Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Truyện ngắn phan thị vàng anh dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.25 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*************

HOÀNG THỊ DUNG

TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô trong Khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là Tiến sĩ
Nguyễn Thị Tuyết Minh - ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin
đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô.
Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Dung



LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 4
8. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ............................................................ 5
1.1. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ................................................... 5
1.2. Văn hóa trong bối cảnh đời sống đƣơng đại .......................................... 8
1.3. Tác giả Phan Thị Vàng Anh và thể loại truyện ngắn ........................... 10
CHƢƠNG 2. CẢM QUAN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊ VÀNG ANH ................................................................................ 14
2.1. Bức tranh đời sống xã hội trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ..... 15
2.2. Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ................... 19

2.3. Văn hóa tình yêu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ................... 23
2.4. Phong tục tập quán trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ................ 30
2.5. Các giá trị văn hóa khác trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ........ 33
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
CẢM QUAN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ
VÀNG ANH .................................................................................................... 37
3.1. Không gian và thời gian ....................................................................... 37
3.2. Ngôn từ nghệ thuật ............................................................................... 42
3.3. Nhịp điệu trần thuật.............................................................................. 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam sau 1975 bƣớc sang một thời đại mới với nhiều biến
đổi sâu sắc và toàn diện, tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú và đa dạng
của các thể loại văn học. Lúc này văn học nƣớc nhà thoát khỏi quán tính của
văn học thời chiến để chuẩn bị cho một cao trào mới diễn ra trong văn học.
Đƣợc mệnh danh là “trinh sát viên” của văn xuôi, với đặc thù nhỏ gọn, nội
dung bao trùm hầu hết các phƣơng diện đời sống, truyện ngắn nhanh chóng
len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, bắt nhịp cùng đời sống hiện đại và
đƣợc bạn đọc đón nhận một cách hào hứng.
Nói tới sự nhạy cảm của văn xuôi trƣớc cuộc sống không thể bỏ qua sự
đóng góp của mảng truyện ngắn. Văn xuôi luôn có lợi thế trong việc phát hiện
ra bản chất con ngƣời đƣơng thời thì truyện ngắn nhƣ ngƣời lính xung kích,
luôn có sức thuyết phục ngƣời đọc khi hƣớng tới những vấn đề thiết thân của
mọi ngƣời, những vấn đề nhân tâm thời đại. Truyện ngắn sau năm 1975 phát
triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt từ năm 1986 trở lại đây.
Kế thừa thành tựu văn học thời kì trƣớc, thời kì này văn học nƣớc nhà lại

đƣợc tiếp tục bổ sung thêm một lực lƣợng những ngƣời viết văn trẻ, đặc biệt
là những gƣơng mặt nữ nhƣ: Lê Minh Khuê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tƣ… Và
Phan Thị Vàng Anh là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu với thể nghiệm
táo bạo, ƣa khám phá trong lối viết văn hiện đại đƣơng thời. Chị xuất hiện và
nhanh chóng gây đƣợc tiếng vang, đƣợc nhiều độc giả chú ý, đặc biệt trong
lĩnh vực truyện ngắn.
Bằng sự sắc sảo và từng trải của một ngƣời phụ nữ, một cá tính sáng
tạo có kế thừa mà không lặp lại, Phan Thị Vàng Anh đã tạo đƣợc một giọng
điệu riêng khá ấn tƣợng ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Khi người ta trẻ,

1


đƣợc xuất bản và tặng thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993. Truyện
ngắn Phan Thị Vàng Anh thu hút đƣợc ánh mắt của ngƣời đọc khi đặt ra
những vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong đời sống đƣơng đại, luôn lấy con
ngƣời là tâm điểm để nhìn bằng cặp mắt đa chiều, đặc biệt là dƣới góc nhìn
văn hóa “Khi người ta trẻ”.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh dưới góc nhìn văn hóa để tiếp tục khẳng
định vị trí và tài năng của nữ nhà văn trong tiến trình phát triển chung của
Văn học Việt Nam đƣơng đại. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho ngƣời viết có
cái nhìn toàn diện hơn về truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Đồng thời, đó
cũng là tƣ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học
Việt Nam giai đoạn sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Thị Vàng Anh sáng tác truyện ngắn không nhiều nhƣ những cây
bút cùng thế hệ, cũng không phải là cái tên chiếm vị trí dấu mốc quan trọng
trên con đƣờng chuyển mình của văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn cuối

thế kỷ XX nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… nhƣng truyện ngắn
của chị lại làm nên một bản sắc văn hóa riêng. Bởi vậy, ngay từ tập truyện
ngắn đầu tiên, chị đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều độc giả và giới nghiên
cứu văn học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
- Huỳnh Nhƣ Phƣơng, “Sân chơi Vàng Anh”, trong Khi người ta trẻ,
Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 1994.
- Huỳnh Phan Anh, Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị Vàng
Anh, Báo Văn nghệ trẻ, số 1 năm 1995.
- Thụy Khuê, Vàng Anh cất tiếng ở Pari, Báo Văn nghệ trẻ, số 5 năm
1996.
- Huỳnh Phan Anh, Không gian và khoảnh khắc văn chương, Tiểu luận
phê bình, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 1999.

