Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BC tinh hinh phat trien KTTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.51 KB, 18 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
I. Việc ban hành, thực hiện và đề xuất chủ trương, chính sách của Đảng
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội liên quan đến đổi
mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
Việc cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) đã
được Đảng bộ, chính quyền Thành phố triển khai kịp thời, đồng bộ; môi trường thể
chế đã có những bước tiến đáng kể và ngày càng được tiếp tục hoàn thiện, tạo điều
kiện kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển. Sau
khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 14 - NQ/TW (Khóa IX) về "tiếp tục đổi mới
cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" năm
2002, Thành Uỷ Hà Nội đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị và chính quyền các cấp
quán triệt tinh thần Nghị quyết nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho kinh tế tư nhân
phát triển. Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình công tác,
trong đó có Chương trình số 03- CTr/TU về "Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô
nhanh, bền vững”. Bên cạnh các chương trình công tác lớn, Thành ủy cũng đã ban
hành Đề án 18-ĐA/TU, ngày 31/7/2012 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Nhiều cơ chế, chính sách mới được Thành phố nghiên cứu, áp dụng nhằm tháo


gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực, kịp thời cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn. Thành phố đã ban hành Chỉ thị về thực hiện Quy chế phối hợp
giữa UBND thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ doanh
nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô 1, phê duyệt Đề án "Vườn ươm
doanh nghiệp Công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội" 2; ban hành 11 Quyết
định về quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh
trên địa bàn3. Về tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các
1

Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/09/2016;
Quyết định số 6156/QĐ-UBND ngày 07/11/2016;
3
Quyết định số 189/2006/QĐ-UB ngày 25/10/2006 V/v kiện toàn tổ chức tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến
nghị của cá nhân tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính; Quyết định số 210/2006/QĐ-UB ngày
29/11/2006 V/v phê duyệt đề án một cửa liên thông trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập
doanh nghiệp: cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thủ tục khắc dấu và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký
mẫu dấu; cấp mã số thuế tại thành phố Hà Nội; Quyết định số 106/2007/QĐ-UB ngày 22/10/2007 V/v thu lệ
phí cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành
phố Hà Nội; Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 25/06/2009 V/v điều chỉnh, bổ sung một số nội dung thu
lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành
phố Hà Nội; Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND ngày 11/09/2009 V/v ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp
hoạt động theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số
112/2009/QĐ-UB ngày 20/10/2009 V/v ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh
doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu nổi đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp
2

1


doanh nghiệp trên địa bàn, Thành phố đã ban hành 03 Chương trình hành động 4, 03

Kế hoạch triển khai5, 04 Quyết định6. Thành phố cũng ban hành nhiều chính sách hỗ
trợ, khuyến khích doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực: xây dựng và phát triển thương
hiệu (04 Quyết định7; 02 Kế hoạch8); hỗ trợ pháp lý (02 Kế hoạch9; 08 Quyết định10);
hỗ trợ lãi suất (02 Quyết định11); tôn vinh doanh nghiệp (02 Quyết định 12); phát triển
thương mại điện tử (01 Kế hoạch13; 05 Quyết định14); phát triển bán hàng đa cấp (01
Kế hoạch15; 02 Quyết định16). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có rất nhiều chính
sách riêng hỗ trợ phát triển (01 Kế hoạch17; 05 Quyết định18).
Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của
trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 V/v thu lệ phí cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 V/v ban hành Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND
ngày 22/12/2012 V/v bãi bỏ Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 và Quyết định số
82/2009/QĐ-UBND ngày 25/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội về mức thu phí lệ phí cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số
35/2013/QĐ-UBND ngày 04/09/2013 V/v sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định số 29/2012/QĐUBND ngày 30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 20/08/2014
V/v thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh đối với hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội;
4
Chương trình số 22/CTr-UBND ngày 29/01/2013 về thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP
ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường, giải quyết nợ xấu; Chương trình số 01/CTr-UBND ngày 05/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2015; Chương trình số 17/CTr-UBND ngày 20/01/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của
Chính phủ ngày 03/01/2016; Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của HĐND Thành phố về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2016;
5

Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/3/2013 V/v triển khai tổ chức giao ban tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013; Kế hoạch số 93/KHUBND ngày 13/4/2015 về công tác trọng tâm của Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp trên địa bàn TP năm 2015; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 29/4/2016 về công tác trọng tâm
của Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố năm
2016;
6
Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 25/04/2013 V/v thành lập Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày
02/05/2013 V/v thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 08/04/2016 V/v thành
lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội; Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 28/04/2016 về thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
7
Quyết định số 7896/QĐ-UBND ngày 22/11/2004 về việc thành lập Ban Chỉ đạo chương trình “Hỗ trợ doanh
nghiệp trên địa bàn xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu”; Quyết định số 91/2007/QĐ-UB ngày
16/08/2007 về việc ban hành Quy chế “ Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội xây dựng,
quản lý và thực hiện thương hiệu”; Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 về việc Ban hành Quy
chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu”; Quyết định
số 31/2015/QĐ-UBND ngày 27/10/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày
30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu”;
8
Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 16/01/2013 V/v triển khai Quy chế: "Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; 77/KH-UBND ngày 27/03/2015 2015 V/v Triển khai
Quy chế "Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu";
9
Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 21/04/2015 V/v hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội năm 2015
10

Quyết định số 44/2005/QĐ-UB ngày 08/04/2005 V/v thành lập Tổ công tác Liên ngành của UBND Thành
phố để tiếp nhận, xử lý những vướng mắc và kiến nghị của Doanh nghiệp về thủ tục hành chính; Quyết định số

