Tải bản đầy đủ (.pdf) (324 trang)

Hướng dẫn chung Môi trường - Sức khỏe - An toàn (EHS) Ngành Hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.57 MB, 324 trang )

Chương trình Tư vấn của IFC tại Đông Á - Thái Bình Dương

Hướng dẫn chung
Môi trường - Sức khỏe - An toàn (EHS)
Ngành Hóa chất

Hợp tác cùng



Hướng dẫn
Môi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)
Ngành Hóa chất



Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
NGÀNH HÓA CHẤT

MỤC LỤC
Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN……………………………………………………..................

1 - 28

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
SẢN XUẤT KHỐI LƯỢNG LỚN CÁC HÓA CHẤT HỮU CƠ
TỪ DẦU MỎ …………………………………………………………………......

29 - 70


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
SẢN XUẤT KHỐI LƯỢNG LỚN CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
VÀ CHƯNG CẤT NHỰA THAN ĐÁ …………………………………..……...

71 - 106

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN KHÍ TỰ NHIÊN……………………………………………………. 107 - 130

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
SẢN XUẤT PHÂN BÓN NITƠ…………………………………………………

131 -153

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY HÓA DẦU…………………………………………………………... 150 - 174

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT, PHA CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THUỐC TRỪ SÂU………….…….. 175 - 198

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN DẦU MỎ…………………………………. 199 - 228

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT CÁC POLYMER GỐC DẦU MỎ………………………………...

229- 258


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC………………….. 259 - 288

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
SẢN XUẤT PHÂN BÓN PHỐT PHÁT………………………………………... 289 - 315



Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN
CHẾ BIẾN THAN

Giới thiệu
Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe
và An toàn là các tài liệu kỹ thuật
tham khảo cùng với các ví dụ công
nghiệp chung và công nghiệp đặc thù
của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt
(GIIP)1. Khi một hoặc nhiều thành
viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới
tham gia vào trong một dự án, thì
Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe
và An toàn (EHS) này được áp dụng
tương ứng như là chính sách và tiêu
chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng
dẫn EHS của ngành công nghiệp này
được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài
liệu cung cấp cho người sử dụng các
vấn đề về EHS chung có thể áp dụng
được cho tất cả các ngành công
nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì
cần áp dụng các hướng dẫn cho các
ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục
đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành
công nghiệp có thể tìm trong trang
web:
Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng
chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước
từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề
tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới
cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh
mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện
có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa
ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có
thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa
dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa
của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi
tài chính và kỹ thuật.
1

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/
EnvironmentalGuidelines
Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các
mức độ thực hiện và các biện pháp nói
chung được cho là có thể đạt được ở
một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.
Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các
cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể
liên quan đến việc thiết lập các mục
tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt
được những mục tiêu đó.
Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú
ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro
của từng dự án được xác định trên cơ
sở kết quả đánh giá tác động môi
trường mà theo đó những khác biệt với
từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của
nước sở tại, khả năng đồng hóa của
môi trường và các yếu tố khác của dự
án đều phải được tính đến. Khả năng
áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ
thể cần phải được dựa trên ý kiến
chuyên môn của những người có kinh
nghiệm và trình độ.
Khi những quy định của nước sở tại
khác với mức và biện pháp trình bày
trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần
tuân theo mức và biện pháp nào
nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của
nước sở tại có mức và biện pháp kém
nghiêm ngặt hơn so với những mức và
biện pháp tương ứng nêu trong Hướng
dẫn EHS, theo quan điểm của điều
kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi
khác cần phải được phân tích đầy đủ

1


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

và chi tiết như là một phần của đánh
giá tác động môi trường của địa điểm
cụ thể. Các phân tích này cần phải
chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức
thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người.
Khả năng áp dụng
Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe
và An toàn (EHS) cho ngành Chế biến
than gồm chế biến than thành khí hoặc
hóa chất thể lỏng, kể cả nhiên liệu. Các
hóa chất này dùng cho sản xuất khí
tổng hợp (SynGas) thông qua các quá
trình hóa khí khác nhau và sau đó
chuyển đổi thành hydrocacbon hóa
lỏng (Tổng hợp Fischer-Tropsch),
methanol, hoặc các sản phẩm ôxy hóa
thể lỏng khác cũng như xử lý trực tiếp
than thành hydrocacbon hóa lỏng.
Tài liệu này được trình bày theo các
phần dưới đây:
Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của
ngành công nghiệp và việc quản lý.
Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.
Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và
các nguồn bổ sung.
Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt
động công nghiệp.

2


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

1.0 Tác động đặc thù của ngành
công nghiệp và việc quản lý
Phần sau đây cung cấp một bản tóm tắt
các vấn đề EHS liên quan tới chế biến
than, cùng với các khuyến nghị quản
lý. Các khuyến nghị để quản lý EHS
phổ biến chung cho hầu hết các cơ sở
công nghiệp lớn trong quá trình xây
dựng và giai đoạn ngừng hoạt động
được cung cấp trong Hướng dẫn
chung EHS.

1.1 Môi trường
Các vấn đề môi trường tiềm ẩn liên
quan đến các dự án chế biến than bao
gồm:
 Phát thải khí
 Nước thải

 Vật liệu nguy hại
 Chất thải

để phòng ngừa và kiểm soát phát thải
bụi than từ nguồn nhất thời bao gồm:
 Thiết kế mặt bằng của nhà máy
hoặc cơ sở sản xuất để quản lý phát
thải và giảm số lượng các điểm
chuyển than;
 Sử dụng thiết bị xếp dỡ để giảm
thiểu độ cao của than rơi xuống các
đống than dự trữ;
 Sử dụng hệ thống phun nước
và/hoặc chất phủ polymer để làm
giảm sự hình thành bụi nhất thời từ
lưu trữ than đá (ví dụ: các đống than
dự trữ) khi khả thi tùy thuộc vào
yêu cầu chất lượng than;
 Giữ lại bụi than phát thải ra từ các
hoạt động nghiền/phân loại kích
thước và hướng dòng bụi này đến
nhà lọc dạng túi hoặc thiết bị kiểm
soát bụi khác;
 Sử dụng bộ thu gom ly tâm (cyclon)
lắp sau lọc bụi ướt Venturi hiệu suất
cao cho máy sấy nhiệt;

 Tiếng ồn

 Sử dụng bộ thu gom ly tâm (cyclon)

lắp sau lọc vải cho thiết bị làm sạch
than bằng khí nén;

Phát thải khí

 Sử dụng băng tải bao che kín kết
hợp với thiết bị lấy than và lọc trên
các điểm chuyển than bằng băng tải;


Phát thải bụi dạng hạt và khí từ nguồn
nhất thời
Các nguồn phát thải chính trong các
cơ sở chế biến than chủ yếu gồm các
nguồn nhất thời bụ dạng hạt (PM), hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), carbon
monoxide (CO), và hydro. Các hoạt
động vận chuyển, lưu trữ và chuẩn bị
có thể góp phần đáng kể vào phát thải
bụi than từ nguồn nhất thời. Kiến nghị

 Khống chế bụi trong quá trình chế
biến than (ví dụ: nghiền, định cỡ, và
sấy khô) và vận chuyển (ví dụ: các
hệ thống băng tải) ví dụ: sử dụng hệ
thống phun nước với thu gom nước
và xử lý tiếp sau đó hoặc tái sử dụng
nước đã thu thập.
3



Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

Phát thải nhất thời các chất khí ô
nhiễm khác gồm rò rỉ các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi (VOC), carbon
monoxide (CO), và hydro từ các
quá trình khác nhau như từ phân
xưởng sản xuất khí tổng hợp; lưu
trữ than; methanol và các phân
xưởng tổng hợp Fischer-Tropsch
(F-T); các phân xưởng nâng cấp sản
phẩm; hệ thống dầu thải và các cơ
sở xử lý nước thải, đặc biệt là bể, hồ
điều hòa và thiết bị tách nước/dầu.
Khí thải cũng có thể từ sự rò rỉ của
nhiều nguồn bao gồm cả đường
ống, van, các chỗ nối, mặt bích, các
miếng đệm lót, đầu hở của đường
ống, lưu trữ và thất thoát từ mái che
các bể chứa cố định và thả nổi, mái
bể lưu trữ và máy bơm khí nén kín,
hệ thống vận chuyển khí đốt, van
giảm áp, hố mở / đậy và bốc dỡ xếp
tải các hydrocacbon.
Khuyến nghị để ngăn ngừa và kiểm
soát nguồn khí thải gây ô nhiễm bao
gồm:
 Giảm phát thải từ ống, van, bồn chứa

và các thành phần cơ sở hạ tầng khác
bằng việc thường xuyên giám sát
bằng thiết bị phát hiện hơi, bảo
dưỡng hoặc thay thế các bộ phận khi
cần thiết theo cách thức ưu tiên;
 Duy trì áp suất thùng chứa và không
gian hơi nước ổn định bằng cách:
o Phối hợp quy trình rót than và

lấy than và thực hiện cân bằng
hơi giữa các bể chứa, (quá trình
theo đó hơi được thế chỗ trong
thời gian rót than được chuyển
tiếp cho không gian hơi của bồn
4

chứa đang trống hoặc một khu
chứa khác để chuẩn bị cho thu
hồi hơi);
o Sử dụng sơn màu trắng hoặc

màu khác có tính hấp thụ nhiệt
thấp trên mặt ngoài của các bồn
chứa dùng cho chưng cất nhẹ,
như xăng dầu, ethanol và
methanol để giảm bớt hấp thụ
nhiệt. Tác động trực quan tiềm
tàng từ sự phản xạ ánh sáng từ
bồn chứa nên được xem xét.
 Căn cứ vào dung lượng bể lưu trữ

và áp suất hơi của vật liệu được lưu
trữ, chọn một loại bể chứa riêng để
giảm thiểu tổn thất lưu trữ và thất
thoát theo tiêu chuẩn thiết kế được
quốc tế chấp nhận;2
 Đối với các bể chứa mái cố định,
hạn chế tối đa các thất thoát khi lưu
trữ và làm việc bằng cách lắp đặt
một mái nổi nội bộ và hàn kín;3
 Đối với bể chứa mái nổi, thiết kế và
lắp đặt sàn, phụ kiện, và vành kín
theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm

Ví dụ, theo Tiêu chuẩn API Standard 650: Bể làm
bằng thép hàn để chứa dầu (1998): những bể mới, cải
hoán hoặc cơ cấu lại có công suất lớn hơn hoặc bằng
40.000 ga-lông và tàng trữ chất lỏng với áp suất hơi
lớn hơn hoặc bằng 0,75 psi nhưng ít hơn 11,1 psi, hoặc
công suất lớn hơn hoặc bằng 20.000 ga-lông và các
chất lỏng lưu trữ với một áp suất hơi lớn hơn hoặc bằng
4 psi nhưng ít hơn 11,1 psi phải được trang bị mái cố
định kết hợp với một mái che nổi bên trong có nắp sơ
cấp gắn khung cơ học; hoặc mái che nổi bên ngoài có
nắp sơ cấp gắn khung cơ học (liquid-mounted) và nắp
thứ cấp (rim-mounted); hoặc hệ thống thông hơi kín và
thiết bị kiểm soát hiệu suất 95%.
3
Công nhân ra vào bể chứa phải được cho phép và
tuân thủ theo quy trình ra vào không gian hạn chế
như đã nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

2


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

thiểu tổn thất bay hơi;4
 Nên cân nhắc sử dụng hệ thống cấp
và hồi lưu, ống thu hồi hơi và xe tải
/ xe goòng / tàu kín hơi trong thời
gian bốc xếp các loại phương tiện
xe vận tải;
 Sử dụng loại xe tải / xe goòng nạp
tải từ dưới gầm để giảm thiểu phát
thải hơi; và
 Trường hợp phát thải hơi có thể góp
phần hoặc gây ra mức chất lượng
không khí trong môi trường xung
quanh vượt tiêu chuẩn an toàn cho
sức khỏe, cần phải xem xét lắp đặt
các kiểm soát phát thải thứ cấp,
chẳng hạn như bộ phận ngưng tụ và
thu hồi hơi, xúc tác ôxy hóa,
phương tiện hấp phụ khí, thiết bị
làm lạnh, hoặc hấp thụ dầu.
Các loại khí nhà kính (GHGs)
Lượng khí carbon dioxide (CO2) đáng
kể có thể được tạo ra tại phân xưởng
sản xuất khí tổng hợp, đặc biệt trong
phản ứng trao đổi nước-khí cùng với tất

cả các quá trình đốt cháy có liên quan
(ví dụ: sản xuất điện, đốt sản phẩm phụ
hoặc sử dụng trong kỹ thuật vừa phát
điện vừa tạo hơi nóng). Các khuyến
nghị để bảo tồn năng lượng và quản lý
phát thải khí nhà kính là đặc thù theo
từng dự án và địa điểm của dự án
nhưng cũng có thể áp dụng một số vấn
Ví dụ gồm: Tiêu chuẩn API Standard 620: Thiết kế
và xây dựng bể chứa lớn bằng thép hàn, áp lực thấp
(năm 2002); Tiêu chuẩn API Standard 650:Bể chứa
bằng thép hàn để lưu trữ dầu (1998), và; Tiêu chuẩn
Châu Âu (EN) của Liên minh châu Âu (EU) 122852:2005. Bể chứa bằng thép chế tạo sẵn để lưu trữ trên
mặt đất các chất lỏng dễ cháy và không dễ cháy nhiễm
bẩn nước (năm 2005).
4

đề đã được thảo luận trong Hướng dẫn
chung EHS. Tại các cơ sở sản xuất
phức hợp, người điều hành cần phải sử
dụng cách tiếp cận tổng thể trong việc
lựa chọn công nghệ sản xuất và các
công nghệ phụ trợ.
Bụi dạng hạt, dầu nặng và kim loại
nặng
Các hoạt động sơ chế than (ví dụ: việc
sử dụng máy sấy), quá trình hóa khí
than (ví dụ: nạp than và lấy tro ra), và
các quá trình hóa lỏng than đá có thể
tạo ra nguồn điểm phát thải bụi và các

loại dầu nặng (Hắc ín). Cần lựa chọn
công nghệ thích hợp để giảm thiểu phát
thải bụi. Kim loại nặng có trong than có
thể được thoát ra như là khí thải từ quá
trình khí hóa than.
Hầu hết các kim loại nặng có thể được
loại bỏ thông qua bộ lọc bụi ướt. Công
nghệ hấp thụ có thể cần dùng để loại bỏ
thủy ngân trong than có hàm lượng
thủy ngân cao hơn. Các khuyến nghị
kiểm soát bụi được đề cập trong
Hướng dẫn chung EHS.
Khí axit và Ammoniac
Khí thải phát ra khỏi ống khói phân
xưởng thu hồi lưu huỳnh gồm một hỗn
hợp các khí trơ có chứa lưu huỳnh
dioxide (SO2) và là một nguồn khí thải
đáng kể trong chế biến than. Quá trình
khí hóa cũng có thể tạo ra các chất ô
nhiễm như sulfua hydro (H2S), sulfua
cacbonyl (COS), cacbon disulfua
(CS2), carbon monoxide (CO),
ammoniac (NH3), và hydro cyanua
(HCN). Điển hình, các chất khí này có
thể được thu hồi trong tinh lọc khí tổng
hợp (> 99%). Quy trình hóa lỏng gồm
5


