Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 7 trang )

Bài 13:
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
2. – Mục tiêu dạy học :
1.Kiến thức: Làm cho HS hiểu thời Văn Lang, người dân Việt Nam đã xây dựng được cho
mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ, vừa phong phú tuy còn sơ khai.
- Đời sống vật chất, (các nghề thủ công, ăn, mặc, ở, đi lại...), đời sống tinh thần (lễ hội, tín
ngưỡng) của cư dân.
2. Về tư tưởng, tình cảm: Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
- Giải thích cho học sinh hiểu: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ngày nay như: cần
cù lao động, đoàn kết gắn bó, sinh hoạt giản dị... đều có cơ sở bắt nguồn từ tình cảm và thức
cộng đồng của tổ tiên ta.
- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc.
3. Về kỹ năng: rèn luyện thêm những kỹ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
- Bước đầu làm quen với phương pháp phân tích, so sánh, suy luận.
- Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
3. Mô tả kiến thức các môn học được tích hợp trong bài:
* Lịch sử: Cơ sở khoa học, các tư liệu lịch sử chữ viết và truyền miệng về đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Việc phát hiện hàng loạt các lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc,
Phùng Nguyên cùng với dấu tích của các hạt gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò
đất nung lớn chứng tỏ cây lúa dần trở thành lương thực chính của con người.
- Công cụ xới đất của người dân Văn Lang là các lưỡi cày đồng, hình dáng thon, cứng sắc, có thể
tra cán -> Diện tích canh tác được mở rộng, sản phẩm làm ra nhiều hơn.
-Các cổ vật: Mũi giáo đồng, dao găm đồng, lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng, thạp đồng Đào
Thịnh, trống đồng Đông Sơn đã cho biết nghề đúc đồng đã phát triển đạt trình độ cao ở thời
Văn Lang.
- Nông nghiệp: trồng lúa, rau, đậu, bầu, bí…, chăn tằm đánh cá, nuôi gia súc. Các nghề
thủ công: làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền, luyện kim phát triển là cơ sở cho đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ngày càng no đủ, phong phú thể hiện qua các


lễ hội, phong tục, tín ngưỡng của người thời Văn Lang và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu
sắc.
* Địa lý: Biết xác định trên bản đồ:
- Vị trí địa lý của nhà nước Văn Lang: thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước
ta ngày nay với kinh đô ở Văn Lang (Bạch Hạc - Phú Thọ).
- Các địa danh tìm thấy công cụ lao động thời Văn Lang: vùng đồng bằng sông Hồng, sông
Mã, sông Cả.
- Các địa danh tìm thấy trống đồng trên đất nước ta: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu... và ở nhiều nước trong
khu vực như Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan...
* Ngữ văn:


- Truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” và các tư liệu lịch sử đã cho biết thức ăn chính
hàng ngày của người dân Văn Lang là: cơm nếp, cơm tẻ, cà, rau, đậu, thịt, cá... Đặc biệt,
trong ngày Tết người dân Văn Lang còn có tục làm bánh chưng, bánh giầy để cúng trời đất, tổ
tiên.
- Truyện “Trầu cau” và “Con Rồng cháu Tiên” cho ta biết người thời Văn Lang đã có tục ăn
trầu, nhuộm răng đen, xăm mình giống hình Rồng để tỏ lòng thành kính tổ tiên và để chống
các loài thủy quái.
*Mỹ thuật:
Thông qua hình ảnh minh họa biết được cách ăn mặc của người thời Văn Lang: Ngày thường,
nam đóng khố, mình trần, đi chân đất còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái
tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết sam thả sau lưng.
Ngày lễ, họ thích đeo đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe
kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
* Giáo dục công dân:
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, ý thức về cội nguồn cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa
phi vật thể của đất nước.

- Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan ở những nơi danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử đến thăm.
* Liên hệ thực tiễn:
- Tín ngưỡng thờ thần linh và thờ cúng tổ tiên của người dân Văn Lang vẫn được người Việt
duy trì đến ngày nay.
- Phong tục ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết vẫn được nhân dân ta duy trì.
4. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh lớp 6 trường THCS Trường Xuân
5. Ý nghĩa của dự án:
Nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học.
Thông qua đó làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp đặc
trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác.
Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học
của các bộ môn để áp dụng vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn
trong cuộc sống. Qua đó, khơi dậy lòng yêu thích của học sinh với bộ môn lịch sử, nâng cao
chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu
cầu hiện nay.
6. Thiết bị dạy học, học liệu
- Các hình ảnh minh hoạ về: công cụ lao động, nghề thủ công, nhà ở, trang phục, tín
ngưỡng ... thời Văn Lang.
- Một số câu chuyện cổ tích về thời Hùng Vương
- Bài giảng điện tử
- Phiếu học tập, bảng nhóm.
7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của dự án này được mô tả thông qua giáo án bài:
“Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang” (Lịch sử 6).


A. Giới thiệu bài: Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở kinh tế – xã hội phát triển, trên
một địa bàn rộng lớn với 15 bộ lạc. Tìm hiểu đời sống của người dân Văn Lang để hiểu rõ
hơn về cội nguồn dân tộc.

B. Nội dung giảng bài mới :
a. Hoạt động 1: Nông nghiệp và các nghề thủ công:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Tích hợp liên môn Địa lí : Về vị trí địa lí và địa hình 1.Nông nghiệp và các nghề
của nước Việt Nam phần lớn địa hình là đồi núi và đồng thủ công:
bằng, thuận lợi để tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương a. Nông nghiệp:
thực, thực phẩm.
GV: Văn Lang là một nước nông nghiệp, tuỳ theo đất đai
mà họ có cách gieo cấy trên ruộng hay trên nương rẫy
của mình.
 Người Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ gì ?
(Công cụ xới đất của họ là các lưỡi cày bằng đồng).

 Cư dân Văn Lang biết trồng những loại cây gì?(Lúa là - Thóc lúa đã trở thành lương
thực chính, ngoài ra còn trồng
cây lương thực chính).
khoai, đậu, cà, bầu, bí…
 Cư dân Văn Lang nuôi những loại con gì?
-Trồng dâu, chăn tằm.
 Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công nào - Nghề trồng dâu, đánh
?(Làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền…đều cá,chăn nuôi ...
b. Nghề thủ công :
được chuyên môn hóa) .
-Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao.
-Làm đồ gốm, dệt vải, lụa,
xây nhà, đóng thuyền…đều
được chuyên môn hóa .



 Qua hình trên em nhận thấy nghề thủ công nào phát
triển nhất thời bấy giờ ?(Làm được lưỡi cày đồng, trống
đồng, vũ khí, thạp đồng).
Tích hợp liên môn ngữ văn 6 về câu chuyện Thánh
Gióng
GV: tích hợp đoạn: “Đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm
cho ta một con ngựa sắt biết phun lửa, một cái roi sắt và
một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Với sự
kiện này cho thấy cư dân Văn Lang lúc này đã biết sử
dụng kim loại sắt.
 Thông qua đoạn trích trên em có nhận xét gì về nghề
thủ công của cư dân Văn Lang?( Biết sử dụng công cụ
bằng sắt, rèn sắt)
 Biểu hiện nào cho thấy nghề luyện kim được chuyên
môn hoá cao ?(Nó tạo ra công cụ sản xuất cho các nghề
khác).
_ GV cho HS thảo luận nhóm (4 phút).(4 nhóm)
 Nghề luyện kim ra đời có ý nghĩa gì ?
+ GV: nhận xét KL.(Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và
nghề luyện kim rất phát triển).
 Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta
và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì ?(Họ có cuộc sống
văn hoá đồng nhất).

GV: Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn
Lang. Kĩ thuật luyện đồng của người Việt cổ đã đạt đến
trình độ điêu luyện. nó là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí

-Nghề luyện kim đạt trình độ
kĩ thuật cao, bắt đầu biết rèn

sắt.


