Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

lỗi sx thép hình ( ống , u i v)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.64 MB, 17 trang )

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THÉP
Trong quá trình sản xuất thép, xuất hiện những lỗi sản phẩm là điều khó tránh khỏi, tuy
nhiên, chúng ta có thể kiểm soát tình trạng này bằng việc kiểm tra và tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình sản xuất để hạn chế tối thiểu các sản phẩm thép lỗi. Thông thường, thép thành
phẩm sẽ được phân ra thành hai loại là chính phẩm và thứ phẩm, thép thứ phẩm bao gồm
phế phẩm loại 1, phế phẩm loại 2, phế phẩm loại 3... Các nhà máy sản xuất thép thường
quy định màu sơn lên đầu các bó thép để dễ nhận biết trong việc phân biệt chất lượng và
phẩm cấp của từng sản phẩm.
Những phế phẩm loại 1,2,3 nếu vẫn có khả năng sử dụng sẽ được bán ra ngoài thị trường
với giá thấp hơn so với chính phẩm, trường hợp các sản phẩm bị lỗi nặng, không thể sử
dụng, sẽ được đưa ngược trở lại lò để tái chế.
Dưới đây là những dấu hiệu, hình dạng của các sản phẩm thép bị lỗi trong quá trình sản
xuất tại nhà máy sản xuất thép Vina One
1. THÉP HÌNH CHỮ U, V
Thép hình chữ U có đặc tính cứng, vững chắc, có cường độ chịu lực cao, có khả năng chịu
đựng những rung động mạnh, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, sản
xuất các thiết bị máy móc trong lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Chúng ta thường thấy
thép chữ U trong kết cấu nhà tiền chế, thùng xe, khung sườn xe, bàn ghế nội thất.
Thép hình chữ V được ứng dụng trong công trình công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, cơ
khí chế tạo máy và công nghiệp đóng tàu. Thép hình chữ V có thể được dùng làm thùng xe,
khung dỡ, các công trình có kết cấu chịu lực hoặc trong các công trình nhà xưởng tiền chế.



2. THÉP TRÒN TRƠN
Thép tròn trơn có bề ngoài nhẵn, dạng thanh, có chiều dài thông thường là 11.7m hoặc
12m. Với đặc tính dẻo dai, chịu được lực uốn và độ dãn cao, được ứng dụng phổ biến trong
nhiều lĩnh vực như gia công cơ khí, chế tạo chi tiết máy móc, xây dựng...

3. THÉP THANH VẰN
Thép thanh vằn hay còn được gọi là thép gân, thép cốt bê tông. Với đặc tính chịu lực tốt, có


độ cứng và độ bền cao, thép thanh vằn được ứng dụng rộng rãi trong mọi công trình xây
dựng, bê tông cốt thép, nhà dân dụng, nhà công nghiệp, cao ốc văn phòng, cầu đường và
các công trình thủy điện…


4. LỖI TRONG QUÁ TRÌNH CẮT BĂNG
Căn cứ theo lệnh sản xuất, cuộn băng nguyên liệu với các chủng loại và chất liệu khác nhau
sẽ được cắt nhỏ thành các khổ băng theo yêu cầu để chuyển qua công đoạn sản xuất các
sản phẩm khác. Trong quá trình cắt băng, sẽ xảy ra một số lỗi như sau.

5. LỖI BỀ MẶT BĂNG SAU KHI CÁN
Băng được cán nhằm làm giảm độ dày. Tùy vào yêu cầu về độ dày, kích thước mà băng
được đưa qua 3 hoặc 4 hoặc 5 giá cán liên tục. Trải qua mỗi công đoạn cán, băng càng
mỏng hơn, đồng thời tăng độ cứng.


6. LỖI CUỘN GI-GL, LỖI CUỘN TRONG QUÁ TRÌNH MẠ KẼM
Với công nghệ mạ kẽm NOF, hệ thống mạ nhúng nóng dao gió, bề mặt được phủ chất
chống ăn mòn crom. Đặc biệt bề mặt không hoa, sản phẩm có độ bền cao hơn và sức chịu
ăn mòn tốt hơn.

7. LỖI TRONG QUÁ TRÌNH CUỐN ỐNG


Thép Vina One sử dụng công nghệ hàn cao tần trong QUÁ TRÌNH CUỐN ỐNG giúp đảm
bảo độ nhẵn, trơn láng cho từng đường hàn, góc cạnh của ống, đồng thời sản xuất ống với
nhiều kích thước, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan, trong quá
trình vận hành vẫn có những lỗi làm hư hỏng sản phẩm.
a. Ống bị xước



Hiện tượng: Ống bị xước một đường dài cạnh góc.



Nguyên nhân: Khuôn bị xước hoặc băng nguyên liệu bị xước.



Phán định: Nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh điện dùng móng tay khơi thân ống nếu
cảm giác cộm xước thì đánh giá sản phẩm không đạt.

b. Ống bị cấn xỉ kẽm


Hiện tượng: Trên bề mặt ống xuất hiện các vết lõm nằm cách khoảng hoặc liên tục
và có xỉ kẽm dính trên đó.