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CHẾ BIẾN THAN

hoạt động tại bể trộn bùn sệt có thể dẫn
đến phát ra các khí axit khác và chất
hữu cơ dễ bay hơi. Khuyến nghị kỹ
thuật để quản lý phát thải khí axit và
khí ammoniac bao gồm:
 Lắp đặt của quá trình thu hồi lưu
huỳnh để tránh phát thải H2S (ví dụ:
xưởng thu hồi lưu huỳnh Claus);
 Thông gió thùng trộn bùn sệt để
cung cấp khí đốt cho sản xuất điện
hoặc nhiệt;
 Lắp đặt các quá trình lọc ướt hoặc là
quá trình lọc ôxy hóa khí đuôi, lọc
giảm bớt khí đuôi cũng như lọc
Venturi để giảm lượng phát thải của
dioxide lưu huỳnh;
 Nếu lắp đặt các thiết bị thiêu đốt để
loại bỏ lưu huỳnh, thì vận hành lò
đốt ở nhiệt độ 650°C hoặc cao hơn
với tỷ lệ thích hợp khí-nhiên liệu
nhằm đốt cháy hoàn toàn H2S; và
 Lắp thiết bị tiếp cận để giám sát ống
khói (ví dụ: để giám sát lượng khí
thải SO2 từ quá trình thu hồi lưu
huỳnh Claus và lò đốt).
Khí thải
Đốt khí tổng hợp hoặc khí dầu để phát
điện và nhiệt tại các cơ sở chế biến than

đá là một nguồn phát thải khí đáng kể,
bao gồm CO2, oxit nitơ (NOX), SO2, và
trong trường hợp lò đốt gặp sự cố, có
cả carbon monoxide (CO).
Hướng dẫn cho việc quản lý các quá
trình đốt nhỏ được thiết kế để cung cấp
năng lượng điện hoặc năng lượng cơ
khí, hơi nước, nhiệt, hoặc đốt kết hợp
nào đó, bất kể loại nhiên liệu nào, với
6

tổng công suất nhiệt đầu vào bằng 50
MW nhiệt (MWth) được cung cấp
trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng
dẫn áp dụng đối với quá trình này với
công suất lớn hơn 50 MWth nhiệt được
cung cấp trong Hướng dẫn EHS cho
nhà máy nhiệt điện.
Phát khí thải liên quan đến hoạt động
của nguồn điện cần phải được giảm
thiểu thông qua việc áp dụng chiến
lược vừa giảm nhu cầu năng lượng, sử
dụng nhiên liệu sạch hơn, và vừa áp
dụng kiểm soát lượng khí thải, khi
được yêu cầu.
Các khuyến nghị về hiệu suất năng
lượng được đề cập trong Hướng dẫn
chung EHS.
Thông gíó và đốt khí dư
Thông gió và đốt khí dư là một biện

pháp vận hành và an toàn quan trọng sử
dụng trong các cơ sở chế biến than để
đảm bảo khí được xử lý an toàn trong
trường hợp khẩn cấp, mất điện hoặc
thiết bị gặp sự cố, hoặc điều kiện hư
hỏng khác của nhà máy. Các nguyên
liệu không phản ứng và sản phẩm phụ
từ các loại khí dễ cháy cũng được xử lý
thải bỏ thông qua thông gió và đốt khí
dư. Khí dư thừa không nên để thoát ra
ngoài, mà thay vào đó là chuyển đến hệ
thống đốt khí dư hiệu quả để xử lý.
Khuyến nghị để giảm thiểu thông khí
và đốt khí dư bao gồm :
 Tối ưu hóa kiểm soát nhà máy để
tăng tỷ lệ phản ứng chuyển đổi;
 Tận dụng các nguyên liệu không


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

phản ứng và sản phẩm phụ từ các
loại khí dễ cháy để phát điện hoặc
thu hồi nhiệt, nếu có thể;
 Cung cấp hệ thống hồi lưu để tối đa
hóa độ tin cậy của nhà máy; và
 Đặt địa điểm hệ thống đốt khí dư ở
khoảng cách an toàn với chỗ sinh
hoạt ăn ở của công nhân và các khu

dân cư và duy tu bảo dưỡng hệ
thống đốt khí dư để đạt được hiệu
quả cao.
Thông gió khẩn cấp có thể được
chấp nhận trong một số điều kiện
nhất định khi đốt dòng khí dư là
không thích hợp. Phương pháp đánh
giá rủi ro cần được sử dụng để phân
tích tình huống như vậy. Minh
chứng cho việc không sử dụng hệ
thống đốt khí dư cần phải được lập
thành tài liệu đầy đủ trước khi xem
xét phương tiện thông gió khẩn cấp.
Nước thải
Quy trình nước thải công nghiệp
Quy trình nước thải công nghiệp có thể
bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon,
ammoniac và các amin, hợp chất ôxy
hóa, axit, muối vô cơ, và các ion kim
loại nặng. Khuyến nghị về thực hành
quản lý nước thải bao gồm:
 Ngăn ngừa chất lỏng thoát ra bất
ngờ bằng kiểm tra giám sát, bảo trì,
bảo quản hệ thống lưu giữ và băng
chuyền, bao gồm cả thùng và van
nhiên liệu trên máy bơm và các
điểm rò rỉ tiềm tàng khác, cũng như
thực hiện kế hoạch ứng phó tràn đổ;

 Đảm bảo công suất đổ bỏ chất lỏng

đủ để tối đa hóa thu hồi và để tránh
lượng lớn chất lỏng của quá trình xả
vào hệ thống thoát nước có dầu; và
 Thiết kế và xây dựng bể chứa và lưu
trữ nước thải và vật liệu nguy hại có
bề mặt chống thấm để ngăn chặn
xâm nhập của nước ô nhiễm vào đất
và nước ngầm.
Những quy định cụ thể để quản lý
các dòng nước thải riêng rẽ bao gồm:
 Amin tràn do hệ thống tách carbon
dioxide kiềm sau phân xưởng Hóa
khí phải được thu thập vào một hệ
thống cống dẫn khép kín và chuyên
dụng, sau khi lọc, được tái chế trở
lại quá trình này;
 Nước thải từ cột chưng cất của phân
xưởng Tổng hợp F-T, trong đó có
chứa các hydrocacbon hòa tan và
các hợp chất ôxy hóa (chủ yếu là
cồn và axit hữu cơ) và lượng nhỏ
ketone, cần được tái quay vòng trở
lại phân xưởng Tổng hợp F-T để thu
hồi hydrocacbon và các hợp chất
ôxy hóa trong cột chưng cất;
 Nước thải có tính axit và kiềm từ
quá trình chuẩn bị nước khử
khoáng, mà phụ thuộc vào chất
lượng của nguồn cung nước đến
quy trình, phải được làm trung tính

trước khi xả vào hệ thống nước thải
của cơ sở sản xuất;
 Hơi thổi xuống từ các hệ thống sinh
hơi nước và tháp làm mát nên được
để nguội trước khi thải. Nước mát
chứa chất độc sinh học hoặc các
chất phụ gia khác cũng có thể yêu
7


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

cầu điều chỉnh hoặc xử lý trong nhà
máy xử lý nước thải của cơ sở sản
xuất trước khi xả; và
 Nước bị nhiễm Hydrocarbon từ hoạt
động làm sạch theo quy trình đã
định trong quá trình quay vòng của
cơ sở (quá trình làm sạch được thực
hiện hàng năm và có thể kéo dài
một vài tuần), nước thải nhiễm dầu
rò rỉ từ quá trình, nước thải chứa
kim loại nặng từ lò tầng sôi cố định
cần được xử lý thông qua cơ sở xử
lý nước thải của cơ sở sản xuất.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp
trong ngành này bao gồm sự phân tách
nguồn và tiền xử lý dòng nước thải