2


Thủ đô. Thành phố đã ban hành 01 Chỉ thị19, 11 Kế hoạch20 và 23 Quyết định21 qua đó
đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC); hoàn thiện, bổ sung
các cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thiết thực, phù hợp với các Luật, Nghị
định mới ban hành và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; giảm thời gian giải quyết
thủ tục thành lập doanh nghiệp từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc từ
ngày 01/01/2015 (sớm 6 tháng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014). Thực
hiện thủ tục liên thông cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm 40% thời gian giải quyết thủ tục hành
chính về đầu tư. Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử tối
183/2006/QĐ-UB ngày 29/09/2006 V/v phê duyệt kế hoạch tổ chức đường dây nóng của UBND thành phố tiếp
nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về thủ tục
hành chính; Quyết định số 20/2007/QĐ-UB ngày 07/02/2007 ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35 của
Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp pháp lý trên địa bàn Hà Nội; Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 16/6/2011
V/v ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2014;
Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 V/v ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố năm 2013; Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 V/v ban hành "Kế hoạch hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014";
11
Quyết định số 6277/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 V/v hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm 2015; Quyết định số 4832/QĐ-UBND ngày 17/09/2014 V/v hỗ trợ lãi suất vốn vay
cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất kinh doanh năm 2014;
12
Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 03/07/2008 V/v ban hành Quy định tôn vinh các doanh nghiệp có
thành tích trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 2685/QĐ-UBND ngày

27/05/2016 V/v khen thưởng doanh nghiệp có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô năm 2015;
13
Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 04/8/2011 của UBND Thành phố về phát triển Thương mại điện tử giai
đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 22/04/2016 V/v phát triển thương mại điện tử năm 2016 trên
địa bàn thành phố Hà Nội
14
Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 4/4/2013 v/v phê duyệt Đề án Tăng cường pháp chế trong quản lý hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 15/04/2013V/v phê
duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013; Quyết định số
2655/QĐ-UBND ngày 17/04/2013V/v thành lập Ban Chỉ đạo Thương mại điện tử thành phố Hà Nội; Quyết
định số 3056/QĐ-BCĐTMĐTTP ngày 13/05/2013 V/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ
đạo Thương mại điện tử thành phố Hà Nội; Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 11/03/2014 V/v Phê duyệt
Chương trình phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014; Quyết định số
19/2014/QĐ-UBND ngày 07/05/2014 V/v ban hành Quy định quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện
tử trên địa bàn thành phố Hà Nội
15
Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 04/08/2016 V/v tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa
bàn Hà Nội;
16
Quyết định số 103/2007/QĐ-UB ngày 24/09/2007 V/v ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 18/05/2011 V/v ban hành
quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
17
Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 13/08/2013 V/v kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020
18
Quyết định số 206/2006/QĐ-UB ngày 24/11/2006 V/v ban hành Quy chế Bảo lãnh tín dụng cho Doanh
nghiệp Nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội của Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố Hà Nội; Quyết định số
5629/QĐ-UB ngày 12/11/2010 V/v phê duyệt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội. giai

đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 6023/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 V/v phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 01/12/2015
V/v phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 V/v phê duyệt Kế hoạch phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020;
19
Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 10/11/2011 V/v triển khai thực hiện chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 –
2020;
20
Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 09/01/2012 V/v kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2012;
Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 15/04/2013 V/v kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính năm
2013; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 01/04/2015 V/v Rà soát, chuẩn hóa Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm

3


thiểu đạt 95%. Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng xuống còn 21-26 ngày, giảm 1015 ngày so với quy định.
Đến nay, công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả quan trọng, có
nhiều chuyển biến tích cực, nổi bật như: Cải cách TTHC theo cơ chế "một cửa", "một
cửa liên thông" tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện có nề nếp. Tính đến nay, 100% các
sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đã thực hiện giải quyết
TTHC theo cơ chế một cửa, 100% các quận, huyện, thị xã đã bố trí “Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả ” theo hướng hiện đại, 94% số lượng TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của các cấp được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
quyền giải quyết của Thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 7172/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 Ban hành Kế hoạch
kiểm soát Thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày
28/12/2015 Cải cách hành chính năm 2016 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 20/01/2016
V/v rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành
phố Hà Nội; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 25/01/2016 V/v triển khai việc theo dõi, đánh giá, chấm điểm
tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính năm 2015 thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 80/KHUBND ngày 25/04/2016 V/v tổ chức Cuộc thi "Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách thủ tục hành chính" năm

2016; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 22/06/2016 V/v điều tra xã hội học xác định Chỉ số cải cách hành
chính trong nội bộ thành phố Hà Nội năm 2016; Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/08/2016 V/v cải cách
hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày
19/09/2016 V/v thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ
luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp;
21
Quyết định số 178/2006/QĐ-UB ngày 26/09/2006 V/v ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị 32/2006/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân
và doanh nghiệp; Quyết định số 217/2006/QĐ-UB ngày 06/12/2006 V/v ban hành Quy định về liên thông một
số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố; Quyết định số
212/2006/QĐ-UB ngày 01/12/2006 V/v phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của thành phố Hà
Nội giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 19/2007/QĐ-UB ngày 02/02/2007 phê chuẩn kết quả chuẩn hóa cơ
sở pháp lý, thể thức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các cơ
quan hành chính thuộc thành phố; Quyết định số 22/2007/QĐ-UB ngày 09/02/2007ban hành quy định về quy
trình giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước trên địa bàn Hà Nội; Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/07/2009 V/v ban hành Quy định
thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội; Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30/03/2010
Về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết
định số 3510/QĐ-UB ngày 28/07/2011 V,v ban hành Kế hoạch truyền thông về công tác kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2011 trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 08/03/2012 V/v phê
duyệt Kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết
định số 5043/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 V/v ban hành Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016; Quyết định số 622/QĐ-UBND ngày
25/01/2013 V/v quy định nội dung và mức chi cho công tác thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành
chính của thành phố Hà Nội; Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 V/v quy định nội dung và mức
chi cho công tác thực hiện cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội; Quyết định số 2430/QĐUBND ngày 07/05/2014 V/v ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn
thành phố Hà Nội; Quyết định số 6525/QĐ-UBND ngày 08/12/2014 v/v phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải
cách hành chính áp dụng trong nội bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 6816/QĐ-UBND
ngày 19/12/2014 V/v ban hành Kế hoạch kiểm soát Thủ tục hành chính năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hà

Nội; Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 21/05/2015 V/v kiện toàn cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm
soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành thuộc thành phố Hà Nội; Quyết định số 6674/QĐ-UBND ngày
04/12/2015V/v ban hành Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của sở và cơ quan ngang sở, UBND các
quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 7166/QĐ-UBND ngày
28/12/2015 Phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Quyết định số 7350/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 V/v ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Kiểm soát
Thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 993/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 V/v công bố thủ
tục hành chính đặc thù, thủ tục hành chính liên thông thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Hà Nội; Quyết
định số 3308/QĐ-UBND ngày 22/06/2016 V/v ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 4332/QĐ-UBND ngày 08/08/2016 V/v thành lập
Tiểu ban Chỉ đạo công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc
thành phố Hà Nội quản lý; Quyết định số 4333/QĐ-BCĐ ngày 08/08/2016 V/v thành lập Tổ công tác giúp việc

