Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao lợi thế cạnh tranh của hệ thống siêu thị co opmart tại địa bàn thành phố cần thơ giai đoạn 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.77 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------------

TIỂU LUẬN SAU ĐẠI HỌC

NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HỆ
THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Người thực hiện : Nguyễn văn A
Lớp:

CẦN THƠ - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................2
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI..........................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................5
CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................6
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH.......................................................6
1.1.1 Quan niệm truyền thống......................................................6
1.1.2 Quan niệm hiện đại..............................................................6
1.2 KHÁI NIỆM VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH.........................................6
1.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH.................................................................10
1.4 DỮ LIỆU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU...................................................12
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................13


2.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU.......................................................13
2.1.2 Nhóm tuổi..........................................................................14
2.1.3 Khoảng thu nhập cá nhân..................................................15
2.1.4 Nghề nghiệp hiện tại..........................................................15
2.1.5 Trình độ học vấn................................................................16
2.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY.................................................................17
2.2.1 Kết quả hồi quy..................................................................17
2.2.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê:..............................................18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................19
KẾT LUẬN.......................................................................................19
KIẾN NGHỊ......................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................20
S01.................................................................................................21
S02.................................................................................................21
S03.................................................................................................22
S04.................................................................................................22
Q02................................................................................................24
Q03................................................................................................24
Q04................................................................................................24
Q05................................................................................................24

1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và
phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh
mẽ của đất nước. Phát triển hệ thống siêu thị văn minh hiện đại trong bối cạnh nước ta
đang thực hiện công cuộc đổi mới, hòa nhập với thế giới qua và khu vực là một đòi hỏi

của thực tế khách quan.
Trong giai đoạn kinh tế phát triển hiện nay, Hàng loạt các siêu thị mọc lên nhằm
đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sống ngày càng được nâng cao của khách hàng. Song
song với sự phát triển đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt giữa các hệ
thống siêu thị và các kênh phân phối như chợ truyền thống, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa. Đặc biệt tại Cần Thơ, trung tân kinh tế - thương mại
lớn nhất của cả nước, có hệ thống kênh phân phối hiện đại đạt trình độ phát triển cao
hơn các địa phương khác. Trong 5 công ty của Việt Nam lọt top 500 công ty bán lẻ
hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương theo thông tin công bố từ Tạp chí bán lẻ châu Âu
(Retail Asian Publishing) và Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor cùng trụ sở
tại Singapore công bố có Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co-op là thành
viên của liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Union of Trading
Cooperatives) với doanh thu bán lẻ năm 2016 đạt 1.805 triệu USD. Hệ thống siêu thị
Co.op mart thuộc đơn vị quản lý Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co-op
đã và đang là một trong những hệ thống siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam. Co.opmart cũng
vừa nhận giải Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do bạn đọc
báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn liên tục 05 năm liền và mới đây, Co.opmart vượt
qua các tên tuổi lớn trong nước để trở thành thương hiệu Việt được tìm kiếm nhiều
nhất thuộc 10 thương hiệu nóng nhất tại Việt Nam do Google vừa công bố.
Hệ thống siêu thị Co.op mart hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ phát
triển của ngành công nghiệp phân phối. Việc hình thành và phát triển các siêu thị vừa
là tất yếu khách quan vừa là nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh kinh doanh văn minh và
hiện đại trong nền kinh tế thị trường. Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các kênh phân
phối như chợ truyền thống, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa.
2


Dựa vào nghiên cứu của Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp (2012) về Nâng cao lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nghiên cứu trường hợp các siêu thị tại TP.HCM em
quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của hệ thống siêu thị

Co.opmart tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2017 - 2018”.
PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Theo Michael E. Porter : “Trong thị trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh nằm ở vị
trí trung tâm trong thành tích hoạt động của doanh nghiệp”. Vì thế, “ Điều đặc biệt
quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào là xây dựng được một lợi thế kinh
doanh bền vững”. Tuy nhiên dựa vào cơ sở nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh để phát
triển hệ thống siêu thị tại Cần Thơ dường như không dễ tìm được lời giải đáp cho các
nhà hoạch định chính sách và kinh doanh siêu thị. Vì cho đến thời điểm hiện tại, mặc
dù có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến lợi thế cạnh tranh và giải pháp phát triển
siêu thị nhưng nhìn chung, các nghiên cứu này đều tiếp cận từ phía doanh nghiệp,
nhưng quan trọng hơn là thiếu đi sâu vào lợi thế cạnh tranh hoặc khám phá, xây dựng
kiểm định mô hình các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị nên độ tin
cậy chưa thể xác định.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển hiện đại hóa, công
nghệ được ưu tiên hàng đầu, các dịch vụ tiện ích, trao đổi thông tin, phương thức mua
bán, hình thức kinh doanh ngày càng phát triển manh mẽ hơn liệu các mô hình nghiên
cứu trước đây còn đúng trong bối cảnh hiện tại hay không đó cũng chính là vấn đề
nghiên cứu của đề tài này.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài này nhằm phân tích kết quả hồi quy các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho
hệ thống siêu thị Co.op mart tại Cần Thơ.
Phân tích các kết quả để đưa ra các kế hoạch, giải pháp nhằm nâng cao lợi thế
cạnh tranh cho hệ thống siêu thị Co.op mart tại Cần Thơ.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Lợi thế cạnh tranh của siêu thị coopmart so với chợ
truyền thống, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa.
3


