Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
--------

VÕ THỊ HỒNG PHÚC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG KHI ĐƯA RA SỰ HÀI
LÒNG KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN KÍ TÚC XÁLÀ NƠI Ở CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế
Mã số ngành: 52310101


8 – 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
--------

VÕ THỊ HỒNG PHÚC
MSSV: B1201564

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG KHI ĐƯA RA SỰ HÀI
LÒNG KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN KÍ TÚC XÁLÀ NƠI Ở CỦA SINH


VIÊN ĐẠI HỌC
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ
Mã số ngành: 52310101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. Nguyễn Thị Kim Hà


8 - 2015

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học đối với em là niềm tự hào lớn
lao mang nhiều ý nghĩa. Đó không đơn giản là cố gắng của bản thân, mà còn
là sự chỉ dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, sự động viên từ gia đình và sự giúp
đỡ từ bạn bè.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn.
Đặc biêt là cô Nguyễn Thị Kim Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn em từ đề
cương sơ bộ đến bản chính luận văn, cô đã luôn tận tâm và hỗ trợ em rất
nhiều trong suốt quá trình làm bài để em có thể hoàn thành bài luận văn hoàn
chỉnh nhất.
Con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã luôn là nguồn động viên tinh thần
to lớn đối với con. Luôn bên cạnh và khích lệ con những lúc con gặp khó
khăn. Cảm ơn các bạn của mình đã luôn bên cạnh và ủng hộ mình trong thời
gian qua.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến những thầy cô, nhà nghiên cứu, ...
đã có công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn cung cấp nhiều số

liệu và tài liệu tham khảo cho luận văn của em.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Nhưng sai sót là
điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô để em có thể những nghiên cứu khác tốt hơn.
Người thực hiện

Võ Thị Hồng Phúc


TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện

Võ Thị Hồng Phúc


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hà
- Bộ môn: Kinh tế
- Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
- Tên sinh viên: Võ Thị Hồng Phúc
- Mã số sinh viên: B1201564

- Chuyên ngành: Kinh tế
- Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đưa ra quyết
định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên Đại học Cần Thơ..
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Về hình thức
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và các kết quả đạt được
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Người nhận xét


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA : Analysis of variance (phân tích phương sai)
ANTT: An ninh trật tự

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
EFA : Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá)
KMO : Kaiser-Meyer-Olkin
KTX : Kí túc xá
SV: sinh viên
UBND: Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
1.4.1 Tài liệu được lược khảo ............................................................................ 2
1.4.2 Kết luận ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 8
2.1.1 Mô tả khái niệm ........................................................................................ 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 11
2.2.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 11

2.2.3 Mô hình lý thuyết .................................................................................... 14
2.2.4 Tiêu chí đo lường trong nghiên cứu........................................................ 16
2.2.5 Các giả thiết nghiên cứu ......................................................................... 18
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 19
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KÝ TÚC XÁ CỦA ĐẠI HỌC CẦN THƠ 19
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ ................................................. 19
3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC CẦN THƠ ........................... 20
3.2.1 Tổng quan về số lượng ký túc xá ............................................................ 20


3.2.2 Chi phí và chất lượng dịch vụ ở KTX .................................................... 21
3.2.3 Vấn đề vệ sinh và phòng cháy, chữa cháy .............................................. 23
3.2.4 Về cơ sở vật chất, an ninh trật tự và nội quy .......................................... 24
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KÍ TÚC
XÁ LÀ NƠI Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ............................... 26
4.1 THỰC TRẠNG LỰA CHỌN KÝ TÚC XÁ LÀ NƠI Ở CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC CẦN THƠ ...................................................................................... 26
4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................... 26
4.2.1 Thông tin chung của đáp viên ................................................................. 26
4.2.2 Thực trạng sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở
của sinh viên ĐHCT ........................................................................................ 28
4.3 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO CRONBACH’S
ALPHA…… .................................................................................................... 29
4.3.1 Kiểm định thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đưa ra
quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên ĐHCT ........................... 29
4.3.2 Kiểm định thang đo sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá
là nơi ở của sinh viên ĐHCT ……. ................................................................. 31
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ............................................ 32

4.5 MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY
LOGISTIC ....................................................................................................... 39
4.5.1 Mô hình hiệu chỉnh ................................................................................. 39
4.5.2 Phân tích hồi quy Binary logistic............................................................ 41
4.6 TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ................. 44
4.7 KIỂM ĐỊNH MỘT SỐ GIẢ THIẾT ......................................................... 45
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt trong sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn
kí túc xá là nơi ở của sinh viên theo giới tính .................................................. 45
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt trong sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn
kí túc xá là nơi ở của sinh viên theo khóa học…………………………….…46
4.7.3 Sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố theo thu nhập ............. 47


CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KÝ
TÚC XÁ ĐẠI HỌC CẦN THƠ ...................................................................... 48
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................. 48
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC CẦN THƠ................................................................ 50
5.2.1 Đối với sinh viên ..................................................................................... 50
5.2.2 Đối với phòng ban KTX và nhà trường .................................................. 51
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 55
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 55
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 56
6.2.1 Đối với phòng ban quản lí KTX ............................................................. 56
6.2.2 Đối với Nhà trường ................................................................................. 56
6.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 61



