Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học Vật lý, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất qua bài SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (Hóa học 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.1 KB, 13 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học :
Dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Vật lý, Địa lý, Hóa học,
Sinh học, Công nghệ, Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất qua bài:
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (Hóa học 8)
2. Mục tiêu dạy học :
* Kiến thức:
- Môn Hóa học 8,9: Biết được:
+Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này
thành chất khác.
+ Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành
chất khác.
+ Hiểu về thành phần hóa học và sơ lược quy trình sản xuất thủy tinh. (Tiết
30 – Silic. Công nghiệp Silicat).
+ Hiểu về thành phần hóa học của gỗ và sơ lược quá trình gỗ bị đốt cháy
(Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ ).
- Môn Vật lý:
+ HS vận dụng kiến thức lớp 6:
Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Bài 24: Sự nóng chảy và đông đặc (Giải thích thí nghiệm sự biến đổi của nước và
hiện tượng “Băng tan” là hiện tượng vật lí).
+ HS vận dụng kiến thức lớp 7 và tham khảo kiến thức vật lý 9:
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Vật lý 7)
Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng (Vật lý 9) (Giải thích hiện tượng “Cầu vồng ”
là hiện tượng vật lí).
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng(Vật lý 7) (Giải thích hiện
tượng Nguyệt thực).
- Môn Địa lí:
+ HS vận dụng kiến thức lớp 6:
1



Bài 24: Biển và đại dương (Phần 2- Sự vận động của nước biển và đại
dương) (Giải thích hiện tượng “Thủy triều” là hiện tượng vật lí).
+ Vận dụng kiến thức lớp 6,7:
Bài 17: Lớp vỏ khí.(Địa lí 6)
Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Địa lí 7) (Giải thích được sự biến
đổi khí hậu toàn cầu làm Trái đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính).
Bài 8: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời (Địa lí 6) (Giải thích hiện
tượng Nguyệt thực).
- Môn Sinh học:
+ HS vận dụng kiến thức lớp 6:
Bài 21: Quang hợp (Giải thích được hiện tượng quang hợp của cây xanh)
Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu (HS có thể biết vận dụng biện
pháp gì để giảm bớt ô nhiễm môi trường);
Bài 50: Vi khuẩn (Giải thích hiện tượng quả chín để lâu ngày bị thối, qua đó
HS liên hệ hành động thực tế tránh tác hại do vi khuẩn gây ra để tránh ô nhiễm môi
trường);
- Môn GDCD:
+ HS vận dụng kiến thức lớp 7:
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Giải thích vấn đề bảo
vệ môi trường).
- Môn Công Nghệ :
+ Vận dụng kiến thức lớp 6:
Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (HS biết được nguyên nhân ngộ độc khi
ăn hoa quả bị biến chất, có sẵn chất độc, do nhiễm chất độc hóa học, hóa chất
BVTV...) từ đó có biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm, đảm bảo an toàn
trong ăn uống, bảo vệ sức khỏe).
* Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực
hành hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm;


2


Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và
hiện tượng hoá học;
Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học;
Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Địa lí, Vật lí để
giải thích về sự biến đổi chất, giải thích được một số hiện tượng vật lí, hiện tượng
hóa học trong đời sống thực tiễn;
Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Vật lí, Giáo dục
công dân, Công nghệ để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất, bảo
vệ sức khỏe con người trong an toàn thực phẩm;
Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
* Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực
trong học tập, hợp tác nhóm;
Có ý thức thực hiện và tuyên truyền vận động gia đình, những người xung
quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn thực phẩm.
Xây dựng ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, ý thức tham gia trồng cây gây
rừng cho học sinh.
* Phát triển phẩm chất, năng lực:
a. Phẩm chất: tự tin, trung thực.
b. Năng lực
- Năng lực tư duy, hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Đối với nhóm: đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm và khả năng phản biện.
- Đối với cá nhân: đánh giá quá trình hoạt động nhóm và bài tập.
3. Đối tượng dạy học của bài học :

- Học sinh lớp 8B năm học 2016 – 2017.
- Số lượng : 33 em
Một số đặc điểm khác của học sinh :
+ HS có hứng thú hơn trong học tập vì ngoài kiến thức mới còn được vận dụng
kiến thức đã học của các bộ môn để giải quyết bài mới của bộ môn khác.
3


