Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thu hoạch môn Tâm lý học Nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.64 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Tâm lí học nhân cách là một chuyên ngành tâm lí học được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và cũng là chuyên ngành đặc biệt phát triển trong giai
đoạn hiện nay. Người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề nhân cách chính là do
những mục đích chính trị và kinh tế rõ rệt. Ở lĩnh vực chuyên ngành này hiện
có khá nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, bởi nó đụng chạm đến
những quan điểm chính trị của xã hội. Vì vậy những lí thuyết để xây dựng lên
sẽ mang tính chất duy tâm hay duy vật là tuỳ thuộc vào sự định hướng ý thức
hệ một cách có ý thức hay vô ý thức ở các tác giả của chúng.
Kể từ khi tâm lý học chưa phải là một khoa học độc lập cho đến nay,
nhân cách đã được coi là một trong những phạm trù nghiên cứu cơ bản của tâm
lý học. Hầu hết các trường phái tâm lý học đều ít nhiều đề cập đến nhân cách
với nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau và kéo theo đó là cũng có rất
nhiều các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Các phương pháp nghiên cứu nhân cách được xây dựng dựa trên các
cách tiếp cận và các quan niệm khác nhau về nhân cách và cấu trúc nhân cách,
có cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng và đều có những ý nghĩa nhất định. Trong
tâm lý học có nhiều dạng trắc nghiệm nhân cách như các phương pháp dùng
câu hỏi, các phương pháp phóng chiếu. Các phương pháp này lúc đầu được sử
dụng trong y học lâm sàng nhằm điều trị bệnh tâm thần, sau được sử dụng rộng
hơn đối với người bình thường ở các lứa tuổi khác nhau.
Ở góc độ bài tiểu luận này em xin đề cập đến “Một số phương pháp
trắc nghiệm nhân cách bằng câu hỏi” đã và đang được sử dụng rộng rãi trên
thế giới và Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong đánh giá nhân cách cũng như
từng mặt trong cấu trúc nhân cách, đóng góp tích cực trong xây dựng những
mẫu người lí tưởng theo giá trị, chuẩn mực mà các nước, các nền văn hóa khác
nhau theo đuổi.
I. QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH

1



Để tìm hiểu các phương pháp trắc nghiệm nhân cách, trước hết cần đề cập
các quan niệm khác nhau về nhân cách và cấu trúc nhân cách trong tâm lý học.
Về mặt thuật ngữ, trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, Personality,
Personalite’ bắt nguồn từ chữ Persona của Hy Lạp cổ đại: cái mặt nạ mà người
diễn viên dùng để biểu thị nhân vật mình thể hiện.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách, trong đó
có một vài quan điểm nổi bật về nhân cách như sau:
W. James (1842 – 1910) quan niệm nhân cách bao gồm toàn bộ những gì
mà con người có thể gọi là của mình: cơ thể, tâm hồn, gia đình, bạn bè, nhà
cửa, xe cộ...
W. Stern (1856 – 1939) lí giải nhân cách theo 2 yếu tố: sự tương tác giữa
yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài (thuyết hai yếu tố).
Những người theo thuyết vai trò như G. Mead, J. Cuhn thì xem nhân cách
là sự thể hiện các vai trò khác nhau.
E. Kretschmer và W. Sheldon lí giải nhân cách qua các đặc điểm thể tạng.
Trong Tâm lí học Xô Viết, mặc dù có sự thống nhất chung về phương
pháp luận song khi đi vào quan niệm cụ thể về nhân cách thì cũng có những sự
khác biệt nhất định.
A. G. Kovaliev xem nhân cách như là một cá thể có ý thức, có một vị
thế xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định. Chia sẻ quan niệm nhân
cách là một con người cụ thể còn có: K. K.Platonov, L. P.Bueva, N. F.Feđenko,
E. V Sorokhova.....
A. N. Leonchiev quan niệm nhân cách là một cấu thành tâm lí,
Miaxishev phân tích nhân cách như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội còn
X.L.Rubinstein nghiên cứu nhân cách dưới góc độ là một sự thống nhất chặt
chẽ các điều kiện bên trong mà qua đó các tác động bên ngoài được khúc xạ.
Về cấu trúc nhân cách, được hiểu là sự sắp xếp các tính chất, thành phần
của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên
hệ và quan hệ nhất định.

2


Đề cập vấn đề cấu trúc nhân cách không thể quên được học thuyết phân
tâm học của S.Freud (1856 - 1959) về nhân cách. Theo ông con người được tạo
bởi ba khối: vô thức, tiền ý thức, ý thức. Khối vô thức là khối bản năng, trong
đó bản năng tình dục giữ vị trung tâm. Nguồn năng lượng libido chi phối toàn
bộ hoạt động đời sống tâm thần. Khối thứ hai giữ vai trò quá độ từ khối thứ
nhất tới khối thứ ba. Khối thứ ba là ý thức bao gồm những cái mà con người
biết được một cách công khai, rõ ràng. Nó gồm những thể chế chuẩn mực xã
hội, đòi hỏi con người phải tuân theo, phải thực hiện. Tương ứng với ba khối
này cấu trúc nhân cách có ba phần: Nó (trung tính): Freud gọi là Id, Tôi: Freud
gọi là Ego, Siêu tôi: Freud gọi là SuperEgo.
Id là cái thùng chứa năng lượng tâm thần, là cái chảo sục sôi những khát
vọng, bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là yêu cầu được
thỏa mãn ngay tức khắc những khát vọng, bản năng. Ego được hình thành do
áp lực của thực tại bên ngoài tới toàn bộ khối bản năng và ham mê. Ego tuân
theo nguyên tắc của nhu cầu thực tại. Con người phải dùng một năng lượng
đáng kể để kiềm chế và kiểm soát những phi lí của Id.
Super Ego được hình thành do kết quả nhập tâm của những lời dạy bảo
của gia đình, những ảnh hưởng của nền giáo dục, của nền văn hóa. Siêu tôi
hoạt động theo nguyên tắc phê phán và nguyên tắc kiểm duyệt. Cả ba khối này
nếu được chuẩn mực phải ở trạng thái thăng bằng tương đối. Lúc ấy nhân cách
phát triển bình thường. Nhưng cả ba khối này luôn luôn xung đột và mâu thuẫn
với nhau. Sự xung đột này chính là cơ chế hoạt động tinh thần con người. Cách
sắp xếp các thành phần của nhân cách như vậy và đặc biệt coi trọng thành phần
vô thức, coi thành phần này là quyết định trong đời sống tâm hồn con người là
không phù hợp thực tế những hiểu thông thường của chúng ta.
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã
xác lập cấu trúc nhân cách trên cơ sở cuộc sống thực và hoạt động thực của

