Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực tập Tại Trung tâm sản xuất dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

MỤC LỤC
PHẦN I:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CỦA
TRUNG TÂM SẢN XUẤT DỊCH VỤ
1.

2.

Quá trình thành lập trung tâm sản xuất dịch vụ.
1.1. Cơ sở pháp lý và thành lập công ty.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Tổ chức sản xuất, mô hình quản lý.
2.1. Đặc điểm sản phẩm, sản xuất của công ty.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.
2.3. Sơ đồ về quy trình sản xuất.
PHẦN II:
TÌM HIỂU VÀ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT

1.

2.
3.
4.
5.



1.

Kho nguyên phụ liệu.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ chuẩn bị nguyên phụ liệu.
1.2. Quy trình thực hiện.
1.3. Xử lý tình huống trong quá trình chuẩn bị nguyên phụ liệu.
1.4. Kết quả.
Cắt bán thành phẩm.
2.1. Quy trình cắt bán thành phẩm.
2.2. Xử lý một số tình huống xảy ra trong quá trình cắt bán thành phẩm.
Hoàn thiện.
3.1. Quy trình hoàn thiện thành phẩm.
3.2. Xử lý một số tình huống xảy ra trong quá trình hoàn thiện.
Giác sơ đồ chuyển cỡ trên máy.
4.1. Quy trình thực hiện.
4.2. Xử lý một số tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện.
Kiểm tra chất lượng SP khâu thành phẩm
5.1. Quy trình thực hiện
5.2. Xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện.
PHẦN III:
MAY TRÊN CHUYỀN
Quản lý tổ sản xuất
1.1. Chức năng của tổ trương, tổ phó.
1.2. Tổng hợp các tình huống phát sinh trong tổ.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng



TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
2.
Công nhân.
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của công nhân trên chuyền may.
2.2. Tổng hợp kết quả các tình huống phát sinh trong quá trình may.
PHẦN IV:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở nước ta, ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao, phong
phú và đa dạng của con người mà còn góp phần giúp nước ta giải quyết nhiều công ăn

việc làm cho xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện
để phát triển kinh tế.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đặc biệt được sự ưu đãi từ các chính
sách nhà nước, các sản phẩm của ngành dệt may Việt nam đã có chất lượng ngày một
tốt hơn. Đáp ứng nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước
Châu Âu EU,...
Được sự giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của Trung tâm sản xuất dịch vụ,
em đã có cơ hội thực tập tại Trung tâm. Nhờ đó, em đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về
những kiến thức đã học trên lớp, tiếp thu những kiến thức thực tế.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê
Thanh Tùng và sự chỉ bảo nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên tại Trung tâm đã
giúp em hoàn thiện bản báo cáo này. Tuy nhiện, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệp
còn thiếu sót nên em mong thầy cô sẽ cho em nhiều góp ý để báo cáo của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
PHẦN I:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CỦA
TRUNG TÂM SẢN XUẤT DỊCH VỤ

1. Quá trình thành lập Trung tâm sản xuất dịch vụ.

( Hình ảnh Trung tâm sản xuất dịch vụ)
1.1. Cơ sở pháp lý và sự thành lập của công ty.
Ngay từ những ngày đầu, trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường đi lên từ những
điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng nhờ sự cố
gắng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên, trung tâm đã từng bước đẩy lùi
khó khăn trước mắt. Với qui mô tương đối nhỏ dần dần đã được trang bị máy móc
hiện đại phù hợp với nhu cầu sản xuất của mặt bằng, cùng với sự điều hành giám sát
nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, sự hăng say lao động của công nhân mà từng bước đưa
Trung tâm đi lên ngang tầm với công ty lớn trong cả nước.
Với đầy đủ trang thiết bị may móc hiện đại và tay nghề cao của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong Trung tâm mà Trung tâm đã được sự tin cậy của rất nhiều
khách hàng, vì thế có rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước hợp tác.
Trung tâm được thành lập dựa trên Trung tâm thực nghiệm sản xuất của Trường
Cao Đẳng Công Nghiệp Dệt May Thời Trang Hà Nội.
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
1.2. Chức năng và nhiệm vụ.
Trung tâm sản xuất dịch vụ củaTrường được thành lập từ năm 1992 với hai nhiệm
vụ chính là:

-

Thứ nhất: Tạo môi trường thực tế cho học sinh sinh viên tất cả các chuyên

ngành của Trường ra thực tập, giảng viên ra nghiên cứu thực tế sản xuất để ứng dụng
vào công tác đào tạo.
-

Thứ hai: Tổ chức sản xuất đảm bảo có hiệu quả. Đây chính là điểm nổi trội

nhất của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội so với các cơ sở đào tạo
khác.

