Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tập thơ mưa nguồn của bùi giáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.81 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ
Mưa nguồn của Bùi Giáng, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và
đặc biệt là Tiến sĩ - Giảng viên La Nguyệt Anh - người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo,góp ý của các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Kiều Ly

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi
Giáng là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người
đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Tiến sĩ - Giảng viên La Nguyệt Anh.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Kiều Ly

ii




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
7. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................. 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................... 8
1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ ................ 8
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật .......................................................... 8
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ .......................................................... 9
1.2. Bùi Giáng và sự nghiệp sáng tác thơ .................................................... 10
1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng ...................................................................... 10
1.2.2. Sự nghiệp thơ của Bùi Giáng ......................................................... 12
Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TẬP THƠ MƯA NGUỒN
CỦA BÙI GIÁNG ........................................................................................... 14
2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ ........................................................ 14
2.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình .............................................................. 14
2.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng ............................. 15
2.2. Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật .................................... 23
2.2.1. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 23
2.2.2. Không gian nghệ thuật ................................................................... 31
Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU........... 44


iii


3.1. Giọng điệu thơ ...................................................................................... 44
3.1.1. Giọng đối thoại............................................................................... 44
3.1.2. Giọng điệu tâm tình, thiết tha ........................................................ 45
3.2. Ngôn ngữ thơ ........................................................................................ 47
3.2.1. Ngôn ngữ thế tục, đời thường ........................................................ 48
3.2.2. Lạ hóa ngôn từ................................................................................. 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 58

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bùi Giáng là một trong những trường hợp đặc biệt của nền thi ca hiện
đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện
tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa
được tỏ tường.
Đọc các tác phẩm của Bùi Giáng, ta có cảm tưởng như lạc vào thế giới
nghệ thuật vô cùng độc đáo và kỳ dị. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng rất
“không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy
là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lí giải cặn kẽ. Tác giả Bùi Giáng và nhà
thơ Bùi Giáng đích thực bị chen lấn giữa những huyền thoại Bùi Giáng. Mặc
dù có một vị trí khá đặc biệt như vậy, nhưng cho đến nay, trong đời sống văn
học nước nhà, Bùi Giáng vẫn gần như là một “người lạ mặt”. Đặc biệt ở miền
Bắc, thi sỹ họ Bùi càng hết sức lạ lẫm.
1.2. Nghiên cứu về thơ Bùi Giáng, ngày càng có nhiều công trình công

phu và thành tựu ra mắt bạn đọc. Nhưng với một cuộc đời đa dạng và một tài
năng thơ đa diện và đa chất như ông, thì không phải mọi kết luận đều đã
thống nhất và bình ổn. Vì vậy, sự vẫy gọi từ thế giới thi ca của Bùi Giáng vẫn
là khả tính cho những ai quan tâm và muốn đi tìm cuộc đời và thế giới nghệ
thuật của thi sĩ tài năng dị biệt này.
Như Bùi Văn Sơn Nam - dịch giả, nhà nghiên cứu triết học, đồng thời là
người trong gia tộc (chú họ) Bùi Giáng, đã tâm sự: “Viết đôi lời về Bùi Giáng
không bằng đọc về Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi
Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như
Bùi Giáng thật vui mà thật khó vậy. Ông thuộc vào loại thiên tài không định
nghĩa được, là một bí ẩn toàn diện trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao,
cái nửa không nửa có nửa hư nửa thực” [10, tr.156]

1


Chính cái “lạ” cùng những màn sương mờ bao phủ cuộc đời - con người thơ Bùi Giáng đã thu hút chúng tôi bắt tay tìm hiểu đề tài: Thế giới nghệ thuật
trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng.
2. Lịch sử vấn đề
Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi
nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố,
xuất bản ở Việt Nam là không nhiều.
Qua khảo sát, chúng tôi được biết, đến nay đã có một số chuyên luận viết
về Bùi Giáng. Trong đó, có hai cuốn sách viết về Bùi Thi Sĩ đã được xuất bản
cách đây vài năm và đã khá quen thuộc với những người quan tâm đến Bùi
Giáng. Đó là cuốn Bùi Giáng trong tôi của tác giả Hồ Công Khanh, do Nhà
xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2005 và cuốn Bùi Giáng thi sĩ kì dị của tác giả Trần Đình Thu do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2005
và đã tái bản lần thứ hai.
Cuốn Bùi Giáng trong tôi như là một cuốn sách lưu giữ kỉ niệm nhiều hơn
là một công trình nghiên cứu mang tính học thuật về Bùi Giáng. Những bài viết

của Hồ Công Khanh nặng về cảm nhận hơn là phân tích, phê bình những thi
phẩm của Bùi Giáng.
So với cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh, cuốn sách Bùi
Giáng - thi sĩ kì dị làm tốt hơn vai trò của một công trình nghiên cứu nhiều mặt
về văn nghiệp Bùi Giáng. Cuốn sách được ra đời trong kế hoạch viết một bộ
sách “phác hoạ chân dung các nhà văn nhà thơ trong đời sống thường ngày và
trong lao động nghệ thuật. Nó không phải là sách phê bình văn học. Nhưng đôi
chỗ vẫn kết hợp việc phân tích tác phẩm để minh hoạ cho cuộc đời tác giả. Tuy
nhiên việc phân tích này sẽ không đi quá sâu như những cuốn sách phê bình”
(Vài lời đầu sách) [20]. Với cuốn sách này, có thể nói Trần Đình Thu đã bao

