Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

KHÁI NIỆM PHONG THỦY TRỊNH VĂN MƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.52 KB, 33 trang )

KHÁI NIỆM PHONG THỦY
PHI CỘ
Khái niệm về phong thủy là quyển tạp bút mà tôi muốn trình bày
vài nét về địa lý dương cơ để quý vị thân chủ của tôi xem qua mà
có một nhận định chín chắn về phong thủy nó hoàn toàn khác
biệt với phù thủy đã bị nhiều người mạo xưng, cho nên người ta
cứ ngỡ rằng phong thủy là những thầy chuyên vận công luyện
khí, hô phong hoán vũ , tinh luyện các loại bùa phép để giúp đỡ
người này triệt hại người kia , trong quan hệ làm ăn có va chạm
gút mắc dẫn đến thù hiềm ,nhờ thầy cho bùa phép để khử trừ
với nhau, cứ ngỡ là phong thủy – trong gia đình có người đau ốm
cho là mắc tà có kẻ tiểu nhân ám hại,đến nhờ thầy cũng ngỡ là
phong thủy _ đường tình duyên gia đạo gặp nhiều trắc trở , bị
chồng chê vợ bỏ , đến nhờ thầy ra tay tế độ, cũng cứ ngỡ là
phong thủy. Thật là nỗi oan cho phong thủy. Tôi xin xác định
phong thủy không bao giờ làm những việc như thế , cho nên tin
phong thủy thì phải tin trong niềm tin chánh tín – chứ còn mê tín
hoang đường không phải là hậu duệ phong thủy.
Người ta thường hiểu phong thủy một cách đơn giản là gió
và nước .Phong thủy thực ra là một thứ ‘’Khí lực’’ thiên nhiên
được toát ra từ trong hình thể của núi sông , của đất nước , của
ao hồ của nhà cửa ,ruộng vườn mà thầy địa lý qua kinh nghiệm
luyện tập mới có thể bằng trực giác , bằng cảm xạ nhận biết
được. Cũng giống như Thiền Tông khó mà dung ngôn ngữ để
kiến giải cho cặn kẽ những điều mà các thiền sư đã chứng đắc.
Phong thủy nó không phải là hữu hình cũng không phải là vô
hình, mà là trực giác. Nó tùy thuộc vào trình độ, tùy thuộc vào căn
cơ, tùy thuộc vào thiên tư trời phú mà hành giả có thể học hiểu
được theo một giới hạn nhất định . Ai cũng biết có sự mầu nhiệm
của Quán Thế Âm nhưng khi hỏi Quan Thế Âm ở đâu thì đành



chịu . Ai cũng biết chắc chắn có đài tiếng nói Hoa Kì VOA nhưng
khi hỏi đài VOA ở đâu thì đành thua- và phải có cái radio để làm
phương tiện chứng minh có đài VOA. Như vậy muốn thấy được
Quan thế âm xin mời hành giả vào tu… muốn thông tường phong
thủy xin mời hành giả vào ngõ…
Quy trình học tập của chính truyền phong thủy khi nhập
môn phải qua ít nhất là 3 năm về pháp tướng học- 3 năm về dịch
học – 5 năm lý thuyết cơ bản 3 trường phái chính của địa lý – và 5
năm thực địa đúc kết chương trình, diễn đạt một đề cương bản
lĩnh của chính mình, hợp với quy chuẩn của nghiệp truyền.
Phong thủy học pháp thật kỹ , nhưng không phải để xem tướng
số - mà để làm hành trang đi vào địa lý.
Pháp tướng học còn gọi là nhân chủng học, phân định ra
3 tướng – hình tướng – sắc tướng – và khí tướng.
1.Hình tướng : hành giả bắt đầu học tập khổ luyện bằng cách
quan sát và phân giải toàn thân con người qua các yếu tố
-mắt : tròng mắt, mí mắt , chân mày… mũi : lỗ mũi , sống mũi ,
chop mũi …. Miệng : răng , lưỡi , môi , mép , …. Tai ; vành tai , dái
tai… bàn tay : Ngón tay , móng tay , lòng bàn tay … bàn chân : ngón
chân , gót chân , lòng bàn chân,,, . Hành giả chịu khó sưu tập ước
chừng khoảng mười ngàn hình ảnh toàn thân con người lúc đi
đứng , lúc nằm ngồi, khi vui đùa liên hoan ca hát- khi thì lăng xăng
làm việc điều hành- khi thì thư thả giao lưu ngoạn cảnh … mỗi
người mỗi vẻ . Hành giả sưu tập hình ảnh như người sưu tập
chơi tem , và hành giả không bỏ lỡ cơ hội thời gian nào trong
ngày để mang những bộ sưu tập ra mà xem xét , mà chiêm
nghiệm. Dần dần nhờ công phu luyện tập này mà hành giả sẽ co
nhận thức sắc bén , nhanh nhạy trong việc quan sát phân tâm.
2. Sắc tướng. Hành giả đã đạt đến cái cảm xạ tương đối – và

đặc biệt chỉ còn luyện tập vào 2 trọng tâm : a/ mục: là ánh mắt –


mắt lúc này không còn ở giai đoạn hình tướng nữa mà nó đã đi
vào giai đoạn sắc tướng . Hành giả lại sưu tập khoảng mười ngàn
đôi mắt từ các tạp chí sách báo mà gom góp lại thành bộ sưu tập
mắt, đặc biệt chỉ cần chọn cắt lấy đôi mắt mà thôi. b/ Yêu : là
lưng mình – lưng nó được thể hiện hoàn toàn từ bờ vai xuống đến
mông eo- lược bỏ phần tứ chi. Ở thời đoạn này hành giả không
còn mày mò trông nhìn đối tượng nữa – mà chỉ bằng trực cảm,
sâu sắc , thoáng qua là đã nhận biết được.
3. Khí tướng : Vào thời đoạn này hành giả không còn đứng ở
ngoài rào, ngoài ngõ như dưới phần hình tướng và sắc tướng
nữa- mà thực sự hành giả đã mở toang cửa cổng đi vào bên trong.
Hành giả đi vào công án quan sát bằng trực giác cảm xạ của
chính mình. Hành giả dễ dàng xác định người phụ nữ nọ là mệnh
phụ phu nhân hay bần hàn nữ nhân, có làm nên công danh sự
nghiệp cho chồng hay triệt đạo sát phu. Hành giả dễ dàng xác
định người thanh niên kia có phải là người trượng phu quân tử
hay là người tiểu nhân hung ác và tương lai có làm nên sự nghiệp
hay không – người đối tác làm ăn mua bán có thực tâm xây dựng
tổ hợp không hay chỉ là kẻ giả danh lừa đảo.
Ngày nay khoa học đã tiến bộ, các thẩm mĩ viện xuất hiện
khắp nơi , con người có thể cãi lão hoàn đồng- mắt mũi môi cằm,
có thể biến từ người già thành người trẻ , biến kẻ xấu xí thành
người mỹ nhân- làm cho các ông thầy tướng chỉ học về phần hình
tướng , phải lắc đầu ngao ngán. Nhưng không thể bóp kèn qua
mặt được phong thủy. Vì quy trình phong thủy đã thông qua 3
tướng –lấy sắc tướng và khí tướng để bóc trần tất cả trước ánh
sang chân lý dù quý vị thẩm mĩ viện có khéo léo biến hóa đến cỡ

nào cũng không qua.
Cũng giống như phong thủy nhận thức được cái ‘’khí’’ của nhà
đất thì tướng pháp nhận định được cái ‘’khí’’ của con người.
Người này có khí chất oai phong của vị tướng lĩnh. Người nọ có


