Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đồ án tốt nghiệp thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.39 KB, 95 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là khu vực phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ là nơi tập trung đông
dân cư do dân số của thành phố và nguồn lao động thu hút từ các tỉnh thành khác.
Phường Mễ Trì thuộc quận Nam Từ Liêm là một trong những quận của thủ đô có diện
tích rộng và dân số đông do tập trung nhiều công ty, xí nghiệp và các trường đại học,
cao đẳng. Tòa nhà HH1 là chung cư kết hợp thương mại dịch vụ và nhà trẻ có diện tích
45.000 m2 gồm 3 tầng hầm và 30 tầng nổi. Tuy nhiên, cũng như tất cả các chung cư
khác, các vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động của chung cư là vấn đề cần được
quan tâm và giải quyết. Hoạt động sinh hoạt của người dân sinh sống và làm việc tại
tòa nhà sẽ phát sinh ra một khối lượng chất thải rắn lớn cần phải thu gom, vận chuyển
và xử lý theo quy định, tránh gây mùi hôi thối làm mất vệ sinh môi trường khu vực.
Đồng thời hoạt động của chung cư sẽ phát sinh ra một lượng nước thải với nồng độ các
chất ô nhiễm tương đối cao. Theo kết quả tính toán mẫu nước thải của chung cư cho
thấy các chỉ tiêu như BOD5, TSS, coliform vượt gấp nhiều lần so với cột B của QCVN
14:2008/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Với nhu cầu
xử lý nước thải phù hợp với lưu lượng nước thải và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra ngoài môi trường, tránh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung
quanh thì việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Chung cư HH1 Mễ
Trì là vô cùng cấp thiết.
2. Tên đề tài
“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 250 m 3/ngày cho tòa
nhà HH1, khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội”
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa vào thông tin của chung cư, đồ án sẽ đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế
hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt
chung cư HH1 Mễ Trì gây ra.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý;
Giới thiệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường trong
khu vực nghiên cứu


Nghiên cứu dự báo tính chất nước thải Chung cư HH1 Mễ Trì;
1


Lựa chọn công nghệ, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 250
m3/ngày.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn của đồ án tốt nghiệp cũng như thời gian thực hiện đồ án, phạm
vi nghiên cứu chỉ tập chung lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt của chung cư HH1 Mễ Trì, các vấn đề khác về chất thải rắn và ô nhiễm không khí
sẽ không đề cập tới trong đồ án.
6. Cấu trúc nội dung đồ án
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Chương 2: Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các công nghệ xử lý nước thải
sinh hoạt.
Chương 3: Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho khu chung cư HH1 Mễ Trì.
Chương 4: Thiết kế các dạng công tác.
Chương 5: Tính toán dự trù nhân lực và kinh phí.

2


CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
Khu vực nghiên cứu thuộc phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội, do đó mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn của
khu vực thành phố Hà Nội.
1.1.1. Vị trí địa lý
Chung cư HH1 nằm trong quần thể Khu đô thị Mễ Trì Hạ có diện tích 45.000

m2 gồm 3 tầng hầm, 30 tầng nổi thuộc phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội. Dự án nằm trên đường Mễ Trì, đối diện với khu đô thị SUDICO, xung quanh
là một tổ hợp tiện ích giải trí, thương mại, giáo dục hiện đại như: trường THPT Marie
Curie, sân vận động Mỹ Đình.

Hình 1.1: Vị trí địa lý của dự án
Chung cư HH1 Mễ Trì Hạ cách sông Nhuệ 2,8 km và không tiếp giáp với hệ
thống ao hồ nào. Hệ thống giao thông tại khu vực chung cư khá thuận lợi cho việc di
chuyển của dân sống tại chung cư do nằm giáp đường Mễ Trì rộng 8 m với 2 làn xe.
Xung quanh chung cư là nơi dân cư sinh sống đông đúc.
3


1.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất
1.1.2.1. Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, thuộc dạng địa hình điển hình
vùng đồng bằng sông Hồng. Phần địa hình này thuận lợi cho việc xây dựng các công
trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Cao độ từ +5,07 m đến +6,30 m.
1.1.2.2. Cấu trúc địa chất
Theo hồ sơ khảo sát địa chất công trình của dự án, địa chất công trình khu vực
được chia thành các lớp đất như sau:
Lớp 1: Lớp đất có nguồn gốc nhân sinh gồm hai loại:
Đất trồng trọt: Sét, sét pha, màu xám nâu, xám đen lẫn nhiều dạng vật chất hữu
cơ, kết cấu và trạng thái rất không ổn định.
Đất đắp: Sét, sét pha, màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng, kết cấu không đồng
nhất.
Lớp 2: Sét pha, màu xám vàng, nâu đỏ, xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến nửa
cứng. Lớp này nằm dưới lớp 1, gặp tại hầu hết các lỗ khoan. Bề dày của lớp biến đổi
lớn, trung bình dày 3 m, chỗ dày nhất đến 4,6 m, mỏng nhất 1,5 m. Đất có sức chịu tải
quy ước là Ro = 1,75 KG/cm2, modun tổng biến dạng Eo = 1,34 KG/cm2.

Lớp 3: Lớp này nằm dưới lớp 1 và lớp 2 thành phần là sét pha, màu xám nâu,
trạng thái dẻo mềm.Bề dày lớp khá lớn, diện phân bố biến đổi lớn và rất phức tạp. Đất
có sức chịu tải quy ước là Ro = 0,96 KG/cm2. Mô đul tổng biến dạng Eo = 71,3
KG/cm2.
Lớp 4: Cát hạt nhỏ, màu xám nâu, xám tro, kết cấu chặt vừa. Lớp này nằm dưới
lớp 2 và lớp 3. Đất có sức chịu tải quy ước là R o = 1,50 KG/cm2. Môđul tổng biến dạng
Eo = 120,0 KG/cm2.
Trước đây, đất ở khu vực được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Ngày nay,
do quá trình đô thị hóa một cách mạnh mẽ đất trong khu vực dần được chuyển đổi mục
đích sử dụng sang xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư.
1.1.3. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Khí hậu vùng dự án tiêu biểu cho vùng đồng bằng sông Hồng với đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với nền nhiệt độ không khí cao
và mùa đông lạnh, ít mưa với nền nhiệt độ tương đối thấp.

