Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số định hướng biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức môn Ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 11 trang )

A- ®Æt vÊn ®Ò
I. Lời mở đầu
Việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng, kiến thức của môn Ngữ văn
Thpt là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong mỗi nhà trường và nhất
là đối với mỗi giáo viên. Mục đích của việc biên soạn đề kiểm tra là để tổ chức
kiểm tra đánh giá học sinh. Bởi thế tổ chức kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan
trọng trong quá trình giảng dạy và học tập, thông qua việc kiểm tra đánh giá học
sinh chúng ta nhằm đánh giá trình độ năng lực của học sinh vào những thời điểm cụ
thể, theo mục tiêu của chương trình môn học, sau đó giúp việc ôn tập kiến thức cơ
bản của học sinh được dễ dàng, thuận tiện. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn một hình
thức kiểm tra sao cho phù hợp để vừa giúp học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản
mà vẫn tạo cho các em cảm giác mới mẻ. Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng
kiến thức của môn Ngữ văn là nhằn kiểm tra đánh giá trình độ năng lực của học
sinh được chính xác, khách quan, công bằng. Đánh giá kết quả học tập thực chất là
việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra
đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Giúp giáo viên nắm được tình hình
học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện
pháp giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp giáo viên điều
chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học. Giúp học sinh biết được khả năng học tập
của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng
như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập; phát triển kĩ năng tự
đánh giá. Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của
học sinh, mà còn bao gồm đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động
dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh
giá quá trình dạy học.
Nhận rõ vai trò của quan trọng của việc biên soạn đề kiểm tra trong quá trình
kiểm tra đánh giá học sinh. Hơn nữa việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng
kiến thức đối với giáo viên còn gặp nhiều kho khăn. Bởi thế tôi chọ đề tài để nghiên
cứu là “Một số định hướng biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức môn
Ngữ văn THPT”.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.


1. Thực trạng
Hiện nay việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức ở giáo viên
còn gặp rất nhiều khó khăn. Vẫn còn một bộ phận giáo viên còn thiếu hụt về nhận
thức dẫn đến những ngộ nhận trong kiểm tra, đánh giá như lạm dụng hình thức trắc
1


nghiệm. Kĩ năng xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá chưa tốt. Kĩ năng
xác định các cấp độ kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn : bao nhiêu phần trăm là ghi nhớ,
tái hiện tức là biết; bao nhiêu phần trăm là hiểu; bao nhiêu phần trăm là vận dụng.
Nhiều giáo viên xác định chuẩn trong khi xây dựng ma trận đề kiểm tra chưa tốt dẫn
đến hạn chế trong việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức chưa
hiệu quả. Do các hạn chế trên nên việc ra đề kiểm tra còn nặng về chủ quan; việc
đánh giá còn cảm tính, chung chung, trừu tượng. Môn Ngữ văn, nhất là phần dạy
học tác phẩm văn chương, do đặc thù riêng mà khâu kiểm tra, đánh giá cũng gặp
phải những khó khăn nhất định. Để cung cấp cho giáo viên một số định hướng trong
việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức môn Ngữ văn THPT để làm
tư liệu nghiên cứu cho quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Để khắc phục thực trạng trên và để công việc biên soạn đề kiểm tra theo
chuẩn kĩ năng kiến thức được tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số định hướng
trong việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức để giáo viên vận dụng
vào việc biên soạn đề đạt hiệu quả cao hơn. Đề tài giúp cho cả giáo viên và học sinh
có những tri thức lí thuyết cơ bản về biên soạn đề kiểm tra. Giúp giáo viên nắm
được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp,
từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi ; giúp giáo
viên điều chỉnh, hoàn thiện Phương pháp dạy học. Giúp học sinh biết được khả
năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân
thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát
triển kĩ năng tự đánh giá.

B – gi¶I quyÕt vÊn ®Ò
I. Hướng dẫn các bước biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kĩ năng kiến thức
Việc biên soạn kiểm tra theo chuẩn KT-KN được tiến hành theo 06 bước sau :
1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
Mục đích kiểm tra, đánh giá được xác định theo chuẩn KT-KN bài học, tiết học. Cụ
thể là bám sát mục kết quả cần đạt trong Chuẩn.
2. Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
Bước này cần căn cứ vào trọng tâm KT-KN và hướng dẫn thực hiện trong Chuẩn để
xác định.
3. Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá
2


