Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thủ pháp lạ hóa trong nhà thờ đức bà pari của victor huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.68 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP

THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ NGỌC DIỆP

THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2014



Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà
Nội 2. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là các
thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và thạc sĩ Đỗ Thị Thạch - người
hướng dẫn trực tiếp.
Em xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các
thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ngọc Diệp

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận
tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự

hướng dẫn của các thầy cô giáo. Khóa luận này chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ngọc Diệp

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận .............................................................................................6
7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................6
NỘI DUNG .........................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA VICTOR
HUYGÔ...............................................................................................................................7
1.1. Khái niệm “lạ hóa” ...................................................................................................7

1.2. “Lạ hóa” - thủ pháp quen thuộc của văn chương lãng mạn ...........................9
1.3. Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô .........................................11
CHƢƠNG 2. THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ
ĐỨC BÀ PARI..................................................................................................................16
2.1. Lạ hóa nhân vật .......................................................................................................16
2.1.1 Cadimôđô - kẻ dị dạng nhưng tâm hồn cao thượng .....................................17
2.1.2. Clôđơ Phrôlô - con quỷ đội lốt thầy tu .........................................................21
2.1.3. Exmêranđa - thiên thần trong sáng .................................................................24
2.1.4. Một số nhân vật khác: Pie Gringoa, Phêbuýt… ..........................................27
2.2. Lạ hóa cốt truyện.....................................................................................................29
2.2.1. Thủ pháp lạ hóa trong dàn dựng truyện .........................................................29
2.2.2. Thủ pháp lạ hóa trong xây dựng các mô típ truyện ....................................33
2.3. Lạ hóa không gian nghệ thuật..............................................................................41

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

2.3.1. Không gian quảng trường làm phông nền cho nhân vật toả sáng ...........42
2.3.2. Không gian nhà thờ - nơi trú ngụ của những tâm hồn khốn khổ ...........46
KẾT LUẬN.......................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp


Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn học phương Tây thế kỉ XIX xuất hiện hàng loạt khuynh hướng,
trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới. Trong đó nổi lên hai trào lưu văn
học chính là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. “Cây đại thụ” của
dòng văn học lãng mạn là nhà văn V.Huygô (1802- 1885) - người được mệnh
danh là “truyền kì của thế kỉ”.
Cho đến nay trên văn đàn thế giới nói chung và văn đàn Pháp nói riêng,
“cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết” [4, 475] - V.Huygô - vẫn luôn sừng
sững. Là nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Pháp thế kỷ XIX, qua thời gian tên
tuổi và sự nghiệp văn học đồ sộ của V.Huygô càng được khẳng định. Nếu như
Engels từng đánh giá H.Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” thì có
thể xem V.Huygô là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là “tiếng vọng âm
vang của thời đại” [4, 473].
Là một nhà văn lãng mạn, V.Huygô lại được coi là đã có nhiều sáng tạo
độc đáo trong lĩnh vực văn xuôi, nhất là trong thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại
này, V.Huygô đã thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo, mới mẻ,
thầm kín mà ông chưa thể đưa được vào thể loại thơ. Ngòi bút của ông đã
thoả sức xây dựng nên những bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống, tình yêu, về
những số phận bất hạnh, “những người khốn khổ” trong xã hội... Đặc biệt với
cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, một lần nữa V.Huygô dạo lên những
bản đàn tuyệt diệu ca ngợi tình yêu sáng trong, đẹp đẽ. Đó là bản tình ca bất
diệt của anh chàng lưng gù, kéo chuông nhà thờ - Cadimôđô với cô gái

Bôhêmiêng - Exmêranđa xinh đẹp, có tâm hồn trong sạch. Mặc dù nổi tiếng
với hình thức tiểu thuyết lịch sử, phục dựng “bức tranh về Pari vào thế kỉ XV
và thế kỉ XV đối với Pari” nhưng trước hết nó vẫn là cuốn tiểu thuyết lãng
mạn, trữ tình, đầy lôi cuốn!

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

1

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

Như vậy, trước nhân cách lớn của “chủ suý” văn học lãng mạn cùng
những thành công, sức hấp dẫn, lôi cuốn của cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trị trên nhiều
phương diện theo các hướng tiếp cận khác nhau. Và hậu thế mỗi lần tiếp cận
tác phẩm lại thêm một lần ngỡ ngàng về sức chứa đựng không cùng của nó.
Bản thân tôi là một độc giả say mê những sáng tác của V.Huygô, cùng thổn
thức theo từng trang viết, việc đi tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ
Đức Bà Pari” cũng là một điều dễ hiểu. Hơn nữa khi nghiên cứu, tìm hiểu thủ
pháp lạ hóa trong tác phẩm sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi hiểu sâu hơn lý giải
về phong cách và những đóng góp của V.Huygô cũng như nhận thức được vai
trò của ông trong văn học lãng mạn Pháp nói riêng và văn học thế giới nói
chung. Đồng thời việc nghiên cứu này sẽ góp phần làm tư liệu mới, quý báu
để cung cấp thêm vốn hiểu biết phục vụ việc học tập của chúng tôi sau này.
Đề tài này cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy, học tập của

thầy và trò về tác phẩm của V.Huygô trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
V.Huygô là “tiếng vọng âm vang của thời đại”, tên tuổi và sự nghiệp
sáng tác văn học của ông trải dài không chỉ suốt thế kỉ XIX mà còn ảnh
hưởng lớn đối với cả văn học nhân loại. Chính vì thế những tác phẩm văn học
của ông luôn luôn là trung tâm của những sự tìm hiểu và nghiên cứu. Nhìn lại
chặng đường đã qua, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu, các nhận
định, đánh giá về con người và về sự nghiệp sáng tác của V.Huygô thật đồ sộ,
không chỉ ở Pháp mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Điều đó khẳng định tầm vóc vĩ đại của V.Huygô và chắc chắn rằng số lượng
ấy đang và sẽ ngày một tăng lên, bởi cuộc đời và nhất là sáng tác của ông vẫn
là một đại dương bao la những điều bí ẩn cần khám phá.
Ông đi nhiều, hiểu biết nhiều và người ta ví cuộc đời ông giống như
một “tấm gương phản ánh cách mạng Pháp”. Chính sự trải nghiệm đó là tạo
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