4


1.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 23,4oC, tương ứng với tổng nhiệt độ năm 8.620 oC.
Các tháng có nhiệt độ thấp trong năm là tháng 1, 2, 12 với nhiệt độ trung bình từ 16,6 ÷
17,9oC. Đây cũng là các tháng có nhiệt độ tối thấp trung bình thấp nhất (13,8 ÷ 15oC).
Các tháng có nền nhiệt độ cao là tháng 5, 6, 7, 8, đây là các tháng có nhiệt độ tối cao
trung bình trong năm (30,9 ÷ 32,8oC) và tối cao tuyệt đối lớn nhất (37,1 ÷ 42,8 oC).
Nhiệt độ giữa các mùa khác nhau khá rõ nét.
Thông thường nhiệt độ ngày thấp nhất vào lúc 5 - 6 giờ đối với mùa hè và 6 - 7
giờ đối với mùa đông. Nhiệt độ cao nhất vào khoảng 13 ÷ 15 giờ. Chênh lệch nhiệt độ
trong ngày có thể lên đến 10 ÷ 12oC, thậm chí hơn nữa.
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình năm khu vực Hà Nội 2011 – 2015, Trạm Láng
(Đơn vị: oC)

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

16,2

16,6

15,3

16,1

18,2

2

17,6

21,7


13,8

22,5

20,9

3

19,3

20,2

21,5

20,2

21,1

4

24,3

23,3

24,6

24,7

23,4


5

29,5

27,3

27,5

27,1

28,6

6

30,3

30,6

28,4

30,5

30,9

7

29,4

30,9


29,3

29,5

30,7

8

28,6

29,3

29,0

29,7

28,3

9

28,5

27,5

28,2

29,2

28,2


10

26,1

25,8

26,3

26,7

25,7

11

22,8

21,7

21,2

21,7

22,4

12

17,7

20,4


18,2

19,6

19,4

Trung bình

24,1

24,6

23,6

24,7

24,8

Tháng

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2016)
1.1.3.2. Lượng mưa
Mưa tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 85% lượng mưa cả
năm với lượng mưa trung bình từ 123 ÷ 323 mm/tháng. Số ngày mưa trung bình 142,2
5


ngày/năm. Các tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 1, 10, 11, 12 (từ 6,3 ÷ 8,5
ngày/tháng). Lượng mưa cực đại 569 mm. Vào giữa mùa mưa, lượng mưa ngày lớn
nhất đều trên 150 mm, thậm chí trên 300 mm (thường rơi vào tháng 7 hay tháng 8).

Ngược lại, vào giữa mùa khô, những ngày mưa lớn nhất đều chưa đến 50 mm.
Bảng 1.2: Lượng mưa tại Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015, Trạm Láng
(Đơn vị: mm)
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

11,6

3,2

26,6

4,7

80,9

2

25,6


25,3

13,9

8,4

8,1

3

27,3

29,4

20,7

49,1

5,6

4

32,9

97,8

121,7

74,3


55,6

5

221,9

118,1

184

229,4

149,7

6

278

210,9

234,3

242,4

175,4

7

277,9


286,8

423,5

550,5

280,2

8

377,5

330,4

304,2

215,3

274,4

9

366

388,3

199,4

154,6


171,8

10

17,8

145

469

78,8

24,9

11

91,9

4,8

258,7

1,2

0,6

12

26,8


20,6

11,4

3,6

11,6

Tổng cộng

1755,2

1660,6

2267,4

1612,3

1238,8

Tháng

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2016)
1.1.3.3. Độ ẩm và bốc hơi
Độ ẩm: Vùng đồng bằng sông Hồng có độ ẩm khá cao, độ ẩm tương đối trung
bình năm là 84%. Độ ẩm tương đối vào tháng khô nhất (tháng 11, 12) phổ biến là 80 ÷
83%, vào tháng ẩm nhất (tháng 3, 4) chưa đến 90%. Hai tháng đầu mùa đông (tháng
11, 12) là tháng khô hạn nhất đạt 80%. Thời kỳ ẩm ướt nhất lại xảy ra vào 2 tháng cuối
mùa xuân, đầu mùa hạ (tháng 3, 4) với độ ẩm trung bình đạt 87%.

Bảng 1.3: Độ ẩm tương đối trung bình
Đặc trưng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Trị số (%)


83 85 87 87 84

83

84

86

85

80

75

70

82,4

6


Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm của vùng đồng bằng sông Hồng khá
lớn, bình quân đạt 856 mm. Các tháng 5÷7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất, bình
quân đạt 70 ÷ 80 mm. Các tháng 2, 3 là tháng có lượng bốc hơi thấp nhất, bình quân 50
÷ 60 mm mỗi tháng.
1.1.3.4. Bức xạ mặt trời, nắng
Bức xạ: Vùng dự án có chế độ bức xạ thiên văn nội chí tuyến, hàng năm hai lần
mặt trời qua thiên đỉnh (ngày 26/6 và 18/7), độ cao mặt trời khá lớn và thời gian chiếu
sáng tương đối đồng đều. Độ cao mặt trời giữa trưa trên 800 trong các tháng 5 - 8 và