4


thông”', chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao, ý thức,
trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân có chuyển biến tích cực; kỷ cương, kỷ luật
hành chính được tăng cường. Hà Nội phấn đấu đi đầu cả nước và xây dựng chính
quyền điện tử, từ tháng 6/2016 các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được giải
quyết trong 2 ngày làm việc (giảm 1 ngày so với quy định).
II.Về môi trường đầu tư, kinh doanh và đổi mới, thực hiện cơ chế, chính
sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, quản lý nhà nước
đối với khu vực kinh tế tư nhân
1. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,
hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển
Thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, giao ban tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho doanh nghiệp, các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm tạo môi
trường thuận lợi giúp doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh, như: Hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn năm 2015 ”;

Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triên năm 2016 Hội nghị giao ban phổ
biến những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, những giải
pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2015- 2016; Chính sách hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số
6277/QĐ-UBND, ngày 19/11/2015 của UBND Thành phố; phối hợp Hiệp hội doanh
nghiệp vừa và nhỏ tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngành cơ khí, Hội nghị giao
ban "Doanh nghiệp dân doanh - Động lực quan trọng phát triển kinh tế Thủ đô ”; tổ
chức chương trình đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, quản lý hàng tồn
kho và Logistics cho doanh nghiệp thành phố Hà Nội; Tư vấn thiết kế mẫu mã sản
phẩm Thủ công mỹ nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển những mẫu mã mới, cải tiến
những mẫu mã sẵn có của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, đáp ứng nhu cầu trong nước và định hướng xuất khẩu...
Từ năm 2013-2014, Thành phố đã tổ chức 19 hội nghị đối thoại giữa doanh
nghiệp với lãnh đạo Thành phố, giữa doanh nghiệp với ngân hàng để tháo gỡ khó
khăn về các thủ tục hành chính, về thuế và giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của
các ngân hàng; giữa lãnh đạo Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố với người
lao động và các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Thành phố đã tố chức các
đoàn công tác liên ngành khảo sát trực tiếp tại hơn 100 doanh nghiệp. Đồng thời, các
sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã đã tổ chức hội nghị trực tiếp xử lý tại chỗ,
hướng dẫn giải quyết các kiến nghị cụ thể cho từng doanh nghiệp.
Thành phố đã ban hành Quyết định số 6023/QĐ-UBND, ngày 06/6/2012 phê
duyệt Kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015; Kế
hoạch số 131/KH-UBND, ngày 13/8/2013 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2020; Chương trình
Tiểu ban Chỉ đạo công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc
thành phố Hà Nội quản lý;

5



hành động số 22/CTr-UBND, ngày 29/01/2013 tổ chức triển khai thực hiện các nghị
quyết số 01, 02 của Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 19/06/2013 V/v tập
trung cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Hà Nội.
Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, đồng thời ban hành và thực hiện Kế
hoạch, tổ chức giao ban tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, các kế
hoạch cụ thể để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các sở, ngành đã công bố số điện
thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử (email) để tiếp nhận và trả lời, giải đáp những
vướng mắc của doanh nghiệp.
2. Tạo môi trường thuận lợi về thể chế, cơ chế, chính sách
Nhằm tạo môi trường thuận lợi về thể chế cho sự phát triển kinh tế tư nhân
trên địa bàn, thời gian qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, UBND Thành
phố đã phân công các sở, ngành liên quan tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi,
bổ sung một số cơ chế, chính sách, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển; tiếp tục tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp để kinh tế tư
nhân trên địa bàn có thể thụ hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước và
thành phố.
- Chính sách đất đai
Triển khai có hiệu quả các chính sách đối với thị trường bất động sản, đảm
bảo phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các giao dịch trên thị trường; tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận thị
trường, tiếp cận các nguồn lực như đất đai, vốn, nhân lực thuận lợi hơn; tăng khả
năng cung cấp hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở và các diện tích sản xuất, kinh
doanh dịch vụ; góp phần bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu, thực hiện
chính sách xã hội.
Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp: căn cứ Luật
doanh nghiệp và các quy định của Trung ương, Thành phố đã ban hành và thực
hiện các quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Luật

doanh nghiệp; thay đổi một số thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh
doanh; thực hiện chế độ một cửa trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, đăng ký mã số thuế và con dấu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việc hình thành các cụm, khu công nghiệp là một trong những giải pháp hỗ
trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được mặt bằng với cơ sở hạ tầng hoàn
thiện. Đến nay, thành phố Hà Nội có 19 khu công nghiệp, chế xuất và khu công
nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào
mạng lưới quy hoạch các khu công nghiệp, chế xuất cả nước tới năm 2015 (trong
đó Khu công nghiệp cao Hòa Lạc do Bộ Khoa học và công nghệ quản lý, 18 Khu
công nghiệp và Khu công nghệ cao khác do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp
quản lý). Có 8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút trên 551 dự án đầu
tư, trong đó có gần 300 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký gần 4,7 tỷ USD;
6


