Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 154 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan bản luận văn này do chính tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Việt và PGS.TS. Vũ Quang Nam.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố và sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2016
Học viên

Hoàng Văn Phức


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Việt và
PGS. TS Vũ Quang Nam, đã tận tâm trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài khoa học.
Qua đây tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa
Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy cô giáo công
tác tại khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện tốt đề tài, đặc
biệt trong quá trình điều tra thực địa, giám định mẫu tiêu bản và xử lý nội
nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa và bạn bè xa gần đã giúp đỡ tôi về thời


gian, vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời
gian còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Nếu sai tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 09 năm 2016
Tác giả
Hoàng Văn Phức


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. Trên thế giới ..........................................................................................................3
1.2. Ở trong nước .........................................................................................................5
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................13
2.1.1. Mục tiêu chung: .................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................... 13
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................13
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 13
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................14
2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................14
2.4.1. Phương pháp lý thuyết ......................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm: .................................................................. 14
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (nội nghiệp): ............................................. 21


iv

2.4.4. Tiến hành thống kê, phân tích đánh giá thực trạng tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. ........................................................ 21
2.4.5. Phương pháp bản đồ. ........................................................................... 21
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội ........................................................22
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 22
3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng .......................................................... 22
3.1.3. Khí hậu- thuỷ văn ................................................................................. 24
3.2. Dân sinh kinh tế và văn hoá xã hội ......................................................................25
3.2.1. Dân số và lao động .............................................................................. 25
3.2.2. Các ngành kinh tế.................................................................................. 26
3.2.3. Sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 27
3.2.4. Chăn nuôi. ............................................................................................ 27

3.2.5. Sản xuất lâm nghiệp. ............................................................................ 28
3.2.6. Nghèo đói ............................................................................................. 30
3.2.7. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hoá thông tin ................................. 30
3.2.8. Văn hoá- Xã hội ................................................................................... 32
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng ..................................................................................34
3.2.1. Tổng diện tích đất tự nhiên .................................................................. 34
3.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên rừng ................................ 34
3.3.3. Giá trị phòng hộ đầu nguồn ................................................................. 37
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 38
4.1. Thành phần thực vật họ Ngọc lan (Magnoliaceae ở KBTTN Xuân Liên .............38
4.2. Sự phân bố của 03 loài theo đai cao và tiểu khu ................................................39
4.3. Giá trị bảo tồn các loài thực vật Họ Ngọc lan tại khu BTTN Xuân Liên. ........43
4.4. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Ngọc lan tại KBTTN Xuân Liên .....47


v

4.4.1. Giổi ăn quả ........................................................................................... 47
4.4.2. Loài Giổi xanh ...................................................................................... 52
4.4.3. Loài Giổi lông ...................................................................................... 56
4.4.4. Đặc điểm cây bụi thảm tươi tại nơi phân bố cây họ Ngọc lan tại khu
vực nghiên cứu. ............................................................................................... 61
4.5. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các loài cây họ Ngọc lan tại khu
BTTN Xuân Liên. ........................................................................................................70
4.5.1. Nghiên cứu khoa học. ........................................................................... 70
4.5.2. Quản lý, bảo vệ tài nguyên. .................................................................. 70
4.5.3. Đánh giá mức độ biến động của các loài cây họ Ngọc lan. ................ 72
4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật họ Ngọc lan nói riêng
và thực vật nói chung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. ...........73
4.6.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học ....74

4.6.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ......................... 75
4.6.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. ........................................ 76
4.6.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ....... 77
4.6.5. Giải pháp về ổn định dân số. ............................................................... 78
KẾT LUẬN - TỒN TAI - KHUYẾN NGHỊ .............................................. 79
1. Kết luận ....................................................................................................................79
2. Tồn tại .......................................................................................................................80
3. Khuyến nghị .............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (International Union for

Conservation of Nature and Natural Resources)

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia


vii

DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1


Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra

15

3.1

Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng dân số.