Khách thể nghiên cứu: là cán bộ, viên chức và giáo viên; doanh nhân và nhân

viên công ty; công nhân ; học sinh và sinh viên; Buôn bán, nội trợ, cán bộ hưu trí và
nghề nghiệp khác, nằm trong năm nhóm tuổi từ 18 – 30 , từ 31- 40, từ 41 – 55, từ 56 –
70. (Có mua sắm tại chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa và
siêu thị Co.op mart tại Cần Thơ trong vòng 1 tháng qua)

4


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp hồi quy đa biến: Là Phương pháp phân tích mối liên hệ hay phụ
thuộc của 1 biến Y (gọi là biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác X (gọi là các
biến độc lập), với ý tưởng ước lượng và dự đoán giá trị trung bình tổng thể của các
biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước (trong mẫu) của các biến độc lập.
Mô hình hồi quy k biến :
Yi = b1 + b2.X2i + b3.X2i + .... + ui
Trong đó Yi : là giá trị ước lượng cho giá trị của biến Y ở quan sát thứ i
Xi : là giá trị của biến X ở quan sát thứ i.
b1 : Hệ số tung độ gốc hay hệ số chặn
b2 : Hệ số dốc hay hệ sô góc
Để kiểm định ý nghĩa thống kê giả thiết
H0:b2 = b3 =... = bk = 0
(Nghĩa là: tất cả các hệ số độ dốc đồng thời bằng 0) đối lại H1: không phải tất cả
các hệ số độ dốc đồng thời bằng 0
Nếu F > Fa ( k-1, n-k ), bác bỏ H0; ngược lại ta không thể bác bỏ H0, trong đó Fa
( k-1, n-k ) là giá trị tới hạn của F tại mức ý nghĩa a và (k-1) của bậc tự do tử số và (nk) bậc tự do mẫu số.
Một cách khác, nếu giá trị p thu được từ cách tính F trên là đủ nhỏ, người ta có thể
bác bỏ H0. Có nghĩa là giá trị p <0,05 với mức ý nghĩa thống kê 95% thì có thể bác bỏ
giả thuyết H0 khẳng định mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.
Trong trường hợp 3 biến (Y và X2, X3 ) , k là 3, trong trường hợp 4 biến, k là 4,
v.v..


5


CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH
1.1.1 Quan niệm truyền thống
Cạnh tranh kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ đối kháng diễn ra
trên thị trường giữa những chủ thể có cùng mục đích là giành cho mình lợi ích nhiều
hơn so với các chủ thể khác. Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc chiến diễn ra trên
thương trường giữa các chủ thể kinh tế (gọi là đối thủ). Mục đích của cạnh tranh theo
Porter là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản
lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của cạnh tranh là
sự bình quân hóa lợi nhuận trong nghành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả giá bán có thể giảm đi.
1.1.2 Quan niệm hiện đại
Trong điều kiện mới của môi trường cạnh tranh, mặc dù không hoàn toàn phủ
nhận quan niệm cạnh tranh truyền thống, nhưng tư duy cạnh tranh mang đậm dấu ấn
“đối đầu và hủy diệt” cần phải được điều chỉnh từ bản chất, phương thức đến cơ chế
điều tiết cạnh tranh. Đó là chuyển từ cạnh tranh đối đầu sang cạnh tranh gắn liền với
liên kết, hợp tác và ở phương diện quốc gia là chuyển từ cạnh tranh dựa vào lợi thế so
sánh sang cạnh tranh dựa vào quy chế mậu dịch giữa các quốc gia với nhau, giữa các
quốc gia với các các khu vực mậu dịch, giữa các doanh nghiệp với các chính phủ. Trên
cơ sở đó, kết hợp giữa quan niệm truyền thống với hiện đại, tác giả cho rằng, khái
niệm canh tranh kinh tế nên tiệm tiến tới quan điểm cạnh tranh dưới góc độ sinh học
của Darwin. Nghĩa là, cạnh tranh là tập hợp các hành vi của chủ thể kinh tế nhằm thích
ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển.
1.2 KHÁI NIỆM VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
Trong nghiên cứu này khái niệm lợi thế cạnh tranh được khởi phát từ quan điểm
của Giáo sư Michael E. Porter – một trong những chiến lược gia hàng đầu của thế giới

hiện đại, dựa theo hai tác phẩm nổi tiếng: Lợi thế cạnh tranh (1985) và lợi thế cạnh
tranh quốc gia (1990).
6