đậm đặc. Các bước điển hình xử lý
nước thải bao gồm: gạn dầu mỡ, hút
váng, tách dầu / nước để tách dầu và
chất rắn có thể nổi trên mặt nước; lọc
để tách các chất rắn có thể lọc được;
cân bằng lưu lượng và thải lượng; làm
lắng để giảm chất rắn lơ lửng bằng tác
nhân làm trong; xử lý sinh học, xử lý
hiếu khí để giảm các chất hữu cơ hòa
tan (BOD); loại bỏ chất dinh dưỡng
bằng phương pháp hóa học hoặc sinh
học để giảm nitơ và phốt pho; clo hóa
nước thải khi có yêu cầu khử trùng;
loại nước và thải bỏ trong bãi chôn lấp
chất thải nguy hại được chỉ định. Kỹ
thuật cơ khí kiểm soát bổ sung có thể
được yêu cầu để (i) ngăn chặn và xử lý
các chất hữu cơ dễ bay hơi được chưng
cất từ các công đoạn khác nhau của
phân xưởng trong hệ thống xử lý nước
thải, (ii) loại bỏ các kim loại nặng bằng
sử dụng màng lọc hoặc công nghệ xử
lý vật lý / hóa học khác, (iii) loại bỏ các
8

chất hữu cơ khó phân hủy, cyanua và
COD không phân huỷ sinh học bằng sử
dụng than hoạt tính hoặc hóa chất ôxy
hóa mạnh, (iv) giảm độc tính nước thải
bằng công nghệ thích hợp (chẳng hạn

như thẩm thấu ngược, trao đổi ion, than
hoạt tính, v.v), và (v) chứa và trung hòa
những mùi khó chịu.
Quản lý nước thải công nghiệp và các
ví dụ về phương pháp xử lý được thảo
luận trong Hướng dẫn chung EHS.
Thông qua việc sử dụng các công nghệ
này và thực hành kỹ thuật tốt để quản
lý nước thải, các cơ sở phải đáp ứng
các giá trị hướng dẫn cho nước thải như
nêu trong bảng có liên quan của Phần 2
của tài liệu về lĩnh vực công nghiệp
này. Khuyến nghị để giảm tiêu thụ
nước, đặc biệt là nơi mà có thể tài
nguyên thiên nhiên là có giới hạn, được
cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.
Các dòng nước thải khác & Tiêu thụ
nước
Hướng dẫn về quản lý nước thải không
bị nhiễm bẩn từ các hoạt động phụ trợ,
nước mưa không bị nhiễm bẩn và nước
thải vệ sinh được cung cấp trong
Hướng dẫn chung EHS. Dòng bị
nhiễm bẩn nên được chuyển đến hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp.
Hướng dẫn bổ sung cụ thể được cung
cấp dưới đây.
Nước mưa chảy tràn: nước chảy tràn bề
mặt có thể bị ô nhiễm do sự cố tràn chất
lỏng của quá trình cũng như do sự di

chuyển của nước rỉ có chứa các
hydrocacbon và kim loại nặng từ các
khu vực lưu trữ than đá. Các khuyến nghị
đặc thù cho ngành công nghiệp bao gồm:


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

 Lát và kè mặt bằng các khu vực xử
lý, cách ly nước mưa chảy tràn bị ô
nhiễm và không bị ô nhiễm, và lên
kế hoạch kiểm soát sự cố tràn đổ.
Hướng dòng nước mưa từ các khu
vực xử lý vào nhà máy xử lý nước
thải; và
 Thiết kế và xác định địa điểm các
cơ sở lưu trữ than và liên kết hệ
thống thu lọc được để ngăn chặn tác
động đến đất và nguồn nước. Khu
vực dự trữ than nên được lát để tách
riêng nước mưa có khả năng bị ô
nhiễm, và được chuyển đến cho nhà
máy xử lý nước thải của cơ sở.
Nước làm mát: nước làm mát làm
tăng tỷ lệ tiêu thụ nước, cũng như
tiềm năng thải ra nước nhiệt độ cao,
dư lượng các chất làm chết sinh vật
và cặn của các tác nhân khác chống
mùi của hệ thống làm mát. Khuyến

nghị về các kỹ thuật quản lý nước
làm mát bao gồm:
 Sử dụng các cơ hội bảo tồn nước
cho hệ thống làm mát của cơ sở
theo quy định trong Hướng dẫn
chung EHS;
 Sử dụng các phương pháp thu hồi
nhiệt (kể cả cải tiến hiệu suất sử
dụng năng lượng) hoặc các phương
pháp làm mát khác để giảm nhiệt độ
của nước nóng trước khi xả để đảm
bảo nhiệt độ nước thải không làm
tăng thêm nhiệt độ môi trường xung
quanh tại rìa của vùng hòa trộn vì
mục đích khoa học quá 3°C có tính
đến khả năng đồng hóa của vùng sử
dụng làm nước tiếp nhận, v.v;
 Giảm thiểu sử dụng hóa chất chống

gỉ và ức chế ăn mòn bằng cách đảm
bảo độ sâu thích hợp của nước được
lấy dùng và sử dụng màng lọc; lựa
chọn các vật liệu thay thế ít nguy
hại nhất về phương diện độc tính,
phân hủy sinh học, và tích lũy sinh
học tiềm năng; và dùng đúng liều
lượng theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền sở tại và khuyến cáo
của nhà sản xuất; và
 Thử nghiệm cho các cặn chất gây

hại sinh vật còn lại và các chất ô
nhiễm khác được quan tâm để xác
định sự cần thiết phải điều chỉnh
liều lượng hoặc xử lý nước làm mát
trước khi thải.
Phép thử thủy tĩnh nước: thử
nghiệm thủy tĩnh (hydro-test) của
thiết bị và đường ống liên quan đến
việc thử nghiệm áp lực với nước
(thường dùng nước thô đã lọc) để
xác minh tính toàn vẹn của chúng
và phát hiện rò rỉ có thể. Hóa chất
phụ gia, thường là chất ức chế sự ăn
mòn, chất lọc ôxy và thuốc nhuộm
có thể được thêm vào. Trong quản
lý thủy tĩnh nước, các biện pháp
phòng chống và kiểm soát ô nhiễm
sau đây và cần được thực hiện:
 Tái sử dụng nước để thử nghiệm
nhiều lần để bảo tồn nước và giảm
thiểu khả năng thải nước thải bị
nhiễm bẩn;
 Giảm sử dụng hóa chất ức chế ăn
mòn và hóa chất khác bằng giảm
thiểu những lần thử nghiệm mà
nước vẫn còn để đọng lại trong thiết
bị, đường ống dẫn; và
 Chọn lựa các vật liệu thay thế ít
9



Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

nguy hại nhất về phương diện độc
tính, phân hủy sinh học, và tích lũy
sinh học tiềm tàng; và dùng đúng
liều lượng theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền sở tại và
khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nếu xả nước thử nghiệm thủy tĩnh
(hydro-test) ra biển hoặc nước mặt
là lựa chọn duy nhất khả thi để thải
bỏ, thì kế hoạch thải bỏ nước thử
nghiệm thủy tĩnh (hydro-test) cần
được chuẩn bị và cân nhắc đến vị trí
và tỷ lệ xả thải, sử dụng hóa chất và
phân tán, nguy cơ môi trường, và
yêu cầu giám sát. Nên tránh thải bỏ
nước thử nghiệm thủy tĩnh vào vùng
nước nông ven biển.
Vật liệu nguy hại
Cơ sở chế biến than sản xuất ra một
lượng đáng kể các chất độc hại, gồm cả
sản phẩm trung gian/thành phẩm và các
sản phẩm phụ. Việc xử lý, lưu trữ, và
vận chuyển các vật liệu nguy hại này
nên được quản lý đúng cách để tránh
hoặc giảm thiểu tác động môi trường.
Khuyến nghị thực hành để quản lý vật

liệu nguy hại, bao gồm cả xử lý, bảo
quản và vận chuyển được cung cấp
trong Hướng dẫn chung EHS.
Chất thải
Chất thải không nguy hại gồm tro than
đáy ghi lò, xỉ, tro bay và bùn lưu trữ
than. Than đáy ghi lò và xỉ lò5 là các
Trung tâm Nguồn vật liệu tái chế (RMRC), Tro
than đáy/Xỉ lò hơi, có sẵn tại
/>5