khí chất bần hàn của kẻ ăn xin. Người kia có khí chất hào hoa
nho nhã của kẻ thi văn. ‘’ khí’’ ở đây không phải là hơi- không
phải là luồng không khí để thở- không phải một thứ năng lực.
Với người việt nam chúng ta nói đến ‘’khí’’ thì ai ai cũng có thể
hiểu bằng trực giác những loại từ tương tự như: cái âm khí ở bãi
tha ma – cái sát khí ở bãi chiến trường –cái tử khí ở nhà xác bệnh
viện- cái linh khí của một ngôi đền- cái thần khí của một con
người điên loạn… chữ ‘’khí’’ này mà dung ngôn ngữ phương tây
thì làm sao mà diễn đạt cho sốt sáo được.
Do đó pháp tướng quan sát cái tính khí tỏa ra từ khắp chân
thân con người để đoán biết được:-người này sắp sửa chết bất
đắc kì tử- người kia sắp sửa mang tai ương tù tội- người này gần
đến ngày thăng quan tiến chức- người kia gần đến ngày tán gia
bại sản.
Phong thủy quan niệm ‘’khí’’ là cái nguyên thủy của vũ
trụ.khí bắt đầu từ vô hình cho đến khi hữu hình, khí tạo dựng
trời đất. Khí là nguồn gốc của thiên địa. Khi khí phán tán ra không
nhìn thấy được , lúc đó gọi là thái hư. Thái hư chính là bản thể
của khí là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật. Khí là nguyên tố tác
thành nên tất cả . Toàn thể vũ trụ này chỉ là lịch trình tiến hóa
của khí.
Phong thủy địa lý có 3 trường phái :
1, Nhật pháp môn: Trường phái này rất thịnh hành ở BẮC KINH
và THƯỢNG HẢI , chuyên dùng âm dương , ngũ hành, nhị thập

bát tú và thiên can , địa chi để xem ngày tháng năm nào tinh chiếu
vào địa cuộc nào đặng biết được địa cuộc đó phát thịnh hay suy
tàn vào thời điểm nào mà quyết định thưc hiện các công trình cho
phù hợp. Trường phái này còn áp dụng hoàn toàn phong cách của
dịch học để phác họa những công việc làm sắp tới cho chủ nhân.
Chẳng hạn như đón cơ hội mà định hướng phát triển kinh doanh-


hay tạm thời hạn chế công việc làm ăn kinh tế vì đã đến đỉnh
điểm chu kì , bắt đầu vào chiều hướng đi xuống không có lợi, nên
chớ thời cơ mới mà phát huy giai đoạn mới…
2, Hình pháp môn: được khai sang ở Giang Tây . Trường phái
này chỉ chú tâm quan sát vào địa cuộc , căn cứ vào song ,suối ,núi ,
đồi… mà luận hình thù bằng hình thức tư duy duy diễn theo kinh
nghiệm của hành giả. Hình pháp môn rất khó đồng quan điểm vì
còn tùy vào kinh nghiệm và sự tưởng tượng của hành giả nên khi
có sự lý giải và nhận định trở nên nan giải không thống nhất.
3, Lý pháp môn: phát triển mạnh ở PHÚC KIẾN và TRIẾT GIANG.
Trường phái này đi vào tâm ấn và dựa vào âm dương ngũ hành để
xác định địa mạch của đất đai , gò núi… mà ấn quyết nơi nào là
hung mạch , nơi nào là kiết mạch – để bố trí các công trình nhà ở,
kho tàng , trường học , chợ quán (dương cơ) và nơi nào an táng
mồ mả Gia tiên( âm trạch) . Lý pháp môn ví như các thầy lương y
xem mạch mà bốc thuốc.Các thầy châm cứu định huyệt mà đặt
kim .Nếu không biết định huyệt thì làm sao dám đặt kim- nếu
đặt kim mà không biết định huyệt thì chỉ có hại cho người ta tê
liệt cả cuộc đời.
Phong thủy nó là một môn huyền học bí truyền và cũng thất
truyền – vì phong thủy nó là một con dao hai lưỡi – nếu trao cho
người lương thiện thì nó là đồ gia dụng có lợi cho cuộc sống –

nếu trao cho kẻ ác thì nó sẽ trở thành đồ hung khí có hại cho
cuộc đời. Chính vì thế mà đa phần chư Tổ đều mang xuống xuối
vàng chứ ít chịu truyền thừa cho kẻ hậu sanh.
Ghi chép tập giấy này , tôi muốn gửi gắm nỗi lòng của mình
đến quý vị thân chủ của tôi với ước mong những người thân chủ
quý mến của mình nhận định được sự khác biệt giữa phong thủy
và phù thủy – và hiểu được một số vấn đề chính truyền phong
thủy, chứ tôi không có tham vọng viết sách- cũng như chư lịch đại


tổ sư tiền bối của tôi không ai có ý niệm phổ truyền quảng bá để
làm gì thứ vũ khí lợi hại như dao này. Tổ nghiệp của tôi có quá
hẹp hòi ích kỉ chăng- điều đó xin không lạm bàn.
Trong tập tạp bút này tôi ghi có điều gì va chạm không tốt , xin
các bậc cao túc niệm tình lượng thứ- hay có điều chi còn sơ xuất
không đúng nghĩa chân truyền xin khẩn cầu quý vị cao minh mở
lòng từ bi chỉ giáo. Tôi thành tâm trân trọng tri ân.
Long thành Đồng Nai. Tiết Lập thu
Ngày trăng tròn tháng bày. Quý mùi . 11/08/03.

Công dụng của bát quái
Nhiều gia đình khi mới xây ngôi nhà, điều họ quan tâm lớn nhất là ch ọn
mua một đồ hình bát quái bằng gương kính để treo ở mặt tiền nhà. Họ có
quan niệm đó là loại vật phẩm đặc thù thiêng liêng có công năng kh ử tr ừ
hung họa và mang lại sự bình yên hạnh phúc cho gia đình họ.
Hình đồ bát quái thực ra đâu phải là một th ứ bùa phép gì đ ể tr ừ ma đu ổi
quỷ. Hình đồ Bát quái là biểu tượng cho một nền triết học cổ Trung Hoa.
Ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc Bát Quái đã xuất hiện thế nào trong xã h ội
Trung Hoa ngày xưa . Cổ nhân xác định ra rằng vị Tổ khai sinh vẽ ra bát
quái là vua Phục Hi.Theo sử kí thái sử công của tư mã thiên đ ời Hán vi ết : ‘’

Phục hy rất mực thuần hậu soạn dịch Bát Quái’’ Tiếp theo đó là 3 v ị thánh
có công đầu trong sứ mệnh khai sang Bát Quái:
1, Đệ nhất thánh Chu Văn Vương. Văn Vương được Hoàng đế nhà th ương
phong cho làm Tây Bá. Ông bị Sùng Hầu Hổ dèm pha và bị c ầm tù t ại Dũ Lý
( nay là Tỉnh Hà Bắc – Trung Hoa) .Trong th ời gian bị qu ản thúc , ông
chuyên tâm nghiên cứu đạo lý giữa trời và người, ra công sắp xếp BÁT
QUÁI thành lục thập tứ QUÁI ( 64 QUÁI) và viết nên QUÁI T Ừ .
2, Đệ nhị Thánh Khổng phu tử. Khổng tử sinh tại nước Lỗ , tên là Khâu,
hiệu là Trọng Ni, sống trong khoảng th ời gian từ năm 551 đến năm 479


trước công nguyên . Thời kì trẻ tuổi Khổng Tử nghèo khó, đ ến trung niên
tập hợp học trò dạy học, trở thành thầy giáo dạy tư đầu tiên ở Trung Hoa.
Những năm cuối đời ông dẫn học trò đi chu du thiên h ạ, nh ưng vì lý t ưởng
chính trị và phong cách thoát ly hiện thực một cách nghiêm trọng cho nên
hiệu quả có phần hạn chế.
Khổng tử thất vọng về nước Lỗ tập trung ý chí chỉnh lý sách v ở - các bộ
sách được lưu truyền mà người đời sau cho là ‘’lục kinh’’ : Thi , Th ơ , L ễ ,
Dịch, Nhạc, Xuân Thu . Việc làm này đã cống hiến lớn đ ể gi ữ gìn và truy ền
bá văn hóa cổ đại. Khổng tử chủ trương ‘’ Thuật lại mà không tr ước tác-tín
nhi hiếu cổ’’(thuật lại mà không trước tác, tin và hiểu người x ưa). Ông
không có sang tác riêng truyền cho hậu thế. Bộ luận ngữ ch ỉ là nh ững l ời
dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại. Khổng tử quan niệm
hiếu đạo là nền tảng của gia đình – mà gia đình là h ạt nhân c ủa xã h ội.
3. Đệ tam thánh Chu Công. Chu Công là con th ứ t ư c ủa vua Văn V ương.
Ông kế tục sự nghiệp vua cha. Văn Vương viết quái t ừ- ông soạn Hào t ừ.
Hào từ chiếm một địa vị quan trọng trong học thuyết Bát Quái. Thế là các
học giả xưa tán than :Sơ tổ và tam thánh. Nghĩa là sau vua phục hy vẽ Bát
Quái . Qua 3 vị Thánh hiền : Văn Vương-Chu Công- Khổng T ử- san định m ới
xác lập được hoàn toàn hệ thống Dịch học.