Theo Porter:
Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp..Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế cạnh thuận lợi trong ngành – đấu
trường chính của cạnh tranh.. Chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích tạo lập một vị thế
cạnh tranh thuận lợi và bền vững trước những sức ép quyết định sự cạnh tranh trong
ngành.
Có hai vấn đề nền trọng tâm làm nền tảng cho việc lựa chọn chiến lược cạnh
tranh. Thứ nhất là mức độ hấp dẫn của ngành để có thể mang lại lợi nhuận lâu dài và
các yếu tố quyết định điều này.Thứ hai là vị thế tương đối của doanh nghiệp trong
ngành.
Đơn vị doanh nghiệp sẽ xác định khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp cao
hơn hay thấp hơn mức trung bình của ngành. Một doanh nghiệp có khả năng định vị
tốt sẽ có thể thu lợi nhuận nhiều hơn ngay cả khi cấu trúc nghành bất lợi và do đó khả
năng sinh lợi của ngành cũng khá khiêm tốn.
Nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình trong
thời gian dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững. Cho dù doanh nghiệp có vô số điểm
mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác, tựu trung lại có hai lợi thế cạnh tranh mà
doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Điều quan trọng của bất
cứ thế mạnh hay nhược điểm nào của doanh nghiệp cuối cùng vẫn là việc ảnh hưởng
từ những ưu khuyết điểm đó đến chi phí và sự khác biệt hóa có liên quan. Hai loại lợi
thế canh tranh này kết hợp với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp đang theo
đuổi sẽ cho phép tạo ra ba chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được hiệu quả trên
mức trung bình của nghành, đó là chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và
chiến lược tập trung.


7


Hình 2.1 Các lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Porter
( Nguồn: Michael Porter, 1985, tr 44)
Về cơ bản lợi thế cạnh tranh phát sinh từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo cho
người mua, giá trị này phải lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Giá trị này là mức
người mua sẵn lòng thanh toán và một giá trị cao hơn xuất hiện khi doanh nghiệp chào
bán các tiện ích tương đương nhưng với một mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh;
hoặc cung cấp những tiện ích độc đáo khiến người mua vẫn hài lòng với mức giá cao
hơn bình thường.
Theo nhận định của Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp:
“Thứ nhất, chiến lược cạnh tranh và mục đich của nó là tìm kiếm, tạo lập cho
doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh thuận lợi và bền vững trong ngành trước các đối
thủ(gọi là vị thế tương đối). Vì đây chính là điều kiện để doanh nghiệp thu được mức
lợi nhuận trên mức trung bình và do đó mục tiêu của doanh nghiệp có thể đạt được.
Song, điều đó chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh
bền vững.
Thứ hai, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất hiện và được duy trì bền vững, nói
cách khác doanh nghiệp thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong dài hạn khi
cùng một chi phí, doanh nghiệp tao ra một giá trị vượt trội so với các đối thủ. Vì thế,
“Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là phải xây dựng và duy
trì được lợi thế canh tranh bền vững. Nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho
8


thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ nào có thể cung cấp được”. Bởi vậy
lợi thế cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ vị thế cạnh tranh thuận lợi của doanh
nghiệp so với đối thủ. Đó là “ vị trí tương đối” của doanh nghiệp trên thị trường, mà ở
vị trí đó cho phép doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng một giá trị vượt trội

so với các đối thủ. Vì thế, khách hàng sẽ chon sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và
nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của nghành”

Hình 2.2: Chiến lược cạnh tranh – Vị thế cạnh tranh – Lợi thế cạnh tranh
( Nguồn: Dựa theo Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp,năm 2012, tr 31)
Theo Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sở
hữu là lợi thế chi phí thấp hoặc lợi thế khác biệt hóa. Trong đó:
Lợi thế chi phí thấp, xuất hiện khi doanh nghiệp cung cấp cho người mua các
tiện ích(giá trị) tương đương như các đối thủ cạnh tranh, nhưng chi phí tích lũy từ việc
thực hiện các hoạt động giá trị thấp hơn. Vì thế, doanh nghiệp có thể chào bán với mức
giá thấp hơn hoặc ngang với mức giá bình thường để thu được lợi nhuận cao hơn mức
trung bình của nghành.
Lợi thế khác biệt hóa xuất hiện, khi doanh nghiệp cung cấp những tiện ích (giá
trị) độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh, nên người mua vẫn hài lòng với mức giá cao
hơn bình thường và vượt trội so với phần chi phí tăng thêm để tạo ra tiện ích (giá trị)
độc đáo đó. Vì thế, cũng giống như lợi thế chi phí thấp là doanh nghiệp sẽ thu được lợi
nhuận cao hơn mức trung bình của nghành.

