Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

dề cương ôn tập triết học 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.96 KB, 11 trang )

Thế giới quan (khái niệm, quá trình hình thành, các hình thức cơ
bản(TGQ DUY VẬT, DUY TÂM).
Thế giới quan là toàn bộ các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về
bản thân con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới ấy.
Quá trình hình thành: trong quá trình tìm hiểu nhận thức thế giới xung quanh, cũng
như nhận thức về bản thân mình con người gặp phải hàng loạt các vấn đề cần lý
giải: bản chất thế giới là gì? Thế giới có tồn tại thực tế hay chỉ là ảo ảnh của con
người? con người là gì? Con người có vai trò ntn đối với thế giới?....... trả lời cho
những câu hỏi đó, sẽ hình thành ở con người những quan điểm, quan niệm về thế
giới cũng như vai trò của con người trong thế giới => đó là quá trình hình thành thế
giới quan.
Các hình thức cơ bản:
+ TGQ thần thoại là thế giới quan có nội dung kết hợp một cách tự
nhiên(không tự giác) giữa thực và ảo, hiện thực – tưởng tượng, cái có thật – cái
hoang đường, lí trí – tín ngưỡng, tư duy – cảm xúc.
+ TGQ tôn giáo là tgq có niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của các đấng
siêu tự nhiên, thần thánh..
+ TGQ triết học là lý luận về thế giới quan, diển ta thế giới bằng hệ thống các
phạm trù lý luận, là sự nắm bắt thế giới bằng lý luận, là sự thể hiện cô đọng, tập
trung của 1 giai cấp, một thời đại. thể hiện chiều sâu của tư tưởng, trình độ cao của
trí tuệ loài người.
Thế giới quan duy vật: dựa trên ls quan điểm về 1 bản nguyên vật chất diển tả
thông qua phạm trù vật chất phạm trù thực thể, cái cơ sở thống nhất mọi tồn tại.
+ CNDV chất phát: đồng nhất vật chất nói chung với 1 dạng tồn tại cụ thể hữu
hình cảm tính nó. ( thế giới quan đúng về tổng thể sai về chi tiêt).
+ CNDV siêu hình: dựa trên phương pháp siêu hình và chủ nghĩa cơ giới lý
giải tính đa dạng của mọi sự tồn tại vật chất chủ yếu dựa trên lực hấp dẫn và lực
điện từ: (tuyệt đối hóa tính liên tục của vật chất, đồng nhất với không gian hay với
trường điện từ, coi năng lượng là đặc tính cơ bản của vật chất, đồng nhất vật chất
với năng lượng, tuyệt đối dao động điện từ của vật chất, trường điện từ liên tục
trong không gian theo time tuyệt đối; tuyệt đối hóa tính gián đoạn của vật chất, coi


vật chất là nguyên tử, coi năng lượng là đặc tính cơ bản của vật chất, đồng nhất
vật chất với khối lượng, chia cắt vật chất,ngtu với vận động, không gian và time
tuyệt đối hóa…)
+ CNDV biện chứng: định nghĩa VẬT CHẤT là 1phạm trù
++
2. Thế giới quan duy vật biện chứng
Quan điểm duy vật: vật chất có trước và quyết định
Nhà triết học về thế giới: deemocrit, heracrit, talet, anaximen
Chủ nghĩa duy vật MLN ra đời vào những năm 40 của tki 17 đến 18
1.

-

-

-


Theo quan điểm duy vật biện chứng thì bản chất của thế giới là vật chất, thế
giới thống nhất ở tính vật chất của nó.Nội dung : một là : chỉ có một thế giới duy
nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có trước tồn tại khách quan , độc
lập với ý thức của con người. Hai là: thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn , vô hạn vô
tận , không được sinh ra và mất đi. Ba là: mọi tồn tại của thế giới vật chất có mối
liên hệ khách quan và độc lập với nhau.
Nguyên tắc khách quan, ngta phát huy tính năng động chủ quan (cơ sở
lý luận, nội dung, yêu cầu)
* Nội dung.
Đây là nguyên tắc của thế giới quan duy vật vận dụng những vấn đề thuộc
nhận thức luận, nguyên tắc này thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan mà
suy đến cùng thì nó chính là đối tượng của mọi quá trình nhận thức của người. cần