26

3.2

Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

29

4.1

4.2

4.3

Thành phần các loài thuộc Họ Ngọc lan Magnoliaceae tại
KBTTN Xuân liên
Thành phần các loài họ Ngọc lan (Magnoliaceae điều tra
được tại khu BTTN Xuân Liên
Hiện trạng bảo tồn các loài Họ Ngọc lan khu BTTN Xuân
Liên

38


39

43

4.4

Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra

43

4.5

Tái sinh tự nhiên Giổi ăn quả trên các tuyến điều tra

50

4.6

Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi ăn quả

51

4.7

Tái sinh tự nhiên Giổi xanh trên các tuyến điều tra

55

4.8


Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi xanh

56

4.9

Tái sinh tự nhiên Giổi lông theo tuyến điều tra

59

4.10 Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi lông

60

4.11 Các kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Xuân Liên

61

4.12

Đánh giá mức độ thay đổi số lượng các loài cây họ Ngọc lan
trong khu BTTN Xuân Liên trong 5 năm gần đây

72


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

2.1

Bản đồ khu vực vị trí tuyến điều tra

17

3.1

Cơ cấu GDP của huyện Thường Xuân

27

3.2

Biểu đồ tỷ lệ nghèo đói của các xã vùng đệm

30

4.1

Sự phân bố theo đai cao của 03 loài họ Ngọc lan tại KBTTN
Xuân Liên

Trang

42


4.2

Lá Giổi ăn quả chụp tại tiểu khu 484.

48

4.3

Bản đồ phân bố loài cây Giổi ăn hạt tại khu BTTN Xuân Liên

49

4.4

Cành Giổi xanh chụp tại tiểu khu 484

52

4.5

Hoa cây Giổi xanh chụp tại tiểu khu 484.

53

4.6

Bản đồ phân bố loài cây Giổi xanh tại Khu BTTN Xuân Liên

54


4.7

Bản đồ Phân bố loài cây Giổi lông tại Khu BTTN Xuân Liên

58

4.8

Thân cây Giổi lông tại tiểu khu 520

59


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống của chúng ta liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên mà
Trái Đất cung cấp (nước, không khí, thực vật và động vật . Trong đó, tài
nguyên sinh vật nhất là tài nguyên thực vật có vai trò quan trọng hàng đầu
trong việc duy trì sự sống còn của hành tinh chúng ta. Có thể khẳng định thực
vật là cơ sở dinh dưỡng ban đầu để duy trì sự sống, là khâu đầu tiên trong
chuỗi và lưới thực ăn, là nguồn cung cấp nguyên dược liệu quý giá. Không
những thế, thực vật còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa lượng nước
ngầm, điều hòa khí hậu.
Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới châu Á, nơi có hệ thực vật phong
phú đa dạng. Với diện tích 330.000 km2 đến nay đã tìm ra khoảng 11.000 loài
thực vật bậc cao. Tuy nhiên con số này còn khác xa so với thực tế vì còn rất
nhiều loài chưa được biết đến và chưa được thống kê đầy đủ. Ngày nay, do tác
động mạnh mẽ của nền công nghiệp tiên tiến, phát triển thủy điện, các khu du
lịch giải trí, nhân loại đã tiến hành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nói

chung và nguồn tài nguyên thực vật nói riêng một cách nhanh chóng. Điều
này đã và đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nhiều loài
thực vật trước đây khá phổ biến, nay trở nên cạn kiệt và khu phân bố của
chúng bị thu hẹp đáng kể.
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rừng lớn, phong phú và đa dạng. các
khu rừng chạy dọc theo thung lung giao nhau giữa dãy Trường Sơn và dã Pù
Luông, được đánh giá là một trong những khu vực có tính đa dạng cao. Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được Bộ NN&PTNT thẩm định tại Văn bản số
4511/BNN-KH ngày 09/12/1999 và UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại
Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 17/12/1999 về việc phê duyệt Dự án
đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Quyết định số
1476/QĐ-UBND ngày 15/6/2000 về việc thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn


2
thiên nhiên Xuân Liên với tổng diện tích tự nhiên 27.236,3 ha trong đó có
20.699,6 ha là rừng tự nhiên chiếm 76% diện tích quy hoạch, với nhiệm vụ
chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật quí
hiếm.
Kết quả điều tra cơ bản khu hệ thực vật rừng Khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Liên bước đầu đã thống kê được 752 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 440 chi, 130 họ. Đã phát hiện có 38 loài trong sách đỏ Vịêt Nam và
sách đỏ thế giới chiếm 11,28% số loài trong sách đỏ việt nam và 5% trong
tổng số 752 loài đã biết ở Xuân Liên. Đáng chú ý là 15 trong số các loài trên
được IUCN thống kê vào sách đỏ thực vật thế giới 1997, như: Pơ mu, Bách
xanh, Sa mu, Dẻ tùng sọc trắng, Vù hương, Chông, Cù đèn Bon, Mã rạng...
Vì những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu bảo tồn các loài cây họ
Ngọc lan - Magnoliaceae tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh
Hóa, với mục tiêu điều tra về thành phần loài, vị trí phân bố, tình trạng đe
dọa một số loài tại khu vực. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài này.



3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933 1934 đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó
vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo
hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951 đã khắc phục
bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3
chiều.
Sampion Gripfit (1948 khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và rừng
ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp. Richards
P.W (1952 phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng với chiều cao là 6 12m, 12 - 18m, 18 - 24m, 24 - 30m, 30 - 36m, 36 - 42m, nhưng thực chất đây
chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971 nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm
nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung
khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Baur G.N (1962 cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng
đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh
hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây
trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Catinot (1965 đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc
biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông
qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,...



4
Richards P.W (1968 đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới
về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về
mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
E.P. Odum (1975 đã phân chia sinh thái học thực vật thành sinh thái
học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá
thể sinh vật hoặc từng loài. Trong đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả
năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ
giữa yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định hướng bằng các phương pháp
toán học thường được mô phỏng, phản ánh các đặc điểm quy luật tương quan
phức tạp trong tự nhiên.
Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật
nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và
giữa chúng với điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đó đã được
trình bày trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D.Wrattenand,
Gary L.A.ry (1980 , W.Lacher (1987 các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của
các loài với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ
ẩm, nhịp điệu khí hậu.
Kraft (1884 đã dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất
lượng của cây rừng để phân chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp.
Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả
định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học.
Rollet B.L (1971 đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính
bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng



5
các dạng phân bố xác suất. Balley (1972 sử dụng hàm Weibull để mô hình
hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các
hàm toán học không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa
các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các
phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng
trong đề tài.
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994 đã nghiên cứu đặc điểm hình
thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii và đã mô tả tương đối chi tiết về
đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp
cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng
rừng.
Ngoài ra, những nghiên cứu về các đặc tính sinh học và sinh thái học
cá thể còn được thực hiện bởi nhiều nhà khoa khác như: I.S.Mankina và
I.L.Xeniken (1884, 1980), Uxurai (1891), V.N.Luibimenco (1905,1908),
I.Vizner (1907),…
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn
hướng đi và các nội dung của nghiên cứu này.
1.2. Ở trong nƣớc
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây
bản địa đã được thực hiện, và có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên
cứu có liên quan như sau:
Bảo Huy (1993 trong nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc rừng nửa rụng lá – rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata)



6
làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác – nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây
Nguyên” đã đề cập đến nhiều nội dung về các đặc điểm sinh học và sinh thái
học của loài, các tương quan trong nghiên cứu lâm học, tái sinh, cấu trúc tổ
thành v.v... nhưng tập trung theo điều tra rừng. Các thành phần đi kèm chính
với Bằng lăng là Muồng đen (Cassia siamea), Bình linh (Vitex pubescens),
Kháo (Machulus odoratissima , Quế rừng (Cinnamomum iners , Cẩm xe,
Thẩu tấu, Lòng máng, Gõ đỏ.
Lê Sáu (1996 trong nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng ở Kon
Hà Nừng đã tổng kết rằng loài cây có tổ thành cao nhất là Giẻ (7,05% bên
cạnh các loài cùng họ là Giẻ đỏ (1,06% và Giẻ cau (0,42% , tiếp đến là loài
Trâm (Syzygium sp. chiếm 6,56%. Các loài cây khác có tổ thành từ 1% - 5%
gồm có Chò đen, Hoóc quang, Hoàng đàn giả, Thông nàng, Trường, Giổi, Bời
lời, Dung, Chò xót, Gội, Re, Vạng trứng, Cóc đá, Hoa khế, Dầu, Sến mủ,
Bằng lăng. Các ưu hợp thực vật gồm có: Giẻ - Trâm - Hoóc quang, Giẻ - Bời
lời - Trâm, Trâm - Vạng trứng - Giẻ, Chò đen - Trâm - Trám; Bằng lăng - Chò
đen - Thành ngạnh, Cà chít - Dầu, Trâm - Giẻ - Giổi. Kết luận cũng đã cho
thấy rừng tự nhiên Kon Hà Nừng hiếm thấy có loài cây ưu thế rõ rệt, ngoại trừ
một hai hào Cà chít, Cẩm liên, những loài mà mỗi khi dã có kiều kiện tồn tại
và phát triển được, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối hình thành nên những lâm
phần có đặc điểm tiếp cận kiểu hỗn giao song ưu. Các loài cây trong cùng
nhóm loài ưu thế thường có phạm vi phân bố khá trùng hợp nhau về điều kiện
lập địa.
Nguyễn Bá Chất (1996 đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp
gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc
điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ
thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Trần Minh Tuấn (1997 đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài
Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba Vì