2


- Bùi Việt Thắng, “Khi ngƣời ta trẻ I, II”, trong Bình luận truyện ngắn,
Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, năm 1999.
- Tuyết Ngân, Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách
truyện ngắn trẻ, Báo Văn nghệ Trẻ, số 8 năm 2001.
- Bùi Việt Thắng, Tứ tử trình làng, Bài giới thiệu cuốn “Truyện ngắn
bốn cây bút nữ”, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, năm 2002 .
- Hoàng Thị Loan, Phan Thị Vàng Anh - Đâu rồi bầu trời xanh, Báo
An ninh thế giới cuối tháng, số 32 năm 2004.
- Đào Thị Hƣờng, Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị
Vàng Anh, luận văn thạc sĩ Văn học, năm 2011, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu, phê bình đều ít nhiều chỉ ra những nét
đặc sắc của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ở phƣơng diện nội dung hay
phƣơng diện hình thức, nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu tìm hiểu truyện
ngắn của Phan Thị Vàng Anh dƣới góc nhìn văn hóa. Đó là khoảng trống để

chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu đặc sắc về truyện ngắn Phan
Thị Vàng Anh dƣới góc nhìn văn hóa. Từ đó, thấy đƣợc những đóng góp quý
giá của chị đối với nền văn học nƣớc nhà, đồng thời khẳng định một hƣớng
tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu và thƣởng thức văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh từ góc nhìn văn hóa trên cả
phƣơng diện nội dung và hình thức thể hiện.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tuyển tập:
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (gồm 45 truyện ngắn), Nhà xuất bản
Trẻ, TP Hồ Chí Minh năm 2011.
- Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận làm rõ:

3


Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh dƣới góc nhìn văn hóa, cụ thể là các
phƣơng diện: đời sống xã hội, văn hóa gia đình, văn hóa tình yêu, phong tục
tập quán… và một số phƣơng diện nghệ thuật.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận tập trung sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình khoa học tìm hiểu một cách hệ thống về Truyện
ngắn Phan Thị Vàng Anh dưới góc nhìn văn hóa. Từ đó, thấy đƣợc đóng góp
và vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi đƣơng đại Việt Nam.

8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của khóa luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thuyết chung
Chƣơng 2: Cảm quan văn hóa trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan văn hóa
trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

4


CHƢƠNG 1
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
Theo UNESCO, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 định nghĩa
khác nhau về "văn hoá". Điều đó cho thấy việc xây dựng một định nghĩa khoa
học, đầy đủ về "văn hoá" là vô cùng khó khăn. Từ những góc độ và những cơ
sở lí giải khác nhau, mỗi nhà văn hoá học đều cố gắng đƣa ra một định nghĩa
khả thể.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [18,1406].
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, thể hiện trình độ của mỗi dân
tộc trong quá trình lịch sử của mình”.
Thông thƣờng, văn hoá đƣợc nói đến ở hai bộ phận: văn hoá vật thể và
văn hoá phi vật thể hay văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Văn hoá vật thể
nhƣ: đền, chùa, miếu, công trình kiến trúc... Văn hoá phi vật thể nhƣ: văn học,
nghệ thuật, phong tục tập quán, tín ngƣỡng và tôn giáo...
Văn học là sự tự ý thức văn hóa. “Văn học là nghệ thuật dùng ngôn ngữ
và hình tƣợng để thể hiện đời sống và xã hội con ngƣời” [18,1406]. Bởi vậy,

văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hƣởng
trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phƣơng tiện tồn tại và bảo
lƣu văn hóa. Văn học chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ môi trƣờng văn hóa thời đại
và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội
hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Nói
khác đi muốn hiểu văn học của một đất nƣớc không chỉ đơn giản là biết tiếng

5


nói của đất nƣớc đó mà còn cần biết cả nền văn hóa của cộng đồng ấy, mới
mong hiểu đƣợc thấu đáo văn học của họ.
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức,
phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu
văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thế giới, thì
văn học là hoạt động lƣu giữ những thành quả đó một cách sinh động. Văn
học vừa thể hiện con đƣờng tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị
đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ
nghệ thuật.
Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là
một bộ phận của văn hoá, cũng nhƣ M. Bakhtin từng khẳng định: “Văn học là
một bộ phận không thể tách rời của văn hoá”. Văn học biểu hiện văn hoá, cho
nên văn học là tấm gƣơng của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy
hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức
tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hƣơng (tục ngữ, câu đố, trò
chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ
bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thƣ pháp…), là những tín
ngƣỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh (đạo Mẫu và tín ngƣỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây
đa, Thần Thành hoàng, nghi thức lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma

chay, cƣới hỏi…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch
sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô
của Nguyễn Huy Tƣởng hay cốt cách ngƣời nông dân đƣợc đào luyện qua
những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên
chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.
Đối với tác phẩm văn học, nội hàm văn hóa một mặt bao hàm trong
những nhân tố của nội dung, mặt khác thể hiện một loại tiềm ẩn vô thức văn
hóa trong hình thức ngôn ngữ văn bản. Văn hoá tác động đến văn học không

6


chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng
tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế
giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Ngƣời đọc, với chân trời
chờ đợi hƣớng về tác phẩm, cũng đƣợc rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong
một môi trƣờng văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối
cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ
thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh
giá, thƣởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao
dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn
học là thƣớc đo, là “nhiệt kế” vừa lƣợng định, vừa kiểm nghiệm chất lƣợng và
trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngƣợc
lại văn học cũng tác động đến văn hóa. Văn hoá không bao giờ là một hiện
tƣợng thuần nhất. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết
với nhau nên việc tìm hiểu văn học dƣới góc nhìn văn hoá là một hƣớng đi
cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội
học, mỹ học, thi pháp học… thì cách tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa
giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn

hoá đƣợc bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên
nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể đƣợc vận dụng
để cắt nghĩa những phƣơng diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng
có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đƣờng phát
triển nói chung của văn học.
Cách tiếp cận văn hoá nhƣ vậy thực chất là đặt văn học trong không
gian văn hoá với những đặc trƣng của nó để thâm nhập vào thế giới sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn. Có thể nói, nhà văn đích thực là một nhà hoạt động
văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và ngƣời đọc là một
ngƣời thụ hƣởng văn hoá.