Dịch học hay gọi là triết thuyết Bát Quái luận rằng: từ cái th ủa h ồng
quang vô cùng vô cực khi mà nguyên khí còn hỗn mang ch ưa khai thiên lập
địa- lúc ấy đất trời chưa phân biệt , vẫn còn trong trạng thái u u minh
minh tranh tối tranh sáng. Đó là thái cực. Trong Chu dịch có chép: ‘’ D ịch
hữu thái cực – thị sinh lưỡng nghi- lưỡng nghi sinh tứ t ượng- tứ tượng sinh
Bát Quái- Bát Quái định kiết hung- kiết hung sinh đại nghiệp.’’
Dịch hữu thái cực là thái thứ nhất. Nhất ở đây không phải là nhất nhì
trong số học mà nhất ở đây là mang ý nghĩa của triết học - ở th ể vô cùng.
Thái cực là cái nguyên khí hỗn mang của đất trời th ủa sơ khai vũ tr ụ.
‘’Thị sinh lưỡng nghi’’ : lưỡng nghi tức là trời đất, tr ời là d ương , đ ất
là âm. Nguyên khí quyện thành một khối- trong nhẹ là trời- d ục nặng là
đất. Khi vẽ Bát Quái , người xưa dùng kí hiệu
ch ỉ d ương và dùng
kí hiệu
Chỉ âm.


‘’Lưỡng nghi sinh tứ tượng ‘’ lưỡng nghi chia thành ;thái âm
Thiếu dương
Thiếu âm

Thái dương

Nó tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đông
‘’tứ tượng sinh bát quái’’ trên tứ tượng sinh ra một lẻ, m ột chẵn thì đ ược
hào thứ ba- lấy 3 hào âm dương xắp xếp xen kẽ được bát quái hình.

Bát quái tượng trưng cho 8 loại vật chất cơ bản hình thành nên vũ tr ụ ,
trời- ao hồ - lửa- sấm chớp- gió- nước- núi –đất.
‘’Bát quái định kiết hung , kiết hung sinh đại nghiệp’’ có nghĩa là do s ự

trùng lập đan xen của Bát quái mà sinh ra 64 quái- 384 quẻ hào dùng đ ể
đoán định kiết hung, chọn lấy kiết mà tránh hung thì có th ể thành nên s ự
nghiệp lớn.


Vòng tròn ở giữa biểu tượng gọi là vòng thái cực – hai ph ần đen tr ắng
hình cá trong thái cực là lưỡng nghi hay còn gọi là âm d ương, vây quanh
thái cực là bát quái- ở phía dưới thái cực là Khôn – phía trái thái c ực là LYphía phải thái cực là Khảm , bên trên là Càn. Còn g ọi là t ứ Quái. Hai v ạch
chồng lấp lên nhau ở nội tầng tứ quái là tứ tượng.
Trên đây chỉ là một cách hiểu khái niệm về bát quái âm d ương, ch ứ th ực
tình muốn tinh thông tường âm dương Bát Quái thì con đ ường ki ến gi ải
còn dài.
Bát quái là biểu tượng của thiên văn địa lý. Bát quái là biểu t ượng
của khoa học kĩ thuật. Bát quái là biểu tượng của triết h ọc nhân sinh, là
biểu tượng của văn học nghệ thuật , là biểu tượng của chính tr ị quân s ự, là
biểu tượng của chiến thuật chiến lược , là biểu tượng của kinh bang tế
thế,là biểu tượng của y học đông phương. … do đó ng ười ta treo t ường
biểu tượng Bát Quái ở trước mặt tiền nhà , một nơi trang trọng nhất là đ ể
tri ân và tán than một nền học thuật tối thắng, cao siêu và vi diệu c ủa
người xưa- một nền học thuật được coi như là trung tâm của vũ tr ụ là cái
rốn của loài người.


Ngoài ra người ta còn sử dụng Bát Quái là vì h ọ có quan h ệ nòi gi ống
truyền thống phát xuất từ Trung Hoa- mặc dù có lang bạc giang h ồ , có đi
tha phương cầu thực khắp năm châu bốn biển, người ta vẫn nh ớ về ngu ồn
cội bằng một cái gì biểu tượng gửi gằm tâm hồn , niềm tin yêu và t ự hào
về truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc họ - một hoài niềm quốc gia
….
Ngoài 2 nguyên nhân nói trên, trong xã hội hôm nay , học thuy ết Bát

Quái này đã bị người đời trộn lẫn với mê tín. Người ta cố tình nhu ộm màu
dị đoan lên hình tượng Bát Quái để trừ ma yểm quỷ . Thật xót xa vô cùng .
Nếu hiểu Bát Quái là một ý niệm mê tín như vậy thì cả kh ối dân tộc Hàn
Quốc chẳng hạn , chẳng lẽ họ dùng Bát Quái làm quốc kì đ ể kh ử yêu ma.
Và nếu người ta sử dụng Bát Quái trên một vị trí trang trọng ở mặt
tiền chính diện ngôi nhà bằng một trong 2 ý niệm mà tôi v ừa m ới nói ở
trên. Tôi hết sức vô cùng cảm kích. Nhưng nếu người ta sử dụng nó v ới ý
đồ ‘’ bùa Bát quái’’ thì tôi thật không đồng tình.

Ban thờ gia tiên
Nhiều người thờ phụng các cụ gia tiên trong cái Khánh ( người miền nam
gọi là cái trang thờ) và an vị vào một gian th ờ kín đáo, biệt l ập, c ửa đóng
cài then – họ có quan niệm rằng nơi đó thật sự bình yên , th ờ các c ụ gia
tiên tuyệt đối trang nghiêm và thanh tịnh. Theo tôi , nói xin lỗi nh ư thế là
phong tỏa nơi thờ phụng- là cô lập các cụ tổ tiên.
Âm dương đồng nhất lý , phong tục tập quán của người Việt Nam
thờ phụng ông bà tổ tiên là một lý đạo-cái đạo thờ ông bà –dù là l ương hay
giáo gì cũng tôn thờ ông bà tổ tiên một cách trang trọng và có quan niệm
chung là dù các cụ có quá vãng rồi nhưng lúc nào các cụ cũng quay qu ần
đoàn tụ bên con cháu . Cho nên trong nhà bất cứ lúc nào có việc h ữu s ự
cũng đều thắp hương khấn vái các cụ phù hộ cho mẹ tròn con vuông hay
ăn chóng lớn- ngày giỗ chạp, lễ tết hay thăng quan tiến ch ức cũng xắm lễ
khấn vái các cụ độ trì cho được phước lộc niên tr ường an khang th ịnh
vượng – ngày liên hoan tiệc tùng,đính hôn ,gả cưới con cháu cũng x ắm l ễ
khấn vái các cụ phù trì cho đôi tân lang và tân lương đ ược s ắc c ầm h ảo
hiệp bách niên thọ. Vì vậy trong phong cách kiến trúc đặc thù văn hóa c ủa
ngôi nhà việt nam luôn thiết kế 3 gian 2 chái –hoặc 5 gian 2 chái cho thu ận


tiện dùng gian chính trang trọng nhất để thờ phụng ông bà tổ tiên . B ởi vì

truyền thống văn hóa sinh hoạt gia đình của người Việt Nam quan niệm
rằng các cụ gia tiên nhà ta dù còn hiện hình hay đã quá vãng lúc nào cũng
muốn gần gũi thân thương và hợp quần bên con cháu. Vì v ậy trong vi ệc
thờ phụng tổ tiên cốt yếu làm sao cho được gần gũi thuận tiện cho con
cháu hương khói hang ngày. Chứ đâu phải để cách ly các c ụ v ới n ề n ếp
sinh hoạt gia đình. Bây giờ còn tại thế , th ử hỏi xem có cụ nào ch ịu ch ấp
nhận được cách sinh hoạt như thế không ? Tại sao thủa bình sinh các c ụ
không chấp nhận như vậy được – mà th ời quá vãng con cháu l ại cách ly các
cụ với nếp sống sinh hoạt của gia đình? Con cháu vốn rất tôn tr ọng tâm ý
của các cụ thuở còn sinh tiền kia mà! Nhiều gia đình th ờ ph ụng các c ụ t ổ
tiên trên lầu quá cao- và vì công việc làm ăn mưu sinh hàng ngày , con cháu
phải chạy đua với thời gian , rồi quên luôn các cụ , đ ể h ương lạnh , khói
tàn , bụi đất bám đầy , chuột bọ mặc tình thao túng, th ấy vậy mà lòng
thêm xót xa…..
Các cụ ta bao giờ cũng hay nói ;có thờ có thiêng có kiêng có
lành. Theo quan điểm của Đạo phật thì ‘’cảm ứng tùy thời hiện’’ nghĩa là
nếu có niềm tin thì sẽ ứng hiện có niềm tin thì sẽ cảm nhận được nh ững
điều thiêng liêng kỳ diệu đó.