251 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 10.960 tỷ đồng. Trong số các dự
án đã được cấp và đăng ký đầu tư có trên 400 dự án đi vào hoạt động, với 137.740
người (Trong đó, lao động Việt Nam là 136.592 người, lao động nước ngoài là
1.148 người). Các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, chế xuất
của thành phô Hà Nội tạo ra 60% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% giá trị xuất
khẩu của toàn thành phố.
Bên cạnh đó, Thành phố đã và đang triển khai xây dựng 107 cụm công
nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 3.192,9 ha, thu hút 3.807 dự án, nằm trên địa
bàn 22 quận, huyện, thị xã.
- Chính sách tài chính - tín dụng
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh các giải pháp mở rộng tín
dụng gắn với việc kiểm soát chất lượng tín dụng và giải pháp tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng; thúc đẩy
cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu như: Phát triển sản
phẩm tín dụng mới phù hợp với các đặc trưng của doanh nghiệp xuất khẩu, tập

trung cấp tín dụng cho sản xuất kinh doanh, khu vực xuất khẩu, đa dạng hóa các
hình thức tài trợ xuất khẩu; gia tăng các tiện ích dịch vụ ngân hàng nhằm thu hút
khách hàng có năng lực xuất khẩu tốt đảm bảo cân đối mua bán ngoại tệ giữa các
khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng; áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các
khoản vay, cũng như phí dịch vụ ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Tăng cường quản lý nhà nước về giá, tăng cường kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện quy định về đăng ký giá và kê khai giá; xử lý kịp thời, nghiêm
minh các trường hợp vi phạm; nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo
dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung
– cầu và bình ổn thị trường.
Từ năm 2014 đến nay, theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
UBND Thành phố, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã tích cực thực hiện
chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có các
chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt, các
doanh nghiệp tư nhân lãi suất cho vay của chương trình kết nối ngân hàng - doanh
nghiệp thường thấp hơn lãi suất cho vay trung bình.
Từ năm 2011 đến nay, Hà Nội đã phê duyệt hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 48
doanh nghiệp trên địa bàn với tổng số vốn là 37.862 triệu đồng. Đây là biện pháp
tích cực giúp các doanh nghiệp của Hà Nội giữ vững sản xuất, ổn định và phát
triển sản xuất - kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm đối tác,
mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc triển khai các hoạt động xúc tiến
thương mại, du lịch tập trung vào các thị trường xuất khẩu Hà Nội có lợi thế, các
thị trường tiềm năng. Thành phố đã tổ chức Đoàn xúc tiến thương mại tại nhiều
thị trường trọng điểm; đã có nhiều giao dịch, thỏa thuận được ghi nhận ngay tại
7


Hội chợ, một số doanh nghiệp trong đoàn đã ký được hợp đồng xuất khấu hàng

hóa. Thông qua các cuộc giao thương, gặp gỡ doanh nghiệp, các doanh nghiệp Hà
Nội đã có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm để cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản
phẩm cho phù họp với thị hiếu của các thị trường nhập khẩu khác nhau trên thế
giới.
Tổ chức các Đoàn xúc tiến du lịch tại nước ngoài nhằm quảng bá, thu hút
khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng như: Tham gia
Hội chợ du lịch Asean tại Myanmar từ 25/01 - 31/01/2015; Tham gia Hội nghị lần
thứ 14 Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA 14) tại Đài Loan- Trung Quốc,
tham gia hội chợ Jata tại Nhật Bản; Tổ chức sự kiện phát động thị trường du lịch
Nga từ 20 - 28/02/2016; Tổ chức đoàn khảo sát trao đổi kinh nghiệm về khai thác
giá trị di sản văn hóa cho phát triển du lịch tại Pháp và Thụy Sĩ phục vụ đề án
“Phát huy giá trị không gian lễ hội Gióng” từ ngày 17-23/4/2016; Tham gia hội
chợ du lịch quốc tệ tại Bắc Kinh - Trung Quốc năm 2016... Kết quả, năm 2015
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 3.263.743 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm
2014, chiếm tỷ trọng 41,1% trên tổng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đứng
vị trí thứ 2 toàn quốc; 6 tháng đầu năm 2016 khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt
2.040.621 lượt, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2015.
- Chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến, đẩy mạnh đầu tư vào các sản phẩm, mặt hàng có thế mạnh của Thủ
đô với các nội dung: Hỗ trợ xây dựng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các
công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng của các doanh nghiệp Hà Nội.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 14000 và ISO 22000 đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường và vệ sinh
an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy chương trình năng suất chất lượng trên địa
bàn; đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng tổ chức khoa học - công nghệ
(Viện, Trung tâm nghiên cứu...) trong doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp
khoa học - công nghệ. Trong năm 2015, đã hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện hồ
sơ và đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 20 tổ chức khoa học và
công nghệ trực thuộc doanh nghiệp; thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận

doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho 9 doanh nghiệp.
- Chính sách đào tạo và giải quyết việc làm
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường lao động thành
phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng cơ sở dữ liệu
thông tin thị trường lao động Thành phố làm cơ sở dự báo ngắn hạn và trung hạn
về thị trường lao động, cung cấp thông tin cho người lao động, doanh nghiệp và
các cơ sở đào tạo. Đầu tư nâng cấp hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, Sàn giao
dịch việc làm, thành lập các điểm giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận, huyện,
thị xã, nơi có thị trường lao động phát triển nhằm góp phần kết nối cung - cầu lao
động, giải quyết việc làm cho người lao động. Triến khai Đề án phát triển quan hệ
8


lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020, tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình
doanh nghiệp, từ đó nâng cao nhận thức về pháp luật lao động của người lao động
và người sử dụng lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển
sản xuất.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn
vốn để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn. Từ năm 2012 cho đến nay, Thành phố đã đào tạo 169 lớp
đào tạo quản trị doanh nghiệp, 72 lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp với tổng số
13.160 học viên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố.
III. Kết quả hoạt động và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân
- Về số lượng:
Số doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội tăng cao: tính đến hết năm 2015, số
doanh nghiệp tư nhân hoạt động là 114.838 doanh nghiệp, tăng gấp 3 lần so với
năm 2008 (38.059 doanh nghiệp), cao hơn số lượng doanh nghiệp tư nhân của 11
tỉnh đồng bằng sông Hồng cộng lại. Hà Nội chiếm trên 1/5 so lượng doanh nghiệp

