Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QUI CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG NĂM HỌC 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.55 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QC-THCS

Thạnh Lợi, ngày 18 tháng 8 năm 2014

QUI CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
NĂM HỌC 2014-2015
Căn cứ Luật thi Đua khen thưởng ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐCP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Bộ Nội
vụ ban hành;
Căn cứ Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về việc Ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học;
Căn cứ công văn số 236/SGDĐT-VP ngày 03/12/2010 của Sở GD&ĐT
Đồng Tháp về việc hướng dẫn và quy định về công tác Thi đua-Khen thưởng
trong ngành giáo dục từ năm học 2010-2011 và công văn 212/SGD&ĐT-VP
ngày 29/12/2010 của Sở GD&ĐT Đồng Tháp về việc sửa đổi, bổ sung nội dung
công văn số 236/SGDĐT-VP ngày 03/12/2010 và tổ chức triển khai công tác thi
đua trong ngành;


Căn cứ Quyết định số 325/QĐ-PGDĐT ngày 23/9/2013 của Phòng
GD&ĐT Tháp Mười về việc Ban hành quy định tiêu chí đánh giá thi đua ngành
giáo dục năm học 2013-2014;
Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác thi đua, khen thưởng hàng năm
của đơn vị trường THCS Thạnh Lợi.
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
BAN HÀNH QUI CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
I/- NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:
1. Mục đích công tác thi đua, khen thưởng:
Nhà trường tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên, khuyến khích các
tập thể, cá nhân đem hết tài năng, sự sáng tạo của mình để cống hiến, xây dựng
trường ngày càng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Khen thưởng là sự ghi
nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể đã đạt được. Qua đó, tạo động lực
mới trong phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đẩy
mạnh sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Đối tượng khen thưởng:
1


Đối tượng được khen thưởng là: Các tập thể, cá nhân CBCC, HS thuộc
đơn vị trường có thành tích xuất sắc và có đóng góp công sức to lớn cho sự
nghiệp phát triển giáo dục .
3. Nguyên tắc khen thưởng:
Là bình chọn công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời. Đối tượng được
khen thưởng phải có tác dụng làm gương cho mọi người noi theo.
Chú trọng khen thưởng đối với cá nhân, tập thể được giao những nhiệm
vụ khó khăn nhưng có nhiều nổ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Kết hợp khen thưởng tinh thần với vật chất.
II/- CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG:
- Các hình thức khen cao: Là hình thức khen thưởng của Chủ Tịch Nước;

Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Giáo dục… thực hiện theo quy định của Luật thi đua,
khen thưởng và Nghị định 42/2010/NĐ-CP như: Huân chương lao động; Cờ Thi
đua; Chiến sĩ Thi đua Toàn quốc; Bằng khen của Thủ tướng và của Bộ GD …
- Lao động tiên tiến.
- Bằng khen của UBND Tỉnh và Giấy khen của UBND Huyện.
- Chiến sỹ thi đua (có 3 cấp: Cấp cơ sở, cấp tỉnh và toàn quốc).
- Cá nhân HS xuất sắc nhất trường.
III/- TIÊU CHUẨN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG THI ĐUA:
1. Lao động tiên tiến:
Phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học.
- Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ công tác được giao với năng suất cao,
chất lượng tốt. Đối với cá nhân làm công tác hành chính phải có trình độ chuyên
môn cao, tham mưu đề xuất và cải tiến phương pháp làm việc đem lại hiệu quả
cao hơn.
- Gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị; có tinh
thần tự lực vươn lên, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; có ý thức bảo vệ của công và
gương mẫu đi đầu trong những lúc khó khăn.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
trình độ.
- Tích cực cải tiến, sáng tạo trong công tác đem lại hiệu quả cao.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Kết quả thi đua cuối năm phải đạt từ loại khá trở lên.
- Đảm bảo 100% ngày giờ lao động (Trừ đi công tác, học tập do cấp trên
điều động; nếu nghỉ theo luật lao động không quá 15 buổi/năm học).
- Được ban thi đua và tập thể tín nhiệm.
2. Chiến sỹ thi đua cơ sở:
- Đã được đăng ký thi đua ngay từ đầu năm.
- Phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt năng suất chất lượng

cao.
- Phải là lao động tiên tiến, có sáng kiến kinh nghiệm, được Hội đồng
chấm sáng kiến kinh nghiệm tại cơ sở đánh giá xếp loại từ B trở lên.
2


- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,
nội quy, quy chế của cơ quan, có tinh thần tự vươn lên, đoàn kết tương trợ, tích
cực tham gia các phong trào thi đua.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
trình độ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Bộ môn phụ trách giảng dạy có học sinh đạt kết quả khá, giỏi theo chỉ
tiêu chung của nhà trường, tỉ lệ HS Yếu - Kém giảm so với cùng kỳ năm trước.
- Có HS giỏi cấp huyện (lớp mình/lớp bồi dưỡng; đối với những môn, lớp
có tổ chức thi cấp huyện).
- Kết quả thi đua cuối năm phải đạt loại tốt.
- Đạt đoàn viên công đoàn xuất sắc.
- Đảm bảo 100% ngày giờ lao động (Trừ đi công tác, học tập do cấp trên
điều động. Nếu nghỉ theo luật lao động không quá 6 buổi/năm học).
- Được Ban thi đua tín nhiệm.
3. Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh:
Ngoài các tiêu chuẩn đã được nêu ở danh hiệu CSTĐCS ở trên, phải đạt 2
năm liền là chiến sỹ thi đua cơ sở, năm tiếp theo liền kề phải đăng ký danh hiệu
CSTĐ cơ sở và có SKKN được Phòng GD xếp loại từ A trở lên (không tính bảo
lưu).
4. Danh hiệu thi đua cao hơn: Tiêu chuẩn đã được qui định theo Thông
tư 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008 của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn công tác
thi đua, khen thưởng ngành giáo dục.
5. Công nhận HS Giỏi , HS tiên tiến của trường: Thực hiện theo điều

42 của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT và điều 18 của Thông tư số
58/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD về ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT của Bộ GDĐT.
*Chú ý:
- HS chỉ được nhận thưởng danh hiệu cao nhất
- Những trường hợp sau đây không được xét các danh hiệu và hình
thức khen thưởng:
*Đối với tập thể:
Đơn vị đầu năm không xây dựng kế hoạch, không xây dựng tiêu chuẩn
đăng ký và tổ chức chia tổ, cụm để ký kết giao ước thi đua .
Khi xét khen thưởng không tổ chức bình chọn dân chủ, công khai, không
thông qua hội đồng thi đua – khen thưởng của đơn vị
Đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm
Tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng của đơn vị trong năm không
được công nhận danh hiệu trong sạch vững mạnh.
*Đối với cá nhân:
Không đăng ký thi đua từ đầu năm, không hoàn thành nhiệm vụ được
giao

3


Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong một năm nếu nghỉ làm việc quá số
ngày qui định (Trừ trường hợp hộ sản) thì không được xét các danh hiệu và hình
thức khen;
Cá nhân không chấp hành các chủ trương, Nghị quyết, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước, cá nhân vi phạm bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;
Gia đình không được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.
IV/- CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG VÀ QUỸ KHEN THƯỞNG:
1/- Mức tiền thưởng: Theo quy định

2/- Trường thưởng cho giáo viên đạt GV dạy giỏi từ cấp huyện trở lên, đạt
thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, các phong trào khác do
nhà trường tổ chức theo Quy chế chi tiêu nội bộ và các nguồn xã hội hóa từ Ban
đại diện CMHS.
V/- HỒ SƠ THI ĐUA – ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG:
Thường trực thi đua trường phối hợp với chủ tịch HĐTĐ xây dựng hồ sơ
theo công văn của Phòng GD về việc hướng dẫn lập hồ sơ thi đua hàng năm.
VI/- TỔ CHỨC TUYÊN DƯƠNG VÀ TRAO THƯỞNG:
- Tổ chức hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ
tuyên dương khen thưởng tại đơn vị vào ngày tổng kết năm học và khai giảng
năm học mới.
- Lễ phải được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức nhưng gọn nhẹ, tiết
kiệm, tránh phô trương hình thức; có tác dụng động viên, giáo dục và nêu
gương.
VII/- TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA:
1. Các thành viên của HĐTĐ trường, Thủ trưởng đơn vị, BCH/CĐCS
trường tổ chức phát động phong trào thi đua và có kế hoạch, biện pháp tổ chức
thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá, xét duyệt và đề
nghị các cấp khen thưởng.
2. Thường xuyên đổi mới công tác thi đua để nâng cao chất lượng công
tác, thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển vững chắc, toàn diện của trường;
tránh chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng./.
Nơi nhận:

TM.HỘI ĐỒNG THI ĐUA TRƯỜNG
CHỦ TỊCH

- CB,CC THCS TL;
- Lưu VT.


4



×