sự có mặt của O.
B. Xác định sự có mặt của C.
C. Xác định sự có mặt của H.
D. Xác định sự có mặt của C và H.
Câu 9: Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể
nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là

A. axetanđehit (hay anđehit axetic).
B. axeton.
C. fomon.
D. băng phiến.
Câu 10: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun
Kết tủa Ag trắng sáng
Z
nóng
T
Dung dịch NaOH
Tạo chất lỏng không tan trong nước,


lắng xuống
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenyl amoni clorua.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, fructozơ.
C. Hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua.
D. Lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.
Câu 11: Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?

A. Phân lân.
B. Phân kali.
C. Phân đạm.
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là axetilen?
A. C2H6.
B. C2H2.
C. C2H4.
Câu 13: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?
A. (CH3)2CHOH.
B. (CH3)2CHCH2OH.
C. HOCH2CH2 OH.

D. Phân vi sinh.
D. C6H6.
D. (CH3)3COH.

Câu 14: Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. xenlulozơ.
B. protein.
C. glixerol.
D. poli(vinylclorua).
Câu 15: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Glucozơ.
B. Triolein.
C. Metyl axetat.
D. Saccarozơ.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Câu 17: Muối nào sau đây là muối axit?
A. CH3COOK.
B. Na3PO4.
C. Ca(HCO3)2.
D. NH4NO3.
Câu 18: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím là
A. anđehit axetic.
B. peptit.
C. xenlulozơ.
D. tinh bột.
Câu 19: Oxit cao nhất của cacbon có công thức là
A. C2O3.
B. CO.
C. CO2.
D. C2O4.
Câu 20: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. metyl axetat, alanin, axit axetic.
B. metyl axetat, glucozơ, etanol.
C. etanol, fructozơ, metylamin.
D. glixerol, glyxin, anilin.
Câu 21: Cho 3,3 gam anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư), thu được m gam kim loại Ag.
Giá trị của m là
A. 43,20.
B. 47,52.
C. 21,16.
D. 23,76.
Câu 22: Trung hòa hoàn toàn 14,16 gam một amin X (bậc 1) bằng axit HCl, tạo ra 22,92 gam muối. Amin X là
A. CH3CH2NHCH3.
B. H2NCH2CH2CH2NH2.

C. CH3CH2CH2NH2.
D. H2NCH2CH2NH2.
Câu 23: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là
A. 145,5 kg.
B. 152,2 kg.
C. 200,0 kg.
D. 160,9 kg.
Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy Y,
X, Z, T lần lượt là:
A. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.
B. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3.
C. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3.
D. CO2, CaC2, Na2CO3, NaHCO3.


Câu 25: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < M X < MY < MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O).
Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch
NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,6.
B. 4,8.
C. 5,2.
D. 4,4.
Câu 26: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch natri hiđroxit
4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là
A. 51%.
B. 22%.
C. 50%.

D. 44%.
Câu 27: Cho 20,55 gam Ba vào luợng dư dung dịch MgSO 4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đuợc
m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,95.
B. 43,65.
C. 3,60.
D. 8,70.
Câu 28: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản
phẩm là
A. CH3Cl.
B. CCl4.
C. CH2Cl2.
D. CHCl3.
Câu 29: Cho một luồng khí O2 đi qua 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe thu được 92,4 gam chất rắn X.
Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO 3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO 3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch
Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là
A. 18,038%.
B. 18,213%.
C. 18,082%.
D. 18,125%.
Câu 30: Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C 3H9O2N (sản
phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 31: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam.
B. 92 gam.

C. 276 gam.
D. 138 gam.
Câu 32: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu
diễn trên đồ thị sau:

Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
B. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2.
C. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Zn(NO3)2.
Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được
2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là
A. 4.48.
B. 11,2.
C. 16,8.
D. 1,12.
Câu 34: Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 35: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO 3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 11,2 lít khí
CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40.
B. 60.
C. 100.
D. 50.
Câu 36: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X, thấy pH của dung dịch tăng dần. Điện phân
dung dịch Y, thấy pH của dung dịch giảm dần. X và Y là dung dịch nào sau đây?
A. X là BaCl2, Y là CuCl2.

