Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tài liệu xử lý tình huống trong đấu thầu về Tư cách hợp lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.26 KB, 23 trang )

Trong hồ sơ mời thầu của gói thầu xây lắp yêu cầu nhà thầu nộp 01 bản
gốc và 04 bản chụp hồ sơ dự thầu. Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên
và nộp hồ sơ dự thầu gồm 01 bản gốc và 04 bản chụp theo đúng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu A, tổ
chuyên gia phát hiện bản chụp danh sách đóng bảo hiếm xã hội của nhân sự
chủ chốt của nhà thầu A đóng kèm trong 02/04 bản chụp hồ sơ dự thầu bị lỗi,
sai khác so với bản gốc (nội dung tại bản gốc và 02 bản chụp còn lại của hồ sơ
dự thầu rõ ràng, đầy đủ và không có sự sai khác). Do vậy, tố chuyên gia loại
nhà thầu với lý do bản gốc và 02 bản chụp có sự sai khác dẫn đến kết quả đánh
giá trên bản gốc khác với kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đối kết quả
lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, việc loại nhà thầu của tổ chuyên gia như nêu trên có phù hợp
quy định của pháp luật về đấu thầu hay không và phân tích?
Trả lời: Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định sau khi mở
thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường
hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh
nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh
tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật,
tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc
không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá HSDT
phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT,
căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để
bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp
khả thi để thực hiện gói thầu.
Theo hướng dẫn tại Mục 17 Chương I của Mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm
theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác
minh khi có yêu cầu của bên mời thầu.
Theo đó, việc đánh giá, làm rõ HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trong quá trình đánh giá HSDT, trường hợp cần thiết bên mời thầu có thể yêu cầu


nhà thầu cung cấp các tài liệu gốc để so sánh, xác thực thông tin so với bản chụp
tài liệu mà nhà thầu đã cung cấp trong HSDT. Việc nhà thầu không cung cấp tài
liệu gốc và bên mời thầu chấp thuận đề nghị này của nhà thầu là không phù hợp
với quy định của pháp luật về đấu thầu, có thể dẫn đến vi phạm hành vi bị cấm
trong đấu thầu theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 (nhà thầu cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong HSDT
làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu).
Trường hợp này có sự sai khác giữa HSDT giữa bản gốc và bản chụp thì việc đánh
giá HSDT của nhà thầu sẽ được đánh giá trên bản gốc của HSDT đã nộp. Đây


không phải lý do để loại nhà thầu. Việc loại nhà thầu của tổ chuyên gia như nêu
trên là không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu. Do đó đối với tình
huống trên HSDT của nhà thầu vẫn được tiếp tục đánh giá mà không bị loại vì sự
sai khác giữa bản sao và bản chụp HSDT.
Trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp Y tổ chức lựa chọn nhà thầu năm 2017,
tại mục yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm có quy định:
“Từ năm 2014 đến nay, nhà thầu phải đã hoàn thành tối thiểu 03 hợp
đồng thỉ công xây dựng công trình có tinh chất và quy mô tương tự gói thầu
này vói tư cách là nhà thầu chính, nhà thầu phụ hoặc thành viên của liên
danh; môi hợp đồng có giá trị tối thiểu 8 tỷ đồng”.
Công ty A và công ty B cùng tham dự gói thầu này. Công ty B đã từng là
công ty con của công ty A (Công ty B thành lập ngày 06/01/2010). Tháng
01/2016, công ty A rút hoàn toàn vốn ra khỏi Công ty B (từ đó Công ty B không
còn là công ty con của công ty A và hoàn toàn độc lập với công ty A).
Năm 2014, khi tham dự thầu gói thầu xây lắp công trình X, nhà thầu A đề
xuất trong hồ sơ dự thầu: Công ty B đảm nhận thực hiện 90% giá trị hợp đồng,
Công ty A đảm nhận thực hiện 10% giá trị hợp đồng. Sau khi trúng thầu, nhà
thầu đã thực hiện theo đúng đề xuất trong hồ sơ dự thầu; giá trị họp đồng là 10
tỷ đồng. Công trình X đã được nghiệm thu bảo đảm tiến độ, chất lượng (công

trình này có tinh chất tương tự như Công trình Y).
Khi tham dự thầu gói thầu Y, trong hồ sơ dự thầu của công ty A và công ty
B đều kê khai mình đã thực hiện công trình X và đáp ứng về quy mô của họp
đồng tương tự.
Vậy, trong trường hợp này, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của
nhà thầu A và nhà thầu B được xác định như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy
định: Việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá
HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã
nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được
nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Trong trường hợp này Công ty A và Công ty B cùng kê khai năng lực HĐ
tương tự của gói thầu xây lắp công trình X trong HSDT của mình khi tham dự
thầu gói thầu Y. Khi đánh giá phần năng lực của từng nhà thầu tổ chuyên gia sẽ
đánh giá trên tỷ lệ % giá trị HĐ trên hợp đồng của gói thầu xây lắp công trình X
để xét năng lực kinh nghiệm thực hiện HĐ tương tự của nhà thầu A và nhà thầu B.
Trong trường hợp này thì nhà thầu B thực hiện 90% giá trị HĐ tương đương giá
trị là 9 tỷ đồng. nhà thầu A thực hiện 10% giá trị HD tương đương giá trị là 1 tỷ
đồng.


Trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu ghi:
“Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi gửi kèm đơn này đề xuất về
tài chính với tổng sổ tiền là 38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ,
bổn trăm mười lăm triệu, tám trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn)
Giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu là: 38.415.888.000 VNĐ
(Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ, bổn trăm mươi lăm triệu tám trăm tám mươi tám
nghìn đồng chẵn).
Vậy, đơn dự thầu trong hồ sơ đề xuất tài chính như nêu trên có được coi là
hợp lệ hay không, tại sao?

Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh
giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ
sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ
HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh
nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Điểm b, Khoản 2, Điều 30 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định HSĐXTC
hợp lệ phải có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp
của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT);
giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải
phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp.
Trường hợp phần giá trị ghi bằng chữ trong đơn dự thầu viết sai so với nội dung
bằng số và nội dung bằng số phù hợp với giá dự thầu ghi trong biểu tổng hợp chi
phí thì HSDT vẫn được xem xét tiếp. Đây không được coi là lý do loại nhà thầu.
Trong thỏa thuận liên danh giữa Công ty A và Công ty B, các thành viên
đã thống nhất tên gọi của liên danh là “Liên danh A-B” và thành viên đứng
đầu liên danh là Công ty A đại diện liên danh ký đơn dự thầu.
Tuy nhiên, trong đơn dự thầu lại chỉ thể hiện tên nhà thầu tham dự thầu
là “Nhà thầu A”. Tố chuyên gia kết luận đơn dự thầu không hợp lệ do không
ghi đúng tên nhà thầu (Liên danh A-B) và nhà thầu bị loại.
Vậy, việc đánh giá như nêu trên của tổ chuyên gia có phù hợp với quy
định của pháp luật đấu thầu hay không?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc
đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các
yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu
giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Theo quy định


tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có

đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo
yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù
hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định
bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá
tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây
bất lợi cho chủ đầu tư, BMT. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại
diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành
viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách
nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt
điều kiện và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại
Chương I các Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số
05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính
hợp lệ của đơn dự thầu, phải căn cứ các quy định nêu trên. Trường hợp trong văn
bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là Liên danh Công ty A - Công ty B
nhưng HSDT chỉ ghi tên nhà thầu là nhà thầu Công ty A không thể hiện được bản
chất liên danh của hai nhà thầu thành viên. Do vậy, HSDT của liên danh này không
phù hợp với quy định của luật đấu thầu nên đơn dự thầu được coi là không hợp lệ.
Việc tổ chuyên gia kết luật đơn dự thầu không hợp lệ do không ghi đúng tên
nhà thầu (Liên danh A-B) và nhà thầu bị loại là phù hợp với quy định của pháp
luật đầu thầu.
Trong quá trình tố chức đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phát hiện
trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu A có đính kèm theo 01 thư giảm giá với tỷ lệ
giảm giá là 5% giá dự thầu của nhà thầu này. Thư giảm giá và nội dung giảm
giá của nhà thầu A không được công khai trong lễ mở thầu. Hồ sơ dự thầu của
nhà thầu A đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu đã báo
cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chấp nhận thư
giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu. Vậy,
việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A như nêu trên có phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu hay không và giải thích?

Trả lời: Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Bên mời
thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật
cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; trong mọi trường hợp không
được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ
các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời
thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài


liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ
dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự
thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh
tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
Trường hợp này Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét giải quyết xử lý tình
huống theo hướng chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu
quả kinh tế cho gói thầu là không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu.
Trong phần đánh giá về tư cách hợp lệ nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu
xây lắp tại địa bàn tỉnh A có đưa ra tiêu chí đánh giá“nhà thầu tham dự thầu
phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện tử
của Sở Xây dựng tỉnh A hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng ».
Vậy, Hồ sơ mời thầu nêu trên có phù hợp hay không, phân tích lý do phù
hợp/không phù hợp?
Trả lời: Khoản 1, Điều 5, Luật đấu thầu thì Nhà thầu là tổ chức có tư cách
hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp.
- Hạch toán tài chính độc lập.
- Không đang trong quá tình giải thể, không bị kết luật đang lâm vào tình
trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
- Có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh
sách ngắn
- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong
nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt
Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào
bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Và khoản 2, điều 12, Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về việc lập HSMT nêu rõ: Trong
HSMT không được nêu bất kỳ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc
nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.


Theo đó nếu HSMT quy định: ‘Nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải
trên hệ thống trang thông tin điện tử Sở xây dựng tỉnh A hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ
xây dựng’ thì sẽ làm hạn chế sự tham gia của các thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng…
trái với quy định của pháp luật về đấu thầu. Không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là
cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả.
Có thể thấy tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ nêu trong Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa
bàn tỉnh A đưa ra không phù hợp với tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ của luật đấu thầu. Cho
nên Hồ sơ mời thầu nêu trên không hợp lệ.

Hồ sơ mời thầy gói thầy xây lắp X tổ chức đấu thầu
rộng rãi trong nước quy định:
- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu ≥ 90 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng
thầu;
- Thời điểm đóng thầu: 09h00’ ngày 01/8/2017;
- Thời điểm mở thầu: 10h00’ ngày 01/8/2017
Đến trước thời điểm đóng thầu có 06 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, thông tin về thời
gian có hiệu lực của các bảo lãnh dự thầu được công khai tại lễ mở thầu lần lượt như sau:
1. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A: có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày

01/8/2017;
2. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu B: có hiệu lực từ 09h00’ ngày 01/8/2017 đến hết
24h00’ ngày 29/10/2017;
3. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu C: có hiệu lực từ 9h00’ ngày 1/8/2017 đến 9h00’
ngày 29/10/2017
4. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu D: có hiệu lực từ 8h00’ ngày 1/8/2017 đến 17h00’
ngày 29/10/2017
5. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu E: có hiệu lực từ ngày 1/8/2017 đến ngày
29/10/2017
6. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu F: có hiệu lực từ 10h00’ ngày 1/8/2017 đến 24h00’
ngày 29/10/2018
Hãy đánh giá tính đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về thời gian có hiệu lực đối với
từng bảo lãnh dự thầu nêu trên.
Trả lời: Như chúng ta đã biết, khi tham dự một cuộc đấu thầu rộng rãi, nhà thầu phải
thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình trong thời gian
xác định theo yêu cầu của HSMT.
Trường hợp nhà thầu thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp Thư bảo lãnh của
ngân hàng (Bên bảo lãnh) thì thư bảo lãnh này là một loại ― Giấy tờ có giá trị. Theo đó, trong
thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (BLDT), nếu nhà thầu vi phạm quy định của pháp
luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thì Bên bảo lãnh phải có trách nhiệm
chuyển ngay cho Bên mời thầu (Bên thụ hưởng) một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt
quá tổng số tiền ghi trong Thư BLDT với điều kiện Bên bảo lãnh nhận được thông báo của Bên
thụ hưởng trước thời điểm hết hạn hiệu lực của BLDT.
Theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu thì một trong các điều kiện để ký kết hợp
đồng là HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực. Thực tế, hành vi vi phạm quy định của
pháp luật về đấu thầu của nhà thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thường diễn ra trước
thời điểm ký kết hợp đồng. Do đó, việc Bên thụ hưởng yêu cầu Bên bảo lãnh chuyển cho Bên


thụ hưởng số tiền ghi trong Thư BLDT thông thường sẽ diễn ra trước thời điểm ký kết hợp

đồng, tức là trước thời điểm HSDT hết hiệu lực.
Khoản 42, Điều 4; Khoản 4, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13quy định thời gian
có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ
ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời
thầu.
Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 1 ngày. Thời gian
có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực
của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một
trong các nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là có bảo đảm dự thầu với giá trị và
thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Đối chiếu với BLDT của nhà thầu A: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày
01/08/2017 (từ 00h00’ ngày 01/08/2017 cộng thêm 90 ngày tức là tới 24h00’ ngày 29/10/2017
(theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu A là phù hợp.
Đối chiếu với BLDT của nhà thầu B: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực
từ 09h00’ ngày 01/08/2017 (ngày có thời điểm đóng thầu) đến hết 24h00’ ngày 29/10/2017
(theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu B là phù hợp.
Đối chiếu với BLDT của nhà thầu C: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực
có hiệu lực từ 09h00’ ngày 01/08/2017 đến 09h00’ ngày 29/10/2017 (chưa hết ngày cuối cùng
có hiệu lực của BLDT) là chưa phù hợp vì tại thời điểm 14h00’ ngày 29/10/2017 thì BLDT mà
ngân hàng cấp cho nhà thầu này vẫn còn hiệu lực nhưng Bên mời thầu lại không thể thu được
số tiền ghi trong thư bảo lãnh nếu phát hiện nhà thầu vi phạm.
Tương tự như nhà thầu C, đối chiếu với BLDT của nhà thầu D và F: BLDT có hiệu lực
trong vòng 90 ngày có hiệu lực từ 8h00’ ngày 1/8/2017 đến 17h00’ ngày 29/10/2017 (với nhà
thầu D) và có hiệu lực từ 10h00’ ngày 1/8/2017 (sau thời điểm đóng thầu) đến 24h00’ ngày
29/10/2018 (theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu D và F là không phù hợp.
Với BLDT của nhà thầu E: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực từ ngày
01/08/2017 (được hiểu là từ 0h00’ ngày có thời điểm đóng thầu là ngày 01/08/2017) đến ngày
29/10/2017 (được hiểu là 24h00’ ngày 29/10/2017 theo quy định như trên) nên BLDT của nhà
thầu E là phù hợp.


Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và
được cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, tại thời
điểm tháng 7 năm 2017 khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu xây lắp Y thì
chứng thư số của nhà thầu hết hiệu lực trước thời điếm đóng thầu do nhà thầu
A chưa nộp phí duy trì. Vậy, Nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ
hay không và giải thích?
Trả lời:


Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu
xây lắp X có giá gói thầu 4,5 tỷ đồng vào năm
2017. Hồ sơ mời thầu quy định một trong những
tiêu chí đê đánh giá nhà thầu có tư cách hợp lệ là:
“nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ,
siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp”.
Vậy, Nhà thầu A (có tổng nguồn vốn là 55 tỷ đồng vào năm 2016, 50 tỷ đồng vào năm
2015 và số lao động bình quân năm là 150 người) có được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách
hợp lệ nêu trên hay không, tại sao?
Trả lời: Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là
đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là
doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia
đấu thầu.

- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực
hiện theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và
vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia
thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số

lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Doanh nghiệp nhỏ thuộc
khu vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở
xuống hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
Như vậy Nhà thầu A có Tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng nhưng đáp ứng tiêu chí về lao động
bình quân năm (nhỏ hơn 200 người) nên đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự gói
thầu xây lắp trên vì vậy Nhà thầu A là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ của HSMT trên.

Gói thầu Xây lắp 01 thuộc Dự án X do liên danh Công ty A và Công ty B thi công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty A đã hoàn thành công việc theo phân
công trong thỏa thuận liên danh, Công ty B không hoàn thành phần việc của mình, để
ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng Gói thầu.
Hợp đồng bị chủ đầu tư tuyên bố không hoàn thành và thực hiện chấm dứt trong năm
2015. Hiện tại, chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu xây lắp số 05
cùng thuộc Dự án và Công ty A tham dự thầu với tư cách nhà thầu độc lập.
Trong trường hợp này, Công ty A có bị coi là vi phạm tiêu chí ―lịch sử không hoàn
thành hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT) hay không?
Trả lời: Theo hướng dẫn tại các mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm Thông tư số
03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung đánh giá
năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm tiêu chí lịch sử không hoàn thành hợp đồng.


Theo đó, trong một số năm (thông thường từ 03 - 05 năm) gần năm có thời điểm đóng
thầu, nhà thầu phải bảo đảm không có hợp đồng không hoàn thành.
Về vai trò của Công ty A trong liên danh Công ty A - Công ty B, theo quy định của Luật
Đấu thầu (Điều 4 Khoản 35), khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là
nhà thầu chính. Trường hợp nhà thầu trúng thầu thì khi ký kết hợp đồng, các thành viên
liên danh là một bên của hợp đồng.
Về vấn đề không hoàn thành hợp đồng, khi nhà thầu liên danh A + B đã bị chủ đầu tư kết
luận không hoàn thành hợp đồng thì tất cả thành viên liên danh đều bị coi là vi phạm tiêu
chí này khi tham gia đấu thầu gói thầu tiếp theo vì: (i) các thành viên liên danh đều là nhà

thầu chính khi tham gia đấu thầu theo quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu, tất cả
nhà thầu chính tham gia đấu thầu đều phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành hợp
đồng theo quy định của hợp đồng; (ii) các thành viên liên danh đều phải chịu trách nhiệm
chung, trách nhiệm riêng theo văn bản thỏa thuận liên danh nêu tại Khoản 3 Điều 5 Luật
Đấu thầu; (iii) văn bản thỏa thuận liên danh thể hiện sự ràng buộc không thể tách rời của
các thành viên để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng, do vậy, việc không hoàn
thành hợp đồng của nhà thầu liên danh không thể coi là hành vi vi phạm của riêng một
thành viên nào đó trong liên danh.
Tóm lại, khi một nhà thầu liên danh với nhà thầu khác để tham dự thầu thì mặc dù nhà
thầu đó hoàn thành tốt công việc theo phân công trong nội bộ liên danh nhưng cuối cùng
vì lý do nào đó, liên danh vẫn bị tuyên bố không hoàn thành hợp đồng thì tất cả các nhà
thầu trong liên danh đều bị coi là có hợp đồng không hoàn thành, giảm đi cơ hội khi tham
dự thầu các gói thầu tiếp theo.
Bên mời thầu – Ban Quản lý dự án X tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu mua sắm
thiết bị Y, áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng. Gói thầu mua sắm thiết bị Y có thời
điểm đóng thầu, mở thầu nằm trong khoảng thời gian Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát.
Thời gian đóng, mở thầu và các mốc thời gian liên quan đến hiệu lực của hồ sơ dự
thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp nêu trên được tính như thế nào?
Trả lời: Việc xử lý kỹ thuật trong trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gặp sự cố
ngoài khả năng kiểm soát được quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLTBKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính quy định chi
tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng (TT07).
Theo đó, Khoản 2 Điều 16 TT07 quy định, trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại thời điểm đóng thầu, mở thầu thì thời điểm đóng thầu,
mở thầu mới sẽ được lùi đến sau 3 giờ kể từ thời điểm Hệ thống tiếp tục cung cấp dịch vụ
theo thông báo của Tổ chức vận hành Hệ thống.
Hiện tại, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm thông báo
cho các đơn vị có gói thầu đang đóng thầu, mở thầu biết ngay sau khi Hệ thống hoạt động
trở lại bình thường qua tổng đài hỗ trợ người dùng 1900 6126.