dưới 600 trong các tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung
bình hàng năm là 120 Kcal/cm2. Lượng bức xạ thấp nhất trong tháng 2, do độ cao mặt
trời thấp, thời gian chiếu sáng ngắn, lượng mây nhiều, nắng ít và mưa phùn triền miên,
ảnh hưởng của mưa phùn đến lượng bức xạ tổng cộng có thể thấy rõ trong tháng 3 và
tháng 4. Các tháng có cường độ bức xạ lớn từ tháng 5 - 10.
Nắng: Số giờ nắng trung bình năm trong vùng khoảng 1.640 giờ. Các tháng có
số giờ nắng cao là các tháng mùa Hè và mùa Thu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm)
với số giờ nắng từ 160 – 195 giờ/tháng, nắng ít vào mùa Đông và mùa Xuân (từ tháng
1 – 4) với số giờ nắng từ 47 – 93 giờ/tháng. Chế độ nắng này rất thuận lợi cho sinh
trưởng, phát triển các loại rau, đặc biệt là vào mùa Đông và mùa Xuân.
1.1.3.5. Gió
Trong vùng có chế độ gió mùa đặc trưng với hướng gió thịnh hành trong các
mùa như sau:
Mùa Xuân: tiêu biểu vào tháng 4, gió thịnh hành nhất là Đông Nam, chiếm tần
suất phổ biến là 45,5%.
Mùa Đông: Tháng 1 tiêu biểu cho mùa này, gió thổi theo các hướng từ Bắc đến
Đông Nam nhưng tần suất cao nhất là gió Đông Nam và Đông Bắc.
Mùa Hè: Tháng 7 là tiêu biểu cho mùa này, gió thịnh hành là Đông Nam.
Mùa Thu: Gió trong tháng 10 khá phân tán song gió Bắc chiếm 25 ÷ 30%, trở
thành gió thịnh hành. Gió Đông Nam cũng chiếm tần suất đáng kể.
Tốc độ gió trung bình năm trong vùng không lớn khoảng 1,6 ÷ 1,8 m/s. Trung
bình tốc độ gió mùa Đông có phần trội hơn gió mùa Hè. Chênh lệch giữa tháng gió
mạnh nhất và tháng gió yếu nhất không quá 1,0 ÷ 1,5 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất lên
đến 34 m/s, thường gặp trong mùa Hè vì mùa này có nhiều dông, lốc, bão. Tại khu vực
nghiên cứu, mùa Đông có hướng gió chủ đạo là Đông và hướng Đông Bắc, mùa Hè có
hướng gió chủ đạo là Đông Nam. Những yếu tố ảnh hưởng đến hướng gió là áp suất và
7


đặc điểm địa hình của khu vực. Tốc độ gió trung bình theo các hướng được trình bày

trong bảng dưới đây:
Bảng 1.4: Tần suất gió (TS-%) và tốc độ gió trung bình (TĐ-m/s) theo các hướng
Hướng

Đặc
trưng

1

Lặng
gió

TS

20,0 15,7 15,0 13,1 11,8 17,1 18,0 22,1 23,9 22,1 25,9 25,6

TS

11,6 9,1

5,2

3,9

4,7

4,4

4,0


6,4

11,4 16,3 15,7 12,4

2,5

2,3

2,2

2,5

2,2

2,4

2,1

2,3

27,4 27,8 19,1 10,7 9,1

7,8

6,6

8,6

11,9 16,3 20,9 22,4


2,9

2,9

2,7

2,1

2,1

2,1

2,4

2,4

2,7

2,9

7,6

9,1

12,6 15,4 14,1 13,1 12,9 11,5 7,8

6,2

6,8


7,0

2,1

2,1

2,1

2,0

1,9

2,0

N



NE

TS

TS

E


TS

SE



TS

S



SW

TS

TS

W



NW

TS


Tốc độ gió
trung bình

2

2,3


3

4

2,7
2,3

5

6

2,6
2,3

2,0

7

2,2

8

2,1

9

2,1

10


2,4

11

2,5

12

2,4

21,6 28,2 37,5 45,5 43,2 34,2 34,8 24,3 16,3 15,6 14,5 17,7
2,7

2,7

2,7

2,8

2,8

2,5

2,5

2,2

2,0

2,2


2,3

2,4

3,3

4,3

5,8

6,8

7,5

9,4

9,8

6,5

4,9

4,0

2,9

3,4

2,3


2,2

2,3

2,5

2,4

2,2

2,3

2,0

1,7

1,8

1,9

2,0

1,1

0,9

1,0

1,4


2,7

4,4

4,3

3,6

2,6

1,5

1,4

1,1

1,5

1,6

1,7

1,7

1,9

2,0

1,9


1,7

1,6

1,5

1,6

1,4

1,7

1,2

1,1

1,1

2,5

3,6

4,3

6,6

6,2

4,3


2,9

3,0

1,3

1,5

1,4

1,6

1,7

1,9

2,2

2,0

2,0

1,7

1,6

1,6

5,7


3,7

2,8

2,0

4,3

6,1

5,2

10,4 15,0 13,8 9,0

7,5

1,8

1,7

1,6

1,8

2,3

2,6

2,4


2,3

2,3

2,2

1,9

1,8

2,1

2,2

2,1

2,3

2,3

1,9

2,0

1,7

1,7

1,8


1,8

1,8

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2016)
Ghi chú: N – Hướng Bắc
S – Hướng Nam;

E – Hướng Đông
W – Hướng Tây

1.2. Đặc điểm địa sinh thái khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm chung về hệ sinh thái
1.2.1.1. Hệ động vật cạn

