Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi tắc kè đá drynaria (borry) j sm với việc sử dụng khoá lưỡng phân và đa truy trong phân loại thực vật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI TẮC KÈ ĐÁ - DRYNARIA (Bory) J. Sm.
VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHÓA LƢỠNG
PHÂN VÀ ĐA TRUY TRONG PHÂN LOẠI
THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2014

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI TẮC KÈ ĐÁ - DRYNARIA (Bory) J. Sm.
VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHÓA LƢỠNG
PHÂN VÀ ĐA TRUY TRONG PHÂN LOẠI
THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Phân loại Thực vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Xuyến
TS. Hà Minh Tâm

Hà Nội, 2014

2


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ
của TS. Đỗ Thị Xuyến (Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) và TS. Hà
Minh Tâm (Trƣờng dại học Sƣ phạm Hà Nội 2). Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật cùng Bộ môn Thực vật, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQGHN, ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu
thông minh đa dạng thực vật bậc cao có mạch Vƣờn Quốc gia Ba Vì” thuộc Viện
hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VAST 04.07/13-14, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn tập
thể Khoa Tài nguyên – Viện Dƣợc liệu; Ban chủ nhiệm khoa Sinh _ KTNN –
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình,
bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!


Trường ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lƣơng Thị Hồng Nhung

3


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Tắc kè đá - DRYNARIA
(Bory) J. Sm với việc sử dụng khóa lƣỡng phân và đa truy trong phân loại thực
vật ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày
trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
trƣớc đây.

Trường ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lƣơng Thị Hồng Nhung

4


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
Chƣơng 2: Đối tƣơng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................... 7
2.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 7
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 7
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm ..................... 12
3.2. Đặc điểm hình thái chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm ở Việt Nam ...................... 13
3.3. Khóa lƣỡng phân định loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm ở
Việt Nam ............................................................................................................................ . 17
3.4. Đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam 18
3.4.1. Drynaria bonii . ......................................................................................................... 18
3.4.2. Drynaria delavayi .. ................................................................................................... 22
3.4.3. Drynaria fortunei ...................................................................................................... 24
3.4.4. Drynaria parishii ...................................................................................................... 28
3.4.5. Drynaria propinqua ................................................................................................. 31
3.4.6. Drynaria quercifolia ................................................................................................. 34
3.4.7. Drynaria rigidula ...................................................................................................... 37
3.5. Bƣớc đầu sử dụng khóa đa truy trong phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm
ở Việt Nam ......................................................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5



MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành “Phân loại thực vật” đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một
cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan.
Chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm., còn gọi là Cốt toái bổ, thuộc họ Ráng
nhiều chân (Polypodiaceae). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhƣng chúng có mặt
trong các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, thứ sinh, thƣờng thuộc thực vật “ngoại
tầng”. Cho đến nay nhiều loài trong chi Tắc kè đá đƣợc sử dụng làm thuốc, đặc biệt
có hai loài là Cốt toái bổ (Drynaria fortunei) và Tắc kè đá (Drynaria bonii) đang bị
khai thác trái phép làm thuốc.
Theo Nguyễn Tập (2007) [12] Cốt toái bổ (Drynaria fortunei) và Tắc kè đá
(Drynaria bonii) đã bị khai thác liên tục nhiều năm, hiện đã trở nên hiếm gặp. Mặt
khác, do khả năng mọc cây con từ bào tử hạn chế, mức độ sinh trƣởng và phát triển
chậm, cùng việc bị khai thác ồ ạt bán sang Trung Quốc, nên dẫn đến sự suy giảm
nghiêm trọng về quần thể. Vì thế hai loài cây thuốc này đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ
Việt Nam (1996), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006), Sách đỏ
Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32 của chính phủ về
việc cấm và hạn chế sử dụng động thực vật rừng vào mục đích thƣơng mại (2006).
Cho đến nay, không những hai loài trên mà hầu hết các loài khác trong chi Tắc kè
đá đều bị khai thác trái phép làm thuốc. Vì vậy, ngoài ý nghĩa về mặt khoa học, chi
Tắc kè đá còn có giá trị rất lớn mặt giá trị sử dụng.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Tắc kè
đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc
nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Tắc kè đá - DRYNARIA (Bory) J. Sm với
việc sử dụng khóa lƣỡng phân và đa truy trong phân loại thực vật ở Việt

Nam”.