10

sản phẩm phụ dạng hạt thô, không thể
cháy và được thu thập từ đáy thiết bị
khí hóa. Tro bay cũng bị giữ lại từ lò
phản ứng. Lượng xỉ và tro được tạo ra
thường là đáng kể và phụ thuộc vào
chất lượng than được sử dụng trong
nhà máy. Các dạng vật lý của tro phụ
thuộc vào quá trình khí hóa.
Chất thải nguy hại tiềm tàng bao gồm
các chất xúc tác đã qua sử dụng, dầu,
dung môi, các dung dịch chất phản
ứng, bộ lọc, giá lọc bão hòa, bình/
thùng chứa đã qua sử dụng từ tinh lọc
khí tổng hợp, giẻ dầu, cồn khoáng, các
amin đã qua sử dụng để loại bỏ CO2,
lọc cacbon đã hoạt hóa, bùn từ dụng cụ
tách dầu và nước, chất lỏng đã dùng

hoặc đã qua sử dụng trong công đoạn
sản xuất và bảo dưỡng, như dầu và dịch
thử nghiệm, bùn của xử lý nước thải.
Những khuyến nghị chung cho việc
quản lý các chất thải nguy hại và không
nguy hại được trình bày trong Hướng
dẫn chung EHS. Thực hành quản lý
chất thải cho riêng ngành công nghiệp
gồm những điều sau đây.
Tro than đáy lò, xỉ, và tro nhẹ (tro bay)
Tùy thuộc vào độc tính và phóng xạ
của chúng, tro than đáy, xỉ và tro bay
có thể được tái chế theo các lựa chọn
kỹ thuật khác nhau sẵn có trên thị
trường. Khuyến nghị về phương pháp
tái chế bao gồm:
 Sử dụng tro đáy như là một tổ hợp
trong phân xưởng bê tông nhẹ, làm
nguyên liệu thô trong sản xuất xi
măng Portland, tổng hợp với nhựa
đường để rải đường hoặc là làm vật
liệu đổ nền đường;


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

 Sử dụng xỉ làm hạt nổ, tạo mặt ráp
tấm lợp mái, để chống tuyết và băng
trơn, tổng hợp nhựa đường, lấp nền

đường và sử dụng làm lớp đáy phụ
cho nền đường; và
 Sử dụng tro bay trong những vật
liệu xây dựng yêu cầu vật liệu
pozolanic.
Trường hợp do đặc tính độc hại/
phóng xạ của chúng hoặc chưa có
phương án tái chế khả thi về kỹ
thuật và thương mại, mà các vật liệu
này không thể được tái chế, chúng
phải được xử lý trong một cơ sở
chôn lấp chất thải được cấp phép,
được thiết kế và hoạt động theo
Thực hành công nghiệp quốc tế tốt.6
Cặn bùn của lưu trữ than
Bụi than bùn tạo ra từ lưu trữ than đá
và sơ chế than cần được phơi khô và sử
dụng lại hoặc tái chế, nếu khả thi. Tùy
chọn có thể bao gồm tái sử dụng làm
nguyên liệu trong quá trình khí hóa, tùy
thuộc vào công nghệ khí hóa được lựa
chọn. Xử lý, vận chuyển, và quản lý
bùn tại chỗ/bên ngoài cơ sở sản xuất thì
tất cả phải được tiến hành theo các
khuyến nghị quản lý chất thải công
nghiệp không nguy hại trong Hướng
dẫn chung EHS.
Chất xúc tác đã qua sử dụng
Các chất xúc tác đã qua sử dụng được
sinh ra từ thế chỗ chất xúc tác trong khí

tổng hợp khử lưu huỳnh, phản ứng
Fischer -Tropsch (FT), đồng phân hóa,
xúc tác, và tổng hợp methanol. Chất

xúc tác đã qua sử dụng có thể chứa
kẽm, niken, sắt, coban, bạch kim, và
đồng, tùy thuộc vào quá trình cụ thể.
Các kỹ thuật quản lý chất thải cho các
chất xúc tác đã qua sử dụng được
khuyến nghị bao gồm:
 Quản lý thích hợp tại chỗ, bao gồm
nhấn chìm chất xúc tác pyrophoric
đã qua sử dụng trong nước trong
thời gian tạm thời lưu trữ và vận
chuyển cho đến khi chúng điểm xử
lý đầu cuối của để tránh các phản
ứng tỏa nhiệt không kiểm soát được;


Trả lại cho nhà sản xuất để tái
sinh; và

 Quản lý ngoài cơ sở sản xuất bởi
các công ty chuyên ngành có thể thu
hồi các kim loại nặng hoặc quý,
thông qua quá trình thu hồi và tái
chế khi có thể, hoặc những cơ sở có
thể quản lý chất xúc tác đã qua sử
dụng hoặc vật liệu thải không thể
thu hồi theo các khuyến nghị về

quản lý chất thải nguy hại, không
nguy hại đã được trình bày trong
Hướng dẫn chung EHS. Chất xúc
tác có chứa bạch kim hoặc
palladium phải được gửi tới một cơ
sở thu hồi kim loại quý.
Cặn đặc khó bay hơi
Cặn đặc khó bay hơi từ phần tinh chế
của phân xưởng tổng hợp methanol
thông thường được đốt trong một lò đốt
chuyên dụng.
Tiếng ồn

Các hướng dẫn bổ sung về xử lý chất thải công
nghiệp độc hại, không độc hại được quy định trong
Hướng dẫn EHS cho Cơ sở quản lý chất thải.
6

Các nguồn ồn chính trong các cơ sở
chế biến than bao gồm việc xử lý vật lý
11


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

của than (ví dụ: sàng lọc, nghiền, định
kích thước và phân loại), cũng như các
máy quay lớn (ví dụ: máy nén khí, tua
bin, máy bơm, động cơ điện, làm mát

không khí, và lò sưởi đốt). Trong
trường hợp hạ áp khẩn cấp, có thể tạo
ra mức tiếng ồn cao do sự giải phóng
khí áp suất cao để đốt khí dư và/hoặc
xả hơi nước vào khí quyển. Khuyến
nghị chung cho quản lý tiếng ồn được
cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

1.2 Sức khỏe và An toàn lao động
Sức khỏe và An toàn lao động của cơ
sở công nghiệp đặc thù cần phải được
xác định dựa trên phân tích an toàn
công việc hoặc đánh giá rủi ro hoặc
mối nguy một cách toàn diện bằng cách
sử dụng các phương pháp luận đã có,
chẳng hạn như nghiên cứu xác định
mối nguy [HAZID], nghiên cứu về mối
nguy và khả năng hoạt động [HAZOP],
hay đánh giá rủi ro dựa trên kịch bản
[QRA].
Như một cách tiếp cận chung, việc lập
kế hoạch quản lý sức khỏe và quản lý
an toàn phải bao gồm việc áp dụng có
tính hệ thống một hệ thống cấu trúc để
phòng chống và kiểm soát các mối
nguy vật lý, hóa học, sinh học, và bức
xạ đối với sức khỏe và an toàn được
mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.
Mối nguy về an toàn và sức khỏe lao
động đáng kể nhất xảy ra trong giai

đoạn hoạt động của một cơ sở chế biến
than chủ yếu bao gồm:
 An toàn của toàn quá trình
 Khí giàu ôxy thoát ra
12

 Khí quyển thiếu hụt ôxy
 Mối nguy hô hấp
 Cháy và nổ
An toàn của toàn quá trình
Các chương trình an toàn của toàn quá
trình cần được thực hiện do đặc điểm
của ngành công nghiệp đặc thù, bao
gồm các phản ứng hóa học phức tạp, sử
dụng vật liệu nguy hại (ví dụ: các hợp
chất độc hại, phản ứng, dễ cháy, nổ) và
phản ứng nhiều bước.
Quản lý an toàn toàn quá trình bao
gồm:
 Thử nghiệm mối nguy hại vật lý của
vật liệu và các phản ứng;
 Nghiên cứu phân tích mối nguy để
xem xét thực hành về hóa học và cơ
khí của quá trình, kể cả nhiệt động
lực học và động học;
 Kiểm tra bảo dưỡng dự phòng và
tính toàn vẹn cơ học của thiết bị và
các hạng mục phụ trợ của quá trình;
 Đào tạo công nhân; và
 Biên soạn các hướng dẫn vận hành

và quy trình ứng phó khẩn cấp.