Điều 16 TT07 cũng quy định, nếu thời điểm đóng thầu, mở thầu mới vượt quá thời gian
làm việc trong ngày thì thời gian đóng thầu, mở thầu sẽ được gia hạn đến 09 giờ sáng của
ngày làm việc tiếp theo.
Nếu thời điểm đóng thầu, mở thầu cách sau thời điểm thông báo Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia tiếp tục cung cấp dịch vụ không quá 03 giờ thì thời điểm đóng thầu, mở thầu
mới sẽ được kéo dài thêm 03 giờ.
Khoản 3 Điều 16 TT07 quy định, trường hợp phải gia hạn thời điểm đóng thầu vì lý
do Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các nhà thầu không
cần gia hạn thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu các thời hạn hiệu
lực này đã đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Ban Quản lý dự án X (bên mời thầu) tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm
hàng hóa, áp dụng đấu thầu điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (dưới đây
viết tắt là Hệ thống). Bên mời thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) và đang
trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT). Tổ chuyên gia phát hiện HSMT tải
lên Hệ thống thiếu Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và Chương V - Phạm vi
cung cấp, do đó HSDT của các nhà thầu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra ban
đầu và nếu lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này sẽ không đáp ứng yêu cầu để
thực hiện gói thầu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Trong trường hợp này, Bên mời thầu phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của
pháp luật về đấu thầu?
Trả lời: Thông tư số 07/2016/TT-BKHĐT ngày 29/6/2016 của Bộ KH&ĐT (TT07/2016)
có quy định về tính hợp lệ của HSMT, hồ sơ yêu cầu, HSDT, hồ sơ đề xuất mua sắm hàng
hóa đối với đấu thầu qua mạng. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 7 TT07/2016 quy định:
―Các thông tin và các file đính kèm của HSMT, hồ sơ yêu cầu được coi là có giá trị
pháp lý khi được bên mời thầu đăng tải thành công trên Hệ thống thông qua chứng thư số
của bên mời thầu. Bên mời thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác giữa nội dung HSMT,
hồ sơ yêu cầu đăng tải trên Hệ thống và nội dung HSMT, hồ sơ yêu cầu được chủ đầu tư
phê duyệt‖.
Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC (TT07/2015) quy

định: ―Thông tin không hợp lệ trong việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu trên
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thông tin do bên mời thầu tự đăng tải trên Hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia không tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu‖.
Đối với trường hợp nêu trên, gói thầu được tổ chức đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia, nhưng HSMT tải lên Hệ thống thiếu Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá
HSDT và Chương V - Phạm vi cung cấp, theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 TT07/2015
và Khoản 1 Điều 7 TT07/2016 thì HSMT gói thầu nêu trên được coi là không hợp lệ,
không đủ cơ sở để lựa chọn nhà thầu.
Về giải pháp xử lý tình huống nêu trên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Đấu thầu
2013, hủy thầu được áp dụng trong trường hợp HSMT không tuân thủ quy định của pháp
luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu
tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.


Còn tại Điều 18 Luật Đấu thầu 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp
luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 luật này
phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để khắc phục sai sót trong tình huống nêu trên, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền
để người có thẩm quyền ban hành quyết định hủy thầu. Ngoài việc khắc phục sai sót, chủ
đầu tư lưu ý cần nghiêm túc nhắc nhở bên mời thầu rà soát kỹ trong việc lập HSMT, rà
soát trước khi đăng tải HSMT lên Hệ thống cho các gói thầu tiếp theo.
Ban Quản lý dự án tỉnh X mời thầu Gói thầu Xây lắp. Tại trang 33 của hồ sơ mời thầu
(HSMT) gói thầu này, mục Chỉ dẫn nhà thầu 20.1 đưa ra quy định: ―Số lượng bản
chụp HSDT là 3 bản. Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải nộp các
bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT. Nhưng
ở trang 36 của HSMT (mục điều kiện tiên quyết) thì yêu cầu nhà thầu phải nộp 4 bản
chụp HSDT. 2 trong số 3 nhà thầu tham dự thầu đã nộp 4 bản chụp HSDT, nhà thầu
còn lại chỉ nộp 3 bản chụp HSDT (nhà thầu A).
Liệu nhà thầu A có bị loại vì chỉ nộp 3 bản chụp HSDT? Cách xử lý tình huống của
bên mời thầu như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá
HSDT cần tuân thủ theo quy định tại Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu của
HSMT.
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Điểm 1.2 Mục 1 Kiểm tra
và đánh giá tính hợp lệ của HSDT thuộc Chương III Tiêu chuẩn đánh giá HSDT của
Thông tư số 03/2015/TT-BKH ngày 6/5/2015 quy định về việc kiểm tra và đánh giá tính
hợp lệ của HSDT. Theo đó, Tổ chuyên gia sẽ kiểm tra việc có bản gốc HSDT hay không.
Việc thiếu số lượng bản chụp HSDT không bị đánh giá là HSDT không hợp lệ, do đó
không loại nhà thầu vì việc nộp không đủ số lượng bản chụp HSDT.
Do đó, đối với tình huống nêu trên, các nhà thầu nộp thiếu số lượng HSDT vẫn được tiếp
tục đánh giá mà không bị loại vì thiếu số lượng bản chụp HSDT.
Mặt khác, theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số
63/2014/NĐCP và Thông tư số 03/2015/TT-BKH ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập HSMT gói thầu xây lắp thì không được quy định về
điều kiện tiên quyết đối với bản chụp HSDT. Việc Ban Quản lý dự án tỉnh X đưa yêu cầu
về số lượng bản chụp HSDT vào mục điều kiện tiên quyết trong HSMT là không phù
hợp.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm
dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có
hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT), hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày. Như vậy,
trường hợp nhà thầu chào hiệu lực bảo đảm dự thầu bằng hiệu lực HSDT thì cần
được xem xét như thế nào?
Tổ chuyên gia đang đánh giá HSDT một gói thầu thuộc dự án điện lực. HSMT quy
định HSDT của nhà thầu phải có hiệu lực tối thiểu 40 ngày kể từ ngày có thời điểm


đóng thầu (ngày 22/12/2016). Bảo đảm dự thầu của nhà thầu phải có hiệu lực không
ít hơn 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016.
Trong HSDT nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 60 ngày kể từ ngày có
thời điểm đóng thầu. Bảo đảm dự thầu đính kèm HSDT của nhà thầu ghi thời gian có

hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016.
Trong trường hợp này, hiệu lực của HSDT và bảo đảm dự thầu có được coi là đáp ứng
yêu cầu của HSMT hay không?
Trả lời: Nội dung hiệu lực HSDT và bảo đảm dự thầu được quy định tại Khoản 42 Điều
4 và Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu. Theo đó, thời gian có hiệu lực của HSDT là số
ngày được quy định trong HSMT và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến
ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết
24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự
thầu được quy định trong HSMT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30
ngày. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trường hợp hiệu
lực của HSDT, hiệu lực của bảo đảm dự thầu không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì
HSDT sẽ bị đánh giá là không hợp lệ.
Đối với tình huống trên, khi HSMT quy định thời gian có hiệu lực của HSDT tối thiểu 40
ngày và thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu không ít hơn 70 ngày kể từ ngày có
thời điểm đóng thầu thì việc nhà thầu chào thời gian có hiệu lực của HSDT 60 ngày và
thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu 70 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu phải
được đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT về thời gian có hiệu lực của HSDT và bảo
đảm dự thầu.
Trở lại quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, quy định này được hiểu là áp dụng
cho bên mời thầu, chủ đầu tư khi xây dựng HSMT. Chẳng hạn, khi đã quy định hiệu lực
HSDT là 40 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu thì cần quy định hiệu lực của bảo
đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Các yêu cầu về hiệu lực nêu
trong HSMT sẽ được đem ra đối chiếu khi đánh giá HSDT; theo đó, hiệu lực HSDT, bảo
đảm dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu nếu không ngắn hơn quy định ghi trong HSMT
mà không xét đến việc cái này phải dài hơn cái khác 30 ngày.
Sở Y tế tỉnh X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự
án xây dựng một bệnh viện đa khoa huyện. Trong tiêu chí yêu cầu về nguồn lực tài
chính cho gói thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định nhà thầu phải chứng minh
khả năng tài chính cho gói thầu với số tiền 5,5 tỷ đồng và một trong các cách chứng
minh là nộp cam kết tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp.

Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và chứng minh nguồn lực tài chính của
mình bằng cam kết tín dụng từ ngân hàng và hạn mức tín dụng đúng bằng số tiền yêu
cầu trong HSMT. Tuy nhiên, cam kết tín dụng có ghi nội dung sau: Ngân hàng cam
kết cấp tín dụng nếu nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp tín dụng theo quy
định của pháp luật và quy định của ngân hàng.
Trong trường hợp này, cam kết tín dụng mà nhà thầu đã nộp có được coi là hợp lệ hay
không?


Trả lời: Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa
một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày
16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải chứng minh có
các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả
năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không
kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài
chính thực hiện gói thầu theo quy định của HSMT.
Theo hướng dẫn tại Mẫu số 15 mẫu HSMT nêu trên, trường hợp trong hồ sơ dự thầu nhà
thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang
xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự
thầu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu
cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu.
Đối với trường hợp trên, khi tham dự thầu, nếu nhà thầu cung cấp cam kết tín dụng của tổ
chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị đáp ứng yêu cầu của HSMT thì
được đánh giá là đạt đối với nội dung này. Một thực tế hiển nhiên là việc thực hiện cam
kết tín dụng của ngân hàng cho nhà thầu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tín
dụng, trong đó có sự ràng buộc và điều kiện giữa hai bên. Do vậy, trên thực tế thì các
ngân hàng sẽ không cấp cam kết tín dụng vô điều kiện cho nhà thầu nộp cùng với hồ sơ
dự thầu.
Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu của một bên mời thầu (BMT) nhưng trong đơn dự

thầu nhà thầu ghi tên gói thầu từ ―Mua sắm, vận chuyển các thiết bị trạm biến áp
110kV thành ―Mua sắm, vận chuyển thiết bị trạm biến áp 110 KV. Cũng trong gói
thầu này, nhà thầu X liên danh với nhà thầu Y để tham dự thầu gói thầu và thống
nhất tên gọi của thành viên liên danh trong văn bản thỏa thuận liên danh là Liên
danh Công ty X - Công ty Y. Tuy nhiên, đơn dự thầu của nhà thầu liên danh ghi là
Liên danh Công ty Y - Công ty X.
Trong trường hợp này, đơn dự thầu của nhà thầu A và nhà thầu liên danh Công ty X Công ty Y có được đánh giá là hợp lệ hay không?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá
hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác
trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ
HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm,
có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp
của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói
thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong
đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự
thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm
theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, BMT. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu
phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc
thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách


nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt điều
kiện và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại Chương I các
Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính hợp lệ
của đơn dự thầu, phải căn cứ các quy định nêu trên. Đối với đơn dự thầu đã đầy đủ các
nội dung nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nhưng ghi thiếu 1
chữ ― “các” trong tên gói thầu, nếu HSDT của nhà thầu vẫn chào đủ số lượng thiết bị

trạm biến áp 110 kV theo yêu cầu của HSMT thì đơn dự thầu vẫn được coi là hợp lệ.
Đối với nhà thầu X, trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là
Liên danh Công ty X - Công ty Y thì HSDT ghi tên nhà thầu là Liên danh Công ty Y Công ty X vẫn thể hiện được bản chất liên danh của hai nhà thầu thành viên. Do vậy,
HSDT của liên danh này vẫn được tiếp tục đánh giá theo các yêu cầu của HSMT.
Nhìn chung, trong quá trình lập HSDT, một số nhà thầu sẽ có những sai sót không mong
muốn, tương tự như các trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá từng sai
sót phải được thực hiện cẩn trọng, không vội lấy đó làm căn cứ để loại nhà thầu. Suy cho
cùng, việc tham dự của mỗi nhà thầu đều góp phần làm tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của
gói thầu.
Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và
thời điểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ
chuyên gia nhận thấy Nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120
ngày, từ thời điểm mở thầu là 9h30 ngày 07/9/2015. Trong trường hợp này, việc Nhà
thầu A chào thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu có được coi đáp ứng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 42) quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm
đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Từ thời
điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 Khoản 2 Điểm c) quy định hồ sơ dự thầu hợp lệ
phải có hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định của hồ sơ mời thầu.
Đối với trường hợp trên, nếu hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120
ngày và thời điểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016 thì các hồ sơ dự thầu ghi thời gian có
hiệu lực là 120 ngày kể từ ngày 07/9/2016 hoặc kể từ 9h ngày 07/9/2016 được coi là đáp
ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực. Trường hợp hồ sơ dự thầu ghi thời gian có hiệu lực
với điểm bắt đầu muộn hơn thời điểm đóng thầu (ví dụ: 9h30 ngày 07/9/2015) bị coi là
không đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực.
Hiện nay, một trong các sai sót thường gặp khi nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu là ghi sai
hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Vì vậy, để hạn chế các sai sót này, nhà thầu khi chuẩn bị hồ sơ

dự thầu, nên đọc kỹ thông tin trong chỉ dẫn nhà thầu về thời điểm đóng thầu, mở thầu,
ngày bắt đầu và số ngày có hiệu lực. Ngoài ra, chỉ cần ghi ngày bắt đầu có hiệu lực
(không cần ghi cụ thể thời điểm, giờ bắt đầu) và số ngày có hiệu lực thì hồ sơ dự thầu đã


được đánh giá đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực, ví dụ: Có thể ghi là 120 ngày kể
từ ngày 07/9/2016, không nhất thiết phải ghi là 120 ngày kể từ 9h00 ngày 07/9/2016.
Công ty A liên danh với Công ty B để tham dự thầu gói thầu do bên mời thầu X tổ
chức và đã được trao hợp đồng vào năm 2015.
Trong quá trình tham dự thầu, thành viên liên danh A, B đều tham gia lập hồ sơ dự
thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành viên
liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều thông
tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự thầu
nên đã báo cáo bên mời thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý vi
phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 35) quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách
nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa
chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu chính.
Luật Đấu thầu (Điều 89) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là trình
bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu
thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một
nghĩa vụ nào.
Đối với trường hợp nêu trên, nhà thầu liên danh sử dụng hồ sơ giả do thành viên liên
danh B cung cấp để làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu liên danh này bị
coi là vi phạm Điều 89 Luật Đấu thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu
bị loại và việc xử phạt phải được áp dụng với tất cả các nhà thầu liên danh, bao gồm
Công ty A và Công ty B vì (i) các thành viên liên danh đều là nhà thầu chính khi tham gia
đấu thầu và đều phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật về đấu thầu; (ii) văn bản