8


Nhìn chung, hệ động vật cạn ở đây kém phát triển. Hệ động vật hoang dã rất
hiếm, chỉ có một số loài như chuột, rắn, ếch, nhái, cóc, chim, thằn lằn… và một số loài
côn trùng. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp sử dụng nhiều loại
phân bón hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ động vật hoang dã trong khu
vực. Mặt khác, do hiện tượng săn bắt quá mức làm cho số lượng một số loài như rắn,
cóc, ếch còn lại rất ít. Ngoài ra, còn có các loài vật nuôi, gồm các loài gia súc như lợn
và các loài gia cầm như gà, vịt…
1.2.1.2. Hệ sinh thái thực vật cạn
Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là các loài thực vật nhỏ, không có giá trị kinh tế,
phần lớn là các loài cỏ dại. Bên cạnh các loài cây hoang dại còn có hệ thực vật nhân tạo

với nhiều loại cây trồng khác nhau. Khu vực trồng các loại hoa như hoa cúc, hồng, hoa
ly, hoa đào… Rau các loại như cải, muống, ngót,…
1.2.1.3. Hệ sinh thái nước
Hệ sinh thái nước khu vực chủ yếu là một số loài cá tự nhiên (cá rô, cá mương),
các loài giáp xác (tôm, cua)… Tài nguyên thủy sinh vật trong khu vực ao hồ và kênh
tưới tiêu nông nghiệp nghèo nàn, có giá trị kinh tế không cao nhưng chúng tham gia
vào quá trình làm sạch môi trường. Động thực vật trôi nổi có nhiều trong các ao hồ,
kênh mương tưới tiêu và trên các cánh đồng. Thực vật nổi (Phytoplancton) chủ yếu là
các loài tảo lục và tảo silic. Động vật nổi (Zooplankton) chủ yếu là các nhóm
Cladocera, Rotatoria, Copepada,… Cá nuôi trong các hồ ao chủ yếu là cá chép, trôi,
mè, rô phi,… Sản lượng cá nuôi trong các hồ, ao thấp. Tuy vậy, các loài cá cũng tham
gia vào quá trình BVMT. Thành phần vi sinh vật trong hệ sinh thái các thủy vực kênh
mương phong phú. Phù du động vật và thực vật đáy bao gồm các nhóm chủ yếu sau:
Rotatoria; Oligochaeta; Cladocera; Copepoda; Macrura; Bradrvura; Mollusca và rất
nhiều côn trùng và ấu trùng sống dưới nước.
1.2.2. Đặc điểm sinh thái sông, hồ chính trong khu vực
Khu vực phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ thuỷ văn sông Nhuệ.
Hệ thống sông Nhuệ nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc phần Tây Nam
của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điểm bắt đầu của sông Nhuệ là cống Liên Mạc, lấy nước
từ sông Hồng trong địa phận quận Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc là
cống Phủ Lý khi hợp lưu vào sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam).

9


Nước sông Nhuệ là nguồn nước cấp cho nhiều hệ thống, công trình thủy lợi như
Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn. Ngoài ra, sông Nhuệ còn
đóng vai trò tiêu nước cho thành phố Hà Nội.
Dòng chảy trên sông Nhuệ phụ thuộc vào nguồn nước từ sông Hồng cấp qua

cống Liên Mạc 1. Lượng dòng chảy vào mùa kiệt qua hệ thống phân phối được thống
kê như sau:
Bảng 1.5: Mực nước lớn nhất trên sông Nhuệ một số năm điển hình
Đơn vị: m
TT

Vị trí

Năm 1985

Năm 1994

Năm 2010

1

Liên Mạc

5,41

5,44

5,64

2

Hà Đông

5,32


5,46

5,67

3

La Khê

5,61

5,57

5,64

4

Đồng Quan

4,5

4,63

4,36

5

Nhật Tựu

4,28


4,29

3,75

6

Lương Cổ

4,21

4,09

3,51

7

Điệp Sơn

4,27

3,92

3,62

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi sông Nhuệ)
Tổng chiều dài tự nhiên lưu vực sông Nhuệ là 130 km, chiều dài trục chính 74
km. Diện tích lưu vực 1070 km2, cao trình đất đai trong lưu vực biến đổi từ +900 cm
đến 100 cm. Lưu vực sông có tọa độ địa lý từ 200 ÷ 21020' vĩ độ Bắc và 1050 ÷ 106030'
kinh độ Đông, sông chảy qua các quận, huyện, thánh phố gồm quận Cầu Giấy, Hà
Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh

Oai, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý.
Địa hình lưu vực sông Nhuệ tương đối bằng phẳng. Độ cao địa hình phổ biến ở
mức 5 ÷ 9,5 m trên mực nước biển và thường thấp hơn mực nước sông Hồng trong
mùa lũ. Hướng chung địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam với độ dốc trung bình 0,3%,
thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ hữu ngạn sông Hồng, tả ngạn sông Đáy dồn vào
sông Nhuệ.
1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án
1.3.1. Môi trường không khí tiếng ồn
Chất lượng không khí trong khu vực chịu ảnh hưởng của 3 loại nguồn thải là:
Giao thông, xây dựng, sinh hoạt. Tiếng ồn gây tác động chủ yếu đến chất lượng không
khí khu vực là giao thông và xây dựng, hoạt động của các đơn vị nằm xung quanh khu
10


vực, hoạt động sinh hoạt buôn bán của các hộ dân cư sinh sống dọc tuyến đường Phạm
Hùng và Mễ Trì, tiếng ồn do hoạt động giao thông
Hiện tượng ô nhiễm không khí là do sản xuất công nghiệp không đáng để do
diện tích sản xuất công nghiệp nhỏ. Ô nhiễm không khí do sinh hoạt là những nguồn ô
nhiễm mang tính chất cục bộ và tạm thời. Chất lượng không khí tại hầu hết các điểm
khảo sát đang nằm trong mức cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, thể hiện ở các
thông số. Bụi lơ lửng TSP và CO, SO2, NO2 đều nhỏ hơn nhiều lần so với giới hạn tối
đa cho phép. Kết quả thu thập cũng cho thấy hàm lượng các thông số ô nhiễm vào mùa
khô cao hơn mùa mưa.
Bảng 1.6: Kí hiệu các địa điểm quan trắc
Điểm quan trắc