6


Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory)
J. Sm. ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Ráng
nhiều chân (Polypodiaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và
cho những nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae) ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về
chi Tắc kè đá (Drynaria) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dƣợc, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài
Cho đến nay, đây là công trình đầu tiên tiến hành phân loại chi Tắc kè đá –
Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
Bố cục của khóa luận: gồm 43 trang, 11 hình vẽ, 11 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng đƣợc
chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu:
4 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 5
trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 31 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài
liệu tham khảo: 21 tài liệu, bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Trên thế giới
Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về các loài Tắc kè đá trên thế giới là Borry Jean
vào năm 1825. Khi đó taxon này đƣợc coi là phân chi của Polypodium (Polypodium
subgen. Drynaria) đƣợc công bố trong công trình “Annales des Sciences Naturalles
Paris”.
Vào năm 1841, J. Smith. đã chính thức nâng bậc phân chi (subgenus
Drynaria) thành chi - Genus Drynaria với các đại diện có các đặc điểm hình thái lá
thƣờng phân thùy hình lông chim, có lá hứng mùn hay không, không có áo túi bào
tử và cuống túi bào tử có lông đa bào, không có áo túi. Về sau, nhiều tác giả nghiên
cứu đã đi theo quan điểm này nhƣ:
R. C. Ching (1978) trong công trình “Acta Phytotaxonomica Sinica” đã thành
lập họ mới mang tên Drynariaceae với typus là Drynaria (Bory) J. Sm. Về sau Lin
Youxing et al (2000) khi nghiên cứu về hệ thực vật ở Trung Quốc trong công trình
“Flora Reipubliace Popularis Sinicae” [17] đã đặt chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory)
J. Sm. trong họ Drynariaceae cùng với các chi khác nhƣ: Photinopteris,
Aglaomorpha, Pseudodrynaria do chúng có cùng đặc điểm lá có vẩy, lông tuyến và
lông không phân nhánh, túi bào tử nhẵn hay có lông tuyến. Tác giả đã công bố đƣợc
9 loài có ở khu vực nghiên cứu thuộc chi này là: Drynaria rigidula, Drynaria Bonii
Christ, Drynaria roosii Nakaike, Drynaria quericifolia, Drynaria parishii, Drynaria
propinqua, Drynaria mollis, Drynaria sinica, Drynaria delavayi Christ.
M. Tagawa và Kiwatsuki (1989) [18] khi nghiên cứu các loài của Thái Lan
trong công trình “Flora of Thailand” để chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm.
trong họ Polypodiaceae. Tác giả đã công bố trong khu vực nghiên cứu có 7 loài
thuộc chi Tắc kè đá là: Drynaria sparsissora, Drynaria bonii, Drynaria
quercifodula, Drynaria fortunei, Drynaria propinqua, Drynaria parishii, Drynaria
rigidula.
Hennipman, E., Veldhoen, P., Kramer, K.U. & Price, M.G. (1990) trong công
trình “The Families and Genera of Vascular Plants.” [14]. Chi Drynaria đƣợc xếp
vào họ Polypodiaceae nhƣ hầu hết các tác giả khác với các đặc điểm đặc trƣng nhƣ
8