+ Nhiều học sinh bỡ ngỡ khi gợi lại các kiến thức cũ.
4. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:
* Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:
Qua thực tế quá trình dạy học, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức các
môn học vào một chủ đề là hết sức cần thiết, giúp học sinh phát triển năng lực giải
quyết những vấn đề thực tiễn, tổng hợp khắc sâu kiến thức môn học hơn so với
việc các môn, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ. Đồng thời, đòi hỏi giáo
viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi
kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất;
Bên cạnh đó còn góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
học sinh chủ động tích cực tìm tòi khám phá kiến thức, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, thực hiện phương châm học đi đôi với hành.
*Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống:
Với đối tượng là học sinh lớp 8, lần đầu tiên các em được tiếp cận với bộ môn
Hóa học ở cấp THCS, bắt gặp kiến thức rất mới lạ, các khái niệm khá trừu tượng.
Nhưng Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng phong phú, thiết thực trong cuộc
sống, các em sẽ cảm thấy thú vị khi tự khám phá ra những hiện tượng quanh mình.
Do đó, người giáo viên sau khi hướng dẫn cho học sinh hiểu được khái niệm, kiến
thức cần đạt trong bài, liên hệ thực tế, lấy những ví dụ về các hiện tượng hóa học
đơn giản trong đời sống hướng cho học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức được
học trong bài với kiến thức các môn học khác để tự mình tìm hiểu, giải thích các

hiện tượng hóa học thường gặp trong thực tế, từ đó hiểu sâu hơn kiến thức bài học.
Qua đó, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp hình thành cho các em ý
thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tuyên truyền những việc làm bảo vệ
môi trường trước những thảm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Thiết bị dạy học, học liệu :
- Máy tính, máy chiếu.
4


- Giáo án điện tử.
- Kiến thức liên môn liên quan đến bài học.
- Tư liệu hình ảnh nguyệt thực, cầu vồng, quang hợp của cây xanh, băng tan, thủy
triều, hình ảnh ô nhiễm môi trường, hình ảnh về những việc làm bảo vệ Trái Đất…
- Phiếu học tập
- Hóa chất: Muối ăn, nước, đường, bột sắt, bột lưu huỳnh.
- Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, đèn cồn, nam châm.
- Phấn mầu, phấn trắng, thước thẳng, 4 phiếu học tập 1; 4 phiếu học tập 2; 4 bảng
phụ.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
Tuần 8 – Tiết 17:
Bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành
chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất
khác.
2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực
hành hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm;
- Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và
hiện tượng hoá học;
- Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học;
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Địa lí, Vật lí để
giải thích về sự biến đổi chất;

5


- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Giáo dục công dân, Công
nghệ để đề xuất giải pháp bảo vệ an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường , bảo vệ
Trái đất;
- Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực
trong học tập, hợp tác nhóm;
- Có ý thức tuyên truyền vận động gia đình và những người xung quanh cùng
chung tay bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn thực phẩm.
4. Định hướng phát triển năng lực: tư duy, sáng tạo, hợp tác, thuyết trình, sử
dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm trực quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số: 8B:

2. Kiểm tra kiến thức cũ: Tiến hành trong quá trình dạy học.
3. Bài mới:
 Đặt vấn đề (1 phút):
Trong tự nhiên các chất luôn xảy ra quá trình biến đổi như: những vật
dụng làm bằng kim loại để lâu ngoài không khí bị han gỉ, nước để trong
ngăn đá chuyển thành nước đá, thủy tinh nóng chảy thổi thành bóng đèn
và các đồ dùng khác, hiện tượng băng tan, hiện tượng nguyệt thực, triều
cường...vậy sự biến đổi của các chất nói trên thuộc hiện tượng vật lí hay
hiện tượng hóa học, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
6

Nội dung ghi bảng


Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí (12 phút)
GV: Yêu cầu học sinh

I.Hiện tượng vật lí:
1. Thí nghiệm:

hoạt động theo nhóm 4

bàn (7 phút).
HS hoạt động theo
Quan sát hình ảnh a
a) Sự biến đổi của nước
nhóm:

và b, tiến hành thí + Quan sát hình ảnh a
nghiệm như hình c. Sau và b, tiến hành làm thí
đó hoàn thành Phiếu nghiệm như

hình c.

học tập số 1.
Sau đó hoàn thành
b) Sự biến đổi của thủy tinh.
GV: giới thiệu hình a và
Phiếu học tập số 1.
hình b. (Tích hợp kiến
Silicat được đưa vào lò nung ở
nhiệt độ 1050 độ C.
thức Hóa học 9).
Thủy tinh được sản xuất
từ gốc Silicat.
Silicat là silic đioxit
(SiO2) có trong dạng
đa tinh thể

như cát và

cũng là thành phần hóa
học của thạch anh. Thủy
tinh được sử dụng rộng
rãi trong xây dựng, làm
đồ chứa (chai, lọ, cốc,
chén, ly, tách v.v) hay