Kí hiệu

Khu vực phía Tây Bắc của khu đất, giáp đường Mễ Trì


KK1

Khu vực phía Đông, giáp phố Mễ Trì Hạ

KK2

Khu vực phía Nam của khu đất, giáp với khu dân cư của phường Mễ Trì

KK3

Khu vực trung tâm khu đất dự án

KK4

Bảng 1.7: Kết quả quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn và điều kiện khí hậu của
khu vự dự án chung cư HH1 Mễ Trì
Vị trí
quan
trắc

Độ ẩm
(%)

Tốc độ
gió

Độ ồn

KK1


78,5

1,5

66,5

0,13

0,11

2,18

0,085

KK2

79,2

1,7

64,5

0,097

0,095

2,07

0,081


KK3

78,3

1,4

63,3

0,14

0,12

2,21

0,089

KK4

79,8

1,6

63,5

0,15

0,12

2,22


0,087

70

0,3

0,35

30

0,2

(dBA)

SO2

CO

NO2

(mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)

(mg/m3)

(m/s)

QCVN 05:2013/BTNMT

Bụi lơ
lửng


(Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật và Môi trường, trạm quan trắc môi trường phía Bắc,
năm 2016)
1.3.2. Môi trường đất
Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hàm lượng các kim loại nặng trong đất nằm
trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2015/BTMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất) đối với đất dùng cho thương mại
và dịch vụ.
11


Bảng 1.8: Kết quả phân tích mẫu đất
(Đơn vị: mg/kg đất khô)
Chỉ
tiêu

Kết quả

QCVN 03/:2015/ BTNMT

MĐ1

MĐ2

MĐ3

MĐ4

(Cho đất thương mại dịch vụ)


As

2,1

2,6

2,4

2,7

20

Cd

0,38

0,41

0,34

0,43

5

Pb

4,2

4,6


4,3

4,1

200

Cr

2,6

2,1

2,4

2,3

250

Cu

3,3

3,8

3,5

3,6

200


Zn

6,5

6,3

5,8

6,4

300

Chú giải:
- MĐ1 tại khu vực phía Tây Bắc của khu đất, giáp đường Mễ Trì
- MĐ2 tại vực phía Đông của khu đất, giáp phố Mễ Trì Hạ
- MĐ3 tại khu vực phía Tây Nam của khu đất, giáp với khu dân cư phường Mễ Trì
- MĐ4 tại khu vực trung tâm khu đất.

: Vị trí quan trắc môi trường đất
: Vị trí quan trắc môi trường không khí
12


Hình 1.2: Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường nền của dự án
1.3.3. Môi trường nước
Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án đã bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu đều
vượt mức cho phép theo quy định của QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với chất lượng
nước mặt, dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu
cầu tương tự. Cụ thể như sau:
-


Các chỉ tiêu ô nhiễm vật lý: TSS vượt 15 lần giới hạn cho phép;

- Các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ: BOD5 vượt 5,9; COD vượt 12 lần; Amoni vượt
7,3 lần; Nitrit vượt 32 lần; Nitrat vượt 4 lần; ; phophat vượt 14 lần giới hạn cho phép;
- Các chỉ tiêu ô nhiễm kim loại nặng: Fe vượt 2,5 lần; As vượt 30 lần, Pb vượt
14 lần giới hạn cho phép;
-

Chỉ tiêu tổng dầu mỡ vượt 8,2 lần giới hạn cho phép;

-

Chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật: Coliform vượt 11,5 lần giới hạn cho phép.
Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Chỉ tiêu phân tích
BOD5
COD
DO
TSS
Amoni (tính theo N)
Nitrit (tính theo N)
Nitrat (tính theo N)
Phosphat (tính theo P)
Fe
As
Pb
Tổng dầu mỡ
Colifom

Đơn vị

Sông Nhuệ

QCVN 08MT:2015/BTNMT

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

89
350,7
2,1
740
6,52
1,6
40,3
4,2
3,73
1,5
0,7
8,2
86.230

15
30
≥4
50
0,9
0,05
10
0,3
1,5
0,05

0,05
1
7.500

1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.1. Điều kiện về kinh tế
Phường Mễ Trì là vùng phát triển đô thị với tốc độ đô thị hóa nhanh, dự kiến
đất nông nghiệp sẽ chuyển sang xây dựng cơ bản. Mễ Trì có lợi thế về vị trí địa lý
nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, lực lượng lao động dồi dào, là nguồn lực mạnh mẽ
13


để phát triển các loại hình dịch vụ, kết hợp với phát triển nghề truyền thống, sản
xuất các loại hàng hoá đặc sản như: Cốm Mễ Trì.
Theo Báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017, cơ cấu kinh tế trên địa
bàn phường chuyển dịch theo hướng Công nghiệp, Xây dựng - Thương mại, Dịch
vụ - Nông nghiệp, trong đó: Công nghiệp - xây dựng chiếm 62,4%, thương mại dịch vụ chiếm 37,4%; nông nghiệp chiếm 0,2%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
phường: 17.135.469.722 đồng/41.077.500.000 đồng, đạt 41,7% kế hoạch được giao.
1.4.2. Điều kiện về xã hội
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Mễ Trì là 137.807 m 2. Số dân năm
2016 là 3.280 người (804 hộ dân).
Về y tế: Trạm y tế phường Mễ Trì có 3 bác sĩ, 3 y sĩ, 4 y tá và 10 giường bệnh.
Trạm y tế phường đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung tâm y tế dự phòng hiện tại về cơ bản đạt yêu
cầu về trang thiết bị quy mô, cơ cấu cán bộ y bác sỹ.
Về giáo dục: Trên địa bàn phường có 2 trường mầm non công lập là trường
mầm non Mễ Trì Thượng và trường mầm non Mễ Trì Hạ cùng rất nhiều các trường
dân lập; 1 trường tiểu học công lập và 1 trường THCS công lập.
1.4.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Mễ Trì Hạ
a. Hệ thống giao thông