thấy rằng đây là nguyên tắc chung của lý luận nhận thức, duy vật đối lập với mọi lý
luận nhận thức duy tâm
VD: đối lập với nhận thức lý luận Kant, becoli “phức hợp của cảm giác”
Yêu cầu:
Trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, từ thực tế
khách quan, phản ánh sự vật một cách trung thành như nó vốn có, không xuất phát
từ ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, k lấy ý chí áp đạt cho thực tế, phải
tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện định kiến, k trung
thực.
Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Vận dụng:
+ trong hoạt động nhận thức: chống lại những thái độ không tuân thủ ngtac
khách quan, thường xuyên tổng kết thực tiễn để năng cao nhận thức, chống tư
tưởng thụ động
+ mặt thực tiễn: khi hành động phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách
quan, không lấy ý kiến chủ quan làm điểm xuất phát. Phát huy vai trò năng động
sáng tạo của nhân tố chủ quan.
3.

Nguyên tắc phát huy tính năng động chủ quan
Nội dung: ý thức có tính độc lập so với vật chất góp phần cải biến thế giới
khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần vào việc hình
thành được mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động
thực tiễn của mình.
Vận dụng:
+ Khi thực hiện nguyên tắc phải coi trọng việc giáo dục Chủ nghĩa Mác
lenin và tư tưởng HCM, nền tảng tư tưởng của Đảng ta, phải luôn nâng cao trình
độ trong điều kiện nền văn minh trí tuệ ngày nay. Đồng thời phải biết đảm bảo cho



sự thống nhất và cách mạng và tri thức khoa học tạo động lực cho việc sang tạo
ngày càng thắng lợi.
+ Phải biết kết hợp giữa lợi ích và nhu cầu một cách hợp lý.
+ Sự tồn tại và phát triển của con người không thể tách rời thế giới khách
quan. Song, thế giới khách quan lại không thể luôn thích ứng với nhu cầu sinh tồn
và phát triển của con người. Vì vậy, nhằm làm cho thế giới khách quan thích ứng
với nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người nhất thiết phải phát huy tính
năng động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan.
+ Tính năng động có quá trình phát triển của nó. Trong các điều kiện lịch sử
xã hội khác nhau, trình độ phát huy tính năng động là không giống nhau.
Yêu cầu: Phải vận dụng và nhận thức đúng lợi ích, kết hợp các loại lợi
ích khác nhau, lợi ích kinh tế chính trị, tinh thần lợi ích cá nhân, lợi ích tập thề, xã
hội, phải có động cô trong sáng, thái độ thực sự khách quan , khoa học, cần phải
lấy việc tuân thủ quy luật khách quan của sự vận động vật chất làm cơ sở và tiền đề
4. Quan hệ giữa chủ quan và khách quan(cơ sở lý luận, nội dung, yêu cầu)
Chủ quan: phẩm chất tư duy, trình độ hiểu biết tình cảm, ý chí, nguyện vọng
thể chất của chủ thể => tạo thành năng lực tổ chức sức mạnh nhận thức và hành
động.
Phạm trù chủ quan/ khách quan không đồng nhất với phạm trù ý thức/ vật chất
Khách quan: dùng để chỉ trách tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một
chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động
Mối quan hệ:
- Khách quan là cơ sở tiền đề và giữ vai trò quyết định chủ quan
- Khách quan là cội nguồn làm nảy sinh mọi tri thức, tìm cảm, ý chí,
nguyện vọng của chủ thể.
- Khách quan quyết định nội dung và sự vận động biến đổi của chủ quan
- Khách quan quy định giới hạn tính năng động chủ quan của chủ thể
- Khách quan tác động hình thành cái chủ quan
- Muốn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình biến thành khả năng hiện thực thì
phải có chủ quan của con người

- Điều chỉnh hình thức tác động quy lực khách quan và kết hợp một cách
khéo léo sự tác động của nhiều quy luật theo hướng có lợi cho mình.
- Đẩy nhanh tiến trình phát triển của sự vật mà vẫn đảm bảo tính lịch sử tự
nhiên của chúng
- Ví dụ: một nước tiền tư bản có thể đi lên CNXH rút ngắn time nhưng vẫn
đảm bảo tính lịch sử. điều chỉnh bằng thực tiễn, phải có hướng điều chỉnh
phù hợp
 Ý nghĩa pp luận:


Phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan, phát huy vai trò nhân tố để
tác động cải tạo thế giới khách quan, khắc phục bảo thủ trì trệ, thái độ
tiêu cực, thụ động, ỉ lại, ngồi chờ
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn xuất phát từ thực tế khách quan,
lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Khắc
phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí
- Chủ nghĩa chủ quan cường điệu hóa tính sáng tạo của ý thức, ý chí, tuyệt
đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, xa rời điều kiện khách quan
 Nguyên nhân:
- Lạc hậu yếu kém, tư duy lý luận
- Định kiến xh
5. Nguyên tắc toàn diện
nội dung: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý đến tất cả các yếu
tố, mối lien hệ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hiện
tương với nhau một cách đúng đắn chống tư tưởng phiến diện một chiều triết trung
chủ nghĩa
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
• Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,
tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tố

- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định...; còn những mối
liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài,
không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,
mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên hệ,
quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng
một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc
điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
• Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,
tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện,
biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật
chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,
yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên
trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương
-


tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của
chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích
của chúng ta
6. Nguyên tắc phát triển
Nội dung:
- Nguyên tắc phát triển là sự xem xét đối tượng phải đặt nó trong trạng thái vận
động, biến đổi, chuyển hóa. Vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản của phát triển là

mâu thuẩn phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó.
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát
triển.
- Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng
hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước
nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.
Yêu cầu:
Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:
- Đòi hỏi nguyên tắc phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
- nguyên tắc phát triển là cơ sở của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể
trong xây dựng lý thuyết khoa học
- Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của
bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;
- Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu
hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát
triển (bản chất) của sự vật.
Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
- Nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra nó, ủng hộ cái hợp qui luật, chống
lại quan điểm bảo thủ trì truệ
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định
đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện
pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến
đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật
nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho
chúng ta.
Vận dụng:
Sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người: phát triển qua từng giai

đoạn, tác động từ gia đình-nhà trường-xã hội
Sự tiến hóa từ vượn thành người


Nguyên tắc lịch sử cụ thể
Nội dung:
Mỗi vật tồn tại vận động phát triển diễn ra trong không gian time cụ thể khác
nhau, do đó không chỉ nghiên cứu chúng toàn bộ quá trình mà còn trong các địa
điểm, điều kiện, hoàn cảnh lsu cụ thể khác.
Để nhận thức đầy đủ về đối tượng phải đặt nó trong quá trình phát sinh phát
triển, chuyển hóa ở các hình thức biểu hiện, với những bước quanh co ngẫu nhiên.
Yêu cầu:
Nhận thức được vận động có tính phổ biến
Chỉ ra được quy luật vận động khách quan của đối tượng
Đòi hỏi xem xét đối tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.
Tái hiện quá trình lsu, thông qua tái hiện các sự kiện, chỉ ra mối liên hệ nhân
quả của chúng. Khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa vai trò của chúng.
VD: một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng
sẽ không phải là điều kiện khoa học trong điều kiện khác.
Vận dụng:
8. Nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng (nguồn gốc nhận thức, bản
chất nhận thức, chủ thể khách thể nhận thức, nguyên tắc nhận thức,
biện chứng của nhận thức, các trình độ và giai đoạn của nhận thức,
chân lý)
Bản chất của nhận thức:
Nhận thức là gì? Con người có nhận thức được thế giới hay không? Các quan điểm
triết học khác nhau có những câu trả lời khác nhau đối với những vấn đề trên:
Các nhà triết học duy tâm không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập
đối với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan.

+ Duy tâm chủ quan: tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác
của con người => Do đó, theo họ, nhận thức chẳng qua là sự nhận thức các cảm
giác, biểu tượng của con người.
+ Duy tâm khách quan: Coi nhận thức không phải là sự phản ánh hiện thực khách
quan mà chỉ là sự tự nhận thức của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con
người.
Thuyết hoài nghi: nghi ngờ tính xác thực của tri thức, biến sự nghi ngờ thành
một nguyên tắc nhận thức, thậm chí chuyển thành nghi ngờ sự tồn tại của bản thân
thế giới bên ngoài.
Thuyết không thể biết: thế giới con người không thể biết được, lý trí của con
người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra con người không thể
biết được gì nữa.

CNDVBC thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người: “Nhận thức là một
7.


quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra tri thức về thế giới khách quan”. Lý
luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập
đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.

Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi
nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là
hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể
nhận thức được mà chỉ có những cái con người chưa nhận thức được.


Nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máy móc và thụ
động mà là một quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo. Quá trình phản ánh đó
điễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, từ chưa sâu sắc,
chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…

Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Chủ thể khách thể của nhận thức
- Chủ thể nhận thức là CON NGƯỜI
+ cá nhân cụ thể hiện thực
+ tính sinh học xác định
+ con người xã hội (hoạt động thực tiễn, thành viên xã hội)
Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế cho chủ thể nhận thức, chủ thể tư duy,
mặc dù chúng có thể lưu giữ và xử lý thông tin. Vì tư duy là quá trình phản ánh
tích cực hiện thực bằng các khái niệm, các phán đoán, các lý thuyết khoa học.
Máy móc không có NHÂN VỊ.
- Khách thể nhận thức
+ đối tượng vật chất hay tinh thần mà hoạt động nhận thức chủ thể hướng
đến
+ Khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộ hiện thực vật chất,
tinh thần
+ trình độ phát triển khoa học và nhận thức càng cao, khách thể nhận
thức càng mở rộng
+ đối tượng nhận thức là một phân khúc của hiện thực, được tách ra từ
khách thể nhận thức.

Các trình độ và giai đoạn của nhận thức
Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau:
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn



– đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực
khách quan.
Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là một
quá trình, đó là quá trình bắt đầu từ trực quan sinh động tiến đến tư duy trừu tượng.
Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận
thức mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà nhận
thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu
tiếp theo của quá trình nhận thức. Đây cũng chính là quy luật chung của quá trình
con người nhận thức về hiện thực khách quan.
- Giai đoạn từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Trực quan sinh động là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai
đoạn nhận thức mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để
tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mang tính chất cụ thể, cảm tính với
những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con
người. Do vậy, ở giai đoạn này, con người mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng,
cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, cảm tính trong hiện thực khách quan mà
chưa phản ánh được cái bản chất, qui luật, nguyên nhân của những hiện tượng
quan sát được, do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong
giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri
giác, biểu tượng.
Quá trình biện chứng của nhận thức

1.

2.
-

Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, nhận thức con người gồm 2 giai đoạn:
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động), nhận thức lý tính (tư duy trừu

tượng)
Nhận thức cảm tính: đây là giai đoạn đầu của nhận thức, nhận thức con người phản
ánh qua các giác quan: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Nhận thức cảm tính gồm: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Cảm giác: phản ánh riêng lẻ từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện tượng
khi chúng tác động vào giác quan con người.
Tri giác: tổng hợp nhiều cảm giác, đem lại sự hiểu biết hoàn chỉnh về các thuộc
tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Chỉnh thể toàn vẹn.
Biểu tượng: hình ảnh của sự vật được lưu lại, tái hiện trong đầu óc người khi sự vật
đó không còn tác động trực tiếp.
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng): phản ánh sự vật gián tiếp, khái quát hóa.
Khái niệm: phản ánh những thuộc tính chung, có tính bản chất của 1 nhóm sự vật,
hiện tượng được biểu thị bằng 1 từ hoặc 1 cụm từ.
VD: hình vuông, phản ánh thuộc tính 1 hình chữ nhật, có 4 cạnh bằng nhau.


-

-

Phán đoán: liên kết các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định 1 đặc điểm, 1 thuộc
tính nào đó của sự vật và hiện tượng, được biểu thị bằng 1 mệnh đề hoặc 1 câu trần
thuật.
VD: Bản chất của thế giới là vật chất (+)
Ý thức không sản xuất ra vật chất (-)
Suy luận: là 1 hình thức của tư duy xuất phát từ các phán đoán đã có làm tiền đề để
rút ra 1 phán đoán mới làm kết luận.
VD: Mọi kim loại đều dẫn điện
Đồng dẫn điện
Đồng là kim loại


Chân lý
Chân lý là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan
và được thực tiễn kiểm nghiệm
- Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
+ trong lịch sử triết học tồn tại những quan niệm khác về tiêu
chuẩn chân lý
++ những gì hợp với kinh thánh là chân lý
++ nhận thức logic cũng là chân lý
++ đem lại lợi ích thì đó là chân lý
++ nhiều người đồng ý là chân lý
 Đó là những quan niệm phiến diện không khoa học
+ nhận thức ra đời từ thực tiễn, chịu sự quy định của thực tiễn.
vì vậy thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
Qua thực tiễn mới thấy được sai lầm hay đúng đắn của nhận
thức. việc kiểm nghiệm chân lý cũng là một quá trình phải kiểm
nghiệm nhiều lần. giúp hiểu biết của con người càng mở rộng
chính xác, sâu sắc và hoàn thiện
Quan hệ lý luận và thực tiễn.
Nội dung nguyên tắc
Lý luận là sự nhận thức bản chất mới quan hệ bên trong tất yếu của đối tượng và
diễn đạt đưa ra kết quả của nhận thức đó bằng hện thống các khái niệm, phạm trùm
phán đoán về quy luật nội tài của đối tượng
Vd lý luận độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: bàn luận lý giải sâu sắc về độc lập
dân tộc và CNXH.
9.

