Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giáo trình an toàn lao động trong thi công công trình thủy lợi (phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 59 trang )

ATLĐ (2007)
1

Chương 1 (1,5 tiết)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm về bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là môn khoa học nghiên cứu
các vấn đề về hệ thống các văn bản luật pháp và các
biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế xã hội, kỹ
thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ
sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá
trình lao động.
1.2. Nội dung của bảo hộ lao động. Gồm 4 phần:
- Luật pháp bảo hộ lao động;
- Vệ sinh lao động (VSLĐ);
- Kỹ thuật an toàn lao động (KTATLĐ);
- Kỹ thuật phòng chống cháy (KTPPC).
1.3. Những quan điểm cơ bản trong công tác bảo hộ
lao động
1/. Con người là vốn quý nhất của xã hội;
2/. Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với
quá trình tổ chức lao động sản xuất. theo đúng phương
châm “bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo
đảm an toàn lao động”;
3/. Công tác bảo hộ lao động phải thực hiện đầy đủ
3 tính chất: Khoa học kỹ thuật, luật pháp và quần chúng;
4/. Người sử dụng lao động chòu trách nhiệm chính trong
việc bảo hộ lao động cho người lao động.
1.4. Hệ thống luật pháp và các quy đònh hiện hành
về bảo hộ lao động


Bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, tiêu
chuẩn VSLĐ, quy phạm về quản lý và các chế độ cụ thể
(xem phụ lục 1)
1.4.1. Những nội dung chủ yếu của luật pháp BHLĐ
1/. Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu của BHLĐ là đảm bảo cho người lao động
không bò ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các
yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất.
2/. Phạm vi đối tượng của công tác BHLĐ
- Người lao động: Đảm bảo cho mọi người lao động
được làm trong điều kiện an toàn, vệ sinh không bò tai nạn
lao động, không bò bệnh nghề nghiệp.
- Người sử dụng lao động: Tất cả các doanh nghiệp;
các cơ sở kinh doanh, dòch vụ thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau; các cá nhân có sử dụng lao động; các cơ quan
hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trò xã hội; các cơ quan
tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt nam ... có sử
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
2


dụng lao động là người Việt Nam đều có trách nhiệm tổ
chức thực hiện pháp luật về BHLĐ trong đơn vò mình.
3/. Các quy đònh về kỹ thuật an toàn và VSLĐ
a/ Nhà nước ban hành tiêu chuẩn KTAT, VSLĐ, quy phạm
quản lý đối với từng loại máy, thiết bò, công trình, kho
tàng, hóa chất nơi làm việc.
b/ Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật các dự án xây
dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng... chủ đầu tư phải lập
và bảo vệ luận chứng về an toàn và VSLĐ.
c/ Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải
thực hiện đúng luận chứng về an toàn và VSLĐ trong dự
án đã được hội đồng thẩm đònh dự án chấp thuận.
d/ Người sử dụng lao động phải đònh kỳ kiểm đònh,
bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bò, nhà xưởng và
đònh kỳ đo đạc các yếu tố VSLĐ tại nơi làm việc và thực
hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn
được làm việc trong điều kiện an toàn và VSLĐ theo tiêu
chuẩn đã nêu ở điểm a/.
e/ Tại những nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm,
có hại dễ gây tai nạn lao động, sự cố sản xuất đe dọa
đến tính mạng, sức khỏe của người lao động thì người sử
dụng lao động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường
hợp khẩn cấp, phải trang bò phương tiện cấp cứu kỹ thuật,
cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kòp thời, có hiệu quả.
g/ Các cơ quan, đơn vò doanh nghiệp hoặc cá nhân
muốn nhập khẩu các loại máy, thiết bò, vật tư,.. đều
phải thông qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ lao động Thương binh và xã hội thẩm đònh về mặt an toàn trước khi
xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.
h/ người sử dụng lao động phải trang bò cho người lao
động (không thu tiền) các loại trang thiết bò bảo vệ cá

nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm
có hại do công việc.
1.4.2. Quyền và nghóa vụ của người sử dụng lao
động và người lao động
1/. Đối với người sử dụng lao động
a/ Trách nhiệm:
- Hàng năm phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ
và cải thiện điều kiện lao động;
- Trang bò đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và
các chế độ khác về ATLĐ, VSLĐ theo quy đònh của nhà
nước;
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy đònh,
nội quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ;
- Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ;
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
3

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy
đònh, biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động;
- Tổ chức khám sức khỏe đònh kỳ cho người lao động

theo tiêu chuẩn chế độ quy đònh;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy đònh khai báo, điều tra
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp v.v....với Sở lao độngThương binh và xã hội, Sở y tế ở đòa phương.
b/ Có quyền:
- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy đònh, nội
quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ;
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỹ
luật người vi phạm thực hiện ATLĐ, VSLĐ;
- Khiếu nại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
quyết đònh của thanh tra viên ATLĐ nhưng vẫn phải nghiêm
chỉnh chấp hành quyết đònh đó.
2/. Đối với người lao động
a/ Nghóa vụ:
- Chấp hành các quy đònh, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có
liên quan đến công việc được giao;
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ
cá nhân đã được trang cấp;
- Phải báo cáo kòp thời với người có trách nhiệm khi
phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục
hậu quả TNLĐ.
b/ Có quyền:
- Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh cũng như được cấp các thiết bò cá nhân, được huấn
luyện thực hiện biện pháp ATLĐ;
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi
thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng
tính mạng, sức khỏe của mình và sẽ không tiếp tục làm
việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục;
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy đònh
của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về ATLĐ
và VSLĐ trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.
1.5. Quản lý nhà nước về BHLĐ
1/. Bộ lao động - Thương binh và xã hội
Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành
các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ cũng như
xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy
phạm, tiêu chuẩn phân loại lao động; hướng dẫn các cấp,
ngành thực hiện về ATLĐ và thanh tra, tổ chức thông tin
huấn luyện, hợp tác với nước ngoài và các tổ chức
quốc tế trong lónh vực về ATLĐ.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
4

2/. Bộ y tế
Xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống quy phạm
VSLĐ, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công
việc; hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện;
thanh tra VSLĐ, tổ chức và điều trò bệnh nghề nghiệp.