tư nhân của cả nước (khoảng gần 100.000 cơ sở so với cả nước có 500.000 doanh
nghiệp tư nhân). Bình quân cứ 76 người dân Thủ đô có 1 doanh nghiệp, cao hơn 2
lần cả nước (cả nước 160 người dân có 1 doanh nghiệp).
- Về loại hình doanh nghiệp tư nhân:
Trên địa bàn Hà Nội hội tụ đủ các loại hình doanh nghiệp tư nhân (công ty
tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
cổ phần có vốn nhà nước), trong đó, công ty TNHH và công ty cổ phần tư nhân
chiếm 94,8% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.
- Về quy mô:
Chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn đăng ký bình quân dưới
10 tỷ đồng/doanh nghiệp và sử dụng từ 20 đến 200 lao động (có 16% doanh
nghiệp có số vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là
thương mại, dịch vụ, hiện đang chuyển mạnh sang các lĩnh vực khác đòi hỏi vốn
lớn, kỹ thuật, nghiệp vụ cao như: tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp
cơ khí, sản xuất thép, công nghệ thông tin, du lịch sinh thái...
Doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội hiện chiếm 35-40% tổng vốn đầu tư xã
hội, đảm nhiệm 36% tổng mức lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ bán lẻ, đóng góp 910% giá trị hàng hoá xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn 60% lao động trên
địa bàn. Đời sống và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp cũng được cải thiện.
Doanh nghiệp tư nhân Hà Nội đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và là
động lực phát triển kinh tế Thủ đô: Các doanh nghiệp tư nhân đã có những tác
động tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đặc biệt là
9


trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần duy trì nhịp độ tăng
trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp lớn vào ngân sách Thành phố, đóng
góp 22% GDP. Tỷ trọng vốn của doanh nghiệp tư nhân đăng ký đầu tư vào hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng qua các năm.
Doanh nghiệp tư nhân phát triển tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trên toàn địa bàn và trong nội bộ các ngành kinh tế: Các doanh nghiệp tư
nhân có khả năng linh hoạt điều chỉnh quy mô hoạt động, chuyển hướng sản xuất,
cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, đổi mới công nghệ..., góp phần làm cho kinh
tế Thủ đô phát triển năng động hơn, mặt khác tạo ra sự ổn định, nhất là trong bối
cảnh khi nền kinh tế tăng trưởng nóng hoặc suy giảm trong thời gian vừa qua.
Quy mô, năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp tư nhân đã có bước tiến bộ.
Ngành Công nghiệp đã có một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất ra các sản phẩm
có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng thị trường trên cả nước, cạnh tranh có hiệu
quả với hàng nhập khẩu, tạo được uy tín trên toàn quốc về chất lượng và giá trị
thương hiệu. Ngành Xây dựng đã có doanh nghiệp tư nhân tham gia thiết kế và thi
công các công trình lớn. Ngành vận tải có doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự
án giao thông công cộng xe buýt liên tỉnh. Ngành Du lịch có doanh nghiệp tư
nhân đầu tư khách sạn nhiều sao và lữ hành quốc tế. Ngành Thương mại có nhiều
doanh nghiệp tư nhân vươn lên là đối tác lớn của các tập đoàn thương mại quốc
tế, hoạt động thương mại cao cấp như hệ thống chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối
và bảo hành sản phẩm trên toàn quốc 22. Các doanh nghiệp tư nhân phát triển
nhanh và có mặt ở hầu hết các ngành, nghề, bố trí ở khắp các quận, huyện, thị xã
thuộc Thành phố, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu
nhập cho người dân; giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển.
Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội,
đóng góp vào công tác từ thiện giúp đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai; tham
gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo... Nhiều doanh nghiệp
đã thành lập được tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, thực hiện tốt
chế độ tiền lương, thưởng, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho người lao
động.
2. Hộ kinh doanh cá thể
Số lượng hộ kinh doanh cá thể của Hà Nội tăng nhanh, từ 190.421 cơ sở
năm 2010 tăng lên 243.029 cơ sở năm 2015, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ.
Trong 5 năm gần đây, số hộ kinh doanh cá thể kinh doanh trong lĩnh vực

dịch vụ lưu trú, ăn uống có xu hướng giảm, số hộ kinh doanh dịch vụ có xu hướng
tăng nhanh (gấp 2 lần), trong đó một số lĩnh vực dịch vụ có sự tăng đột biến như
kinh doanh bất động sản tăng từ 7.598 cơ sở lên 28.781 cơ sở, tăng hơn 4 lần,
kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng từ 652 cơ sở lên
22

Thiết bị điện LIOA, xe ô tô tải Xuân Kiên, đáp ốp lát nhân tạo Vicostone, cáp thông tin kim loại của CTCP đầu tư và xây
dựng Bưu điện, khóa Việt Tiệp, thực phẩm Haprotòod, thép không gi Sơn Hà, Hàng tiêu dùng cao câp của CTCP Kim khí
Thăng Long, sản phẩm cùa CTCP tập đoàn Nhựa Đông Á,...

10


1.098 cơ sở, gần gấp 2 lần.
Số lao động trong các hộ kinh doanh cá thể tăng từ 309.107 lao động năm
2010 lên 380.016 lao động năm 2015. Các hộ kinh doanh cá thể hiện chiếm
khoảng 46% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn, chiếm khoảng 8,5% doanh
thu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
3. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Nghề và làng nghề là một tiềm năng và lợi thế của Thủ đô Hà Nội, các làng
nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa Thủ đô. Các sản phẩm
của làng nghề Hà Nội hàm chứa phong tục, tập quán, tín ngưỡng, mang sắc thái
riêng, nét văn hóa độc đáo riêng của mỗi làng, tạo nên bản sắc văn hóa Thăng
Long - Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, chiếm gần 50% số làng
nghề của cả nước và 59% tổng số làng ngoại thành của Hà Nội, trong đó có 244
làng nghề truyền thống (đã được nhà nước công nhận), số làng nghề tập trung chủ
yếu ở các huyện như Phú Xuyên (124 làng), Thường Tín (125 làng), Chương Mỹ
(174 làng), Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101 làng), Ba Vì (91 làng)... Hà Nội
hiện nay có 47/52 nghề trên toàn quốc, trong đó có một số sản phẩm nổi tiếng
trong nước và thế giới như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu

ren, mây tre đan, dát vàng bạc, đá quý, đúc đồng, sơn mài... Hiện nay, làng nghề
của Hà Nội đã thu hút 626.557 lao động, 166.393 hộ sản xuất, 2.063 công ty cổ
phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã và 50
hội, hiệp hội, trong đó tổng số lao động tại chỗ là 412.500 người, chiếm 64,93%
tổng số lao động trong làng và chiếm 41,32% tổng số lao động trong lĩnh vực sản
xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố. Thu nhập bình quân của 1 lao động
khoảng 13 triệu đồng/người/ năm, cao hơn 2 đến 3 lần so với thu nhập bình quân
lao động thuần nông. Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm khoảng 26% giá trị sản
xuất công nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh của thành phố, chiếm 8,4% giá
trị sản xuất của thành phố và 11,86% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
Trong những năm gần đây, Thành phố đã tiến hành quy hoạch các cụm công
nghiệp làng nghề để mở rộng mặt bằng sản xuất -kinh doanh cho các làng nghề,
đến nay đã có 41 cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 443ha với 5.870
dự án, trong đó đã có 2.000 dự án đã đi vào hoạt động.
Bên cạnh việc phát triển làng nghề, Hà Nội còn có khoảng 1.300 trang trại
thu hút 250.000 hộ tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy
sản, trồng hoa, trồng cây ăn quả...
IV. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quá trình đổi mới cơ chế, chính
sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, những vấn đề
được đặt ra
1. Một số kinh nghiệm rút ra
- Toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố, từ cấp ủy các cấp đến chính quyền,
mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt nghiêm túc Nghị quyết 14, tạo nên
11


sự thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp đổi mới,
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô gắn việc
nhận thức với các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, tạo nên sự chuyển động
tích cực trong phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn.

- Cần phải quyết liệt, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo tinh thần “5
rõ” (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả) kết hợp với “một
việc - một đầu mối xuyên suốt ”, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh giữa các sở, ngành,
quyết tâm đổi mới bộ máy hành chính theo hướng xác định người dân và doanh
nghiệp là đối tượng để phục vụ.
- Chủ động rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi liên quan hoạt động
sản xuất - kinh doanh của tư nhân, tạo cho khu vực kinh tế tư nhân có môi trường sản
xuất - kinh doanh thuận lợi và thực sự là động lực phát triển và được đối xử bình đẳng
như các thành phần kinh tế khác kết hợp với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra để
khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khát vọng vươn lên của
các doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn, đặc biệt là tinh thần chủ động,
sáng tạo, dám đổi mới vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội.
2. Những vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, nhận thức và hoạt động thực tiễn ở một số cấp ủy còn thiếu sự nhất
quán, có lúc, có nơi chưa nhìn nhận, đánh giá đúng mức về vị trí, vai trò của kinh tế
tư nhân, nhất là trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết. Thái độ ứng xử của một
số cán bộ, công chức vẫn còn phân biệt giữa các thành phần kinh tế; chưa thực sự
bình đẳng trong vay vốn tín dụng, trong việc thuê đất giữa doanh nghiệp nhà nước với
doanh nghiệp tư nhân. Việc bình xét các danh hiệu, một số giải thưởng tôn vinh
doanh nghiệp, doanh nhân còn mang tính hình thức.
Thứ hai, kinh tế tư nhân tuy phát triển nhưng so với các thành phần kinh tế khác
và so với yêu cầu phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, cụ thể:
- Trình độ phát triển của kinh tế tư nhân còn thấp, thiếu vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh; phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, manh mún, mang nặng
tính gia đình, còn ít liên kết với nhau hoặc với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Trình
độ công nghệ và tay nghề của công nhân chưa cao, máy móc, thiêt bị lạc hậu, năng
suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, chưa tạo được nhiều sản phẩm có
uy tín, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; ý thức bảo vệ môi trường
và sức khỏe cộng đồng chưa cao.
- Quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu, nhất là loại hình doanh

nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản
thân, thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh; cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ
phần lớn chưa qua đào tạo; quản lý tài chính còn thiếu minh bạch.
- Một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trong khu vực kinh tế tư nhân
còn vi phạm các quy định pháp luật như: không treo biển hiệu; mua bán hóa đơn tài
chính; buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; vi phạm các quy định về thuế.
12


- Thứ ba, công tác quản lý nhà nước chưa toàn diện, một số nơi còn buông lỏng,
không thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân.
- Một số cơ quan quản lý ở địa phương (thuế, hải quan...) có lúc, có nơi còn gây
khó khăn cho doanh nghiệp, còn nhiều trường hợp lợi dụng các ngành kinh doanh có
điều kiện để can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ trương hậu kiểm chưa được triển khai triệt để, tình trạng buông lỏng quản
lý sau cấp phép còn khá phổ biến; công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, thiếu sự
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện; chưa kịp thời
kiểm tra, phát hiện, xử lý các sai phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật,
nhất là việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội...
- Thứ tư, vai trò và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức chính trị - xã hội
trong các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế.
V. Quan điểm, định hướng và giải pháp, kiến nghị về phát triển kinh tế tư
nhân
1. Quan điểm
- Một là, Hà Nội cần đẩy mạnh đổi mới sâu sắc tư duy, nhận thức về vai trò kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế, từ đó thay đổi cách tiếp cận chính sách về kinh tế
tư nhân quyết liệt, đồng bộ và căn cơ; mục tiêu quản lý là nhằm hỗ trợ, thuận lợi hóa
chức không phải cấm đoán, cản trở phát triển kinh tế tư nhân, nếu không có kinh tế tư
nhân lớn mạnh, chính ta sẽ không có KTTT chứ chưa nói tới nền KTTT định hướng
XHCN – nền KTTT hiện đại và xã hội hóa cao hơn so với nền KTTT thông thường.

- Hai là, xác định trọng tâm đột phá phát triển kinh tế tư nhân là hoàn thiện môi
trường thể chế chính sách và môi trường kinh doanh thuận lợi hóa cho doanh nghiệp
và nhà đầu tư, theo hướng bình đẳng, minh bạch, đơn giản hóa và dự báo được, phấn
đấu cải thiện mạnh chỉ số PCI thành phố.
- Ba là, phát triển kinh tế tư nhân bền vững về cả mặt số lượng và chất lượng,
đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; hình
thành mô hình doanh nghiệp hiện đại, gắn kết vào mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi
giá trị quốc tế; tạo dựng và phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, các doanh
nghiệp, tập đoàn mạnh, các cụm ngành có lợi thế cạnh tranh của Thủ đô.
- Bốn là, đồng thời gắn với thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô
hình tăng trưởng, thay đổi phương thức tiến hành CNH-HĐH, nhằm tạo bước nhảy
vọt, rút ngắn trong phát triển Thủ đô, biến Thủ đô trở thành đầu tầu hội nhập, cực
tăng trưởng của cả nước cũng như của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Năm là, khắc phục căn bệnh hành chính quan liêu, thúc đẩy sự hợp tác liên kết
giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế dựa trên cơ chế thị trường, nguyên
tắc đảm bảo lợi ích và tính tất yếu phân công, dựa trên lợi thế so sánh động, tận dụng
tốt các cơ hội và giảm thiểu bất lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sáu là, xác định đúng sự phân vai giữa các chủ thể, trong đó, Nhà nước và
chính quyền hỗ trợ phát triển thông qua việc kiến tạo thể chế, chính sách, xây dựng
13