quát khá rộng về đề tài Bùi Giáng mà ông đã chọn làm đề tài nghiên cứu. Trần

2


Đình Thu kể chuyện cuộc đời Bùi Giáng, kể về tài viết sách với tốc độ kinh
hồn, về những nguồn thi hứng dạt dào trong thơ ông, về những tác phẩm văn
học dịch mang đầy tính tư tưởng và triết lý… Không dừng lại ở phần nội dung
tư tưởng trong các tác phẩm của Bùi Giáng, Trần Đình Thu còn có những bài
đi sâu vào Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng - vốn là thế mạnh và là một trong những
dấu hiệu khiến cho Bùi Giáng không thể lẫn vào với ai. Tác giả đề cập đến một
số cách “chơi” với ngôn ngữ ở Bùi Giáng: nói lái, vờn chữ. Chúng tôi khá tâm
đắc với một đoạn mà Trần Đình Thu nhận định về toàn bộ văn nghiệp của Bùi
Giáng- thi sĩ tự khoác và được thiên hạ khoác cho mình danh xưng “nhà thơ
điên”: “Bản chất của văn chương Bùi Giáng là sự tổng hòa của những nghịch
lý. Trong cái cà rỡn có sự đau xót, trong bỡn cợt có nỗi ngậm ngùi, trong sự
nghịch ngợm hồn nhiên trẻ thơ có sự uyên bác, trong điên loạn cuồng si là một
cõi mộng bát ngát đẫm tình. Cái nét riêng ấy không ai có được, không ai bắt
chước được và không thể có người thứ hai”.

Trong năm 2008, để kỉ niệm 10 năm ngày mất của Trung Niên Thi Sĩ
(1998 - 2008), có thêm hai cuốn sách về Bùi Giáng đã được Nhà Xuất bản Lao
động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phối hợp xuất bản. Đó là Bùi
Giáng qua 99 giai thoại do Huyền Li sưu tầm và biên soạn và Bùi Giáng trong
cõi người ta do Đoàn Tử Huyến chủ biên. Hai cuốn sách xuất hiện trên thị
trường vào khoảng cuối năm 2008 và gây được một “cơn sốt” nho nhỏ trong
cộng đồng độc giả yêu thơ ông. Bùi Giáng qua 99 giai thoại là một cuốn sách
dễ đọc và gây nhiều hứng thú. Người ta tìm thấy trong đó những giai thoại về
một con người chưa bao giờ thôi đặc biệt. Con số 99 chỉ là một con số tương
đối, mang tính giới hạn để làm hấp dẫn thêm “một hiện tượng lạ, có thể nói,
độc nhất vô nhị, là Bùi Giáng”. Bùi Giáng trong cõi người ta là một công trình
biên soạn nghiêm túc, tập hợp một số lượng lớn những bài nghiên cứu về Bùi
Giáng từ trước đến nay, từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu đều

3


chọn cho mình một khía cạnh tâm đắc nhất để nhìn về con người cũng như phê
bình, nhận định về văn nghiệp của Bùi Giáng. Cuốn sách này thuộc vào loại
dày dặn và chỉn chu mang tính học thuật cao đã được xuất bản hợp pháp từ
trước đến nay ở Việt Nam.
Mýa nguồn là tập thõ ðầu tay của Bùi Giáng. Ðây là tập thõ tạo ðýợc ấn
týợng lớn nhất ðối với ðộc giả, khẳng ðịnh rõ phong cách tác giả và ðýợc coi
là tác phẩm “trong sáng” nhất của Bùi Giáng. Nhưng những công trình nghiên
cứu về tập Mưa nguồn thì vẫn chưa có mà nó chỉ được nhìn nhận qua một số
nhận xét của một số nhà phê bình. Theo nhận ðịnh chung của nhiều ngýời,
cho ðến thời ðiểm này, có lẽ “tập Mýa nguồn là tác phẩm quan trọng và chính
yếu nhất trong quá trình sáng tác của ông. Muốn tìm hiểu một cách chân xác
về cuộc ðời và thõ của ông, ðiều cần thiết trýớc tiên có lẽ là phải ði sâu vào
nội dung chính của tác phẩm này” [9, tr.45].