7
- Hà Tây (cũ , ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự
nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định hướng
về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài cây này.
Vũ Văn Cần (1997 đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình
thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác
giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi.
Phan Nguyên Xuất (1999 khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học
loài Thông nàng (Podocarpus imbrricatus Blume tại tỉnh Gia Lai đã làm rõ
được các đặc điểm hình thái, vật hậu của loài cũng như các đặc trưng sinh thái
như tái sinh, cấu trúc rừng nơi có Thông nàng sinh sống. Kết quả nêu rõ trong
các lâm phần có Thông nàng phân bố thì chúng luôn là loài cây chiếm ưu thế
ở tầng cao nhất của lâm phần. Thành phần đi kèm với nó chủ yếu là Trâm,
Bời lời, Mãi táp, Re, Công, Hồng tùng, Hoa khế, Chò xót, Giẻ. Về tái sinh thì
loài có thể tái sinh ở các cấp độ tàn che khác nhau nhưng cao nhất là 0.3 - 0.4;
và tái sinh ở trong, mép và ngoài tán của cây mẹ, nhưng ở mép tán là cao
nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số định hướng biện pháp kỹ thuật lâm sinh
chủ yếu đối với loài Thông nàng ở Đắk Lắk.
Nguyễn Thanh Bình (2003 đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N - H và N - D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn
và D1,3 có dạng phương trình Logarit.
Lê Phương Triều (2003 đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học
của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết



8
quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra
tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N D1.3, N - Hvn, các mối quan hệ H - D1.3, Dt - D1.3.
Vương Hữu Nhi (2003 đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ
thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái,
phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây
trồng đối với loài cây này.
Vũ Văn Khoát (2007 trong “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của
loài Dầu đồng và Cà chít Phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên” đã kết luận
được các đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học cơ bản của hai loài
trên. Dầu đồng có mối quan hệ yếu với Cà chít và mối quan hệ với một số loài
cây bạn như Chiêu liêu nghệ, Cẩm liên, Chiêu liêu khế, Bồ kết rừng, Cẩm xe
là ngẫu nhiên. Nó với các loài cây bạn này có thể chung sống với nhau suốt
đời mà không có sự đào thải nhau về mặt sinh học. Đối với Cà chít, nghiên
cứu chỉ ra rằng loài này có quan với các loài bạn như Chiêu liêu khế, Thẩu
tấu, Làng Mang, Cẩm liên, Muồng và quan hệ với nhau bền vững.
Trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được
ở Miền Bắc có 5.190 loài [46] và năm 1998 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung
nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ
thống Engler , trong đó có 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các
ngành còn lại [26]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969 - 1976,
nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy
ở Việt Nam" gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên [21] và ở Miền Nam, Phạm
Hoàng Hộ công bố hai tập “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326
loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5.246 loài
thực vật có mạch [16].