3/. Bộ khoa học công nghệ và môi trường
Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng
KHKT về ATLĐ, VSLĐ; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, chất
lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong
lao động, cùng với Bộ lao động- Thương binh và xã hội, Bộ
y tế xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật nhà nước về ATLĐ, VSLĐ.
4/. Bộ giáo dục và đào tạo
Chỉ đạo đưa nội dung ATLĐ, VSLĐ vào giảng dạy ở
trường Đại học, các trường kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý
và dạy nghề
5/. UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong đòa
phương mình.
6/. Thanh tra nhà nước về AT- VSLĐ
- Thanh tra việc chấp hành các quy đònh về lao dộng,
về ATLĐ và VSLĐ.
- Điều tra TNLĐ và những vi phạm tiêu chuẩn VSLĐ
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao
động và vi phạm pháp luật lao động.
- Xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn ATLĐ, các
giải pháp trong các dự án xây dựng, kiểm tra và cho phép
sử dụng những máy móc, thiết bò, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ (Danh mục do Bộ LĐ - TB và XH quy
đònh)
- Quyết đònh xử lý các vi phạm về pháp luật lao động
theo thẩm quyền của mình và kiến nghò các cơ quan có
thẩm quyền xử lý.
7/. Tổ chức công đoàn
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu ứng dụng

kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn
ATLĐ, VSLĐ.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động người
lao động chấp hành pháp luật bảo hộ lao động và có
quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện
pháp bảo đảm ATLĐ
- Cử đại diện tham gia điều tra các vụ TNLĐ, có quyền
kiến nghò cơ quan nhà nước hoặc tòa án xử lý trách
nhiệm đối với những người để xảy ra tai nạn lao động.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
5

- Tham gia góp ý với người sử dụng lao động trong
công việc xây dựng kế hoạch BHLĐ.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn
vệ sinh viên, thay mặt tập thể người lao động ký thỏa
ước tập thể về BHLĐ với người sử dụng lao động.
1.6. Khai báo, điều tra, đánh giá tình hình tai nạn lao
động
1.6.1. Mục đích

Khai báo, điều tra và đánh giá tình hình tai nạn lao
động để đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
các trường hợp tai nạn tương tự hoặc tái diễn, đồng thời
để phân rõ trách nhiệm đối với người sử dụng lao động
và người lao động, thực hiện chế độ bồi thường.
1.6.2. Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong xây dựng
thủy lợi
1/. Điều kiện lao động
- Ngành xây dựng thủy lợi có nhiều nghề và công
việc nặng nhọc, khối lượng về thi công cơ giới và lao động
thủ công lớn.
- Công nhân xây dựng phần lớn phải thực hiện công
việc ở ngoài trời, chòu ảnh hưởng xấu của thời tiết, khí
hậu: nóng gắt, mưa gió và giông bão.
- Nhiều công việc phải làm việc trong môi trường ô
nhiễm của các yếu tố độc hại.
- Công nhân phải làm việc trong điều kiện di chuyển
ngay trong một công trường, môi trường và điều kiện lao
động luôn luôn thay đổi.
2/. Nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Có các nhóm sau: nguyên nhân kỹ thuật, nguyên
nhân tổ chức, nguyên nhân vệ sinh môi trường và
nguyên nhân bản thân (chủ quan).
1.6.3. Phương pháp khai báo, điều tra, đánh giá tình
hình tai nạn lao động
1/. Khai báo điều tra
a) Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động
phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản, có sự tham gia
của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở.

b) Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bò
bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, thống kê và
báo cáo theo quy đònh. Khai báo, điều tra phải khẩn trương,
kòp thời; bảo đảm tính khách quan; cụ thể và chính xác.
2/. Phương pháp phân tích nguyên nhân TNLĐ và đánh giá
tình hình TNLĐ
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
6

a/ Các phương pháp phân tích nguyên nhân
- Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu
TNLĐ và các biên bản đã lập, tiến hành thống kê theo
nghề nghiệp; theo công việc; theo tuổi đời, tuổi nghề; theo
giới tính; thời điểm trong ca, tháng và năm.
- Phương pháp đòa hình: Dùng dấu hiệu có tính chất quy
ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát
hiện được các tai nạn do tính chất đòa hình. - Phương pháp
chuyên khảo:
+ Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và
kỹ thuật theo các số liệu thống kê.

+ Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với
các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công và
các biện pháp an toàn đã thực hiện.
+ Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.
b/ Đánh giá tình hình TNLĐ.
- Đánh giá tình hình TNLĐ căn cứ vào hệ số tần suất
tai nạn (Kts) tính theo tỷ lệ phần nghìn.
K tS =

S
1000
N

(1-1)

Trong đó:

S: Số người bò tai nạn
N: Số người làm việc bình quân hàng ngày.
- Để biết tình trạng tai nạn, dùng hệ số nặng nhẹ (K n)
và số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bò
tai nạn.
Kn =

D
S

(1-2)
Trong đó: D là tổng số ngày nghó việc do tai nạn lao
động gây ra, trường hợp mất sức lao động hoặc chết

người thì phải đánh giá riêng.
- Để đánh giá một cách tổng quát, dùng hệ số tai
nạn chung (Ktn)
Ktn = Kts* Kn
Trong đó: Kts, Kn đã giải thích trong công thức (1-1) và
(1-2).

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
7

Chương 2 (1,5 tiết)

VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1. Khái niệm chung về vệ sinh lao động
2.1.1. Các yếu tố gây tác hại sức khỏe người lao
động và phân loại bệnh nghề nghiệp trong ngành
xây dựng
Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con
người riêng lẻ hay kết hợp trong điều kiện sản xuất gọi là
tác hại nghề nghiệp.

Kết quả tác dụng này gây suy giảm sức khỏe và có
thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp.
2.1.2. Biện pháp phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp
Sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ
chức:
1) Lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí
hậu (nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển không khí) khi
thiết kế nhà xưởng.
2) Loại trừ tác dụng có hại của chất độc và nhiệt
độ cao bằng các thiết bò thông gió, hút thải hơi khí, bụi
độc. Thay các chất độc hại dùng trong sản xuất bằng
chất ít hoặc không độc, hoàn chỉnh tổ chức các quá trình
thi công, nâng cao mức cơ khí hóa để giảm bớt lao động
bằng chân tay, giảm bớt sự tiếp xúc của người lao động
với khí độc.
3) Làm giảm hoặc triệt tiêu tiếng ồn và rung động.
4) Có chế độ lao động riêng đối với một số công
việc nặng nhọc như rút ngắn thời gian làm việc trong
ngày, cho nghỉ ngắn sau 1-2 giờ làm việc.
5) Đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo ở chỗ
làm việc theo tiêu chuẩn yêu cầu.
6) Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc
sử dụng các chất phóng xạ
7) Sử dụng hoa sen không khí và nước, hoặc các thiết
bò vệ sinh đặc biệt dưới dạng màn che, màu nước để
giảm nóng cho người lao động.
8) Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho các
cơ quan thò giác, hô hấp, da v.v....... như kính, mặt nạ, bình
thở, găng tay, quần áo BHLĐ.
2.1.3. Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất

1) Các yếu tố vi khí hậu: là nhiệt độ, độ ẩm tương đối,
tốc độ lưu chuyển không khí và bức xạ nhiệt.
-Khi lượng ôxy trong không khí giảm xuống chỉ còn 12%
thì con người sẽ thấy khó thở, ở tình trạng này cơ thể con
người chòu được không quá nữa giờ.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
8

-Thân nhiệt của người thường ở mức 36 oC÷37oC. Nếu
nhiệt độ môi trường từ 15 ÷ 25 oC và độ ẩm tương đối
của không khí từ 35÷70% thì mức độ tỏa nhiệt của con
người là bình thường.
Khi nhiệt độ không khí trên 30 oC, nếu độ ẩm tương
đối của không khí từ 75 ÷ 85% trở lên thì sự điều hòa
nhiệt độ cơ thể khó khăn, làm giảm sự tỏa nhiệt bằng
con đường bốc hơi mồ hôi,
-Sự tỏa nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào cường
độ lao động, tiêu tốn calo.
-Lượng nhiệt tạo ra trong cơ thể phụ thuộc lượng ôxy hít
vào.

2/ Biện pháp bảo đảm các điều kiện vi khí hậu và tiện
nghi lao động
- Điều kiện vi khí hậu tối ưu ở nước ta có thể lấy như
sau: Về mùa đông nhiệt độ không khí 20÷24 oC, độ ẩm
tương đối 80÷65%, tốc độ lưu chuyển không khí không quá
0,2÷0,3m/s; về mùa hè nhiệt độ 22 ÷28 oC, độ ẩm tương
đối 75 ÷ 65% tốc độ lưu chuyển không khí không quá 3m/s.
- Bảo đảm trao đổi không khí bằng thông gió tự
nhiên.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo
ở những phòng làm việc nóng. Nếu cường độ bức xạ từ
0,25 ÷ 1Cal/cm2.phút cần bảo đảm tốc độ gió là 0,3m/s
khi có thông gió chung và 0,7 ÷ 2,0m/s khi có thông gió
cục bộ.
- Ở những nơi có cục bộ tỏa nhiệt lớn (lò rèn, lò
hấp sấy......) nên đặt nắp chụp hút gió tự nhiên hoặc
cưỡng bức ở phía trên.
- Các thiết bò bức xạ nhiệt (lò đốt, sấy hấp) phải
bố trí ở các phòng riêng, nếu cho phép về quá trình công
nghệ nên bố trí các loại lò ở ngoài nhà.
- Cải thiện kỹ thuật, cơ giới hóa các thao tác nặng
nhọc để làm giảm sức lao động.
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần áo
bằng vải sợi có sợi chống nhiệt cao ở những nơi nóng,
kính màu, kính mờ ngăn được các tai hại cho mắt.
- Tạo điều kiện nghó ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho
người lao động. Cung cấp nước uống đầy đủ, có chỗ tắm
rửa sau khi làm việc.
- Có tấm che nắng cho người làm việc ngoài trời.
- Sơn mặt ngoài buồng lái các máy xây dựng bằng

sơn có hệ số phản chiếu tia nắng lớn.
2.2. Chống bụi
2.2.1. Nguyên nhân phát sinh bụi
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
9

Bui sản xuất thường tạo ra nhiều trong các khâu thi
công: thi công đất đá, nổ mìn, sản xuất và vận chuyển
vâït liệu xây dựng v.v....
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào nồng độ
bụi trong không khí.
2.2.2. Tác hại của bụi
Tùy theo loại bụi, mức độ tác hại của các loại bụi lên
da, cơ quan hô hấp và mắt phụ thuộc tính chất lý hóa, tính
độc hại, độ to nhỏ và nồng độ của bụi.
a) Các loại bụi: bụi hữu cơ, bụi vô cơ và bụi hổn hợp
- Bụi hữu cơ: bụi lông động vật, bụi xương và bụi thực
vật như: bụi gỗ, bụi bông v.v.
- Bụi vô cơ: Bụi khoáng, thạch anh, gốm, xi măng, bụi
kim loại.

Nếu xét theo kích thước hạt bụi có thể chia ra:
- Bụi kích thước hạt lớn có thể nhìn thấy được
- Bụi kích thước hạt nhỏ chỉ nhìn được qua kính hiển vi
hoặc kính hiển vi điện tử. Những loại hạt nhỏ này rơi chậm
hoặc bay lơ lững trong không khí.
b) Tác hại của bụi
- Bụi chui qua khí quản, hạt nhỏ hơn lọt sâu vào phế
nang gây ra các bệnh về phổi. Làm việc thường xuyên
trong môi trường nhiều bụi, sau một thời gian dài có thể bò
bệnh bụi phổi ở các dạng bụi Silic, bụi silicát, bụi than, bụi
nhôm. Bệnh bụi Silic là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm
nhất.
- Các hạt bụi cứng, cạnh sắc có thể gây chấn thương
về mắt, ngoài ra bụi có thể làm sưng lỗ chân lông dẫn
đến bệnh viêm da.
2.2.3. Các biện pháp chống bụi
Sử dụng các thiết bò chống bụi và dụng cụ phòng hộ
cá nhân là những biện pháp tích cực.
Các biện pháp chống bụi chung là: Sử dụng hệ
thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, hút bụi cục bộ
trực tiếp từ chỗ bụi được tạo ra và một số biện pháp tổ
chức nhằm giảm bụi ở trong phòng và chỗ làm việc.
1/. Trạm máy đập nghiền đá, kho bãi vật liệu rời,
nhà máy hoặc trạm trộn bê tông phải bố trí cách xa chỗ
làm việc và nên bố trí cuối hướng gió thònh hành.
2/. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi quá
trình kỹ thuật thi công, ví dụ cơ giới hóa việc bốc dỡ và
vận chuyển vật liệu rời trong các đường ống kín.
3/. Phun nước tưới ẩm vật liệu trong các quá trình thi
công phát sinh nhiều bụi.