con người. Cấu trúc nhân cách không phải là tổng hợp những quá trình, trạng
thái, thuộc tính tâm lí mà là sự hình thành trọn vẹn những thành phần tâm lí
3


trong mối quan hệ lẫn nhau. Có thể nêu ra một số quan điểm cụ thể về cấu trúc
nhân cách như sau:
Trước hết phải kể đến cấu trúc nhân cách của A. G.Kovalev gồm bốn
thuộc tính: xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực.
Theo ý kiến của V.N.Miasisep "vấn đề cấu trúc, đó là vấn đề phù hợp
của những khuynh hướng nội dung, được thực hiện trong những dạng hoạt
động khác nhau gắn liền với điều kiện sống trong thời gian lịch sử phù hợp
xuất phát từ những thái độ cơ bản như nguyện vọng, những yêu cầu, những
nguyên tắc, nhu cầu... Cấu trúc được thể hiện chính xác hơn trong những vai
trò nhất định của các nhu cầu khác nhau".
B.X.Merlin cho rằng: "Trong tâm lí học Xô Viết thường chia ra ba nhóm
thuộc tính nhân cách: khí chất, tính cách, năng lực. Đôi khi người ta thêm
thuộc tính thứ tư, đó là xu hướng". Ông cho rằng khí chất không phải là thuộc
tính của nhân cách. Các thuộc tính còn lại của nhân cách là những bộ phận hợp
thành không thể tách rời. Mỗi một thuộc tính của nhân cách đồng thời là biểu
hiện của xu hướng, vừa là biểu hiện của tính cách và năng lực. Nó được hình
thành trong hoạt động và ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào tư chất di truyền.
Vì thế khi nói đến cấu trúc nhân cách thì phải hiểu đó là mối liên hệ qua lại và
việc tổ chức các thuộc tính nhân cách.
B.G.Ananiev xây dựng cấu trúc nhân cách theo hai nguyên tắc: nguyên
tắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp. Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là những
thuộc tính tâm sinh lý, những thành phần xã hội phục tùng thuộc tính xã hội
chung nhất, phức tạp nhất. Nguyên tắc phối hợp có nghĩa là nhiều mức độ của
các thuộc tính tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp nhau. Theo ông cấu trúc
nhân cách ngoài ba thành phần cơ bản của hiện tượng tâm lí, cụ thể là các chức

năng tâm sinh lí (cảm giác, trí nhớ...) và quá trình chung của sự hình thành
động cơ hành động. Trong nhóm cuối cùng này có nhu cầu và tâm thế.
Theo J. Stêfanôvic (Tiệp Khắc) cấu trúc nhân cách phải được hiểu như
là sự sắp xếp những đặc điểm của nhân cách vào cái toàn bộ trong mối tác
4


động qua lại giữa chúng. Vì vậy ông nêu các đặc điểm của cấu trúc nhân cách
như sau: 1- Đặc điểm tính tích cực - động cơ của nhân cách, 2- Đặc điểm lập
trường - quan hệ của nhân cách, 3- Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách,
4- Đặc điểm về tự điều chỉnh của nhân cách, 5. Đặc điểm về động thái
của nhân cách.
Ở Việt Nam khi nói đến nhân cách người ta thường nghĩ đến hai thành
phần cơ bản: đức và tài hay phẩm chất và năng lực. Có thể kể ra các phẩm chất
sau đây: 1- Phẩm chất chính trị, tư tưởng: lí tưởng lập trường niềm tin, các
quan điểm tự nhiên, xã hội, con người; 2- Phẩm chất, đạo đức, tác phong: các
thái độ đối với xã hội, đối với người khác và thái độ đối với bản thân, tính nết,
tính khí, lối sống, thói quen đạo đức; 3- Các năng lực và sở trường, năng
khiếu. Người có nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất
và năng lực, tức là thống nhất giữa mặt đức và tài. Về thực chất việc đánh giá
nhân cách con người là nói về mặt phẩm chất, phẩm giá trong đó đã bao hàm
mặt năng lực của con người.
Trong cách nói, cách hiểu cấu trúc nhân cách người ta thấy chưa thỏa
đáng. Vì vậy, một số nhà tâm lí học hiểu và nghiên cứu nhân cách theo cách
tiếp cận cấu trúc - hệ thống. Điển hình theo kiểu cấu trúc - hệ thống là
K.K.Platonov. Cấu trúc - hệ thống của nhân cách bao gồm bốn cấu trúc nhỏ:
1. Xu hướng, có quan hệ với các đặc trưng đạo đức của nhân cách. Cấu
trúc nhỏ này không có tư chất tự nhiên trực tiếp, phản ánh ý thức xã hội, do xã
hội chế ước;
2. Kinh nghiệm, bao gồm những kỹ xảo, kỹ năng, là những phương thức

khách thể hóa nhân cách trong hoạt động;
3. Những đặc điểm cá nhân của các quá trình tâm lý khác nhau;
4. Thuộc tính sinh vật qui định nhân cách. Đó là thuộc tính của khí chất,
giới tính, lứa tuổi bệnh lí. Trong cấu trúc - hệ thống chức năng về nhân cách
của Platonov, chúng ta không thấy thành phần tính cách và năng lực. Tính cách
và năng lực có thể nằm trong cấu trúc nhỏ, hoặc trong phần giao thoa của các
5