Trong bài Bùi Giáng, nguồn xuân, tác giả Đặng Tiến đã có những đánh
giá xác đáng về tập thơ Mưa nguồn: “Mưa Nguồn - thi phẩm đầu tay và đều
tay nhất của Bùi Giáng được in năm 1962, gồm có nhiều bài làm từ 1948. Lời
thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết” [10, tr.392]. Theo Đặng Tiến, thế giới
nghệ thuật trong thơ Bùi Giáng: “đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu
thơ ánh ỏi”, “Lời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân.
Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ
ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là những hình ảnh tân
kỳ trong thể thơ truyền thống” [10, tr.393]. Điều đó thường khó gặp lại ở
những tập thơ sau của Bùi Giáng: “Những bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi
sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người
nhắc đến” [10, tr.395].
Với Một thử nghiệm đọc thơ Bùi Giáng, tác giả Khế Iêm lại cho rằng:
“Mưa nguồn… là tác phẩm đầu tay… giọng thơ gân guốc và nhiều chất điền

4


giã” [10, tr.478]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhận xét của Khế Iêm không phải
là trái chiều với Đặng Tiến, mà cho thấy, đây là cách nhìn khác, đa chiều về
thơ Bùi Giáng nói chung, Mưa nguồn nói riêng. Chính vì vậy, ý kiến của các
nhà nghiên cứu đã cho chúng tôi những gợi mở quý báu khi tìm hiểu thế giới
nghệ thuật thơ Bùi Giáng.
Cùng với những nghiên cứu về Bùi Giáng, tác giả Đỗ Lai Thúy trong bài
Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ, đã có một số nhận xét về thế giới trong
tập thơ Mưa nguồn. Đó là “một thế giới vừa quen thuộc vừa mới lạ. Trong cái
nhìn hiện tượng học cũng cây cỏ ấy, cũng bờ lúa ấy, cũng những bông hoa ấy,
nhưng dường như chúng xanh hơn, thắm tươi hơn” [10, tr.422]. Thiên nhiên
trong Mưa nguồn là thiên nhiên không bất động mà luôn “trôi chảy”, luôn
“trong thế tràn bờ: sự vật không chỉ là nó mà còn là không nó. Tức luôn trong

tư thế giao tiếp, đối thoại với mọi vật khác…”. Từ đặc điểm của thiên nhiên
trong Mưa nguồn, Đỗ Lai Thúy đồng thời nói lên một trong số những đặc
điểm ngôn ngữ trong tập thơ: “Ở Mưa nguồn, có rất nhiều những từ ngữ chỉ
sự giao tiếp, như “ngó”, “nhìn”, “nghe”, “chờ”, “rủ”,...”. Và nhờ thế, Bùi
Giáng có “một giọng điệu tâm tình đặc biệt” [10, tr.423].
Vấn đề ngôn ngữ luôn là vấn đề được quan tâm khi nhắc đến Bùi Giáng,
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay trong sáng nhất, bởi vậy: “Ở Mưa nguồn, Bùi
Giáng chú trọng nhiều đến việc đưa ngôn ngữ trở về với bản tính nguyên sơ,
chân thực của nó. Và, cũng ở tập thơ này, Bùi Giáng cũng rất quan tâm đến
thể tính của thi ca. Ông tìm ở thơ, ở ngôn ngữ thơ và ở cái nên thơ.” [10,
tr.428].
Như vậy, qua việc khảo sát những tư liệu, những công trình nghiên cứu về
Bùi Giáng, chúng tôi thấy rằng mỗi tư liệu đều góp một phần không nhỏ trong
quá trình tìm hiểu con đường thơ đầy phức tạp của thi sĩ Bùi Giáng. Tuy nhiên
những tài liệu về tập Mưa nguồn vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, với đề tài này,

5


chúng tôi mong muốn góp phần vào công cuộc tìm hiểu một cách toàn diện
hơn về thế giới nghệ thuật trong tập Mưa nguồn nói riêng và trong cả sự nghiệp
thơ ca của Bùi Giáng nói chung.Và trên cơ sở những tài liệu này, chúng tôi tiếp
thu, học hỏi để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào việc phân tích thế giới nghệ thuật trong tập thơ
Mưa nguồn của Bùi Giáng. Từ đó có thể hiểu hơn về thế giới nghệ thuật độc
đáo, kì dị của thi sĩ tài hoa này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nghệ
thuật trong thơ Bùi Giáng qua tập Mưa nguồn.

4.2. Phạm vi tư liệu: Khảo sát tập thơ Mưa nguồn - tập thơ đầu tay của
Bùi Giáng. Tuy nhiên, khóa luận không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác
trong tập thơ Mưa nguồn mà còn đặt trong mối quan hệ với những sáng tác
trước và sau đó của tác giả, khi cần thiết có sự liên hệ, mở rộng đến sáng tác
của các nhà thơ khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận hướng đến việc cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện
về thế giới nghệ thuật thơ của Bùi Giáng mà tiêu biểu trong tập Mưa nguồn,
để từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà thơ
trong tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh
đó, khóa luận muốn góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất
đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX.

6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Thế giới hình tượng trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu.