B. X là CuCl2, Y là NaCl.


C. X là CuCl2, Y là AgNO3.
D. X là BaCl2, Y là AgNO3.
Câu 37: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO 3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian
thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO 2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung
dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N 2 và H2.
Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50.
B. 55.
C. 45.
D. 60.
Câu 38: Hòa tan 9,61 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Ba, Al và Fe vào nước (lấy dư), thu được 2,688 lít H 2
(đktc) và chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với CuSO4 thu được 7,04 gam Cu. Phần trăm khối lượng của Al trong
X là
A. 16,85%.
B. 33,71%.
C. 28,09%.
D. 22,47%.
Câu 39: Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este no, đơn chức bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim
loại kiềm), rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng X và 12,88 gam chất rắn khan Y.
Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y, thu được H2O, V lít CO2 (đktc) và 8,97 gam một muối duy nhất. Giá trị của V là
A. 5,264.
B. 14,224.
C. 6,160.
D. 5,600.
Câu 40: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử
có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận
dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao

nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2?
A. 2,25 mol.
B. 1,35 mol.
C. 0,975 mol.
D. 1,25 mol.

----------- HẾT ----------


ĐỀ MINH HỌA
SỐ 03

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31;
C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na.
B. Rb.
C. Li.
D. Cs.
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ capron.
B. tơ tằm.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ visco.
Câu 3: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí
rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ

trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?
A. H2S.
B. CO2.
C. NH3.
D. SO2.
Câu 4: Điều chế kim loại K bằng cách:
A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
B. Dùng CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân KCl nóng chảy.
D. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
Câu 5: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; (2)
Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế
bào quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ; (5) Chế tạo hợp kim Li - Al siêu
nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không. Phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3), (5).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4), (5).
Câu 6: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ
hoá nâu trong không khí). Khí X là
A. NO.
B. NH3.
C. N2O.
D. NO2.
Câu 7: Cho dãy các chất: FeO, Fe3O4, Al2O3, HCl, Fe2O3, FeCO3. Số chất trong dãy bị oxi hoá bởi dung dịch
H2SO4 đặc, nóng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.

Câu 8: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N,… thành các chất vô cơ dễ nhận biết.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra.
Câu 9: Axit fomic không phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. Mg.
B. C6H5OH.
C. Na.
D. CuO.
Câu 10: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2
Hợp chất màu tím
Y
Quì tím ẩm
Quì đổi xanh
Z
Tác dụng với dung dịch Br2
Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng
T
Tác dụng với dung dịch Br2
Dung dịch mất màu
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Gly-Ala-Ala, Metylamin, acrilonitrin, anilin.
B. acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin.
C. metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin.

D. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin.
Câu 11: Thành phần chính của phân đạm urê là
A. KCl.
B. Ca(H2PO4)2.
C. (NH2)2CO.
D. K2SO4.


Câu 12: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

A. C3H8.
B. C2H2.
C. H2.
D. CH4.
Câu 13: Ancol anlylic có công là
A. C3H5OH.
B. C6H5OH.
C. C2H5OH.
D. C4H5OH.
Câu 14: Amilozơ được tạo thành từ các gốc
A. α-glucozơ.
B. β-glucozơ.
C. α-fructozơ.
D. β-fructozơ.
Câu 15: Cho chất X có công thức phân tử C 4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức
phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là
A. HCOOC3H5.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. CH3COOC2H5.

Câu 16: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. HNO3 đặc, nguội.
B. dung dịch CuSO4.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 loãng dư.
Câu 17: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. H2SO4.
B. CH3COOH.
C. NaCl.
D. HCl.
Câu 18: Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu.
B. phenolphtalein hoá xanh.
C. quì tím hoá xanh.
D. phenolphtalein không đổi màu.
Câu 19: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. đá vôi.
B. đá đỏ.
C. đá mài.
D. đá tổ ong.
Câu 20: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số
chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 21: Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H 2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este.
Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 55%.
B. 75%.

