Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Khen thuong hoc tập gương đạo đức Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.05 KB, 7 trang )

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
HỘI ĐỒNG THI ĐUA –
KHEN THƯỞNG TỈNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 671/HD-HĐTĐKT

Đồng Tháp, ngày 30 tháng 3 năm 2018

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN
Các hình thức biểu dương, khen thưởng
và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình
trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Căn cứ Hướng dẫn số 609/HD-BTĐKT ngày 20 tháng 4 năm 2017 của
Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn các hình thức biểu
dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình
trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tỉnh ban hành Hướng dẫn các hình thức
biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh Đồng
Tháp với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
cổ vũ, động viên, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và nhân dân.
- Thông qua công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên


tiến để biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân tiêu
biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở các
cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
- Việc biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt phải được tổ chức
đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm. Các tập thể, cá nhân được
biểu dương, khen thưởng thực sự là những tấm gương tiêu biểu, được lựa chọn
công khai, dân chủ từ cơ sở, hoặc được phát hiện qua các phong trào, các
phương tiện thông tin đại chúng.
II. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ HÌNH THỨC BIỂU DƯƠNG,
KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng biểu dương, khen thưởng
Các tập thể và cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài
có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, đều được


xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Tiêu chuẩn
a) Đối với tập thể: Tập thể được biểu dương, khen thưởng đạt các tiêu
chuẩn sau đây:
- Tổ chức triển khai tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị với nhiều nét mới, cách làm sáng tạo, hiệu
quả, thu hút sự tham gia tích cực, đông đảo của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và nhân dân;
- Tạo được sự chuyển biến rõ nét, hiệu quả nổi trội trong thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị thông qua việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có nhiều gương điển hình tiêu biểu được học
tập và nhân rộng;

- Tập thể xây dựng được chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh;
- Nếu là tổ chức đảng, phải đạt danh hiệu chi bộ, đảng bộ trong sạch
vững mạnh.
b) Đối với cá nhân: Cá nhân được biểu dương, khen thưởng chủ yếu là
người đang trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, học tập; được bình chọn từ cơ
sở hoặc được phát hiện thông qua các phong trào, phương tiện thông tin đại
chúng và phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, là tấm gương tiêu biểu về ý chí rèn
luyện, phấn đấu, gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Có hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, có
nhiều sáng kiến có giá trị đem lại hiệu quả thiết thực… đóng góp vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của cơ quan, đơn vị,
địa phương;
- Nếu là đảng viên, phải được công nhận là đảng viên đủ tư cách, hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
3. Hình thức biểu dương, khen thưởng
a) Hình thức biểu dương
- Bí thư Tỉnh uỷ gửi thư khen, biểu dương đối với những cá nhân, tập thể
có thành tích tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh ở cấp Tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham mưu giúp Thường
trực Tỉnh uỷ).
- Bí thư huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ gửi thư
khen, biểu dương đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu trong
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở cấp
2



huyện và tương đương (Ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương tham mưu
giúp cấp uỷ).
- Biểu dương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
phát thanh, truyền hình…
- Tham dự các cuộc gặp mặt biểu dương, giao lưu điển hình tiên tiến các
tập thể và cá nhân tiêu biểu ở các cấp.
b) Hình thức khen thưởng
- Giấy khen của Bí thư Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thị, thành cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc ở
cấp huyện và tương đương (Nội dung giấy khen ghi rõ đã có thành tích xuất sắc
trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).
- Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho những tập thể và
cá nhân có thành tích xuất sắc ở cấp tỉnh (Nội dung bằng khen ghi rõ đã có
thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”).
- Thư khen của Tổng Bí thư, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân
chương Lao động hạng Ba cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc được tham
dự Hội nghị gặp mặt, biểu dương cấp Trung ương.
4. Khen thưởng hàng năm và tổng kết 5 năm
4.1. Khen thưởng hàng năm
a) Giấy khen của Bí thư Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, thị, thành:
Căn cứ vào tình hình thực tế, Bí thư Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, thành xem xét khen thưởng.
b) Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh: chọn không quá 10 tập
thể và 20 cá nhân xuất sắc nhất (có phân chia theo lĩnh vực công tác).
4.2. Khen thưởng tổng kết 5 năm
a) Cấp huyện và tương đương:
Giấy khen của Bí thư đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, thị, thành: căn cứ vào tình hình thực tế, Bí thư đảng ủy trực

thuộc Tỉnh ủy và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị, thành xem xét khen
thưởng cho phù hợp.
b) Cấp tỉnh:
Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh: chọn không quá 20 tập
thể và 40 cá nhân xuất sắc nhất (có phân chia theo lĩnh vực công tác).
c) Cấp trung ương: Thư khen của Tổng Bí thư, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Ba (theo hướng dẫn của trung ương).

