Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NHập môn khoa học trái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.66 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

Đề thi hết học phần: Đại cương khoa học trái đất
Năm học: 2011 - 2012
Thời gian làm bài: 120 phút
Dành cho sinh viên hệ CĐSP - Lớp: C17S - H
Đề thi số 1:
Câu1: (3 điểm) Tại sao Trái đất tự quay? Anh (chị) hãy phân tích hệ quả địa lý
của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 2: (3 điểm) Khi nước bốc hơi sẽ hình thành nên những sản phẩm ngưng
kết gì? Anh (Chị) hãy phân tích quá trình hình thành các sản phẩm đặc trưng của sự
ngưng kết hơi nước.
Câu 3: (4 điểm) Sự sống bắt nguồn từ đâu? Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tồn tại
và phát triển của sự sống?

(Sinh viên không được sử dụng tài liệu)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Đề thi hết học phần: Đại cương khoa học trái đất
Câu 1: (3 điểm)
Nội dung

Điểm

a. Tại sao Trái đất tự quay:
Vận động tự quay của Trái đất liên quan chặt chẽ tới sự hình thành hệ Mặt
trời. Hệ mặt trời được hình thành từ đám bụi nguyên thuỷ (có động lượng
góc), động lượng góc này không mất đi mà luôn luôn phát sinh và phân bố


lại. Các tinh thể bụi, khí trong quá trình tích tụ nhận được động lượng góc

1 điểm

từ đám bụi nguyên thuỷ. Vì động lượng góc không đổi nên các hành tinh
trong quá trình co lại sẽ chuyển động ngày càng nhanh, khi hình thành nên
trái đất, trái đất sẽ tự quay quanh trục và quay quanh mặt trời.
b. Hệ quả:
 Tạo ra sự luân phiên ngày đêm trên trái đất:
- Trái đất hình khối cầu, một nửa được chiếu sáng là ngày, một nửa bị

0,5

khuất là đêm.
- Thời gian trái đất quay cho một ngày đêm là 24h tạo thành nhịp điệu.
 Sự lệch hướng chuyển động giữa các vật thể:
- Lực gây nên do chuyển động ban đầu.
- Lực do sự tự quay hướng từ tây sang đông.

0,5


 Sự lệch hướng về thời gian ở các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác
nhau: Do trái đất quay từ Tây sang Đông, do đó giờ ở các địa điểm phía
đông sẽ đến sớm hơn giờ ở các địa điểm phía Tây của kinh tuyến đó.

0,5

- Bề mặt trái đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi gồm 15 kinh độ.
- Lấy kinh tuyến số không làm kinh tuyến gốc.

- Số thứ tự múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông.
- Đối diện kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180 độ.
- Nếu đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ lùi lại một ngày lịch,

0,5

nếu từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 180 độ thì sẽ tăng thêm một ngày
lịch.
Câu 2: (3 điểm)
Nội dung

Điểm

Các sản phẩm đặc trưng của sự ngưng kết hơi nước:
- Sương mù.
- Sương và sương muối.

0,5

- Mây.
- Mưa khí quyển.
Quá trình hình thành:
 Sương mù: Được hình thành ở lớp không khí gần mặt đất.
- Nguyên nhân: Do bức xạ hoặc do bình lưu.
- Đặc điểm: Hạt nước của sương nhỏ.

0,5


 Sương và sương muối: Được hình thành ngay trên mặt đất lạnh hay trên

ngọn cỏ.
- Nguyên nhân: Do quá trình bức xạ của mặt đất, những hạt nước nhỏ được
ngưng kết ở nhiệt độ dương sau 1 (t) kết hợp với nhau thành hạt sương

0,5

lớn.
- Nếu sương được hình thành trong điều kiện nhiệt độ âm thì sẽ tạo thành
mhững tinh thể rắn gọi là sương muối.
 Mây: Là tập hợp những sản phẩm ngưng kết hay thăng hoa của hơi nước
ở các độ cao khác nhau.
 Phân loại mây:
- Mây tầng cao
+ Mây ti
+ Mây ti tích

0,5

+ Mây ti tằng
- Mây tầng giữa
+ Mây trung tích
+ Mây trung tằng
- Mây tầng thấp
+ Mây tằng tích
+ Mây tằng
+ Mây vũ tằng
- Mây đối lưu
+ Mây tích
+ Mây vũ tích


0,5


 Mưa khí quyển: Là nước ở trạng thái lỏng hoặc rắn rơi trên đám mây
xuống mặt đất dưới dạng mưa tuyết, mưa đá.