Thiên Tỉnh
Thiên tỉnh là một khoảng không gian thông thoáng từ cao tầng xuống mặt
bằng triệt mà người ta thường hay gọi là giếng trời. Đây là một y ếu t ố
quan trọng trong thuật phong thủy , nó đòi hỏi bất cứ ngôi nhà nào thi ết
lập phải thông thoáng âm dương vận động ngũ hành. Vì con người là m ột
tiểu vũ trụ thu hẹp hiện diện trong lòng một đại vũ trụ bao la- tiểu vũ tr ụ
và đại vũ trụ có sự liên quan mật thiết nhất định mà không có một điều
kiện thể chất nào có thể can thiệp được. Cho nên thiếu một trong nh ững
yếu tố thông hành của thiên nhiên thì tiểu vũ trụ này sẽ m ất đi m ột khúc
sạ vận hành của âm dương – mà thực tế con người cư trú trong điều ki ện
môi trường không có thiên tĩnh đó sẽ hiện diện như một nhân sinh quan có

hình mà thiếu bóng hoặc giả nhưng có bóng mà không có hình. T ừ đó m ọi
sự vận dụng bản năng của con người đối với ngoại thể sẽ kém ph ần linh
hoạt- mà một khi bản thể của con người đã kém phần linh hoạt rồi thì y ếu
tố con người hiện diện trong thực tại của đời sống xã hội sẽ không đ ạt
được mục đích cứu cánh của nó.


Tôi đề nghị bằng cách nào đó thực hiện được thiên tĩnh này có th ể
đồng hành cùng cầu thang hoặc ở một số khu vực hợp lý trong nhà để có
vừa có ánh sáng tự nhiên , vừa thông thoáng thiên khí. Nh ất đ ịnh làm sao
cho trong nhà tiếp nhận được ánh sáng của trời , tiếp nh ận đ ược thanh khí
của âm dương, tiếp nhận được nguồn gió mát của thiên nhiên mà thông
thoáng ngũ hành , điều hòa âm dương tạo điều kiện cho địa cuộc phát huy
vượng khí.
Nhiều ngôi nhà cũng gọi là có thiên tĩnh , nhưng kì th ực nó ch ỉ là cái
khung lấy ánh sáng cho cầu thang – cái nơi lấy ánh sáng cho khu v ực b ếp
lửa và phòng vệ sinh , chứ nó có thông thoáng âm dương ở ch ỗ nào, có giao
hòa với đất trời ở đâu mà gọi là thiên tĩnh?
Ở đây về phương diện phong thủy , tôi nêu y ếu tố này để quý v ị ch ủ
nhân thấy sự cần thiết của phong thủy mà lưu ý quan tâm.

Hòn non bộ
Những nhà phong thủy dùng bí thuật sử dụng hòn non bộ mà y ểm
triệt hung mạch. Hòn non bộ tuyệt đối không bố trí nơi kiết m ạch vì nó
làm phá hỏng các mệnh mạch tốt mà ảnh hưởng cho cả địa cuộc. Hòn non
bộ cũng không đặt trên các tầng lầu – và không đặt trên đường trục mạch
vãng lai tâm –dù cho có các hung mạch xấu ở ngay trên khu trục m ạch này
nhưng vẫn không được đặt hòn non bộ.
1.


2.

3.

Hạn mộc cảnh:
Loại hình xây dựng trên khô , được thực hiện với những pho đá san
hô , hay đá vôi và sử dụng các gốc cây khô , cây xương r ồng c ằn cỗi
như cảnh hoang sơ vùng sa mạc. Đây là quan niệm non bộ của nh ật
bản thường hay dùng hình thức này nhằm nhấn mạnh thêm cái
phần chân đế tĩnh lặng theo thuyết lý Lão Trang.
Thụ mộc cảnh:
Sử dụng cây kiểng là chính , thể hiện cây cổ th ụ ở giữa đồng n ội , có
chú mục đồng, có con trâu gặm cỏ , hoặc cây cổ thụ có r ễ um tùm ở
giữa thảo nguyên , hoặc cây thiên tuế thâm niên, cây lão mai, cây s ứ
đại…. ở giữa đồi cỏ mấp mô, để nơi này sẽ trở thành hoa viên cây
cảnh trong sân vườn.
Sa thạch cảnh:


4.

Loại hình này thường được thực hiện trên nền cát nhuyễn hoặc
những khoảng sân vườn có trải sỏi trắng và sử dụng những pho đá
có nhiều hình thù đẹp mắt muốn nói lên ý nghĩa của chủ nhân
muốn nói, để biến hình thức non bộ này- để hóa nh ững phiến đá vô
hồn này thành những linh hồn cao thượng tạo nên những áng văn
thơ tuyệt tác ‘’đá ơi ! đá biết gật đầu- đá cùng ta hãy nguy ện cầu
bình yên – biển trần nhiều nỗi linh đinh- đá ơi hãy vạch ch ương
trình độ sanh…’’
Thủy mộc cảnh :


Thiết kế non bộ theo hình thức này – nhà phong th ủy muốn bảo t ồn cho
thế đất của địa cuộc- không san bằng chỗ cao, không bồi l ấp ch ỗ trũng –
mà giữ nguyên thế dáng của đất theo phương truyền ‘’thượng nhất thốn
như vi sơn- hạ nhất thốn như vi thủy’’. Nghĩa là chỗ cao h ơn 1 tấc là núi ,
chỗ thấp hơn 1 tấc là nước. Thế đất này mấp mô cao cao th ấp th ấp tr ồng
cỏ non nhật bản, phối trí các cây cổ thụ bonsai với nh ững dòng suối nh ỏ
róc rách quanh co…
5.

Thủy thạch cảnh:
Chế tác non bộ theo hình thức này , sử dụng đá và n ước là chính, cây
là phụ - cách sắp xếp các khối đá tạo nên cảnh hoang sơ hùng vĩ và
dòng tạo nước như thác đổ , có nơi phối trí từng giọt rơi r ơi nh ư
sương sớm, cùng những cây si cây bonsai nho nhỏ , v ị tiều phu gánh
củi qua cầu , ngư ông ngồi câu cá, có mái chèo cong cong…
Nhà phong thủy tùy vào địa cuộc mà định vị bố trí hòn non bộ , tùy
vào tuổi tác của chủ nhân mà sử dụng một trong năm hình thức non
bộ vừa mới nói ở trên

Nguyên lý chế tác non bộ thì theo hình thức nào đi n ữa cũng ph ải tuân theo
ngũ hành , phải dựa vào cái gốc căn bản của phong th ủy mà bi ến hóa, mà
bố cục theo âm dương tương đồng , không thịnh âm khuyết dương , cũng
không thịnh dương khuyết âm. Dương là ban ngày là sự sống s ự sáng, s ự
nóng, là mùa xuân, mùa hạ… âm là ban đêm , sự chết chóc , s ự t ối , s ự l ạnh
là mùa thu, mùa đông…
Thiết kế non bộ nơi lồi ra là dương , là mũi , là doi… ch ỗ khuy ết vào là âm ,
là vũng là vịnh… chế tác non bộ phải dựa vào âm dương ngũ hành đ ể bố trí
nơi nào trồng cây , cây lúc nào cũng mọc vươn ra ánh sáng mặt tr ời g ọi là
dương – còn màu rêu phong xẩm tối khuất sau mỏm đá , hay m ột dòng