7



NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật thơ
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật... Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng
sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên
tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con
người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không
gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng,
quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng,… chỉ xuất hiện một cách có ước
lệ trong sáng tác nghệ thuật” [8, tr.302, 303].
Như vậy bản chất của thế giới nghệ thuật là đề cập đến vấn đề văn học
thể hiện đó là không gian, thời gian, là cảnh, là tình, là con người, là cuộc
sống… Những yếu tố này được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ mang
tính hiện thực cuộc sống nhưng không hoàn toàn miêu tả, sao chép lại. Điều
này làm cho hiện thực trong văn học chứa đựng sự hấp dẫn đối với người đọc.
Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa
về thế giới. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc
đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới
quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu
tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là chỉnh
thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định xâu chuỗi với
các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật của

8



từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ
thuật, cuộc sống, nhân sinh… của người nghệ sĩ.
Thế giới nghệ thuật trong mỗi loại hình sáng tác và ở từng thể loại lại
có những đặc trưng riêng.
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ
Khái niệm thế giới nghệ thuật rất rộng, nó bao gồm tất cả các yếu tố,
cấp độ của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Do đặc thù của mỗi thể loại mà thế
giới nghệ thuật thơ có những yếu tố mang đặc trưng của thể loại. Khác với thể
loại tự sự, những yếu tố như nhân vật, cốt truyện, sự kiện… là những yếu tố
cơ bản trong thế giới nghệ thuật tự sự thì trong thế giới nghệ thuật thơ lại là
các yếu tố: hình tượng cái tôi trữ tình, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ,
giọng điệu, thể loại... Tất cả các yếu tố này tạo nên thế giới nghệ thuật thơ.
Trong đó hình tượng nghệ thuật là yếu tố trung tâm của chỉnh thể, nơi tập
trung mọi mối quan hệ. Chúng tôi coi đây là góc độ tiếp cận tốt nhất để khám
phá thế giới nghệ thuật của văn học nói chung và tập thơ Mưa nguồn của Bùi
Giáng nói riêng.
Nghiên cứu thể loại trữ tình, trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam 1975 1990 (1998) Lê Lưu Oanh đã đưa ra khái niệm thế giới nghệ thuật qua hình
tượng cái tôi trữ tình. Tác giả viết: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ
thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật
riêng phụ thuộc vào lịch sử, cá nhân, thời đại… Đi sâu vào thế giới nghệ
thuật được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, kí hiệu, giọng nói
chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp… Thế giới nghệ thuật của cái tôi
trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ” [15, Tr. 33,35]. Như vậy, hình
tượng cái tôi trữ tình là một yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ,
nó là hình tượng trung tâm, chi phối các yếu tố khác. Thế giới hình tượng
chịu sự chi phối của cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa đời sống. Bên cạnh đó,
cũng không thể bỏ qua các yếu tố khác.

9



Tìm hiểu thế giới hình tượng trong tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng,
chúng tôi nhận thấy thế giới hình tượng thơ ông rất đa dạng. Các hình tượng
thiên nhiên con người luôn kết hợp hài hòa giữa cảnh, sự, ý, tình. Trong nhiều
bài thơ khi cảm xúc dâng trào thì nổi rõ hình tượng tâm trạng.
Những vấn đề lý luận trên là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu Thế giới nghệ
thuật thơ trong tập Mưa nguồn của Bùi Giáng - một thế giới nghệ thuật
độc đáo, khác lạ. Trong khuôn khổ của khoá luận, chúng tôi bước đầu đề cập
đến một số hệ thống hình tượng tiêu biểu của tập thơ Mưa nguồn:
- Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ
- Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật
- Một số phương tiện hình thức tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật thơ
Bùi Giáng.
1.2. Bùi Giáng và sự nghiệp sáng tác thơ
1.2.1. Vài nét về Bùi Giáng
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926, quê ở làng Thanh Châu, xã
Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là con thứ hai trong gia
đình có 8 người con. Thân sinh của Bùi Giáng là cụ Bùi Thuyên, thân mẫu là
bà Huỳnh Thị Kiều. Khi vào miền Nam ông được gọi là Sáu Giáng. Thuở
nhỏ, ông theo học Tiểu học ở Hội An, học trung học tại Thuận Hóa - Thừa
Thiên. Năm 1948, gia đình ông tản cư về Trung Phước. Từ 1950 đến 1952,
ông chăn bò ở vùng Trung Phước. Đây là khoảng thời gian mà ông gọi là 15
năm chăn dê như Tô Vũ ngày xưa. Trong thập kỷ 60, 70 của thế kỉ XX, ông
có dạy học tại một số trường tư thục của Sài Gòn. Có thời gian ông điều trị
bệnh ở dưỡng trí viện Biên Hòa. Ông mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Bùi Giáng là một người gây kinh ngạc cho bất kì ai quan tâm tới ông.
Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách

10



nghiên cứu triết học Đông Tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên
bác…nhưng đồng thời lại còn chạy la hét ngoài đường trong bộ dạng của
những người ta quen gọi là điên. Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao
phủ bởi vô số những giai thoại ly kì, những thông tin hư hư, thực thực. Từ
năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều
đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Ông là một tác giả có tác phẩm
in ra đứng vào hàng kỉ lục ở miền Nam trước giải phóng. Sách của ông chất
thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị hàng nghìn bài. Tuy
nhiên ông hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình
trong thư viện, miệt mài bên trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều
người gần gũi ông ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang
thang, rong chơi, nhàn nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản
cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách.
Bùi Giáng cuối cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái
bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó. Quá trình tư duy và lao động
sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ
thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra những câu thơ mà không cần suy nghĩ?
Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không
ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng
kể, một lần nọ có mấy người bạn ở Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với
Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như
thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: “Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư
mà làm toán lớp ba rứa thôi”. Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi
Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế
có thể tin lời Bùi Giáng rằng, với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn
giản như ta làm toán cộng, toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải
suy nghĩ. Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một
khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên.

