Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.66 KB, 31 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế phát triển
9013105

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ HÙNG DŨNG
TS. NGUYỄN VĂN BẢNG
TS. LÊ MAI THANH

Phản biện 1: PGS. TS. CÙ CHÍ LỢI
Phản biện 2: PGS. TS. TRẦN CÔNG SÁCH
Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển đất nước, Việt Nam

đã và đang đối diện với nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu phát
triển trở thành nước công nghiệp đến năm 2020. Giải pháp cho bài toán
này chính là việc tìm ra những yếu tố thành công quan trọng giúp thúc
đẩy nền kinh tế, tập trung mạnh mẽ những nhân tố này để tìm cách thoát
khỏi bẫy thu nhập trung bình và tình trạng kém phát triển.
Để thực hiện được việc đó, một trong những phương pháp được
nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng đó là hình thành các cực tăng
trưởng kinh tế và xây dựng các liên kết kinh tế để phát huy sức mạnh
vùng, phát triển vùng, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa với những khu vực lân
cận. Hay nói cách khác cách thức tiến hành là xây dựng liên kết kinh tế
ở vùng kinh tế trọng điểm.
VKTTĐPN đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội VKTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
(quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014). Về mặt tổng

thể, quan điểm, mục tiêu phát triển, và định hướng phát triển các lĩnh
vực trong VKTTĐPN đã được chính phủ nêu ra, tuy nhiên, về giải pháp
cụ thể để hiện thực các mong muốn và cụ thể là các liên kết kinh tế ở
VKTTĐPN chưa được làm rõ.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về
“Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Luận án tập trung vào nghiên cứu bản chất của xây dựng liên kết kinh tế
trong vùng kinh tế trọng điểm, đưa ra mô hình liên kết, đánh giá thực
trạng liên kết kinh tế của VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy
0


liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ sở trào lưu nghiên cứu liên kết
kinh tế phổ biến hiện nay của thế giới.


Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng liên kết
kinh tế của VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây
dựng và tăng cường liên kết kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của VKTTĐPN.



Mục tiêu cụ thể:
-


Làm rõ những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế vùng,

-

Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về liên kết kinh tế của các vùng,

-

Làm rõ thực trạng của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện
các mặt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của
VKTTĐPN,

-

Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN.



Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế của VKTTĐPN.



Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế của các chủ thể

đại diện trên địa bàn của VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền
Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng
Tàu, Đồng Nai.

Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết
định điều chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2016.

1


Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu vào các liên kết
kinh tế tại địa bàn là VKTTĐPN. Các liên kết này diễn ra ở nội vùng
của VKTTĐPN theo mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành bao gồm:
(i) môi trường liên kết; (ii) khung liên kết; (iii) hoạt động liên kết kinh
tế; và (iv) đánh giá mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế. Luận án
không xem xét liên kết kinh tế ngoại vùng.


Phương pháp nghiên cứu
-

Về cách tiếp cận chung: luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống,
đề cập cả các vấn đề lý luận đến các vấn đề thực tiễn. Luận án áp
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đặt đối tượng nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay và
trong sự phát triển liên tục.

-

Về phương pháp cụ thể:
+ Nguồn tư liệu và số liệu:

Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ
cấp từ Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo

cáo kết quả của các địa phương; thực hiện 24 cuộc phỏng vấn chuyên
gia sâu là những người đại diện cho các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và trường đại học ở 4 tỉnh, thành
thuộc VKTTĐPN.
Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu
Luận án đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia,
thực hiện 24 cuộc phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan
nhà nước, viện nghiên cứu, ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội,
và trường đại học:

2


Bảng 1.0: Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN
Loại hình tổ chức
S
T

Tỉnh,

T

thành

Doanh

Hội

BQL




Viện

nghiệp

nghề

KCN,

quan,

nghiên

Tổn

nghiệp

KCX

tổ chức

cứu,

g

Nhà

Trường


nước

Đại học

1

1

2

1

1

phố

1

Tp.Hồ

3

1

8

Chí
Minh
2


Bình

3

5

Dương
3

Bà Rịa

3

1

4

Vũng
Tàu
4

Tiền

4

1

2

3


4

7

Giang
Tổng

13

2

2

24

Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi
chép trong tư liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ
lục đính kèm). Trong đó, tiêu chí của mẫu nghiên cứu:
(i)

Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có
chuyên môn sâu trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp
quản lý của tổ chức được nghiên cứu

(ii)

Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện

3



từ các nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học,
viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp)
(iii)

Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên
cứu.