9


1.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Kinh doanh siêu thị là kinh doanh dịch vụ bán lẻ, chất lượng dịch vụ siêu thị là
yếu tố trung tâm của kinh doanh siêu thị và do đó về mặt đo lường, chất lượng dịch vụ
siêu thị cũng có thể bao gồm năm thành phần như Parasuraman & ctg (1988) đã xác
định cho các dịch vụ nói chung sau đây:
Tin cậy thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng ngay lần đầu tiên;
Đáp ứng thể hiện sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung cấp
dịch vụ kịp thời cho khách hàng;
Năng lực phục vụ thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ của

nhân viên;
Đồng cảm thể hiện sự thấu hiểu và quan tâm chăm sóc từng cá nhân khách
hàng.
Phương tiện hữu hình thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên và các
trang thiết bị phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó dựa theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp
(2012) trải qua quá trình thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả khẳng
định được bảy yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của siêu thị do tác giả đề xuất: tập
hàng hóa, không gian siêu thị, giá cả, nhân viên phục vụ, cơ sở vật chất, tin cậy, hình
ảnh siêu thị.
Mô hình các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của hệ thống siêu thị
Co.opmart tại Cần Thơ như sau.

10


Giá trị
vượt trội
của
khách
hàng

Hình 2.5: Mô hình các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của siêu thị tại Cần
Thơ
(Nguồn : Dựa theo Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, tr. 153 - 194)
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1

Tập hàng hóa có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách hàng và lợi


thế cạnh tranh của siêu thị.
H2

Không gian của siêu thị có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách

hàng và lợi thế cạnh tranh của siêu thị.
H3

Giá cả có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách hàng và lợi thế cạnh

tranh của siêu thị.
H4

Nhân viên phục vụ có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách hàng và

lợi thế cạnh tranh của siêu thị.
H5

Tin cậy có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách hàng và lợi thế cạnh

tranh của siêu thị.
H6

Phương thức thanh toán có tương quan thuận với giá trị vượt trội của khách

hàng và lợi thế cạnh tranh của siêu thị.
H7
Các yếu tố tạo ra giá trị vượt trội của khách hàng và lợi thế cạnh tranh của siêu
thị có quan hệ tương tác với nhau.


11


1.4 DỮ LIỆU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm: Bộ data khảo sát của mô hình nghiên cứu với các
biến và nhân tố như sau: Tập hàng hóa , Không gian siêu thị, Giá cả…là các nhân tố.
Của tác giả Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012.
Q01a1, Q01a2…..Q01h5 là các biến trong nhân tố.
TẬP HÀNG HÓA
Q01a1
Q01a2
Q01a3
Q01a4
Q01a5
Q01a6
Q01a7
KHÔNG GIAN SIÊU THỊ
Q01b
1
Q01b
2
Q01b
3
Q01b
4
Q01b
5
Q01b
6
GIÁ CẢ

Q01c1
Q01c2
Q01c3
Q01c4
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
Q01d
1
Q01d
2
Q01d
3
Q01d
4
Q01d
5
Q01d
6
Q01d
7
TIN CẬY
Q01e1

Hàng hóa trong siêu thị rất đa dạng
Hàng hóa trong siêu thị có chất lượng đảm bảo
Hàng hóa trong siêu thị được cải tiến chất lượng
Hàng hóa trong siêu thị cập nhật mẫu mã mới thường xuyên
Siêu thị có nhiều chương trình khuyến mãi hàng hóa hấp dẫn
Siêu thị có nhiều mặt hàng mới để lựa chọn
Các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống thuận tiện
Siêu thị được bố trí tại những địa điểm thuận tiện để đi lại

Hàng hóa trong siêu thị được trưng bày hợp lý
Lối đi giữa các kệ hàng trong siêu thị vừa đủ thông thoáng
Mọi khu vực trong siêu thị đều được vệ sinh sạch sẽ
Bãi giữ xe rộng và tiện lợi
Cở sở vật chất của siêu thị hiện đại
Giá cả hàng hóa phù hợp với chất lượng hàng hóa
Giá cả hàng hóa trong siêu thị ổn định
Giá cả dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống phù hợp với túi tiền
Tóm lại, hàng hóa, dịch vụ trong siêu thị có giá cả hợp lý
Nhân viên phục vụ khách hàng kịp thời
Nhân viên thực hiện chính xác các dịch vụ cho khách hàng
Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
Nhân viên nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
Hành vi của nhân viên tạo sự tin tưởng cho khách hàng
Nhân viên lịch sự, thân thiện với khách hàng
Nhân viên luôn thể hiện sự quan tâm đến khách hàng
Siêu thị thực hiện đúng với những gì đã quảng cáo