11


Như vậy, quá trình sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của Bùi Giáng quả là
lạ thường. Thêm vào đó, cuộc đời Bùi Giáng còn có giai đoạn ông bị điên.
Trong bệnh viện ông vẫn sáng tác ra các tác phẩm của mình. Có lẽ chính
những yếu tố này đã tạo nên một thế giới kỳ dị và độc đáo trong thơ ông.
1.2.2. Sự nghiệp thơ của Bùi Giáng
Trong sự nghiệp văn chương của Bùi Giáng, thơ chiếm một vị trí rất
quan trọng. Với Bùi Giáng, thơ là người tình, người bạn trung thành trong
suốt cuộc đời. Bùi Giáng “làm thơ như sống và sống như làm thơ” [13, tr.27].
Chính Bùi Giáng sau khi “kiểm” lại gia tài văn hoá của mình đã thú nhận rằng
“chỉ có những tập thơ là ngộ nghĩnh mà thôi” [26, tr.1]. Vì thơ và cuộc sống
của Bùi Giáng là một nên ông từng khẩn khoản đề nghị “hãy để cho tôi điên
tôi dại. Đừng ai nói đến tôi và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi” [10, tr.562].
Từ con người và sức thơ lạ lùng của Bùi Giáng, từ những giai thoại về
Bùi Giáng đã được dựng nên thì quả thật “Bùi Giáng là một hiện tượng độc
đáo của thơ Việt” [3, tr.15]. Chỉ trong hai năm 1962 - 1963 đã xuất bản tới 6
tập thơ: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn, Bài ca
quần đảo, Sa mạc trường ca. Trước năm 1975, Bùi Giáng cho ra mắt 8 tập thơ
và trở thành “một hiện tượng thơ”. Đến nay, Bùi Giáng có 11 tập thơ, 10 di cảo
thơ, 3 tập thơ viết chung được xuất bản. Số lượng thơ Bùi Giáng chưa xuất bản
còn là một bí ẩn như sự bí ẩn của con người - thơ ông vậy.
Thơ Bùi Giáng, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, đã tinh nghịch,
nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc
đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất một dục tình
khép mở:
Cá ở ngoài khe có ít nhiều
Cồn lau cỏ lách có hoang liêu
Em về có hỏi răng ri rứa


12


Nhắm mắt đưa chân có bận liều.
(Bờ trần gian)
Những dòng thơ trên đây, theo như lời Mai Thảo, Bùi Giáng đã làm
một mạch, tại chỗ, xuất bút thành thơ. Huyền thoại Bùi Giáng, thi sĩ bẩm sinh,
trong thập niên sáu mươi, bảy mươi, được xác định như một hiện tượng văn
học độc đáo. Như thể ông đã biết trước đường đi nước bước của thơ. Có khả
năng thiên bẩm về sự lang thang ngơ ngẩn của chữ trên đời, và chỉ cần huơ
tay, bắt chúng, nhốt vào câu lục bát.
Bùi Giáng có những câu thơ rất cao, rất tĩnh, rất sâu, thanh thản, gợi đến
hư vô trong một không gian lãng mạn trữ tình, ít thấy xuất hiện trong thơ Việt.
Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ
Tiếng kêu kia còn một chút mong manh
Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
Lạc trời cao kết tụ bóng không thành
(Hư vô và vĩnh viễn)
Không gian trong thơ Bùi Giáng, một cõi hư không đầy dấu hỏi, bồng
bế nhau đi, năm này qua tháng khác, một cõi trùng sinh, di động luân hồi.
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng. Cả tập có 141 bài thơ,
tính đến nay đã tái bản 5 lần. Đây là tập thơ tạo được ấn tượng lớn nhất đối
với độc giả, khẳng định rõ phong cách tác giả và được coi là tác phẩm “trong
sáng” nhất của Bùi Giáng. “Theo nhận định chung của nhiều người, cho đến
thời điểm này, có lẽ tập Mưa nguồn là tác phẩm quan trọng và chính yếu nhất
trong quá trình sáng tác của ông. Muốn tìm hiểu một cách chân xác về cuộc
đời và thơ của ông, điều cần thiết trước tiên có lẽ là phải đi sâu vào nội dung
chính của tác phẩm này” [23, tr.45]. Mưa nguồn là nơi bắt đầu cho một nguồn
thơ cuồn cuộn chảy trong con người Bùi Giáng. Với độc giả bao thế hệ, Mưa

nguồn là tác phẩm gợi cảm xúc lắng đọng để họ bộc lộ niềm thương mến và
trân trọng với Bùi Giáng.