thân rễ bò, túi bào tử nhẵn nhƣng đôi khi có lông tuyến, không có áo túi, bào tử hình
cầu nhỏ. Tác giả đã ghi nhận chi này có khoảng 15 loài.
Huang Tseng-Chieng (1994) khi nghiên cứu về hệ thực vật vùng lãnh thổ Đài
Loan công bố công trình “Flora of Taiwan” [15] cũng xếp chi Tắc kè đá – Drynaria
(Bory) J. Sm. vào họ Polypodiaceae và công bố đƣợc loài duy nhất là Drynaria
fortunei có ở khu vực nghiên cứu.
E. S. Fernando et al. (2008) khi nghiên cứu về hệ thực vật ở vùng núi Makiling
thuộc Hàn Quốc trong công trình “Flowering Plants and Ferns of Mt. Makiling”
[13] tác giả ghi nhận 1 loài có tại khu vực nghiên cứu là Drynaria quercifolia (L.) J.
Sm. xếp chi Tắc kè đá – Drynaria vào họ Ráng nhiều chân – Polypodiaceae.
X. C. Zhang và Gilbert M. G. (2013) khi tái bản có bổ sung công trình thực vật
chí Trung quốc trong “Flora of China” [21] đã không thừa nhận quan điểm xếp chi
Tắc kè đá – Drynaria vào họ Drynariaceae (thực chất là tách Drynariaceae là một
họ độc lập) do các đặc điểm đƣa ra vẫn còn một số trung gian, khó nhận biết. Theo
đó, tác giả lại chấp nhận quan điểm xếp chi Tắc kè đá – Drynaria vào họ
Polypodiaceae nhƣ hầu hết các tác giả khác với các đặc điểm đặc trung nhƣ thân
đều là thân rễ bò, túi bào tử nhẵn nhƣng đôi khi có lông tuyến, không có áo túi, bào
tử hình cầu nhỏ. Tác giả đã ghi nhận chi này trên thế giới có khoảng 60 loài, ở khu
vực nghiên cứu có 9 loài, trong đó 1 loài đƣợc coi là đặc hữu.
1.2. Ở Việt Nam
Ngƣời đầu tiên đề cập đến các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria ở Việt Nam
là Tardieu-Blot and Christensen (1941) trong công trình Thực vật chí đại cƣơng
Đông Dƣơng “Flore Générale de L' Indo-Chine” [20], tác giả đã mô tả đặc điểm
của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm., xây dựng khóa định loại và mô tả 6 loài
có ở Đông Dƣơng cũng nhƣ có mặt ở Việt Nam là: Drynaria bonii, Drynaria
quercifolia, Drynaria fortunei, Dryanaria parishii, Drynaria propinqua, Drynaria
rigidula. Trong công trình này tác giả xếp chi Drynaria vào họ Ráng nhiều chân Polypodiaceae.
Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” [8] của Phạm Hoàng Hộ (1999), tác giả

đã tóm tắt đặc điểm nhận biết của 7 loài cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo là Drynaria
9


sparsissora, Drynaria bonii, Drynaria quercifodula, Drynaria fortunei, Drynaria
propinqua, Drynaria parishii, Drynaria rigidula. Theo đó có chi Tắc kè đá –
Drynaria (Bory) J. Sm. đƣợc xếp vào họ Ráng nhiều chân - Polypodiaceae. Tuy
nhiên, công trình này có nhiều hạn chế nhƣ chƣa đƣa ra danh pháp của các taxon,
không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhƣng cho tới nay, đây vẫn
là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài thực vật có ở Việt Nam.
Phan Kế Lộc (2001) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [9] đã thống
kê sự có mặt của 7 loài và thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria ở Việt Nam, đồng thời
cung cấp của một số thông tin về phân bố, dạng cây, sinh thái và giá trị sử dụng.
Cũng tác giả này (2010) khi sắp xếp các taxon thuộc ngành Dƣơng xỉ của Việt Nam
theo hệ thống mới của A. Smith và cộng sự năm (2006) (hệ thống đƣợc xây dựng có
sự kết hợp giữa đặc điểm hình thái và đặc điểm về sinh học phân tử) trong “J.
Fairylake Bot. Gard.” [16] cũng vẫn giữ chi Tắc kè đá – Drynaria trong họ
Polypodiaceae.
Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến chi Tắc kè đá – Drynaria dƣới dạng
giá trị tài nguyên nhƣ:
Võ Văn Chi (1997) với “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [4]; Võ Văn Chi
(1999) (chủ biên) và Trần Hợp trong cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” [5], Võ Văn
Chi (2003) trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng” [6] đều đề cập tới chi Tắc kè
đá – Drynaria với 4 loài đƣợc ghi nhận làm thuốc là Drynaria bonii Christ. – Tắc
kè đá, Drynaria fortnei (G.Kunze) J. Sm. – Cốt toái bổ, Drynaria propinqua (Wall.
ex Mett) J. Sm. – Gừng đá, Drynaria quercifolia (L.) J. Sm. – Ráng bay.
Đặc biệt công trình của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi
Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc
Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn
(2004) với “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” [2] giới thiệu chi tiết 3

loài làm thuốc là: Drynaria fortunei (Kuntze) J. Sm. – Cốt toái bổ, Drynaria bonii
Chirst – Tắc kè đá, Dynaria quercifolia (L.) J. Sm. – Ráng bay.
Năm 2007, trong công trình “Sách đỏ Việt Nam” [1] tập thể tác giả thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ đã ghi nhận có 2 loài thuộc chi Tắc kè đá là Drynaria
10