(Hình ảnh giới thiệu trên trang web)
1.3.

Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường.
Năm 1992, có 2 tổ sản xuất được thành lập dựa trên ý tưởng của cán bộ, giáo

viên, công nhân viên của trường, lúc bấy giờ là trường trung cấp nghề.
Tháng 8-1993, xưởng sản xuất đó được mở rộng thành 4 tổ sản xuất may – 1
tổ KCS – 1 phòng kỹ thuật – 1 phòng tổ chức (bao gồm quản đốc, phó giám đốc,
kế toán tiền lương), kho nguyên liệu, phụ liệu nhưng quy mô còn nhỏ và chủ yếu đi
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
nhận hàng gia công qua các vệ tinh như (Công ty may Đáp Cầu, Công ty may Chiến
Thắng, Công ty may Thăng Long…). Những sản phẩm đi làm gia công chủ yếu là
làm lại của các công ty.Mặt hàng đa dạng phong phú từ áo sơ mi, quần âu, quần
sooc, áo jacket…., chủ yếu là hàng xuất khẩu.
Năm 1996, xưởng sản xuất lại tiếp tục mở rộng thêm 2 tổ sản xuất nhưng vẫn
với cơ cấu tổ chức quản lý như cũ, nhờ những cố gắng và nỗ lực của các đồng chí
lãnh đạo xưởng đi tìm nguồn hàng, khách hàng. Tháng 7-1996, xưởng chính thức tìm
được một khách hàng nước ngoài có văn phòng tại VIỆT NAM đó là hãng PACIPIC
mặt hàng chủ yếu là hàng áo Jacket lông vũ. Lần đầu tiên cán bộ công nhân viên và
học học sinh của trường tiếp xúc với loại mặt hàng mới, khách hàng mới, Nhờ sự nỗ
lực của cán bộ công nhân viên xưởng đã làm rất tốt và đạt được những yêu cầu mà
khách hàng nước ngoài đề ra.
Từ những năm 1997 trở đi, xưởng sản xuất luôn luôn hoạt động rất hiệu quả,
doanh thu của xưởng không ngừng được phát triển đã hợp tác với rất nhiều khách
hàng nước ngoài nhưng vẫn chủ yếu là đi làm hàng gia công cho hãng nước ngoài.
Năm 2001, xưởng sản xuất tiếp tục mở rộng thêm 2 tổ sản xuất tiếp theo, số
lượng người lao động tăng lên đến 450 công nhân trong toàn xưởng. Do nhu cầu sản
xuất tăng mà xưởng thực tập sản xuất chưa có tư cách pháp nhân để xuất nhập khẩu
trực tiếp với khách hàng nước ngoài vì xưởng thuộc của nhà trường. Đứng trước sự
gia tăng của năng lực sản xuất số lượng công nhân tăng , cán bộ công nhân viên
trường Cao Đẳng Công Nghiệp Dệt May quyết định đưa xưởng thực tập sản xuất trở
thành một công ty. Vì vậy, ngày 01/04/2008 Công ty cổ phần may Hải Nam được
thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103022176 do số KHĐT thành phố Hà Nội
cấp ngày 29/01/2008. Từ ngày được thành lập đến nay công ty đã có thể ký được
đơn hàng trực tiếp với khách hàng nước ngoài mà không phải qua khâu trung gian
nào. Các mặt hàng rất đa dạng phong phú, các loại trang thiết bị được cung cấp rất