4/. Che đậy kín các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi
bằng vỏ che, từ đó đặt ống hút thải bụi ra ngoài
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
10

5/. Làm hệ thống thông hơi hút bụi trong các nhà
xưởng có nhiều bụi.
6/. Làm vệ sinh thường xuyên các phòng và nơi làm
việc.
2.3. Phòng chống nhiễm độc
2.3.1. Nguyên nhân và tác hại nhiễm độc
Nhiểm độc trong ngành xây dựng gặp phải trong quá
trình thi công đất đá, bê tông hoặc sử dụng các vật liệu
chứa chất độc như sơn, nhựa đường v.v. Khí độc còn có
trong lòng đất khi khảo sát đòa chất, đào giếng hoặc đào
các hố móng.
Sự xâm nhập chất độc qua đường thở là nguy hiểm
nhất, ngoài ra cũng có thể qua đường tiêu hóa và da.
Nhiễm độc cấp tính xảy ra trong trường hợp khi một
lượng lớn chất độc xâm nhập vào cơ thể trong một thời

gian ngắn.
Nhiễm độc mãn tính là do kết quả tác dụng dần dần
của chất độc vào cơ thể với số lượng ít. Nhiễm độc mãn
tính sinh ra bệnh nghề nghiệp, vì thế các chất độc dùng
trong sản xuất được coi là tác hại nghề nghiệp.
Các chất độc trên hiện trường có thể phân thành
hai nhóm chính:
1). Các chất độc rắn; Chì, thạch tín và một số loại
sơn.....
2). Các chất độc lỏng và khí: Oxitcácbon, Xăng,
Benzen, H2S (sunfua hro), ete, Sunfuarơ, Axêtilen v.v....
Theo đặc tính độc tố các chất độc chia thành 4 nhóm:
1). Các chất độc phá hủy lớp da và niêm mạc: HCl,
H2SO4, CO3 và các chất khác.
2). Các chất độc phá hủy cơ quan hô hấp: SiO2, NH3,
SO2 và các chất khác.
3). Các chất độc tác dụng đến máu; CO
4). Các chất độc tác dụng lên hệ thần kinh: Cồn,
ête, Sunfua hrô v.v....
2.3.2. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc
- Biện pháp tốt nhất là cố gắng không để người lao
động trực tiếp tiếp xúc với hơi khí độc tỏa ra trong không
khí nơi làm việc bằng cách áp dụng cơ giới hóa và tự
động hóa thi công; thay các chất độc nhiều bằng các
chất độc ít hoặc không độc; cách ly các phòng với quá
trình kỹ thuật độc hại v.v.....
- Sử dụng các thiết bò thông gió để đưa chất độc ra
khỏi khu vực sản xuất hoặc giảm chúng dưới mức nồng
độ cho phép bằng các hình thức chụp hút để hút thải cục
bộ, tủ hút các chất độc trực tiếp.

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
11

- Có thể khử khí ở trong phòng bằng cách rửa sàn
và tường bằng dung dòch 1% Oxit Mangan Kali có pha thêm
axít HNO3 với số lượng 5mg/l.
- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng
cụ phòng hộ cá nhân như: mặt nạ phòng ngạt, bình thở,
kính, găng tay, ủng cao su và quần áo BHLĐ.
2.4. Chống tiếng ồn và rung động
2.4.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn và tác hại
1) tiếng ồn cơ khí xuất hiện nhiều nhất ở các máy
móc có sự chuyển động bánh răng, đai chuyển, ổ bi trượt,
sự không cân bằng của các bộ phâïn máy, sự va chạm
giữa các vật thể như các thao tác đập búa để rèn, gò
v.v....
2) Tiếng ồn rung động sinh ra khi đầm bê tông, xe máy
thi công, các máy động lực, đóng cọc v.v....
*Tác hại của tiếng ồn là làm giảm NSLĐ, chòu ảnh
hưởng của tiếng ồn lâu dài thì độ nhạy cảm thính giác

của con người sẽ giảm dần và có thể dẫn tới bò điếc
hẳn. Ngoài ra còn tác dụng lên hệ thống thần kinh cũng
như các hệ thống chức năng khác bên trong cơ thể.
Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc
vào cường độ âm thanh, tần số, âm phổ, thời gian tác
dụng và đặc tính riêng của từng người
Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim
mạch, làm giảm bớt sự tiết dòch vò, ảnh hưởng đến sự co
bóp bình thường của dạ dày
Rung động có cường độ lớn và thời gian tác dụng
lâu sẽ gây cho cơ thể khó chòu, làm thay đổi hoạt động
của tim, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng, rối loạn
hoạt động sinh dục của nam và nưẩu
Rung động còn gây các bệnh đau xương, khớp. Đặc
biệt trong những điều kiện nhất đònh ảnh hưởng của sự
rung động gây ra bệnh rung động nghề nghiệp.
2.4.2. Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung
động - ảnh hưởng của chúng đến mức độ tác hại.
Bảng (2-1)
2.4.3. Biện pháp chống tiếng ồn và rung động
1/ Chống tiếng ồn
a) Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra của các
máy móc và động cơ bằng nhiều biện pháp kỹ thuật như
thay chuyển động tiến lùi của nhiều chi tiết bằng chuyển
động xoay; thay ổ bi lắc thành ổ bi trượt ...
b) Làm cách âm các phòng với nguồn ồn và các
biện pháp giảm âm; bố trí khu vực sản xuất ồn cuối
hường gió; trồng cây xanh xung quanh để chắn ồn; các
T.S
Bé m«n Thi C«ng


§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
12

tương cách âm bằng gạch rỗng và nhiều lớp hoặc các
bức vách lắp kính, cửa phải kín.
c) Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: Dùng
bông, băng bòt lỗ tai hoặc dùng bao ốp tai.
2/ Chống tác hại rung động
- Xây dựng
móng nhà và
móng máy với
mạch cách âm

khe
cách
rung. Xem hình 2.1

hình
2.2.
Chiều sâu đặt
móng máy rung
phải sâu hơn

nhiều
so
với
chiều sâu đặt
móng tường nhà.
- Làm giảm sự chuyển rung động xuống móng máy
bằng cách thay sự liên kết cứng bằng liên kết giảm rung
như lò xo hoặc lớp đệm đàn hồi (cao su, amiăng v.v.....)
Ngoài ra có thể làm cách rung chỗ làm việc bằng cách
dùng tấm lớn đặt lên các gối tựa đàn hồi trên nền rung
động. Xem hình 2.3.
- Sử dụng các dụng cụ cá nhân: giày chống rung có
đế cao su hoặc gắn thêm lò xo; sử dụng gang tay đặc biệt
có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày.