7


1.2. Văn hóa trong bối cảnh đời sống đƣơng đại
Trong lịch sử bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, Việt
Nam luôn luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trƣớc sự du nhập của những trào
lƣu văn hóa ngoại lai. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lƣu, hội nhập văn hóa
ngày càng trở nên sâu rộng, đời sống văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt
trực tiếp với những thách thức lớn.
Xu thế hội nhập toàn cầu hóa với những biến đổi sâu sắc và toàn diện
đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận
lợi cho nƣớc ta giao lƣu, hội nhập hội nhập văn hóa, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa thế giới, thúc đẩy và hình thành nền kinh tế tri thức,
góp phần hình thành lối sống văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa
cũng tạo nguy cơ lệ thuộc về kinh tế, văn hóa, chính trị dẫn đến các cuộc xung
đột sắc tộc, tôn giáo; các giá trị văn hóa truyền thống bị phôi phai, biến dạng;
đạo đức truyền thống bị xói mòn, lối sống thực dụng, vị kỷ, lai căng. Trong
quá trình toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống đƣợc đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết đối với mọi quốc gia.

Bởi lẽ, văn hóa truyền thống là nền tảng, không có văn hóa truyền thống sẽ
không có sự phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về
tƣ tƣởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng thừa nhận và bảo tồn,
gìn giữ từ đời này sang đời khác… Không dựa trên nền tảng của giá trị văn
hóa truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại
và càng không thể có sự phát triển lâu bền. Quá trình xây dựng và phát triển
văn hóa ở nƣớc ta cũng đang đứng trƣớc những nguy cơ, thách thức không
nhỏ, nhất là vấn đề bảo tồn nền văn hóa. Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa
ngoại lai sẽ dần làm tha hóa nền văn hóa dân tộc. Các giá trị truyền thống dần
dần bị lãng quên, mai một. Hoạt động văn hóa sẽ sôi nổi hơn, phong phú hơn
nhƣng đó là sự phát triển xô bồ, không định hƣớng, khó tạo ra những giá trị
văn hóa đích thực.

8


Từ sau công cuộc đổi mới, mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã tác động
trực tiếp đến các giá trị văn hóa truyền thống, làm biến đổi và gây sức ép
trong việc phát huy các giá trị văn hóa, việc xây dựng nếp sống văn hóa chƣa
đƣợc coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối
sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm trở nên đáng lo ngại, nhất là trong
một bộ phận lớp trẻ. Thế giới không ngừng phát triển, văn hóa cũng không
nằm ngoài luồng phát triển đó. Những luồng văn hóa trên thế giới đƣợc giới
trẻ cập nhật từng ngày, từng giờ và không ngừng đổi mới. Ngày nay, vấn đề
luôn đƣợc những ngƣời nghiên cứu, hoạch định văn hóa của Việt Nam quan
tâm chính là những tƣ tƣởng mới của giới trẻ về văn hóa. Giáo sƣ Ngô Đức
Thịnh chia sẻ: “Tƣơng lai của văn hóa chính là ở giới trẻ. Trong những
khuyến nghị về văn hóa thì nên hƣớng đến thế hệ trẻ, thế hệ tƣơng lai của đất
nƣớc. Vấn đề hội nhập văn hóa, bảo tồn văn hóa chính là phải tác động vào
giới trẻ, lực lƣợng trẻ đó để họ ý thức đƣợc chuyện tại sao chúng ta phải bảo

vệ di sản, truyền thống, tại sao chúng ta phải hội nhập”.
Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối
cảnh toàn cầu hóa ở nƣớc ta vừa có tính cấp bách, trƣớc mắt, vừa mang tính
chiến lƣợc, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con ngƣời Việt
Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền
tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các giá trị truyền thống
không có nghĩa là bất biến, trái lại, nó liên tục đƣợc bổ sung cho phù hợp với
cuộc sống đang diễn ra. Bởi lẽ, trong kế thừa văn hóa, cái mới bao giờ cũng ra
đời dựa trên cái cũ. Cái cũ là tiền đề để cái mới ra đời và phát triển. Điều này
cũng có nghĩa là nếu không có truyền thống thì sẽ chẳng có hiện tại và tƣơng
lai. Bảo vệ bản sắc văn hóa phải gắn kết với mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp
thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giao lƣu

9


văn hóa nhƣ là một tất yếu khách quan bởi chính nhờ giao lƣu hội nhập mà
bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc bổ sung những yếu tố ngoại lai để làm phong
phú thêm bản sắc văn hóa của mình. Trong những năm tới, văn hóa Việt Nam
tiếp tục gặp nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng gặp nhiều thách thức, khó
khăn - hai mặt này đan xen, tác động qua lại và sẽ tùy thuộc vào hoạt động
của con ngƣời mà tác động mạnh hay yếu theo chiều tích cực hay tiêu cực. Xu
hƣớng phát triển văn hóa nhìn chung là đa dạng hóa, hiện đại hóa, toàn cầu
hóa và ngày càng mang tính thiết thực hơn.
Có thể nói, văn hóa ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
đời sống xã hội và con ngƣời, nhất là trong điều kiện văn minh hiện đại, khi
nhân tố con ngƣời có văn hóa trở thành động lực và mục đích của mọi cải
biến xã hội, văn hóa trở thành mối quan tâm hàng đầu ngay trong chính bản
thân mỗi cá nhân, đặc biệt là dƣới cái nhìn của lớp ngƣời trẻ tuổi hôm nay.