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Mô hình ra quyết định ........................................................................ 9
Bảng 2.2 Mô tả biến ......................................................................................... 15
Bảng 2.3: Thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đưa
ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên ĐHCT ....................... 16
Bảng 2.4: Thành phần thang đo sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí
túc xálà nơi ở.................................................................................................... 18
Bảng 3.1 Quy định giá phòng KTX ở ĐHCT .................................................. 21
Bảng 3.2 Quy định về đơn giá tiêu thụ điện của Bộ Công thương .................. 22
Bảng 4.1 Số lượng sinh viên ở KTX thống kê theo khoá học ......................... 26
Bảng 4.2 Thông tin đáp viên ............................................................................ 26
Bảng 4.3 Trị trung bình của quyết định lựa chọn ở KTX ................................ 28
Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên ĐHCT
………………………………...29
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa
chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên ĐHCT.................................................... 31
Bảng 4.6 Ma trận xoay nhân tố lần 1 ............................................................... 32
Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố lần 2 ............................................................... 34
Bảng 4.8 Các nhóm nhân tố được điều chỉnh sau khi phân tích EFA ............. 36
Bảng 4.9 Hệ số tính điểm của các nhân tố mới ............................................... 37
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy Binary logistic ...................................... 41
Bảng 4.11 Giá trị trung bình của các nhóm yếu tố .......................................... 44
Bảng 4.12 Thống kê mô tả mức độ tác động của sự hài lòng khi đưa ra quyết
định lựa chọn kí túc xá là nơi ở theo giới tính ................................................. 45
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định độc lập T – test theo giới tính .......................... 45
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định Levene theo khóa học ...................................... 46
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định ANOVA theo khóa học ................................... 46
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Leneve theo thu nhập....................................... 47

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định ANOVA theo thu nhập .................................... 47
x


Bảng 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................... 48

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Mô hình lý thuyết.............................................................................. 15
Hình 4.1 Mô hình lý thuyết điều chỉnh ............................................................ 40

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi bước chân vào giảng đường Đại học thì mỗi sinh viên luôn phải đưa
ra nhiều quyết định quan trọng cho mình, trong đó quyết định về nơi ở là một
trong những tiên quyết quan trọng nhất. Ký túc xá là dịch vụ nơi ở đã không
còn xa lạ với các bạn sinh viên, với những ưu điểm như có vị trí thuận lợi nằm
trong khuôn viên trường giúp cho sinh viên tiết kiệm thời gian và chi tiêu
trong quá trình đi lại, các bạn còn được sống trong môi trường rèn luyện tính
tự lập cho riêng mình, ngoài ra còn giúp cho mỗi sinh viên sống chan hòa với
cộng đồng và có trách nhiệm tinh thần tập thể hơn khi còn ngồi trong ghế nhà
trường. Tuy vậy, ký túc xá cũng có những mặt hạn chế như không thoải mái
về không gian riêng tư, khó quản lí những vật dụng cá nhân của mình, hay quá
ồn ào do môi trường sống tập thể có thể làm cho các bạn mất tập trung cho
việc học. Trong khi đó dịch vụ nhà trọ có phần tạo sự hài lòng hơn cho sinh
viên sử dụng, sinh viên có thể thoải mái trong không gian riêng tư của mình,
độ an toàn cho cá nhân được đảm bảo hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giải

trí cho sinh viên. Tuy nhiên loại hình dịch vụ nhà trọ cũng có nhược điểm là
chi phí cho thuê tương đối cao. Với vị thế là một trong những thành phố trẻ và
năng động về kinh tế ở phía Nam, Cần Thơ còn là trung tâm giáo dục hàng
đầu cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó nổi trội phải kể đến Đại
học Cần Thơ với quy mô đào tạo đa ngành, đa nghề và bề dày kinh nghiệm
trên 30 năm hình thành và phát triển. Theo thống kê của trường quy mô đào
tạo hiện tại gồm 30.375 sinh viên hệ chính quy; 3.229 học viên Sau đại học;
12.826 sinh viên hệ vừa làm vừa học đào tạo tại các đơn vị liên kết; 6.434 học
viên hệ đào tạo từ xa. Phần lớn sinh viên đến từ ngoại thành và các tỉnh khác,
nên nhu cầu về chỗ ở cho đối tượng sinh viên này là rất cao. Theo nhìn nhận
sơ bộ hiện nay số lượng nhà trọ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên,
dù hầu hết các nhà trọ đều hoạt động tối đa công suất, rất hiếm nhà trọ có
phòng trống trong thời gian dài. Nhưng vào năm học 2013 - 2014 với việc
“Khánh thành và đưa vào sử dụng 8 dãy ký túc xá (KTX) 4800 chỗ và khu
KTX 572 chỗ của sinh viên tỉnh Hậu Giang” của Đại học Cần Thơ là một
thách thức rất lớn cho các chủ kinh doanh nhà trọ. Chính vì sự gia tăng nhanh
chóng của các KTX với quy mô lớn nên trong xu hướng tiêu dùng đang có sự
thay đổi nhanh, những thói quen, hành vi quyết định lựa chọn của sinh viên sẽ
như thế nào và họ sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nhà trọ hay ký túc xá?