Nguyên nhân: Do xỉ kẽm dính lại trên mặt ống (thường tại đường hàn), khi qua
khuôn ép sẽ tạo thành vết cấn lõm.



Phán định: Nếu là ống gia dụng hay ống dùng cho sơn tĩnh điện, có cảm giác cộm
khi sờ tay vào sẽ đánh giá không đạt.


c. Ống bị lõm móp góc



Hiện tượng: ống bị lõm móp chạy dọc theo góc ống, bị liên tục hoặc cách khoảng.



Nguyên nhân: ống bị cấn khuôn.



Phán định: nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh điện dùng tay sờ góc ống nếu cảm giác
cộm thì phán định không đạt.

d. Ống bị trầy xước rỗ cạnh




Hiện tượng: bề mặt cạnh ống xuất hiện vết nhám, xước, rỗ liên tục hoặc cách
khoảng.



Nguyên nhân: ống bị cấn khuôn hoặc băng nguyên liệu bị trầy xước rổ.



Phán định: nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh điện có cảm giác cộm lõm khi sờ tay
vào thì phán định không đạt


e. Đường hàn không phẳng, lồi lõm


Hiện tượng: bề mặt đường hàn ngoài lồi lõm không bằng phẳng.



Nguyên nhân: thao tác mài dao, chỉnh dao bào đường hàn ngoài không đạt.



Phán định: nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh điện dùng tay sờ nếu cảm giác bị lõm,
cộm thì phán định không đạt.


f. Cạnh đường hàn ngoài bị khuyết lõm


Hiện tượng: cạnh đường hàn ngoài có lằn bị xước chạy song song cùng đường hàn,
có đoạn bị lõm.



Nguyên nhân: thao tác dao bào đường hàn ngoài không đạt.



Phán định: nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh, dùng tay sờ nếu cảm giác cộm thì phán
định không đạt.



g. Đường hàn bị nổ


Hiện tượng: đường hàn bị nổ, đường hàn lởm chởm, có đoạn dính xỉ làm móp ống,
có lỗ nhỏ trên đường hàn.



Nguyên nhân: thao tác điều chỉnh lửa hàn không hợp lý, nguyên liệu có thành phần
không đúng chất liệu, thao tác dao bào đường hàn ngoài không phù hợp.



Phán định: đối với lỗi này cần tuyệt đối loại bỏ hết không để lẫn trong ống thành
phẩm.


h. Ống có đoạn không hàn


Hiện tượng: ống có đoạn không hàn, mối hàn không dính.



Nguyên nhân:
+Thao tác điều chỉnh máy không đúng.
+ Thép băng có đoạn bị thiếu biên.




Phán định: đối với lỗi này cần tuyệt đối loại bỏ hết không để lẩn trong ống thành
phẩm.


i. Ống bị móp


Hiện tượng: trên thân ống xuất hiện các vết cấn lõm tròn, hoặc nhọn khác nhau
cách khoảng hoặc liên tục.



Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân có thể do băng nguyên liệu cấn móp, va chạm
móp, cấn cây lót bị móp, khi đai không lót, xe nâng vận chuyển…



Phán định: nếu vết móp có đường kính lớn hơn 30mm, độ sâu trên 1mm thì phán
định không đạt. Nếu vết móp thấp, nhỏ, nhìn xa mới thấy thì phán định đạt.


k. Ống có mối hàn


Hiện tượng: ống có mối hàn nối



Nguyên nhân: do nhân viên hàn nối không loại bỏ ra, băng nguyên liệu có mối hàn.




Phán định: đối với trường hợp này cần tuyệt đối loại bỏ ra ngoài không để lẩn lộn
trong thành phẩm.


l. Đường hàn bị sọc ngang lõm


Hiện tượng: ống có đường hàn bị sọc ngang lõm.



Nguyên nhân: do thao tác bệ dao bào đường hàn ngoài không tốt, trong lúc chạy
ống bị nhảy dao gây nên.




Phán định: nếu là ống gia dụng hay sơn tĩnh dùng tay sờ nếu cảm giác cộm thì phán
định không đạt.

m. Ống bị sụp mí đường hàn


Hiện tượng: Tại vị trí được hàn có đoạn ngắn hoặc dài đường hàn bị lõm sâu, có khi
bị tét dọc đường hàn thành đoạn dài.




Nguyên nhân: Có thể do băng nguyên liệu bị cấn móp, chất liệu không đồng đều,
hoặc do thao tác máy không tốt.


n. Ống bị gợn sóng


Hiện tượng: ống có một hay nhiều chỗ bị gợn sóng (lỡm chỡm nhấp nhô).



Chú ý: đối với lỗi này phải nhìn nghiên và quan sát kỹ mới phát hiện được.



Nguyên nhân: có thể do băng nguyên liệu hay chỉnh khuôn không phù hợp.


Trên đây là những lỗi cơ bản, thường gặp trong quá trình sản xuất thép. Hy vọng những
chia sẻ trên sẽ giúp các bạn nhận biết được những dấu hiệu của sản phẩm lỗi trong quá
trình mua hàng. Cần kiểm tra cẩn thận sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín để tránh
mua phải những sản phẩm không đạt chất lượng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công
trình, dự án của mình.



×