2

Líp K36D CN V¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Ngữ Văn

iu kin rt nhiu trong quỏ trỡnh sỏng tỏc ca ụng c bit l sỏng tỏc tiu
thuyt. Tỏc gi ng Anh o trong cun Vn hc phng Tõy núi rng tiu
thuyt l ni m Huygụ cú th th hin ti a nhng iu khụng th cú. Vỡ
vy, h thng tiu thuyt ca ụng c ụng o bn c a thớch.
L nh vn lóng mn nhng Huygụ li luụn khng nh vn hc phi

phn ỏnh chõn thc cuc sng. ễng c bit chỳ ý lý thuyt v cỏi thụ kch
v phờ phỏn cỏc nh vn c in khụng phn ỏnh nhng mt tng phn trong
thiờn nhiờn, xó hi, con ngi m ch chy theo cỏi p vnh cu [7, 338].
Mc dự lch s sang trang lỳc hin lnh, lỳc gin gi nhng vi quan nim v
ngh thut ca mỡnh, dng nh bt kỡ thi i no cỏc tỏc phm ca
V.Huygụ vn nm ngoi quy lut ca s bng hoi. Chỳng ph nhn s o
thi ca thi gian, chỳng ph nhn cỏi cht, c bit l cun tiu thuyt Nh th
c B Pari (1831). T khi thiờn tiu thuyt ra i cho ti nay, loi ngi
cho ún tũa nh th v i bng th ca ny [8, 157] vi mt nim say mờ
ln. L d nhiờn, mt tỏc gi v i nh V.Huygụ s cú nhiu cụng trỡnh nghiờn
cu nhng do hn ch v mt ngụn ng v cng do khuụn kh ca mt khoỏ
lun, chỳng tụi ch da vo nhng ti liu bng ting Vit.
ng Anh o trong Vn hc phng Tõy, Nxb Giỏo dc 2003, ó
a ra nhng nhn xột, ỏnh giỏ v ngh thut ca Nh th c B Pari nh
viờc s dng mụtớp ỏm ụng, vic xõy dng hỡnh tng nhõn vt gn vi
nguyờn mu ca vn hc dõn gian. T ú, tỏc gi khng nh th gii nhõn vt
trong cun tiu thuyt khụng hon ton cht cng, tru tng m ó cú s
sng, tc l cỏc nhõn vt ó c nh vn thi hn vo ú mi nhõn vt
cú mt tinh lc riờng, mt sc sng riờng [5, 496-497].
Cng trong cụng trỡnh ny, giỏo s ng Anh o ó tỡm ra nột chung
v nột c ỏo ca V.Huygụ khi xõy dng lờn h thng nhõn vt ca tỏc

Phạm Thị Ngọc Diệp

3

Lớp K36D CN Văn


Khãa luËn tèt nghiÖp


Khoa Ng÷ V¨n

phẩm. Nhà văn đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật tương phản khi
miêu tả nhân vật chính của tác phẩm.
Đánh giá về tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, Đỗ Đức Hiểu trong bài
“Tầm vóc Nhà thờ Đức Bà Pari” trong cuốn “V.Huygô với chúng ta”, Nxb
Tác phẩm - Hội nhà văn Việt Nam, 1985, cho rằng cuốn tiểu thuyết lãng mạn
này là bản anh hùng ca, ca ngợi tình yêu và trái tim con người. Đồng thời, tác
giả cũng khẳng định qua cuốn tiểu thuyết, con người sẽ có được lòng tin sắt
đá vào sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong
sáng. Theo Đỗ Đức Hiểu thì tác phẩm còn được coi là một bài thơ hùng tráng
và trữ tình. Tác giả đánh giá cao thành công của cuốn tiểu thuyết khi khẳng
định đó là sự tổng hợp của thơ, lịch sử, triết học… một sự tổng hợp bao la
khiến người đọc ngạc nhiên và say mê.
Cũng trong công trình này, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu khẳng định các nhân
vật Cadimôđô, Exmêranđa là “nhân vật huyền thoại” và cho rằng Pie
Gringoa là một “nhân vật Cacnavan” [8, 160-162].
Trong các công trình nghiên cứu của tác giả nhiều nước trên thế giới,
họ cũng khẳng định giá trị nghệ thuật của Nhà thờ Đức Bà Pari ở những khía
cạnh nhất định. Chẳng hạn, Ơgienxuy, tác giả “Bí mật thành Pari”, trong một
bức thư gửi V.Huygô đã nói rằng cuốn tiểu thuyết này không chỉ có giá trị ở
chất thơ, ở nội dung tư tưởng, ở nghệ thuật tạo tính kịch mà cái tạo nên giá trị
của nó còn ở giá trị nhân văn sâu sắc làm xúc động lòng người.
Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi thấy cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về nghệ thuật trong sáng tác của V.Huygô, nhưng “Thủ
pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô” chưa từng là
một đề tài thực sự của một công trình nghiên cứu riêng biệt, trọn vẹn nào.
Cũng có những công trình nghiên cứu chạm đến những vấn đề liên quan tới
thủ pháp lạ hóa nhưng đại đa số là những quan sát riêng lẻ, không hệ thống,