Đường vành đai 3 nằm ở phía Đông Bắc khu đô thị mới có mặt cắt ngang rộng
68 m. Phía Đông Nam là tuyến đường liên khu vực có mặt cắt ngang rộng 50 m.
Phía Nam là tuyến đường khu vực có mặt cắt ngang rộng 40 m.
b. Hệ thống điện
Nguồn điện được lấy từ trạm 110/22KV, 3x40 MVA xây dựng cách khu đô thị
khoảng 1,4 km về phía Đông Nam (cạnh đường vành đai 3) bằng tuyến cáp trục
22KV: 2XLPE-240 dự kiến xây dựng đi dọc đường Vành đai 3 và đường liên khu
vực có mặt cắt ngang rộng 50 m.
c. Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp cho Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ được lấy từ mạng lưới cấp
nước của thành phố thông qua tuyến ống truyền dẫn D400 mm và D300 mm ở
đường vành đai 3 và đường quy hoạch.
d. Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước khu đô thị mới Mễ Trì Hạ là hệ thống cống riêng. Nước
mưa của Khu đô thị và khu dân cư thôn Mễ Trì Hạ được thoát vào tuyến mương dọc
14


đường vành đai 3 rồi chảy vào tuyến mương thoát nước Trung Văn sau đó chảy vào
sông Nhuệ.
e. Thu gom rác
Khu vực nhà cao tầng có hệ thống đổ rác từ các tầng xuống phòng thu gom tập
trung tại tầng 1. Khu vực công cộng bố trí thùng rác hoặc container có nắp đậy kín.
1.5. Giới thiệu về dự án
Chung cư HH1 ở Mễ Trì có tổng diện tích khu đất: 2.349 m 2 trong đó diện tích
xây dựng công trình là 1057 m2 với 36 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Khối lượng và các hạng mục công trình của dự án bao gồm:
Bảng 1.10: Tổng hợp thông số thiết kế của tòa nhà HH1
Vị trí
Tầng hầm 3

Tầng hầm 2
Tầng hầm 1

Diện tích (m2)
2.349
2.349
2.349

Không gian chức năng
Đỗ xe, kỹ thuật
Đỗ xe, kỹ thuật
Đỗ xe, kỹ thuật

Chiều cao (m)
3,5
3,5
3,7

Tổng phần ngầm

7.047

Tầng 1

Sảnh, thương mại dịch vụ.

929,1

4,2


Tầng 2

Nhà trẻ, văn phòng, thương mại

1.057

4,2

Tầng 3

Văn phòng, thương mại

1.057

4,2

Tầng 4

Văn phòng, thương mại

1.057

4,2

Tầng 5

Bể bơi, chăm sóc sức khỏe, sinh
hoạt cộng đồng, kỹ thuật

1.057


5,4

Tầng 6 ÷ 35

Căn hộ ở

31.710

3,2

Tầng 36

Kỹ thuật mái

1.057

4,0

37.924,1

122,2

Tổng phần nổi

Chung cư HH1 ở Mễ Trì có 270 căn hộ, phục vụ cho khoảng 1170 người (800
người dân sống trong căn hộ, 40 trẻ em, 330 nhân viên văn phòng). Tổng nhu cầu sử
dụng nước của chung cư HH1 Mễ Trì được thống kê tại bảng sau:
Bảng 1.11: Nhu cầu sử dụng nước
TT


Đối tượng dùng nước

1

Khối căn hộ cao tầng

2

Khu dịch vụ, thương mại

Quy mô dùng
nước

Tiêu chuẩn dùng
nước

Lưu lượng
(m3/ngđ)

800

người

200

l/người.ngđ

160


3.254,2

m2

2

l/m2.ngđ

6,6

15


Khu vực nhà trẻ
3

Rửa sàn tầng hầm

40

cháu

40

l/cháu.ngđ

4

7.047


m2

2

l/m2.ngđ

14,1

Tổng cộng

16

184,7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
2.2.1 Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt (NTSH) là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các
mục đích sinh hoạt của cộng đồng: Tắm giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Chúng
thường được thải ra từ các căn hộ, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu vực phụ thuộc vào số dân,
tiêu chuẩn cấp nước và hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều
còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn
cấp nước cao hơn so với vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải tính
trên đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh
hoạt ở trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông
rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn thường được tiêu thoát vào các ao
hồ, sông ngòi hoặc bằng biện pháp tự thấm.

NTSH có thể phát sinh từ các nguồn sau:
Khu dân cư: Nước thải ở khu vực này có thể tính theo đầu người sử dụng, lượng
nước tiêu chuẩn cấp cho 1 người/ngày dao động từ 80 lít – 300 lít.
Khu thương mại: Chợ, các cửa hàng, bến xe, trụ sở kinh doanh, trung tâm mua
bán của khu vực. Lượng nước thải tại các khu vực này được tính trung bình từ 7,5 – 14
m3/ha/ngày.
Khu vui chơi giải trí: Gồm các quán cà phê, câu lạc bộ, bể bơi, khách sạn, nhà
hàng… Tại đây lượng nước thải thay đổi theo lượng khách và theo mùa trong năm.
Khu vực cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện.
2.1.2. Thành phần và tính chất nước thải
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nước thải. Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh;
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: Cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp
của các nhà hàng, khách sạn, các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm,
nước vệ sinh sàn nhà…

17


Đặc tính và thành phần của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh nước thải
này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại
carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi
sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2,
N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân
hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5.
Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân
hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD 5 càng cao cho thấy
chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ
nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.