1


Nắm rõ thực trạng sử dụng ký túc xá tại địa bàn và nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định lựa chọn dịch vụ nơi ở ký túc xá của sinh
viên, sẽ giúp quản lí ký túc xá của trường Đại học Cần Thơ cung cấp các dịch
vụ phù hợp, có những chiến lược hợp lí, chủ động tránh những ảnh hưởng tiêu
cực và giữ vững hiệu quả kinh doanh. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở
của sinh viên Đại học Cần Thơ” mang tính cần thiết và thực tiễn, nên được

tiến hành thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đưa ra quyết định
lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên Đại học Cần Thơ..
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sự hài lòng khi đưa ra quyết định
lựa chọn kí túc xálà nơi ở của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn
kí túc xá là nơi ở của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
ký túc xá của Đại học Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là ký túc xá trường Đại học Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sẽ được thu thập từ 9/2015
đến tháng 10/2015.
1.3.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên Đại học
Cần Thơ.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên ở KTX của trường Đại học Cần Thơ.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1 Tài liệu được lược khảo
D.W.Chapman (1981). “A model of student college choice” đã đề
nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các sinh
viên. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh

hưởng nhiều đến quyết định chọn trường Đại học của sinh viên. Thứ nhất là
2


đặc điểm của gia đình và cá nhân sinh viên. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài
ảnh hưởng cụ thể như các cá nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của
trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các sinh viên. Bên
cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của
D.W.Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên. Cabera và
La Nasa đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của sinh
viên dựa trên nền tảng của mô hình chọn trường của D.W.Chapman và
K.Freeman và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa nhấn mạnh rằng
những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một
nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học
của sinh viên.
M.J. Burns và các cộng sự đã bổ sung thêm một số các yếu tố về đặc
điểm của trường đại học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh
viên. Cụ thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điều kiện ký túc xá,
chất lượng của sinh viên tại trường, mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, tỷ
lệ chọi đầu vào, điểm chuẩn của trường và mức độ hấp dẫn của ngành học sẽ
là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên.
Md Reaz Uddin, Nusrat Zahan Lopa, and Md. Oheduzzaman (2014).
“Factors affecting customers’ bying decision of mobile phone: A study on
Khulna City, Bangladesh”. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bảng câu
hỏi được thiết kế trước đây với thang đo năm điểm của Likert. Kết hợp với
việc xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy các
yếu tố vật lý là quan trọng nhất, ngoài ra còn các yếu tố khác như: giá cả, sạc
và điều hành cơ sở, kích thước và trọng lượng, bạn bè đồng nghiệp đề nghị và
quảng cáo của hàng xóm là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện

thoại di động.
María L. Sanz de Acedo Lizárraga (2007). “Factors that affect decision
making: gender and age differences”. Trong nghiên cứu, giới tính và độ tuổi
có tầm ảnh hưởng quan trọng trong quá trình ra quyết định. Tác giả đã tiến
hành khảo sát 589 người ( 294 nam và 295 nữ ) của lứa tuổi giữa 18-80, được
chia thành ba nhóm : thanh niên 18-25 tuổi thanh niên 18-25 tuổi (n = 207; 97
người đàn ông và 110 phụ nữ); người lớn 26-65 năm (n = 205; 110 nam và 95
nữ), và người đã nghỉ hưu 66-80 năm (n = 177; 87 người đàn ông và 90 phụ
nữ). Các phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt đáng kể do cả hai giới tính
và tuổi tác trong nhận thức của đáp viên về các yếu tố quyết định quá trình ra
quyết định của họ.