phần lớn là tạt ngang trong những công trình nghiên cứu về vấn đề khác hay

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

4

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

quy mô khác, chưa đặt vấn đề để nghiên cứu đúng tầm vóc của nó. Với hy
vọng sẽ hiểu thêm về những nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà
văn, chúng tôi quyết định tìm hiểu những nét khái quát nhất về “Thủ pháp lạ
hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Huygô, chúng tôi hướng vào những mục đích sau:
- Nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được nhà văn sử dụng trong việc sáng tạo
ra nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian nghệ thuật trong Nhà thờ Đức
Bà Pari, từ đó thấy được tài năng độc đáo của nhà văn thiên tài Victor Huygô.
- Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác
phẩm, tác gia V.Huygô trong nhà trường.
- Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là là thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari
của Victor Huygô
Phạm vi khảo sát: Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Huygô, bản dịch

của dịch giả Nhị Ca, Nxb Văn học, năm 2004. Tìm hiểu thêm (liên hệ) một số
tác phẩm khác của V.Huygô đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này, khoá luận được thực
hiện bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

5

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

6. Đóng góp của khóa luận
Đi vào tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Huygô” chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ vào việc khám
phá, làm rõ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Là một tác gia có vị trí không thể thay thế trong chương trình giảng dạy
văn học ở bậc Phổ thông trung học, Cao đẳng, Đại học, thực hiện tốt đề tài
này, khóa luận sẽ có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy và nghiên cứu, mở
rộng kiến thức cho việc học tập và nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm của
V.Huygô.
7. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của
chúng tôi được triển khai theo hai chương:
- Chương 1: Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô.
- Chương 2: Thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari.

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

6

Líp K36D CN V¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Ngữ Văn
NI DUNG

CHNG 1. TH PHP L HểA TRONG SNG TC
CA VICTOR HUYGễ
1.1. Khỏi nim l húa
Khỏi nim l húa (estrangemet) xut hin vo nhng nm 20 ca th k
XX gn vi trng phỏi hỡnh thc Nga vi nhng i din tiờu biu nh:
S-clp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nụ-cua, I-a-cp-xn, T-nha-np H coi l
húa nh l mt nguyờn tc ngh thut ph quỏt th hin trong mi cp ca
cu trỳc ngh thut, cú tỏc dng phỏ v tớnh t ng, mỏy múc ca s cm th
bng cỏch to ra mt cỏi nhỡn mi - khỏc l - i vi s vt v hin tng
quen thuc ch khụng phi l nhn ra cỏi ó bit, tc l phỏ v nhng khuụn
hỡnh ó quen ngi ta nhn ra ý ngha mi ca s vt v nhõn sinh.
V sau khỏi nim l húa c Brecht a vo m hc cn c vo lớ
thuyt v thc t sõn khu ca ụng. Theo Brecht, l húa l gõy nờn ch th

tip nhn s ngc nhiờn v hiu kỡ trc mt gúc nhỡn mi lm ny sinh
mt thỏi tip nhn tớch cc i vi mt thc ti c l húa kia [6, 172].
Thc ra khỏi nim ca Brecht trong ting c l Verfremdungseffekt,
vit tt: l V-Effekt, cũn khỏi nim ca S-clp-xki trong ting Nga l
estrangemet. Nu ch xột v mt ng ngha thỡ c hai khỏi nim ca hai tỏc
gi trờn õy u cú th c dch l l hoỏ (tc l lm cho xa l), v cú
th l lý thuyt estrangemet ca Shklovski ó gi ý cho Brecht ụng xõy
dng th phỏp V-Effekt ca mỡnh. Nhng trờn thc t, cỏc khỏi nim trờn
õy li c cỏc tỏc gi ca chỳng quan nim hon ton khỏc nhau. [3]
Brecht dựng khỏi nim l húa ch mt th phỏp c thự ca loi
hỡnh sõn khu/kch t s ca ụng nhm chng li sõn khu truyn thng.
Brecht quan nim rng verfremdungseffekt l mt th phỏp sõn khu lm cho
Phạm Thị Ngọc Diệp

7

Lớp K36D CN Văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

người xem kịch luôn có ý thức được rằng mình đang xem một vở kịch chứ
không phải là chứng kiến một câu chuyện thực đang diễn ra: sân khấu là sân
khấu chứ không phải là thế giới thực. Còn thuật ngữ estrangemet của Shklovski
lại có nghĩa là một thủ pháp trong sáng tác văn học có nhiệm vụ làm cho sự
vật được miêu tả trở nên khác lạ. “Nhưng cần phân biệt thêm rằng trong khi
Shklovski coi “lạ hoá”là một thủ pháp đương nhiên của các nhà văn, thậm chí
là bản chất của nghệ thuật, thì Brecht lại có ý thức đưa ra biện pháp “hiệu ứng

dãn cách”như là một thủ pháp cách tân của riêng mình để cải cách sân khấu
truyền thống” [3].
Vậy theo Shklovski thì nhà văn sử dụng thủ pháp “lạ hoá” để làm gì?
Chính là để khơi dậy cảm xúc mới lạ của người đọc, không để cho họ bị chi
phối bởi các thói quen và định kiến vô thức có sẵn về đối tượng nhận thức.
“Mục đích của nghệ thuật là đem lại cảm giác về các sự vật như chúng được
cảm nhận chứ không phải như chúng được biết đến. Thủ pháp của nghệ thuật
là làm cho sự vật trở nên “khác lạ”..., bởi vì quá trình cảm nhận là một mục
đích thẩm mỹ tự thân và nó cần phải được kéo dài. Nghệ thuật là một cách trải
nghiệm sự sáng tạo nghệ thuật đối với một đối tượng: đối tượng không phải là
cái quan trọng...” [3]
Lạ hóa xuất hiện trong sáng tác văn chương như là một thủ pháp nghệ
thuật độc đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế giới hình tượng của tác
phẩm. Nó giúp nhà văn khai thác những khía cạnh khác nhau của hiện thực
cuộc sống hay có thể phóng ngòi bút của mình vào những địa hạt có được
xem là “nhạy cảm” như tôn giáo, tính dục… nhằm tạo ra sức hấp dẫn, mê
hoặc đối với độc giả. Lạ hóa hấp dẫn người khác bằng sự mông lung, ma mị,
huyễn tưởng, sự phi thường, khác lạ và những sự việc bình thường cũng có
thể trở thành lạ lẫm thông qua ngôn ngữ miêu tả của nhà văn.