Bởi vậy, văn hóa trong đời sống đƣơng đại luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng
không chỉ đối với vấn đề tôn giáo, đạo đức, phong tục… mà cả trong chính
các tác phẩm văn học đƣơng thời.
1.3. Tác giả Phan Thị Vàng Anh và thể loại truyện ngắn
Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội. Quê ở
huyện Cam Lộc, tỉnh Quảng Trị. Chị là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và
nhà văn Vũ Thị Thƣờng. Tuy đã tốt nghiệp Đại Học Y Khoa thành phố Hồ
Chí Minh năm 1993 nhƣng có lẽ dòng máu văn nghệ sĩ của bố mẹ đã hòa
quyện trong tâm hồn chị từ nhỏ nên cuộc đời của chị vẫn gắn liền với nghiệp
văn nhƣ một định mệnh. Hiện chị đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí
Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, chị đƣợc
bầu làm ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 7.
Con ngƣời Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính cách. Vàng Anh của thơ,
của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm... và gần

10


đây nhất là Vàng Anh trong phim tài liệu hiện đại. Nhƣng trong gƣơng mặt đa
năng ấy, nổi bật nhất vẫn phải nói tới Vàng Anh của truyện ngắn. Sự xuất
hiện của Phan Thị Vàng Anh đã gây tranh luận sôi nổi trong đời sống văn
học. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Vàng Anh đã trở thành hiện tƣợng văn
học tạo nhiều hứng thú cho bạn đọc cũng nhƣ giới nghiên cứu, phê bình và
hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều công nhận Phan Thị Vàng Anh là
một tài năng trẻ, một chân dung sớm đƣợc định hình.
Vỏn vẹn chỉ trong hai tập truyện ngắn Khi người ta trẻ (1993) và Hội
chợ (1995), nhƣng Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắn đặc
trƣng: ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thuý và không lẫn vào đâu đƣợc.
Bằng cách xây dựng tác phẩm trên các lớp nghĩa khác nhau, văn chƣơng
Vành Anh chính là thứ văn chƣơng ở độ tuổi “khi ngƣời ta trẻ”. Đặc biệt, tập

truyện ngắn Khi người ta trẻ đƣợc Hội Nhà văn Việt Nam tặng thƣởng năm
1994, cùng truyện ngắn Hoa muộn đƣợc trao giải nhất cuộc thi viết truyện cực
ngắn dƣới một nghìn chữ do Tạp chí Thế giới mới tổ chức đƣợc coi là dấu
mốc quan trọng khẳng định tài năng của cây bút này.
Nhà văn Pau-xtôp-xki cũng từng nhắc nhở: nhà văn nên biết cúi sát
xuống mặt đất để nghe cho đƣợc tiếng nảy mầm của cỏ cây và cũng nên biết
ngẩng cao đầu để nhìn thấy bầu trời và cánh chim. Vàng Anh cũng nhƣ nhiều
cây bút trẻ đƣơng đại nhìn xung quanh bằng sự quan sát, trải nghiệm, bằng
những kí ức, kỉ niệm, bằng sự dạt dào của cảm xúc để thai nghén nên đứa con
tinh thần của mình. Bởi vậy, truyện ngắn Vàng Anh không chỉ hƣớng những
con mắt về góc nhìn văn học mà còn đánh dấu ấn trên cả góc nhìn văn hóa,
đƣa bạn đọc đồng hành cùng những ngƣời trẻ tuổi để quan sát và cảm nhận.
Đi theo hành trình truyện ngắn Vàng Anh, chúng ta nhƣ đồng hành cùng một
ngƣời trẻ tuổi trong cuộc khám phá, tìm hiểu chính bản thân mình, lứa tuổi
mình và thời đại mình. Trong những câu chuyện thế sự, đời tƣ của những

11


ngƣời đang còn trẻ, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò, tình
yêu... ta bắt gặp đâu đó những điều quen thuộc tƣởng chừng nhƣ bình thƣờng
nhƣng lại nhức nhối, âm ỉ khiến ngƣời ta phải suy nghĩ.
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ẩn chứa không gian sống của tác giả,
không gian học hành, không gian bè bạn, tình yêu và các mối quan hệ gia
đình. Thoảng đôi chỗ, ngƣời đọc nhận ra lý lịch của chị qua những câu
chuyện gia đình, những câu chuyện diễn ra nơi khuôn viên trƣờng học… Dấu
vết riêng tƣ ấy không khắc in hẳn ở một tác phẩm cố định nào mà rải đều trên
các trang viết rong đuổi theo hành trình tuổi trẻ của tác giả.
Phan Thị Vàng Anh sớm định hình một dòng viết đón bắt những vấn đề
cuộc sống hôm nay, của cái ngày mai rất gần. Chị không ngừng vƣơn lên tự

làm mới chính mình trong hành trình lao động nghệ thuật. Bởi vậy, trong
những trang văn của chị luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống. Chị đem đến cho
ngƣời đọc nhiều lý giải đúng đắn và khêu gợi những vấn đề xã hội đang đặt ra
trong cuộc sống. Độ sắc trong những trang viết của Vàng Anh là chị dám nhìn
thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch cuộc đời, mổ xẻ nó bằng cái nhìn
trung thực, táo bạo. Nhà văn đã “nhập” vào thế giới bên trong đa chiều phức
tạp của nhân vật để hiểu, cảm thông và chia sẻ, đằng sau những bi kịch nhân
sinh, nhân vật không mất lòng tin nơi con ngƣời và cuộc sống. Đây cũng là sự
thể hiện cách nghĩ, cách nhìn giàu tính nhân văn của chị.
Có thể nói, truyện ngắn Vàng Anh có bố cục lạ, hụt hẫng và chuyển
biến bất ngờ khiến văn của chị “hơi ác” (Nguyễn Khải). “Ác” ở cách viết từ
chối những “kết thúc có hậu”. Câu văn mở đầu hay kết thúc không đƣợc
chuẩn bị trƣớc mà chỉ xuất hiện một cách tình cờ, không có dấu chấm hết cho
những khoảnh khắc “kịch câm” hay tuồng đời. Chính cách viết truyện vậy đã
tạo ra “từ trƣờng” riêng hấp dẫn và lôi cuốn độc giả, không thể lẫn trong “văn
xuôi phái đẹp” thời đổi mới.