cấu trúc nhỏ. Tính cách dường như cái khung của nhân cách. Xu hướng ở một
mức độ nào đó xác định nhân cách lẫn tính cách. Năng lực là tổng hòa những
thuộc tính của cá nhân có trong bốn cấu trúc nhỏ của nhân cách. Ta có thể hiểu
năng lực thể chất, năng lực tinh thần, năng lực tiềm tàng, năng lực hiện thực.
Theo A. I. Serbakov, cấu trúc nhân cách là tổng hòa những thuộc tính
tâm lí có ý nghĩa xã hội, thái độ và hành động của cá nhân thể hiện trong quá
trình phát triển cá thể và quy định hành vi và hoạt động của cá thể. Vì vậy cấu
trúc động lực chức năng của nhân cách gồm bốn hệ thống: Hệ thống thứ nhất
là hệ thống điều hòa, hệ thống thứ hai là hệ thống kích thích; hệ thống thứ ba là
hệ thống ổn định; hệ thống thứ tư là hệ thống mệnh lệnh. Hệ thống thứ nhất
bao gồm cơ quan thụ cảm như nghe, nhìn, sờ mó, v.v.. Hệ thống thứ hai bao
gồm khí chất, trí tuệ, nhận thức, thái độ. Đó là những cơ cấu tâm lí bền vững,
là sản phẩm của hoạt động với tư cách là chủ thể của nhận thức. Hệ thống thứ
ba là hệ thống ổn định của nhân cách bao gồm xu hướng: năng lực, tính cách,
tính tự chủ. Hệ thống thứ tư bao gồm những phẩm chất có ý nghĩa xã hội của
nhân cách quy định hành vi và hành động của con người và ý thức cao về sự
phát triển xã hội. Hệ thống này bao gồm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa tập
thể, chủ nghĩa lạc quan và tình yêu lao động.
Cuối những năm bảy mươi xu hướng tiếp cận cấu trúc nhân cách đã dần
thay thế bằng xu hướng tiếp cận hệ thống. Có thể nói đây là bước tiến trong lí
luận tâm lí học, đặc biệt trong tâm lí học nhân cách. Thực tế ở Liên Xô người

ta đã vận dụng quan điểm hệ thống trong các tác phẩm lí luận nhân cách của
V.N. Kuzmin, E. G. Iudin, I.V. Blauberg, B.N. Xadovxki và nhiều tác giả khác.
Điều này chứng tỏ sự cần thiết của việc nắm vững những nguyên tắc chung
của phân tích hệ thống để chuyển nó vào tâm lí học nhân cách. Trong những
năm gần đây, trong các quan niệm nhân cách khác nhau người ta đã vạch ra
những dấu hiệu của tính chất hệ thống. Những công trình của Đ. N. Uznadze,
V. E. Iadov, N. I. Népomniasaia, L.I. Bogiovie đã thể hiện điều đó. Đặc biệt
trong 7 công trình viết tay chưa công bố khi A.N. Leonchiev còn sống, ông đã
6


chỉ ra rằng "nhân cách là phẩm chất hệ thống và vì vậy nó là phẩm chất cực
nhạy".
A.V. Pêtrovxki cho rằng với quan điểm hoạt động, nhân cách có thể hiểu
chỉ trong hệ thống của mối liên hệ nhân cách bền vững. Những mối liên hệ này
tạo thành phẩm chất, của bản thân nhóm hoạt động. Những hoạt động nhóm
quy định những biểu hiện nhân cách, vị trí riêng của mỗi người trong hệ thống
mối liên hệ liên cá nhân và nói rộng trong hệ thống mối quan hệ xã hội. Trong
điều kiện của nhóm xã hội cụ thể, phẩm chất nhân cách thể hiện dưới hình thức
của những mối liên hệ qua lại liên nhân cách.
Hành vi của nhân cách hình thành trong điều kiện của hoạt động có đối
tượng và giao tiếp theo tính chất của mức độ phát triển của nhóm. Hành vi điển
hình của cá nhân diễn ra với tư cách là hành vi xã hội - tâm lí. Những mối liên
hệ liên nhân cách diễn ra vừa như mối quan hệ chủ thể - chủ thể (giao tiếp)
hoặc như mối quan hệ chủ thể - khách thể (hoạt động có đối tượng), và nhân
cách là chủ thể của những mối quan hệ này. Hoạt động và giao tiếp với tư cách
là hệ thống trọn vẹn của mối liên hệ cá nhân và hoàn cảnh xã hội của cá nhân
đó thể hiện trong mối liên hệ nhân cách. Trên cơ sở phân tích hệ thống mối liên
hệ liên nhân cách, A.V. Petrovxki hiểu nhân cách là chủ thể của hệ thống bền
vững tương đối của mối quan hệ chủ thể- khách thể - chủ thể và chủ thể - chủ

thể - khách thể thể hiện trong hoạt động và giao tiếp và có ảnh hưởng đến
những người khác.
Từ những quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách như vậy, các nhà
tâm lý học cũng đề ra những cách thức, phương pháp khác nhau để nghiên cứu
nhân cách, trong đó, các phương pháp trắc nghiệm được sử dụng khá phổ biến và
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá nhân cách hiện nay.

7


II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG CÂU HỎI TRONG TRẮC
NGHIỆM NHÂN CÁCH
2. 1. Trắc nghiệm Eysenck
2.1.1. Mô tả phương pháp
Năm 1947, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở 700 quân nhân bị
suy nhược thần kinh, H. J. Eysenck - giáo sư tâm lý học người Anh đã xác
định được 2 yếu tố chính từ tổng số 39 biến số: tính thần kinh (dễ bị kích thích)
và yếu tố hướng nội - hướng ngoại. Cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả khác, Eysenck cho rằng nhân cách được cấu trúc bởi 2 yếu tố chính đó.
Yếu tố hướng nội-hướng ngoại (I)
Người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiều
bạn, người quen. Họ hành động dưới ảnh hưởng chốc lát, có tính chất xung
động, vô tâm, lạc quan, thích vận động và hành động. Tình cảm và cảm xúc
của họ không được kiểm soát chặt chẽ.
Người hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, hay giữ
kẽ, ít tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, trừ những bạn bè thân. Họ có khuynh
hướng muốn hoạch định kế hoạch hành động. Không thích sự kích động, làm
công việc hàng ngày với tinh thần nghiêm túc, thích trật tự, ngăn nắp. Kiểm
soát chặt chẽ cảm xúc tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả.
Tính thần kinh – tính ổn định về cảm xúc (N)