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

8

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n


Như vậy, nhìn chung lạ hóa là để chỉ toàn bộ thủ pháp trong nghệ thuật
có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới mẻ về sự vật, hiện tượng được miêu
tả, đó là cái chưa quen, khác lạ gây một sự “ngạc nhiên”.
1.2. “Lạ hóa” - thủ pháp quen thuộc của văn chƣơng lãng mạn
Cuộc cách mạng Pháp đã mang lại những thay đổi lớn lao trong tất cả
mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Và thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến động
cách mạng và những tư tưởng lớn của nước Pháp. Trong đó nền văn học Pháp
thế kỉ XIX đã phản ánh những biến động cách mạng, cuộc sống xã hội và
chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử, những tư tưởng lớn
của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỉ và Chủ nghĩa xã hội
khoa học nửa sau thế kỉ. Đã có nhiều trào lưu và khuynh hướng văn học liên
tục xuất hiện qua các thời kì khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng và tiêu
biểu, một trong những khuynh hướng văn học nổi bật nhất là khuynh hướng
Văn học lãng mạn hay còn gọi là Chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm mang tính lịch sử. Từ lâu nó đã
được sử dụng với tư cách là một trào lưu tư tưởng, thủ pháp biểu hiện và loại
hình văn học. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn với tư cách là một trào lưu thì đến cuối
thế kỷ XVIII nửa đầu XIX mới thực sự phát triển và lan rộng khắp Châu Âu.
Để làm nổi bật lí tưởng và biểu hiện tình cảm chủ quan, Chủ nghĩa lãng
mạn cũng có nét đặc sắc trên thủ pháp nghệ thuật và hình thức nghệ thuật. Nó vận
dụng thủ pháp biểu hiện nghệ thuật khoa trương, khác thường và trí tưởng tượng
mãnh liệt, lấy tình tiết vượt lên hiện thực, sắc thái đậm đà, ngôn ngữ mĩ lệ…
Phương pháp lãng mạn trong sáng tác lãng mạn vốn ưa dựng cốt truyện
li kì, tính cách xuất chúng, hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, mỗi nhân vật thường
đại diện cho một phẩm chất cố định, tượng trưng cho một đặc tính vĩnh cửu
như thiện hoặc ác, đẹp hoặc xấu còn thế giới nội tâm tách khỏi cuộc đời bên
ngoài. Hành động của nhân vật không đếm xỉa tới môi trường, tất cả dựa trên
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp


9

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

một đầu óc tưởng tượng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một khát
vọng huyền ảo, nên rất ít chú ý quan sát đối chiếu với thực tế.
Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng, linh hoạt nhưng cũng
rất mực ngân chuyển, giàu chất nhạc hoạ. Nó tràn đầy cảm xúc kích động,
thống thiết bằng những định ngữ, tỉ dụ, ẩn dụ, ngoa dụ, phản ngữ… nghĩa là
sự huy động cao độ mọi biện pháp tu từ hết sức phong phú!
Có thể nói, bằng cách sử dụng các phương pháp sáng tác ấy đã làm nên
sự lạ hóa cho trào lưu nghệ thuật này. Bằng những phương pháp sáng tác mới,
xây dựng những cái phi thường, bằng nghệ thuật tương phản… tất cả làm nên
sự lạ hóa trong các tác phẩm lãng mạn. Như vậy, thủ pháp lạ hóa là thủ pháp
quen thuộc của văn chương lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn ưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như: phong vị
ngoại lai thể hiện trong cách lựa chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ.
Không gian và thời gian nghệ thuật không phải là những khung cảnh quen
thuộc ở thị thành, cung đình, mà ở những nơi xa lạ, những thời điểm xa xưa,
những tập tục khác thường… là một phương thức hữu hiệu đem lại phong vị
tươi mới cho tác phẩm. Ví dụ như Satôbriăng - tiêu biểu cho khuynh hướng
lãng mạn tiêu cực ở Pháp - trong tiểu thuyết Rơnê đã đưa người đọc đến với
không gian giữa rừng hoang và thác dữ ở Bắc Mĩ với những con người da đỏ
hoang dã. Hay Bairơn - nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Anh - đã viết những
câu chuyện ở giữa những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kì thú, đầy bí ẩn,

đậm màu sắc xa lạ của một đất nước nào đó ở phương Đông. Bên cạnh không
gian mới lạ đó, nhân vật trong tiểu thuyết của Bairơn cũng là những con
người đặc biệt, có cá tính mãnh liệt, có dục vọng lớn lao, có số phận éo le bi
đát, có ý chí nghị lực phi thường. Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành
văn, cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các
không gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện,
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

10

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung thường mang tính
hùng biện. Ở từng nhà văn có các thủ pháp riêng. Đặc biệt nhất là V.Huygô,
người đã thể hiện được cả một hệ thống nghệ thuật riêng của mình với một
loạt các thủ pháp nghệ thuật đặc thù như tương phản, cường điệu, trữ tình
ngoại đề, sự đối lập giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch…
Bằng quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và những sáng tác mang phong
vị ngoại lai với những phương pháp mới, chủ nghĩa lãng mạn thực sự đã có sự
lạ hóa trong thủ pháp.
Các tác giả lãng mạn luôn đi tìm hướng đi mới trong sáng tác, tuân theo
những sáng tạo tự do trong nghệ thuật, các tác phẩm đều mang phong vị ngoại
lai từ đó làm nên sự lạ hóa cho các tác phẩm. Với quan niệm sáng tác tự do,
độc đáo như vậy, thủ pháp lạ hóa trở nên quen thuộc trong văn chương lãng
mạn. Tiêu biểu cho sự sáng tạo, độc đáo, tạo ra phong cách riêng, Victor