thỏa thuận liên danh thể hiện sự ràng buộc không thể tách rời của các thành viên để tham
gia đấu thầu, do vậy, hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu của nhà thầu liên danh không
thể coi là hành vi vi phạm của riêng một thành viên nào đó trong liên danh. Do vậy, khi
tìm kiếm đối tác để liên danh tham dự thầu thì các nhà thầu phải có các thông tin chính
xác về đối tác của mình, nhất là về năng lực, kinh nghiệm để tránh các rủi ro đáng tiếc
như Công ty A khi liên danh với Công ty B trong tình huống này.
Trong Hồ sơ dự thầu (HSDT) cũng như hợp đồng đã ký kết, nhà thầu cam kết sẽ cung
cấp hàng hóa xuất xứ tại Singapore, nhưng trong quá trình bàn giao thiết bị, nhà thầu
lại đề xuất cung cấp hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam. Nhà thầu giải
thích rằng, việc thay đổi xuất xứ hàng hóa là do hãng sản xuất thiết bị thay đổi chính
sách nguồn cung cấp hàng hóa vào thị trường Việt Nam và hãng bảo đảm chất lượng
toàn cầu. Chủ đầu tư có được xem xét, chấp thuận đề xuất của nhà thầu về thay đổi
xuất xứ hàng hoá như nêu trên hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 4 Khoản 32 và Điều 65 Khoản 3) quy
định hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn để thực
hiện gói thầu. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời


thầu (HSMT), HSDT, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu.
Đối với tình huống nêu tại câu hỏi này, trước khi xem xét, quyết định chấp nhận hay
không đề xuất của nhà thầu, chủ đầu tư cần kiểm tra các thông tin mà nhà thầu cung cấp.
Trường hợp chính sách nguồn cung cấp hàng hóa vào Việt Nam của nhà sản xuất được
thay đổi trước khi nhà thầu nộp HSDT thì đề xuất của nhà thầu như trên là không phù
hợp; trong trường hợp này, chủ đầu tư cần xem xét, không chấp thuận đề xuất của nhà
thầu.
Trường hợp sau khi trúng thầu, nhà sản xuất mới thay đổi chính sách về nguồn cung cấp
hàng hóa và là tình huống khách quan, không lường trước được của nhà thầu khi lập
HSDT thì chủ đầu tư có thể xem xét, chấp thuận việc thay đổi xuất xứ hàng hóa theo đề
nghị của nhà thầu song phải bảo đảm hàng hóa được đề xuất thay thế vẫn đáp ứng tất cả

các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng theo yêu cầu của HSMT. Trong trường
hợp này, chủ đầu tư và nhà thầu cần thương thảo về giá hợp đồng và các rủi ro có thể xảy
ra do việc cung cấp hàng hóa không theo đúng xuất xứ như cam kết trong HSDT và hợp
đồng đã ký giữa hai bên.
Bên mời thầu X đang tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước một gói thầu mua sắm
hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Đối với nội dung bảo đảm dự
thầu, đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) đề xuất quy định trong chỉ dẫn
nhà thầu như sau:
―Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh,
nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu (HSDT) bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng
phát hành với giá trị và thời gian có hiệu lực như quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
Bảo đảm dự thầu phải do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát
hành….
Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật
về đấu thầu không?
Trả lời: Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định
HSDT hợp lệ phải có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu
của HSMT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo
lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời
hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT.
Như vậy, theo quy định nêu trên của NĐ63 thì bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều sẽ được xem
xét. Nội dung này của NĐ63 cũng phù hợp với quy định nêu tại Khoản 18 và Khoản 1
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Cụ thể, Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng
quy định: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.



Còn Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng bao gồm ngân
hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Căn cứ quy định của NĐ63 và Luật Các tổ chức tín dụng, các Mẫu HSMT gói thầu xây
lắp, mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày
06/5/2015 và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đều đã hướng dẫn hình thức bảo đảm dự thầu quy định trong HSMT có thể là thư bảo
lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng. Như vậy, cần hiểu là khi nhà thầu thực
hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh thì thư đó có thể do ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng không phải ngân hàng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng phát hành.
Đối với trường hợp nêu trên, việc HSMT quy định nếu nhà thầu thực hiện biện pháp bảo
đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải do ngân hàng phát hành là
quá khắt khe và có thể dẫn tới hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, không phù hợp với
quy định nêu tại Khoản 2 Điều 23 NĐ63 cũng như các quy định vừa phân tích ở trên.
Theo đó, nội dung này cần được sửa lại theo hướng dẫn tại Mẫu HSMT tương ứng cho
phù hợp.
Khi phát hành hồ sơ mời thầu, có 1 nhà thầu A đến mua hồ sơ mời thầu, sau đó nhà
thầu A gửi công văn đến chủ đầu tư về việc tư cách tham gia dự thầu là liên doanh với
một nhà thầu B, Trước 3 ngày đến thời điểm đóng thầu, Cty A gửi một thông báo đến
chủ đầu tư thông báo rằng ko liên doanh với công ty B nữa mà độc lập tham gia gói
thầu. Trường hợp thay đổi tư cách tham gia dự thầu từ liên danh A-B thành nhà thầu
A mà chỉ có thông báo của cty A có hợp lý không?? Đến khi mở thầu, bên tôi có được
chấp nhận hồ sơ dự thầu mà chỉ độc lập bên A tham gia gói thầu không?
Trả lời: Việc thông báo trên của nhà thầu là hợp lệ nếu như trên thông báo có cả đại diện
của nhà thầu B ký tên vào. Khi liên danh, khi nộp hồ sơ dự thầu phải có thỏa thuận liên
doanh theo quy định của HSMT và phải có chữ ký của nhà thầu A và B trên thỏa thuận
liên doanh. Nếu không có chữ ký 2 nhà thầu thì hồ sơ bị loại vì không hợp lệ về quy định
liên doanh của NĐ85. Nhà thầu A dự thầu hợp lệ trong trường hợp này khi:
1. Đấu thầu rộng rãi.
2. Có thông báo thay đổi tên nhà thầu là A cho CĐT trước khi đóng thầu. Thông báo này

có chữ ký của các nhà thầu trong liên danh là hợp lệ.
Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định giá trị bảo lãnh dự thầu lớn hơn hoặc bằng 1%
tổng giá trị sản phẩm dự thầu. Tổng giá trị sản phẩm dự thầu của nhà thầu là
3.456.432.500 đồng. Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu là 34.564.000
đồng. Tôi xin hỏi, giá trị bảo lãnh dự thầu của nhà thầu như nêu trên có được đánh
giá là đạt hay không? HSMT gói thầu mua sắm thuốc, vật tư quy định nhà thầu có thể
tham gia dự thầu vào một hoặc nhiều hoặc tất cả các mặt hàng thuộc gói thầu. Khi gia
hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu (HSDT), nhà thầu thực hiện gia hạn hiệu lực bảo lãnh dự
thầu cũ và gia hạn hiệu lực HSDT nhưng trong đó đề nghị không gia hạn một số mặt
hàng đã tham gia. Vậy, việc không gia hạn một số mặt hàng có bị xem là làm thay đổi
nội dung trong HSDT không? Đánh giá việc gia hạn không hợp lệ tức là nhà thầu
không được xem xét các mặt hàng nhà thầu đồng ý gia hạn, như vậy đúng hay sai?