fortunei (Kuntze) J. Sm. – Cốt toái bổ, Drynaria bonii Chirst – Tắc kè đá đang bị
khai thác làm thuốc nhiều, tình trạng nguy cấp, khả năng đi đến sự tuyệt chủng nếu
không có các biện pháp bảo tồn trong giai đoạn sớm.
Tuy Tắc kè đá là một chi thực vật có nhiều loài có giá trị nhƣng cho đến nay
các công trình nghiên cứu về chi này còn có các dẫn liệu vẫn chƣa đầy đủ và thống
nhất, đặc biệt là thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa, mẫu nghiên
cứu,… Chính vì vậy công trình nghiên cứu: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi
Tắc kè đá - DRYNARIA (Bory) J. Sm với việc sử dụng khóa lƣỡng phân và đa
truy trong phân loại thực vật ở Việt Nam” của chúng tôi hy vọng sẽ là công trình
nghiên cứu phân loại một cách có hệ thống, cập nhật về chi Tắc kè đá - Drynaria ở
Việt Nam.

11


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng: Các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam,
dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. trên
thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại học.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở

Việt Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật (HN), Phòng tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU).
Tổng số 67 số hiệu với hơn 127 tiêu bản mẫu nghiên cứu. Việc phân tích mẫu
vật đƣợc tiến hành tại Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật với 39 số hiệu và hơn 70 tiêu bản. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 28 số
hiệu với 57 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), và một số mẫu thu thập đƣợc trong
khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Phạm vị nghiên cứu: Các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm.
phân bố khắp cả nƣớc.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 5 năm 2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về hệ thống phân loại và vị trí của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory)
J. Sm.
Xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J.
Sm. ở Việt Nam.
Xây dựng khoá lƣỡng phân định loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria
(Bory) J. Sm. ở Việt Nam.
Đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở
Việt Nam.
12


Bƣớc đầu sử dụng khóa đa truy trong phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria
(Bory) J. Sm ở Việt Nam.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm., chúng tôi sử
dụng các phƣơng pháp sau:

2.4.1. Phương pháp kế thừa:
Kế thừa các tài liệu về chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. đã đƣợc công
bố, đặc biệt là các công trình về phân loại học. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm những
công trình về giá trị tài nguyên, tình trạng hiện tại của các loài Tắc kè đá, để nhằm
mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình trạng của loài.
2.4.2. Phương pháp Hình thái so sánh:
Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và
phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng
pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng
nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền
và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so
sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây
trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, lá hứng mùn so sánh với lá hứng mùn, ổ
bào tử so sánh với ổ bào tử,...).
Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô đƣợc tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích,
chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn
(nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc
lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.

13


Việc nghiên cứu phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. đƣợc tiến
hành theo các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Tắc kè đá
– Drynaria (Bory) J. Sm. Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân
loại chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria
(Bory) J. Sm. hiện có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, tôi đã tham gia chuyến đi thực địa tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG
Cát Bà (Hải Phòng).
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề
cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ
của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề
cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam
khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus)
kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu
nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
14



Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, lá, thùy...) đến cơ quan
sinh sản (ổ bào tử, túi bào tử và bào tử).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có),
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi đƣợc
xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả
này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thƣờng do số loài trong
chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
Xây dựng khoá lƣỡng phân: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ
tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập
và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và
thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra
cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi
phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [3].

15


Ảnh 1. Phân tích mẫu tại phòng tiêu bản

Ảnh 2. Phân tích mẫu tại phòng tiêu

HN

bản HNU


Ảnh 3. Tra cứu tài liệu tại phòng tiêu bản

Ảnh 4. Xử lý số liệu thu đƣợc tại

HNU

phòng tiêu bản HNU

16


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm.
3.1.1. Về hệ thống phân loại của chi Tắc kè đá – Drynaria
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J.
Sm. và họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae), họ Tắc kè đá (Drynariaceae), tham
khảo các công trình thực vật chí ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam,
chúng tôi thấy hệ thống phân loại chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. là tƣơng
đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đều đƣa ra hệ
thống phân loại từ chi phân loại trực tiếp đến các loài mà không qua các nhánh,
phân chi.
3.1.2. Về vị trí của chi Tắc kè đá – Drynaria: có 2 quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ 1: Cho rằng chi Drynaria thuộc vào họ Tắc kè đá
(Drynariaceae). Đi theo quan điểm này có R. C. Ching (1978), Lin Youxing et al.
(2000).
Quan điểm thứ 2: Xếp chi Drynaria vào họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae).
Đi theo quan điểm này là các tác giả nhƣ Tardieu-Blot and Christensen (1941), M.
Tagawa and Kiwatsuki (1989), Phạm Hoàng Hộ (1999), E. S. Fernando ex al
(2008), X. C. Zhang & M. G. Gilbert (2013),…