+ Tiến hành làm thí c) Sự biến đổi của muối ăn
nghiệm theo hướng
dẫn.

vật liệu trang trí.
+Hoàn thành
+ Nhận xét sự biến đổi
học tập.
chất của các chất trong

phiếu

mỗi thí nghiệm?
+

Hoàn

thành

các

thông tin vào phiếu học

Đại diện nhóm trình
bày kết quả.

tập.
GV:( trình chiếu phiếu
học tập và các hình ảnh
7



có liên quan).
GV thu phiếu học tập
của 2 nhóm HS để chữa,
yêu cầu đại diện nhóm

Trả lời: Các chất chỉ
biến đổi về trạng thái,
hình dạng mà vẫn giữ

trình bày kết quả.
nguyên là chất ban
GV chiếu đáp án lên
đầu.
màn hình để các nhóm
đối chiếu kết quả.
GV: Vậy qua các ví dụ
trên em có nhận xét gì HS trả lời:…..
về sự biến đổi của các
2. Nhận xét:

chất?

- Các chất vẫn giữ nguyên là
chất ban đầu.

GV: Sự biến đổi của các
chất như trên gọi là hiện
tượng vật lí.

Vậy hiện tượng vật lí là
gì?

3. Kết luận:
HS: Vận dụng kiến

GV: Chốt kiến thức
Đưa ra khái niệm về

thức và làm bài tập cá
nhân.

Hiện tượng vật lí là hiện tượng
chất biến đổi mà vẫn giữ

hiện tượng vật lí.

nguyên là chất ban đầu (chỉ có

GV: Vận dụng kiến thức

sự thay đổi về hình dạng, trạng

vừa tìm hiểu, em hãy

thái, không sinh ra chất mới).

làm bài tập sau:
Bài tập 1: Hãy xác định
đâu là hiện tượng vật lí

trong các hiện tượng
sau:
a) Hiện tượng sương

HS 1; 2: Trả lời…
HS 3; 4: Nhận xét, bổ
8


mù.

sung

b) Cuốc, xẻng, dao, kéo

Đáp án:
và các vật dụng làm Hiện tượng vật lí là:
a và c .
bằng sắt để lâu trong
không khí bị gỉ tạo
thành chất mới màu đỏ.
c) Gạo nấu thành cơm.
d) Hiện tượng cháy rừng
gây

ô

nhiễm

môi


trường.
GV: Trình chiếu hình
ảnh minh họa cho từng
hiện tượng.
Gọi học sinh lần lượt trả
lời tại chỗ, các học sinh
khác nhận xét và bổ
sung.
GV: (Đưa ra đáp án và
chuyển ý)
Vậy hiện tượng b,d
thuộc loại hiện tượng
gì?
Chúng ta hãy cùng tìm
hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học (12 phút)
GV: Giới thiệu các hóa
chất cần dùng trong thí
nghiệm giữa bột sắt khử
tác dụng với bột lưu
- HS quan sát hóa chất và
huỳnh.
9

II. Hiện tượng hóa học:
1. Thí nghiệm:
a) Thí nghiệm 1:
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:



- Yêu cầu HS nhận xét nhận xét màu sắc của hóa
màu sắc của các hóa chất.
- HS 1: đọc to, rõ ràng
chất.
cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc cách
- HS quan sát GV tiến
tiến hành thí nghiệm.
hành thí nghiệm và nhận
GV: biểu diễn thí nghiệm. xét hiện tượng xảy ra:
- Yêu cầu HS quan sát và + Phần 1:Hỗn hợp bột sắt
nhận xét hiện tượng
và bột lưu huỳnh ban đầu
bị nam châm hút.
+Phần 2: Hỗn hợp nóng
đỏ lên và chuyển dần sang
màu xám đen khi đun
nóng. Sản phẩm không bị
GV: Hãy giải thích tại sao nam châm hút.
(Tích hợp môn Vật lý)
hỗn hợp lưu huỳnh bột và
- HS vận dụng kiến thức
sắt bột ban đầu bị nam
môn vật lí để giải thích:
châm hút, còn sau khi đun Trong hỗn hợp ban đầu có
nóng lại không bị nam chứa sắt là kim loại có từ
châm hút?
tính -> bị nam châm hút.