2.1.3. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải
NTSH có thành phần rất phức tạp, thường lẫn nhiều tạp chất, phụ thuộc nhiều
vào nguồn phát sinh (quy mô dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống
thoát nước khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt). Đặc trưng của NTSH có
thành phần dinh dưỡng rất cao, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, các
chất vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. NTSH chứa khoảng 52% là các chất hữu
cơ, 48% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật. Phần lớn các VSV trong nước
thải là ở dạng vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Thành phần chủ yếu trong NTSH gồm:
- Các chất hữu cơ: BOD, COD, dầu mỡ, các hợp chất nito, photpho,... Nồng độ
chất hữu cơ trong NTSH dao động trong khoảng 150 - 450 mg/l theo trọng lượng khô.
Có khoảng 20 ÷ 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.
- Chất hoạt động bề mặt;
- Các chất vô cơ: kim loại, SS, Cl-,...
- Vi sinh: Ecoli, Coliform,...
- Độ pH dao động trong khoảng 6,5 ÷ 8,0.
Bảng 2.1: Thành phần nước thải sinh hoạt
Các chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

Tổng chất rắn hòa tan
Cố định

mg/l

Bay hơi
Chất rắn tổng cộng


mg/l
18

Nhẹ

Trung bình

Nặng

250

500

850

145

300

525

105

200

325

350

720


1200


Chất rắn lơ lửng
Cố định

mg/l

Bay hơi

100

220

350

20

55

75

80

165

275

Chất rắn lắng được


mg/l

5

10

20

BOD

mg/l

110

220

400

Tổng Cacbon hữu cơ

mg/l

80

160

210

COD


mg/l

250

500

1000

Tổng Nitơ (theo nitơ)

20

40

85

Hữu cơ

8

15

35

12

25

50


Nitrit

0

0

0

Nitrat

0

0

0

Amoni tự do

mg/l

Tổng photpho (theo P)

mg/l

4

8

15


Hữu cơ

mg/l

1

3

5

3

5

10

Vô cơ
Clorua

mg/l

30

50

100

sunfat


mg/l

20

30

50

Độ kiềm (theo CaCO3)

mg/l

50

100

200

Dầu mỡ

mg/l

50

100

150

Colifom


MPN/100m
l

106 – 107

107 – 108

108 – 109

<100

100-400

>400

Chất hữu cơ bay hơi

µg / l

(Nguồn: Lâm Minh Triết, Giáo trình xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp)

19


Bảng 2.2: Tính chất nước thải sinh hoạt
STT

Chất ô nhiễm

Nồng độ trung bình


1

Ph

6,8

2

Chất rắn lơ lửng (SS)

220

3

Tổng chất rắn (TS)

720

4

COD

500

5

BOD5

250


6

Tổng Nitơ

40

7

Tổng P

8

(Nguồn: Lâm Minh Triết, Giáo trình xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp)
2.2. Các phương pháp xử lý nước thải
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo, xử lý nước
thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như
song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị, công trình xử lý sơ bộ
tại chỗ để tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các
công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn hoặc một phần chất lơ lửng: Dùng song
chắn rác hoặc lưới lọc.
Để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước dùng bể lắng:
- Các chất lơ lửng nguồn gốc khoáng (chủ yếu là cát) được lắng ở bể lắng cát.
- Các hạt cặn đặc tính hữu cơ được tách ra ở bể lắng.
- Các chất cặn nhẹ hơn nước: Dầu, mỡ, nhựa... được tách ở bể thu dầu, mỡ,
nhựa (dùng cho nước thải công nghiệp).

- Để tách khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ… dùng lưới lọc, vải lọc hoặc
lọc qua lớp vật liệu lọc.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá
trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử
lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 ÷ 15%.
20


Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
 Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến
50mm, các thanh có thể bằng thép, inox, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là
hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip. Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải. Các
song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ rác lại.
Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 90°.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình xử lý nước thải.
 Bể thu và tách dầu mỡ
• Bể thu dầu
Được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi chứa dầu và
nhiên liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các công trình công cộng khác,
nhiệm vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ xe…
• Bể tách mỡ
Dùng để tách và thu các loại mỡ động, thực vật, các loại dầu… có trong nước
thải. Bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học, bệnh
viện… xây bằng gạch, bê tông cốt thép, nhựa composite… và bố trí bên trong nhà, gần

các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu mỡ trước khi xả
vào hệ thống thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác.
 Bể điều hoà
Lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công trình
công cộng cũng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào
các điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước này. Sự dao động về lưu lượng
nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm
sạch nước thải. Điều quan trọng trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng
chảy, một trong những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng.
Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện
tượng quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu cơ
nhờ đó giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá
21


trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hoà ở mức độ thích hợp cho các hoạt
động của vi sinh vật.
 Bể lắng
• Bể lắng cát
Trong thành phần cặn lắng, nước thải thường có cát với độ lớn thủy lực J = 18
mm/s. Đây là các phần tử vô cơ có kích thước và tỷ trọng lớn. Mặc dù không độc hại
nhưng chúng cản trở hoạt động của các công trình xử lý nước thải như tích tụ trong bể
lắng, bể mêtan… làm giảm dung tích công tác công trình, gây khó khăn cho việc xả
bùn cặn, phá huỷ quá trình công nghệ của trạm xử lý nước thải. Để đảm bảo cho các
công trình xử lý sinh học nước thải hoạt động ổn định cần phải có các công trình và
thiết bị phía trước để loại bỏ lượng cát.
Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày. Các loại bể lắng cát thường dùng cho các
trạm xử lý nước thải công suất trên 100 m3/ngày. Các loại bể lắng cát chuyển động
quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm lượng chất hữu cơ trong cát thấp. Do cấu tạo đơn
giản bể lắng cát ngang được sử dụng rộng rãi hơn cả. Tuy nhiên trong điều kiện cần

thiết phải kết hợp các công trình xử lý nước thải, người ta có thể dùng bể lắng cát đứng,
bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon hở một tầng hoặc xyclon thuỷ lực.
Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân phơi cát để làm khô bằng biện pháp
trọng lực trong điều kiện tự nhiên.
• Bể lắng nước thải
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc
dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Vì vậy, đây là
quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu có thể bố trí nối
tiếp nhau, quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước hay
sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất
đông tụ sinh học. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực.
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: Bể lắng đợt một
trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt hai sau công trình xử lý sinh học.
Theo cấu tạo và hướng dòng chảy người ta phân ra các loại bể lắng ngang, bể
lắng đứng và bể lắng ly tâm…
• Bể lắng ngang