2.5. Chiếu sáng
1/. Tầm quan trọng của chiếu sáng trong xây dựng
Chiếu sáng hợp lý trong các nhà xưởng và nơi làm
việc trên công trường là vấn đề quan trọng để cải thiện
điều kiện vệ sinh, đảm bảo ATLĐ và nâng cao NSLĐ.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng



ATLĐ (2007)
13

Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người lao động dể
mệt mỏi, phản xạ thần kinh chậm, lâu ngày giảm thò lực,
đồng thời làm giảm năng suất lao động và hạ chất lượng
sản phẩm.
Chiếu sáng quá thừa gây cho mắt bò chói. Điều này
làm giảm sự thụ cảm của mắt, lâu ngày thò lực của mắt
cũng giảm.
2/. Cơ sở khoa học của thiết kế chiếu sáng
Năng lượng tia nắng nhìn thấy được, được đánh giá
bằng cảm giác ánh sáng và gọi là quang thông - là công
suất bức xạ ánh sáng.
Điều kiện vệ sinh chiếu sáng được đặc trưng bởi độ
rọi E, đònh nghóa như sau:
E=

F
S

(2-1)

Trong đó:

E: Độ rọi (lx - đọc là lux)
F: Quang thông (lm - đọc là luy men)
S: Diện tích bề mặt chiếu sáng (m2)
Độ rọi tối thiểu Emin cụ thể tham khảo ở bảng 2-2
3/. Chiếu sáng tự nhiên

Do ánh sáng tự nhiên thay đổi theo thời gian trong
ngày, theo mùa và thời tiết, nên thiết kế mức độ chiếu
sáng trong phòng theo tỉ lệ phần trăm giữa độ chiếu
sáng trong phòng và ngoài trời gọi là hệ số chiếu sáng
tự nhiên.
e=

Et
.100%
En

(2-2)

Sử dụng chiếu sáng tự nhiên bằng nhiều cách:
- Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh
sáng trên cao.
- Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường
- Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên
4/. Chiếu sáng nhân tạo
Chiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng các loại đèn
dây tóc, đèn huỳnh quang và các loại đèn đặc biệt khác.
Chao đèn thiết kế sao cho góc γ tạo bởi đường nằm
ngang qua dây tóc và mặt phẳng đi qua rìa của chao đèn
với tâm dây tóc nằm ngoài hướng nhìn của mắt vào
đèn để tránh loá. Xem hình 2.4

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç


V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
14

Theo kinh nghiệm thường sử dụng loại đèn và bố trí
trụ đèn như sau:
- Diện tích chiếu sáng không lớn (<4.000÷ 5.000 m2),
mức tiêu chuẩn ánh sáng không cao (<2 lx), sử dụng đèn
dây tóc có công suất 300÷ 500W đặt trên trụ cao 15m÷ 20m
hoặc 30m.
- Diện tích chiếu sáng lớn (>10.000m2), mức tiêu
chuẩn chiếu sáng cao và khó bố
trí nhiều trụ đèn, người ta có thể
ghép các cụm đèn pha và
khoảng cách các trụ đèn có thể
từ 400÷ 500m.
Tính toán chiếu sáng nhân
tạo có thể sử dụng 3 phương
pháp như sau:
1) Phương pháp điểm:
Áp dụng khi tính toán chiếu
sáng cho các xưởng ở trên công
trường và các phòng sản xuất
khác. Bỏ qua phần quang thông
phản chiếu từ tường và trần,

chỉ xét ánh sáng chiếu thẳng
xuống trên mặt phẳng nằm
ngang và mặt phẳng thẳng đứng.
+Độ rọi En tại điểm A trên
mặt phẳng nằm ngang (hình 2.5)
En=

Iα Cos 2 α
KH 2

(2-5)

Trong đó:
Iα- Cường độ ánh sáng
(candela) được xác đònh theo đường
cong phân bố ánh sáng (hình 2-6)
K- Hệ số an toàn do bóng
đèn bò bủi bẩn.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
15


H- Chiều cao treo dèn so với mặt ngang yêu cầu chiếu
sáng (m)
α -Góc tạo bởi phương đứng và phương chiếu sáng từ
đèn đến điểm A ( độ )
+Độ rọi Ed trên mặt phẳng đứng cách đèn một
khoảng cách L được xác đònh
Ed =En *

L
H

Khi 0 < α < 45o thì En > Ed
Khi 45o < α < 90o thì En < Ed
Nếu tại điểm A cũng được chiếu bởi nhiều đèn thì đọ
rọi là tổng các độ rọi của đèn.
2) Phương pháp hệ số sử dụng quang thông:
Phương pháp này được dùng để tính toán chiếu sáng
chung. Có kể đến những tia chiếu thẳng từ đèn, tia phản
xạ từ tường và trần nhà. Công thức tính toán quang
thông F (lm) của mỗi đèn là
F=

E.K.S.Z
N.η

(2-4)

Trong đó:
E- Độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn qui phạm (lux). Có

thể tham khảo bảng.
K- Hệ số an toàn từ 1,3 ÷ 2, phụ thuộc đặc điểm gian
phòng cần được chiếu sáng. Nhiều bụi, khói chọn K lớn.
S- Diện tích cần được chiếu sáng (m2)
Z- Tỷ số giữa độ rọi trung bình và độ rọi tối thiểu; Z =
1 ÷ 2,2
N- Số đèn chiếu sáng.
η- Hệ số sử dụng, phụ thuộc vào hệ số phản chiếu
của trần nhà, tường nhà và đặc trưng kích thước phòng i
i=

ab
H c ( a + b)

(2-5)
Trong đó: a- Chiều dài phòng (m)
b- Chiều rộng phòng (m)
Hc-Chiều cao treo đèn (m)
Có thể tham khảo hệ số sử dụng η ở bảng 2-3
Khi bố trí đèn cần chú ý các điểm sau:
- Khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn xác đònh
theo tỉ số L/Hc =1,4÷ 2 khi bố trí theo hình chữ nhật; và từ
1,7-2,5 khi bố trí theo hình thoi.
- Độ cao treo đèn Hc có thể được xác đònh theo công
thức:
Hc = H - hc - hp (m)
(3-6)
Trong đó: H- chiều cao từ sàn nhà đến trần (m)
hc- chiều cao từ trần đến đèn (m)
T.S

Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
16

hp- chiều cao từ sàn nhà đến bề mặt làm
việc (m). Thông thường có thể lấy hc = (0,2÷ 0,25)H
- Để tránh chói mắt, khi đèn có công suất nhỏ hơn
200W, độ cao từ sàn nhà đến đèn không được nhỏ hơn
2,5÷ 4m và khi đèn có công suất lớn hơn 200W thì không
được nhỏ hơn 3÷ 6m
- Khoảng cách dãy đèn ngoài cùng đến tường nhà
1 1
L c =  ÷ L
 2 3

3) Phương pháp tính theo công suất riêng
Tính toán theo phương pháp này đơn giản nhưng kém
chính xác
P = 0,25*E*K
(2-7)
Trong đó: P- Công suất riêng (W/m2)
E- Độ rọi tối thiểu (lx)

K- Hệ số an toàn
0,25-Hệ số chuyển đổi đơn vò (1 lx ≈
2
0,25W/m )
Số lượng bóng đèn xác đònh theo công thức
n=

P*S
Pd

Trong đó: n- Số lượng bóng đèn (chiếc)
Pd- Công suất bóng đèn
S- Diện tchs khu vực chiếu sáng (m2)

Chương 3 ( 0,5 tiết)
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG
3.1. Mở đầu
Pháp luật BHLD qui đònh khi lập LCKTKT hoặc TKKT các
dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng phải có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và VSLĐ.
Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải
thực hiện đúng luận chứng về ATLĐ và VSLĐ trong dự án
đã được Hội đồng thẩm đònh.
Khi thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
phải đề ra được biện pháp thi công đảm bảo ATLĐ sau đó
mới xét đến vấn đề kinh tế kỹ thuật khác.