suối róc rách xuống một lủng nước , một cái hang tối đen có lắp chi ếc cầu
cong cong ngang qua gọi là âm . Như vậy non bộ là tóm thâu c ả m ột bầu
trời non nước để thu nhỏ lại trong một khung cảnh giới h ạn ch ừng m ực.
Do đó muốn chế tác non bộ phải tuân theo quan điểm của phong th ủy mà
thực hiện chứ không phải muốn làm theo sở thích của mình nh ư thế nào
cũng được.
Có nhiều người khéo tay tự làm non bộ, làm nhiều rồi quen tay và tự
nhiên mình là nghệ nhân chế tác non bộ- rồi đứng trước tác phẩm c ủa
mình thì cà lăm không biết giải trình một lý lẽ nào.
Non bộ đâu phải là một cách trang trí đơn thuần , một kiểu làm đ ẹp cho
ngôi nhà theo cảm tính- mà non bộ là cả một nghệ thuật siêu nghệ thuật
của người xưa. Một thú chơi tao nhã của kẻ tao nhân mặc khách. Non bộ
nó là cả một bầu trời sáng tác của người thi sĩ- non bộ là bi ển c ả bao la
của những dòng tư tưởng triết gia- non bộ nó là chất liệu ngọt ngào , là
tình yêu thương, là dòng suối dịu hiền của những con người biết h ướng
tâm về đấng dưỡng dục sinh thành – non bộ nó làm phát huy tinh th ần
lãng mạn , tăng trưởng tình yêu quê hương đất nước – và non bộ nó cũng
là chốn an định đưa những vị thiền sư Trung Hoa Nhật Bản vãng lai cõi
sắc không mà minh kiến bản lai diện mục.
Để thể nghiệm những điều ca ngợi về non bộ, tôi đề nghị quý vị vào m ột
ngày thuận tiện nào đó hãy dành nửa giờ đồng hồ ngồi hay đ ứng tr ước
non bộ- lắng lòng mình lại- chiêm ngưỡng non bộ- sẽ th ấy tâm h ồn mình
bừng tỉnh- đi vào một thế giới kì ảo của nhân minh mà không ngôn từ nào
có thể truyền tải cho hết được. Nói tóm lại non bộ nó là cái h ồn – cái h ồn
thâm thúy muốn nói lên tư tưởng của chủ nhân với quan đi ểm c ủa cu ộc
sống. Và điều quan tâm lớn nhất của phong thủy là đặt v ị trí non bộ ở n ơi
nào để bổ sung âm dương địa cuộc thông thoáng ngũ hành cho căn c ơ mà
triệt hung mạch.

Tôi cũng muốn lưu ý một điều có liên quan đến những khối đá ,
những pho tượng nơi non bộ trong nhà. Có đôi lúc người du khách đi d ạo
chơi ngoài bãi biển , hay những khu rừng nguyên sinh , nh ững miền nông
thôn căn cước… tình cờ nhìn thấy những hòn đá lạ có ánh sáng lấp lánh
hay những khối đá có hình thù kì bí, mà cho là gặp ph ải đá quý , li ền nh ặt
về đặt vào phòng tiếp khách để khoe mẽ , đặt lên bàn làm việc để l ấy hên ,
hay an trí vào những khu hoa viên cây cảnh non bộ trong v ườn nhà… mà


không ngờ rằng tự mình chuốc lấy điều tai vạ vô cùng. Theo thuy ết ngũ
hành âm dương thì những hòn đá đó có thể đã định vị rất lâu ở ngoài
hoang địa , đã hấp thụ nắng mưa linh khí tại hung mạch hay nh ững lu ồng
bức xạ từ những tia nắng hồng quang của vũ trụ. Giờ đây người l ữ khách
lại mang nó về nhà như mang điều tai ách hung họa vào thân. Có khi làm
gia đình tán tài bại sản, khốn khổ cơ hàn. Có khi làm cho v ợ ch ồng xung
đột hư thai trụy sản , con cái điêu linh tù tội. Cũng có khi bi ến cho gia đình
đau ốm triền miên, kẻ còn người mất sinh ly tử biệt… không riêng gì các
khối đá lạ ngay những pho Phật tượng cổ xưa mà kẻ tà tâm đánh c ắp t ừ
những ngôi chùa cổ xưa , người lữ khách tìm mua về nhà đ ể th ờ ph ụng
hay trang trí cũng đều không tốt . Những kh ối đá , nh ững pho t ượng hay
những đồ cổ vật đó , tôi lưu ý kẻ lữ hành nên lật phía đáy mà xem bao gi ờ
cũng có những dấu ấn tứ tung ngũ hành(tứ tượng sinh ngũ hành) hoặc là
những câu phù chú – những đạo bùa trấn yểm- hay cũng có khi là l ời
nguyền… người lữ khách mê lầm cho là mình có đủ phước duyên mua
được cổ vật hay lượm được của quý mà hồ hởi mang về nhà. Họ có biết
đâu đó là những pho tượng trộm cắp từ những ngôi cổ mộ hay nh ững vùng
hoang địa thọ tử hung niên. Đúng là tai ách giữa đàng đem vào c ổ mà không
biết nguyên do.
Tôi có biết một vài người chuyên mua bán cổ vật , tôi khuyên h ọ
nên mua bán những mặt hang đồ gỗ hay gốm xứ mỹ nghệ gia d ụng – ch ứ

không nên mua bán các loại tượng bằng đồng , bằng đá hay đất nung –
những thứ loại này có thể là của người dân tộc Chăm hay Kh ơ-me , nhất
định họ có phù chú bảo hộ, phù nguyên trấn yểm. Nh ưng vì l ợi nhu ận to
lớn những người này không nghe lời khuyên – làm cho cả gia đình họ có
đời sống tối tăm u ám…
Vì vậy khi thiết kế non bộ trong vườn nhà chủ nhơn nên th ận trọng
trong việc tìm kiếm, kiểm tra kỹ lưỡng các khối đá tr ước khi b ắt tay vào
việc xây đắp để tránh hậu họa đã thường xảy ra.

Phong linh
Phong linh còn gọi là chuông gió , chuông gió này hiện nay ở các nhà sách,
các cửa hàng văn hóa phẩm có bán rất nhiều , khi mua phải ch ịu khó ch ọn
loại có âm thanh trong sáng , ngân vang, trầm bổng… tránh mua lo ại có
tiếng chát chói, trầm dục.


Tôi đề cập đến phong linh để nhờ phong linh bổ sung cho đ ịa cu ộc thêm
khởi sắc –phát huy sinh khí- hài hòa nhơn thiên. Phong linh hiệp hòa gi ữa
chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời, của hoa là cỏ cây, c ủa
âm dương nhật nguyệt- hài hòa giữa con người với tr ời đất. Nh ờ có phong
linh ta mới nghe được âm điệu – nhờ có âm điệu ta mới thấy được s ự hiện
diện của gió- nhờ có có ta mới nghe được âm điệu của chuông. Cho nên
phong linh dẫn ta đi đến cái duy thức về âm d ương m ột cách lý thú tuy ệt
vời. Như vậy phong linh đã tạo nên một sự tương quan giữa chuông và giógiữa con người và không gian – giữa sự sống động và tĩnh mịch. T ừ đây ta
có thể khái niệm: trong một không gian tĩnh lặng là âm –có làn gió nh ẹ
thoáng qua là dương- làn gió này tác động vào một dây chuông đang n ằm
bất động là âm- để từ đó phát ra âm thanh vang là dương. Ngay trong th ể
dương đã hiện diện thể âm thực tại- và từ thể âm th ực tại lại sinh hóa ra
thể dương sống động mà tạo nên một sự tương dung của đất tr ời.
Ta cũng có thể suy luận : Nếu không có gió làm sao biết chuông

động.? từ ở chỗ này ta ngộ ra được cái tinh hoa của đ ất tr ời là ch ẳng ph ải
gió động-cũng chả phải chuông động –mà do tâm ta động- do tâm th ức con
người tác hợp vào ngoại cảnh bao la của vũ trụ để thấy được cái vi di ệu
của thiên nhiên mà biến hóa- mà vận hành theo sự sinh tồn của nguyên lý
âm dương- để từ đây có sự giao liên giữa đại vũ tr ụ bao la bên ngoài và
tiểu vũ trụ thực hữu trong ta – và cũng từ đây tư tưởng của Dịch h ọc và
Thiền học gặp nhau.
Du khách có dịp đến đất nước Trung Hoa , Triều Tiên, Nh ật Bản…
tham quan đền đài cổ kính hay nội thất các trang gia sẽ th ấy h ọ bố trí
phong linh và sử dụng phong linh khéo léo tài tình.