nhiều.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
Các loại áo Veston của khác hàng TEXTYLE: áo jacket 3÷ 5 lớp. Có rất
nhiều các loại thiết bị tiên tiến và hiện đại của các hãng nổi tiếng như JUKI,
BROTHER: máy tra tay, máy thêu điện tử , máy may nhảy bước, máy giác mẫu,
máy thùa đầu tròn điện tử, là form, hệ thống nồi hơi điện, và gần đây xuất hiện máy
bổ túi…
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và nhiều năm công tác tại xưởng
nên doanh thu của công ty không ngừng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân
viên được cải thiện rõ rệt. Đến ngày 31/10/2012 Công ty CP may Hải Nam chấm dứt
hoạt động và giải thể, toàn bộ cơ sở hạ tầng và CBCNV của CTCP may Hải Nam
chuyển sang hình thành lại Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường.
2. Tổ chức sản xuất, mô hình quản lý.
2.1. Đặc điểm sản phẩm, sản xuất của công ty.
Trung tâm sản xuất dịch vụ chuyên sản xuất gia công xuất khẩu các loại quần áo
cho các đối tượng trong và ngoài nước. Sản phẩm của Trung tâm rất đa dạng, quản
lý các sản phẩm sản xuất trên phần mềm thông qua các mã sản phẩm. Tuy nhiều mã
sản phẩm nhưnng nói chung các mã sản phẩm khác nhau nhưng đều thuộc các dòng
sản phẩm sản xuất đặc trưng của Công ty. Sau đây là một số các mã sản phẩm thuộc

một số dòng sản phẩm chính của công ty:
Danh mục sản phẩm sản xuất:
Bảng 01: Danh mục sản phẩm sản xuất chính.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Mã thành phẩm
TP0105
TP0108
TP0110
TP0291
TP0292
TP0393
TP0436
TP0437
TP0476
TP0478

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11


Tên thành phẩm
ĐVT
Mã 161654 – TEXTYLE
Chiếc
Mã 780177 – TEXTYLE
Chiếc
Mã 161631 – TEXTYLE
Chiếc
Mã ELO2219 – TEXTYLE
Chiếc
Mã K19WJ01 – RYHYING
Chiếc
Mã K19WJ02 – RYHYING
Chiếc
Mã 23780 – YESVINA
Chiếc
Mã 662525 – GUNYONG
Chiếc
Mã M28MR211 – GLOBAL
Chiếc
Mã M38M6211 - GLOBAL
Chiếc
(Nguồn: Phòng kế toán trung tâm sản xuất dịch vụ)
GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Khoa công nghệ may
 Tiêu chuẩn chất lượng:
Do đặc điểm sản xuất của công ty là gia công hàng xuất khẩu nên Công ty không
có một tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho các sản phẩm của mình. Tiêu chuẩn chất
lượng này ghi trong từng hợp đồng cụ thể của Công ty với bên gia công hàng hóa,
và do đối tác yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể với từng mặt hàng gia công.
 Tính chất của sản phẩm:
Tính chất các dòng sản phẩm của công ty như TEXTYLE, RYHYING,
GLOBAL, YESVINA, GUNYONG đều là đơn nhất. Điều này do các sản phẩm
của Công ty đều là hàng gia công xuất khẩu do đó chúng mang tính chất của loại
sản phẩm đơn nhất không phức tạp.
 Loại hình sản xuất:
Theo đơn đặt hàng, tùy vào đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế mà Công ty kí
kết với các đối tác thì công ty sẽ sản xuất các loại sản phẩm có trong danh mục
sản phẩm trong đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế với khách hàng.
2.2.

Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.

Mô hình tổ chức quản lý của trung tâm là tổng hợp của nhiều bộ phận có mối liên
hệ lệ thuộc vào nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiêm và quyền
hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng của doanh
nghiệp.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng



TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
Cơ cấu bộ máy quản lý của Trung tâm sản xuất dịch vụ.

3. Sơ đồ về quy trình sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Trung tâm sản xuất dịch vụ là một quy
trình sản xuất mang tính hàng loạt theo đơn đặt hàng, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản
xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn chế biến giản đơn theo kiểu liên
tục theo một trình tự nhất định. Toàn bộ quy trình được chuyên môn hóa cao, có thể khái
quát theo sơ đồ sau:

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu

Thiết kế, giác mẫu


Công đoạn cắt

Công đoạn in
Công đoạn thêu
Công đoạn giặt
Công đoạn may

Thùa-Đính, Là-Gấp
KCS

Đóng gói-Đóng hộp
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

Nhập kho thành phẩm

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng



TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
PHẦN II:
TÌM HIỂU VÀ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT
1. Kho nguyên phụ liệu.

(Hình ảnh kho nguyên phụ liệu)
1.1.