T.S
Bé m«n Thi C«ng


§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
17

3.2. Nội dung chủ yếu công tác BHLĐ và KTAT trong
thiết kế thi công
1/ Các biện pháp bảo đảm an toàn thi công trong quá trình
xây lắp:
* Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới,
chú trọng khi đào sâu.
*Thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép ở
trên cao.
*Thi công lắp ghép các kết cấu, các thiết bò kó thuật
có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh cần chọn
phương pháp treo buộc và tháo dỡ kết cấu an toàn.
*Thi công bốc dỡ, vận chuyển các kết cấu và vật
liệu xây dựng, thiết bò kó thuật, máy móc trên các kho
bãi
2/ Bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên
công trường, chú trọng các tuyến đường giao nhau, hệ
thống cấp điện, cấp nước và thoát nước
3/ Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường.
4/ Làm hệ thống chống sét trên công trường.

5/ Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung
trên công trường và những nơi dễ phát sinh cháy.
3.3. An toàn lao động khi lập tiến độ thi công:
1/ Trình tự và thời gian thi công các công việc phải
xác đònh trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kó thuật để
đảm bảo sự ổn đònh từng hạng mục hoặc toàn bộ công
trình
2/ Xác đònh kích thước các trạm, tuyến công tác hợp
lý sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong
một ca để tránh những thiếu sót khi bố trí sắp xếp chỗ
làm việc trong mỗi lần thay đổi.
3/ Khi tổ chức thi công dây chuyền không được bố trí
công việc làm ở các tầng khác nhau trên cùng một
phương đứng nếu không có sàn bảo vệ cố đònh hoặc tạm
thời; không bố trí người hoạt động dưới tầm hoạt động
của cần trục
4/ Trong tiến độ nên tổ chức thi công dây chuyền
trên các phân đoạn bảo đảm sự làm việc nhòp nhàng
giữa các tổ, đội, tránh chồâng chéo gây trở ngại và tai
nạn cho nhau.
3.4. An toàn lao động khi lập mặt bằng thi công
1) Thiết kế các phòng sinh hoạt phục vụ cho công
nhân phải tính toán theo qui phạm để đảm bảo tiêu chuẩn
VSLĐ. Khu vệ sinh phải để ở cuối hướng gió, xa chỗ làm
việc nhưng không quá 100m.
2) Tổ chức đường vận chuyển và đường đi lại trên
công trường hợp lý. Đường một chiều phải rộng hơn hoặc
T.S
Bé m«n Thi C«ng


§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
18

bằng 4m, đường hai chiều rộng 7m. Tránh bố trí giao nhau
nhiều trên các luồng vận chuyển giữa đường sắt và
đường ô tô. Chỗ giao nhau phải đảm bảo có thể nhìn
thấy rõ từ xa 50m, độ dốc ngang không quá 5%
3) Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công
việc làm đêm và trên các đường đi lại theo tiêu chuẩn
ánh sáng.
4) Rào chắn các vùng nguy hiểm như: trạm biến thế,
khu vực vật liệu dễ cháy, nổ; giàn giáo các công trình
cao; khu vực hoạt động của các cần trục; hố vôi
5) Trên
bình đồ xây dựng phải chỉ rõ hướng gió dễ gây hoả
hoạn, đường đi qua và đường di chyển của xe hoặc đường
chính thoát người khi có hoả hoạn. Phải bố trí chi tiết vò trí
công trình phòng hoả.
6) Những chỗ bố trí kho tàng phải bằng phẳng có lối
thoát nước để đảm bảo sự ổn đònh của kho; bố trí phải
liên hệ chặt chẽ với công tác bốc dỡ, vận chuyển. Biết
cách sắp xếp nguyên vật liệu và các cấu kiện để đảm
bảo an toàn.

7) Làm hệ thống chống sét cho giàn giáo kim loại và
các công trình độc lập như trụ đèn pha, công trình có
chiều cao lớn
8) Khi làm các công việc trên cao hoặc xuống sâu,
đồ án phải nêu các biện pháp đưa công nhân lên xuống
và hệ thống bảo vệ.
9) Bố trí nhà cửa phải theo tiêu chuẩn an toàn phòng,
chữa cháy.

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
19

Chương 4 (1,5 tiết)
KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY XÂY
DỰNG
4.1.Mở đầu
Các máy móc thi công thường dùng trên công
trường thủy lợi là: các loại máy làm đất như máy đào,
máy cạp, máy ũi.......; các máy nâng chuyển như cần trục,
thang tải, băng chuyền.....; các máy làm vật liệu như đập

nghiền, sàng đá, máy trộn bê tông....,các máy giacông
kim loại, gỗ; các máy đóng cọc, khoan phụt vữa; các máy
phục vụ khác như máy phát điện, biến áp, máy bơm v.v.....
Khi sử dụng máy móc nói trên và các phụ tùng của
chúng nếu không hiểu biết cơ cấu và tính năng hoạt động
của máy, không nắm vững quy trình vận hành, không
tuân theo nội quy an toàn khi sử dụng có thể gây ra những
sự cố và tai nạn lao động.
4.2. Các nguyên nhân chính gây ra sự cố, tai nạn lao
động
Nguyên nhân sự cố, tai nạn khi sử dụng máy móc,
thiết bò bao gồm do thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử
dụng. Ở đây chỉ xem xét và phân tích những nguyên
nhân chủ yếu về lắp đặt và sử dụng.
1) Máy sử dụng không tốt
a) Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bò an toàn hoặc có nhưng đã bò hư
hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động
bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép.
- Thiếu các thiết bò tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn,
còi, chuông)
- Thiếu các thiết bò áp kế, vôn kế, ampe kế, thiết bò
chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn tương ứng...
b) Máy đã hư hỏng
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bò biến
dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt gãy.
- Hộp số bò trục trặc làm cho vận tốc chuyển động
theo phương ngang, phương đứng, xoay không chính xác theo
điều khiển.
- Hệ thống phanh điều khiển bò rơ mòn, mômen phanh

tạo ra nhỏ không đủ tác dụng hảm.
2/ Máy bò mất cân bằng ổn đònh
- Máy đặt trên nền không vũng chắc: nền đất yếu
hoặc nền dốc quá góc nghiêng cho phép.
- Cẩu nâng vật quá trọng tải