Giáo viên phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định
trong Chương trình GDPT của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ
của tư du sau:
3.1 Cấp độ 1: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết
hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học,
có thái độ tiếp nhận. HS học xếp loại lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần
này. Nhận biết là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây. Có thể cụ thể hoá
mức độ nhận biết bằng các yêu cầu : Nhận ra, nhớ lại các khái niệm. Nhận dạng
(không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối
tượng trong các tình huống đơn giản. Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối
quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. Nội dung thể hiện ở việc quan sát
và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được
các ý chính, nắm được chủ đề nội dung. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1
có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được,
liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ...
3.2 Cấp độ 2: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu
hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc

đã học, có thái độ đúng mực. HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối
đa trong phần này. Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các
khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái
niệm, sự vật, hiện tượng ; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất
của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ
giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Có thể cụ thể hoá mức độ
thông hiểu bằng các yêu cầu : Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, tính
chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác.
Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định
nghĩa. Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một
vấn đề nào đó. Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải theo cấu trúc lôgic. Nội
dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến
thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương
phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ
quả. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu
được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được.
3.3. Cấp độ 3: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng
cơ bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã
3


học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng.
HS xếp loại học lực khá dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện
ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học
trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức
đã học. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận
dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được...
3.4. Cấp độ 4: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng nâng
cao, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học
và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích,

tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực
giỏi dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến
thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới : vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin
để giải quyết vấn đề đặt ra ; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức,
biết sử dụng PP, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Có thể cụ
thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu : So sánh các phương án giải quyết vấn
đề. Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được. Giải quyết được
những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, tính chất đã biết. Khái
quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống
mới, phức tạp hơn. Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu
trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để
tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học
từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và
phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm,
đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ,
nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở
cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích
được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được. Sự phân loại các cấp độ là
tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS. Đó là các
mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT.
4. Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
Bước tiếp theo là xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, thi. GV cần
căn cứ vào mục đích, nội dung kiểm tra, các mức độ đã xác định trên để biên soạn
câu hỏi, bài tập. Tùy theo đặc điểm kiến thức, các mức độ mà chọn hình thức trắc
nghiệm hay tư luận hoặc kết hợp cả hai. Nhìn chung, do có nhiều yêu cầu kiểm tra,
4


đánh giá nên GV cần phối hợp cả hai hình thức trên. Đối với môn Ngữ văn, do đặc
thù môn học, điều này càng nên được quán triệt.

5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
Bước này cần được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng tinh thần : “Nói
không với tiêu cực trong thi cử”. Việc tổ chức kiểm tra, dù thường xuyên hay định
kì, đều phải tiến hành một cách nghiêm túc, tránh dễ dãi nhưng cũng không nên gây
áp lực quá lớn cho HS.
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ
thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội
dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp
với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng
chủ đề,
cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh
giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây
dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong
bước I.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức
đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử
nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào
thư viện câu hỏi.
VÝ dô vÒ ng©n hµng c©u hái vÒ tù luËn
Câu 1: "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể loại
văn học nào ? Nêu những đặc trưng của thể loại đó.
Câu 2: Hãy dẫn ra và phân tích dẫn chứng cụ thể trong bài Ai dã đặt tên cho dòng
sông để làm sáng tỏ cho nét đặc trưng thể loại mà anh (chị) cho là nổi bật nhất của
bài văn này.
Câu 3: Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương qua bài kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 4: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
5


Câu 5: Từ bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, viết một bài văn nghị luận có tiêu
đề: Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương và xứ Huế.
Câu 6: Theo anh (chị), ai đã đặt tên cho sông Hương ?
Gợi ý trả lời
Câu 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc thể tùy bút. Đặc điểm của tùy bút là hết
sức sức tự do, phóng túng. Nhân vật trung tâm của tùy bút là “cái tôi” tác giả. Sự
hấp dẫn của tùy bút, xét cho cùng, là sự hấp dẫn của “cái tôi” ấy. Qua bài Ai đã đặt
tên cho dòng sông? ta thấy nổi lên hình tượng “cái tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường –
tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn.
Câu 2: Học sinh dựa vào gợi ý trả lời của câu 1 để lựa chọn dẫn chứng cụ thể trong
bài.
- Tùy theo dẫn liệu được lựa chọn mà phân tích, chỉ ra hình tượng “cái tôi” Hoàng
Phủ Ngọc Tường – tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn.
Câu 3
- Hình thức : Đảm bảo là một bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong
sáng.
- Nội dung : Học sinh cần làm toát lên vẻ đẹp của sông Hương qua các góc độ sau :
vẻ đẹp từ cảnh sắc thiên nhiên; vẻ đẹp từ góc độ văn hóa; vẻ đẹp từ góc độ lịch sử;
vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả.
Câu 4
- Hình thức : Đảm bảo là một bài văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, khoa học. Hành
văn lưu loát…
- Nội dung : Ở đây, học sinh cần nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật
của bài kí trên các bình diện: ngôn ngữ (đặc biệt chú ý lối hành văn), giọng điệu,
các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ).