13


Như vậy, tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Mưa nguồn của
Bùi Giáng là một trong những các để ta có thể hiều hơn về thi sĩ kỳ dị này.
Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
TRONG TẬP THƠ MƯA NGUỒN CỦA BÙI GIÁNG
2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ
2.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình
Hình tượng cái tôi trữ tình là sản phẩm văn hóa tinh thần của loài người,
nó chỉ xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn văn minh, khi tư duy thơ ca
đạt đến một trình độ nhất định. Xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình, đã có
rất nhiều cách hiểu khác nhau của các nhà khoa học, nhà triết học, nhà tâm lý
học, nhà phê bình văn học… Dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng quan
niệm chung nhất thì Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc và
suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực
cuộc sống. Mỗi nhà thơ lại có vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau được nảy
sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình cảm riêng tư… nên
cái tôi rất phức tạp, đa dạng. Nó có nhiều dạng thức tồn tại và nhiều hình thức
biểu hiện.
Khái niệm hình tượng cái tôi mà chúng tôi sử dụng ở đây nhằm xác
định một chủ thể đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách, với mọi khả
năng của nó. Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác
phẩm thơ, mang vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại.
Ở đây, chúng tôi nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ nhà thơ trong
một tập thơ tiêu biểu. Ở cấp độ này, hình tượng cái tôi là một kiểu nhân vật
trong tác phẩm văn học. Cái tôi trữ tình trong thơ hiện lên qua cách cảm thụ

đời sống, qua cái nhìn, qua giọng điệu. Hình tượng cái tôi trữ tình đến với
người đọc bằng tâm trạng, qua tâm trạng. Nó không hoàn toàn đồng nhất với
con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình hóa nghệ thuật khi cá nhân
nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho người khác.
14


Cùng với sự vận động của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử, cái tôi
trữ tình luôn vận động để làm mới mình, để theo kịp nhu cầu bộc lộ của bản
thân và nhu cầu thẩm mỹ của thời đại… Bởi thế mà trong mỗi thời đại thi ca
lại có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung cao
độ tinh thần của thời đại. Trên nền cái tôi chung ấy, mỗi nhà thơ lại có những
cách thể hiện bằng một cái tôi riêng. Ví như cái tôi trữ tình trong Thơ Mới là
một cái tôi cô đơn, sầu muộn, khát khao giao cảm với đời, với người. Thể
hiện cái tôi chung này mỗi nhà thơ lại có một cái tôi riêng: Lưu Trọng Lư
“triền miên sầu mộng”, Thế Lữ “ôm mộng chinh phu”, Xuân Diệu “cái tôi
cô đơn”… Hay trong thơ ca những năm 80 trở về đây nghiêng về cái tôi thế
sự với các tên tuổi như: Thanh Thảo, Nguyễn Duy… Dù ở dạng nào thì cái tôi
trữ tình vẫn chính là hình tượng nhân vật trữ tình - một yếu tố quan trọng nhất
ở cấp độ hình tượng trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm trữ tình.
2.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng
2.1.2.1. Cái tôi đầy ắp những kỷ niệm
Hầu như ít người biết chính xác chi tiết thuộc đời tư của Bùi Giáng.
Ông điên đảo với đời nhưng lại tỉnh táo trong nhận thức, kín đáo trong cuộc
sống tình cảm riêng tư.
Dù không được bày tỏ một cách trực tiếp, nhưng những biến cố quan
trọng trong cuộc sống riêng tư của Bùi Giáng được phản ánh khá tập trung và
đậm nét trong Mưa nguồn. Ngôn ngữ trong Mưa nguồn là ngôn ngữ mà “Kỷ
niệm đuổi theo lời” - kỷ niệm lan tỏa trong nguồn cảm xúc của Bùi Giáng. Từ
hình ảnh quê nhà, từ miền đất Trung Việt với rừng núi hoang sơ, sương ngàn

cỏ nội đến miền đất phương Nam trời mây sông nước, dưới ngòi bút của ông
hiện ra vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc và thuần khiết nhưng không kém phần nồng
nàn và quyến rũ.

15


Trong Nỗi Lòng Tô Vũ, Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín, ông ghi
lại đoạn đời chăn dê, chăn bò nơi núi rừng Trung Việt với những cảm xúc
chân thành đầy nhân ái. Tâm thức ông nơi đây như hòa nhập, tan hút vào vẻ
đẹp hoang dại của thiên nhiên:
Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
(Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín)
Kỷ niệm trong thơ Bùi Giáng còn là nỗi day dứt khôn cùng về cái chết
của người vợ trẻ, rồi bao năm tháng qua, nỗi quắt quay trong cơn đau cũ đã
ung thành mối nhành tư tiêu da diết trong buổi xế chiều:
Mỗi giây phút mỗi bất ngờ
Mỗi đêm tưởng tượng thẹn thò tình em
Tình em bao xiết êm đềm
Tình tôi như thể chênh vênh lạ thường
(Thôn nữ)
Kỷ niệm cũng là cuộc phiêu du trên những vùng miền, linh đinh với trời
đất lạ với bao ân tình như gió thoảng mây xa lại sâu sắc mặn mà. Đó là Bình
Dương trong Ruộng Bình Dương, là Lục Tỉnh trong bài Chào Thu Lục Tỉnh, là
cao nguyên vi vút gió núi mây ngàn lồng lộng:
Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà
Và giữ lại chuyện đời ta đi mất