12


Siêu thị giữ đúng lời hứa với khách hàng
Siêu thị quan tâm giải quyết các đề xuất, góp ý của khách hàng
Siêu thị thực hiện việc giao hàng đúng thời gian
Siêu thị thực hiện việc giao hàng đúng địa điểm
Khách hàng cảm thấy an toàn khi đi mua sắm ở siêu thị

Q01e2
Q01e3
Q01e4

Q01e5
Q01e6
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Q01f1
Q01f2
Q01f3
Q01f5

Thanh toán bằng tiền mặt tại siêu thị thực hiên một cách dễ dàng
Siêu thị đa dạng hình thức thanh toán bằng thẻ (thẻ ATM,Visa, Credit card, thẻ đồng thương hiệu vv..)
Việc thanh toán bằng thẻ với siêu thị thực hiện một cách nhanh chóng
Việc thanh toán bằng Internet banking/ Mobile banking với siêu thị rất thuận tiện

GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI CHO KHÁCH HÀNG
Q01h
1
Q01h
2
Q01h
3
Q01h
4
Q01h
5

Khách hàng có thể mua sắm được nhiều thứ ở siêu thị hơn những nơi khác
Đến siêu thị, khách hàng không chỉ mua sắm mà còn thỏa mãn các nhu cầu khác
Lợi ích khách hàng nhận được khi mua sắm ở siêu thị xứng đáng với thời gian khách hàng đã bỏ ra
Lợi ích khách hàng nhận được khi mua sắm ở siêu thị xứng đáng với số tiền khách hàng phải trả
Tóm lại, khách hàng hoàn toàn hài lòng khi mua sắm ở siêu thị


Nguồn dữ liệu: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả: 198 người trã lời câu hỏi:
Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh (Chị) về các nhận
định liên quan việc mua sắm ở siêu thị:
Xin Anh(Chị) cho ý kiến đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 với: Mức độ “1”
là hoàn toàn không đồng ý; “2” là không đồng ý; “3” là bình thường; “4” là đồng ý;
“5” là hoàn toàn đồng ý.
Người trã lời sẽ cho điểm từng câu theo mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5 của
họ. Số liệu thu thập được sẽ dùng để phân tích hồi quy.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU
Trong tổng số 198 người tham gia phỏng vấn có 117 người giới tính Nữ chiếm
tỷ lệ 59% toàn bộ mẫu nghiên cứu, và 81 người giới tính Nam chiếm tỷ lệ 41% toàn bộ
mẫu nghiên cứu.

13


Nguồn: N=198/ Kết quả Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn CẦN THƠ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phần trăm giới tính Nam và Nữ của mẫu nghiên cứu
2.1.2 Nhóm tuổi
Trong tổng số 198 người tham gia phỏng vấn chiếm đa số đều thuộc nhóm tuổi
từ 18 – 30 tuổi với tổng số 70 người chiếm tỷ lệ 35%, kế đến là nhóm tuổi từ 31– 40
tuổi với tổng số 55 người chiếm tỷ lệ 28%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 41 – 55 tuổi với
tổng số 43 người chiếm tỷ lệ 22%, và ít nhất thuộc nhóm tuổi từ 56 – 70 tuổi với tổng
số 30 người chiếm tỷ lệ 15%. Vậy ta nhận thấy rằng đối tượng khách hàng chính của
siêu thị nằm trong nhóm tuổi từ 18 – 55 tuổi chiếm 85 % trên tổng số mẫu khảo sát.

Nguồn: N=198/ Kết quả Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn CẦN THƠ


Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu
14


2.1.3 Khoảng thu nhập cá nhân
Trong tổng số 198 người tham gia phỏng vấn, 70 người có thu nhập cá nhân từ
5,000,001 đồng đến 10,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 35%, 47 người có thu nhập cá nhân
từ 3,000,001 đồng đến 5,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 24%, 35 người có thu nhập cá nhân
từ 10,000,001 đồng đến 15,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 18%, 31 người có thu nhập cá
nhân trên 15,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 16% và 15 người có thu nhập cá nhân dưới
3,000,000 đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%. Thu nhập của đối tượng khách hàng của siêu
thị chủ yếu là nhóm thu nhập trung bình từ 3,000,000 đến 10,000,000 triệu đồng chiếm
59% trên tổng số mẫu khảo sát.