Chức năng, nhiệm vụ của kho nguyên phụ liệu.
- Chức năng: Là nơi cung cấp vật tư giao nhận nguyên phụ liệu đáp ứng
kịp thời sản xuất đảm bảo về yêu cầu quy cách chủng loại, màu sắc, số
lượng, chất lượng cần cấp phát.
- Nhiệm vụ: Tiếp nhận nguyên vật liệu. Chuẩn bị cho phân xưởng cắt vải,
xác định các thông số như loại vật tư, dài, rộng, kiểm tra mặt vải. Tính
toán các cây vải để chuẩn bị tối ưu, thống kê số lượng tất cả nguyên phụ
liệu. Bốc dỡ, tiếp nhận, mở kiện, bảo quản, lựa chọn và xuất nguyên
liệu cho cắt, phụ liệu cho may.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng



TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
1.2. Quy trình thực hiện.

Tiếp nhận
thông tin từ
phòng kế
Tiếp nhận hoạch sản
thông tin từ xuất.
khách
hàng.

Xuất nhập
nguyên phụ
liệu.

Kiểmtra
nguyên phụ
liệu.

Phân loại,
bảo quản,
cấp phát
nguyên
phụ liệu.

- Tiếp nhận thông tin khách hàng: Do phòng kế hoạch phụ trách,tiếp nhận thông tin

về số lượng đơn hàng.Nhận thông tin và chứng từ ,rồi chuyển thông tin,chứng từ
xuống kho .

-

Tiếp nhận thông tin từ phòng kế hoạch: Do thủ kho/kế toán phụ trách nhận đơn
hàng. Tiếp nhận và đối chiếu lại với tài liệu kĩ thuật,kiểm tra lại rồi cho nhân viên

xuất kho.
- Xuất nhập nguyên phụ liệu:Nguyên phụ liệu được nhập kho hoặc xuất khẩu kho
thì phải qua khâu kiểm tra số lượng và chất lượng của các NPL trong từng cuộn,
các đầu quận theo gam màu, nếu vải sai hỏng, thiếu số lượng và chất lượng vải
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
thấp thì phải lập biên bản báo cáo cho cán bộ báo mã hàng và khách hàng để có
biện pháp xử lý. Nguyên liệu được cấp vào kho phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
chất lượng, không loang màu, không lỗi sợi và phải đúng màu sắc.Ghi rõ số
lượng, chủng loại, màu, loại vải, ngày giao và nhận hàng. Theo dõi, thống kê từng
loại vải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo cho việc cấp phát NPL, lấy phụ kiện
đưa vảo sản xuất một cách dễ dàng, chính xác nhất.
- Kiểm tra nguyên phụ liệu: Kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi nhận phụ liệu vào

kho: Công tác này được thực hiện một lần nữa trước khi đưa nguyên liệu vào sản
xuất, kiểm tra về số lượng, chất lượng, kiểm tra các ký hiệu về số lượng thực tế,
các lỗi trên cuộn NPL… Mức độ yêu cầu: Đúng khổ vải, đúng màu sắc, số lượng,
không loang màu, không lỗi sợi, … đối với các đơn hàng giặt nên kiểm tra trước
khi cắt.

(Hình ảnh minh họa: Kiểm tra nguyên liệu)
- Phân loại, bảo quản,cấp phát nguyên phụ liệu:
 Phân loại NPL: Để đảm bảo độ chính xác và thuận tiện cho việc cấp phát NPL
cho quá trình sản xuất các loại vải của mỗi đơn hàng phải để riêng từng khu
vực nhằm tiện cho việc cấp phát khi sản xuất. Sau khi tiến hành kiểm tra NPL
ta tiến hành phân khổ, phân loại, chất lượng rồi nhập vào kho chính thức.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

( Vải được sắp xếp mỗi ngăn có đánh số)
 Bảo quản NPL: Là công đoạn rất quan trọng để đảm bảo cho chất lượng NPL
cũng như chất lượng sản phẩm thì phải bảo quản cẩn thận, đúng quy trình
công nghệ, phải xếp cách mặt đất 0,5m, cách tường 1m. Toàn bộ mặt bằng kho
phải được xử lý khô ráo, thông thoáng, chống mốc, mối, ẩm ướt.

 Cấp phát NPL: Khi có lệnh sản xuất của phòng kế toán thì nhân viên thống kê
sẽ mang lệnh sản xuất đó xuống kho và làm thủ tục NPL với cán bộ kho.