Người có tính thần kinh ổn định cao là người mềm dẻo/hay thay đổi về
cảm xúc, khá nhạy cảm và dễ nổi nóng, dễ ấn tượng.
Như vậy có thể biểu thị cấu trúc nhân cách bằng một hệ trục toạ độ của
2 yếu tố. Để đo 2 yếu tố này, Eysenck đã thiết kế Bảng kiểm nhân cách EPI
(Eysenck Personality Inventory). Trắc nghiệm gồm có 57 câu hỏi trong đó 24
câu về tính hướng nội-hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh
và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời.
Eysenck cũng đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và lý giải các yếu tố. Ông đã
nêu ra giả thuyết cho rằng kiểu thần kinh mạnh và yếu của Pavlov rất gần với
8


kiểu nhân cách hướng ngoại và hướng nội. Cùng với giả thuyết đó, Eysenck đã
tìm kiếm mối tương quan giữa các chỉ số sinh lý với các số đo nhân cách. Ví
dụ, đối với người hướng nội: mạch nhanh hơn, ngưỡng thính giác thấp hơn,
hình thành phản xạ có điều kiện nhanh hơn, trí tuệ cao hơn. Ngược laị, đối với
người nhân cách hướng ngoại: mạch chậm, ngưỡng cảm giác cao; khó thành
lập phản xạ có điều kiện và trí tuệ thấp hơn.
2.1.2. Cách tiến hành:
Người hướng dẫn trắc nghiệm giao cho người bệnh phiếu trả lời câu hỏi.
Sau khi người bệnh ghi đầy đủ phần thủ tục hành chính của phiếu, yêu cầu họ
lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trong bản in sẵn (xem phụ lục 10), theo quy
định như sau:
Đánh dấu (+) nếu trả lời là "có", đánh dấu (-) nếu trả lời là "không " vào
vị trí tương ứng của từng câu hỏi trong phiếu trả lời.
Sử dụng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu.
Cố gắng trả lời trung thực, liên tục, không bỏ quãng.
Gặp câu trả lời không quen thuộc, cố gắng trả lời theo cách nghĩ của mình.
Tốc độ trả lời trung bình 2 - 3 câu trong 1 phút.
2.1.3. Xử lý kết quả:

Xử lý phiếu trả lời:
Đối chiếu kết quả trả lời với bảng khoá của trắc nghiệm để tiến hành:
- Kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (theo cột "S"). Số câu trả lời trùng
với "S" không được quá 4 câu. Nếu trên 4 câu, phiếu trả lời không có giá trị.
- Tính điểm đối với yếu tố "Hướng nội - Hướng ngoại" theo cột "HN".
Những câu trùng hợp (cùng dấu) được tính 1 điểm, những câu không trùng hợp
(khác dấu) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố.
- Tính điểm yếu tố "Ổn định - Không ổn định" theo cột "KOD". Những câu
trả lời (+) tính 1 điểm, trả lời (- ) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố.
Xác định kiểu nhân cách:

9


- Tìm điểm thứ nhất trên trục "Hướng nội - Hướng ngoại" (trục được
chia làm 24 điểm tính từ phải qua trái).
- Tìm điểm thứ 2 trên trục "Ổn định - Không ổn định" (trục cũng được
chia thành 24 điểm tính từ dưới lên trên).
- Căn cứ vào điểm có toạ độ trên rơi vào góc nào để xác định kiểu nhân
cách (H. 5.1.)
Sau này Eysenck có bổ sung thêm yếu tố thứ 3, yếu tố tính tâm thần và
cũng soạn thảo, chỉnh lý lại Bảng kiểm. Tuy nhiên phiên bản đầu (đo 2 yếu tố)
được sử dụng rộng rãi hơn.
2.2.Trắc nghiệm Cattell
2.2.1. Mô tả phương pháp
Trắc nghiệm nhân cách Cattell 16 PF (16-Personality Factor) được soạn thảo
năm 1949, nhằm đo 16 yếu tố của nhân cách. Theo Cattell, nhân cách được cấu
thành từ 16 chứ không phải 2 yếu tố như theo Eysenck. Tất nhiên quan niệm này
của Cattell hoàn toàn không phải là võ đoán mà dựa trên cơ sở phân tích yếu tố và
kết quả của những phương pháp khách quan khác.


10


Không ổn định
24
Sợ hãi
Bi quan
Dịu dàng
Kín đáo
Đăm chiêu
Hay suy nghĩ
Dễ phiền muộn
Làm chủ bản thân
Ưu tư
0
Hướng nội

Bình thản

Tích cực
Lạc quan
Nóng nảy
Hay thay đổi
Dễ nổi khùng
Dễ xúc động
Dễ bị kích động
Dễ mất bình tĩnh
Nóng nảy
12

Hăng hái

Có lương tri, chín chắn
Hiền, có thiện chí
Biết tự chủ
Thụ động
Điềm đạm

24
Hướng ngoại

Khuynh hướng lãnh đạo
Thích nói chuyện
Dễ tiếp xúc
Ít lo lắng
Tự nhiên

Trắc nghiệm nhân cách Cattell có 2 phiên bản A, B, mỗi phiên bản gồm 187
câu và phiên bản C rút gọn Bình
có 105tĩnh
câu. Mỗi Hào
yếu tố
bao gồm một số câu nhất định.
hiệp
Dè dặt
Khách thể có thể lựa chọn 1 trong
3 câu trả Yêu
lời đãđời
có. Câu trả lời được chuyển qua
Cả tin

Cởi mở
điểm thô (0 hoặc 1 hay 2 điểm). Tổng số điểm thô của từng yếu tố được quy ra
0
điểm chuẩn (theo thang bậc 10 đối Ổn
vớiđịnh
2 phiên bản chính) tuỳ theo tuổi và giới.
Dựa vào điểm chuẩn đó mà lý giải từng yếu tố (xem phụ bản 11).