Quy trình nghiên cứu của luận án

Vấ n đề nghiên cứ u: xây dự ng liên
kế t kinh tế ở VKTTĐ PN

-

Mụ c tiêu nghiên cứ u:
Hệ thố ng lý thuyế t về xây
dự ng liên kế t kinh tế
Đ ánh giá thự c trạ ng liên kế t
kinh tế ở VKTTĐ PN
Đ ề xuấ t giả i pháp xây
dự ng liên kế t kinh tế ở
VKTTĐ PN

Tìm hiể u cơ sở lý luậ n và
thự c tiễ n xây dự ng liên kế t
kinh tế trên thế giớ i


Tìm hiể u thự c trạ ng xây
dự ng liên kế t kinh tế ở
VKTTĐ PN

Phân tích so sánh chuẩ n và đánh giá
(Benchmarking)

4
Đ ề xuấ t giả i pháp cho xây dự ng liên
kế t kinh tế ở VKTTĐ PN




Khung phân tích của luận án
Mô hình 3 lớp
Môi trường liên kết kinh tế (lớp 1):
i) Tài sản kế thừa do quá trình lịch sử và văn hóa tại mỗi vùng
ii) Đặc thù địa lý của vùng
iii) Thể chế và khung pháp lý trong vùng
iv) Môi trường kinh tế vĩ mô
v) Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng:
- Đặc tính quản lý vùng
- Các điều kiện nhân tố sản xuất: vị thế của vùng như lao
động, cơ sở hạ tầng;
- Các điều kiện nhu cầu: bản chất nhu cầu thị trường nội địa,
nhu cầu khách hàng;
- Các ngành hỗ trợ và có liên quan: sự hiện diện các tổ chức
hỗ trợ, cung ứng dịch vụ, và các ngành liên quan khác nhằm

tạo ra năng lực cạnh tranh quốc tế cho các ngành sản xuất.
Hệ thống liên kết kinh tế (lớp 2):
Xây dựng khung liên kết và quy trình liên kết
Vai trò các chủ thể liên quan trong liên kết kinh tế
-

Vai trò của chính phủ với liên kết

-

Vai trò của trường đại học với liên kết

-

Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết

-

Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết

-

Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết

Hoạt động liên kết kinh tế (lớp 3)
Hoạt động cụ thể của liên kết kinh tế theo lĩnh vực mà các doanh
nghiệp tham gia vào liên kết

5



- Công nghiệp
- Dịch vụ: thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Ngành nghề khác
Đánh giá theo 5 mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế
Mức 1: Giai đoạn khởi đầu
Mức 2: Giai đoạn lặp
Mức 3: Giai đoạn hoàn chỉnh
Mức 4: Giai đoạn đối sánh chuẩn quốc tế
Mức 5: Giai đoạn tối ưu


Tính mới và đóng góp của luận án
(i)

Cụ thể cơ sở lý luận về liên kết kinh tế cho phát triển vùng

(ii)

Đưa ra mô hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành giúp làm
cơ sở quan trọng để xây dựng các liên kết kinh tế ở
VKTTĐPN nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm
khác nói chung

(iii)

Làm rõ thực trạng liên kết vùng vùng KTTĐPN và những
hạn chế, yếu kém, nguyên nhân cản trở liên kết kinh tế;


(iv)

Đề xuất một số giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh
tế ở vùng KTTĐPN.



Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các

chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế
trọng điểm

6


Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh
tế VKTTĐPN.

7


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY
DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.1 Nghiên cứu về vùng, phát triển kinh tế vùng, và liên kết kinh tế
vùng