Huygô với chất keo dính các tác phẩm là sự lạ hóa văn chương trong những
sáng tác của mình.
1.3. Thủ pháp lạ hóa trong sáng tác của Victor Huygô
V.Huygô sinh ra khi “thế kỉ này đã lên hai” ở Bơzăngxông, “một thành
phố thuộc Tây Ban Nha thời cổ”. Cậu bé lúc mới sinh ra quặt quẹo và ngay
sau đó đã phải chịu đựng cái cảnh “nếu có cha thì không có mẹ” ở bên cạnh
mình. Nhưng vươn lên trong hoàn cảnh ấy V.Huygô được xem là “cậu bé trác
việt” như nhận xét của Chateaubriand. Khác với Balzac, thiên tài V.Huygô
bộc lộ và được tôn vinh rất sớm. Lớn lên tài năng của V.Huygô ngày càng
được khẳng định và được xem như là “hiện thân của Chủ nghĩa lãng mạn”.
Khi không ít nhà văn chuộng những nhân vật thuộc dòng dõi quý tộc,
thích những câu chuyện tình duyên trắc trở, ưa những khung cảnh trong phòng
khách thượng lưu… thì đại biểu của Chủ nghĩa lãng mạn tích cực - V.Huygô
đã chủ trương mở rộng đề tài, đưa cái cao quý lẫn cái thấp hèn, cái cao cả lẫn
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

11

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

cái kệch cỡm, cái đẹp lẫn cái xấu vào trong văn học nghệ thuật. Chủ trương “tất
cả cái gì trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ thuật” V.Huygô, trong lời tựa
kịch Crômoen (1827) cho rằng “nàng thơ hiện đại” sẽ cảm thấy “trong sự sáng
tạo không phải cái gì của con người cũng đẹp cả, mà cái xấu ở bên cạnh cái
đẹp, cái dị dạng ở bên cạnh cái duyên dáng, cái thô kệch ở phía bên sau cái trác

việt, cái xấu đi đôi với cái tốt, bóng tối đi với ánh sáng”.
V.Huygô triệt để phủ nhận sự quy định ngặt nghèo về thể loại kịch,
nhất là luật “tam duy nhất” trong Chủ nghĩa cổ điển. Ông chỉ thừa nhận sự
duy nhất về hành động nhưng đó cũng chính là đặc trưng đích thực của kịch.
Về thơ ca, nhìn vào hình thức, thơ lãng mạn dung nạp các hình thức đa
dạng khác nhau, không bị lệ thuộc vào hệ thống thi luật gò bó của thi ca cổ
điển, đã đem đến cho thơ lãng mạn khả năng diễn tả thế giới phong phú và
tinh vi của tâm hồn con người.
Qua quá trình tìm hiểu sự nghiệp văn chương của ông, ta thấy thơ là lĩnh
vực mà ông theo đuổi từ khi còn thiếu thời đến lúc cuối đời. Nó là mảng sáng tác
tương đối lớn, góp phần tạo nên sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông. Do có
được cảm quan nhạy bén của tâm hồn lãng mạn nên những tâm tư tình cảm, hiện
thực cuộc sống đã đi vào thơ ông một cách tự nhiên. Thơ của ông cũng sử dụng
nhiều hình ảnh độc đáo, mới lạ cùng với cấu tứ riêng làm nên màu sắc riêng,
mang đến cái lạ cho mảng sáng tác này.
Thơ ca lãng mạn thường chỉ khai thác thế giới tình cảm. Đến với thơ của
Huygô, ông không chỉ thể hiện thế giới tình cảm phong phú của con người mà
còn thể hiện sự lạ hóa bằng việc ông đã chủ động mở rộng chủ đề, đưa thơ ca
đến gần với đời sống của con người. Thơ ông viết về nhiều chủ đề phân chia
thành “thơ ca thuần túy” và “thơ ca chiến đấu”. Những tập thơ đầu như Đoản thi,
Về phương Đông đã rung lên niềm yêu thương của nhà thơ với quá khứ xa xăm
hoặc những miền xa lạ. Những tập thơ trữ tình xuất bản sau như Lá mùa thu,
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