Khí giàu ôxy thoát ra
Khí giàu ôxy có thể bị rò rỉ từ các phân
xưởng tách không khí và tạo ra một
nguy cơ cháy do bầu không khí giàu
ôxy. Bầu khí quyển giàu ôxy có thể có
khả năng dẫn đến các độ bão hòa của
vật liệu, tóc, quần áo với ôxy, có thể


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

bốc cháy mạnh nếu bắt lửa. Các biện
pháp phòng chống và kiểm soát để
giảm bớt tiếp xúc tại chỗ và ở bên
ngoài cơ sở với không khí giàu ôxy bao
gồm:
 Lắp đặt một hệ thống tự động đóng
ngắt khẩn cấp có thể phát hiện và
cảnh báo về việc rò rỉ không kiểm
soát được của ôxy (bao gồm cả sự
giàu ôxy của bầu khí quyển vùng
làm việc7) và khởi động thao tác tắt
máy do đó giảm thiểu thời gian
thoát khí ra và loại bỏ các nguồn
đánh lửa tiềm năng;
 Thiết kế cơ sở sản xuất và các bộ
phận theo các tiêu chuẩn an toàn

của ngành công nghiệp, tránh đặt
các đường ống vận chuyển ôxy
trong những không gian hạn chế, sử
dụng các thiết bị điện an toàn một
cách đặc thù, sử dụng hệ thống
thông gió khí ôxy ở khắp cơ sở sản
xuất cùng với xem xét đầy đủ các
tác động tiềm tàng của khí được
thông ra;
 Thực hiện quy trình thủ tục cho
phép khi thực hiện các công việc
nóng và đi vào không gian hạn chế
có tính đến một cách cụ thể sự thoát
ra tiềm tàng của khí ôxy;
 Thực hiện thực hành tốt vệ sinh
công nghiệp để tránh tích tụ các vật
liệu dễ cháy;
Các khu vực làm việc với bầu khí quyển giàu ôxy
tiềm tàng phải được trang bị hệ thống giám sát khu
vực có khả năng phát hiện các điều kiện như vậy.
Công nhân cũng cần được trang bị hệ thống giám sát
cá nhân. Cả hai loại hệ thống giám sát phải được lắp
một cảnh báo đặt ở 23,5 % nồng độ O2 trong không
khí.
7

 Lập kế hoạch và thực hiện chuẩn bị
sẵn sàng để ứng phó với sự cố khẩn
cấp và kế hoạch ứng phó mà quy
trình kết hợp một cách cụ thể để

quản lý sự thoát ra không kiểm soát
được của ôxy; và
 Cung cấp trang thiết bị phòng cháy
và kiểm soát cháy thích hợp như mô
tả dưới đây (Mối nguy cháy và nổ ).
Khí quyển thiếu hụt ôxy
Khả năng thoát ra và tích tụ của khí
nitơ vào khu vực làm việc có thể dẫn
đến tình trạng thiếu ôxy trong máu do
khí nitơ này thay chỗ ôxy. Các biện
pháp phòng chống và kiểm soát để
giảm bớt rủi ro của khí làm ngộp thở
bao gồm:
 Thiết kế và sắp đặt các hệ thống
thông gió khí nitơ theo tiêu chuẩn
ngành công nghiệp được công nhận;
Lắp đặt một hệ thống đóng ngắt
khẩn cấp có thể phát hiện và cảnh
báo về việc thoát ra không kiểm
soát được của nitơ (bao gồm cả sự
thiếu ôxy trong bầu không khí vùng
làm việc8), khởi động thông gió
cưỡng bức, và giảm thiểu thời lượng
thoát ra; và
 Thực hiện thủ tục cho phép ra vào
không gian hạn chế như mô tả trong
Hướng dẫn chung EHS có xem xét
đến các mối nguy theo đặc thù của
cơ sở sản xuất.
Các khu vực làm việc với bầu khí quyển thiếu ôxy

tiềm tàng phải được trang bị hệ thống giám sát khu vực
có khả năng phát hiện các điều kiện như vậy. Công
nhân cũng cần được trang bị hệ thống giám sát cá
nhân. Cả hai loại hệ thống giám sát phải được lắp một
cảnh báo đặt ở 19,5 % nồng độ O2 trong không khí.
8

13


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

Các mối nguy hô hấp
Phơi nhiễm với hóa chất ở cơ sở chế
biến than chủ yếu liên quan đến việc hít
thở phải bụi than đá, nhựa than bay hơi,
carbon monoxide và hơi khác như
methanol và ammoniac. Công nhân tiếp
xúc với bụi than có thể bị hư hại phổi
và xơ hóa phổi. Tiếp xúc với carbon
monoxide gây ra sự hình thành hồng
cầu có chứa cacbon (máu cacboxin)
[carboxyhemoglobin (COHb)], là hiện
tượng ức chế khả năng chuyên chở ôxy
của các tế bào hồng cầu. Tiếp xúc nhẹ
thì triệu chứng có thể gồm đau đầu,
chóng mặt, mất ngủ, giảm phối hợp tay
và mắt, suy nhược, nhầm lẫn, mất định
hướng, thờ ơ, buồn nôn, và thị giác rối

loạn. Nặng hơn hay phơi nhiễm kéo dài
có thể gây ra bất tỉnh và tử vong.

lưu huỳnh.9,10 Các công đoạn sơ chế
than cũng có mối nguy cháy và nổ do
phát sinh bụi than, mà có thể bắt cháy
tùy theo nồng độ của nó trong không
khí và sự hiện diện của nguồn đánh lửa.
Bụi than do đó thể hiện mối nguy gây
cháy nổ đáng kể trong các cơ sở lưu trữ
và xử lý than nơi mà đám mây bụi than
có thể được tạo ra trong không gian
kín. Đám bụi than cũng có mặt ở bất cứ
nơi nào có bụi than tích tụ, chẳng hạn
như trên cấu trúc gờ, rìa. Khuyến nghị
về kỹ thuật để ngăn chặn và kiểm soát
mối nguy cháy, nổ trong lưu trữ than đá
bao gồm:
 Đống than được lưu giữ sao cho
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được
khả năng bốc cháy, bao gồm:
o Nén ép đống than để giảm bớt

Khả năng tiếp xúc với hóa chất qua
việc hít phải khí thải trong quá trình
hoạt động thường nhật của nhà máy
phải được quản lý dựa trên kết quả
phân tích an toàn công việc và khảo sát
vệ sinh công nghiệp, và theo hướng dẫn
an toàn và sức khỏe lao động được

cung cấp trong Hướng dẫn chung
EHS. Các biện pháp bảo vệ bao gồm
đào tạo công nhân, hệ thống giấy phép
lao động, sử dụng phương tiện bảo hộ
cá nhân (PPE) và hệ thống phát hiện
khí độc hại với cảnh báo.

lượng không khí chứa trong
đống đó;
o Giảm thiểu thời gian lưu trữ than

đá;
o Tránh đặt các đống than trên

nguồn nhiệt chẳng hạn như
đường ống hơi nước hoặc hố ga;
o Xây dựng cấu trúc lưu trữ than

đá với vật liệu khó bắt cháy;
o Thiết kế cấu trúc lưu trữ than đá

để giảm thiểu than bụi có thể tích
tụ trên bề mặt và cung cấp các hệ
thống loại bỏ bụi; và

Mối nguy cháy nổ
Lưu trữ và sơ chế than
Than dễ bị tự phát cháy, phổ biến nhất
là do quá trình ôxy hóa của pyrite hoặc
chất gây ô nhiễm khác trong than giàu