C. 44%.
D. 60%.
Câu 22: Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1
nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 21,60.
B. 22,95.
C. 24,30.
D. 21,15.
Câu 23: Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 gam chứa 35,43% Ca(H 2PO4)2 còn lại là CaSO4. Độ
dinh dưỡng của loại phân trên là
A. 61,20%.
B. 21,68%.
C. 21,50%.
D. 16%.
Câu 24: Cho chuỗi biến hóa sau:

Vậy X1, X2, X3, X4 lần lượt là:
A. Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Al(NO3)3.
C. AlCl3, Al(NO3)3, Al2O3, Al.

B. NaAlO2, Al2O3, Al2(SO4)3, AlCl3.
D. Al2(SO4)3, KAlO2, Al2O3, AlCl3.


Câu 25: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba phần
bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng
nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3
thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H 2 (đktc). Các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là
A. 6,48 gam.

B. 5,58 gam.
C. 5,52 gam.
D. 6,00 gam.
Câu 26: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOC2H5.
D. C2H3COOC2H5.
Câu 27: Sục khí H2S cho tới dư vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl 3 0,2M và CuCl2 0,2M; phản ứng
xong thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 4.
B. 3,68.
C. 2,24.
D. 1,92.
Câu 28: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với
Na dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:
A. C5H11OH, C6H13OH. B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH.
D. C4H9OH, C5H11OH.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K 2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung
dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H 2 là 15 và dung dịch Y có
nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,2.
B. 36,4.
C. 46,6.
D. 37,6.
Câu 30: X là chất hữu cơ có công thức C 7H6O3. Biết X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3. Số công thức
cấu tạo phù hợp với X là
A. 9.

B. 3.
C. 6.
D. 4.
Câu 31: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam.
B. 300 gam.
C. 250 gam.
D. 270 gam.
Câu 32: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu
diễn trên đồ thị sau:

Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và AlCl 3.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
Câu 33: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 0,2M và
NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích (đktc) khí CO2 thu được là
A. 448 ml.
B. 672 ml.
C. 336 ml.
D. 224 ml.
Câu 34: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
A. Phenylamin, etylamin, amoniac.
B. Phenylamin, amoniac, etylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac.
D. Etylamin, amoniac, phenylamin.
Câu 35: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO 3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại
chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO 3 chiếm phần trăm theo khối
lượng là

A. 75,76%.
B. 66,67%.
C. 33,33%.
D. 24,24%.


Câu 36: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung
dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?
A. AgNO3.
B. NaOH.
C. Cu.
D. Cl2.
Câu 37: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong
dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T
(trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị
của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5.
B. 3,0.
C. 1,0.
D. 1,5.
Câu 38: Lấy m gam Mg tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng thu
được (m+4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là?
A. 25,3.
B. 24,8.
C. 18,5.
D. 7,3.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (đều tạo bởi axit no, đều không có phản ứng cộng với brom trong
nước) là đồng phân của nhau. 0,2 mol X phản ứng được với tối đa 0,3 mol NaOH, khi đó tổng khối lượng sản
phẩm hữu cơ thu được là 37,4 gam. số cặp este tối đa có thể có trong hỗn hợp X là

A. 3.
B. 1.
C. 5.
D. 4.
Câu 40: Tripeptit X mạch hở có công thức phân tử C 10H19O4N3. Thủy phân hoàn toàn một lượng X trong dung
dịch 400,0 ml dung dịch NaOH 2M (lấy dư), đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 77,4 gam chất tan. Cho
dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau đó cô cạn cẩn thận, thu được m gam muối khan. Giá trị
của m là
A. 89,8.
B. 101,5.
C. 113,2.
D. 124,9.

----------- HẾT ----------



×