Quan điểm xếp chi Drynaria vào họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae) hiện
đƣợc hầu hết các tác giả nghiên cứu về chi Tắc kè đá – Drynaria sử dụng để sắp xếp
chi và các loài. Việc tách họ Tắc kè đá (Drynariaceae) là một họ độc lập do một số
đặc điểm nhƣ lá có vảy, lông tuyến và lông không phân nhánh, túi bào tử nhẵn hay
có lông tuyến hiện không đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu về họ này tán thành
do các đặc điểm đƣa ra vẫn còn một số trung gian, khó nhận biết. Vì vậy, trong khi
nghiên cứu chi Tắc kè đá - Drynaria ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào hệ thống của J.
Smith (1841), vì đây là hệ thống đƣợc hầu hết các tác giả theo nhƣ: Tardieu-Blot
and Christensen (1941), M. Tagawa and Kiwatsuki (1989), Phạm Hoàng Hộ (1999),
E. S. Fernando ex al (2008), X. C. Zhang & M. G. Gilbert (2013),… xếp chi
Drynaria vào họ Ráng nhiều chân - Polypodiaceae. Đây cũng là quan điểm phù hợp
với việc phân loại chi Tắc kè đá- Drynaria ở Việt Nam.
17


Theo quan điểm hệ thống này chi Tắc kè đá – Dynaria ở Việt Nam có 7 loài,
đƣợc xếp vào họ Ráng nhiều chân (Polypodiacea), bộ Dƣơng xỉ (Polypodiales), lớp
Dƣơng xỉ (Polypodiopsida), ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta).
3.2. Đặc điểm hình thái chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm ở Việt Nam.
DRYNARIA (BORY) J. SM – TẮC KÈ ĐÁ, CỐT TOÁI BỔ
J. Sm. in Hook. 1841. J. Bot. 3: 397. [nom. cons.: Pic. Serm. 1972. Taxon 21: 707];
Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 1: 82; X. C. Zhang & M.G. Gilbert, 2013. Fl. China
2-3: 766.
- Polypodium L. 1753. Sp. Pl. 2: 1087. pro parte.
- Polypodium subgen. Drynaria Bory, 1825. Ann. Sci. Nat. 5: 464. t. 12-14.
3.2.1. Dạng sống: Cây thân cỏ, sống lâu năm, thƣờng sống bám trên đá hay bì sinh
trên cây. Thân rễ bò kích thƣớc ngắn hay dài thay đổi theo từng loài. Trên thân có
vảy dày đặc, vảy dạng thuôn mũi giáo nhọn đầu (D. bonii, D. paishii, D. fortunei),
hình trứng thuôn nhọn đầu (D. propinqua) hay dạng kim (D. bonii, D. propinqua,
D. rigidula, D. fortunei). Vảy thƣờng màu nâu – đen.


1

2

3

Hình 3.1: Một số dạng vảy trên thân
1. Vảy hình trứng thuôn nhọn đầu (D. propinqua) (Theo Lin Yongxing, X.C.Zhang,
2000); 2. vảy hình thuôn mũi giáo nhọn đầu (hình vẽ theo W. C. Shieh, C. E. Devol
và C. M. Kuo, 1994); 3. Vảy hình kim (D. fortunei)