Nguồn: N=198/ Kết quả Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn CẦN THƠ

Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ phần trăm khoảng thu nhập cá nhân của mẫu nghiên cứu
2.1.4 Nghề nghiệp hiện tại
Trong tổng số 198 người tham gia phỏng vấn có 84 người là Doanh nhân, nhân
viên công ty chiếm tỷ lệ cao nhất 42%, tiếp theo là 59 người Buôn bán, nội trợ chiếm
tỷ lệ 30%, 29 người là Học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 15% , 16 người thuộc nhóm Cán
bộ, công chức, giáo viên chiếm tỷ lệ 8%. Còn lại 10 người là Công nhân, Nghĩ hưu,
làm nghề tự do hoặc cơ khí chiếm tỷ lệ thấp.

15


Nguồn: N=198/ Kết quả Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn CẦN THƠ


Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phần trăm về nghề nghiệp hiện tại của mẫu nghiên cứu
2.1.5 Trình độ học vấn
Trong tổng số 198 người tham gia phỏng vấn đa số là những người có trình độ
học vấn Đại học chiếm đa số với tổng số 84 người chiếm tỷ lệ 42%, 54 người Tốt
nghiệp phổ thông chiếm tỷ lệ 27% , 48 người có trình độ Cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ
lệ 24% , 8 người có trình độ học vấn trên đại học chiếm tỷ lệ 4%, trong đó có 1 người
không cung cấp thông tin về trình độ học vấn của họ.

Nguồn: N=198/ Kết quả Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn CẦN THƠ

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ phần trăm về trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu

16


2.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY
2.2.1 Kết quả hồi quy
Phương trình hồi quy: Giá trị vượt trội cho khách hàng = 0,64 + 0.22*Tập hàng
hóa + 0.17*Tin cậy + 0.15*Giá cả +0.13* Phương thức thanh toán + 0.10*Nhân viên
phục vụ
Riêng Nhân tố Không gian siêu thị có p = 0,29 > 0,05 nên không có tác động
tới Giá trị vượt trội cho khách hàng nên không đưa vào mô hình hồi quy trên.

Intercept

Tập hàng hóa
Không gian siêu thị
Giá cả
Nhân viên phục vụ
Tin cậy

Phương thức thanh toán

Coeffi
cients
0.64
0.22
0.09
0.15
0.10
0.17
0.13

Standar
d Error
0.42
0.09
0.08
0.07
0.05
0.08
0.05

t Stat
1.54
2.50
1.06
2.24
1.95
1.98
2.66


Pvalue
0.13
0.01
0.29
0.03
0.05
0.05
0.01

Lower
95%
-0.18
0.05
-0.07
0.02
0.00
0.00
0.03

Upper
95%
1.47
0.39
0.25
0.29
0.20
0.34
0.23


Lower
95.0%
-0.18
0.05
-0.07
0.02
0.00
0.00
0.03

Upper
95.0%
1.47
0.39
0.25
0.29
0.20
0.34
0.23

Như vậy, mức độ quan trọng của các biến ảnh hưởng tới Giá trị vượt trội cho
khách hàng theo thứ tự sau: thứ nhất là Tập hàng hóa, thứ hai là Tin cậy, thứ ba là Giá
cả, thứ tư là Phương thức thanh toán và cuối cùng là Nhân viên phục vụ.
Giải thích các chỉ số:
- Nếu Tập hàng hóa tăng thêm 1 điểm thì : theo phương trình hồi quy Giá trị
vượt trội cho khách hàng sẽ tăng thêm = 0,64 + 0,22*1 = 0,86 điểm. Tương tự cho các
nhân tố còn lại.
Chỉ số R2 Square = 34% thể hiện mức độ phù hợp của mô hình, tuy nhiên sự
phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu.
Regression Statistics

Multiple R
0.58
R Square
0.34
Adjusted R Square
0.32
Standard Error
0.34
Observations
198.00

17


2.2.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê:
Với mức ý nghĩa 95% dựa vào kết quả kiểm định ta thấy rằng F = 16,54446 >
F0,05(6,191) = 2,29 => ta bác bỏ giả thuyết H 0 rằng các hệ số có độ dốc bằng 0. Chấp
nhận giả thuyết H1 Mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.
Và giá trị sig (Significance) = 2.51.E-15 < 0,05 Mô hình hồi quy đạt ý nghĩa
thống kê.
ANOVA
df
Regression