Câu 5
- Hình thức : Đảm bảo là một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) có kết cấu chặt
chẽ, hành văn lưu loát, diễn đạt trong sáng.
- Nội dung : Thực chất là phân tích cái tôi tác giả- nhân vật chính trong bài kí này.
Bài viết cần giúp người đọc thấy được một Hoàng Phủ Ngọc Tường rất uyên bác
với những hiểu biết sâu sắc, lịch lãm, những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú
về Huế và sông Hương. Bên cạnh đó là một Hoàng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài, hoa,
rất dồi dào về ngôn ngữ và trí tưởng tượng... Và cuối cùng là một Hoàng Phủ Ngọc
Tường tha thiết yêu quê hương, say mê cái đẹp, hướng về thiên nhiên cội nguồn và
luôn trầm tư suy ngẫm...
6


Câu 6
- Hình thức là một đoạn văn, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng.
- Nội dung : Học sinh cần bám sát văn bản để chọn câu trả lời theo cảm nhận của
mình, miễn là trình bày, lý giải một cách thuyết phục. (Có thể tham khảo ý sau :
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mượn huyền thoại sau để giải thích cho câu hỏi "Ai đã
đặt tên cho dòng sông ?" : "Tôi thích nhất một huyên thoại kể rằng vì yêu quý con
sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa
đổ xuống dòng sông để làn
nước thơm tho mãi mãi". Tuy nhiên, nếu đọc kĩ thì ta sẽ thấy câu hỏi ấy đã được trả
lời ngay từ những dòng đầu tiên và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện cho đến dòng
cuối cùng của bài kí. Nói cách khác chính thiên nhiên hoang dại và trữ tình “đã đặt
tên cho dòng sông”; chính lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đậm bản sắc
của xứ Huế “đã đặt tên cho dòng sông”; và chính con người với tình yêu thiết tha
của mình dành cho sông Hương đã góp phần tạo nên “tên tuổi” của nó.)
VÝ dô vÒ c©u hái tr¾c nghiÖm
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
Câu 1: Theo ông: “ Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự

thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người
đọc.” Đây là quan điểm sáng tác của nhà văn nào?
A. Kim Lân
B. Nguyễn Thi
C. Tô Hoài
D. Nguyễn Trung Thành
Câu 2: Để đạt được mục đích và hiệu quả của quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ
mỗi nhân vật giao tiếp phụ thuộc vào yếu tố ngữ cảnh và chiến lược giao tiếp phù
hợp.
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu dúng cảm xúc phức tạp trong lòng những người dân
ngụ cư, khi trứng kiến cái cảnh Tràng (Vợ Nhặt- Kim Lân) đưa người vợ “nhặt” qua
xóm về nhà?
A. Vừa kinh ngạc vừa lo âu cho hoàn cảnh của Tràng
B. Ngạc nhiên, lo âu xen lẫn chút vui mừng
C. Vừa ngạc nhiên vừa ghen tị với Tràng
D. Kinh ngạc và sợ hãi trước gia cảnh của Tràng
Câu 4: Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường là:
A. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm nói chung, có thể là một
phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc đoạn
trích.
7


B. Giỏ tr ni dung v giỏ tr ngh thut
C. Mt phng din ni dung hay ngh thut ca on trớch hoc tỏc phm
D. Mt khớa cnh ni dung hay ngh thut ca mt tỏc phm hoc on trớch.
Cõu 5: ễng c khụng nờm mui vo canh. ễng chia cho mi ngi my ht, h/.../
tng