3


Lưu Thanh Đức Hải và Vũ Lê Duy (2014). “Phân tích hành vi mua
sắm của người tiêu dùng ở chợ truyền thống và siêu thị tại thành phố Cần
Thơ”. Tạp chí khoa học, số 30. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu so
sánh và phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa cho ̣n nơi mua sắm đối
với loa ̣i hình chợ truyền thống và siêu thị của người tiêu dùng ta ̣i thành phố
Cầ n Thơ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 198 người tiêu
dùng ta ̣i Thành phố Cầ n Thơ. Các phương pháp thố ng kê mô tả (với các chỉ
tiêu tỷ lê ̣, tầ n suất, trung bình, …), phương pháp so sánh số tuyê ̣t đố i, số tương
đố i kế t hơ ̣p suy luận để mô tả và phân tích thực tra ̣ng chơ ̣ truyền thố ng và siêu
thi ̣ ta ̣i quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bên ca ̣nh đó, phương pháp kiểm
đinh
̣ Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và
phương pháp phân tích phân biê ̣t cũng đươ ̣c sử dụng để phân tích hành vi mua
sắm và phân tích các yế u tố ảnh hưởng đế n hành vi dự định lựa chọn nơi mua
sắm của người tiêu dùng ở chơ ̣ truyền thố ng và siêu thi ̣ta ̣i thành phố Cần Thơ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm khách hàng lựa
cho ̣n đi chợ và đi siêu thị và có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này, xếp
theo thứ tự ảnh hưởng: (1) Tuổi tác, (2) Uy tin
́ và phong cách phục vụ, (3)
Không gian mua sắm, (4) Thu nhập trung bình hàng tháng, (5) Giá cả và các
chính sách chăm sóc khách hàng, (6) An toàn, (7) Chất lượng và sự phong phú
hàng hóa.
Nguyễn Ngọc Thanh (2008). “Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành
vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ khu vực thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy
có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đó là: Yếu tố môi trường,
yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lí. Trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là “yếu tố tâm
lí”, tiếp theo là “yếu tố cá nhân” và yếu nhất là “yếu tố môi trường”. Ngoài ra
trong nghiên cứu này còn phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến hành
vi tiêu dùng cho thấy tác động của 3 yếu tố kể trên chưa có sự khác biệt theo
độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập.
Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2009). “Yếu tố ảnh hưởng đến
xu hướng chọn lựa ngân hàng của khách hàng cá nhân”. Nghiên cứu được
thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
(1) Nghiên cứu sơ bộ chủ yếu tập trung vào kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth
interview) với 8 người là các nhân viên phòng giao dịch, phòng dịch vụ khách
hàng, trưởng phòng marketing và người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ ngân
hàng. Nội dung dựa vào thang đo của các nghiên cứu trước do Yavas U. & ctg,
Mokhlis S., Nguyễn & ctg, Nguyễn đã thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu sơ
bộ dẫn tới bổ sung một số phát biểu như: Bãi đậu xe của ngân hàng an toàn;
Bên trong ngân hàng trang bị các thiết bị hiện đại; Ngân hàng có đường dây
nóng để giải quyết các sự cố ngoài giờ (24/24); Ngân hàng có bộ phận giải đáp
4


thắc mắc trực tuyến, … Ngoài ra, một số phát biểu cũng được hiệu chỉnh

nhằm tạo sự phù hợp với đặc trưng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Ví
dụ như phát biểu “ngân hàng có làm việc vào ngày thứ Bảy” và “ngân hàng có
giờ làm việc vào những ngày thường phù hợp” được gom thành “giờ làm việc
của ngân hàng thuận tiện cho khách hàng”; Chi nhánh ngân hàng đặt ở những
nơi thuận tiện và ngân hàng có trụ sở chính đặt ở địa điểm thuận tiện gom
thành “vị trí các điểm giao dịch của ngân hàng thuận tiện”, ... Bảng câu hỏi
cuối cùng gồm 34 biến được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. (2) Nghiên
cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi. Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp đến người tiêu dùng đã hoặc có ý
định sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đang sinh sống tại Thành phố Đà Lạt.
Kết quả cho thấy, yếu tố nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất đến xu
hướng chọn lựa ngân hàng, kế đến là thuận tiện về vị trí, xử lý sự cố, ảnh
hưởng của người thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ đối với chiêu thị.
Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho các ngân hàng để
duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng.
Trần Phương Quang (2013). Luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến công việc của cán bộ ngành giáo dục thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang”. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của cán bộ giáo dục tại thành phố Vị Thanh.
Nghiên cứu được thực hiện với 295 khảo sát, đối tượng chính của nghiên cứu
là giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học
trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Phương pháp thu thập mẫu được sử dụng là
phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng ngẫu nhiên. Thang đo likert 5 mức
độ được xây dựng để đo lường cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng công việc của cán bộ giáo dục thành phố Vị Thanh có 48 quan sát. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cán
bộ giáo dục thành phố Vị Thanh thông qua kiểm định hồi quy Binary logistic
là: Lãnh đạo, tiền lương, cơ hội đào tạo và tháng tiến và khen thưởng; Có 4
nhân tố không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cán bộ giáo dục thành phố
Vị Thanh là: Bản chất công việc, đồng nghiệp và phúc lợi, áp lực công việc và

ủy quyền. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng
công việc của cán bộ giáo dục thành phố Vị Thanh lần lượt là lãnh đạo, cơ hội
đào tạo và thăng tiến.
Vũ Văn Hiệp (2014). Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của các giá trị cá
nhân đến quyết định ở ký túc xá của sinh viên trường đại học Nha Trang”.
Tác giả vận dụng mô hình hành vi dự định – TPB (Ajzen, 1991), cùng khái
niệm giá trị cá nhân của Rokeach (1973) và thang đo SERPVAL (Lages &
Fernandes, 2005) trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu sự lựa chọn ở ký
5