12

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp


Khoa Ng÷ V¨n

Tiếng hát buổi hoàng hôn… là “trạng thái hoàng hôn kì lạ của tâm hồn và của xã
hội trong thế kỉ”. Còn những tập thơ chiến đấu và anh hùng ca xuất hiện như
Trừng phạt, Chiêm ngưỡng, Truyền kì các thời đại... đã vươn lên tầm khái quát
xã hội, phân biệt nước Pháp của nhân dân lao động nghèo khổ và nước Pháp của
bọn giàu sang quyền quý. Với chủ đề được mở rộng như vậy nên giọng điệu
trong thơ Huygô cũng vô cùng phong phú. Chúng ta có thể bắt gặp giọng trữ tình
tha thiết, giọng châm biếm, hay giọng anh hùng ca… Thơ ông còn lạ hóa ở một
điểm đó chính là thơ có tính kịch, có những bài thơ được viết như một câu
chuyện, có cốt truyện và tạo một kết thúc bất ngờ.
Thơ là như vậy, còn kịch của ông cũng mang hướng lạ hóa với những
cách tân sáng tạo riêng. Sự phản ứng đầu tiên của Chủ nghĩa lãng mạn đó là
sự phá vỡ quy tắc luật “tam duy nhất”. Trước hết, nguyên tắc thời gian duy
nhất đã bị vi phạm. Chúng ta thấy, một vở kịch cổ điển chỉ được công diễn
trong hai tiếng đồng hồ, nhưng ở “Hernani” của Huygô đã vượt ra khỏi qui
phạm đó. Tuy vậy, vấn đề thời gian không phải là vấn đề lớn mà ông muốn đề
cập ở đây. Nguyên tắc thứ hai mà ông muốn phá vỡ, đó là địa điểm duy nhất.
Trong “Hernani” địa điểm kịch được thay đổi rõ rệt. Địa điểm không chỉ diễn
ra trong nước mà nó còn vượt phạm vi ngoài nước, lúc thì ở Xaragrox (Tây
Ban Nha), lúc thì ở Ex-lasapen (Tây Đức). Địa điểm là nơi để nhân vật diễn ra
hành động chính duy nhất. Tăng thêm hành động chính là để chuyển tải các
xung đột đan chéo để hành động được phong phú. Đến “Hernani”, duy nhất
về hành động kịch là nguyên tắc bị vi phạm nghiêm trọng nhất. Hành động
kịch xảy ra không chỉ ở nhà của Don Ruy Gomez mà còn ở nhà mồ Charles
Magne, nơi bọn phản bội họp nhau để giết chết vua Don Carlos.
Có thể thấy, địa điểm Huygô đưa vào kịch không nhiều. Nhưng để chống
lại duy nhất về địa điểm của kịch cổ điển một cách mạnh mẽ, ông đã đưa vào
kịch của ông một kiểu không gian “hiện thực chủ nghĩa” bắt chước một địa điểm

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

13

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

thực sự, một không gian mà người ta có thể thấy trong cuộc sống. Đó là lâu đài
của công tước Don Ruy Gomez với cả chiếc tủ mà vua Don Carlos có thể chui
vào, là một dãy những bức chân dung gia đình ngài với bức ngăn đằng sau có thể
giấu Hernani, với cả cánh cổng sau có thể giúp Dona Sol đi trốn. Một ngôi nhà
với những ban công cho phép một gã nhân tình có thể trèo vào phòng người yêu.
Như vậy, linh hồn của kịch chính là cái hiện thực.
Bên cạnh việc phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất”, Huygô còn xây dựng
kiểu nhân vật chống lại kiểu nhân vật của kịch cổ điển. Ở kịch cổ điển nhân
vật thường là những ông vua, bà hoàng, nhà quý tộc… là những anh hùng,
dũng tướng đặt tư tưởng trung hiếu lên trên hết. Nhưng cái lạ hóa của
V.Huygô là ông lại chú tâm xây dựng những nhân vật “phản nghịch”. Họ là
những nhân vật tưởng như đê tiện, thấp hèn, xấu xa nhưng Huygô lại làm nổi
bật lên ở họ vẻ đẹp của phẩm chất cao thượng. Đó là những nhân vật có sự
tương phản giữa vị trí xã hội và phẩm chất con người họ. Ở vở kịch
“Hernani”, con người “phản nghịch”, Hernani là con người có những phẩm
chất tốt đẹp, ý chí căm thù sâu sắc, tinh thần kiên cường trong đấu tranh, tâm
hồn cao thượng trong tình yêu… Tuy về địa vị xã hội, Hernani bị liệt vào loại
“tướng cướp” sống ngoài vòng pháp luật, của cải không có gì, “chỉ thở được
khí trời, nhìn ánh sáng, uống nước lã, nghĩa là những thứ của chung phân phát

cho mọi người”, cùng đồng đảng tung hoành khắp xứ, bị triều đình truy lùng
mọi nơi nhưng Hernani lại là một hình ảnh rất đẹp. Với tư cách người tình
nhân cũng như với tư cách người con trả thù cho cha, về phương diện nào,
chàng cũng chiếm được cảm tình của khán giả.
Một yếu tố khác tạo nên sự thành công của kịch lãng mạn Huygô, đó là
quan điểm về cái thô kệch (grotesque) mà ông đề xuất. Theo ông, “đạo Thiên
chúa dẫn thơ ca đến chân lý”, vì nó cho ta thấy trong con người có hai mặt:
thiên thần và thú vật. Nó giúp cho nhà văn hiểu rằng trong thiên nhiên, trong
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

14

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

xã hội không phải chỉ có toàn chân, thiện, mỹ. Trái lại, cái xấu tồn tại bên
cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái thô kệch bên cạnh cái tao nhã,
bóng tối bên cạnh ánh sáng. Văn học muốn chân thực phải phản ánh toàn vẹn
những mặt tương phản ấy trong cuộc sống. Với quan điểm như vậy, cho nên
Huygô chấp nhận đưa cả những yếu tố bình thường của cuộc sống vào kịch
trong khi kịch cổ điển chỉ chấp nhận những gì thanh nhã, cao quý. Cống hiến
của Huygô ở lĩnh vực kịch là ông đã mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật
để đến với nghệ thuật tự do. Từ những cách tân và sáng tạo mới mẻ ta có thể
nhận thấy không chỉ trong thơ, mà trong kịch của ông cũng được làm cho lạ
hóa, mang đến sự thu hút cho tác phẩm của ông.
Bên cạnh thơ và kịch thì mảng tiểu thuyết được thể hiện sự lạ hóa nhiều

nhất. Mỗi tiểu thuyết là một con đường tìm tòi sáng tạo độc đáo, tạo ra phong
cách tiểu thuyết riêng của ông. Nhà văn cũng rất coi trọng ngôn ngữ văn
chương nên luôn chọn cách diễn đạt mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Thủ
pháp lạ hóa được thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của ông. Lạ hóa được thể
hiện trên nhiều phương diện: nhân vật, sự kiện, chi tiết. Nhờ thủ pháp này mà
các chi tiết, sự kiện, các nhân vật ấy trở nên hấp dẫn người đọc. Vừa kế thừa
văn học dân gian và những cách tân mới mẻ, nhờ thủ pháp lạ hóa, Huygô đã
sáng tạo nhiều chi tiết vừa thực vừa ảo, đưa người đọc tới những cái phi
thường… Lạ hóa được thể hiện tiêu biểu trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari và góp phần làm nên phong cách của Huygô.