12


Hành trình sáng tác của Phan Thị Vàng Anh đáng trân trọng và kính nể,
không chỉ ở khả năng sáng tạo, đa dạng ở thể loại mà hơn thế ở chị luôn có
một trái tim khát khao viết, khát khao đƣợc cống hiến. Phan Thị Vàng Anh
không để “cái bóng” của cha mình che khuất. Bằng sự say mê và tài năng của
mình, trên văn đàn chị đƣợc đánh giá là một cây bút sắc sảo, tinh tế và mang
đầy tinh thần thời đại.
Với số lƣợng khá khiêm tốn 45 truyện ngắn, nhƣng Phan Thị Vàng Anh
đã tạo nên một phong cách truyện ngắn đặc trƣng, “một cây bút truyện ngắn
biến ảo, lúc thì nghiêm trang, lúc sắc ngọt, lúc đắm đuối…”, “văn chƣơng lúc
thì hùng hồn, đạo mạo nhƣ những lời hiệu triệu và điếu văn chính trị, lúc thì

bóng bẩy, suồng sã nhƣ lá thƣ tình của một cô nàng đỏng đảnh” để rồi biết “lạ
hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tƣởng chừng nhƣ
nhạt nhẽo”, khiến chị xứng đáng là một “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”
(Nguyễn Khải).

13


CHƢƠNG 2
CẢM QUAN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊ VÀNG ANH
Sau năm 1975, xã hội Việt Nam bƣớc sang một thời đại mới với nhiều
biến đổi sâu sắc và toàn diện. Tâm thế của con ngƣời bƣớc ra khỏi chiến tranh
đã có nhiều thay đổi, ý thức cá nhân xuất hiện trở lại đòi hỏi sự quan tâm đến
từng số phận đã phần nào làm nên một diện mạo mới cho văn học. Con ngƣời
cá nhân xuất hiện ở mọi vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ,
con ngƣời đƣợc khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, cung bậc. Điều dễ
nhận thấy nhất là con ngƣời trƣớc cơ chế thị trƣờng khi trở về với cuộc sống
đời thƣờng không còn “nhất phiến, đơn trị” nữa mà là con ngƣời đa trị, đa
diện, lƣỡng phân đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau làm cho tấm gƣơng
phản chiếu con ngƣời cũng trở nên phong phú và đa dạng.
Văn học mở rộng phạm vi và khả năng khám phá đời sống. Những biến
động của lịch sử, cảm giác bất an trƣớc sự phá sản của những giá trị truyền
thống, sự khủng hoảng của niềm tin… trở đi trở lại trong sáng tác của không
ít những nhà văn trẻ đƣơng thời. Phan Thị Vàng Anh cũng không nằm ngoài
guồng quay ấy, tác phẩm của chị đã bắt kịp những vấn đề bề bộn, ngổn ngang
của thời đại mới.
Có thể khẳng định rằng nhiều phƣơng diện văn hóa đã in đậm nét vào
truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Truyện ngắn dù viết về vấn đề gia đình, xã
hội, những chuyện đời thƣờng… nhƣng bao giờ cũng lấy hình tƣợng nhân vật

trung tâm, điểm nhìn chi phối, quán xuyến chủ thể thể hiện trong truyện ngắn
Vàng Anh chính là những ngƣời trẻ tuổi. Bốn lăm truyện ngắn chính là sự
cảm nhận và quan sát văn hóa đời sống dƣới góc nhìn của một nhà văn. Chị
trao điểm nhìn ấy cho những ngƣời trẻ tuổi, đặc biệt chính bản thân chị khi

14


cầm bút viết cũng là một ngƣời trẻ tuổi, đại diện cho những ngƣời trẻ tuổi viết
lên suy nghĩ, cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống. Dƣới ngòi bút đa tài ấy, tác
phẩm của chị phản ánh văn hóa đời sống đƣơng đại, những mặt trái, góc khuất
dƣới cái nhìn của lớp ngƣời trẻ tuổi hôm nay khiến ngƣời đọc không khỏi
thổn thức và suy nghĩ.
2.1. Bức tranh đời sống xã hội trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
Hiện thực trong văn học sau 1975 đƣợc mở rộng và mang tính toàn
diện. Nó không chỉ là hiện thực cách mạng với các biến cố của lịch sử, của
đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan
hệ thế sự phức đan dệt nên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống, đặc
biệt là mảng hiện thực của đời sống cá nhân với những vấn đề riêng tƣ của số
phận con ngƣời đã ùa vào văn học. Hiện thực đó đƣợc nhìn nhiều chiều hơn,
có cả những lạc quan, bi quan và cả sự hoài nghi… Tự do sáng tác trở thành
sức mạnh khuyến khích sự sáng tạo của nhà văn. Văn học thâm nhập vào mọi
ngóc ngách của đời sống tâm hồn con ngƣời, không còn những vùng đất bị
cấm kị, không còn những đề tài phải né tránh, vấn đề cái xấu, cái tiêu cực
trong xã hội cũng đƣợc phanh phui chỉ vì cuộc sống chƣa bao giờ là đơn giản.
Xã hội thay đổi, giới trẻ ngày càng hƣớng đến sự năng động, sôi nổi với
những ƣớc mơ và khát vọng của riêng bản thân mình. Bằng sự quan sát và
khám phá bản thân, Vàng Anh nhận thấy cuộc sống này có nhiều điều vụn vặt
đấy nhƣng lại chính là nơi giúp ngƣời ta nhận thức thế giới một cách trọn vẹn
nhất. Nhà văn quan sát và cảm nhận thế giới dƣới cái nhìn của những ngƣời

trẻ tuổi để thấy một sự thật: cuộc sống phát triển với tốc độ chóng mặt, vật
chất ngày càng đủ đầy nhƣng tồn tại nghịch lí con ngƣời vẫn cô đơn, lạnh lẽo
giữa dòng đời xuôi ngƣợc.
Tuyền trong Cuộc ngoạn du ngắn ngủi là một minh chứng. Hóa ra việc
tổ chức chuyến dã ngoại cắm trại cho thiếu nhi trong phƣờng của tổ chức