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
20

- Tốc độ di chuyển nâng hạ vật với tốc độ nhanh gây
ra mô men quán tính, mô men ly tâm lớn. Đặc biệt phanh
hãm đột ngột gây ra lật đổ máy.
- Máy làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6), đặc biệt
đối với máy có trọng tâm cao.
3/ Thiếu các thiết bò che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
- Máy kẹp, cuộn áo quần, tóc, tay, chân ở các bộ
phận chuyền động
- Các mãnh dụng cụ và vật liệu gia công văng bắn
vào người,vào mắt
- Bụi hơi khí độc tỏa ra ở các máy gia công vật liệu

gay nên các bệnh ngoài da, ảnh hưởng cơ quan hô hấp,
tiêu hóa của con người.
- Các bộ phận máy va đập vào người hoặc đất đá,
vật cẩu từ máy rơi xuống người trong vùng nguy hiểm.
- Khoang đào ở các máy đào; vùng hoạt động trong
tầm với của cần trục.
4/ Sự cố tai nạn điện trong máy
- Dòng điện rò rỉ ra vỏ và các bộ phận kim loại của
máy do phần cách điện bò hỏng.
- Xe máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm
vào đường dây điện trên không khi máy hoạt động ở
gần hoặc di chuyển phía dưới trong phạm vi nguy hiểm.
5/ Thiếu ánh sáng
Chiếu sáng không đủ trong các nhà xưởng hoặc làm
việc ban đêm, lúc sương mù do đó không nhìn rỏ các bộ
phận trên máy và khu vực xung quanh dẫn tới tai nạn.
6/ Do người vận hành
- Không đảm bảo trình độ chuyên môn: chưa thành
thục tay nghề, thao tác không chuẩn xác; chưa có kinh
nghiệm xử lý kòp thời các sự cố.
- Vi phạm các điều lệ, nội quy, quy phạm an toàn: sử
dụng các máy không đúng công dụng, tính năng kỹ thuật.
- Không đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ: Mắt
kém, tai nghễnh ngãng bò các bệnh về tim mạch v.v......
- Vi phạm kỹ luật lao động: rời khỏi máy khi máy đang
còn hoạt động, say rượu, bia trong lúc vận hành máy, giao
máy cho người không có nghiệp vụ, nhiệm vụ điều khiển
v.v......
7/ Thiếu sót trong khâu quản lý máy
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lòch tài liệu hướng

dẫn về lắp đặt, sử dụng bảo quản máy.
- Không thực hiện đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ
duy tu bảo dưỡng, sửa chữa theo quy đònh.
- Phân giao trách nhiệm không rỏ ràng trong việc
quản lý sử dụng.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
21

4.3. Các tiêu chuẩn và kỹ thuật an toàn khi sử
dụng các máy thi công
1. Bảo đảm sự ổn đònh của máy
Sự mất ổn đònh của máy do nhiều nguyên nhân:
máy nghó và làm việc ở nơi quá dốc, nền không chắc
chắn, làm việc quá trọng tải cho phép, lực quán tính và
lực li tâm lớn hoặc khi gặp gió lớn v.v.....
Hệ số ổn đònh đặc trưng cho mức độ an toàn khỏi
lật của máy:
K=

∑M

∑M

g

>1

(4-1)

l

Trong đó:

K: Hệ số ổn đònh
Mg: Mô men giữ
Ml : Mô men lật
Hệ số ổn đònh K>1. Các loại máy có hệ số ổn đònh
tải trọng (K1) và hệ số ổn đònh bản thân (K 2) khác nhau.
Sau đây là các hệ số ổn đònh cho một vài loại máy
xây dựng.
a) Ổn đònh của cần trục tự hành (bánh hơi, bánh xích,
cần trục tháp v.v....)
Sơ đồ hình 4-1: Biểu thò các đại lượng để tính hệ số
ône đònh K1 và K2

- Trong trường hợp tổng quát, hệ số ổn đònh tải trọng
K1 xác đònh theo công thức:

T.S
Bé m«n Thi C«ng


§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
22

G +Q

1
Q.n 2 .a.h
Q.v
K1 =
{ G[ (b + c) cos α − h1 sin α ] −

(a − b) −  c
v1 h  −
2
Q ( a − b)
900 − n H g.t
 gt1




Gc + Q
v 2 ( a − b) − W .P − W1 h

gt 2

}

(4-2)
Trong đó:
G: Trọng lượng máy cần trục, điểm đặt tại trọng tâm

(kg)

Gc: Trọng lượng tay cần và thiết bò kèm theo, đặt ở
đầu tay cầm (kg)
Q: Trọng lượng vật cẩu tối đa (kg)
a: Khoảng cách từ trục quay của cần trục đến trọng
tâm vật cẩu khi cần trục đặt trên mặt phẳng ngang (m)
b: Khoảng cách từ trục quay đến đường lật, vò trí A (m)
c: Khoảng cách từ mạt phẳng đi qua trục quay của cần
trục đến trọng tâm cần trục (m)
H: Khoảng cách từ đầu tay cần đến trọng tâm vật
cẩu (m)
h: Khoảng cách từ đầu tay cần đến điểm lật A (m)
h1: Khoảng cách từ trọng tâm cần trục đến mặt
phẳng máy đứng (m)
P: Khoảng cách từ điểm đặt lực gió thổi vào cabin
máy (m)
v: Tốc độ nâng vật (m/s)
v1: Tốc độ di chuyển ngang của đầu tay cần (m/s)
v2: Tốc độ di chuyển đứng của đầu tay cần (m/s)
n: Số vòng quay của cần trục trong một phút.
t: Thời gian khởi động, hãm (phanh) cơ cấu nâng (s)

t1: Thời gian khởi động, hãm cơ cấu quay cần trục (s)
t2: Thời gian khởi động, hãm cơ cấu thay đổi độ với
tay cần (s)
W,W1: Lực gió tác dụng lên cabin, lên vật cẩu được
tính an toàn điểm đặt tại đầu tay cẩu (kg)
α: Góc nghiêng của mặt phẳng máy đứng so với
phương ngang (độ)
g: Gia tốc trọng trường (g=9.81m/s²)
Trong công thức (4-2) bao gồm các thành phần:
G{(b+c)cosα - h1sinα}: Mô men giữ do trọng lượng cần
trục
Q.n 2 .a.h
900 − n 2 .H

