Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

tài liệu ông thi chứng chỉ đấu thầu Đảm bảo cạnh tranh đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.76 KB, 6 trang )

Hỏi: Sở Giao thông vận tải tỉnh X được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng công
trình Y, trong đó có gói thầu tư vấn giám sát thi công công trình Y (gói thầu A). Trong
số các nhà thầu tham dự gói thầu A có trung tâm Z (là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
xây dựng tỉnh X) do UBND tỉnh X quyết định thành lập.
Hỏi: Trung tâm Z có được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh
trong đấu thầu khi tham dự thầu gói thầu A hay không?
Trả lời: Trung tâm Z được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh
trong đấu thầu theo quy định. Vì:
- Theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu năm 2013 và khoản 4 Điều 2 Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Nhà thầu được đánh giá độc
lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ
đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự
nghiệp;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên
30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự
thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần
hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ
chức, cá nhân khác với từng bên.
Như vậy Trung tâm Z được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong
đấu thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP khi tam gia dự
thầug gói thầu A vì Z là đơn vị Sự nghiệp thuộc Sở Xây dựng tỉnh X do UBND tỉnh X
quyết định thành lập, nhưng Z không trược thuộc Sở Giao thông vận tải, như vậy Nhà
thầu Z độc lập về pháp lý và tài chính với Chủ đầu tư (Sở GTVT).
Hỏi: Công ty A trước kia làm nhà thầu phụ của nhà thầu thực hiện gói thầu thiết kế
kỹ thuật tổng thể (FEED) của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X.
Trường hợp Công ty A liên danh với Công ty B tham dự gói thầu hỗn hợp “Thiết kế
bản vẽ thi công, lập dự toán, mua sắm thiết bị, thi công xây lắp, chạy thử” dự án xây


dựng nhà máy nhiệt điện X thì có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu
thầu hay không?


Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 2 Khoản 2) quy định Nhà thầu tham
dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập
báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn
hợp.
Theo đó Công ty A trước kia làm nhà thầu phụ của nhà thầu thực hiện gói thầu thiết
kế kỹ thuật tổng thể (FEED) không vi phạm quy định về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu
thầu theo quy định đã nêu ở trên.
Theo các anh/chị để công tác lựa chọn nhà thầu bảo đảm cạnh tranh, công bằng,
minh bạch, hiệu quả kinh tế thì những người trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu
(lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định các khâu trong đấu thầu) cần
phải đáp ứng các điều kiện nào?
Trả lời:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà
đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm
lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Khi tiến hành lập hồ sơ mời thầu các đơn vị phải đảm
bảo được điều kiện về chủ thể thực hiện lập hồ sơ.
Tùy khả năng nhân sự trong mỗi đơn vị, nếu tự đứng ra lập hồ sơ mời thầu cho
gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, tư vấn và phi tư vấn phải đảm bảo được những
điều kiện nhất định mà Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ – CP quy định.
Trong đó những người trực tiếp khi tiến hành lập hồ sơ thì phải đáp ứng được những
điều kiện về đấu thầu và có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật đấu thầu 2013
“Điều 16. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu
1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và

có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói
thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn
đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu
thầu.”


Hỏi: Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình
thức chào hàng cạnh tranh. Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ
xuất xứ, nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn
công nghệ của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất.
Việc quy định cụ thể xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chào hàng
cạnh tranh có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm
trong đấu thầu là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu
đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Đối với trường hợp của đơn vị X, việc nêu nhãn hiệu hàng hóa khi lập hồ sơ yêu cầu
chào hàng cạnh tranh không thuộc sự điều chỉnh của quy định nêu trên. Tuy nhiên, theo
quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu
chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh
tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản
xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính
kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản
phẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của
các nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trường hợp không thể mô tả được
hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì
mới được phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa

cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ ―hoặc tương
đương‖ sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa
đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác
(nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ.
Như vậy, khi bên mời thầu X đã mô tả được hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật,
thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì việc quy định nội dung xuất xứ, nhãn hiệu
trong hồ sơ yêu cầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu. Ngoài ra, cần
lưu ý việc mô tả hàng hóa cần mua phải bảo đảm không mang tính cá biệt hóa, làm cho
chỉ một hoặc một số ít sản phẩm đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu khác.
Hỏi: Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là
Trung tâm Tư vấn giám sát B. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu
tư Dự án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh. Vậy Sở Giao
thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư


vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện
hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 25) quy định tự thực hiện được áp dụng
trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài
chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 61 và Điều 62 Khoản 1) quy định điều kiện được áp
dụng hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và
ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể
hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp
ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii) đơn vị được giao thực hiện gói thầu không
được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên
hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch
toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng.
Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ

thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho
một đơn vị thuộc mình thực hiện (các phòng, ban, tổ, đội…).
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên. Mặc dù
Trung tâm Tư vấn giám sát B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh A
về mặt tổ chức, nhưng lại hạch toán kế toán độc lập với Sở Giao thông vận tải nên việc
Sở Giao thông vận tải giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện gói thầu do Sở
làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật
về đấu thầu.
Hỏi: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang chuẩn bị tiến hành dự án
đầu tư hệ thống thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản sử dụng
nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Thiết bị chuyên dùng này hiện Việt
Nam chưa sản xuất được; chỉ được nhập khẩu khi có nhu cầu và trước đây đã từng
được nhập khẩu để cung cấp cho một số dự án. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cũng
chỉ được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp Việt Nam được hãng sản xuất ủy
quyền phân phối. Vậy trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được phép áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị
chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản nhằm tăng tính cạnh tranh trong
đấu thầu hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 15 Khoản 1) quy định việc tổ chức đấu thầu quốc
tế chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) nhà tài trợ vốn cho
gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế; (ii) gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng


hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và
chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii) gói thầu cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng
đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Đối với trường hợp này, mặc dù thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản
đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu này không mang

tính thường xuyên, thiết bị nhập khẩu không bán rộng rãi trên thị trường mà chỉ nhập
khẩu theo từng đơn hàng cụ thể khi có nhu cầu. Nếu chỉ dựa vào quy định ―hàng hóa
thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu
quốc tế‖ để cho rằng thiết bị khai thác khoáng sản đã được nhập khẩu và chào bán tại
Việt Nam để áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước là không phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu, không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Chúng ta thấy rằng, thiết bị khai thác khoáng sản mặc dù đã được nhập khẩu và chào bán
tại Việt Nam nhưng đây không phải là hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường. Nếu
tổ chức đấu thầu trong nước thì sẽ chỉ có rất ít nhà thầu trong nước (là nhà cung cấp theo
ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài) tham dự thầu. Điều này đồng nghĩa với việc
không bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu do có ít nhà thầu tham dự, từ đó dẫn đến
không bảo đảm hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Như vậy, đối với trường hợp nói trên, việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầu rộng
rãi quốc tế là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, đồng thời bảo
đảm tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Công ty A liên danh với Công ty B để tham dự thầu gói thầu do bên mời thầu X tổ
chức và đã được trao hợp đồng vào năm 2015.
Trong quá trình tham dự thầu, thành viên liên danh A, B đều tham gia lập hồ sơ dự
thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành
viên liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều
thông tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự
thầu nên đã báo cáo bên mời thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý
vi phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 35) quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách
nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa
chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu chính. Luật



Đấu thầu (Điều 89) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là trình bày sai
một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu
nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa
vụ nào.
Đối với trường hợp nêu trên, nhà thầu liên danh sử dụng hồ sơ giả do thành viên liên
danh B cung cấp để làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu liên danh này bị
coi là vi phạm Điều 89 Luật Đấu thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu
bị loại và việc xử phạt phải được áp dụng với tất cả các nhà thầu liên danh, bao gồm
Công ty A và Công ty B vì (i) các thành viên liên danh đều là nhà thầu chính khi tham gia
đấu thầu và đều phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật về đấu thầu; (ii) văn bản
thỏa thuận liên danh thể hiện sự ràng buộc không thể tách rời của các thành viên để tham
gia đấu thầu, do vậy, hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu của nhà thầu liên danh không
thể coi là hành vi vi phạm của riêng một thành viên nào đó trong liên danh. Do vậy, khi
tìm kiếm đối tác để liên danh tham dự thầu thì các nhà thầu phải có các thông tin chính
xác về đối tác của mình, nhất là về năng lực, kinh nghiệm để tránh các rủi ro đáng tiếc
như Công ty A khi liên danh với Công ty B trong tình huống này.



×