22


Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng, có thể được làm bằng các
loại vật liệu khác nhau như bêtông, bêtông cốt thép, gạch hoặc bằng đất tùy thuộc vào
kích thước và yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương nằm ngang qua bể. Người ta
chia dòng chảy và quá trình lắng thành 4 vùng:
- Vùng hoạt động là vùng quan trọng nhất của bể lắng;
- Vùng bùn (vùng lắng đọng) là vùng lắng tập trung;
- Vùng trung gian, tại đây nước thải và bùn lẫn lộn với nhau;
- Vùng an toàn.
Ứng với quá trình của dòng chảy trên, bể lắng cũng được chia thành bốn vùng:

- Vùng nước thải vào;
- Vùng lắng hoặc vùng tách;
- Vùng xả nước ra;
- Vùng bùn.
Các bể lắng ngang thường có chiều sâu H từ 1,5 ÷ 4 m, chiều dài bằng (8÷ 12)
H, chiều rộng từ 3 ÷ 6 m. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước
thải trên 15.000 m3/ngày. Hiệu suất lắng đạt 60%. Vận tốc dòng chảy của nước thải
trong bể lắng thường được chọn không lớn hơn 0,01 m/s, còn thời gian lưu từ 1 ÷ 3
giờ.
• Bể lắng đứng
Bể lắng đứng có dạng hình trụ hoặc hình hộp với đáy hình chóp. Nước thải
được đưa vào ống phân phối ở tâm bể với vận tốc không quá 30 mm/s. Nước thải
chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với vận tốc 0,5 ÷
0,6 m/s. Thời gian nước lưu lại trong bể từ 45 ÷ 120 phút. Nước trong được tập trung
vào máng thu phía trên, cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt phía dưới
và được xả ra ngoài bằng bơm hay áp lực thủy tĩnh trên l,5 m. Chiều cao vùng lắng từ 4
÷ 5 m. Góc nghiêng cạnh bên hình nón không nhỏ hơn 50°, đường kính hoặc cạnh có
kích thước từ 4 ÷ 9 m. Trong bể lắng, các hạt chuyển động cùng với nước từ dưới lên
trên với vận tốc w và lắng dưới tác động của trọng lực với vận tốc W. Do đó các hạt có
kích thước khác nhau sẽ chiếm những vị trí khác nhau trong bể lắng. Khi W > w, các
hạt sẽ lắng nhanh, khi W< w, chúng sẽ bị cuốn theo dòng chảy lên trên. Hiệu suất lắng
của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang 10 – 20%. Bể có diện tích xây dựng
nhỏ, dễ xả bùn cặn.
23


• Bể lắng ly tâm
Loại bể này có tiết diện hình tròn, đường kính 16 ÷ 40 m (có khi tới 60 m).
Chiều sâu phần nước chảy 1,5 ÷ 5 m, còn tỷ lệ đường kính/chiều sâu từ 6 ÷ 30. Đáy bể
có độ dốc i > 0,02 về tâm để thu cặn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra

thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài. Cặn lắng xuống đáy được
tập trung lại để đưa ra ngoài nhờ hệ thống gạt cặn quay tròn. Thời gian nước thải lưu lại
trong bể khoảng 85 ÷ 90 phút. Hiệu suất lắng đạt 60%. Bể lắng ly tâm được ứng dụng
cho các trạm xử lý có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm trở lên.
2.2.2. Phương pháp xử lý hoá lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các
quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình
lắng ra khỏi nước thải. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học
bao gồm:
 Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các
hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 - 10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và
không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng,
giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất có tác dụng
kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn
hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: A12(SO4)3.18H2O, NaA1O2, Al2(OH)3Cl,
KA1(SO4)2.12H2O, NH4A1(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O,
FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay
tổng hợp (plymer).
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo
bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các
chất phân tán không tan gây ra màu.
 Bể tuyển nổi
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các
tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để
tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp
dụng trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ
24



lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo
thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng
bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của
bong bóng khí là 15 ÷ 30.103 mm.
 Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải
bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách
tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học).
 Phương pháp trao đổi ion
Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion. Các chất
trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không
hòa tan trong nước và dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion.
Phương pháp này được ứng dụng để làm sạch nước thải khỏi các kim loại: Zn,
Cu, Cr, Ni, Mn, Fe... cũng như các hợp chất của Asen.
Ngoài ra, còn có phương pháp xử lý nước thải bằng quá trình màng, trích ly.
2.2.3. Phương pháp xử lý hoá học
Đó là quá trình trung hòa nước thải có độ kiềm hoặc axit cao. Sử dụng hóa chất
để kết tủa kim loại nặng trong nước thải và khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo,
Ozone). Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là khâu cuối cùng trong
dây chuyền công nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần sử
dụng lại nước thải.
Bảng 2.3: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học
Quá trình
Trung hoà

Ứng dụng
Để trung hoà các nước thải có độ kiềm hoặc axit cao


Oxi hóa và khử

Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các hóa chất thường sử dụng
là: Chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone…

Kết tủa

Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu
nhất định nào đó. Ví dụ như dùng hoá chất để kết tủa các kim loại
nặng trong nước thải.

25


×