6

Residual

191


Total

197

SS

MS

11.43714
22.0062
9
33.4434
3

1.90619

F
16.5444
6

Significanc
eF
2.51.E-15

0.115216

18


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Việc phân tích và kiểm định mô hình hồi quy các yếu tố quyết định lợi thế cạnh
tranh của siêu thị Co.op mart tại địa bàn Cần Thơ gồm năm thành phần (Tập hàng hóa,
Giá cả, Tin cậy, Nhân viên phục vụ và Phương thức thanh toán) trên thực tế các nhân
tố này đều góp phần tác động vào việc nâng cao giá trị canh tranh của siêu thị.
Riêng nhân tố Không gian siêu thị không có tác động đến việc nâng cao lợi thế
cạnh tranh, vì các siêu thị đều có chuẩn chung giống nhau theo quy định của nhà nước.
KIẾN NGHỊ
Phải nâng cao và phát triển các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của siêu thị
Co.op mart tại Cần Thơ : Nâng cao giá trị của tập hàng hóa, phát triển tập hàng hóa đa
dạng và có nhiều mặt hàng mới bày bán ở siêu thị trước các kênh phân phối khác,
trong đó chú trọng phát triển giảm giá hàng bán, đảm bảo hàng hóa được cải tiến chất
lượng, mẫu mã thường xuyên
Bảo đảm giá cả phù hợp với chất lượng hàng hóa, giá bán hợp lý và ổn định,
liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp để thường xuyên có các đợt khuyến mãi giảm
giá, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng gia dụng
Ngoài ra các yếu tố Không gian siêu thị và Nhân viên phục vụ bên cạnh tác
động trực tiếp còn gián tiếp tác động lên các yếu tố chất lượng giá cả, tin cậy. Vì thế,
cho dù Không gian siêu thị không được coi là yếu tố chủ lực quyết định lợi thế cạnh
tranh của siêu thị nhưng cũng là một trong các yếu tố nền tảng cần chú ý phát triển.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bùi Thị Thanh - Nguyễn Xuân Hiệp (2012), Nâng cao lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp Nghiên cứu trường hợp các siêu thị tại TP.HCM, Nxb Lao Động,

TP.HCM, 2012.
2.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học

marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nxb Đại học quốc gia
TP.HCM.
3.

Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Nxb Thống Kê.
4.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,

Nxb Lao động - Xã hội.

20


STT Bảng câu hỏi:

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Tên đáp viên: --------------------------------------------------------------------------------------Điện thoại nhà:---------------------------------------------------- Điện thoại cá nhân: --------Email: -----------------------------------------------------------------------------------------------GIỚI THIỆU
Xin chào Anh (Chị) tôi là sinh viên trường ĐH Tây Đô, đang làm đề tài nghiên cứu
“Đánh giá lợi thế cạnh tranh của siêu thị Co.opmart tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ”,
xin Anh (Chị) vui lòng dành ít phút để trả lời một số câu hỏi của tôi. Tôi xin cam đoan
những thông tin của anh chị sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu

là chính. Chân thành cảm ơn Anh (Chị) đã hợp tác.
PHẦN 1: CÂU HỎI SÀNG LỌC

S01

PVV ghi nhận giới tính của đáp viên? (SA)
Code
Nam
1
Nữ

S0

Xin vui lòng cho biết tuổi của Anh (Chị) ?

Route
S02

2

S02
Route
S03

.……… tuổi
PVV ghi nhận nhóm tuổi của Đáp Viên vào các dòng sau:
Dưới 18 tuổi

1


Dừng

18 – 30 tuổi

2

S03

31 – 40 tuổi

3

S03

41 – 55 tuổi

4

S03

56 - 70 tuổi

5

S03

Trên 70 tuổi

6


Dừng

21


Anh (Chị) hay bất kỳ người thân nào của Anh (Chị) có làm
Code
S03 trong những lĩnh vực nào sau đây? (SA)
Nghiên cứu thị trường
1
Quảng cáo, quan hệ công chúng
2
Đài phát thanh, truyền hình, báo chí
3
Kinh doanh dịch vụ bán lẻ, siêu thị
4
Quản lý thị trường, thống kê, giá cả
5
Không thuộc các lĩnh vực trên
6

Route
Dừng
Dừng
Dừng
Dừng
Dừng
Tiếp tục

Trong 6 tháng vừa qua Anh (Chị) có tham gia một cuộc nghiên cứu nào trong

S04 lĩnh vực dịch vụ bán lẻ hay siêu thị nào không? (SA)
Code
Route

1
Dừng
Không

2

Tiếp Tục

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

SHOWCARD THANG ĐIỂM (SA)
Q01 Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh (Chị) về các nhận định
liên quan việc mua sắm ở siêu thị:
A. Xin Anh(Chị) cho ý kiến đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 với:
Mức độ “1” là hoàn toàn không đồng ý; “2” là không đồng ý; “3” là bình
thường; “4” là đồng ý; “5” là hoàn toàn đồng ý.
(PVV hỏi theo dấu tích xoay vòng)

Thang
điểm

TẬP HÀNG HÓA
1
Hàng hóa trong siêu thị rất đa dạng
2
Hàng hóa trong siêu thị có chất lượng đảm bảo