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

15

Líp K36D CN V¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Ngữ Văn

CHNG 2. TH PHP L HểA
TRONG TIU THUYT NH TH C B PARI
2.1. L húa nhõn vt
c trng ca vn hc l phn ỏnh th gii khỏch quan bng hỡnh
tng vn hc. Chớnh vỡ th trong bt c tỏc phm vn hc no, nhõn vt luụn
úng mt vai trũ quan trng. Nhng quan nim ngh thut v lớ tng thm
m ca nh vn u c th hin qua nhõn vt. Theo T in thut ng vn hc
thỡ nhõn vt vn hc l mt con ngi c th c miờu t trong cỏc tỏc

phm vn hc. Nhõn vt vn hc l mt n v vn hc y tớnh c l khụng
th ng nht nú vi con ngi tht trong cuc sng [6, 235], cho dự nhõn vt
y cú gn vi nguyờn mu ngoi i, ú khụng phi l s sao chp y mi
chi tit biu hin c th ca con ngi m ch l s th hin con ngi qua
nhng c im in hỡnh v tiu s, ngh nghip, tớnh cỏch [10, 126]. Vi
mt phong cỏch khỏc bit, khụng ging vi bt kỡ ai, Victor Huygụ ó xõy
dng nờn mt th gii nhõn vt c ỏo. ú l mt th gii nhõn vt ó c
l húa. Th phỏp l húa ú to nờn du n riờng, nột riờng bit ni bt ca ụng
trong ch ngha lóng mn, tr thnh hin thõn ca ch ngha lóng mn. Mt
trong nhng biu hin ca th phỏp l húa v nhõn vt tiờu biu l trong tiu
thuyt Nh th c B Pari. Th gii nhõn vt trong tiu thuyt Nh th c
B Pari ca Victor Huygụ ht sc a dng, n o v phc tp. ú l nhng
hỡnh tng nhõn vt c nhỡn di cỏi nhỡn nghch d. Nhng hỡnh tng
nghch d mang tớnh cht lng tớnh, d hỡnh, d loi nhng nú mang cm xỳc
phúng khoỏng, t do, hi hc, vui ti, ng nghnh rt phự hp vi t duy lóng
mn, kiu t duy ngh thut nghiờng v cỏi khỏc thng, phi thng [2, 26].
Khi s dng yu t nghch d vo tiu thuyt Nh th c b Pari thc s to
nờn yu t l húa trong tỏc phm, to nờn nhng mnh i khỏc nhau lm

Phạm Thị Ngọc Diệp

16

Lớp K36D CN Văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n


cho tác phẩm mang đậm yếu tố hiện thực mặc dù đây là cuốn tiểu thuyết lãng
mạn có tính chất lãng mạn thuần túy nhất của Huygô.
2.1.1. Cadimôđô - kẻ dị dạng nhưng tâm hồn cao thượng
Trong thế giới nhân vật của Nhà thờ Đức Bà Pari, Cadimôđô được coi
là một “kì nhân”. Đây là nhân vật thuộc kiểu nhân vật “dị dạng - hoàn hảo”.
Đó là nhân vật mà có vẻ bề ngoài dị dạng nhưng lại có tâm hồn cao thượng.
Nhân vật Cadimôđô là một trong những hình tượng độc đáo trong sáng tạo
nghệ thuật của thiên tài Huygô.
Có thể thấy nhà văn phóng đại tới mức lạ hóa về ngoại hình nhân vật.
Điểm lạ hóa đầu tiên ở nhân vật Cadimôđô đó chính là về ngoại hình. Hình
dáng của Cadimôđô đã đạt tới đỉnh cao của sự xấu xí. Đây chính là cái chưa
đầy đủ của nhân vật nên ngay từ lúc sinh ra nó đã bị hắt hủi, không được thừa
nhận là con người về phương diện hình thức mà bị coi là “thằng nhóc quái vật”.
Ấn tượng sâu đậm về nhân vật chính là cái dáng đi nửa người nửa thú.
Nguyên do mà Cadimôđô có cái dáng đi ấy xuất phát từ xuất thân của nó. Nó
là một đứa trẻ bị bỏ rơi, và cũng có người mủi lòng trước tình cảnh nó được
đặt trên “tấm dát giường thường đặt đứa trẻ vô thừa nhận, để tùy mọi kẻ từ
thiện ai thích thì cứ việc đem về nuôi” [9, 187]. Song đáng thương và độc ác
thay cho Cadimôđô, hắn đã không được tạo hóa ưu ái ban phát cho mình một
hình hài tử tế mà hắn được nhào nặn một cách vụng về tới mức tác giả miêu
tả: “Loài sinh vật nằm trên tấm ván… gợi thú tò mò đến cao độ cho một nhóm
khá đông đang tụ tập xung quanh” [9, 187]. Họ bàn tán với nhau về nó như
một quái vật gớm ghiếc, họ bảo nó giống “một con thú, một con vật, sản
phẩm của một tên Do Thái với một mụ lợn xề… cần vứt xuống sông hoặc
quẳng vào lửa” [9, 189]. Quả đúng là hắn có một hình hài thật đáng sợ, “đó là
một khối nhỏ rất gồ ghề và quẫy rất mạnh… Cái đầu hình thù cũng méo mó,
chỉ thấy một rừng tóc đỏ hoe, một con mắt, một cái mồm và hàm răng…”.
Thời gian trôi đi, Cadimôđô trưởng thành và cực kỳ xấu. Tác giả đã miêu tả:
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp


17

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

“Cả người hắn là một khối nhăn. Một cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch;
giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra… chân vòng
kiềng bẻ queo rất kỳ tài, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối… hai bàn chân to bè,
hai bàn tay lớn khủng khiếp, và cùng với cả hình thù quái dị này, còn là một
dáng đi đáng sợ, rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm (…). Có thể nói đây là
một gã khổng lồ bị tháo dời từng mảnh và được hàn lại vụng về” [9, 80].
Sự khủng khiếp của nhân vật này còn được tác giả khắc họa rõ nét qua
khuôn mặt người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ của Cadimôđô. Sức ghê
rợn khủng khiếp của bộ mặt làm cho đàn bà chửa xảy thai, hay đẻ ra thứ con
hai đầu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không những thế có lúc nó được miêu tả
mang màu sắc ma quái, “nó thét lên nghiến răng kèn kẹt, mái tóc đỏ hoe dựng
đứng, ngực thở phì phò như bể lò rèn, mắt tóe lửa…”. Cadimôđô bị mọi
người ghẻ lạnh, nguyền rủa, lánh xa hắn ở đâu là y như có tiếng chửi, tiếng
thét của mọi người “eo ôi! cái thằng gù trông gớm ghiếc!”, “tởm!” [9, 82].
Tạo hoá thật bất công, khéo bày trò khi nó mang đầy đủ những tật nguyền: gù,
chột, thọt, điếc! Cadimôđô, nó chỉ là “một thứ gần đủ”! Tất cả những gì xấu
nhất đều dồn hết về nó.
Cái lạ hóa được thể hiện rõ qua nhân vật Cadimôđô khi nhà văn xây
dựng nhân vật trung tâm này biểu tượng cho đám quần chúng dị dạng câm
lặng, không thể nào diễn đạt được ý nghĩ của mình. Đó là những người ăn
mày lở loét, què cụt, là những con người dưới đáy xã hội… Đó là nhân loại

còn ở giai đoạn ấu trĩ, đầy bản năng hung hãn nhưng bỗng chốc có thể hé ra
vẻ đẹp sáng ngời dưới lớp vỏ xù xì, xấu xí của mình.
Cadimôđô được xây dựng thành nhân vật là nơi tổng hợp mọi dị tật của
con người. Nếu chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi thì Cadimôđô cũng là một trong
vô vàn những đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng cái lạ hóa ở đây nhân vật không
chỉ bị bỏ rơi mà còn dị hợm và xấu xí đến mức người ta coi nó như một sinh

Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

18

Líp K36D CN V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Khoa Ng÷ V¨n

vật gợi sự xa lạ gợi trí tò mò. Người ta xua đuổi và kinh tởm nó khi nó còn là
một đứa trẻ.
Cadimôđô hiện lên là một nhân vật xấu ma chê quỷ hờn, điều này khiến
ta liên tưởng tới nhân vật trong sáng tác dân gian. Cụ thể, trong một số truyện
cổ tích người đọc bắt gặp nhiều cái tên như nàng Cóc, chàng hủi, Sọ Dừa…
với vỏ ngoài xấu xí nhưng bên trong rạng ngời phẩm chất. Với Cadimôđô, nó
không phải con người trong thế giới cổ tích nên không có cơ hội để xé bỏ vỏ
ngoài dị dạng, chính điều này đã làm cho Cadimôđô trở thành con người bất
hạnh, sống một cuộc đời cô độc tách biệt với cộng đồng xã hội loài người.
Nếu vẻ ngoài của hắn khiến người ta kinh sợ và khinh bỉ bao nhiêu thì
phẩm chất của hắn khiến người xung quanh phải ca ngợi và kính trọng hắn
bấy nhiêu. Huygô từng nói: “Cái bình thường là cái giết chết nghệ thuật” và

quả đúng như vậy, ông đã chứng minh điều này thông qua mối quan hệ của
nhân vật Cadimôđô với các nhân vật khác, đặc biệt là với nhân vật Clôđơ
Phrôlô và nhân vật Exmêranđa. Từ đó nhà văn làm bật lên vẻ đẹp trong hình
hài con quái vật.
Với Clôđơ Phrôlô, Huygô đã gọi mối quan hệ của Cadimôđô với ông ta
là giữa “con chó và chủ nó”. Với vị chủ này, hắn vừa yêu mến lại vừa cảm
phục và trung thành tuyệt đối. Bởi vì đơn giản Phrôlô là người duy nhất
không miệt thị và hắt hủi nó. Ông nhận nó làm con nuôi, dạy nó học cách đọc,
cách viết. Vì vậy ông là người đáng kính trọng nhất trong lòng nó. Cho nên
hắn luôn phục tùng mọi mệnh lệnh với thái độ không có gì so sánh nổi. Sau
hết và trên hết là lòng biết ơn. Một lòng biết ơn được đẩy tới tột cùng cho nên
có thể nói như lời tác giả lý giải đầy đủ tại sao Cadimôđô sẵn sàng làm tất cả,
kể cả việc “nhảy ngay từ ngọn tháp nhà thờ Đức Bà xuống đất” [9, 206] để
vừa lòng ông ta. Đó là một sự trung thành tuyệt đối.
Đến khi Exmêranđa bị treo cổ và giữa lúc khủng khiếp nhất ấy
Cadimôđô bắt gặp ánh mắt và tiếng cười của phó giáo chủ thì hắn mới “xô
Ph¹m ThÞ Ngäc DiÖp

19

Líp K36D CN V¨n


×