Công trình phụ
Thông thường phong thủy phải thực địa tại khu đất mà ch ủ nhân chuẩn bị
xây dựng công trình rồi sau đó phong thủy lập sơ đồ kh ảo sát địa cu ộc đ ể
định vị rõ ràng nơi nào là hung mạch nơi nào là kiết m ạch và tùy thu ộc
vào các địa mạch đó mà bố trí công trình phụ như: Bếp lửa, cầu thang,
phòng tắm ,WC , bể phốt, bể nước, khai thủy sinh, c ống n ước th ải… phòng
ngủ . phòng làm việc, phòng tiếp khách. Nói chung phong th ủy quy ết đ ịnh
hung mạch nào cần phải yểm triệt và kiết mạch nào cần phải bảo tồn .
Phong thủy cũng giống như các thầy thuốc đông y phải xem m ạch tr ước


rồi kê toa bốc thuốc sau. Phong thủy làm việc bước đầu , cũng là b ước
quyết định của công trình. Rồi sau đó nhà kiến trúc m ới căn c ứ vào s ơ đ ồ
bố trí của phong thủy mà lên đồ án thiết kế , chịu trách nhiệm về kĩ thuật
và mỹ thuật. Cuối cùng phong thủy và kiến trúc cũng có th ể gặp nhau ho ặc
thông qua chủ nhơn để thống nhất một phương án tốt nhất mới thi công.
Phong thủy không giống như các thầy xem ngày , chỉ ngồi nhà mà phán
cho chủ nhân ngày giờ khởi công động thổ , ngày giờ th ượng lương lợp
mái…. Quan trọng là bố trí các công trình trong nhà sao cho t ương thích v ới

căn cơ địa cuộc chứ còn ngày giờ chỉ là yếu tố ph ụ thuộc. Nếu nh ư ch ọn
ngày giờ tốt nhất để xây nhà , mà chủ nhân lại khai sinh th ủy(giếng nước)
tại hung mạch thọ tử kim lâu thì sao? Chọn ngày giờ th ật tốt mà ch ủ nhân
bố trí bể phốt tại kiết mạch bang sa triều củng thì còn gì là công danh v ới
sự nghiệp? Chọn ngày giờ tốt nhất mà chủ nhân thiết kế cống ngầm thoát
nước thải đi vào khu mạch vãng lai tâm để rồi khi hoàn thành ngôi nhà thì
bị chấn thương về cột sống thì còn gì là cuộc đời? Phong th ủy không bao
giờ làm liều như thế . Phong thủy phải thận trọng đến th ực đ ịa và nêu ý
kiến bố trí các công trình trong địa cuộc.

1, Bếp lửa:
Tại sao người ta quan trọng hóa vấn đề bếp lửa trong nhà. Theo
phật học có 4 trạng thái : đất nước gió lửa (tứ đại) là yếu t ố kh ởi nguyên
hình thành nên vũ trụ, tác thành nên sinh vật và mọi hiện tượng trong b ầu
trời. Còn dịch học khẳng định : kim thủy mộc hỏa thổ ( ngũ hành) là
nguyên tố của các nguyên nhân- cũng có phần đóng góp của lửa mà xuất
hiện nên mọi sự mọi vật ở trên trời.
Bếp lửa là sự sống. Bếp lửa đã khơi nguồn cho tình yêu và hạnh
phúc của gia đình. Thuở ấu thơ nơi bếp lửa đã n ướng chín c ủ khoai, c ủ
sắn-nướng chín con cá con cua để cho mình l ớn lên và lớn lên cho t ận bây
giờ- lửa cũng tiếp tục bên mình nuôi dưỡng mình cho đến lúc h ơi th ở cuối
cùng . Bếp lửa cũng là thứ ánh sáng kỳ diệu cho ta dùi mài kinh s ử bên
vòng tay ôm ấp của mẹ ta đang luộc rau kho cá dưới mái nhà tranh m ộc
mạc nơi thôn dã. Người ta ăn uống ở bên bếp lửa , tình t ự nhau ở bếp l ửa ,
được sinh đẻ ra và ấp ủ cũng từ hơi ấm của bếp lửa. Ôi hồn l ửa thiêng vì
sông núi, ôi hồn lửa thiêng vì tình yêu và hạnh phúc gia đình. L ửa là do s ự
cọ sát mà ra, hiểu một cách khác nó là khởi nguồn cho bản tình ca âm
thầm mãnh liệt – lửa tình. Trên thế gian này có ai sinh ra, được d ưỡng dục



và lớn lên mà không cần đến lửa. Lửa đã gắn liền một nam m ột n ữ l ại v ới
nhau để truyền lửa cho nhau từ thế hệ này nối thế hệ khác đ ời đ ời ki ếp
kiếp họa nên một bản tình ca bất tận- truyền đăng kế tục.
Ở trên cuộc đời này không có một thứ giặc nào gây kinh hoàng kh ủng
khiếp như nước và lửa(thủy hỏa tai ương)- và con người là một th ứ sinh
vật muộn màng nhất trong hành tinh này. Nhưng con người biết ch ế ngự
nước với lửa , biết dùng nước với lửa để phục vụ cho đời sống của mình
ngay cái thuở còn ăn hang ở lỗ. Con người đã biết trân trọng n ước v ới l ửa
từ cái thời sơ khai tiền sử. Theo quan điểm phong thủy thì âm d ương ngũ
hành liên quan mật thiết với con người như máu với tim, nh ư hình v ới
bóng. Do vậy mà công việc đầu tiên liên quan đến nhà c ửa thì các nhà
phong thủy phải suy nghĩ ngay đến bếp và n ước.
Bếp lửa không đặt nằm trên vị trí của bể phốt – bể n ước ngầm sinh
hoạt –giếng nước và cũng không được đặt đối diện với các hệ th ống công
trình ngầm này . Cống ngầm thoát nước thải có th ể xuyên ngang qua b ếp
lửa được(lưu thủy) nhưng tuyệt đối không tích tụ dưới chân bếp lửa
thành hố ga miệng cống( tích thủy).
Không đặt trực diện với bếp lửa các vật dụng có chứa n ước nh ư : tủ
lạnh , máy giặt, vòi nước , bình lọc nước, bể chứa n ước n ổi hoặc bể n ước
ngầm – tủ rượu hay hầm chứa rượu- phòng tắm WC, giếng n ước khoan
hay giếng nước đào – hòn non bộ- thủy cảnh hay bể cá c ảnh. Các v ật d ụng
và công trình có chứa nước có thể đặt sau lưng bếp lửa, hoặc ở phía bên
tay phải hay bên tay trái của bếp đều được.
Giường ngủ trên các tầng lầu không nên đặt nằm ở trên đầu bếp l ửa
ở các tầng phía dưới.
Các phòng khách, phòng sinh hoạt , phòng học hành, phòng làm việc
ở trên lầu cũng không nên đặt bàn ghế ngồi trên đầu bếp lửa ở các tầng
phía dưới, dù có cách bao nhiêu tầng lầu cũng không nên. T ất c ả các tầng
lầu có khu vực liên quan trên đầu bếp lửa nên bố trí tủ kệ trang trí đ ể
tránh vô tình vô ý động phạm trên đầu bếp lửa.


2.Tủ kệ trang trí :
Tủ kệ trang trí có thể trưng bày các loại bình lọ, bát đĩa cổ x ưa,,,
hoặc sách vở đồ chơi, đồ trang trí, tranh ảnh , các loại t ượng gốm s ứ… vì


nơi này là trực tiếp trên đầu bếp lửa ở mặt bằng tầng phía d ưới. Cho nên
không đặt giường ngủ , tủ áo, tủ rượu, không đặt bàn gh ế ngồi tiếp khách ,
bàn trang điểm bàn làm việc ngay trên đầu bếp lửa. Tủ kệ trang trí v ứa
làm đẹp cho các gian phòng trên lầu vừa có mục đích nêu trên.

3.Bồn nước đặt trên tầng mái sân thượng
Bồn nước sinh hoạt đặt trên tầng mái sân thượng – chỉ có 2 khu v ực
an toàn nhất là khu vực trên nóc cầu thang và khu vực trên nóc phòng t ắm
WC. Bồn nước này không đặt trên nóc ban th ờ gia tiên an v ị t ại các t ầng
lầu phía dưới. Nếu đặt vào vị trí các tầng trên đầu gi ường ngủ thì nh ững
người trực tiếp dưới các giường ngủ đó sẽ hay ốm đau bệnh hoạn. Nếu
đặt vào vị trí các tầng trên đầu bếp lửa trong nhà sẽ hay kh ắc kh ẩu r ầy
rà…dù cho có cách bao nhiêu tầng lầu đi nữa cũng vẫn bị ảnh h ưởng này.
Nói tóm lại bồn nước này có thể đặt vào vị trí nào thuận tiện nh ất nh ưng
tránh : ban thờ , bếp lửa và giường ngủ ở tất cả các tầng phía dưới.