9
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện Điều tra Qui hoạch Rừng
đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988 giới thiệu khá chi tiết
cùng với hình vẽ minh hoạ [44], đến năm 1996 công trình này được dịch ra
tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trần Đình Lý và tập thể (1993 công bố
“1.900 loài cây có ích ở Việt Nam” [30]. Để phục vụ cho công tác bảo tồn
nguồn gen thực vật năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản
cuốn "Sách Đỏ Việt Nam" phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở
Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng và được tái bản bổ sung năm 2007; Võ Văn
Chi (2012 công bố 4.700 loài thực vật làm thuốc từ điển cây thuốc Việt Nam.
Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong Kỷ yếu cây có mạch của
thực vật Việt Nam - Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1 - 2
(1996).
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991 - 1993 xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam
trong những năm gần đây đã mô tả được 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch
ở Việt Nam [17,18]. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất góp
phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều tác giả đi
sâu nghiên cứu thành phần loài từng họ, bộ riêng biệt và đã được công bố
như: Orchidaceae Việt Nam của Dương Đức Huyến (2007

[20],

Euphorbiaceae của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999 , Annonaceae của Nguyễn Tiến
Bân (2000 [4], Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2002 , [32], Myrsinaceae
của Trần Thị Kim Liên (2002 [25], Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi
(2002 [23], Apocynaceae của Trần Đình Lý (2007 [29], Verbenaceae của
Vũ Xuân Phương (2007 [33],Polygonaceae của Nguyễn Thị Đỏ (2007 [14],
Liliales của Nguyễn Thị Đỏ (2007 [15] ... Đây là những tài liệu quan trọng

nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam.


10
Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước như công
trình của Nguyễn Tiến Bân (2000-2005 [5] “ Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” đã công bố 13.000 loài thực vật Hạt kín, thì có nhiều công trình nghiên
cứu khu hệ thực vật từng vùng được công bố chính thức như “Danh lục thực
vật Tây Nguyên” đã công bố 3.754 loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến
Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc chủ biên (1984 [6], “Danh lục thực vật
Phú Quốc” của Phạm Hoàng Hộ (1985 công bố 793 loài thực vật có mạch
trong một diện tích 592 km2 . Lê Trần Chấn (1999 khi nghiên cứu về hệ thực
vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình đã công bố 10.440 loài thực vật, trong
đó có 9.450 loài thực vật ngành Hạt kín của 2131 chi của 244 họ [8, 9];
Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998 đã giới thiệu 2.024 loài thực
vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si
Pan, trong đó đã có 1.691 loại thực vật thuộc ngành Hạt kín [41] Phan kế Lộc,
Lê Trọng Cúc công bố cuốn Danh lục thực vật Sông Đà đã công bố 3.858
loài, thuộc 1.394 chi trong 254 họ, trong đó có 2.986 loài thực vật thuộc
ngành Hạt kín [27].
Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng, việc
đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã được
các tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận định khác
nhau.
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến
Bân (1997 [3] đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực
vật Việt Nam hiện biết 8.500 loài, 2.050 chi trong đó lớp Hai lá mầm 1.590
chi và trên 6.300 loài và lớp Một lá mầm 460 chi với 2.200 loài. Phan Kế Lộc
(1998 đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại có mạch,
2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10.361 loài,

2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế


11
giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài; 92,48% tổng số chi và
85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%,
6,27%, 9,97% về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58% tiếp đến là ngành
Hạt trần (0,47% hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài [26].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống
Brummitt (1992 đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582
chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài
chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật [36]. Lê Trần Chấn (1999 với công
trình "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam" đã công bố 10.440
loài thực vật [9]. Gần đây tập thể các nhà thực vật Việt Nam đã công bố
“Danh lục các loài thực vật Việt Nam” từ bậc thấp đến bậc cao. Có thể nói
đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay và cũng là tài liệu cập
nhật nhất. Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm,
2.176 loài Tảo, 461 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài thông đất, 2 loài
Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần, và 13.000 thực vật Hạt kín
đưa tổng số các loài thực vật Việt Nam lên trên 20.000 loài.
Về đánh giá đa dạng loài theo từng vùng: mở đầu là các công trình của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1992 về đa dạng thực vật Cúc Phương [35]; Lê Trần
Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994 về đa dạng
hệ thực vật Lâm Sơn (Hoà Bình [8].
Ngoài ra Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ đã
công bố cuốn sách "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1996 đã công bố
1.944 loài thực vật bậc cao, trong đó có 1.712 loài thực vật thuộc ngành Hạt
kín.[24] và Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998 công bố cuốn "Đa
dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan" đã công bố 1.691
loài thực vật bậc cao thuộc ngành Hạt kín, [41], Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn

Phô công bố cuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc


12
gia Bạch Mã" (2003 đã công bố 1.548 loài thực vật của 703 chi thuộc 165
họ, trong đó có 1.448 loài thực vật bậc cao thuộc ngành Hạt kín [40]; Nguyễn
Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004 [39] đã công bố cuốn “Đa dạng thực
vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát” công bố có 2.309 loài thực vật của ngành Hạt
kín. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006 công bố cuốn “Đa dạng hệ thực vật ở khu
bảo tồn thiên nhiên Na hang” cho biết ở đây có 1.083 loài thực vật bậc cao
của 570 chi, thuộc 135 họ của ngành Hạt kín [37], Trần Minh Hợi (chủ biên
công bố cuốn “Đa dạng tài nguyên vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ” [19].
Đó là những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm các tác giả, nhằm phục vụ
cho công tác bảo tồn của các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở Việt Nam.
Phạm Hồng Ban và Trần Đình Quang (2001 khi nghiên cứu khả năng
phục hồi của thảm thực vật sau nương rẫy ở Pù Mát đã công bố 544 loài, của
310 chi, thuộc 88 họ của ngành Hạt kín.[2]
Đỗ Ngọc Đài và Phạm Hồng Ban (2007 Dẫn liệu khu hệ thực vật bậc
cao có mạch trên núi đá vôi vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa đã công bố
316 loài, 214 chi, của 88 họ ngành Hạt kín [13]
Tiếp theo đó năm (2010 [1] khi đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
vùng tây Bắc vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà tĩnh tác giả Phạm Hồng Ban đã
cho biết có 447 loài, 312 chi của 78 họ thuộc ngành Hạt kín...


13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung:
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học về họ Ngọc lan làm cơ sở đề xuất các
giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm cho phát triển rừng bền
vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được thành phần loài thuộc họ Ngọc lan tại KBTTN Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hóa;
- Xác định được một số đặc điểm lâm học của một số loài trong khu
vực nghiên cứu;
- Xác định được một số kiểu thảm thực vật nơi có loài thuộc họ Ngọc
lan phân bố;
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài có nguồn
gen quý hiếm và cho phát triển rừng bền vững tại khu vực.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản về: thành phần
và phân bố các loài thuộc họ Ngọc lan; đặc điểm về cấu trúc quần xã rừng nơi
có các loài họ Ngọc lan phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên,
Thanh Hóa.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2016.


14
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện 4 nội
dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm về thành phần loài.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài

- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
- Nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật nơi có loài thuộc họ Ngọc lan
phân bố
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài có nguồn gen
quý hiếm và cho phát triển rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp lý thuyết
Những thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội khu vực nghiên cứu.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã nghiên cứu về các
loài cây thuộc họ Ngọc Lan tại khu bảo tồn Xuân Liên, Thanh Hóa
Những văn bản có liên quan đến công tác bảo tồn của Nhà nước, Chính
phủ và của tỉnh Thanh Hóa.
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm:
2.4.2.1. Điều tra thu thập số liệu theo tuyến.
Tuyến điều tra được thiết kế vạch sẵn trên bản đồ địa hình, kết hợp
phòng vấn người dân địa phương để xác định tuyến điều tra thực địa (tại KBT
Xuân Liên, vùng cao trên 1000 m hoàn toàn núi đá, hiểm trở nên có tuyến
không thể đi như đã vạch trên bản đồ .
Các tuyến được bố trí điển hình trên các kiểu sinh cảnh được dự đoán
có khả năng xuất hiện các loài có mặt trong khu vực. Tuyến điều tra có chiều
dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua các trạng thái rừng.


15
Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn
dễ nhận biết. Số lượng 12 tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Cùng với chuyên gia địa phương và cán bộ Kiểm Lâm của KBT, tiến
hành kiểm tra các thông tin về sự xuất hiện của các loài thuộc ngành Thông
trên tuyến điều tra.