Bước khúc khuỷu trong ngàn khe khóc lóc
Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi
(Giã Từ Đà Lạt)
Nói với đất? Nói với người? Hay tiếng vọng từ muôn cõi xa xăm hồn
vọng với những dư ba tươi trong lẩn khuất, rồi bất chợt bùng phát ba đào như
16


những viễn tưởng mù khơi? Không rõ! Bùi Giáng hồn nhiên bước qua bao núi
đồi xứ sở, chẳng để làm gì, chỉ mong thỏa nguyện ý phiêu bồng và vuông tròn
mối tình êm với người, với đất, với Phong Tình Cổ Lục Như Nhiên…
Bùi Giáng lặn ngụp hoài trong cuộc sinh ly, mong tìm lại hương vị
mênh mông của những người em gái ruộng đồng? Tìm bao hanh hao dịu dàng
vương vấn nguyên hoang của tâm hồn ngây thơ trinh nữ? Tìm lại lá hoa của
những tháng năm nào xa mút tầm tay:
Bàn chân bước người đi vào một thuở
Lá phân vân bờ cát bến sương rưng
Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ
Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng?
(Người Đi Đâu)
Người đi đâu? Chẳng biết. Để nhà thơ ôm mộng trầm luân trong suối
biếc rừng già, quy hồi mà tìm kiếm những hương vàng cố quận, để thấy
những mái nhà tranh, những bờ ruộng cũ, đậm đà trong lời ca dao hồn hậu,
thân tình:
Viết thơ lạc mất mấy dòng
Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong
Nước xanh lên dột đòng đòng
Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây
(Ca Dao)
Để těm lại thời ấu thơ xưa cũ:

Bao lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn ba băng rú rậm luống rùng mình
Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước trôi nguồn suối lũ cuốn phăng phăng
(Nỗi Lòng Tô Vũ)
Hoa, giá như cuộc đời không còn những cành lan, những đóa cúc,
những mai vàng lấp lóa trước sân mỗi độ mùa sang, như báo hiệu, như nũng

17


nịu, như cười cợt, như đong đưa… thì còn gì nữa cho một câu thõ giản ðõn
mà tha thiết lắng hồn:
Mùa xuân em có về không?
Nhành mai cố quận trổ bông dịu dàng…
Câu hỏi ấy nghe có rưng rưng? Cố quận? Cố quận! Là quê xưa. Là
chốn cũ. Là nơi bước chân lưu lạc luôn mong ngóng bữa trở về, từ dạo ngút
ngàn xa mãi những chân mây? Hay là cõi uyên nguyên thẳm sâu của mỗi sinh
linh trên cuộc thế phiêu hoang? Một câu hỏi từ tốn dịu dàng mà khơi biết bao
nhiêu mùa gió lũ trong trái tim con người, về thời gian, không gian, huyết
thống chôn nhau và khôn cùng kỷ niệm sơ đầu… Cố quận, là chỗ từ ấy ta ra
đi, và cũng là nơi hẹn bữa trở về…?
Cố quận, chỉ đơn giản là cố hương, cố quốc, cố đô? Hay cố quận là tất
thảy những gì đã lìa xa, xa mãi, để một hôm nhìn ngó lại bằng một con mắt:
Vì con mắt một lần kia đã ngó
Giưa nhân gian bủa dựng một bầu trời
Đài vũ trụ hồn nhiên bao rạng tỏ
Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi…
(Ly Tao 2)
Hay:

Bây giờ đối diện riêng tôi
Còn hai con mắt khóc người một con
(Mắt buồn)
Như vậy, những biến cố trong cuộc đời cùng với tình yêu quê hương
tha thiết, tấm lòng luôn hướng về “cố quận” đã tạo nên cái tôi đầy ắp những
kỷ niệm trong thơ Bùi Giáng mà đặc biệt nó được thể hiện một cách sâu sắc
trong Mưa nguồn. Đến đây ta hiểu rằng, rốt ráo sau cùng của thi sĩ họ Bùi, là
muôn vàn huyền nhiệm khôn cùng ẩn mật đằng sau cái nếp gấp của kỷ niệm.