3
Hàng hóa trong siêu thị được cải tiến chất lượng
4
Hàng hóa trong siêu thị cập nhật mẫu mã mới thường xuyên
5
Siêu thị có nhiều chương trình khuyến mãi hàng hóa hấp dẫn
6
Siêu thị có nhiều mặt hàng mới để lựa chọn
7
Các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống thuận tiện
KHÔNG GIAN SIÊU THỊ
8
Siêu thị được bố trí tại những địa điểm thuận tiện để đi lại
9
Hàng hóa trong siêu thị được trưng bày hợp lý
10
Lối đi giữa các kệ hàng trong siêu thị vừa đủ thông thoáng
11
Mọi khu vực trong siêu thị đều được vệ sinh sạch sẽ
12
Bãi giữ xe rộng và tiện lợi
13
Cở sở vật chất của siêu thị hiện đại
GIÁ CẢ
14
Giá cả hàng hóa phù hợp với chất lượng hàng hóa
22


15

Giá cả hàng hóa trong siêu thị ổn định
16
Giá cả dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống phù hợp với túi tiền
17
Tóm lại, hàng hóa, dịch vụ trong siêu thị có giá cả hợp lý
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
18
Nhân viên phục vụ khách hàng kịp thời
19
Nhân viên thực hiện chính xác các dịch vụ cho khách hàng
20
Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
21
Nhân viên nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
22
Hành vi của nhân viên tạo sự tin tưởng cho khách hàng
23
Nhân viên lịch sự, thân thiện với khách hàng
24
Nhân viên luôn thể hiện sự quan tâm đến khách hàng
TIN CẬY
25
Siêu thị thực hiện đúng với những gì đã quảng cáo
26
Siêu thị giữ đúng lời hứa với khách hàng
27
Siêu thị quan tâm giải quyết các đề xuất, góp ý của khách hàng
28
Siêu thị thực hiện việc giao hàng đúng thời gian
29

Siêu thị thực hiện việc giao hàng đúng địa điểm
30
Khách hàng cảm thấy an toàn khi đi mua sắm ở siêu thị
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
31
Thanh toán bằng tiền mặt tại siêu thị thực hiên một cách dễ dàng
Siêu thị đa dạng hình thức thanh toán bằng thẻ (thẻ ATM,Visa, Credit
32
card, thẻ đồng thương hiệu vv..)
33 Việc thanh toán bằng thẻ với siêu thị thực hiện một cách nhanh chóng
Việc thanh toán bằng thẻ với siêu thị được thực hiện một các chính
34
xác
Việc thanh toán bằng Internet banking/ Mobile banking với siêu thị
35
rất thuận tiện
GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI CHO KHÁCH HÀNG
Khách hàng có thể mua sắm được nhiều thứ ở siêu thị hơn những nơi
36
khác
Đến siêu thị, khách hàng không chỉ mua sắm mà còn thỏa mãn các
37
nhu cầu khác
Lợi ích khách hàng nhận được khi mua sắm ở siêu thị xứng đáng với
38
thời gian khách hàng đã bỏ ra
Lợi ích khách hàng nhận được khi mua sắm ở siêu thị xứng đáng với
39
số tiền khách hàng phải trả
40

Tóm lại, khách hàng hoàn toàn hài lòng khi mua sắm ở siêu thị

23


PHẦN 3: THÔNG TIN ĐÁP VIÊN

Q02

Q03

Q04

Q05

SHOWCARD
Anh (Chị) vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân Anh
(chị) (SA)
Độc thân
Đã có gia đình nhưng chưa có con
Đã có gia đình và có con
Li dị / li thân
Góa chồng/ Vợ
SHOWCARD
Anh (Chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh
(chị) (SA)
Chưa tốt nghiệp phổ thông
Tốt nghiệp phổ thông
Cao đẳng, trung cấp
Đại học

Trên đại học
SHOWCARD
Anh (Chị) vui lòng cho biết về khoản thu nhập bình
quân hàng tháng của Anh (Chị) nằm trong khoảng
nào dưới đây? (SA)
Dưới 3,000,000 đồng
Từ 3,000,001 đồng - 5,000,000 đồng
Từ 5,000,001 đồng – 10,000,000 đồng
Từ 10,000,001 đồng - 15,000,000 đồng
Trên 15,000,000 đồng
SHOWCARD
Xin cho biết nghề nghiệp hiện tại của Ông/Bà là gì?
(SA)
Cán bộ, viên chức, giáo viên
Doanh nhân, Nhân viên công ty
Công nhân
Học sinh / Sinh viên
Buôn bán, nội trợ
KHÁC (nêu rõ)……………………………………

Code
1
2
3
4
5

Code
1
2

3
4
5

Code
1
2
3
4
5

Route
Q15

Route
Q16

Route

Q17

Route
Code
1
2
3
4
5

KẾT THÚC


24


×