Các công trình nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng như trên thế
giới có rất nhiều.
Công trình nghiên cứu của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk
(2013) [115] “Vai trò của cực tăng trưởng đối với phát triển vùng”.
Công trình của Nguyễn Bá Ân (2013) [9] bàn về “phân tích vùng,
quy hoạch và phát triển vùng, phương pháp quy hoạch vùng, trình tự
quy hoạch vùng”.
Công trình của Hồ Kỳ Minh & Lê Minh Nhất Duy (2013) [3] về
“liên kết kinh tế vùng từ lý luận đến thực tiễn”.
Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
Ương (2010) [8] “Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại
Cộng Hòa Liên Bang Đức”.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân (2012) [11] “Liên
kết vùng từ lý luận đến thực tiễn” được thực hiện bởi Phòng nghiên
cứu phát triển kinh tế Vùng, Viện Kinh tế Việt Nam.
1.2 Nghiên cứu về cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị
Hiện tại có rất nhiều cụm liên kết ngành thành công trên thế giới.
Đầu tiên phải nói đến Thung lũng Silicon chính là một trong những
cụm liên kết thành công và là mô hình mẫu cho nhiều liên kết kinh tế
trên thế giới.
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) [67],

8


cụm liên kết đã trở thành vai trò hạt nhân cho việc xây dựng chính
sách ngành, chính sách vùng, và chính sách đổi mới của thế giới hiện
đại.
1.3 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm
Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) [10]: Vùng kinh

tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có
khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy
mạnh quá trình phát triển cho chính mình, và tiến tới đóng được vai trò
chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
Theo Jean-Paul (2015), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cực tăng
trưởng (growth poles) là phát triển kinh tế không thể dàn trải trên toàn
bộ một vùng, mà thay vào đó sẽ chỉ diễn ra ở những cực cụ thể.
1.4 Nghiên cứu về các hình thức liên kết kinh tế vùng
1.4.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô
Theo Nguyễn Văn Huân (2012) [11], liên kết giữa các chủ thể vĩ
mô bao gồm:
Liên kết dọc: phân cấp Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ
với các Sở ban ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo
địa phương
1.4.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
Các chủ thể vi mô tham gia vào trong chuỗi giá trị và chuỗi cung
ứng bao gồm: các vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị và 3 vị trí trong
chuỗi cung ứng bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng.
Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là phương pháp quản trị hiện đang
được chú ý và vận dụng của nhiều doanh nghiệp nhằm tăng khả năng
cạnh tranh, tính liên kết, và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng

9


toàn cầu.
1.4.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị
Theo Sule Akkounlu (2013), liên kết nông thôn – đô thị đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, lao động, và thịnh vượng.
Tuy nhiên, liên kết này hiện tại chưa được nhận ra đầy đủ và vì thế các

chính sách kinh tế và thương mại quốc gia đã ít chú trọng hoặc bỏ qua
ở nhiều quốc gia.
1.5 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng và phát triển
VKTTĐ
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết
vùng. Một số công trình khác cũng đã nghiên cứu về cụm liên kết
ngành và chuỗi giá trị. Tuy nhiên, sử dụng liên kết kinh tế như là giải
pháp cho phát triển vùng với phương pháp khác biệt là xây dựng từ mô
hình 3 lớp và 5 mức độ trưởng thành thì chưa có công trình nào đề cập
ở VKTTĐPN nói riêng và cả nước nói chung. Trong khi VKTTĐPN là
đầu tàu của cả nước, việc hình thành các liên kết tăng sức cạnh tranh
và đạt được mục tiêu cấp vùng là vô cùng cần thiết.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1 Bản chất, đặc điểm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1 Khái niệm vùng, vùng kinh tế trọng điểm
Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng
kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội
tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả
nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy
10


hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.
Các đặc trưng trong vùng bao gồm:
-


Phạm vi kinh tế vùng

-

Trung tâm kinh tế vùng

-

Mạng lưới liên kết kinh tế vùng và cụm liên kết ngành

-

Chuyên môn hóa kinh tế vùng

-

Phát triển tổ hợp kinh tế vùng

-

Hiệu ứng mở rộng liên hệ kinh tế vùng ra bên ngoài vùng.

2.1.2 Vai trò và đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm
Theo website chính phủ Việt Nam thì Vùng kinh tế trọng điểm là
vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và đóng vai trò có ý
nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng
bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
-Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể
thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước.

-Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn
các nhà đầu tư.
-Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát
triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
-Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để
từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
2.1.3 Cấu trúc phát triển kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
Phương thức phát triển vùng kinh tế nói chung hay vùng kinh tế
trọng điểm theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) [115],

11


có một số mô hình như trình bày dưới đây:
- Hình thành các cực tăng trưởng
- Hội tụ “Agglomerates”
- Xây dựng cụm liên kết ngành
2.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm và tiêu chí đánh giá
2.2.1 Khái niệm và phân loại liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là sự kết nối của các bên liên quan có thể bao gồm:
các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chính phủ, tổ chức nghiên cứu, tổ
chức tài chính, trường đại học,… tham gia nhằm mục đích nâng cao
năng lực cạnh tranh và đạt được một số mục tiêu được xác định trước.
Liên kết kinh tế là một biện pháp quản lý kinh tế mà ở đó các quan hệ
kinh tế được tập hợp một cách chủ động nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu
quả của các hoạt động kinh tế.
2.2.2 Đặc điểm của liên kết kinh tế
- Tăng cường tập trung vào môi trường kinh doanh vi mô thay vì
phương pháp cổ điển thường thấy là tập trung vào điều chỉnh
môi trường vĩ mô.

- Có kế hoạch dài hạn để phát triển năng lực cạnh tranh của liên
kết kinh tế hơn là tập trung vào các doanh nghiệp đơn lẻ hoặc
các ngành.
- Tập trung trên một vùng hoặc khu vực địa lý.
- Tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong liên kết, xây dựng
niềm tin, tăng đàm thoại để tạo ra các giải pháp cho vấn đề
chung
- Đưa ra giải pháp để huy động tài chính thay vì thực hiện chính
sách tài trợ sử dụng ngân sách nhà nước. Khác với cách cổ điển

12


là thực hiện các chính sách tài trợ từ nhà nước và ưu đãi thuế.
2.2.3 Cấu trúc các lớp trong liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng
điểm
Mô hình 3 lớp dưới đây do tác giả đề xuất được sử dụng để phân
tích, xây dựng, và phát triển các liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế hoạt động trên cơ sở mô hình 3 lớp: 1) môi trường
liên kết 2) hệ thống, khung liên kết và 3) hoạt động trong liên kết.
Trong đó:
2.2.4 Vai trò của các chủ thể tham gia xây dựng, phát triển liên kết
kinh tể ở vùng kinh tế trọng điểm
Liên kết kinh tế hình thành cần có sự tham gia của các bên liên quan
sau:
-

Vai trò của chính phủ với liên kết:

-


Vai trò của trường đại học với liên kết:

-

Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết:

-

Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết :

-

Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết:

-

Vai trò tổ chức tài chính:

-

Vai trò của doanh nghiệp:

-

Một số vai trò khác có thể phát sinh tùy vào đặc trưng riêng của liên
kết kinh tế.

2.2.5 Nội dung và phương thức xây dựng, phát triển các liên kết
kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm

Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) [67],
môi trường kinh doanh bao gồm 4 thành phần: i) tài sản kế thừa do quá trình
lịch sử và văn hóa tại mỗi vùng; ii) đặc thù địa lý của vùng; iii) thể chế và
khung pháp lý trong vùng; và iv) môi trường kinh tế vĩ mô.
13


2.2.5.2 Thiết lập các liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
-

Liên kết dọc

-

Liên kết ngang

-

Liên kết cụm ngành

2.2.5.3 Phân bổ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong tổ
chức, quản lý sự hình thành, phát triển các liên kết kinh tế ở vùng
kinh tế trọng điểm
Việc phân bổ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong tổ
chức, quản lý sự hình thành, phát triển của các liên kết kinh tế phụ thuộc
nhiều vào hoạt động cụ thể của liên kết đó. Tùy thuộc vào tính chất, mục
tiêu, và đặc điểm của từng liên kết kinh tế mà hoạt động của các doanh
nghiệp có thể sẽ có những vai trò và chức năng khác nhau.
2.2.6 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá liên kết kinh tế ở vùng kinh tế
trọng điểm

Có nhiều tiêu chí để đánh giá liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng
điểm như:
-

Đánh giá theo trình độ liên kết

-

Đánh giá theo quy mô liên kết

-

Đánh giá theo hiệu quả liên kết

2.3 Tác động của các liên kết kinh tế đến sự phát triển của vùng
kinh tế trọng điểm
Liên kết kinh tế có thể tác động đến:
-

tăng trưởng kinh tế vùng

-

chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

-

hệ số mở cửa và hội nhập quốc tế

-


hình thành phát triển đồng đều giữa các địa phương

-

tạo việc làm

14


-

môi trường sinh thái

Phương pháp đánh giá tác động thông qua mô hình CPIM như sau:
-

Tác động của việc thiết lập môi trường, chính sách đối với kết
quả liên kết kinh tế