túc xá của sinh viên trong bối cảnh trường Đại học Nha Trang. Mô hình
nghiên cứu gồm 4 nhân tố (khái niệm) trong đó nhân tố giá trị cá nhân là trung
tâm tác động đến hành vi quyết định lựa chọn ở ký túc xã của sinh viên. Mẫu
gồm 263 quan sát là những sinh viên đang trọ học tại trường Đại học Nha
Trang. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp. Phân
tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật phân tích như thống kê mô tả dùng mô tả sơ
bộ các đặc điểm của mẫu; Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: bằng hệ số
Cronbach’s Alpha để phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá
trình nghiên cứu; Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ
báo đo lường các khái niệm, biến tiềm ẩn; Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM:
kiểm định các mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố tác động và nhân tố bị
tác động. Có 4 nhân tố chính tác động đến quyết định ở ký túc xá của sinh viên
đã được tác giả phân tích: Về “giá trị cá nhân” hầu như không có sự khác biệt
về nhận thức giữa hai nhóm hiện đang ở trong ký túc xá và không ở trong ký
túc xá. Đồng thời các yếu tố cấu thành “giá trị cá nhân” đều được đánh giá cao
- nghiêng về phía đồng ý. Các nhân tố còn lại: “thái độ”; “ảnh hưởng xã hội”
và “quyết định hành vi” có sự khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm sinh viên ở hay
không ở trong ký túc xá, đặc biệt khía cạnh “quyết định hành vi” có khác biệt
nhiều nhất. Nói chung nhóm hiện đang ở trong ký túc xá có điểm đánh giá cao

về mọi khía cạnh nêu trên – nghiêng về sự đồng ý; còn nhóm không ở trong ký
túc xá thì ngược lại.
Với sự giải thích kết quả từ mô hình SEM, người nghiên cứu rút ra
những hàm ý cốt lõi về các nhân tố tác động đến hành vi quyết định lựa chọn
sống trong ký túc xã của sinh viên trọ học tại trường Đại học Nha Trang: Sự
lựa chọn ở hay không ở trong ký túc xá của sinh viên chịu sự tác động cùng
chiều từ phía gia đình và bản thân thái độ (niềm tin) của sinh viên – nhưng gia
đình có vai trò lớn hơn trong việc tác động này; Đồng thời thái độ (niềm tin)
của sinh viên đối với quyết định lựa chọn ở trong ký túc xá được chính cuộc
sống của bản thân sinh viên và mong muốn của gia đình kích thích tăng lên,
nhưng sự giao tiếp của sinh viên đối với những người xung quanh làm hạn
chế; Giá trị cá nhân của sinh viên trong hành vi quyết định lựa chọn dịch vụ ở
ký túc xá được chỉ được thể hiện thông qua hai khía cạnh: cuộc sống của mỗi
cá nhân và sự giao tiếp với xung quanh, còn sự công nhận của xã hội không có
ý nghĩa trong phạm trù này.
1.4.2 Kết luận
Tóm lại, qua sự lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước, kết quả
nghiên cứu của các công trình cho thấy một số ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn của một cá nhân thường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cá nhân, yếu tố
ảnh hưởng từ đối tượng bên ngoài hay yếu tố mong đợi ở tương lai, … Các tác
6


giả đã sử dụng lý thuyết về quyết định lựa chọn trong một số nghiên cứu về
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của một cá nhân đối
với một sự việc cụ thể. Trong đó thang đo Likert 5 mức độ và phương pháp
phân tích nhân tố được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề
nghiên cứu. Về phương pháp phân tích, hầu hết các nghiên cứu tập trung sử
dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tần số; sử dụng các
công cụ kiểm định thông thường như ANOVA, One Sample T Test,

Independent Sample T Test; Sau đó sử dụng kiểm định Cronbach’s alpha,
phân tích nhân tố (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính đa biến hoặc phân tích
hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hình kinh tế lượng, đo lường các chỉ
tiêu nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các giải pháp. Đây là những cơ sở lý luận
khoa học giúp tác giả tiến hành thành lập mô hình nghiên cứu, ước lượng biến
số cho mô hình, cách dùng các công cụ kiểm định thang đo và phương pháp
phân tích phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, áp dụng
vào điều kiện thực tế tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “: Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi
ở của sinh viên Đại học Cần Thơ.”. Nội dung của đề tài nhằm phân tích thực
trạng sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xálà nơi ở của sinh
viên Đại học Cần Thơ; Phân tích các yếu tố tác động và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn
kí túc xálà nơi ở của sinh viên Đại học Cần Thơ; Từ đó là cơ sở đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ký túc xá của Đại học Cần Thơ.
Đây là đề tài mới và chưa được nghiên cứu nhiều vì các nghiên cứu về
quyết định lựa chọn nơi ở của sinh viên trước đây chỉ được thực hiện ở loại
hình dịch vụ nhà trọ. Thông qua đề tài tác giả mong muốn đóng góp một chút
công sức trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KTX của ĐHCT và các giải
pháp nhắm nâng cao chất lượng dịch vụ KTX để gia tăng sự hài lòng của sinh
viên khi lựa chọn loại hình KTX là nơi ở.

