Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hãy nói không với các tệ nạn xã hội 21 bài viết số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.32 KB, 2 trang )

Đề bài: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
Bài làm
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một
thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội là có nhiều loại tệ nạn không ngừng xuất hiện và có chiều hướng gia
tăng. Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm nhất, gây nhiều tác hại.
Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi
phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội bao gồm ma túy,
mại dâm, cờ bạc, rượu chè,... Tệ nạn xã hội có rất nhiều tác hại. Chúng có hại về nhiều mặt cho xã hội, cho gia
đình và cho bản thân, làm rối loạn trật tự cuộc sống, trật tự xã hội, làm suy thoái nòi giống dân tộc, đe dọa đến
tính mạng, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe con người. Chúng còn đẩy con người vào ngõ cụt dẫn đến
tội ác khó lường và những đau thương không kể xiết.
Vậy ma túy là gì? Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc từ thiên nhiên hay tổng hợp, thường
có màu trắng, được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành. Ma túy gồm nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa, cao coca, lá, hoa, quả, cây cần sa, lá cây cao coca, quả thuốc phiện khô, tươi, hêroin, cocaine, các chất ma
túy khác ở thể lỏng hay thể rắn. Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sự dụng nhiều lần
có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Người nghiện ma túy là người sử dụng các chất ma túy,
chất gây nghiện, chất hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Ma túy được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường như đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường máu hoặc thẩm máu
qua da, niêm mạc. Ma túy khi thấm vào cơ thể con người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ khiến con
người bị ảo giác, u mê, không dứt ra được. Người tiêm chích ma túy có liên quan mật thiết với lây nhiễm
HIV/AIDS. Từ năm 1990 đến nay, cả nước có khoảng 256000 người nhiễm HIV, 69500 người chuyển sang giai
đoạn AIDS. Trong đó tỉ lệ lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy chiếm 40%. Ma túy là tên lừa phỉnh có hạng,
nó hứa hẹn ta lên đường nhưng đưa ta xuống địa ngục. Chỉ cần dùng thử một lần, nó tạo con người một “ổ khóa”,
lần sau phải mở ổ khóa. Chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể nó cũng làm cho con người thấn khích, bay bổng như
lạc vào cõi tiên. Lúc đầu cũng chỉ là chơi cho vui, thử cho biết, sau đó là nhu cầu cần phải có. Người nghiện ma
túy luôn có suy nghĩ: “Mình chưa bị nghiện. Mình có thể bỏ bất kì lúc nào”, nhưng điều đó là sai hoàn toàn.
Tác hại mà ma túy gây ra cho con người là vô tận. Người nghiện ma túy thường có hội chứng quên, loạn thần
kinh sớm(ảo giác, kích động) và hội chứng loạn thần kinh muộn, rối loạn về nhận thức, biến đổi về nhân cách
như: xa lánh, nếp sống, sinh hoạt bình thường, lười lao động, hay ngủ, ngáp vặt... Họ thức đêm, ngủ ngày, sức


khỏe giảm sút. Họ gầy yếu, xanh xao, người khô đét, mặt quắp lại, đôi mắt trũng sâu nhìn như những bóng ma
mập mờ. Khi đã vướng vào ma túy thì một người khỏe mạnh cũng sớm trở nên vô dụng, không kiểm soát nổi bản
thân, không học tập, không lao động, đễ dẫn đến các tệ nạn khác như lừa đảo, trộm cắp, giết người... Người
nghiện ma túy không có nghị lực vượt qua chính mình thì sẽ lún sâu vào con đường nghiện ngập. Lúc đầu chỉ là
hít, hút thử rồi sau đó đến chích, cuối cùng là căn bệnh thế kỉ AIDS, kết thúc bằng cái chết khi tuổi đòi còn quá
trẻ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là ma túy thường rơi vào giới trẻ. Đây là lực lượng nòng cốt, là tương lai của xã
hội. Những người nghiện ma túy có đủ các thành phần trong xã hội: tri thức có, lao động chân tay có,...
Ma túy không những gây tác hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ mất dần khả năng
lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Một đứa con vốn hiếu thảo cũng sẵn sàng lấy cắp tiền bạc của cha
mẹ khi thiếu thuốc, cũng sẵn sàng giết cha mẹ khi bị ảo giác. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không
khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng
theo đó mà suy sụp. Bởi nhũng người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với
việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ,
người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, sống ích kỉ,


thu mình hưởng thụ, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người
nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội, khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất
ổn. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mĩ quan, văn minh lịch sự
của xã hội, vật vờ trên những con đường gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch của nước ta. Hằng năm, ngân sách
nhà nước phải chi hàng chục tỉ đồng cho công tác đấu tranh phòng chống phạm tội ma túy, xóa bỏ cây có chứa
chất ma túy, chữa trị cho người nghiện, khắc phục tác hại do người nghiện ma túy gây ra. Số ma túy được sử
dụng ở Việt Nam trị giá khoảng 15 ngàn tỉ đồng. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình
tội phạm trong nước như trộm cướp, giết người,... Tệ nạn ma túy là điều kiện cho các tệ nạn khác phát triển gây
mất trật tự an ninh tại địa phương, tạo tâm lí bất ổn cho quần chúng nhân dân. Tình hình buôn bán ma túy cũng
ngày càng gia tăng, theo báo cáo năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện được 19517 vụ, bắt 29963 đối
tượng phâm tội, thu giữ 1510 kg hêrôin, 178 kg côcaine.
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ
không còn tệ nạn ma túy nữa. Đấu tranh phòng chống ma túy là một công việc cần thiết cho cả xã hội. Việt Nam

lấy ngày 26 tháng 6 hằng năm là ngày toàn dân phòng chống ma túy. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực
tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn
tránh xa với ma túy bằng mọi cách, mọi ngườ nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh
để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay
cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái.
Chúng ta phải loại bỏ những diện tích trồng cây thuốc phiện. Pháp luật xử phạt thật nặng những kẻ hút, chích,
mua bán, tàng trữ, vận chuyển các chất gây nghiện để răn đe các kẻ khác. Học sinh cần chăm rèn luyện thể dục
thể thao, có lối sống lành mạnh, tích cực, có mục đích, lí tưởng sống tốt đẹp, cần tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó,
mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về
tác hại của các tệ nạn xã hội. Ma túy là một trong những tệ nạn xã hội đặc biệt nghiêm trọng nên mỗi chúng ta
cần có sự hiểu biết nhất định về tác hại của tệ nạn này, hãy nói không với ma túy và các tệ nạn khác để có một
tương lai tốt đẹp hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc.



×