tuệ, tài năng, thẩm mỹ của người thợ thủ công thời bấy
giờ.
Tích hợp liên môn Mĩ thuật: Trống đồng Đông Sơn và
nghệ thuật trang trí trên trống được coi là đẹp nhất trong
các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam.
GV liên hệ: Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở nhiều
nơi trên đất nước ta và ở In-đô-nê-xi-a, Malaixia cũng
tìm thấy những trống đồng có nét giống như trống đồng
Đông Sơn ở nước ta.
b. Hoạt động 2: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
Tích hợp liên môn Đia lí: Về vị trí địa lí của nước Văn 2.Đời sống vật chất của cư
Lang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nhiệt độ dân Văn Lang ra sao ?
và lượng mưa thay đổi theo mùa gió thời tiết thay đổi
thất thường. Chính vì vậy đời sống vật chất của cư dân
cũng có đặc điểm riêng.
 Những nội dung cơ bản của đời sống vật chất là gì ?(Ở, -Về ở: ở nhà sàn làm bằng gỗ
tre ...
đi lại, ăn uống, mặc).
 Người dân Văn Lang ở như thế nào ?(Nhà sàn làm
bằng gỗ, tre, nứa, lá…)

 Tại sao người dân Văn Lang lại ở nhà sàn ?(Chống thú
dữ, tránh ẩm thấp.)
 Họ đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì ?(Chủ yếu bằng
thuyền).
 Thức ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì ?(Cơm nếp,
cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá).

 Người Văn Lang mặc những gì?(Đàn ông đóng khố,
đàn bà mặc váy).
 Tại sao nhân dân lại cởi trần, đóng khố, mặc váy ?(Thời
tiết nóng nực, ẩm thấp, phải lao động trên đồng ruộng).

-Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
-Về ăn:thức ăn chính là cơm
nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá…
-Về trang phục:
+ Nam đóng khố, mình trần
+ Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có
yếm che ngực, tóc có nhiều
kiểu....

c. Hoạt động 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?
3.Đời sống tinh thần của cư
 Xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào ?(Xã hội dân Văn Lang có gì mới ?
_ Xã hội, chia thành nhiều
chia thành nhiều tầng lớp).
Địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao ?(Quý tầng lớp: Những người quyền
quý, dân tự do, nô tì.
tộc:có thế lực, giàu có trong xã hội.
-Nông dân tự do:lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội.


-Nô tì: hầu hạ quý tộc.)
_Thường tổ chức lễ hội, vui
 Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang chơi( một số hình ảnh về lễ hội
đã làm gì ? (Tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa, đã được ghi lại trên mặt trống
đồng).

đua thuyền.) Được trang trí trên mặt trống đồng

Tích hợp liên môn Mĩ thuật: Trống đồng Đông Sơn
đẹp về tạo dáng và được tôn thêm bởi nghệ thuật chạm
khắc trang trí tinh xảo. Hình ảnh về cuộc sống của con
người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên
thuyền....được diễn tả rất sôi động. Nghệ thuật Đông
Sơn luôn mở rộng giao lưu với nhiều nền nghệ thuật
khác nhau như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Dốc Chùa (lưu
vực sông Đồng Nai) cùng một số nền văn hóa khác ở
_ Cư dân Văn Lang có một số
khu vực Đông Nam Á.
Truyện Bánh chưng bánh giầy, sự tích Trầu cau cho biết phong tục, tập quán( qua
truyện “Tấm Cám”, bánh
người dân văn lang có những tập tục gì?(Bánh chưng,
chưng,bánh giầy”…)
bánh giầy tượng trưng cho ý nghĩa mặt đất và bầu
trời).
Tích hợp liên môn ngữ văn về “câu chuyện Tấm
Cám và sự tích bánh chưng, bánh giầy”
Qua đó giáo dục cho học sinh
- Cuộc sống có nhân-quả. Làm việc ác với người thì khó
tránh khỏi quả báo.
- Người với người sống phải biết thương yêu, chia sẻ và
đùm bọc nhau.
Tích hợp “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”


Qua đó giáo viên có thể hỏi học sinh nhân dân ta làm
bánh chưng bánh giầy nhằm mục đích gì?(Để dâng cúng

tổ tiên chời đất)
 Người Văn Lang đã có tín ngưỡng gì ?(Thờ cúng các
lực lượng tự nhiên: Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước…
chôn người chết.)
 Đời sống vật chất và tinh thần có ý nghĩa như thế nào
đối với người Lạc Việt? ( tạo nên tình cảm cộng đồng)
Tích hợp liên môn ngữ văn:
Các câu tục ngữ và ca dao nói lên tình cảm cộng đồng
- Tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.
- Ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bạn bè là nghĩa tương thân,
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau.
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Về tinh thần đoàn
kết tình cảm cộng đồng “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết; Thành công, thành công, đại thành công



×