ht, /.../ rt lõu trong ming nghe cht mn m tan dn.
Dũng no di õy cú cỏc t ng m Nguyn Trung Thnh ó s dng nhng ch
b lc bt trong on vn trờn?
A. nhm nhỏp/ gi
B. n chm/ ngm
C. n sng/ngm
D. n ngay/
Cõu 6: vn no sau õy khụng thuc ngh lun v mt tỏc phm, mt on
trớch vn xuụi?
A. Phõn tớch truyn ngn Rng x nu ca Nguyn Trung Thnh
B. V p ca dũng sụng trong tỏc phm Ngi lỏi ũ sụng
C. Suy ngh v s phn ngi ph n trc cỏch mng t truyn ngn V nht
D. Bỡnh lun v giỏ tr nhõn o ca truyn ngn V chng APh
Cõu 7: Cõu no sau õy nờu ỳng v y truyn ngn V nht:
A. Truyn ngn V nht ca Kim Lõn k v ngi v nht c ca Trng.
B. Truyn ngn V nht ca Kim Lõn khụng ch miờu t tỡnh cnh thờ thm ca
ngi nụng dõn trong nn úi nm 1945 m cũn khng nh bn cht tt p v sc
sng kỡ diu ca h.
C. Truyn ngn V nht ca Kim Lõn th hin nim khỏt khao t m ca gia ỡnh
v tỡnh yờu ựm bc ln nhau ca nhng ngi nụng dõn trc cỏch mng.
D. Truyn ngn V nht ca Kim Lõn núi v tỡnh cnh thờ thm ca ngi nụng
dõn trong nn úi 1945
Cõu 8: Nét mới mẻ trong giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng
A Phủ so với truyện Chí Phèo, Tắt đèn là
A. Thể hiện sự cảm thấu sâu sắc nổi thống khổ của ngời lao
động trong xã hội cũ
B. Khẳng định vẻ đẹp của con ngời
C. Mở ra hớng đi cho kiếp đời bất hạnh
D. Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
Cõu 9: Trong nhng cõu vn núi v sc sng mónh lit ca cõy x nu di õy, cõu

no l li c Mt?
A. Cú nhng cõy mi nhỳ khi mt t, nhn hot nh nhng mi lờ.
8


B. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy.
C. Đạn đại bác không giết nổi chúng.
D. Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta.
Cõu 10: Tiếng sáo gọi ban tình đã tác động thế nào đến Mị?
A. Mị nghe và nhớ về quá khứ với nỗi đau đớn tuyệt vọng
B. Mị nghe và càng buồn đau cho số kiếp
C. Khơi dậy sức sống tiềm tàng trong con người Mị
D. Mị nghe một cách dửng dưng, vô cảm
* HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Mỗi câu đúng được 01 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án C
A
B
A

C
C
B
C
D
C
* Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
Việc đánh giá kết quả bài làm của HS được tính theo thang điểm 10.
II. Hướng dẫn xem xét chất lượng câu hỏi
1. Các tiêu chí xem xét chất lượng câu hỏi có nhiều lựa chọn
1. 1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình
giảng dạy hay không?
1. 2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm
cần nhấn mạnh và số điểm hay không?
1. 3. Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không?
1. 4. Cán bộ ra đề sử dụng ngôn ngữ và hình thức trình bày riêng để biên soạn câu
hỏi hay chỉ đơn thuần trích dẫn những lời trong sách giáo khoa?
1. 5. Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh hay
không?
1. 6. Mỗi phương án nhiễu (nền) có hợp lý đối với những học sinh không có kiến
thức hay không?
1. 7. Nếu có thể, mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên các lỗi thông thường
hay nhận thức sai lệch của học sinh hay không?
1. 8. Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác
trong bài
kiểm tra hay không?
1. 9. Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
hay không?
9



1. 10. Có hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không
có phương án nào đúng” hay không?
1. 11. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất hay không?
2. Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi Tự luận
2. 1. Câu hỏi có đánh giá nội dung quan trọng của chuẩn chương trình hay không
(kiến thức, kỹ năng)?
2. 2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm
cần nhấn mạnh và số điểm hay không?
2.3. Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới
hay không?
2. 4. Xét trong mối quan hệ với các câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có
thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu rõ trong tiêu chí kiểm tra hay không?
2. 5. Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không? Nó có đặt ra một yêu cầu và các hướng
dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung
mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp?
2. 6. Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay
không?
2. 7. Để đạt được điểm cao, học sinh có phải chứng minh quan điểm của mình hơn
là nhận biết về thực tế, khái niệm…?
2. 8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi có truyền tải được hết những yêu cầu của cán
bộ ra đề đến học sinh hay không?
2. 9. Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được
+ Độ dài của câu trả lời/bài luận?
+ Mục đích của bài luận?
+ Thời gian viết bài luận?
+ Tiêu chí đánh giá/chấm điểm bài luận?
2. 10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm
của mình, câu hỏi có nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những
lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình

chứ không chỉ đơn thuần là quan điểm mà chúng đưa ra?
III. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề theo chuẩn kĩ năng, kiến thức
1. Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra
1. 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra
1. 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
10


1. 3.Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề.
1. 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra
1. 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %
1. 6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
1. 7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột
1. 8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
1. 9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
2. Thiết lập ma trận đề
2.1 Đề kiểm tra tự luận
BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình lớp 11 học kì II.
Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, viết một bài văn nghị
luận bàn về một vấn đề xã hội: lí tưởng của thanh niên hiện nay.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá các chuẩn sau:
- Sự cần thiết và cách kết hợp các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, phân
tích, so
sánh, bác bỏ, bình luận).


Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />
11



×