4. Nước cấp và nước thải
Nước cấp và nước thải bao giờ cũng đi ngược chiều nhau. Bể n ước
cấp sinh hoạt đi vào nhà theo phương tả quan, thì hệ thống cống ngầm
thoát nước thải dẫn ra phải theo phương hữu quan. Vấn đề quan tr ọng là
phong thủy bố trí cống thoát nước thải đi xuyên ngang qua các hung m ạch
– vì hệ thống cống ngầm thoát nước thải này mà thông qua các m ệnh
mạch tốt thì nó sẽ phá hỏng các kiết mạch này. Do đó sau khi th ực địa và
biết được vị trí của hung mạch và kiết mạch rồi thì phong th ủy m ới đ ịnh

vị bố trí các hệ thống nước cấp sinh hoạt và hệ thống cống ngầm thoát
nước thải được.

5.Khai thủy sinh
Khi xây dựng ngôi nhà tùy chủ nhơn có nhu cầu sử dụng giếng n ước
hay không thì mới khoan đào- chứ không nên khai thủy m ạnh rồi bỏ đó mà
không dùng thì không nên. Theo phong thủy, mạch thủy sinh rất là ph ức
tạp , có nhiều gia đình khi hoàn thiện ngôi nhà thì liền đ ột tử r ồi đổ t ội
cho tại xây nhà vào năm sát chủ- nhưng người ta đâu ngờ rằng do tại
khoan giếng nhằm vào hung mạch thọ tử kim lâu mà không hay- cũng có
khi trong nhà đau ốm triền miên hoặc tai vạ dồn dập có khi đ ộng ph ạm
vào vòng lao lý mà người ta không nghĩ rằng do khai thủy sinh vào hung


mạch tương xung đại sát. Do đó tôi khuyên không nên tùy tiện khoan giếng
– hoặc quyết định khoan giếng đào giếng theo ý kiến của quý th ầy không
phải là chân truyền phong thủy. Không nên đưa kim châm cứu cho quý
thầy không biết gì về kim châm cứu- chỉ chuốc họa vào thân
6.Cầu thang
Theo thuật phong thủy cầu thang được hiểu như là hệ thống xương sống
trong một cơ thể gia đạo, nó bắt buộc phải theo phương thuận của nhật
nguyệt(chiều đi của mặt trời, mặt trăng theo quỹ đạo) chiều thuận của
âm dương ngũ hành( hay còn gọi là chiều quay của kim đồng h ồ--cái th ời
mà phong thủy xuất hiện trên thế gian là cái thời mà thế giới ch ưa có ý
niệm gì về đồng hồ thời gian)
Tính bậc cầu thang là tính cho mỗi khung tầng nhà hoặc mỗi khung
vượt cấp nhà. Nghĩa là tính cho mỗi khung tầng được phân cách b ởi m ột
sàn tấm đổ bê tông mặt bằng. Chứ không phải tính suốt t ừ d ưới n ền nhà
lên đến tầng cuối cùng cao nhất.
Tính bậc cầu thang là tính cho cả chiếu nghỉ và sàn tấn đổ bê tông

cho khung tầng lầu là bậc thang cuối cùng của khung tầng mới đúng. Có
rất nhiều người chỉ tính bậc cầu thang mà không tính sàn tấm đổ bê tông
là sai vô cùng. Thí dụ : nếu chủ nhân sử dụng 25 bậc thang cho mỗi khung
tầng lầu thì ta chỉ xây đúng 24 bậc thang mà thôi. Còn sàn tấm đ ổ bê tông
cho mặt bằng lầu là bậc thang cuối cùng thứ 25. Phải xác định sàn tấm đ ổ
bê tông cho khung tầng lầu bao giờ cũng là bậc thang cuối cùng của khung
tầng lầu.
Số bậc thang cũng như số lượng cân đòn tay cho mái nhà được
phong thủy tính toán cho phù hợp với lẽ tương sinh ngũ hành căn c ứ theo
tuổi tác và cung mệnh của chủ nhơn- chứ không nhất thiết phải là 21- 22hoặc 23 bậc. thông thường người ta hay sử dụng 21 bậc hoặc 25 b ậc thang
vì họ chọn lấy chữ ‘’sanh’’ theo ý nghĩa của ‘’sanh lão bệnh t ử’’
Ở đây phong thủy cho quan niệm ‘’ sanh lão bệnh tử’’ hoàn toàn vô lý,
vô lý đến khôi hài. Tôi xin lấy mấy thí dụ điển hình cho nh ững ng ười s ử
dụng 21 bậc thang
1.chủ nhân tuổi giáp ngọ sinh năm 1954 mạng sa trung kim- tr ực ch ấpthuộc ngũ hành hỏa. nếu dùng 21 bậc thang cho mệnh đạo phu thê. Ch ủ


trực mãn- thuộc ngũ hành thổ thì sẽ có lợi cho vợ con, sức khỏe d ồi dào ,
an khang thịnh vượng, học vấn mỹ mãn.
2.chủ nhân tuổi kỷ hợi sinh năm 1959 mạng bình địa mộc- tr ực địnhthuộc ngũ hành mộc. nếu sử dụng 21 bậc thang cho mệnh đạo thê tử ch ủ
trực trừ thuộc ngũ hành thủy . thì nó sẽ lợi cho bản thân ,nghĩa là v ợ con sẽ
chung tay nhau đỡ đần sự nghiệp công danh cho chủ nhân.
3. chủ nhân tuổi canh tuất sinh năm 1970. Mạng thoa xuyến kim trực thâu
thuộc ngũ hành thủy. nếu sử dụng 21 bậc thang cho mệnh đạo thê t ử ch ủ
trực phá thuộc ngũ hành hỏa . cực kì xung khắc, làm cho gia đ ạo bất hòa,
đau ốm triền miên , đường học vấn tương lai con cái m ờ mịt.
4. chủ nhân tuổi kỷ sửu sinh năm 1949 mạng phích lịch hỏa trực bình
thuộc ngũ hành thủy . Nếu dùng 21 bậc thang cho mệnh đạo thê tử, ch ủ
trực kiên thuộc ngũ hành thổ. Hoàn toàn phá triệt con dường công danh s ự
nghiệp của chủ nhân mà còn ảnh hưởng bổn mạng lâu dài.

Tôi xin giải trình về sự vô lý của một số quý thầy th ường lấy sanh
lão bệnh tử mà tính cho các bậc cầu thang- các bậc nền nhà…
Sanh lão bệnh tử là những điều luận trong giáo lý đạo ph ật mà đạo
phật phát nguyên từ Ấn Độ , cũng là đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Đ ộ. Còn
ở đây ta xem phong thủy, âm dương ngũ hành, tiết khí cung mệnh… nó là
biểu trưng cho nền văn hóa Trung Hoa. Đất nước Việt Nam là bán đ ảo Ấn
Trung chịu ảnh hưởng của cả 2 nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Đ ộ - cho nên
thường hay vấp phải sự nhập nhằng đó- cứ lấy râu ông này c ắm vào c ằm
bà kia, thật là phi lý vô cùng.
Hơn nữa nếu tính sanh lão bệnh tử như vậy thì nhà nào cũng nh ư
nhà ấy, người nào cũng như người ấy thì ta xem cung mệnh tuổi tác của
chủ nhân để làm gì ? đây là một cách tính bí truyền mà nó cũng thất
truyền từ lâu khó lý giải. Cho nên quý thầy có sở học không căn b ản và nh ất
là những người thầu, người thợ thi công hay bà con thân h ữu đặc biệt quan
tâm đến việc xây dựng nhà cửa cũng thường nghe nói mà ch ụp đ ại sanh lão
mệnh tử của Ấn Độ vào nền nhà - ấn vào cầu thang và số cây đòn tay cho
mái nhà Trung Hoa. Và cứ thế mà ‘’nghe nói ‘’ từ đời này cứ truyền lại
‘’nghe nói’’ cho đời sau tiếp tục dùng thoải mái vô t ư. Thật khôi hài
.