3


5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
a) Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị khen thưởng của cấp trình khen, kèm theo danh sách đề
nghị khen thưởng;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (Mẫu), có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân cấp dưới; nếu khen cấp tỉnh thì phải có xác nhận của cấp huyện, nếu
khen cấp huyện thì phải có xác nhận của cấp xã. Đối với các Đảng uỷ trực thuộc
Tỉnh uỷ thì báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng theo quy
định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng (có xác
nhận của cấp uỷ cơ sở; nếu khen cấp tỉnh thì phải có xác nhận của đảng uỷ).
b) Số lượng hồ sơ
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên: 03 bộ.
- Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh: 01 bộ.
- Giấy khen của Bí thư đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện: 01 bộ.
c) Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Uỷ ban nhân nhân các cấp
như sau:
- Đối với cấp huyện: trước khi tổ chức Hội nghị 45 ngày.

- Đối với cấp tỉnh: trước khi tổ chức Hội nghị 60 ngày.
6. Trình tự xét khen thưởng
a) Cấp huyện:
- Ban Tuyên giáo cấp huyện tổng hợp, thẩm định tiêu chuẩn, trình thông
qua Thường trực cấp ủy huyện cho ý kiến, trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét
(qua Phòng Nội vụ). Đối với các đảng ủy trực thuộc Tỉnh uỷ thì Ban Tuyên giáo
(Tuyên huấn) tổng hợp, thẩm định tiêu chuẩn, trình thông qua Thường trực cấp
ủy xem xét cho ý kiến.
- Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ, lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện quyết định khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
b) Cấp tỉnh:
- Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ,
thủ tục gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổng hợp, thẩm định tiêu chuẩn, trình thông qua
Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, khen
thưởng (qua Sở Nội vụ).
- Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ, lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định khen thưởng và đề nghị Chính phủ khen thưởng (nếu có).
4


7. Kinh phí hội nghị biểu dương, khen thưởng
- Kinh phí tổ chức triển khai, tổ chức hội nghị biểu dương, viết thư khen:
Trích từ kinh phí thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Kinh phí khen thưởng: Thực hiện theo quy định tại Nghị định
91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ và được trích từ quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
8. Tổ chức gặp mặt, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình
trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

a) Hình thức, nội dung
Hình thức tổ chức: tổ chức trong hội trường; hoặc tổ chức lễ báo công và
tuyên dương tại Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; tại các khu di tích lịch sử,
cách mạng; hoặc vừa tổ chức trong hội trường, vừa kết hợp tổ chức các hoạt
động giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm.
Nội dung chương trình:
- Văn nghệ chào mừng;
- Chào cờ;
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Báo cáo kết quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh (có thể xây dựng phóng sự, video clip, công nghệ thông tin
minh hoạ);
- Tham luận của các tập thể, cá nhân tiêu biểu (hoặc tổ chức giao lưu,
toạ đàm);
- Tuyên dương, trao thưởng;
- Phát biểu của lãnh đạo cấp trên (nếu có);
- Phát biểu của thường trực cấp uỷ;
- Đáp từ, bế mạc.
b) Thời gian tổ chức: các hội nghị được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày
sinh nhật Bác 19/5.
Cấp tỉnh, huyện, thị, thành và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ tổ chức hàng
năm, thời gian tổ chức không quá 01 ngày.
Cấp trung ương tổ chức 5 năm/1 lần, sẽ có hướng dẫn riêng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào hướng dẫn này, đề nghị đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh
uỷ và các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai
thực hiện có hiệu quả việc biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập
5



thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Tuyên giáo Tỉnh
uỷ và Sở Nội vụ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa rõ, đề nghị các cơ quan,
đơn vị, địa phương phản ánh về Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Nội vụ để tổng
hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Thành viên Hội đồng TĐ-KT tỉnh;
- Giám đốc SNV;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực huyện, thị, thành uỷ và đảng
uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ;
- Ban Tuyên giáo (tuyên huấn) huyện, thị,
thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, BTĐKT.

TM. HỘI ĐỒNG

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ
Phan Văn Nhiều


6


Mẫu số 07

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Tỉnh (thành phố), ngày…… tháng.....năm……..

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG……………1
Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. THÔNG TIN CHUNG
- Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin
điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng,
nhiệm vụ được giao.
- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê
quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác...
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về
năng suất, chất lượng, hiệu quả... đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua
hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc,
mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh
nghiệm rút ra trong đợt thi đua...2.
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ4

KHEN THƯỞNG3

(Ký, đóng dấu)

(Ký, đóng dấu)
1

Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng
thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề
nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch
nước tặng Huân chương.
2

Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực
hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động,
an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền).
3

Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

4

Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.




×