-

Tác động của việc lựa chọn mục tiêu

-

Tác động của quy trình xây dựng liên kết kinh tế

2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến xây dựng và phát triển các liên
kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm

-

Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ:

-

Quy hoạch

-

Kết cấu hạ tầng

-

Trình độ nhân lực của vùng

-

Trình độ công nghệ

-

Năng lực doanh nghiệp trong vùng:

-

Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên
quan

-


Thị trường và hội nhập quốc tế:

2.5 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng các liên kết kinh tế và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-

Liên kết kinh tế cho công nghiệp sáng tạo và phương tiện
kỹ thuật số của Scotland

-

Liên kết kinh tế cho ngành điện tử tiêu dùng ở Catalonia,
Tây Ban Nha

-

Liên kết kinh tế cho ngành công nghiệp tự động ở AC
Styria, Áo

-

Liên kết kinh tế cho ngành dệt may CITER ở Emilia-

15


Romagna, Italy
2.5.5 Bài học kinh nghiệm rút từ tổng quan nghiên cứu và ví dụ thực
tiễn

Qua bài học thành công các liên kết điển hình trên thế giới cho thấy:
-

Các liên kết kinh tế được hình thành theo nguyên tắc từ trên xuống
(top-down). Nghĩa là có sự tham gia đầu tiên từ chính phủ để tạo ra
môi trường phù hợp cho liên kết. Chính phủ có vai trò quan trọng
trong việc định hướng, tạo tầm nhìn chung cho vùng, nâng cao nhận
thức và tạo động lực để các bên liên quan tham gia trong hoạt động
của liên kết.

16


Chương 3
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
3.1 Khái quát thực trạng trong phát triển kinh tế ở Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là vùng kinh tế phát triển năng động,
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế
của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng
sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong hội nhập, mở
rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu
vực Đông Nam Á và thế giới.
3.2 Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển các liên
kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3.2.1 Thể chế và khung pháp lý trong vùng
Theo quyết định mới nhất, ngày 25/06/2015 Thủ tướng chính phủ

đã ban hành quyết định số 941/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều
phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 trên
cơ sở tổ chức lại tổ chức điều phối phát triển các VKTTĐ hiện có để
thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo,
điều phối hoạt động phát triển của các VKTTĐ.
3.2.2 Mô hình kim cương – phân tích lợi thế cạnh tranh vùng
-

Đặc tính quản lý vùng

-

Điều kiện nhân tố sản xuất

17


-

Các điều kiện nhu cầu và thị trường

-

Các ngành hỗ trợ và liên quan

3.2.3 Vai trò của các chủ thể liên quan
-

Môi trường vĩ mô dưới góc nhìn của doanh nghiệp


-

Viện nghiên cứu dưới góc nhìn của doanh nghiệp

-

Hội nghề nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp

-

Góc nhìn của hiệp hội đối với liên kết

-

Góc nhìn của trường đại học đối với liên kết

-

Góc nhìn của Ban quản lý khu công nghiệp về liên kết

3.2.4 Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp (lớp 3)
3.3 Thực trạng tác động của các liên kết kinh tế đến phát triển Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam
Khảo sát các yếu tố tác động đến liên kết trong mô hình CPIM
mặc dù VKTTĐPN tồn tại một vài nhân tố cơ bản để có thể xây
dựng các liên kết kinh tế. Tuy nhiên, về mặt chính thống các liên kết
chưa được hình thành và chú trọng, các nhân tố quan trọng để thúc
đẩy sự thành công cho liên kết cũng chưa được đẩy mạnh. Việc hình
thành và phát triển các liên kết kinh tế ở VKTĐPN còn nhiều khó
khăn.

3.4 Đánh giá chung thực trạng các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
-