7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Mô tả khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ký túc xá
Ký túc xá đôi khi còn gọi là cư xá là những công trình, dãy phòng được
xây dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các sinh
viên của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Những sinh
viên ở ký túc xá thường là sinh viên xa nhà, xa quê hoặc gặp hoàn cảnh khó
khăn và có nguyện vọng được ở tại ký túc xá, một số ký túc xá dành cho các
sinh viên nội trú.
Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc
lập và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong
một phòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, nhà
tắm công cộng hoặc các công trình tập thể khác. Ở Hoa Kỳ ký túc xá là một
nơi cư trú bao gồm các khu phòng ngủ hoặc toàn bộ các tòa nhà chủ yếu cung
cấp nhu cầu về chỗ ngủ cho số lượng lớn sinh viên thường học nội trú, trường
cao đẳng hoặc đại học. Tại Anh, thuật ngữ ký túc xá đề cập cụ thể tới
một phòng cá nhân, trong đó nhiều người ngủ, thường tại một trường nội trú.
Hầu hết các trường cao đẳng và các trường đại học cung cấp các phòng
phòng đơn hoặc phòng đại trà cho sinh viên của họ, thường là với chi phí nhất
định. Những công trình này bao gồm nhiều phòng như vậy, giống như một tòa
nhà hay căn hộ. Hầu hết các ký túc xá rất gần với khuôn viên của nhà trường
hơn so với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là một nhân tố chính trong sự lựa
chọn của nơi ở, đặc biệt là đối với sinh viên năm đầu.
2.1.1.2 Khái niệm quyết định và các bước của tiến trình ra quyết định
Quyết định là sản phẩm của tư duy con người, là kết quả của quá trình
thu thập thông tin, tìm kiếm, phân tích và lựa chọn. Mỗi người với tư cách là
thành viên của tổ chức, xã hội đều phải đưa ra quyết định cho mình. Những
quyết đinh đó gọi là quyết định cá nhân. Ngoài các quyết định cá nhân, còn lại
là các quyết định quản trị. Đặc điểm chung của hai loại quyết định này là tính
tư duy và tính tương lai. Tính tư duy của quyết định muốn nói rằng quyết định
luôn là sản phẩm sáng tạo của tư duy con người. Tính tương lai của quyết định
muốn nói rằng, quyết định là sự lựa chọn tương lai của con người. Sự khác

biệt giữa quyết định cá nhân và quyết định quản trị được thể hiện trên các đặc
điểm sau:
- Quyết định quản trị là quyết định của tổ chức mà người đưa ra và có
trách nhiệm về quyết định là cá nhân hoặc tập thể các nhà quản trị ở các cấp,
8


các bộ phận khác nhau của tổ chức. Quyết định quản trị là sản phẩm riêng của
các nhà quản trị và các tập thể quản trị. Chỉ có những cơ quan cá nhân có thẩm
quyền mới được phép đưa ra các quyết định quản trị.
Quyết định quản trị luôn gắn với những vấn đề của tổ chức. Trong quá
trình hoạt động của tổ chức luôn xuất hiện những vấn đề mà tổ chức cần phải
khắc phục, giải quyết. Việc khắc phục những vấn đề đó được thực hiện bởi
một hoặc một số các quyết định quản trị.
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra
chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã
chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ
thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin của hệ thống đó. (Đoàn Thị
Thu Hà và cộng sự, 2006, trang 76).
Vậy quyết định lựa chọn nơi ở là quyết định cá nhân mà người học phải
đưa ra, quyết định này có ảnh hưởng đến tương lai của bản thân sinh viên và
để đưa ra được quyết định này thì người học cũng cần trải qua quá trình thu
thập thông tin, tìm kiếm, phân tích và lựa chọn.
Tiến trình ra quyết định gồm 8 bước:
Theo Stephen P. Robbins và Mary Coulter đề xuất (dẫn theo Nguyễn
Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2012) tiến trình ra quyết định gồm 8
bước như sau: (1) Xác định vấn đề; (2) Xác định các tiêu chuẩn của quyết
định; (3) Lượng hóa các tiêu chuẩn; (4) Xây dựng các phương án; (5) Đánh
giá các phương án; (6) Lựa chọn phương án tối ưu; (7) Tổ chức thực hiện
quyết định; (8) Đánh giá tính hiệu quả của quyết định.

Quá trình lựa chọn nơi ở cũng sẽ trải qua các bước ở trên. Sinh viên tiến
hành xác định vấn đề lựa chọn nơi ở, sau đó tiến hành tìm kiếm những loại
hình dịch vụ nơi ở khác nhau và đánh giá chúng dựa trên nhiều tiêu chí, và
cuối cùng đưa ra phương án tối ưu.
Có 5 mô hình ra quyết định thường được sử dụng
Bảng 2.1 Mô hình ra quyết định
MÔ HÌNH

NỘI DUNG

Mô hình 1

Nhà quản trị độc lập ra quyết định dựa trên những hiểu biết
của mình, hoàn toàn không có sự tham khảo với các thuộc cấp
khác

Mô hình 2

Nhà quản trị đề nghị các thuộc cấp cung cấp các thông tin, sau
đó đọc lập đưa ra giải pháp cho vấn đề cần quyết định

Mô hình 3

Nhà quản trị trao đổi với các thuộc cấp có liên quan để lắng
nghe ý kiến và đề nghị của họ mà không cần tập trung họ lại.
9


Sau đó nhà quản trị ra quyết định có thể bị ảnh hưởng hoặc
không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến

Mô hình 4

Các nhà quản trị trao đổi với tập thể để lấy ý kiến và đề nghị
chung của họ. Sau đó nhà quản trị sẽ ra quyết định với nội
dung có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng bởi ý kiến
tập thể