18


Và qua dòng chảy của những kỷ niệm ấy, ta hiểu hơn về cuộc đời ông, về con
người ông, đúng là “muốn hiểu chân xác về cuộc đời và thơ ông, điều cần
thiết trước tiên có lẽ phải đi sâu vào nội dung chính của Mưa nguồn”.
2.1.2.2. Cái tôi suy tư về thân phận con người
Từ hiện thực đau khổ của bản thân: đó là nỗi ám ảnh về cái chết của
người vợ trẻ của mình, Bùi Giáng tìm thấy nơi Nguyễn Du niềm đồng cảm
sâu xa về ý nghĩa bi đát của kiếp người, với những con người mà số phận bị
vùi dập trong biển dâu cuộc đời. Nguồn cảm của Nguyễn Du chảy song hành
cùng nguồn cảm của Bùi Giáng trong Mưa nguồn. Nhưng, khác với Nguyễn
Du, ông không cho rằng nguyên nhân của nỗi khổ đau kiếp người là do bởi
“thiên mệnh” hay “nghiệp báo” nào đó. Ông ý thức rõ cội nguồn của nỗi đau
khổ nằm ngay trong bản chất của con người, trong hiện hữu của chính nó, một
hiện hữu mà theo cách nhìn của Sartre, đầy ngẫu nhiên và phi lí. Cuộc đời vừa
là nơi độ thân, vừa là bến “trầm luân” của con người. Cách nhìn đời của Bùi
Giáng phần nào chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học hiện sinh, nhất là của
Hiedegger, mang nặng tính chất bi quan nhưng không tuyệt vọng. Bởi ông là
người hiểu và dịch triết hiện sinh phương Tây sang tiếng Việt theo kiểu tư
tưởng - triết thi. Chính những lý do này đã khiến cho Bùi Giáng luôn suy tư,

trăn trở về vấn đề thân phận con người và từ đó tạo nên cái tôi suy tư về thân
phận con người trong Mưa nguồn.
Những nghi vấn và hoài nghi có tính bản thể người luôn hiện diện trong
thơ Bùi Giáng. Thân phận con người, nỗi hoài nghi về số kiếp, ta từ đâu lại? Ta
là ai? Những trầm luân, biến đổi làm sao đo đếm, đặt tên được? Đến bản thân
ta, ta còn không biết, nữa là… Ở Bùi Giáng, định mệnh Kiều và hiện sinh giao
hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm
dấu Đạm Tiên, hắt ra những ánh siêu thực:
Em chết bên bờ lúa
Để lại bên đường mòn

19


Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con
Anh qua miền cao nguyên
Nhìn chân trời bữa nọ
Đêm cuồng mưa khóc điên…
(Bờ lúa)
Ít ai trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại lại viết nhiều về trần gian
như ông. Lúc thì: “nguyện yêu trần gian nguyên vẹn”, lúc thì: “sẽ tiếc thương
trần gian mãi mãi”, lúc khác là:
Ta đếm lại từng ngón tay ta lẩy bẩy
Đời chúng ta là mấy trăng tròn
(Vỗ về)
Ông đã nhận ra sự hữu hạn của kiếp người. Yêu thiết tha cõi trần gian,
nhiều khi ông nhìn trời đất như đứa bé. Ông hỏi sông: “Ngàn mây về mãi cuối
trời xa. Nước có bằng lòng đứng đợi ta”. Ông bập bẹ: “Trần gian ôi cánh
bướm cánh chuồn chuồn. Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại. Con vi trùng sâu

bọ cũng yêu luôn”. Ông kêu lên thảng thốt: “ồ gót chân, anh đứng ngó như
ngây”. Ông òa khóc không gìn giữ: “Em ra đi đời bưng mặt khóc òa”. Nhưng
Bùi Giáng là đứa trẻ biết rằng “Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng”. Thơ ông từ
bài này sang bài khác, từ trang này sang trang khác thấm đượm mối lo âu cho
“Những nỗi đau về chẳng hẹn giờ”, “Những thân xương máu đã đành là ủy
mị”. Ông ngẫm về thân phận mình, về con người:
Người kia đứng lại
Nghe trời đầy xuống hai vai
(Nghe)
Gánh nặng đó ông gánh chịu suốt cả cuộc đời đơn độc của mình. Nhiều
khi ông thốt lên: “Đời dại khờ như một giấc chiêm bao”, nhiều khi ông lắng

20


nghe: “Mấy đời ly biệt rẽ đau một mình”. Nhiều khi ông van nài: “Em ở lại với
đời ta em nhé. Em đừng đi cho ta nắm tay em”… Ý thức sâu xa về sự hữu hạn
của kiếp người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng, lo lắng:
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi
(Phụng Hiến)
Con người quả thật bé nhỏ trước lẽ vô thường, trước những chuyển xoay
của tạo vật. Trong thơ Bùi tiên sinh có thể thấy sự dịch chuyển, đổi thay của
không gian, thời gian, bản chất và hiện tượng. Bùi Giáng buộc mình ý thức trong
từng sát - na sự ra đi của xác thân, của tình yêu, của vạn vật trong cõi ban sơ:
Em về mấy thế kỉ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
(Từ Kỷ Niệm Đầu)
Thị phi đã gắn cho ông những tên gọi khác nhau, nhưng Bùi Giáng
vẫn tự tại và tạo cho mình một cốt cách riêng, một minh triết trong đời

sống để xác định “cõi điên” của mình, một thứ triết lý vô ngôn giữa hữu
thức và vô thức, giữa đấu tranh và oán hận, giữa tình yêu và cuộc chiến.
Bởi vì thế, mặc dù đã ý thức được rằng màu sương đang mòn ruỗng, chiếc
lá chuyển màu, dòng nước miệt mài trôi và yêu thương rồi cũng mất… đo
đếm gì thì cũng không qua được số mệnh đời người nhưng Bùi Giáng vẫn
yêu tất cả mọi thứ trên đời:
Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
(Phụng Hiến)

21


×