Trong thời gian có hiệu lực của HSDT, nhà thầu đề nghị rút một số mặt hàng tham dự
thầu thì có được chấp nhận không? Nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng với nhiều mặt
hàng tuy nhiên nhà thầu không cung cấp một số mặt hàng, như vậy nhà thầu phải
chịu phạt vi phạm tương ứng với giá trị bảo lãnh dự thầu của mặt hàng không cung
cấp hay giá trị toàn bộ bảo lãnh? Trong HSDT, nhà thầu A nộp Báo cáo tài chính,
trong đó lợi nhuận năm 2012 là dưới 0; Biên bản kiểm tra quyết toán thuế giữa cơ
quan thuế và nhà thầu năm 2012, trong đó cơ quan thuế xác định nhà thầu có lợi
nhuận trên 0. Nhà thầu B nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm 2012 là trên
0 và Báo cáo kiểm toán do cơ quan kiểm toán phát hành năm 2012 nêu: Nhà thầu
chưa ghi nhận một khoản chi phí, nếu ghi nhận khoản chi phí này vào báo cáo theo
quy định thì nhà thầu có lợi nhuận năm 2012 là dưới 0. Tôi xin hỏi, trong các trường
hợp này, phải đánh giá tiêu chí lợi nhuận của nhà thầu như thế nào? Có nguyên tắc
lấy nguồn dữ liệu nào làm chuẩn để đánh giá không? HSMT gói thầu mua sắm hàng
hóa quy định thời gian thực hiện hợp đồng 12 tháng nhưng HSDT của nhà thầu nêu
thời gian thực hiện hợp đồng 9 tháng, như vậy nhà thầu có được đánh giá đạt hay
không?

Trả lời : Mức bảo đảm dự thầu căn cứ từng gói thầu:
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, giá trị bảo đảm dự thầu
được quy định theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính
chất của từng gói thầu cụ thể.
Điểm d, Khoản 2, Điều 18 và Điểm a, Khoản 5, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐCP
quy định, HSDT được đánh giá là hợp lệ khi có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn
hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT.
Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong HSMT, hồ sơ yêu cầu cần nêu
rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều
phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính
toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.
Đối với trường hợp của bà Thanh, việc HSMT quy định giá trị bảo đảm dự thầu lớn hơn
hoặc bằng 1% tổng giá trị sản phẩm dự thầu mà không phải là giá gói thầu là chưa phù
hợp theo quy định nêu trên.
Trường hợp tổ chuyên gia, bên mời thầu vẫn tiến hành đánh giá HSDT dựa trên HSMT
trước đó thì trong trường hợp nhà thầu có bảo đảm dự thầu là 34.564.000 đồng (làm tròn
số) so với yêu cầu là 1% tổng giá trị sản phẩm là 34.564.325 đồng (chênh lệch 325 đồng)
vẫn được coi là đáp ứng yêu cầu của HSMT.
Trường hợp gia hạn hiệu lực của HSDT, đối với gói thầu chia thành nhiều lô, nhiều phần,
nếu quá trình lựa chọn nhà thầu bị kéo dài dẫn đến hết hiệu lực của HSDT thì bên mời
thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT.
Nhà thầu có quyền gia hạn hoặc không gian hạn thời gian có hiệu lực đối với các lô, phần
(hàng hóa) mà nhà thầu đã tham dự. Những lô, phần mà nhà thầu không gia hạn thì
không đáp ứng.
Trường hợp nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì việc
xử phạt nhà thầu, bồi thường hợp đồng phải tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng
đã ký. Không quy định đánh giá năng lực tài chính trên chỉ tiêu lợi nhuận. Trường hợp


trong các tài liệu do nhà thầu cung cấp có số liệu khác nhau về năng lực tài chính thì bên

mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về nội dung này.
Trường hợp xác định được nhà thầu trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông
tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích
khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì đây được coi là vi phạm hành vi
bị cấm trong đấu thầu quy định tại Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
Ngoài ra, pháp luật về đấu thầu không quy định đánh giá năng lực tài chính trên chỉ tiêu
lợi nhuận mà chỉ đánh giá theo giá trị ròng và nguồn lực tài chính. Liên quan đến quy
định về tài chính đề nghị bà Thanh tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính để được hướng
dẫn cụ thể. Trường hợp HSDT được đánh giá là hợp lệ về tiến độ thực hiện Theo hướng
dẫn tại Điểm c Mục 1.2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa áp
dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số
05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, HSDT được đánh giá
là hợp lệ khi có thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề
xuất về kỹ thuật đồng thời đáp ứng thời gian theo yêu cầu của HSMT.
Theo đó, trường hợp HSMT yêu cầu thời gian thực hiện gói thầu là 12 tháng nhưng nhà
thầu đề xuất là 9 tháng, phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu về chất
lượng thì HSDT được đánh giá là hợp lệ về nội dung tiến độ thực hiện gói thầu.
Tổ chuyên gia đang đánh giá HSDT một gói thầu thuộc dự án điện lực. HSMT quy
định HSDT của nhà thầu phải có hiệu lực tối thiểu 40 ngày kể từ ngày có thời điểm
đóng thầu (ngày 22/12/2016). Bảo đảm dự thầu của nhà thầu phải có hiệu lực không
ít hơn 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016.
Trong HSDT nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 60 ngày kể từ ngày có
thời điểm đóng thầu. Bảo đảm dự thầu đính kèm HSDT của nhà thầu ghi thời gian có
hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016.
Trong trường hợp này, hiệu lực của HSDT và bảo đảm dự thầu có được coi là đáp ứng
yêu cầu của HSMT hay không?
Trả lời: Nội dung hiệu lực HSDT và bảo đảm dự thầu được quy định tại Khoản 42 Điều
4 và Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu. Theo đó, thời gian có hiệu lực của HSDT là số
ngày được quy định trong HSMT và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến
ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết

24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự
thầu được quy định trong HSMT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30
ngày. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trường hợp hiệu
lực của HSDT, hiệu lực của bảo đảm dự thầu không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì
HSDT sẽ bị đánh giá là không hợp lệ.
Đối với tình huống trên, khi HSMT quy định thời gian có hiệu lực của HSDT tối thiểu 40
ngày và thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu không ít hơn 70 ngày kể từ ngày có
thời điểm đóng thầu thì việc nhà thầu chào thời gian có hiệu lực của HSDT 60 ngày và
thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu 70 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu phải
được đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT về thời gian có hiệu lực của HSDT và bảo
đảm dự thầu.