Mô hình 5

Nhà quản trị trao đổi ý kiến với tập thể, lấy ý kiến và đi đến
một sự nhất trí chung. Quyết định đưa ra bị phụ thuộc vào ý
kiến đa số của tập thể
Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến (2012)

sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xálà nơi ở của sinh
viên cũng bị ảnh hưởng từ phía bạn bè, gia đình, nhà trường và xu hướng của
xã hội. Trước khi đưa ra quyết định sinh viên sinh viên thường tham khảo ý
kiến của các đối tượng trên. Mức độ ảnh hưởng của các đối tượng trên là nhiều
hay ít thì tùy thuộc vào sự lựa chọn mô hình ra quyết của từng người.
2.1.1.3 Lựa chọn và lý thuyết chọn lựa
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số
những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều
kiện khan hiếm nguồn lực.
Lý thuyết lựa chọn dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi người tiêu dùng
của Lancasters (1966) và lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên của Thurstone
(1927). Lý thuyết của Lancasters (1966) còn gọi là lý thuyết độ thoả dụng đa
đặc tính (multi-attribute utility) cho rằng độ thỏa dụng xuất phát từ phẩm chất
sản phẩm mang lại thay vì số lượng sản phẩm được tiêu dùng như giả định
trong kinh tế học vi mô cổ điển. Chẳng hạn độ thỏa dụng khi ăn một trái cam

phụ thuộc vào mức độ ngọt, tươi, cảm nhận an toàn, và mức giá của trái cam
đó. Hành vi con người là có lý trí và sẽ lựa chọn sản phẩm dựa vào nguyên tắc
tối đa hóa độ thỏa dụng. Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nào trong một tập
hợp sản phẩm cùng loại trên thị trường tùy thuộc vào độ thỏa dụng mà họ cảm
nhận được từ mỗi loại và họ sẽ chọn sản phẩm mang lại độ thỏa dụng cao
nhất.
Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên (random utility) cho rằng độ thỏa
dụng của cá nhân người tiêu dùng bao gồm hai phần: phần có thể quan sát
được (observable) và phần không thể quan sát được (unobservable). Phần có
thể quan sát và đo lường được dựa trên sự đánh giá của người tiêu dùng đối

10


với các đặc tính của sản phẩm và phần không thể quan sát được có tính ngẫu
nhiên và tùy thuộc vào sở thích của cá nhân người đó.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp
- Tổng thể nghiên cứu: là sinh viên Đại học Cần Thơ đang ở KTX của
ĐHCT, độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi, và bao gồm cả nam và nữ.
- Kích thước mẫu: Theo Hair at all (2006) tối thiểu cỡ mẫu phải đạt
100. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) điều kiện xác
định cỡ mẫu để có thể tiến hành phân tích nhân tố EFA thì số quan sát ít nhất
phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố ( ta có tổng cộng 29 biến
được đưa vào phân tích nhân tố, vậy cỡ mẫu phù hợp là 145). Để đảm bảo tính
tin cậy tác giả quyết định chọn cỡ mẫu quan sát là 280. Ta thấy cỡ mẫu quan
sát là 280 thỏa mãn các điều kiện trên.
- Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi
xác suất dựa trên mục đích chủ định là tiếp cận trực tiếp đối tượng để phỏng

vấn, thu thập thông tin. Với phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tác giả sử
dụng hình thức chọn mẫu thuận tiện để thuận lợi trong quá trình thu mẫu, giúp
cho việc chọn mẫu được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí trong quá
trình thu thập.
- Công cụ phỏng vấn: Dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn, trong đó tác giả
sử dụng thang đo định danh cho các biến giới tính, năm học và thu nhập; thang
đo Likert 5 mức độ cho câu hỏi các nhóm nhân tố ảnh hưởng.
- Hình thức phỏng vấn: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng
câu hỏi phỏng vấn trực tiếp sinh viên ở KTX của trường Đại học Cần Thơ.
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về tổng quan Đại học Cần Thơ cũng như sơ lược đặc
điểm, quy mô, cơ sở vật chất, … của ký túc xá Đại học Cần Thơ được tác giả
thu thập thông qua các báo cáo, tạp chí điện tử, trang web chính thức của Đại
học Cần Thơ. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các nghiên cứu khoa học có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 for Windows, Stata 14.0 và Excel
2013 để hỗ trợ trong việc phân tích các số liệu được thu thập từ mẫu điều tra.
Từ đó đánh giá, nhận xét và thực hiện các mục tiêu của đề tài.
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thố ng kê mô tả (với các
chỉ tiêu tỷ lê ̣, tầ n suất, trung bình), phương pháp phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến số tuyê ̣t đố i, số tương đố i kế t hơ ̣p suy luận để mô tả và phân tích
thực tra ̣ng ký túc xá của Đại học Cần Thơ.
11