14

Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia (NFPA).
Tiêu chuẩn 850: Thực hành phòng và chữa cháy cho
các Nhà máy điện và Trạm chuyển đổi dòng điện cao
thế (2000).
10
NFPA. Tiêu chuẩn 120: Tiêu chuẩn phòng chống và
kiểm soát cháy ở mỏ than (2004).
9


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN
o Liên tục theo dõi cho các điểm

nóng (than bụi bắt lửa) sử dụng
hệ thống phát hiện nhiệt độ. Khi
một điểm nóng được phát hiện,
thì than bị bắt lửa phải được loại
bỏ. Cần cung cấp lối tiếp cận cho
phương tiện chữa cháy.
 Hạn chế sự hiện diện của các nguồn
đánh lửa tiềm tàng, và cung cấp
thiết bị xay nghiền thích hợp để
giảm thiểu mối nguy tĩnh điện. Tất
cả các máy móc, thiết bị điện bên
trong các khu vực lưu trữ than hoặc
cấu trúc bao kín nên được phê duyệt
khi sử dụng trong các địa điểm nguy

hại và cung cấp các động cơ chống
bật ra tia lửa;
 Tất cả các mạch điện phải được
thiết kế để tự động tắt máy từ xa; và
 Lắp đặt một hệ thống thông hơi
nhiều hướng bên trong các khu vực
lưu trữ bị bao che kín để giảm nồng
độ methan, carbon monoxide và các
sản phẩm dễ bay hơi từ than, từ quá
trình ôxy hóa do không khí và để
đối phó với khói trong trường hợp
cháy.
Các kỹ thuật được khuyến nghị để
ngăn chặn và kiểm soát rủi ro nổ do
sơ chế bụi than trong khu vực bị bao
che như sau:
 Tiến hành sàng lọc than khô,
nghiền, sấy khô làm sạch, xay và
hoạt động sản xuất khác phát sinh
bụi than trong môi trường nitơ hoặc
các phương pháp phòng chống nổ
khác như thông gió;
 Đặt địa điểm các cơ sở sản xuất sao

cho giảm thiểu cháy, nổ tác động
đến các tòa nhà lớn, thiết bị khác;
 Xem xét việc kiểm soát độ ẩm than
trước khi sử dụng, tuỳ theo yêu cầu
của công nghệ khí hóa;
 Cài đặt thiết bị theo dõi nồng độ mất

an toàn của methane trong không
khí, và ngừng hoạt động nếu nồng
độ methane đạt đến 40% giới hạn
dưới của giới hạn nổ;và
 Cài đặt và duy trì đúng các hệ thống
thu gom bụi để thu gom khí thải
thoát từ thiết bị hoặc máy móc xử lý
than.
Chế biến than
Cháy, nổ và các mối nguy được tạo ra
bởi quá trình hoạt động gồm việc thoát
ra bất ngờ của khí tổng hợp (có chứa
carbon monoxide và hydro), ôxy,
methanol và ammoniac. Áp suất khí
tổng hợp thoát ra có thể gây ra "phản
lực cháy" hoặc cung cấp thêm cho đám
mây hơi cháy nổ tăng lên (Vapor Cloud
Explosion - VCE), "Quả cầu lửa
/Fireball" hay "Lóe cháy /Flash Fire"
tùy thuộc vào lượng vật liệu dễ cháy
liên quan và mức độ vây hãm của đám
mây hơi. Hydro và carbon monoxide có
thể bắt cháy ngay cả trong trường hợp
không có nguồn lửa nếu nhiệt độ
500°C và 609°C. Sự cố tràn chất lỏng
dễ cháy có thể gây "bể lửa/pool fire".
Các biện pháp khuyến nghị để phòng,
chống cháy nổ và rủi ro từ quá trình
hoạt động bao gồm:
 Cung cấp các phát hiện sớm sự

thoát ra khí và chất lỏng, chẳng hạn
như hệ thống giám sát áp lực khí đốt
15


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

và vận chuyển chất lỏng, ngoài việc
phát hiện khói và nhiệt cho các đám
cháy;
 Hạn chế khả năng thoát ra bằng
cách cách ly hoạt động chế biến với
những nơi tồn kho lưu trữ lớn;
 Tránh các nguồn đánh lửa tiềm tàng
(ví dụ: bằng cách bố trí cấu hình
đường ống tránh sự cố tràn qua ống
dẫn nhiệt độ cao, thiết bị, và/hoặc
máy quay);
 Kiểm soát ảnh hưởng tiềm tàng của
cháy, nổ bằng cách ly và sử dụng
khoảng cách ly giữa quá trình, lưu
trữ, phụ trợ và các khu vực an toàn.
Khoảng cách an toàn có thể được
bắt nguồn từ các phân tích an toàn
cho công trình cụ thể, và thông qua
áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cháy
được quốc tế công nhận;11
 Giới hạn các khu vực mà có thể có
khả năng bị ảnh hưởng do chất lỏng

dễ cháy thoát ra bất ngờ bằng cách:
o Xác định khu vực cháy và trang

bị cho khu vực đó một hệ thống
để thu gom và truyền chất lỏng
dễ bắt lửa thoát ra bất ngờ đến
một khu vực ngăn chặn an toàn
kể cả ngăn chặn thứ cấp của
bồn/bể lưu giữ;
o Tăng cường tường ngăn của các

tòa nhà hoặc lắp đặt tường ngăn
cháy/nổ trong những khu vực mà
khoảng cách ly thích hợp không
thể đạt được; và
Ví dụ, tiêu chuẩn NFPA 30: Quy phạm Chất lỏng dễ
bắt cháy và dễ cháy (2003).
11

16

o Thiết kế hệ thống nước thải có

dầu để tránh lan truyền của lửa.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng
đồng
Tác động an toàn và sức khỏe cộng
đồng trong quá trình xây dựng và
ngừng hoạt động của cơ sở chế biến

than đá là tương tự như của hầu hết các
cơ sở công nghiệp khác và được thảo
luận trong Hướng dẫn chung EHS.
Mối nguy đáng kể nhất của an toàn và
sức khỏe cộng đồng gắn liền với cơ sở
chế biến than là xảy ra trong giai đoạn
hoạt động và kể cả các mối đe dọa từ
tai nạn nghiêm trọng liên quan đến
cháy nổ tiềm tàng hoặc sự thoát ra bất
ngờ của các thành phẩm trong quá trình
vận chuyển bên ngoài cơ sở chế biến.
Hướng dẫn chung cho việc quản lý
những vấn đề này được trình bày trong
các phần có liên quan của Hướng dẫn
chung EHS bao gồm: Quản lý vật liệu
nguy hại ( gồm các mối nguy chính),
An toàn giao thông, Vận chuyển vật
liệu nguy hại, Sẵn sàng ứng phó tình
huống khẩn cấp. Các hướng dẫn bổ
sung có liên quan áp dụng cho vận tải
bằng đường biển và đường sắt cũng
như các cơ sở trên bờ có thể được tìm
thấy trong các Hướng dẫn EHS đối với
Vận chuyển đường thủy, đường sắt,
cảng và bến cảng, các trạm chứa dầu
thô và xăng dầu.