15


Đoàn - Đội không phải để biết thêm danh lam thắng cảnh của đất nƣớc, sự
hiểu biết về lịch sử của dân tộc theo đúng nghĩa mà chỉ là “một cuộc trình
diễn nghiệp vụ” của mấy anh chị phụ trách để đƣợc anh bí thƣ đoàn phƣờng
để ý tới. “Rồi đám phụ nữ ấy, từ lớn chí bé lao vào chăm sóc cái kẻ thiêm
thiếp kia bằng một vẻ chu đáo nhất, đầy nữ tính nhất” mà “người đứng ra
chấm điểm không ai khách hơn là anh bí thư Đoàn phường”. Tất cả làm cho
“Tuyền tự hỏi mình vì sao lại đi cái buổi cắm trại này, để gần như cô độc
giữa đám người quen này” để rồi tự tìm ra lý do đƣờng hoàng, lý do để ru
ngủ bản thân, đơn giản chỉ vì “những cái liếc mắt kín đáo” hay “cú đỏ mặt
của anh bí thư”… Tuyền vừa là ngƣời đi chơi, vừa tách mình ra khỏi cuộc
chơi để chứng kiến, chiêm nghiệm. “Trẻ con sung sướng bá vai nhau cười:
Mệt nhỉ”, những ngƣời khác thấy buổi cắm trại “vui há!” với riêng Tuyền
thấy mình thật cô độc và lẻ loi, thấy mình không thuộc về đây, không thuộc
về nơi này, thấy thật xa lạ ngay trong đám ngƣời quen. Chất giễu nhại trào lên
qua từng câu chữ: “đám phụ nữ ấy”, “lao vào chăm sóc”, “vẻ chu đáo nhất”,
“một cuộc trình diễn nghiệp vụ”… Truyện làm ta giật mình khi nhận thấy lớp
“mặt nạ” của những hành động “đầy nữ tính” kia. Thì ra, mọi ứng xử của họ
chỉ để thu hút sự chú ý của ngƣời khác chứ đâu xuất phát từ tình thƣơng trẻ
con, điều này dƣờng nhƣ đâu còn xa lạ với giới trẻ hiện nay.
Cuộc sống tẻ nhạt quẩn quanh trong cảm nhận của Vàng Anh giống
nhƣ một thứ “trò ấm ớ”. Đó là sự nhàm chán nhƣ một buổi lễ cúng đình, một

chuyến pích- ních ngớ ngẩn không đâu vào đâu (Cuộc ngoạn du ngắn ngủi)
hay trong một buổi họp lớp (Một năm chỉ có một ngày). Một “ngày truyền
thống của lớp cũ, học trò xưa tụ họp nhau rủ thầy chủ nhiệm ra bờ biển cắm
trại”. Học trò ai cũng háo hức nhƣ trẻ con đƣợc ngƣời ta chia kẹo bởi “một
năm chỉ có một ngày”, mọi ngƣời thấy “vui lắm” và “ở tới tận đêm” nhƣng
với Châu giống nhƣ kẻ tách mình ra khỏi cuộc chơi để nhìn nhận và đánh giá

16


rồi không khỏi thốt lên “rù rì như thế này mà ở tới tận đêm cơ à?”, cảm thấy
mọi ngƣời gƣợng gạo mà vui mà cƣời “các trò chơi tập thể, các câu đùa…
không thể kéo dài vô tận và một khi đã tung ra là cứ phải tìm cách cho nó
được liên tục, chỉ sơ sểnh ngưng lại vài giây là cả đám sẽ rơi vào trạng thái
bẽ bàng”. Thế mà “ai cũng có vẻ hài lòng với buổi họp mặt này” chỉ đơn giản
vì họ thấy chỉ cần thế là đủ, là hạnh phúc, là vui giống nhƣ một vở kịch không
có cao trào vậy.
Truyện Lảo sư lại khám phá một trang khác của đời sống xã hội. “Tôi
yêu mến lảo sư lắm”. Một bà giáo ngƣời Hoa dạy học trò của mình bằng tất
cả niềm vui và sự tận tâm để rồi nhƣ “một đứa vô tâm” sau một tháng bà giáo
đi Pháp trở về “tôi” cũng không đến thăm. Kết cục “tôi” chìm trong tâm trạng
tiếc nuối, tiếc khi không thể gặp bà giáo lần nữa. Tình cảm thầy trò trở nên
thiêng liêng và đáng trân trọng. Bon chen trong sự hỗn độn của cuộc sống
nhƣng vẫn có lúc ngƣời ta quay lại ngoái nhìn những tình cảm giản dị mà
thiêng liêng dành cho nhau. Không cần đao to búa lớn, truyện ngắn Vàng Anh
hƣớng tới những điều nhỏ nhặt mà đôi khi ngƣời ta vô tình bỏ quên trong sự
bộn bề của cuộc sống.
Giang (Ngày bướm hóa ong) vì thói quen nghề nghiệp mà vô tình lãng
quên những nhu cầu, niềm vui của cuộc sống. Vốn là một cô gái quen với đời
sống tự do với những buổi dạo chơi cùng các bạn, với thế giới thơ ca và đàn

hát. Khi một ngày cô quyết định đi làm ở bệnh viện, một công việc cần sự tỉ
mỉ và nghiêm túc cao thì sự đối nghịch giữa tính cách và công việc khiến cô
“không hiểu mình sẽ gắn với nó được bao lâu”. Vùi đầu vào công việc, vào
những thứ chật chội và tẩn mẩn nên khi trở lại những “cuộc chơi” Giang trở
nên bối rối, cô nghi ngờ chính bản thân mình khi “biết làm gì góp vui đây nhỉ,
hay là cũng đọc thơ, mà lâu nay tôi lại không thể làm thơ, khốn khổ thật”.
Chính vì sống trong cảnh “công chức đồng hồ” Giang thấy nhƣ mình già đi.