Dùng máy định vị GPS, kết hợp phần mềm Mapsource và Mapinfo để
xác định phân bố của các loài trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật
rừng trong KBT.
Các tuyến điều tra:
Sau khi điều tra thực địa, từ dữ liệu máy GPS, xử lý nội nghiệp, số hóa tọa
độ bằng phần mềm MapSource và phần mềm Mapinfo trên nền bản đồ hiện
trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2014, thống kê các tuyến điều tra như sau:
Bảng 2.1. Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra
Khu
vực

Tuyến

1

I

2

3

Điểm toạ
Điểm đầu

Y

497.540

2.210.732


Điểm cuối Trạm KL bản Vịn

502.030

2.209.481

Điểm đầu

Trạm KL bản Vịn

502.030

2.209.481

Điểm cuối Trạm KL bản Vịn

508.604

2.206.315

Điểm đầu

Trạm KL bản Vịn

498.322

2.210.295

Điểm cuối Trạm KL bản Vịn


499.127

2.209.090

508.604

2.206.315

507.710

2.208.863

518.078

2.203.899

1
Điểm cuối

2

X

Trạm KL bản Vịn

Điểm đầu

II

Địa điểm


độ

Điểm đầu

Trạm

KL

Hón

KL

Hón

KL

Hón

Mong
Trạm
Mong
Trạm
Mong


16
Khu
vực


Tuyến

Điểm toạ

Điểm cuối

1

III

2

3

1
IV
2

Địa điểm

độ
Trạm

KL

X
Hón

Y


519.728

2.202.393

Trạm KL Bản Lửa

511.295

2.213.514

Điểm cuối Trạm KL Bản Lửa

511.625

2.210.501

Điểm đầu

Trạm KL Bản Lửa

511.625

2.210.501

Điểm cuối Trạm KL Bản Lửa

510.631

2.210.574


Điểm đầu

Trạm KL Bản Lửa

511.625

2.210.501

Điểm cuối Trạm KL Bản Lửa

513.693

2.211.015

Điểm đầu

Trạm BVR Hón Can

523.648

2.197.441

Điểm cuối Trạm BVR Hón Can

521.334

2.197.416

Điểm đầu


Trạm BVR Hón Can

524.598

2.197.229

Điểm cuối Trạm BVR Hón Can

519.053

2.198.272

522.532

2.200.824

519.667

2.202.056

521.304

2.201.037

518.282

2.200.548

Điểm đầu


Điểm đầu
1
Điểm cuối
V
Điểm đầu
2
Điểm cuối

Mong

Trạm KL Sông
Khao
Trạm KL Sông
Khao
Trạm KL Sông
Khao
Trạm KL Sông
Khao

Ghi chú : Hệ toạ độ được đo tính trên bản đồ nền địa hình VN 2000.


17

Hình 2.1. Bản đồ khu vực vị trí tuyến điều tra
+ Khu vực I: Thuộc khoảnh 12 của tiểu khu 484, khoảnh 5 tiểu khu
497 và khoảnh 1 của tiểu khu 497, khu vực đồi núi đất và rừng nguyên sinh
của xã Bát Mọt. Tiến hành điều tra theo 3 tuyến với tổng chiều dài 15.800m.
Độ cao trung bình của khu vực là nghiên cứu là 950m. Tiến hành lập 3 OTC
điển hình.

Kiểu thảm thực vật trong khu vực: Rừng kín thường xanh chủ yếu cây
lá rộng á nhiệt đới núi thấp.
+ Khu vực II: Thuộc khoảnh 2 của tiểu khu 498 và khoảnh 4, tiểu khu
512, khu vực rừng núi đất của xã Bát Mọt và xã Vạn Xuân. Tiến hành điều tra
theo 2 tuyến với tổng chiều dài 5.500m. Độ cao trung bình của khu vực là
nghiên cứu là 290 m. Tiến hành lập 2 OTC điển hình.
Kiểu thảm thực vật trong khu vực: Rừng kín thường xanh chủ yếu cây
lá rộng á nhiệt đới núi thấp và rừng non phục hồi sau nương rẫy.


×