11


Các yếu tố nhân cách của Cattell là những yếu tố nguyên phát/cấp I,
được xác định trên cơ sở của nhiều biến số khởi đầu. Tuy nhiên từ những yếu
tố này lại cũng có thể khái quát thành các yếu tố thứ phát/cấp II, khái quát
hơn. Mặc dù số lượng các yếu tố thứ phát của Cattell nhiều hơn của Eysenck
song chính Cattell cũng nhận thấy chỉ có 2 yếu tố có độ tin cậy lớn nhất: sự lo
sợ (tính “thần kinh” của Eysenck) và tính hướng ngoại. Ví dụ, yếu tố hướng
nội/hướng ngoại là yếu tố thứ phát từ 3 yếu tố :A, F, H.
2.2.2. Cách tiến hành
Có thể thực hiện trắc nghiệm với từng khách thể hoặc với nhóm khchs
thể. Các bước trắc nghiệm như sau:
- Người hướng dẫn nêu lý do, mục đích làm trắc nghiệm.
- Giao cho khách thể phiếu trả lời câu hỏi và yêu cầu ghi chép các thủ
tục hành chính (họ và tên, tuổi...) vào phiếu.
- Hướng dẫn khách thể cách trả lời câu hỏi theo nội dung sau:
+ Sau khi nghe xong câu hỏi, anh (chị) lựa chọn trong 3 đáp án lấy 1 đáp
án hợp với mình nhất và đánh dấu (+) vào vị trí tương ứng của phiếu trả lời.
+ Sử dụng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu.
+ Nên tránh các câu trả lời trung gian.
+ Gặp những câu đề cập đến các vấn đề không quen thuộc thì hãy hình

dung và trả lời theo suy nghĩ của mình.
+ Trả lời lần lượt từng câu, không bỏ cách quãng.
+ Tốc độ trả lời: khoảng 2 - 3 câu trong 1 phút.
2.2.3. Xử lý kết quả:
- So sánh kết quả trả lời với bảng điểm và cộng tổng số điểm của từng
yếu tố nhân cách (có vạch quy định các câu trả lời của từng yếu tố).
- Quy từ điểm thô của các yếu tố ra điểm chuẩn (Tra theo bảng dành cho
tuổi và giới).
- Nếu điểm chuẩn từ 1 đến 5 thì tìm yếu tố phía " - "; nếu điểm chuẩn từ
6 đến 10 thì lấy các thuộc tính phía " + ".
12


Nội dung của 16 yếu tố nhân cách theo Cattell
1.Yếu tố A
"A –": Hướng nội

"A +": Hướng ngoại

Kín đáo, biệt lập, phê phán, lạnh

Thân mật, hiền lành, vô tư, giao thiệp

nhạt, kiên định.
2 - Yếu tố B
"B –": Trí tuệ thấp
3 - Yếu tố C
"C – ": "Cái tôi" yếu, cảm xúc

rộng.


không bền vững. Dễ bị ảnh hưởng

vững. Biết kiềm chế, bình thản, nhìn

của tình cảm, dễ phiền muộn, hay

nhận sự việc tỉnh táo.

thay đổi.
4 - Yếu tố E
"E –": Ngoan ngoãn, phục tùng.

"E +": Thích có ưu thế, quyền lực.

Dịu dàng, dễ bảo, hay giúp đỡ,

Kiên trì, tự tin, cứng rắn, bướng bỉnh,

nhã nhặn.
5 - Yếu tố F
"F –": Hay lo lắng.

hay gây sự.

Bình thản, im lặng, nghiêm túc, ít

Dễ phấn khởi, cẩu thả, không cẩn

nói.

6 - Yếu tố G
"G –": "Siêu tôi" thấp, thiếu phù

thận.

hợp với các chuẩn mực đạo đức

Có lương tâm, tận tuỵ, kiên trì, hay

chung.
7 - Yếu tố H
"H –": Ngượng ngùng, không

dạy đời, già dặn, cân bằng.

cương quyết. Dè dặt, thận trọng,

kém nhạy cảm.

sợ sệt.
8 - Yếu tố I
" I – ": Kém nhạy cảm. Vô tình,

" I+": Nhạy cảm. Vị tha, mẫn cảm,

khô khan, không hi vọng hão

phụ thuộc, quá cẩn thận.

huyền.

9 - Yếu tố L
"L –": Cả tin. Yếu đuối, dễ buông

"L+": Hay nghi ngờ. Ghen tuông, "tự

"B+": Trí tuệ cao
"C +": "Cái tôi" mạnh, cảm xúc bền

"F+": Vô tư

"G +": "Siêu tôi" cao, tính cách mạnh.

"H+": Can đảm, tháo vát, dũng cảm,

13


thả.
10 - Yếu tố M
"M –": Thực tế, bình dị. Không

bảo vệ", căng thẳng nội tâm.

phóng đại.
11 - Yếu tố N
"N –": Ngây thơ, đơn giản.

tưởng tượng, hay lơ đãng.

Thẳng thắn, bộc trực, tự nhiên.

12 - Yếu tố O
"O –": Cẩu thả, tự tin, ôn hoà, tử

láu cá, lão luyện.

tế.
13 - Yếu tố Q1
"Q1 –": Bảo thủ. Có các quan

buộc tội, không tin vào bản thân.

điểm bảo thủ, chịu đựng các khó

Thích thí nghiệm, tự do chủ nghĩa,

khăn sẵn có, chấp nhận "sự thử

thích lý giải, biết nhiều.

"M+": Mơ mộng, lý tưởng hoá. Giàu

"N+": Sắc sảo, láu lỉnh. Kinh nghiệm,

"O+": Cảm thấy tội lỗi, lo âu, tự

"Q1+": Cấp tiến.

thách của thời gian", nghi kị
những người mới.
14 - Yếu tố Q2

"Q2 –":

"Q2+":

Phụ thuộc vào nhóm, hiểu biết xã

Độc lập, tự chủ, nhanh trí, có thể làm

hội ít, cầu cứu sự giúp đỡ của

người chỉ huy, không cần sự giúp đỡ.

người khác
15 - Yếu tố Q3
"Q3 –":

"Q3+":

Tự kiểm tra yếu, ý kiến riêng kém, Sĩ diện, ý kiến riêng cao, chính xác,
cẩu thả, không chính xác, dựa vào

có ý chí, có thể tự điều khiển bản

cảm tính, thiếu trách nhiệm.

thân, hành động theo kế hoạch định
trước, chỉ huy có hiệu quả.