18


3.2.2. Lá: đơn, mọc cách, xếp xoắn trên thân. Lá có 2 loại là lá hứng mùn và lá sinh
sản. Lá hứng mùn có thể có (D. bonii, D. quercifolia, D. fortunei, D. propinqua, D.
rigidula) hoặc không có lá hứng mùn (D. parishii, D. delavayi).
- Lá hứng mùn: Lá hứng mùn thƣờng không có hay có cuống rất ngắn, mọc sát
gốc, với kích thƣớc nhỏ hơn rất nhiều so với lá sinh sản, chỉ có diệp lục khi non,
màu nâu khi già, làm nhiệm vụ hứng mùn nuôi cây, tồn tại bền; hình trứng-gần tròn
(D. bonii), hình trứng (D. propinqua, D. rigidula, D. quercifodula, D. fortunei),
hình tim (D. fortunei, D. bonii); mép gần nhƣ nguyên (D. bonii), hay chỉ xẻ thùy ở
nửa phía trên (D. fortunei), xẻ thùy hình lông chim nông chƣa đến nửa chiều rộng
của lá (D. quecifolia), xẻ thùy hình lông chim sâu hơn nửa chiều rộng của lá, đôi khi
xẻ thùy đến tận gân lá (D. propinqua); gốc lá thƣờng hình tròn (D. bonii, D.
fortunei) hay tim (D. propinqua, D. rigidula, D. fortunei, D. quecifolia); chóp lá
thƣờng tròn (D. bonii, D. fortunei) hay cụt (D. propinqua, D. rigidula), nhọn (D.
fortunei), hiếm khi có mũi nhọn kéo dài (D. quecifolia); có lông (D. rigidula) hoặc
không lông.


1

2

3

4

Hình 3.2. Một số dạng lá hứng mùn
1. Lá hứng mùn gần nhƣ nguyên (D. bonii) (Hình vẽ theo Đỗ Huy Bích và cộng sự,
2004); 2. Lá hứng mùn xẻ thùy ở ½ phía trên (D. fortunei) (hình vẽ theo W. C.
Shieh, C. E. Devol và C. M. Kuo, 1994); 3. Lá hứng mùn xẻ hình lông chim nông
<1/2 chiều rộng lá (D. quecifolia); 4. Lá hứng mùn xẻ hình lông chim sâu >1/2
chiều rộng lá (D. propinqua) (3,4. Hình Đỗ Thị Xuyến, 2014)

19


- Lá sinh sản: Màu xanh, luôn xẻ thùy lông chim, thùy nông < 1/2 chiều rộng của
lá (D. quecifolia) hay xẻ thùy sâu > ½ chiều rộng của lá và xẻ đến gần gân lá (D.
bonii, D. fortunei, D. quercifolia, D. propinqua, D. parishii), hiếm khi xẻ đến gân
(D. rigidula); chóp lá có đuôi (D. fortunei) hoặc không (D. quercifolia, D.
propinqua, D. rigidula); thùy lá thƣờng có hình dạng thay đổi, thùy lá phía gốc dài
nhất (D. propinqua) hoặc ngắn nhất (D. quercifodula, D. rigidula, D. bonii); mép
thùy lá uốn lƣợn dạng sóng hay xẻ răng cƣa; có lông (D. rigidula) hoặc không (D.
bonii, D. delavayi, D. quecifolia, D. fortunei, D. propinqua). Cuống lá dài (D. bonii,
D. fortunei, D. quercifolia, D. propinqua, D. parishii) hay nhiều khi lá có mép men
xuống cuống tạo thành cánh (D. bonii, D. delavayi, D. fortunei).
3.2.4. Ổ túi bào tử: Phân bố ở mặt dƣới của lá, xếp lộn xộn rải rác khắp bề mặt của

lá (D. bonii), hay xếp 1 hàng bên gân cấp 2 (D. parishii, D. propinqua, D.
rigidula), 2 hàng bên gân cấp 2 (D. delavayi, D. propinqua, D. rigidula) hoặc phân
bố 2 hàng bên gân cấp 3 (D. fortunei, D. quecifolia); ổ túi bào tử thƣờng hình tròn
hay hình trứng; không có áo túi.

1

2

3

Hình 3.3. Một số dạng sắp xếp của ổ túi bào tử
1. Ổ túi bào tử sắp xếp thành 2 hàng bên gân cấp 2 (D. propinqua) (Theo Lin
Yongxing, X.C.Zhang, 2000); 2. Ổ túi bào tử sắp xếp thành 2 hàng bên gân cấp 3
(D. quecifolia) (Hình Đỗ Thị Xuyến, 2014); 3. Ổ túi bào tử sắp xếp lộn xộn ở mặt
dƣới của lá (D. bonii)
20


3.2.5. Túi bào tử: Có cuống, hình cầu (D. parihii, D. fortunei), hình trứng ngƣợc
(D. bonii), hay cầu khuyết (D. rigidula); vòng cơ chạy thẳng với cuống túi bào tử,
liên tục hoặc không.
3.2.6. Bào tử: Hình cầu tròn (D. rigidula, D. parishii, D. bonii) hay hình trứng (D.
parishii, D. bonii, D. rigidula, D. quercifolia), hình thận (D. fortunei, D. parishii);
màu vàng nhạt hay nâu - vàng.