Đánh giá môi trường liên kết

-

Về cơ chế chính sách

-

Quy hoạch địa phương có căn cứ vào lợi thế cạnh tranh

-

Vấn đề quy hoạch chưa chú trọng đến liên kết vùng

-

Thiếu sự phối hợp trong quy hoạch

18


-

Kết nối hạ tầng giao thông trong vùng chưa được đồng bộ

-


Bài toán đào tạo nhân lực thiếu liên kết

- Liên kết giữa các địa phương chưa chặt chẽ
-

Kết quả đánh giá liên kết vùng chưa phản ánh thực tế

3.5 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
o Sự nhận thức chưa đầy đủ của các bên liên quan về lợi ích của
liên kết kinh tế.
o Liên kết giữa các địa phương chưa chặt chẽ
o Chưa có hệ thống lý luận rõ ràng trong việc xây dựng liên kết
kinh tế
o Hạ tầng thông tin, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và các
nền tảng khác chưa hỗ trợ cho liên kết kinh tế
o Kết nối hạ tầng giao thông trong vùng chưa được đồng bộ
o Bài

toán

đào

tạo

nhân

19

lực


thiếu

liên

kết


Chương 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THÚC ĐẨY LIÊN
KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
4.1 Bối cảnh và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, phát
triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến
năm 2030
-

Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ: chính phủ bắt đầu
có sự quan tâm hơn về việc xây dựng các liên kết kinh tế theo hình
thức cụm liên kết và chuỗi giá trị.

-

Quy hoạch: chính phủ đã có quy hoạch cho VKTTĐPN theo quyết
định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.

-

Kết cấu hạ tầng: Có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ

và hiện đại. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đa dạng, văn
minh và an toàn kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các đô thị vệ
tinh, các huyện và với các đô thị ngoài vùng.

-

Trình độ nhân lực của vùng: Phát triển giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa và giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến căn
bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô.

-

Trình độ công nghệ: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
trong vùng, tăng cường đầu tư cho các Viện nghiên cứu đầu ngành,
trung tâm khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm trọng
điểm, các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Năng lực
doanh nghiệp trong vùng: Doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới, áp
dụng các mô hình quản lý hiện đại; có khả năng áp dụng phương

20


pháp quản lý tiên tiến
-

Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên
quan: các bên liên quan ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của hợp tác cụm liên kết và chuỗi giá trị trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vùng, và quốc gia.


-

Thị trường và hội nhập quốc tế: có nhiều cơ hội hội nhập toàn
cầu trong giai đoạn hiện tại và sắp tới.

4.2 Quan điểm, mục tiêu, và định hướng phát triển các liên kết kinh
tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030
Bảng 4.3 định hướng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Thời gian
2016 – 2020

Định hướng thực hiện
-

Xây dựng thể chế cho liên kết ở VKTTĐPN

-

Đào tạo nhận thức chung cho các bên liên quan: cơ
quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, … về nội
dung liên kết kinh tế, cụ thể là 3 lớp kiểm soát và 5
mức độ trưởng thành

-

Lựa chọn một số lĩnh vực cốt lõi, trọng yếu để thực
hiện việc xây dựng các liên kết

2021 – 2025


-

Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm

-

Nâng cao số lượng và chất lượng liên kết trên toàn
vùng

-

Tạo các liên kết kinh tế trong hầu hết các lĩnh vực
và có sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp

-

Báo cáo nhất quán trong toàn vùng

-

Thiết lập tiêu chí nhất quán và thực hiện cải tiến
liên tục

21


-

Vận động sự tham gia mạnh mẽ của các doanh
nghiệp và tổ chức hỗ trợ (trường đại học, viện

nghiên cứu, tổ chức tài chính, chính phủ, hiệp hội,..)

2026 – 2030

-

Xây dựng khung liên kết, mục tiêu liên kết cạnh
tranh và so sánh với các liên kết trên thế giới

-

Đào tạo nhận thức và nâng cao trình độ quản lý,
năng lực tham gia của các bên liên quan tương thích
với năng lực ở các liên kết chuẩn mực toàn cầu

2031 – 2035

-

Có báo cáo nhất quán toàn vùng

-

Thiết lập tiêu chí đánh giá và cải tiến liên tục

-

Tìm ra những điểm cải tiến do đặc thù riêng của
vùng trên nền tảng của những phương pháp, tiêu chí
toàn cầu


-

Là mô hình nổi bật và hàng đầu và là mô hình mẫu
cho nhiều liên kết trong nước cũng như trên thế giới
học tập

-

Tối ưu hóa hoạt động của các liên kết làm cho phù
hợp thực tiễn và hiệu quả cao nhất.

4.3 Giải pháp xây dựng, phát triển các liên kết kinh tế ở Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025
4.3.1 Các giải pháp tăng cường lớp 1: thể chế, chính sách
Chính phủ cần tập trung vào các giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức các cán bộ lãnh đạo và những người liên
quan
Sớm ban hành các chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc hình

22


×