16 Yếu tố Q4
"Q4 –":


"Q4+":

Mức độ căng thẳng nội tâm thấp,

Căng thẳng nội tâm cao, chững chạc,

yếu đuối; chịu đựng, chậm chạp,

sôi nổi, mạnh mẽ, tích cực, dễ cáu

điềm tĩnh, không cáu gắt.

giận, không quen mệt mỏi.

14


2.3. Trắc nghiệm MMPI
2.3.1. Xây dựng trắc nghiệm
Thiết kế MMPI được bắt đầu từ năm 1939 tại ĐHTH Minnesota (Hoa Kì).
Lúc bấy giờ S.R. Hathaway và J.C. Mc Kinley muốn có được một bộ công cụ nhằm
hỗ trợ cho quy trình thăm khám tâm thần, giúp việc đánh giá một cách cẩn thận mức
độ rối loạn tâm thần. Sau đó các tác giả rất quan tâm đến việc đánh giá những thay
đổi do trị liệu tâm lý và trong cuộc sống của người bệnh.
Cơ sở chính để xây dựng MMPI là tiêu chuẩn kinh nghiệm thực tiễn
(Empirical criterion) và tiêu chuẩn bên ngoài. Trắc nghiệm được thiết kế như sau:
- Thu thập các phát biểu về nhân cách từ những nguồn khác nhau: Các thang
đo nhân cách, thái độ xã hội đã có; các thông báo lâm sàng; lịch sử các ca; những
hướng dẫn khám tâm thần và kinh nghiệm cá nhân. Tất cả được khoảng 1000 câu.

- Loại những câu trùng lặp, chỉnh sửa những câu còn lại (còn khoảng 504 câu).
- Chọn nhóm bình thường và các nhóm bệnh tâm thần khác nhau để trả
lời câu hỏi. Nhóm bình thường chủ yếu là bạn bè, người nhà người bệnh của
bệnh viện Đại học Tổng hợp Minnesota và những người tự nguyện. Nhóm này
gồm 228 nam và 315 nữ (loại trừ những người đang được bác sĩ theo dõi hoặc
đang dùng thuốc). Cùng với các câu hỏi trắc nghiệm họ cũng phải điền các
thông tin về nhân thân: tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn…
Sau khi lựa chọn, bổ sung thêm cho phù hợp với các tỉ lệ của dân cư
bang Minnesota về tuổi, giới, tình trạng hôn nhân theo điều tra dân số năm
1930. Tổng số nhóm này là 724 người.
Nhóm người bệnh đại diện hầu hết các loại bệnh tâm thần đang có tại
các bệnh viện bang Minnesota. Số người bệnh này được chia theo các phân
nhóm chẩn đoán, mỗi phân nhóm là 50 người bệnh.
Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp chưa được chẩn đoán rõ
ràng hoặc có từ 2 chẩn đoán trở lên. Kết quả cuối cùng gồm có các nhóm: nghi
bệnh; hysteria; rối loạn nhân cách; paranoia; suy nhược tâm thần; tâm thần
phân liệt và hưng cảm nhẹ.
15


Sau khi đã có kết quả, Hathaway và Mc Kinley tiến hành phân tích so
sánh. Họ nhặt ra tất cả các câu có sự trả lời khác nhau giữa nhóm bình thường
và nhóm bệnh. Ví dụ, câu 40 Tôi thường xuyên cảm thấy đau tim. Có 12% số
người bệnh nghi bệnh trả lời là đúng. Ở nhóm bình thường chỉ có 4% trả lời
đúng. Câu này được chọn và tính điểm cho nghi bệnh.
So sánh từng nhóm lâm sàng với nhóm bình thường và giữa các nhóm
lâm sàng với nhau.
Bước tiếp theo là xây dựng các thang. Vấn đề là ở chỗ có những câu lại
có sự trả lời khác nhau ngay trong nhóm 724 người bình thường. Do vậy khó
có thể khẳng định rằng những câu này có tác dụng sàng lọc/phân biệt người

bình thường và người bệnh. Và để xác lập lại độ hiệu lực của thang, các tác giả
đã buộc phải lựa chọn một nhóm bình thường khác. Cuối cùng thang chỉ còn
bao gồm những câu đã được “thử’ một cách kĩ lưỡng.
Hai thang: thang 5 Mf (Nam tính – Nữ tính) và thang 0 – hướng nội xã
hội là 2 thang được bổ sung sau. Lúc thiết kế, các tác giả muốn phân/tách biệt
được những người đàn ông đồng tính. Tuy nhiên chỉ có một số câu là đạt yêu
cầu. Sau thang được mở sang hướng phân biệt những nét tính cách của người đàn
ông với phụ nữ. Còn thang 0 (Si) do Drak thiết kế năm 1946. Lúc đầu ông cũng
nhằm phân biệt giữa những nữ sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động
ngoại khoá cũng như những hoạt động xã hội với những người ít tham gia. Tuy
nhiên sau đó các câu hỏi có hiệu quả phân biệt hướng nội trong cả 2 giới.
Các tác giả lại phải phát triển thêm để tăng cường và củng cố độ hiệu lực của
test.
Để khắc phục những thái độ khác nhau trong khi làm test và để đảm bảo
tính hiệu lực của nó, các tác giả đã lại phải thiết kế thêm 4 thang phụ: Không
rõ (?), Chân thật (L), Tin cậy/ít gặp (Infrequence) và Điều chỉnh.
(?) – những câu hỏi khó/không trả lời được. Nếu những câu này quá
nhiều thì sẽ làm giảm độ hiệu lực của test.