Phương pháp phân tích tần số là một trong những công cụ thống kê mô
tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu số
liệu thô nào đó. Trong nghiên cứu này tác giả có sử dụng phương pháp thống
kê liên tục, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định

lượng.
Giá trị trung bình (Mean, Average): bằng tổng tất cả các giá trị biến
quan sát chia cho số quan sát. Trong nghiên cứu này, giá trị trung bình nhằm
xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng khi
đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên ĐHCT cụ thể như
sau 1,00-1,80: Rất không quan trọng (ảnh hưởng); 1,81-2,60: Không quan
trọng (ảnh hưởng); 2,61-3,40: Trung bình; 3,41-4,20: Quan trọng (ảnh hưởng);
4,21-5,00: Rất quan trọng (ảnh hưởng).
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy
Binary logistic để phân tích và xem xét mức độ tác động các yế u tố ảnh hưởng
đế n sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở của sinh viên
ĐHCT.
 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Do các biến nghiên
cứu được xây dựng từ nhiều quan sát khác nhau, để kiểm tra sự tin cậy của các
khái niệm nghiên cứu này phương pháp phổ biến là sử dụng hệ số Cronbach’s
Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân
tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có
thể tạo ra các yểu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thi Mai Trang, 2007).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có
liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và
biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến – tổng để
loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo
gồm: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ
0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp
khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu
(Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giá chọn thang đo có

độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; Hệ số tương quan biến - tổng: các
biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến
rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.
12


 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): dùng để rút
gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố ý nghĩa
hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân
tố với các biến quan sát. Số lượng các nhân tố cơ sở tùy thuộc vào mô hình
nghiên cứu, trong đó ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau
để không xảy ra hiện tượng tương quan.
Phương pháp thực hiện: Ðối với thang đo đa hướng, sử dụng
phương pháp trích yếu tố là Principal axis factoring với phép quay Protnax
và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenva1ue lớn hơn hoặc bằng 1. Phương
pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng principal
components với phép quay Varimax (Nguyễn Ðình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2007). Ðối với thang đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố
Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích
được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,
2007).
Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm
bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn
hơn 0,3 là mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn
0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ
mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu
khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng
50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 (Hair, 1998; dẫn theo Lê Ngọc Đức,
2008).

Từ cơ sở lý thuyết trên, đề tài đã sử dụng 29 biến quan sát sử dụng
phân tích nhân tố EFA theo các bước sau:
Đối với các biến quan sát đo lường 5 khái niệm thành phần đều là
các thang đo đơn hướng nên sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal
Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có
Eigenvalues > 1.
Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm:
(1) Kiểm định Barlettz các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng
thể; (2) Xem xét trị số KMO: nếu KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân
tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại, KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân
tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005); (3) Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn;
tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5; (4) Xem lại
thông số Eigenvalues (đại diện cho phân biến thiên được giải thích bởi mỗi
nhân tố) có giá trị lớn hơn 1; (5) Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn
13


hơn hoặc bằng 50% cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên
của các biến quan sát.
Từ đó ta có phương trình điểm nhân tố dựa trên các nhân tố cơ sở là tổ
hợp tuyến tính (sơ đồ cấu tạo) của các biến mô tả:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + ... + WikXk
(Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i; Wi: trọng số nhân tố; k: số biến).
 Phân tích hồi quy Binary logistic:
Nghiên cứu thực hiện hồi quy Binary logistic theo phương pháp
Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê
liên quan. Kiểm định giả thuyết: Quá trình kiểm định giả thuyết được thực
hiện theo các bước sau: (1) Kiểm định Corr cho mô hình để xác định mô hình
có bị vi phạm đa cộng tuyến (thực hiện bằng phần mềm Stata 14.0); (2) Đánh

giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua chỉ tiêu 2LL (- 2 log
likelihood); (3) Đánh giá mức chính xác của dự báo xem theo hàng và theo cột
từ đó ta tính được tỷ lệ dự đoán chính xác của toàn bộ mô hình; (4) Kiểm định
giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy trong thành phần; (5) Diễn dịch ý
nghĩa các hệ số hồi quy cuả mô hình Binary logistic; (6) Xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng KTX là nơi ở của sinh
viên ĐHCT, hệ số tác động biên của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét
yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên
cứu.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp xếp hạng (Ranking):
Xếp hạng thứ tự các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực và những yếu
tố còn hạn chế mà SV lựa chọn từ đó đánh giá các khía cạnh cần quan tâm làm
cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp.
2.2.3 Mô hình lý thuyết
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) biến sự hài lòng
khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xá là nơi ở được sử dụng biến nhị phân
thông qua mô hình Binary logistic. Mô hình hồi qui logistic nhị thức (Binary
logistic) được dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến định
tính nhị phân (biến chỉ nhận hai giá trị: chẳng hạn là 1: hài lòng với quyết định
và 0: không hài lòng với quyết định) và các biến độc lập có thể là biến định
lượng hoặc biến định tính. Phương trình mô hình hồi qui logistic của mô hình
là:
Y= Log (p/1-p) =  1X1+  2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó:
Y: sự hài lòng khi đưa ra quyết định lựa chọn kí túc xálà nơi ở. Trong
đó, p/1-p là tỷ số giữa p (là xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị thứ nhất:
14



×