-

-



-

Đặc điểm của lý luận: phản ánh cái phổ biến cái quy luật thể hiện dưới dạng khái
niệm, phnas đoán có tính trừu tượng, khái quác cao, tổng hợp cao và tính gián tiếp.
Cấu trúc ly luận: chủ thể, khách thể, điều kiện, kết quả
Khái niệm thực thiễn: là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sửxã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Vai trò: thực tiễn là mục đích, động lực, tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Sự thống nhất giữa lý luạn và thực tiễn không tách rời nhau, tương thích và chuyển
hóa cho nhau.
 Yêu cầu của nguyên tác thống nhất giữa ll&tt
- Lý luận xuất phát từ thực tiễn. Trong quá trình phát triển của thực tiễn đặc ra
những vấn đềđòi hỏi lý luận phải giải đáp.
Ll phải phán ánh trung thực đối tượng như vốn có. Nó gớp phần hạn chế tính
mò mẵm, tự phát, tăng cường tính tích cực chủ động tự giác trong con người.
Lý luận phải vận dụng vào thực tiễn
Lý luận phải đóng vai trò chỉ đạo dẫn đường cho thực tiễn
Lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới phát triển hơn để đáp ứng
nhu cầu thực tiễn
10. Bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều (nguyên nhân, pp khắc phục)
Bệnh kinh nghiệm
Nguyên nhân:
Chủ quan: dể thoải mãn vốn kinh nghiệm của bản thân; ngại học lí luận,
không chịu nâng cao trình độ lí luận; coi thường khoa học kỉ thuật tri thức,
thiếu nhìn xa trong rộng, bảo thủ trì trệ
Khách quan: sự tồn tại phổ biến của nền sản xuất nhỏ; trình độ dân trí thấp;
khkt chưa phát triển.
nguyện nhận bện kinh nghiệm nước ta là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu,
trình độ khoa học công nghệ thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ

truyền ,truyền từ đời này sang đời khác điều đó dẫn đến phong cách tư duy, phong
cách kinh nghiệm của người việt nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
+ do nước ta tập trung quá lâu chế độ tập trung quan liêu bao cấp phân phối bình
quân. tâm lý này đã triệt tiêu tâm lý người lao động và tạo nên tâm lý ỷ lai, chông
chờ dựa dẫm là nguyên nhân của bện kinh nghiệm.
+ do hệ phong kiến để lại ,các phong tục, tập quán truyền thống, thói quen của
người dân còn mang dấu vết của xã hội cũ. đó là mãnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa
kinh nghiệm.
Nguyên nhân bệnh giáo điều
- Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực
tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh
nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.


- Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ
theo kiểu “tầm chương trích cú”; hiểu lý luận một cách phiến diện, hời hợt, biến lý
luận thành tín điều và áp dụng lý luận một cách máy móc; vận dụng sai lý luận vào
thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là
do yếu kém về lý luận, cụ thể:
+ hiểu lý luận bằng kinh nghiệm, hiểu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt
xén, sơ lược…
+ xuyên tạc, bóp méo lý luận…
Cách khác phục bệnh giáo điều
Để khắc phục triệt để và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin. Cụ thể:
- Bám sát thực tiễn, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, thường xuyên kiểm tra
trong thực tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn, tăng cường học tập nâng
cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn;
- Phải coi trọng lý luận và công tác lý luận; nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học – công nghệ…;

- Phải đổi mới công tác lý luận của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt nhiệm vụ, hướng nghiên cứu chủ yếu và
phương châm lớn chỉ đạo hoạt động lý luận của Đảng;
- Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì kinh tế thị trường
luôn vận động và biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phải năng
động, sáng tạo, phải thường xuyên bám sát thị trường để ứng phó cho phù hợp
- Phải đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp khoảng
cách giữa lý luận và thực tiễn bằng cách:
+ từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện;
+ thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh
thực tế của nước ta;
- Coi trọng và thường xuyên tổng kết thực tiễn, qua đó sửa đổi, phát triển lý luận
đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan
điểm mới để chỉ đạo sự nghiệm đổi mới xã hội.



×