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN


2.0 Các chỉ số thực hiện và việc
giám sát
2.1 Môi trường
Hướng dẫn về Khí thải và Nước thải
Bảng 1 và 2 trình bày hướng dẫn về
khí thải và nước thải cho ngành công
nghiệp này. Giá trị hướng dẫn cho quá
trình phát thải khí thải và vả nước thải
trong ngành công nghiệp này là thực
hành công nghiệp quốc tế tốt vì được
phản ánh các tiêu chuẩn tương ứng
trong khuôn khổ luật pháp của các
nước. Những giá trị hướng dẫn có thể
đạt được dưới điều kiện hoạt động
bình thường trong các cơ sở sản xuất
được vận hành và thiết kế phù hợp
thông qua việc áp dụng các kỹ thuật
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
được thảo luận trong các phần trước
của tài liệu này.
Hướng dẫn về phát thải được áp dụng
cho quá trình phát thải khí thải. Hướng
dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu
kết hợp với các hoạt động sinh hơi
nước và phát điện từ những nguồn có
công suất đầu vào bằng hoặc thấp hơn
50 MWth được đề cập trong Hướng
dẫn chung EHS, với nguồn phát thải
nhiệt điện lớn hơn được đề cập đến

trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy
nhiệt điện. Hướng dẫn xem xét môi
trường xung quanh dựa trên tổng thải
lượng khí thải được cung cấp trong
Hướng dẫn chung EHS.
Hướng dẫn về xả thải được áp dụng
cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý
vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc
thù theo từng địa điểm có thể được
thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có
và thực trạng sử dụng của hệ thống thu
gom và xử lý nước thải chung, hoặc
nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt
thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận
nước theo mục đích sử dụng được đề
cập đến trong Hướng dẫn chung
EHS. Các mức này cần phải đạt được,
mà không có pha loãng, ít nhất là 95%
thời gian mà nhà máy hoặc cơ sở vận
hành, được tính như là tỷ lệ giờ vận
hành hàng năm. Dung sai với các mức
hướng dẫn này khi cân nhắc các điều
kiện đặc thù của địa phương của dự án
phải được phân tích lý giải rõ trong
báo cáo đánh giá môi trường.
Sử dụng tài nguyên, tiêu thụ năng
lượng, phát sinh khí thải và chất
thải

Bảng 3 cung cấp các ví dụ về các chỉ
số tiêu thụ năng lượng và nước trong
ngành công nghiệp này. Bảng 4 cung
cấp các ví dụ về các chỉ số phát sinh
khí thải và chất thải. Giá trị ngưỡng
của ngành công nghiệp được cung cấp
ra đây chỉ nhằm mục đích so sánh và
mỗi dự án riêng cần thiết lập ra mục
tiêu cải tiến liên tục về tiêu thụ tài
nguyên. Các giá trị ngưỡng tương ứng
cho các nhà máy chế biến than có thể
được rút ra từ các nhà máy nhiệt điện
lớn dùng khí hóa than. Lượng phát
thải của nhà máy khí hóa sản xuất khí
tổng hợp Fischer-Tropsch (FT) cần
phải thấp hơn đáng kể, do yêu cầu độ
tinh khiết của chất xúc tác tổng hợp.
17


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN

Quan trắc môi trường
Các chương trình quan trắc môi
trường cho ngành công nghiệp này cần
được thực hiện để giải quyết tất cả các
hoạt động đã được xác định có khả
năng tác động đáng kể đến môi
trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.
Hoạt động quan trắc môi trường phải
dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các
chỉ báo được áp dụng đối với từng dự
án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ
để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông
số đang được theo dõi. Quan trắc phải
do những người được đào tạo tiến
hành theo các quy trình giám sát và
lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị
được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng
cách thức. Dữ liệu quan trắc môi
trường phải được phân tích và xem xét
theo các khoảng thời gian định kỳ và
được so sánh với các tiêu chuẩn vận
hành để sao cho có thể thực hiện mọi
hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ
sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu
và phân tích khí thải và nước thải
được cung cấp trong Hướng dẫn
chung EHS.

Bảng 1. Các mức khí thải áp dụng cho nhà
máy chế biến than
Thông số ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị
hướng dẫn


mg/m3

70

Độ đục của khí thải
máy sấy nhiệt

%

20

Bụi từ thiết bị làm
sạch than bằng khí
nén

mg/m3

40

Độ đục khí từ thiết
bị làm sạch than
bằng khí nén

%

10

Độ đục của khí công
đoạn băng chuyền,

lưu trữ và sơ chế
than

%

10

Nhà máy sơ chế than
Bụi máy sấy nhiệt

Tổng thể các khí
SO2

mg/m3

150 - 200

NOx

mg/m3

200 – 400(1)

Hg

mg/m3

1,0

Bụi

VOC
Tổng kim loại nặng

3

30 – 50

3

150

3

1,5

3

mg/m
mg/m
mg/m

H2S

mg/m

10(2)

COS + CS2

mg/m3


3

Ammoniac

3

mg/m

30

Chú thích:
1. Giá trị dưới cho nhà máy > 100 MWth; giá
trị trên cho nhà máy <100 MWth
2. Khí thải phân xưởng Claus (Áo, Bỉ, Đức)
- Mức khí thải của quá trình sản xuất phải
được xem xét lại theo cân nhắc đến các nguồn
thải của các nguồn hoạt động phụ trợ để đạt đến
tốc độ phát thải tổng thể thấp nhất cho cơ sở sản
xuất
- Tính ở 15% O2 khí khô

18


Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn
CHẾ BIẾN THAN
Bảng 2. Các mức nước thải áp dụng cho
nhà máy chế biến than
Tác nhân ô nhiễm


Đơn
vị

pH

Giá trị
hướng dẫn
6-9

BOD5

mg/l

30

COD

mg/l

150 (40nước làm
mát)

Bảng 3. Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên
Thông số

Điện năng
Tiêu thụ điện
năng của nhà máy
hóa lỏng than

Tiêu thụ điện
năng của nhà
máy methanol

Đơn vị

Giá trị
ngưỡng cho
ngành công
nghiệp

MWh/m3 sản
phẩm hóa
lỏng từ than

0,05 - 0,1

MWh/m3
methanol

0,07

bbbbBảng 4. Phát sinh bụi và chất thải (1)
Nitơ amoni
theo N)

(tính

mg/l


5

Tổng Nitơ

mg/l

10

Tổng phốtpho

mg/l

2

Sunfua

mg/l

1

Dầu và mỡ

mg/l

10

Tổng chất rắn lơ
lửng-TSS

35


Tổng kim loại

mg/l

3

Cadium

mg/l

0,1

Crôm (tổng)

mg/l

0,5

Crôm (VI)

mg/l

0,1

Đồng

mg/l

0,5


Coban

mg/l

0,5

Kẽm

mg/l

1

Chì

mg/l

0,5

Sắt

mg/l

3

Nicken

mg/l

1


Thủy ngân

mg/l

0,02

Vanadi

mg/l

1

Mangan

mg/l

2

Phenol

mg/l

0,5

Cyanua

mg/l

0,5


Thông số

SO2
SO2 (ThanMethanol-Xăng)(4)
SO2 (FischerTrophsch) (4)
NOx
NOx(ThanMethanol-Xăng)
NOx (FischerTrophsch) (4)
Bụi PM10
Bụi (ThanMethanol-Xăng) (4)
Bụi (FisherTrophsch) (4)
CO2 (2),(3)
CO2 (ThanMethanol-Xăng và
Fischer-Trophsch) (4)
Ammoniac

Đơn vị

g/Nm3 khí
tổng hợp
tấn/ngày

Giá trị
ngưỡng cho
ngành công
nghiệp
0,3 - 0,5
6 - 14


tấn/ngày

9 - 14

g/Nm3 khí
tổng hợp
tấn/ngày

0,35 - 0,6

tấn/ngày

5 - 23,6

g/Nm3 khí
tổng hợp
tấn/ngày

0,12

tấn/ngày

1,6

kg/kg than
tấn/ngày

1,5
21,000


g/Nm3 khí
tổng hợp
kg/tấn than

0,004

5 - 15,5

0,5 - 7,5

Chất thải rắn (tro,
50 - 200
xỉ và sulfua)(2)
Ghi chú:
1. Sản xuất: 1.300 - 1.500 Nm3 khí tổng hợp từ than
2. Theo loại và chất lượng than; một GHP được
tính = 30GJ/kg
3. Không có thu hồi cacbon và lưu giữ tạm thời
(CCS)
4. Tham khảo: Edgar,T.F. (1983), với cơ sở có công
suất hóa lỏng than 50.000 bbl/ngày

19


×