16


L (Lie) tăng cao thì có thể hoặc là những câu trả lời quá đơn giản, quá tự
nhiên đến mức độ thô sơ/ngây thơ hoặc là có ý đồ tạo ấn tượng tốt.
F - dạng câu trả lời có dưới 10% số người bình thường lựa chọn và có
nghĩa là câu trả lời thuộc dạng ít gặp.
K - biểu thị mức độ của cơ chế phòng vệ tâm lý và có thể nói đây cũng
là thang phức tạp của nhóm thang hiệu lực. Việc lựa chọn những câu cho thang
này cũng khá phức tạp. Đầu tiên các tác giả lấy nhóm người bệnh đã được
chẩn đoán xác định là tâm thần nhưng vẫn cho kết quả MMPI “bình thường”

và nhóm người hoàn toàn bình thường, sau đó so sánh giữa 2 nhóm này và
nhặt ra những câu có sự khác biệt. Những câu này được tập trung vào thang K
và sau gọi là thang “điều chỉnh”. Có thể giải thích một cách ngắn gọn như sau:
nếu như có một số thang có trị số thấp do cơ chế phòng vệ làm test thì “số đo”
cơ chế phòng vệ đó cần được bổ sung vào cho các thang này để điều chỉnh.
Sau khi MMPI được công bố, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thiết
kế các thang phụ khác.
Một hướng khác khai thác và sử dụng MMPI vào các lĩnh vực khác, ví
dụ, phân biệt bệnh cơ thể với các rối loạn tâm thần (Greene, 1988), tiếp đến là
nghiện rượu, đau mạn tính, khảo sát các nhóm nghề nghiệp khác nhau, đánh
giá sự phát triển.
Lập các phần mềm (vi tính hoá) cũng là một hướng rất phát triển.
Ngoài ra MMPI còn được dịch ra nhiều thứ tiếng và được sử dụng rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Những phê phán MMPI tập trung vào các điểm: tính lạc hậu ngày càng
tăng; tính phức tạp khi xây dựng các thang ban đầu; nhóm mẫu chuẩn không
phù hợp; có nhiều câu khó và trở ngại về chủng tộc (Butcher & Pope, 1989).

17


Các phê phán đó dẫn đến chuẩn hoá lại test. Công việc này bắt đầu vào năm
1982. Mặc dù cần phải có những thay đổi lớn song hội đồng tái chuẩn hoá vẫn giữ
lại những nét cơ bản của MMPI.
2.3.2. Mô tả phương pháp
Toàn bộ MMPI gồm 566 câu, trong đó có 16 câu nhắc lại. Đây là những
câu khẳng định, nhằm đánh giá về sức khỏe thể chất, quan hệ xã hội và các
khía cạnh khác nhau của nhân cách. Người bệnh lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời
đã cho sẵn: đồng ý, không đồng ý hoặc không rõ. Kết quả các câu trả lời được
quy ra điểm. Điểm thô ban đầu sau đó được chuyển thành điểm chuẩn T (điểm

chuẩn T trung bình là 50, với độ lệch chuẩn là 10). Như vậy điểm trong giới
hạn hình thường sẽ là 40 - 60. Từ 30 - 40 và 60 - 70 là trạng thái ranh giới.
Điểm T trên 70 hoặc dưới 30 được xem là có biểu hiện bệnh lý. Toàn bộ kết
quả của trắc nghiệm được biểu thị trên thiết đồ nhân cách (profile) gồm 10
thang lâm sàng và 3 thang hiệu lực (không kể thang ?). Các thang lâm sàng
được kí hiệu theo số và chữ cái.
Kết quả trắc nghiệm được xem xét cùng với những đặc trưng về giới tính,
học vấn, bệnh cảnh lâm sàng v.v... của người bệnh. Có thể sử dụng MMPI cho
những người từ độ tuổi 16 với trình độ học vấn từ lớp 8 trở lên. Trong thực tế, theo
Groth-Marnat (1990), test có hiệu quả đối với cả những người dưới 13, 14 tuổi.
2.3.3. Cách tiến hành
- Đưa khách thể đọc lần lượt từng câu hỏi (có thể mỗi câu trình bày
trong một phiếu riêng biệt) và yêu cầu họ lựa chọn 1 trong 3 đáp án trả lời:
đúng (đồng ý); không đúng (không đồng ý) hoặc không rõ. Không khuyến
khích khách thể trả lời câu "không rõ".
- Gặp những câu không quen, yêu cầu khách thể nếu trong hoàn cảnh đó
họ sẽ lựa chọn như thế nào.
- Do lượng câu hỏi nhiều nên sau khoảng 60 phút có thể giải lao 10 - 15 phút.
Xử lý kết quả
- Sau khi khách thể làm xong, tính điểm thô cho từng thang đánh giá.
18


- Bổ sung điểm từ thang K cho các thang theo chỉ dẫn trên thiết đồ.
- Nối các thang phụ và thang lâm sàng thành 2 đường gấp khúc.
- Nếu điểm T ở trong giới hạn 50  10 được coi là bình thường. Nếu T >
70 hoặc T < 30 thì được xem là có dấu hiệu bệnh lý.
2.3.4. MMPI-2
Thang
Các thang hiệu lực

- Không rõ
- Chân thành
- Tin cậy
- Điều chỉnh
Các thang lâm sàng
Nghi bệnh
Trầm cảm
Hysteria
Biến đổi nhân cách
Nam tính-Nữ tính
Paranoia
Suy nhược tâm thần
Tâm thần phân liệt
Hưng cảm nhẹ
Hướng nội xã hội
MMPI-2 đã được

Viết tắt



?
L
F
K
Hs
D
Hy
Pd
Mf

Pa
Pt
Sc
Ma
Si
hoàn thiện

Số lượng câu Số lượng câu
MMPI

MMPI 2

15
64
30

15
60
30

1
33
32
2
60
57
3
60
60
4

50
50
5
60
56
6
40
40
7
48
48
8
78
78
9
46
46
0
70
69
năm 1989 (Butcher, Dahlstrom, Graham,