1

2


3

Hình 3.4. Một số dạng túi bào tử
1. Túi bào tử hình cầu (D. parishii) (Hình Đỗ Thị Xuyến, 2014); Túi bào tử hình
cầu và bào tử hình thận (D. foctunei); 3. Túi bào tử hình trứng ngƣợc và bào tử hình
cầu (D. bonii) (Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004).
Typus: Drynaria quercifolia (L.) J. Sm (Polypoium quercifolium).
Chi Tắc kè đá có khoảng trên 16 loài, phân bố chủ yếu của các nƣớc vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam hiên biết 7 loài, phân bố rải rác trong cả nƣớc.

21


3.3. Khoá lưỡng phân định loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J.
Sm. ở Việt Nam.
1A. Không có lá hứng mùn
2A. Lá không men xuống cuống tạo thành cánh; ổ túi bào tử xếp 1 hàng bên gân
cấp 2 (gân phụ) ................................................................................... 4. D. parishii
2B. Lá men xuống cuống tạo thành cánh; ổ túi bào tử xếp 2 hàng bên gân cấp 2
(gân phụ).............................................................................................. 2. D. delavayi
1B. Có lá hứng mùn.
3A. Lá hứng mùn gần nhƣ nguyên; ổ túi bào tử xếp lộn xộn ở mặt dƣới lá .............
.................................................................................................................. 1. D. bonii
3B. Lá hứng mùn xẻ thùy rõ rệt; ổ túi bào tử xếp thành hàng dọc theo gân cấp 2
hay gân cấp 3 của lá
4A. Lá có thùy xẻ sâu đến tận gân lá tạo nên các lá chét cách xa nhau. ................
........................................................................................................... 7. D. rigidula
4B. Lá có thùy xẻ không đến tận gân lá tạo nên các thùy lá dính nhau
5A. Ổ túi bào tử nằm dọc theo gân cấp 2. ................................ 5. D. propinqua
5B. Ổ túi bào tử nằm dọc theo gân cấp 3.

6A. Chóp lá hứng mùn tròn hay nhọn; bào tử hình thận .............. 3. D. fortunei
6B. Chóp lá hứng mùn nhọn có mũi kéo dài; bào tử hình trứng 6. D. quercifolia

22


3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở
Việt Nam.
3.4.1. Drynaria bonii H. Christ – Tắc kè đá
H. Christ, 1909. Not. Syst. [Paris] 1: 186; Tardieu-Blot & C. Chr.,1941. Fl. Gén.
Indo-Ch. 7: 517; Tagawa & K. Iwats., 1989. Fl. Thail. 3: 545; Pham-hoang Ho. Cây
cỏ Việt Nam (Illustr. Fl. Vietn.) 1: 102, hình 235. 1991; Ling Y.X. et al. 2000 Fl.
Reip. Pop. Sin. 6(2): 282; P. K. Lộc, 2001, Checkl. Pl. Sp. Vietn. I: 1073. & 2010,
J. Fairylake Bot. Gard. 9, 3-4: 11; X. C. Zhang & M.G. Gilbert, 2013. Fl. China 2-3:
766.
- Drynaria sparsisora auct. non (Desv.) T. Moore: Hand.-Mazz. 1929, Symb. Sin.
6: 47.
- Tên khác: Cốt toái bổ bon, Ráng đuôi phụng bon, Thu mùn ổ rả, Co cắc kè, Co ín
tó (Thái).
Cây thân cỏ, thân rễ mọc bò dài, dày, mọng nƣớc, thƣờng bám cố định chặt
chẽ về chất nền, đôi khi dẹt mỏng, rộng 2-2,5 cm, dày 0,5-1 cm, có vảy cứng màu
vàng nâu, vảy hình ngọn giáo nhọn đầu, hình kim, kích thƣớc dài 2-2,5 cm, rộng 11,5 mm, tròn ở gốc, mép có răng nhọn, có lông màu nâu. Lá hứng mùn xếp lợp lên
nhau, ôm lấy thân, hình trứng-gần tròn hay hình tim, cuống gần nhƣ không có, kích
thƣớc 8-15 x 6-10 cm, mép gần nhƣ nguyên hơi lƣợn sóng. Lá sinh sản mỏng, kích
thƣớc 25-55 x 14-25 cm, xẻ thùy sâu đến gần gân lá, mang 3-7 cặp thùy hƣớng lên
trên, dạng mác ngƣợc hoặc thuôn, chóp thùy hơi nhọn, thùy lá phía gốc ngắn nhất,
mép lá hơi lƣợn sóng, không lông, cuống lá dài 10-25 cm, màu hung nhƣ rơm,
nhiều khi lá có mép men xuống cuống tạo thành cánh. Ổ túi bào tử nhỏ, hình tròn,
xếp lộn xộn rải rác khắp mặt dƣới lá, không có áo. Túi bào tử hình trứng ngƣợc.
Vòng cơ liên tục. Bào tử hình cầu tròn hay hình trứng, màu vàng nhạt.