Tôi đã thấy nhiều người học mót được cách tính sanh lão bệnh t ử
cho bậc cầu thang của nhà mình với cả tâm đắc và mãn nguy ện lộ rõ trên
nét mặt hồn nhiên đến tội nghiệp

Kích thước các loại cửa
1.cửa chính ở tầng trệt hoặc trên lầu :
Cao 2m10 hoặc 2m30 hoặc 2m50 hoặc 2m70 hoặc 2m90 hoặc 3m12
hoặc 3m52
Rộng 0m80---0m82---0m86----1mm

1m02—1m04---1m06---1m20—1m22---1m24—1m25-1m261m46-1m64-1m90-2m12-2m32-2m52-2m72-2m92-3m12-3m30-3m323m72-3m92-4m15-4m56-4m78-5m-5m20-5m60-5m80-6m-6m45-6m657m05-7m25-7m70-8m10-8m50-9m10-9m12-9m75-10m

2.cửa thông gian :
Thông thường cửa này không có cánh cửa- dùng để thông t ừ nhà
trên xuống nhà dưới hoặc từ gian kia qua phòng nọ. Có th ể thiết k ế c ửa
trang trí vòm cung , bán nguyệt như trong phim ảnh tàu.
Cao 2m10-2m30-2m50-2m70-2m90-3m12
Rộng 1m44-1m46-1m64-1m9
3. Cửa hậu hoặc cửa phụ
Cao : 2m10-2m30-2m50-2m70
Rộng :0m82-1m05-1m24-1m46-1m64-1m90
4. Cửa phòng ngủ chủ nhân
Cao : 2m10-2m30-2m50
Rộng : 0m84-1m04-1m24-1m46-1m64
5.Cửa phòng hậu sanh còn đi học
Cao : 2m10-2m30-2m50


Rộng : 0m86-1m06—1m26-1m46
6.Cửa phòng tắm phòng vệ sinh
Cao : 2m10-2m30-2m50
Rộng : 0m60-0m64-0m80-1m02-1m20
7.Cửa phòng hậu sanh đã có công việc làm ăn hoặc phòng ng ười giúp
việc. phòng khách vãng lai:
Cao : 2m10-2m30-2m50
Rộng : 0m85-1m05-1m25-1m46
8.Cửa nhà kho nhà xe:
Cao : 2m50-2m70-2m90-3m30-3m70-3m90
Rộng : 0m82-1m24-1m64-2m10-2m70-3m30
9.Cửa sổ tùy nghi sử dụng:

Không cần phải theo kích thước phong thủy , vì cửa sổ không ph ải là
cửa xuất nhập , không phải là cửa đi ra vào – kích c ỡ tùy ch ủ nhân s ử d ụng.
10..Cửa cổng ngõ:
Cổng ngõ khi nào có xây đúc đà ngang trên 2 đầu trụ cổng thì s ử
dụng theo kích cỡ đã ghi ở mục số 17.. Còn nếu cổng ngõ ch ỉ có 2 tr ụ mà
không xây đà ngang trên 2 đầu trụ cổng có nghĩa là không bị kh ống ch ế
chiều cao, nên không gọi là cửa , mà chỉ là cổng, thì không c ần ph ải s ử
dụng kích thước ở đây

Cổng ngõ có đà ngang


Cổng ngõ không có đà ngang
Những ni tấc kích thước mà tôi ghi ở trong tập này được s ử d ụng t ừ
kích thước địa lý chân truyền của Tổ nghiệp. Hiện nay có nhi ều ng ười sao
chép rồi chuyền tay nhau một bản thước nào đó và kh ư kh ư bảo thủ theo
đó mà dùng. Nhưng không ngờ rằng đó chỉ là m ột loại th ước tam sao th ất
bản qua nhiều sự sao chép của thiên hạ khi đến tay mình thì m ột ly đã đi
một dặm.
Cũng có người đến cửa hàng vật liệu xây dựng mua một h ộp th ước
dây kim loại của Đài Loan gọi là thước Lỗ ban và cũng bảo thủ theo đó mà
dùng. Thật tai hại vô cùng .Không hiểu sao người mình lại dễ dàng c ả tin
đến thế , tin một cách hết lòng mê tín.
THƯỚC địa lý là tiền thân nguyên bổn của th ước Lỗ ban. Thật ra Lỗ
ban là do các đạo sĩ vô môn quan tu hành theo Tiên Thiên bát cảnh –
chuyên vận công luyện khí- chế biến linh đan-hô phong hoán vũ-đ ương
thời cùng lão Trang sang lập ra môn phái Lỗ ban ngũ h ổ- và về sau lại phát
triển thêm các tông phái : Lỗ ban hiệp khí, Lỗ ban đề hình, Lỗ ban hỳ
quyết… Họ thường sử dụng thước địa lý này , rồi từ đó người đ ời nhầm
lẫn quen gọi là thước Lỗ ban, chứ kỳ th ực nguyên thủy của nó gọi là th ước

địa lý-còn lỗ ban làm gì mà có thước.
Phong thủy chân truyền và cả hệ thống bắc phái Lỗ ban hay nam
phái Lỗ ban đều xem thước này là bảo vật- mà dù thuộc môn phái nào đi
nữa hàng hậu duệ muốn tiếp nhận thước địa lý cũng phải tuyên th ệ tr ước
Tổ nghiệp: phải có tinh thần bảo trọng bảo lưu truyền th ừa đ ối v ới ti ền
nhân- thước này không được dùng bừa bãi với ý đồ không tốt- không ph ổ
truyền cho những người không biết dùng, những người có tà tâm dùng sai
mục đích tôn chỉ của tổ nghiệp- thước này không được ph ổ truy ền v ới


mục đích kinh doanh tư lợi. Đó là những lời thề lớn tr ước tiên s ư. Nh ưng
thước này ngày nay được sản xuất đại trà mua bán kh ắp các n ước châu Á
thì sao? Chẳng lẽ người ta kinh doanh không cần không nghĩ đến hi ệu qu ả
kinh tế? chẳng lẽ người ta lại cho không biếu không? Mà một khi mua bán
sinh lợi thước này thì lại phạm điều đại thệ nguyện với Tổ nghiệp.
Hỏi và tự trả lời- không ai dại gì chịu mang trọng tội vi phạm lời th ề
với tổ sư. Cho nên muốn sản xuất thước này bán buôn sinh lời và cũng
không muốn mang tội vi phạm lời thề với tiền nhân – thì chỉ việc làm sai
lệch thước tổ nghiệp chân truyền và sản xuất đại trà mua bán vô tư có
phạm lời thề nào đâu. Vì lúc này nó không còn là th ước L ỗ ban c ủa t ổ- mà
nó đã được con người hô biến thành thước lang bang mất rồi. Cũng có th ể
trúng kế anh ba tàu siêu thâm hiểm không ngờ?
Địa lý là biệt truyền , địa lý là bí hiểm vô cùng- mà chỉ cần bỏ ra ch ục
ngàn đồng đến cửa hàng vật liệu xây dựng mua được m ột th ứ đặc ân chân
truyền như vậy thì nên xem xét lại. Nói tới đây để quý vị thân ch ủ quan
tâm thấy giá trị thực tế của các loại thước ấy thế nào.
Còn một điều đáng quan tâm hơn nữa- có một số quý thầy t ự quan
trọng hóa về mình như những bậc đạo sĩ kỳ tài, có phép thuật vô cùng- h ọ
cầm thước đi đo chiều cao chiều rộng của bếp lửa – đo ban th ờ gia tiên- đo
bàn làm việc – đo quan tài người quá cố - đo luôn c ả chiếc gi ường ng ủ c ủa

đôi vợ chồng mới cưới … nói chung họ muốn đo ở chỗ nào thì c ứ tùy tiện
mà đo. Thật mỉa mai đến buồn cười . làm sai tôn ch ỉ của tổ nghi ệp đến th ế
là cùng- mà nghĩ cho kỹ lại cũng không sao vì họ có xuất thân h ọc t ập t ừ
trong ngưỡng phong thủy biệt truyền đâu mà sợ phạm quy.
Tôi đã từng thấy có nhà được thầy chỉ quy cách xây dựng khung c ửa
bếp cao 1m20 cộng với bếp lò và nồi nấu cao khoảng 30 phân nữa là
1m50. Mà người phụ nữ Việt Nam cao chỉ khoảng trên dưới 1m60. Nh ư
vậy mặt nồi nấu đã cao ngang tầm mắt mũi của người đứng nấu bếp. Do
đó mà người ta phải đóng thêm cái bục gỗ để bước chân lên đó mà đ ứng
nấu ăn. Trông thật buồn cười.
TỔ nghiệp biên tạo ra thước là để đo khoảng cách giữa âm và d ươnggiữa sáng và tối- giữa trên và dưới. Có nghĩa là đo cửa đi , đo kho ảng xu ất
nhập của con người trong lọt lòng khuôn cửa mà thôi. C ửa s ổ không ph ải


×