luật chơi và giám sát thực thi hiệu quả luật pháp; Doanh nghiệp và Doanh nhân là đối
tượng phục vụ của chính sách và bộ máy, là động lực tăng trưởng và nguồn sáng tạo,
sức cạnh tranh của quốc gia; Nhà nước – Thị trường – Doanh nghiệp hợp tác hỗ trợ
nhau để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng thành công nền
KTTT định hướng XHCN “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” ở
Thủ đô Hà Nội và Việt Nam trong thế kỷ XXI.
2. Định hướng
- Xác định kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô,

xây dựng chính quyền kiến tạo, chính quyền phục vụ, tạo môi trường minh bạch,
thông thoáng và bình đẳng để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân
trên địa bàn.
- Phát triển kinh tế tư nhân bền vững về cả mặt số lượng và chất lượng, đặc biệt
chú trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành
mô hình doanh nghiệp hiện đại, gắn kết vào mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi giá trị
quốc tế; tạo dựng và phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp,
tập đoàn mạnh, các cụm ngành có lợi thế cạnh tranh của Thủ đô.
- Tạo môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh bình đẳng để các thành
phần kinh tế cùng phát triển.
- Tiếp tục các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, mặt bằng sản xuất - kinh doanh, xúc tiến thương mại, rà
soát để mở rộng điều kiện cho kinh tế tư nhân giam gia.
- Nâng cao nhận thức có ý chí vươn lên làm giàu của các loại hình kinh tế tư
nhân, mạnh dạn, quyết đoán và chớp thời cơ đổi mới, sáng tạo sản xuất - kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống
bản thân, gia đình và xã hội.
3. Giải pháp
- Về những giải pháp tổng thể
Tiêp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế nói
chung và kinh tế tư nhân đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị
quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố, các chương trình công tác Thành ủy Hà
Nội khóa XVI.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam
kết hội nhập, quan tâm khu vực kinh tế tư nhân. Nâng cao năng lực nghiên cứu,
dự báo các vấn đề mới, xu thế thế giới để điều chỉnh chính sách phù hợp.
Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, các
chương trình xúc tiến thương mại đầu tư, du lịch, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ
hội hợp tác, kinh doanh.
Thúc đẩy hình thành một số công ty lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân khi đã hội
đủ điều kiện. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ và bảo lãnh để các doanh nghiệp tư

nhân có đủ điều kiện tham gia vào hợp tác sản xuất công nghiệp phụ trợ, làm nhà
thầu chính trong liên doanh với đối tác nước ngoài. Khuyến khích hình thành,
14


phát triển các mô hình doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn, gắn các khâu sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ,
hình thành chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm sạch, đưa nông nghiệp - nông
thôn Thủ đô nhanh chóng đi vào quỹ đạo kinh tế hàng hóa và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
hỗ trợ kinh tế tư nhân.
Khuyến khích dùng hàng Việt, chấn hưng doanh nghiệp Việt, khơi dậy bản
lĩnh, triết lý và văn hóa kinh doanh của người Thăng Long - Kẻ Chợ, người Hà
Nội trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa.
- Về sửa đối, bố sung cơ chế chính sách
+ Giải pháp hỗ trợ thị trường
Ở Trung ương, chính sách thị trường cần phải được Nhà nước, các cấp bộ,
ngành, phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, các hiệp hội cùng quan tâm
để giúp đỡ các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân tìm kiếm thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Các cơ quan chức năng của Thành phố cần tổ chức tốt việc thông
tin, dự báo, tư vấn về thị trường trong và ngoài nước; về cung cầu hàng hoá, thông
báo quy hoạch và kế hoạch phát triển sản phẩm; các chính sách khuyến khích và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó cần có biện pháp chống hàng
lậu, hàng giả, quản lý và tổ chức tốt thị trường Thành phố, có chính sách bảo hộ
một số mặt hàng sản xuất và tiêu dùng cần thiết của địa phương.
Để mở rộng thị trường phải tích cực tiếp cận thị trường, như mở các đại diện
chi nhánh nước ngoài cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; đồng thời nghiên cứu,
thăm dò, điều tra nhu cầu một cách khoa học và có sự hiểu biết về tâm lý, sở thích
của người tiêu dùng, có các phương thức mua bán linh hoạt và các biện pháp thu

hút chủ đầu tư cũng như khách hàng làm ăn gắn bó với doanh nghiệp cũng như
gắn bó với địa phương. Song song với việc tìm kiếm thị trường, doanh nghiệp cần
có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, đa dạng
hoá về chủng loại, xây dựng thương hiệu, phát triển kênh phân phối sản phẩm...
Tổ chức các sự kiện quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, đầu tư, thương
mại, du lịch phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận thị trường toàn cầu.
+ Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh
nghiệp sử dụng lao động, nhằm làm cho công tác đào tạo nghề hợp lý cả về mặt
chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người
học yên tâm hơn khi tham gia học nghề.
Khuyến khích cơ sở đào tạo ký kết hợp tác đào tạo theo địa chỉ cho doanh
nghiệp gắn với tiếp nhận và sử dụng lao động. Xem xét cơ chế hỗ trợ kinh phí đào
tạo nghề cho doanh nghiệp trong các ngành nghề ưu tiên thông qua hợp tác đào
tạo theo địa chỉ, hoặc thông qua việc Thành phố tổ chức các lớp tập huấn, bồi
15