Syntypi: Bon 3204 (P), Loc. class.: Vietnam, Tonkin; Bon 3421 (P), Loc.
class.: Vietnam, Tonkin; Jouan s.n. in 1885 (S), Loc. class.: China; Cavalerie 2807
(E, S) Loc. class.: China.
Sinh học và sinh thái: Cây mọc bám trên cây gỗ hoặc trên các tảng đá, vách
đá giầu mùn, dƣới tán rừng ẩm và chịu bóng. Độ cao phân bố 300-1000 m hoặc hơn
23


(ở miền Nam). Thân rễ của Tắc kè đá phát triển theo kiểu phân nhánh lệch hay
lƣỡng phân. Từ đầu mầm thân rễ hàng năm mọc lên từ 3-5 cặp lá hứng mùn và lá
sinh sản. Sự sinh trƣởng của thân rễ kéo dài gần nhƣ quanh năm. Tắc kè đá sinh sản
bằng bào tử, phát tán nhờ gió và nƣớc mƣa, mùa có bào tử tháng 5-8.
Phân bố: Tắc kè đá có phạm vi phân bố tự nhiên rộng rãi nhất trong chi Tắc
kè đá. Cây phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh vùng núi từ Bắc vào Nam. Còn có ở
Trung Quốc và Lào.
Mẫu nghiên cứu: SƠN LA (Mộc Châu), Vũ Nguyên Tự 017 (HN). - BẮC
CẠN (Bằng Lũng), Ma Văn Hách cđ 27 (HN). - QUẢNG NINH (Hạ Long),
Phƣơng 5185, 5231, 5036, 5079 và 5495 (HN). - HÕA BÌNH (Mai Châu), Phƣơng
3496 (HN). - HẢI DƢƠNG (Chí Linh), L. Averyanov, P. K. Lộc, N. X. Tám,
CBL702 (HN). - L. Averyanov, P. K. Lộc CBL 784 (HN). - Tự, Bình 1995 (HN). Xuyến 409 (HN). - HẢI PHÕNG (đảo Cát Bà), Tự và Bình 2014, 2023 và 2091
(HN). – ĐẮC LẮC (Đắc Nông), S.G. Wu et al. WP 1562 (HN). – LÂM ĐỒNG
(đèo Ngoạn Mục), Vũ Nguyên Tự 59 (HN). – NINH THUẬN (Ninh Hải), J.
Regalado et al. HLF 4267 (HN).
Giá trị sử dụng: Thân rễ của cây đƣợc dùng làm thuốc chữa phong thấp đau
lƣng, thận hƣ, đau răng, trẻ em cam tích, đòn ngã, thần kinh suy nhƣợc, ứ huyết
sƣng đau vị thuốc thƣờng đƣợc dùng thay thế cho cốt toái bổ. Liều dùng hàng ngày:
6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rƣợu uống, dùng ngoài giã nát dễ tƣơi, gói vào lá
chuối nƣớng nóng cho mềm bó vào chỗ đau, ngày làm 2-3 lần [4].
Ghi chú: Việt Nam vốn có nguồn Tắc kè đá tƣơng đối phong phú. Song, trải
qua hàng chục năm khai thác liên tục, môi trƣờng sống bị thu hẹp, nên trữ lƣợng

cây đã bị suy giảm nhiều.

24


Hình 3.5. Drynaria bonii Christ.
1. Dạng chung; 2. Thân; 3. Ổ túi bào tử ở mặt dƣới lá; 4. Bào tử
(hình vẽ theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)

25


×