17


Nhìn bạn bè chơi đùa thanh thản, Giang thấy “không thoải mái nổi”, cuộc
sống nhƣ “yếu ớt”, “buồn vô kể”. Những suy nghĩ, những câu hỏi nghi hoặc
càng khiến Giang rơi vào sự đấu tranh quyết liệt với chính bản thân mình, đặc
biệt với tính cách còn ham chơi, mơ mộng của các bạn trẻ.
Nhân vật xƣng “tôi” trong truyện ngắn Người có học - một ngƣời đang
ở cái tuổi cắp sách tới trƣờng, có ý thức tìm kiếm tri thức, định hƣớng tƣơng
lai. “Tôi” lần lƣợt thiết lập các mối quan hệ bạn bè trong lớp trí thức trẻ “có
học” để rồi hoài nghi, hoang mang, thất vọng những ngƣời xung quanh và
chính bản thân mình. Hóa ra, đằng sau sự lịch thiệp, nhã nhặn ấy; đằng sau sự
“có học” ấy lại diễn ra bao việc làm, lời nói, cử chỉ không có học chút nào,
“thấy sao ai cũng kinh khủng quá, trơ tráo quá”. Cô gái có vẻ rất “đoan
trang” đang lấy mất chỗ ngồi của ngƣời khác kia, cái vẻ ngoài “đạo đức” kia
hóa ra bên trong con ngƣời ấy lại là thói du côn, sự ngổ ngáo, “tóm lại là
không có học tí nào!”. Trƣớc sự hoang mang với những ngƣời xung quanh
“tôi” chuyển sang nghi ngờ chính mình: “hay mình mất dạy thật?” và nghi
ngờ cả công lý “bây giờ, tôi mới hiểu thế nào là công lý”, “công lý, nó vô
vọng và thật là không định nghĩa nổi”. “Tôi” đứng trƣớc một “thế giới” hỗn
tạp, nhập nhằng giữa các giá trị mà “tôi” “bất lực” đang lao đao tìm lối thoát
“tôi thấy mình hình như là hai nửa con người, nửa hướng thiện và nửa hướng

ác”. Ngƣời đọc sẽ bắt gặp Hạc (Hoa muộn) sống một cuộc sống không mục
đích, không tƣơng lai, một sự sống uể oải và buồn tẻ. Cô không khát khao và
cũng không chờ đón điều gì đến từ cuộc sống, bởi thế cho nên cuộc sống của
cô cứ lặng lẽ trôi đi trong sự nhạt nhẽo, thờ ơ. Hay nhƣ Thái Anh (Phục thiện)
lại một lần nữa thấy thất vọng về cuộc đời nhiều giả dối này.
Mỗi nhân vật trẻ tuổi của Vàng Anh đều mang trong mình một cảm
thức thời đại, mỗi nhân vật là một tâm trạng, một cá tính, một mảnh đời, một
số phận… nhƣng ta không khỏi giật mình nhận thấy trong họ ẩn chứa sự

18


khủng hoảng, hoang mang. Vàng Anh quan sát, cảm nhận và nhƣ lắng nghe
suy nghĩ cả một thế hệ những ngƣời trẻ tuổi trong tác phẩm của mình để rồi
nhƣ đánh thức mỗi ngƣời đừng để cuộc sống trôi đi một cách vô nghĩa, đừng
để “một cuộc sống lặng lờ như một vở kịch không cao trào, người ta muốn
khép màn lúc nào cũng được”.
2.2. Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi gắn kết các thành viên dƣới một
mái nhà, tìm về mái nhà nhƣ tìm về mái ấm bình yên trong tâm hồn con
ngƣời. Gia đình hiện đại phải chăng có làm đƣợc điều đó và ít ra trong cách
nhìn và cảm của Vàng Anh là không phải nhƣ vậy. Xã hội hiện đại gấp gáp
với những áp lực công việc khiến con ngƣời tìm đến mái ấm gia đình để nghỉ
ngơi, tận hƣởng, thƣ giãn. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên ngƣời Việt Nam
gọi gia đình là tổ ấm, là không gian gần gũi ruột thịt nhất để mỗi thành viên
có thể quan tâm, chia sẻ và gắn kết với nhau. Văn hóa gia đình trong truyện
ngắn Phan Thị Vàng Anh cho ta nhìn thấy một thực trạng gia đình của đời
sống đƣơng đại, sự vênh lệch giữa các thế hệ trong gia đình nhƣ đóng kịch
cho nhau xem.
Sẽ thế nào khi đứa con (Kịch câm) lại phát hiện ra bố nó ngoại tình?

Năm cảnh trong truyện ngắn Kịch câm giống nhƣ một màn kịch năm cảnh của
sự câm lặng giữa hai bố con. Nguyên do bắt đầu từ việc đứa con gái nhặt
đƣợc mẩu giấy hẹn hò của cha mình với một “Em..!” yêu thƣơng nào đó. Nó
khinh ghét đến “căm hờn” ngƣời cha, nó thƣơng “bà mẹ hồn nhiên giữa mấy
đứa con lít nhít” và “sợ sệt gắp thức ăn cho chồng”. Nếu trƣớc đấy dƣới mắt
nó - một đứa con ngoan hiền, nó thấy cha mình “làm chủ gia đình, một gia
đình của trăm năm xa xưa mà trong thâm tâm đàn ông nào cũng ao ước” thì
bây giờ một trật tự mới đƣợc thiết lập, nó đƣợc thoải mái chơi hơn, ít bị la
mắng hơn, nó phát hiện ra hóa ra bố nó cũng chỉ là một nhà “đạo đức giả”