(Hình ảnh minh họa: Biên bản cấp phát nguyên phụ liệu)
2. Cắt bán thành phẩm.
2.1. Quy trình cắt bán thành phẩm.
- Tầm quan trọng: Cắt là một trong những khâu chính quan trọng đối với một
công ty may.Đó là khâu đầu tiên trong sản xuất để chuẩn bị bán thành phẩm
cho chuyền sản xuất, ảnh hưởng đến công đoạn lắp ráp sản phẩm. Bán thành
phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây nhiều khó khăn cho khâu lắp ráp.
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
Nếu không khắc phục được gây sai hỏng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
sản phẩm.Do vậy ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất của công ty. Để
đảm bảo cho việc sản xuất của chuyền,tổ cắt phải lên kế hoạch sản xuất của
công ty.
- Phân tích quy trình cắt bán thành phẩm:
Tiếp nhận kế hoạch, lệnh
Dỡ kiện tở
cấp nguyên liệu, sơ đồ,
vải

bảng màu

Trải vải

Cắt

Đánh số

Cân đối bàn
cắt

Phối kiện

Ép mex (nếu
có)

Kiểm tra BTP
In thêu
Cấp phát
cắt
(Quy trình cắt bán thành phẩm)
+. Trải vải: Sau khi nhận sơ đồ giác và bảng màu của sản phẩm thì tiến

hành kiểm tra màu vải, xác định mặt phải của vải và đặc biệt là kiểm tra tên sơ
đồ phải khớp với tên bảng màu. Tiếp theo kiểm tra khổ vải, chiều dài sơ đồ,
lấy mép bằng đầu bàn. Cứ trải được 3 lá vải thì kiểm tra lại sơ đồ và lấy mép
bằng (lưu ý 2 đầu bàn phải được cố định). Đầu tấm phải ghi: Màu sắc/Số mét
của cây/ Số mét đầu tấm. Trường hợp cây vải cắt dở ghi: Tên mã hang/ Mã
vải/ Màu sắc/ Số mét của cây – Số lá đã trải.Trong quá trình kiểm tra vair mà
có vấn đề phải báo cáo ngay với tổ trưởng. Sau khi trải xong điền đầy đủ

thông tin: Ngày tháng/ Mã hang/ Màu sắc/ Số mét/ Số là/ Đầu tấm/ Người
thực hiện. Trải vải xong, áp sơ đồ và kẹp sơ đồ hoàn chỉnh (lưu ý chiều
tuyết,chữ, chi tiết in, thêu theo yêu cầu nếu có.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

(Hình ảnh minh hoạ trải vải)
+. Cắt: Kiểm tra lại đầu bàn, sơ đồ một lần nữa trước khi cắt. Lấy kẹp, giá
để hàng, dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn. Trong quá trình cắt phải đảm bảo
độ chính xác, bấm theo yêu cầu kỹ thuật. Tất cả các chi tiết cắt xong phải được
để vào khay hàng. Trên khay hàng phải thể hiện mã hàng hoặc đầu sơ đồ. Khi
cắt xong, bàn cắt phải được quét dọn sạch sẽ, các dụng cụ để đúng nơi quy
định.

(Hình ảnh minh hoạ: Cắt vải)
+. Đánh số: Số phải rõ ràng, vị trí đánh số theo yêu cầu kĩ thuật.
Mục đích của việc đánh số là để kiểm soát được số lượng chi tiết, khi may,
các chi tiết trên 1 sản phẩm phải trùng khớp số với nhau để tránh việc khác
màu.


SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

(Hình ảnh minh hoạ: Đánh số băng máy)
+. Ép mex: Chuẩn bị máy ép cho những chi tiết có diện tích ép lớn, những chi tiết
nhỏ, đơn giản thì sử dụng máy là. Lưu ý yêu cầu kỹ thuật về nhiệt độ và độ nén.
Ép hoàn thiện từng bó và gắn két chính xác.