Tellegen, & Kaemmer, 1989) và có nhiều điểm khác so với MMPI: bên cạnh
điểm T, các thang có thể được tính theo điểm bách phân, bổ sung thêm 15
thang phụ…
2.4. Trắc nghiệm NEO-PI-R
Hiện nay ở nhiều nước, Thang NEO-PI-R là thang đo nhân cách đang
được ưa chuộng trong thực hành tâm lý, tâm lý lâm sàng nói riêng. Công việc
thiết kế thang đo được Costa và McCrae bắt đầu từ những năm 1970. Lúc đầu
thang được xây dựng để đo 3 trong 5 yếu tố: Tính thần kinh, Tính hướng

ngoại và Tính mở (Neuroticism, Extraversion, Openness - NEO). Năm 1992,
các tác giả đã chỉnh sửa lại để đo cả 5 đặc tính theo mô hình cấu trúc nhân cách
19


5 yếu tố (Five Factor Model - FFM hay còn gọi là Big Five). Mô hình 5 yếu tố
được xây dựng trên 2 cơ sở:
- Truyền thống phân tích nghĩa từ/từ vựng (lexical)
- Truyền thống phân tích yếu tố.
Thang NEO-PI-R đo 5đặc tính / yếu tố (domain) chính, mỗi đặc tính có
6 mặt (facet); để đo mỗi mặt như vậy có 8 câu. Như vậy toàn bộ thang gồm
240 câu. Dưới đây là 5 đặc tính và các mặt của từng đặc tính đó:
- Tính ổn định thần kinh: Lo âu, Thù địch, Trầm cảm, Tự ý thức, Xung
động, Tính dễ bị tổn thương.
- Tính hướng ngoại: Thân thiện, Thích giao thiệp, Tính quyết đoán, Tích
cực hoạt động, Tìm kiếm sự kích thích, Cảm xúc tích cực.
- Tính mở đối với hiểu biết: Trí tưởng tượng, Óc thẩm mĩ, Nhạy cảm,
Hành động, Ý tưởng, Giá trị.
- Tính dễ chịu: Chân thành, Thẳng thắn, Vị tha, Phục tùng, Khiêm tốn,
Nhân hậu.
- Tính ý thức: Năng lực, Trật tự, Trách nhiệm, Nỗ lực thành đạt, Tự giác,
Thận trọng.
Mặc dù Thang được thiết kế để đo người bình thường song một số tác
giả đã ứng dụng và thấy nó hoàn toàn có hiệu quả trong lâm sàng (đặc biệt là
theo trục II - Rối loạn nhân cách và trục I- Rối loạn khí sắc, lo âu và các rối
loạn liên quan đến lạm dụng chất theo DSM IV).
Tóm lại, trên đây là một số phương pháp trắc nghiệm nhân cách dùng
câu hỏi. Bên cạnh đó, để nghiên cứu, đánh giá nhân cách còn nhiều phương
pháp trắc nhiệm khác. Các phương pháp trên lúc đầu chủ yếu được sử dụng
trong nghiên cứu lâm sàng nhưng sau đó được vận dụng rộng rãi hơn cho

người bình thường để đánh giá các kiểu dạng nhân cách hay các thành phần
trong cấu trúc nhân cách. Tâm lý học hiện đại cần nghiên cứu phát triển rộng
rãi hơn các phương pháp này cả về quy mô, đối tượng vận dụng lẫn thiết kế

20


thang chuẩn. Đây là xu hướng tất yếu để đưa tâm lý học trở nên gần gũi hơn
với đời sống, phục vụ tốt hơn đời sống con người.
Đối với tâm lý học Việt Nam, nghiên cứu vận dụng, phát triển các
phương pháp này trong đánh giá nhân cách, phát huy nhân tố con người cũng
là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, để các phương pháp này thực sự phát huy vai
trò cần đề ra phương hướng nghiên cứu rõ ràng và bảo đảm những yêu cầu
nhất định như:
Thực hiện các yêu cầu cơ bản của trắc nghiệm tâm lý học nói chung đó
là bảo đảm độ tin cậy và tính hiệu lực.
Xây dựng được các thang đo chuẩn gắn với các nhóm chuẩn.
Vận dụng, thích ứng hóa các loại trắc nghiệm gắn với đặc điểm nhân
cách con người Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau; mở rộng đối tượng vận
dụng ngày càng phong phú.
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các dạng trắc nghiệm nhân cách mới vừa
góp phần nghiên cứu đánh giá nhân cách đầy đử hơn vừa góp phần phát triển
nền tâm lý học Việt Nam ngang tầm tâm lý học khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Nhân cách là một trong những phạm trù rất lớn của Tâm lý học. Có rất
nhiều tiếp cận nghiên cứu nhân cách khác nhau và kéo theo đó là cũng có rất
nhiều các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong Tâm lý lâm sàng, nhiều
tác giả chia thành 2 nhóm phương pháp chủ yếu: các phương pháp sử dụng câu
hỏi, thường được gọi là các test khách quan hoặc phương pháp giấy-bút (paper
and pencil) và các phương pháp phóng chiếu. Với vai trò đã được khẳng định

của mình, các phương pháp sử dụng câu hỏi đã và đang được nghiên cứu, vận
dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
sử dụng các phương pháp này còn ít nhiều bộc lộ những hạn chế nhất định và
chủ yếu vẫn chỉ được sử dụng trong lĩnh vực lâm sàng. Vấn đề đặt ra đối với
tâm lý học là cần nghiên cứu phát triển rộng rãi các phương pháp trắc nghiệm
21


nhân cách nói chung, các phương pháp sử dụng câu hỏi nói riêng ở những đối
tượng khác nhau một cách khách quan, từ đó có những biện pháp tâm lý xã hội
đúng đắn phát triển nhân cách con người Việt Nam đáp ứng xu thế thời đại.
Đây là yêu cầu rất khó khăn song cũng là yêu cầu tất yếu để phát triển nền tâm
lý học Việt Nam theo đòi hỏi của xã hội và xu thế của thời đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Công Hoàn (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim
Quý, Những trắc nghiệm tâm lý, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 1997.
Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhan cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm tâm lý lâm sàng,
Nxb QĐND, Hà Nội, 2004.

22



×