: Mômen do tác dụng lực li tâm khi quay

càn có tải trọng;
Q.v
( a − b)
gt

T.S
Bé m«n Thi C«ng

: Mômen do lực quán tính khi phanh hạ vật

§ç

V¨n


Lỵng


ATLĐ (2007)
23
Gc + Q
.v1 .h
gt1

theo phương ngang

: Mômen tạo ra khi di chuyển đầu tay cần

Gc + Q
.v 2 .( a − b)
gt 2
: Mômen tạo ra khi thay đổi độ với tay cần

(nâng, hạ cần)
W.P
: Mômen do lực gió tác dụng lên ca bin
cần trục;
W 1.h
: Mômen do lực gió tác dụng lên vật
cẩu;
Q(a-b)
: Mômen do tải trọng gây ra;
Hệ số ổn đònh tải trọng trong công thức (4-2) K1≥ 1,15
Trong trường hợp máy cần trục làm việc trên mặt
phẳng ngang (α=0), nếu không xét các thành phần lực li

tâm, quán tính, gió v.v..... thì hệ số ổn đònh tải trọng K1 là:
K1 =

G (b + c)
≥ 1,4
Q ( a − b)

(4-3)
- Hệ số ổn đònh bản thân của cần trục K2 (khi không
tải) xác đònh theo công thức:
G[(b − c ) cos α − h1 sin α }
K2 =

hình

W2 P2

(4-4)
Các kí hiệu trong công thức (4-3);(4-4) thể hiện trên

Để đảm bảo ổn đònh cho cần trục, khi vận hành phải
thực hiện
* Không cẩu quá tải làm tăng mômen lật.
* Không đặt cần trục lên nền hoặc đường ray có độ
dốc lớn
* Không phanh đột ngột khi hạ vật cẩu
* Không quay cần trục hay tay cần nhanh
* Không nâng hạ tay cần nhanh
* Không làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6)
* Cần trục tháp có trọng tâm cao, thường chiều cao

trọng tâm gấp 1,5 ÷3 lần chiều rộng đường ray, cho nên
độ nghiêng của đường ray ảnh hưởng rất lớn đến ổn
đònh của cần trục. Vì thế không cho phép đường ray có độ
dốc ngang, độ dốc dọc có thể là 0,01 ÷ 0,025 tức là 0035
÷1030.
b) Bảo đảm sự ổn đònh của tời
Hình 4-2: là sơ đồ khi cáp kéo ngang và kéo xiên.
- Điều kiện ổn đònh của tời (hình 4-2a) khi kéo theo
phương ngang.
G.a + Q.c =P.b
(4-5)

T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng


ATLĐ (2007)
24

Trong đó:

P: lực kéo dây cáp (kg)
G: Trọng lượng tời (kg);
Q: Trọng lượng đối trọng (kG);

a,b,c: Các cánh tay đòn điểm đặt lực (m)
Trọng lượng của đối trọng là:
Pb − Ga
.k
c

Q=

(4-6)
Trong đó: k là hệ số an toàn, k =1,3 ÷1,5
- Điều kiện ổn đònh của tời (hình 4-2b) khi kéo xiên:
P1.c = G.c + Q.d + Q1.l +P2.b
(4-7)
Trong đó: P1 = P.sinα; P2 = P.cosα.
Trọng lượng của đối trọng là:
Q1 =

P1 .c − Q.c − Q.d − P1 .b
.k
l

(4-8)
Trong đó: k là hệ số an toàn, k = 1,3 ÷1,5
Nếu Q1 là có trò số âm thì tời đã đủ ổn đònh,
không càn chất tải nữa.
2. Xác đònh khoảng cách cho máy đứng trên bờ hố
móng
Các máy làm đất khi nghó việc, khi làm việc hoặc di
chuyển ở mép hố móng phải cách mép hố móng tối
thiểu một khoảng cách L (Hình 4-3)

L=

H
H

+ 0,25
tgα tgβ

(4-

9)

Trong đó: H: Chiều
cao hố móng, hố đào
(m)
L:
Khoảng
cách
máy đứng nguy hiểm (m)
∝: Góc ổn đònh tự
nhiên của đất ở mái
hố móng
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng



ATLĐ (2007)
25

β: Góc nghiêng của mái móng so với phương ngang,
xem bảng 4-1
3. Độ dốc cho phép của một số máy làm đất:
Bảng 4-2:
4. Một số điểm quy đònh khi sử dụng máy.
1/ Các máy làm đất nói chung:
Trước khi cho các máy làm đất làm việc phải có đồ
án chỉ rỏ vò trí làm việc của từng máy, hướng công tác
và phương pháp thi công, biện pháp an toàn cho từng máy
đối với từng loại đất. Khi lập đồ án cho máy phải:
a) Nghiên cứu kỹ tình hình đòa chất, đòa chất thủy văn
để có biện páhp tháo nước, tiêu nước phòng lún.
b) Nắm được công trình ngầm như đường dây điện,
đường ống nước, đường ống dẫn dầu v.v.... để vạch ra
phạm vi cho máy làm việc.
c) Chú ý bảo vệ các công trình kiến trúc khác
d) Khi làm việc ban đêm thì máy phải có đèn trước,
đèn sau; trong khu vực máy hoạt động phải có đèn chiếu
sáng, nếu ánh sáng thiếu không được làm việc.
e) Trước khi cho máy di chuyển hoặc làm việc ở trên
đường dốc phải kiểm tra kỹ phạm vi máy sẽ làm việc
hoặc hoặc nơi máy sắp phải di chuyển đến.
- Không cho máy di chuyển hoặc làm việc nếu sức
chòu của đất ở trên đường dốc không đều.
- Không cho máy di chuyển nếu trên đường dốc có

những mô đất cao làm máy mất ổn đònh dể đỗ.
-Máy nghó phải chọn nơi bằng và ổn đònh.
2/ Các máy xúc và đào đất.
Trường hợp đặc biệt mới cho máy làm việc ở nơi đất
mới đắp. Đất có sức chòu kém phải tăng cường gỗ lót
hoặc dây chằng cho máy làm việc được án toàn.
- Trong lúc làm việc công nhân điều khiển phải chú
ý đến vách đất đang xúc, nếu có hiện tượng sạt lỡ thì
phải di chuyển máy.
- Chiều cao tầng xúc không được lớn hơn chiều cao
xúc tối đa của gàu xúc, không được xúc thành hàm ếch,
lưỡi trai, phải xúc theo góc độ đã quy đònh theo thiết kế
khoang đào.
- Nếu có nổ mìn gần nơi làm việc của máy xúc thì
phải di chuyển máy đến nơi án toàn, công nhân điều
khiển phải rời khỏi tầng buồng lái.
- Các máy làm việc gần nhau thì máy nọ phải cách
máy kia tối thiểu bằng phạm vi quay của mỗi máy cộng
thêm 2m.
- Không được bố trí máy làm tầng trên và tầng dưới
theo cùng một phương thẳng đứng.
T.S
Bé m«n Thi C«ng

§ç

V¨n

Lỵng



×