(Hình ảnh minh hoạ: May ép mex)
+. Cấp phát bán thành phẩm: Dựa vào kê hoạch cấp phát đầy đủ, chính xác,
đồng bộ lên chuyền may. Kí xác nhận số lượng, mã sản phẩm với tổ trưởng
chuyền may.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may

(Hình ảnh minh họa: biên bản kí nhận bán thành phẩm).
2.2. Xử lý một số tình huống xảy ra trong quá trình cắt bán thành phẩm.
Tình huống

Đánh số hụt so với số
BTP

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

- Vải bị kẹp díp

- Đánh lại từ số bị kẹp

- Khâu trải vải bị

díp
- Báo lại tổ trưởng để cắt

thiếu lá vải
- Rơi vãi
- Nhiệt độ máy

Ep mex bị cháy


quá cao
- Con quay dính
mex hoặc vật
liệu dễ cháy.
- Khâu kiểm tra

Vải loang màu


- Cẩn thận, báo tổ trưởng
để cắt bù.
- Chỉnh nhiệt độ máy.
- Báo tổ trưởng để ó
hướng giải quyết phù
hợp hoặc gọi cơ điện.
- Báo lại tổ trưởng.

vải ở kho chưa
kỹ lưỡng

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Khoa công nghệ may
3. Hoàn thiện.

(Hình ảnh minh hoạ)
- Hoàn thiện thành phẩm là công đoạn sử lý sản phẩm sau khi ra khỏi chuyền may
như là hoặc thổi form nhằm mục đích tạo dáng cho sản phẩm hoặc có tác dụng là
tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.Hoàn thiện cũng là một khâu quan trọng góp phần
khắc phục lỗi trên sản phẩm vậy nên đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra một sản
phẩm chất lượng và có tính thẩm mỹ cao.
3.1. Quy trình hoàn thiện sản phẩm.
Nhập thành phẩm
từ chuyền
may

Treo thẻ bài

Phân đơn phân cỡ

Gấp gói

Đóng thùng

Xuất hàng

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng



TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
 Nhập hàng: Sản phẩm sau khi được hoàn thiện trên chuyền được vệ sinh công
nghiệp và KCS kiểm thì được chuyển xuống bộ phận hoàn thiện để nhập hàng.
 Treo thẻ bài: Thẻ bài được xâu chuỗi theo yêu cầu của khách hàng, sau đó được
treo đúng vị trí trên sản phẩm. Đúng màu, đúng cỡ.

(Hình ảnh minh hoạ: Thẻ bài được xâu chuỗi)
 Gấp gói: Hàng treo sẽ được treo lên sào để hàng, lồng túi nilon. Sản phẩm gấp
gói theo yêu cầu khách hàng, có giấy chống ẩm.

(Hình ảnh minh hoạ: áo lồng túi nilon)
 Đóng thùng: đóng thùng theo list chuyển từ phòng kỹ thuật. Bên ngoài thùng ghi
rõ đầy đủ thông tin.

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may


(Hình ảnh minh hoạ: Thông số ghi trên thùng)
 Xuất hàng: Sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được đóng gói và cho vào thùng và
vận chuyển đến cho khách hàng.
3.2.

Xử lý một số tình huống sảy ra trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Tình huống

Treo thẻ bài nhầm cỡ

Nguyên nhân
- Nhầm lẫn

Khắc phục
- Thay thẻ bài khác
- Kiểm tra kỹ lưỡng
trước khi treo thẻ.

Gấp gói sai quy cách

- Chưa học thuộc cách
gấp gói.

Sản phâm chưa đạt vệ
sinh công nghiệp

- KCS kiểm tra chưa
kỹ lưỡng.
- Bẩn do quá trình vận
chuyển


SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

- Gấp gói theo quy
cách yêu cầu của
khách hàng
- Kiểm tra kỹ, tổ
trương phân công
công nhân tẩy bẩn,
nhặt chỉ

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
4. Giác sơ đồ chuyển cỡ trên máy.
- Giác sơ đồ là quá trình sắp xếp các chi tiết mẫu vào một diện tích cho trước
tượng trưng cho tấm vải dùng để cắt sao cho hiểu quả sử dụng nguyên liệu là cao
nhất, tiết kiệm nhất.
Đối với mỗi loại vải khác nhau ta chọn các giác khác nhau:
 Đối với loại vải trơn, có hoa ,chữ 2 chiều thì giác như bình thường.
 Đối với loại vải hoa một chiều, có tuyết ta giác cùng chiều.
 Đối với loại vải kẻ đuổi, kẻ caro trước khi giác ta phải tiến hành căn kẻ theo
chu kỳ kẻ và bám sát yêu cầu kỹ thuật.
Những điều chú ý khi giác:


 Chú ý canh sợi và số lượng chi tiết.
 Khi giác phải để ý tới định mức, khổ vải.
- Thiết kế chuyển cỡ là tạo ra nhiều cỡ, nhiều mã dựa trên mẫu thiết kế trước, mà
đặc điểm hình dáng của sản phẩm không thay đổi chỉ thay đổi kích thước.
 Nhảy các đường bổ xẻ hay chi tiết nhỏ thì phải nhảy theo tỉ lệ.
 Nhảy mẫu phải dựa vào hệ số chênh lệch từ cỡ này sang cỡ khác
4.1. Quy trình thực hiện.
- Điều kiện thực hiện: Để thực hiện tạo lập và giác sơ đồ, chuyển cỡ trên
máy chúng ta cần có những điều kiện sau:
+ Mẫu (Sản phẩm mẫu, mẫu BTP)
+ Tài liệu kỹ thuật.
+ Lệnh sản xuất.
+ Bảng màu, khổ vải, hình ảnh,...
-

Quy trình thực hiện:
+ Nhận tài liệu, nghiên cứu tài liệu.

(Hình ảnh minh hoạ: Tài liệu kỹ thuật mã hàng)
SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Khoa công nghệ may
+ Thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Sắp xếp các chi tiết một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.

(Hình ảnh minh hoạ: Giác sơ đồ trên máy)
4.2.

+ In bản giác sơ đồ chuyển cho công đoạn cắt.
Xử lý một số tình huống sảy ra trong quá trình giác, nhảy cỡ.

Tình huống

Giác thiếu chi tiết

Nguyên nhân

Khắc phục

- Nhập mẫu thiếu

- Nhập lại mẫu

chi tiết
- Sót chi tiết trong

- Kiểm tra, giác

quá trình giác
- Chưa đọc kỹ tài
Chi tiết duổi nhau, sai chiều

tuyết hoặc sai khổ vải

liệu kỹ thuật
- Lập bảng thống

lại.
- Đọc lại tài liệu.
- Nhập bảng thống
kê phù hợp yêu

kê sai

cầu khách hàng
- Nhầm lẫn khi tính
Nhảy cỡ sai

toán
- Nhập sai dấu, xác
định

sai

chiều

- Kiểm tra lại, xác
định đúng hướng
nhảy.

nhảy


SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

GVHD: Lê Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa công nghệ may
5. Kiểm tra chất lượng SP khâu thành phẩm.

(Hình ảnh minh hoạ: Lỗi sau quá trình kiểm tra chất lượng)
- Công tác quản lý chất lượng là khâu quan trọng trong sản xuất, nó ảnh hưởng
đến chất lượng hàng ra trong quá trình sản xuất. Làm tốt công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm sẽ giảm được rất nhiều phiền phức do chất lượng sản phẩm
không đảm bảo như:
+ Chậm trễ trong sản xuất vì phải tái chế, phải sửa hàng nhiều lần vì không đảm
bảo chất lượng.
+ Giá thành tăng vì tốn nhiều công sức và thời gian sửa hàng.
+ Chậm giao hàng, khách hàng không bằng lòng, phạt tiền, kiện cáo …, làm
giảm uy tín của doanh nghiệp, dễ mất khách hàng
5.1. Quy trình kiểm tra chất lượng khâu thành phẩm
Tài liệu kỹ thuật
Giặt
KCS
Hoàn thiện
TP qua Thu hoá
Công nhân

Thành phẩm qua công đoạn tẩy bẩn, vệ sinh công nghiệp sẽ được kiểm tra
qua thu hoá, KCS rồi được chuyển đi giặt (đối với hàng giặt) và hoàn thiện. Nếu
có lỗi sẽ được chuyển xuống các bộ phận để sửa kịp thời.
Các phương pháp kiểm tra thành phẩm:
- Từ trong ra ngoài, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, trước ra sau
Tay lót trái
Thân trái lót
Thân lót phải
Tay lót phải
Thân sau
-

Tay chính trái

Thân trước phải
Tay chính phải
Kiểm tra theo chiều kim đồng hồ

SVTT: Lương Thị Thanh
Lớp: CĐM6K11

Cổ

Thân trước trái
Thân sau

GVHD: Lê Thanh Tùng



×