dưỡng kiến thức (như kiến thức về hội nhập, thị trường, lập kế hoạch và dự án sản
xuất...). Tiếp tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
tuyển lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận doanh nghiệp
để tìm kiếm việc làm thuận tiện.
Thực hiện chính sách đào tạo hợp tác quốc tế: hợp tác với nước ngoài để mở
trường đào tạo kỹ sư và cán bộ công nghệ trên địa bàn Thành phố. Mở rộng
phương thức du học tại chỗ để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ
quốc tế gắn với nhu cầu phát triển công nghiệp Hà Nội.
+ Giải pháp tạo thuận lợi trong tiếp cận và sử dụng hiệu quả đất đai
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm các

chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, coi đây là biện pháp quan trọng
đế giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay. Đẩy nhanh công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, tạo quỹ đất sạch, đẩy nhanh tiến độ
triển khai dự án đầu tư.
Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về giá đất, công khai, minh bạch
giá đất, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu cụm công nghiệp...
Tiếp tục tập trung đầu tư khai thác các khu công nghiệp đã được Chính phủ
phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu công nghệ cao, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tạo nguồn cung sẵn có về mặt
bằng sản xuất, kinh doanh với chi phí phù hợp.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra sử dụng đất của các tổ chức và kiên quyết
thu hồi đất đối với các doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất, nhưng chậm
triển khai hoặc vi phạm Luật Đất đai... Quản lý chặt chẽ việc phê duyệt dự án,
tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả.
Hoàn thành xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề
tập trung theo quy hoạch: Khu công nghiệp Quang Minh II, cụm công nghiệp sạch
Sóc Sơn, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội và các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp theo quy hoạch. Rà soát giá thuê đất và giá thuê đất có hạ tầng tại các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp; nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân
cư theo quy hoạch. Hoàn thành xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư
phát triển hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao: Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, Trung tâm giống thủy sản công nghệ cao, trạm thực nghiệm sản xuất
giống cây trồng công nghệ cao, trạm thụ tinh nhân tạo cho bò và lợn công nghệ
cao.
+ Giải pháp hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật
Thành lập Quỹ ứng dụng khoa học công nghệ Thành phố nhằm trợ giúp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nghiên cứu cải tiến công nghệ, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ. Thu hút và tổ chức các triển lãm, hội chợ công nghệ trong

16


nước và quốc tế, cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn được tham gia với một
số khuyến khích, ưu đãi. Xác định một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm được ưu tiên
phát triển và ứng dụng công nghệ, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sẽ
được hưởng các ưu tiên giống như các thành phần, doanh nghiệp khác.
Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, nghiên cứu mô hình liên
kết hiệu quả giữa các trường, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc
xác định nhu cầu, triển khai và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu. Đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, sớm xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu khoa
học, hạ tầng cung cấp, trao đổi, mua bán thông tin và công nghệ trên địa bàn. Tổ
chức và tham dự định kỳ các chợ thiết bị và công nghệ tại Hà Nội và các tỉnh,
đồng thời xây dựng phát triển chợ công nghệ ảo trên mạng. Khẩn trương triển
khai đề án “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ - thông tin đổi mới, sáng tạo Hà
Nội” và đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo của Thành phố
Hà Nội đến năm 2020”. Nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư rủi ro để hỗ trợ khởi
nghiệp (có phần vốn tư nhân và nhà nước).
Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
(ISO, TQM...). Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý điều hành; ứng dụng hệ thống quản lý theo mục tiêu; nghiên cứu, áp dụng
thành tựu khoa học công nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến.
+ Giải pháp đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy sản
xuất để xuất khẩu. Khuyến khích phát triển vườn ươm doanh nghiệp, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, hình thành một mạng
lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra thực phẩm
sạch, thực phẩm an toàn. Hình thành các tổ họp nông - công nghiệp - dịch vụ ở
ngoại thành; tạo môi trường thuận lợi để phát triển các loại hình doanh nghiệp

nông thôn, các chuỗi liên kết, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, chế biến và
tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, thu hút nhiều lao động tại chỗ; chú trọng liên kết với
các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ để xây dựng vùng nguyên
liệu cho các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.
Thực hiện thí điểm mô hình doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn trên cơ sở thuê lại đất sản xuất của
nông dân. Tổ chức các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ
với doanh nghiệp, thị trường. Tăng cường củng cố, hỗ trợ và nâng cao chất lượng,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp tục phát triển
kinh tế hộ theo hướng phát triển trang trại, gia trại sản xuất quy mô lớn, hiệu quả
cao.
4. Kiến nghị
- Đối với Trung ương:
Đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành những chính sách khuyến
17


khích hỗ trợ vay vốn, mặt bằng sản xuất, đổi mới thiết bị - công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tăng cường phối hợp, liên
kết chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp
giữa Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương đối với doanh nghiệp để lắng nghe
và có những giải pháp tháo gỡ kịp thời những tâm tư, nguyện vọng và khó khăn
cho các doanh nghiệp.
- Đối với Thành phố Hà Nội:
Hà Nội phấn đấu cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và phát huy
tính năng động tiên phong của chính quyền trong điều hành kinh tế, tạo hình ảnh Thủ
đô thân thiện, điểm đến cho các nhà đầu tư. Thực hiện phương châm chính quyền
đồng hành cùng doanh nghiệp, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho
doanh nghiệp bằng những hình thức cụ thể, hiệu quả

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực và trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ công chức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tác phong phục vụ
DN. Đổi mới công tác cấp phép đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng
cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo tinh thần "giải phóng sức
dân", "đồng hành cùng doanh nghiệp". Đặc biệt quan tâm giải quyết bức xúc cho
các DNNVV.
Xây dựng và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Thủ đô, nhất là hạ
tầng sản xuất kinh doanh đồng bộ, hiện đại. Quy hoạch sắp xếp phát triển hợp lý
mạng lưới các Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, các KCN-KCX, khu công
nghệ cao, khu cụm công nghiệp làng nghề.
Đẩy mạnh liên kết giữa các DN trên địa bàn, giữa DN nội địa và DN
FDI trong sản xuất cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Khuyến khích tạo điều kiện để các
doanh nghiệp, có DNNVV tham gia cung ứng sản phẩm hỗ trợ và liên kết vào các
mạng sản xuất và chuỗi giá trị, theo đó, các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ đặc
biệt về vốn và ưu đãi về thuế có thời hạn.
Thủ đô cần đi đầu thực hiện cuộc vận động chấn hưng doanh nghiệp Việt,
khuyến khích dùng hàng Việt và tôn vinh thương hiệu Việt.

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×