Trở lại quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, quy định này được hiểu là áp dụng
cho bên mời thầu, chủ đầu tư khi xây dựng HSMT. Chẳng hạn, khi đã quy định hiệu lực
HSDT là 40 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu thì cần quy định hiệu lực của bảo
đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Các yêu cầu về hiệu lực nêu
trong HSMT sẽ được đem ra đối chiếu khi đánh giá HSDT; theo đó, hiệu lực HSDT, bảo
đảm dự thầu
Sở Y tế tỉnh X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự
án xây dựng một bệnh viện đa khoa huyện. Trong tiêu chí yêu cầu về nguồn lực tài
chính cho gói thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định nhà thầu phải chứng minh
khả năng tài chính cho gói thầu với số tiền 5,5 tỷ đồng và một trong các cách chứng
minh là nộp cam kết tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp.
Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và chứng minh nguồn lực tài chính của
mình bằng cam kết tín dụng từ ngân hàng và hạn mức tín dụng đúng bằng số tiền yêu
cầu trong HSMT. Tuy nhiên, cam kết tín dụng có ghi nội dung sau: Ngân hàng cam
kết cấp tín dụng nếu nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp tín dụng theo quy
định của pháp luật và quy định của ngân hàng.
Trong trường hợp này, cam kết tín dụng mà nhà thầu đã nộp có được coi là hợp lệ hay

không?
Trả lời: Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa
một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày
16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải chứng minh có
các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả
năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không
kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài
chính thực hiện gói thầu theo quy định của HSMT.
Theo hướng dẫn tại Mẫu số 15 mẫu HSMT nêu trên, trường hợp trong hồ sơ dự thầu nhà
thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang
xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự
thầu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu
cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu.
Đối với trường hợp trên, khi tham dự thầu, nếu nhà thầu cung cấp cam kết tín dụng của tổ
chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị đáp ứng yêu cầu của HSMT thì
được đánh giá là đạt đối với nội dung này. Một thực tế hiển nhiên là việc thực hiện cam
kết tín dụng của ngân hàng cho nhà thầu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tín
dụng, trong đó có sự ràng buộc và điều kiện giữa hai bên. Do vậy, trên thực tế thì các
ngân hàng sẽ không cấp cam kết tín dụng vô điều kiện cho nhà thầu nộp cùng với hồ sơ
dự thầu.


Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức
chào hàng cạnh tranh. Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ xuất xứ,
nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ
của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất.
Việc quy định cụ thể xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chào hàng
cạnh tranh có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm

trong đấu thầu là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu
đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Đối với trường hợp của đơn vị X, việc nêu nhãn hiệu hàng hóa khi lập hồ sơ yêu cầu chào
hàng cạnh tranh không thuộc sự điều chỉnh của quy định nêu trên. Tuy nhiên, theo quy
định tại Điều 4 Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ
định thầu, chào hàng cạnh tranh, đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh
tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản
xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính
kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm
để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trường hợp không thể mô tả được hàng hóa
cần mua theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì mới được
phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu
về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ ―hoặc tương đương‖ sau
nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc
tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà
không quy định tương đương về xuất xứ.
Như vậy, khi bên mời thầu X đã mô tả được hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật,
thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì việc quy định nội dung xuất xứ, nhãn hiệu
trong hồ sơ yêu cầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu. Ngoài ra, cần
lưu ý việc mô tả hàng hóa cần mua phải bảo đảm không mang tính cá biệt hóa, làm cho
chỉ một hoặc một số ít sản phẩm đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu khác.
Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu của một bên mời thầu (BMT) nhưng trong đơn dự
thầu nhà thầu ghi tên gói thầu từ ―Mua sắm, vận chuyển các thiết bị trạm biến áp
110kV thành ―Mua sắm, vận chuyển thiết bị trạm biến áp 110 KV. Cũng trong gói
thầu này, nhà thầu X liên danh với nhà thầu Y để tham dự thầu gói thầu và thống
nhất tên gọi của thành viên liên danh trong văn bản thỏa thuận liên danh là Liên
danh Công ty X - Công ty Y. Tuy nhiên, đơn dự thầu của nhà thầu liên danh ghi là

Liên danh Công ty Y - Công ty X.
Trong trường hợp này, đơn dự thầu của nhà thầu A và nhà thầu liên danh Công ty X Công ty Y có được đánh giá là hợp lệ hay không?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá
hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác


trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ
HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm,
có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp
của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói
thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong
đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự
thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm
theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, BMT. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu
phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc
thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách
nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt điều
kiện và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại Chương I các
Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính hợp lệ
của đơn dự thầu, phải căn cứ các quy định nêu trên. Đối với đơn dự thầu đã đầy đủ các
nội dung nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nhưng ghi thiếu 1
chữ ― “các” trong tên gói thầu, nếu HSDT của nhà thầu vẫn chào đủ số lượng thiết bị
trạm biến áp 110 kV theo yêu cầu của HSMT thì đơn dự thầu vẫn được coi là hợp lệ. Đối
với nhà thầu X, trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là Liên
danh Công ty X - Công ty Y thì HSDT ghi tên nhà thầu là Liên danh Công ty Y - Công ty
X vẫn thể hiện được bản chất liên danh của hai nhà thầu thành viên. Do vậy, HSDT của
liên danh này vẫn được tiếp tục đánh giá theo các yêu cầu của HSMT.

Nhìn chung, trong quá trình lập HSDT, một số nhà thầu sẽ có những sai sót không mong
muốn, tương tự như các trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá từng sai
sót phải được thực hiện cẩn trọng, không vội lấy đó làm căn cứ để loại nhà thầu. Suy cho
cùng, việc tham dự của mỗi nhà thầu đều góp phần làm tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của
gói thầu.
Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và
thời điểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ
chuyên gia nhận thấy Nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120
ngày, từ thời điểm mở thầu là 9h30 ngày 07/9/2015. Trong trường hợp này, việc Nhà
thầu A chào thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu có được coi đáp ứng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu hay không?
Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 42) quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm
đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Từ thời
điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 Khoản 2 Điểm c) quy định hồ sơ dự thầu hợp lệ
phải có hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định của hồ sơ mời thầu.


Đối với trường hợp trên, nếu hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120
ngày và thời điểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016 thì các hồ sơ dự thầu ghi thời gian có
hiệu lực là 120 ngày kể từ ngày 07/9/2016 hoặc kể từ 9h ngày 07/9/2016 được coi là đáp
ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực. Trường hợp hồ sơ dự thầu ghi thời gian có hiệu lực
với điểm bắt đầu muộn hơn thời điểm đóng thầu (ví dụ: 9h30 ngày 07/9/2015) bị coi là
không đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực.
Hiện nay, một trong các sai sót thường gặp khi nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu là ghi sai
hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Vì vậy, để hạn chế các sai sót này, nhà thầu khi chuẩn bị hồ sơ
dự thầu, nên đọc kỹ thông tin trong chỉ dẫn nhà thầu về thời điểm đóng thầu, mở thầu,
ngày bắt đầu và số ngày có hiệu lực. Ngoài ra, chỉ cần ghi ngày bắt đầu có hiệu lực

(không cần ghi cụ thể thời điểm, giờ bắt đầu) và số ngày có hiệu lực thì hồ sơ dự thầu đã
được đánh giá đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực, ví dụ: Có thể ghi là 120 ngày kể
từ ngày 07/9/2016, không nhất thiết phải ghi là 120 ngày kể từ 9h00 ngày 07/9/2016.



×