Còn khi đun nóng phản
ứng đã xảy ra, sinh ra chất
mới màu xám đen không
có từ tính -> không bị
nam châm hút.
GV: Từ thí nghiệm trên
HS: Từ thí nghiệm rút ra
em có nhận xét gì về sự
-Nhận xét: Hỗn hợp sắt
nhận xét.
biến đổi của các chất?
bột và lưu huỳnh bột khi
GV: Nhận xét và chốt
nung nóng đã tạo ra chất
kiến thức.
mới là sắt (II) sunfua .
Do đó có sự thay đổi về
GV: Hướng dẫn HS tiến
chất.
- HS tiến hành thí nghiệm
hành thí nghiệm 2:
Hình thức: hoạt động theo hướng dẫn của giáo
nhóm 4 bàn.
viên và hoàn thiện phiếu b) Thí nghiệm 2:
Thời gian: 4 phút.
10


+ Làm thí nghiệm đốt học tập.
cháy đường.

+ Quan sát thí nghiệm và
nhận xét hiện tượng xảy ra?
+ Hoàn thiện vào phiếu
bài tập.
GV: Thu phiếu học tập
của 2 nhóm để chữa và
đối chiếu kết quả.
- Yêu cầu đại diện các
nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm khác
nhận xét và bổ sung.
GV: Chiếu đáp án đúng để
HS đối chiếu.
GV: Qua các thí nghiệm
trên em có nhận xét gì về
sự biến đổi của các chất?
GV: Vậy các quá trình
biến đổi trên có phải là
hiện tượng vật lí không?
Tại sao?
GV: Thông báo: Các hiện
tượng nêu trên là các hiện
tượng hóa học, vậy hiện
tượng hóa học là gì?
GV: Nhận xét và chốt
kiến thức.
GV: Từ các ví dụ và
những nhận xét ở trên, em
hãy nêu dấu hiệu để phân
biệt hiện tượng vật lí và

hiện tượng hóa học?

- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:
- Nhận xét:

- Đại diện các nhóm trình
bày kết quả.
- Đại diện các nhóm khác
nhận xét và bổ sung.

HS: Rút ra nhận xét.
2. Nhận xét:
HS trả lời: Các quá trình
- Các chất đã biến đổi
trên không phải hiện
thành chất khác.
tượng vật lí vì các quá
trình trên đều sinh ra chất
mới.

HS trả lời:
3. Kết luận:
- Hiện tượng hóa học là
HS trả lời: Dấu hiệu để chất biến đổi có tạo ra
phân biệt hai hiện tượng chất khác.
là có chất mới sinh ra hay
không? (Hiện tượng vật lí
không sinh ra chất mới,
hiện tượng hóa học có

sinh ra chất mới.)
11


(Tích hợp: Sử dụng kiến
thức Hóa học lớp 9 giải
thích, kết hợp tuyên
truyền ý thức giữ gìn, bảo
quản vật dụng trong sinh
hoạt và ý thức bảo vệ môi
trường).
? Vậy các hiện tượng b &
d trong Bài tập 1 thuộc
loại hiện tượng gì? Vì
sao?
b) Cuốc, xẻng, dao, kéo
và các vật dụng làm bằng
sắt để lâu trong không khí
bị gỉ tạo thành chất mới
màu đỏ.
GV : Vậy để bảo quản tốt
các vật dụng trên ta làm
thế nào?

d) Hiện tượng cháy rừng
gây ô nhiễm môi trường.

GV: Vì vậy để giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi
trường do cháy rừng,


HS : Lần lượt trả lời tại
chỗ.
b) Là hiện tượng hóa
học.Vì: có chất mới được
tạo nên.Trong Hóa học ta
gọi đây là sự Oxi hóa.
HS: Trả lời:
Do đó, trong sinh hoạt cần
có ý thức bảo vệ, giữ gìn
các vật dụng làm bằng
sắt: lau chùi, rửa sạch sẽ,
tra dầu mỡ, sơn bên
ngoài, không làm xây
xát….
HS: Trả lời:
d) Là hiện tượng hóa học.
Vì: Quá trình cháy rừng,
cây xanh có thành phần là
gỗ, có thành phần chủ yếu
là xenlulozơ được tạo
thành do nhiều mắt xích
C6H10O5 kết với nhau.
Khi gỗ cháy sinh ra chất
mới là: CO2 và H2O.
HS:
Cần nghiêm cấm các hành
vi đốt, phá rừng gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường
sống…

12


chúng ta cần phải làm gì?

Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />
Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />
Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />------------------------------------------------------

Tổng Hợp Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sư Phạm>>
/>
13



×