19


khoác áo của “ông hiệu phó” “mực thước”. Một đứa trẻ mới lớn vô tình biết
sự thật về cha nó khiến lòng tin, sự yêu thƣơng bị rạn nứt “hầu như hai bố
con không trao đổi gì ngoài những câu chào, tiếng mời cơm”. Giữa hai cha
con nhƣ có một cuộc chiến quyết liệt, câm lặng, rồi nó “cay đắng nghĩ đến
cuộc sống gia đình đen tối mà nó phải có”. Trong lòng nó dấy lên một sự mỉa
mai với ngƣời cha “mực thước”, dấy lên những mối nghi ngờ, sợ hãi của bản
thân, để rồi nó hối hận giá nhƣ “không nhặt được tờ giấy quỷ quái ấy”.
Không chỉ “nó” mà ngay cả bố nó cũng lo sợ “cái án treo lơ lửng trên đầu”,
nghĩ đến đứa con gái với một sự ăn năn, day dứt “mình mất nó thật rồi! Nó có
rơi xuống bùn, mình cũng không đủ tư cách kéo nó lên”, hai thế hệ với hai
suy nghĩ khác nhau khiến cuộc sống giống nhƣ một vở kịch câm. Cha và con
đều nhận thức đƣợc xung đột đang xảy ra nhƣng không ai dám lên tiếng mặc
dù cả cha và con đều muốn cứu vãn cái hạnh phúc ấy, mối quan hệ ấy. Sự dằn
vặt của hai cha con đã vô tình tạo ra bức tƣờng ngăn cách giữa hai cha con.
Đứa con đã ít đi chơi và biết hối hận về việc mình làm, ông bố muốn dạy con
nhƣng lại lo sợ về tờ giấy. Chính sự “hờ hững vô cảm” trong quan hệ ruột thịt
đã làm tổn hại đến tình cảm thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ, giữa vợ và

chồng. Lấy điểm nhìn ở hai thế hệ khác nhau để so sánh, truyện ngắn Vàng
Anh cho thấy một cuộc sống gia đình đang đứng trƣớc cơn giông, tuy vẫn
bình yên, phẳng lặng nhƣng cũng có thể gặp biến cố, giông bão bất cứ lúc
nào, ranh giới thật mong manh và dễ vỡ. Đứng ở điểm nhìn của “nó” để thấy
đƣợc suy nghĩ phức tạp của tuổi mới lớn, Vàng Anh nhƣ nhắc nhở một điều
nho nhỏ rằng để bảo vệ cái tổ ấm của một gia đình đôi khi con ngƣời phải có
lòng vị tha mới có thể thấy đƣợc hạnh phúc giản đơn.
Sự vênh lệch trong hiểu biết giữa các thế hệ cho thấy cái tổ ấm gia đình
yêu thƣơng giờ không còn cơ hội để thông hiểu lẫn nhau. Ai cũng mải mê
trong công việc của mình, ai cũng cho rằng suy nghĩ của mình là đúng khiến

20


sự gần gũi, thấu hiểu ngày một xa lạ. Cái chết của “cô tôi” (Khi người ta trẻ)
kết thúc sự “u ám” của cuộc sống khiến ai cũng tìm đến một sự lý giải riêng
cho hành động nông nổi ấy. “Chẳng ai còn nhớ về cô rõ ràng nữa, ngoài
bà… Bố tôi kết luận: “Con điên! Điên như nó không chết trước thì cũng chết
sau!”… Mẹ tôi lại bảo: “Vớ vẩn, có đáng gì đâu?... Có đáng gì đâu? Đáng
lắm chứ” “nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào, ngông
cuồng đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta lại
thích trả thù nữa chứ!”. Nếu ngƣời lớn thấy cái chết vì thất tình thật là “vớ
vẩn”, là “điên” thì dƣới cái nhìn của ngƣời trẻ tuổi, họ thấy “đáng lắm chứ”.
Sự vênh lệch do tâm lý lứa tuổi, khoảng cách giữa các thế hệ khiến mọi ngƣời
không hiểu nhau, không thể cảm thông và chia sẻ cho nhau. Tuổi mới lớn với
tâm hồn và suy nghĩ đầy bất ổn, luôn dao động, muốn quậy phá với những trò
tinh quái. Sự nông nổi của tuổi trẻ cho thấy một sự thật đáng buồn, gia đình
trở thành những mảnh ghép xa lạ, không có chỗ neo đậu cho tâm hồn. Cái
chết của Xuyên vừa cho thấy sự nông nổi của tuổi trẻ vừa cho ta nhìn thấu
một thực trạng là khi con ngƣời đánh mất tổ ấm bền vững, không có nơi chia

sẻ thì họ dễ dàng mất phƣơng hƣớng, lầm lạc. Câu chuyện tình éo le của
Xuyên đem đến cho mỗi ngƣời đọc một suy nghĩ: hãy chú ý quan tâm đến
ngƣời khác; hãy cố gắng thông hiểu những ai ở quanh ta; sự thông cảm là sợi
dây nối liền con ngƣời, là cửa ngõ để đi vào những tâm hồn đồng điệu. Nếu
bên cạnh Xuyên có điểm tựa gia đình, có thể tâm sự, giãi bày thì dù mất
ngƣời yêu có lẽ Xuyên đã không làm thế.
Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Vàng Anh cho thấy sự bất ổn, mâu
thuẫn, vênh lệch giữa các thế hệ. Điều đó khiến một tổ ấm gia đình truyền
thống trở nên xa lạ. Mỗi cá nhân cô đơn, kép kín, không muốn chia sẻ và
không thể chia sẻ nên mãi mãi chỉ là những hình thù đặt cạnh nhau mà không
gặp nhau, khối cô độc không bao giờ chia sẻ. Truyện ngắn Vàng Anh nhƣ một

21


×