0,5

- Phân loại:
+ Mưa rầm, rào, phùn.
+ Mưa nước, mưa tuyết.
- Lượng mưa: Tính bằng mm.
- Phân bố: Phụ thuộc vào địa hình và hoàn lưu khí quyển…
- Thời gian: Theo chu kỳ ngày đêm và chu kỳ mùa.

Câu 3 (4 điểm )
Nội dung
a. Quan điểm về nguồn gốc sự sống:

Điểm
0,5

* Thiên chúa giáo....
* Theo phật giáo….
* Theo các nhà Khoa học: Vào năm 1920 nhà khoa học Xô Viết Oparin và

0,5

nhà sinh học nguời Anh (Hentơn) cùng đưa ra kết luận.
- Nguồn gốc sự sống bắt nguồn từ các đại dương nguyên thuỷ, ở đó có các

hợp chất hoá học, không khí, nước …dưới tác động của các nhân tố TN các
hợp chất này được tổng hợp tạo thành các hạt Côaxécva.
- Từ các hạt Côaxécva qua quá trình tổng hợp tạo thành các TB nguyên

0,5

thuỷ (đơn bào):
+ Đơn bào có khả năng tổng hợp các chất vô cơ.
+ Đơn bào có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ sẵn có.
Sau đó sự phát triển của các nhóm này không giống nhau
- Nhóm cơ thể không có khả năng điều chế vật chất hữu cơ từ vật chất vô
cơ tạo nên những dạng đầu tiên của thế giới động vật.

0,5


- Nhóm cơ thể không có khả năng đồng hoá CO2 và tổng hợp các chất hữu

0,5

cơ tạo nên những dạng đầu tiên của TV.
b. Nhân tố ảnh hưởng tới sự sống:

0,5

- Môi trường sống: Là toàn bộ ĐKTN trong đó có các sinh vật sống phát
triển bình thường
- Các yếu tố của môi trường sống: Đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng, gió…

0,5


- Nhân tố quyết định sự tồn tại và sinh trưởng của sinh vật là điều kiện sinh
tồn.
- Môi trường sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh.
+ Nhân tố hữu sinh.

0,5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

Đề thi hết học phần: Đại cương khoa học trái đất
Năm học: 2011 - 2012
Thời gian làm bài: 120 phút
Dành cho sinh viên hệ CĐSP - Lớp: C17S - H
Đề thi số 2:
Câu 1: (3 điểm) Mùa là gì? Nguyên nhân gây nên hiện tượng mùa?
Câu 2: (3 điểm) Hiện nay nguồn năng lượng cung cấp cho Trái đất được lấy từ
đâu? Thế nào là cân bằng bức xạ nhiệt trên mặt đất?
Câu 3: (4 điểm) Em hiểu thế nào là sự cân bằng nước trên Trái đất ? Hãy phân
tích vai trò của nước trong tự nhiên và xã hội?
(Sinh viên không được sử dụng tài liệu)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Đề thi hết học phần: Đại cương khoa học trái đất
Câu 1: (3 điểm)

Nội dung

Điểm

 Khái niệm mùa: Là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc
điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Những đặc điểm này phụ thuộc vào
lượng bức xạ mặt trời trên một đơn vị diện tích bề mặt đất, cũng như độ



dài ngày so với đêm.
 Nguyên nhân sinh ra mùa:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng chuyển động trên quỹ
đạo nên lượng bức xạ mặt trời và độ dài ngày đêm tại mọi địa điểm trên



Trái Đất khác biệt nhau. (PT)
- Do Trái đất tự quay quanh trục.(PT)



Câu 2 (3 điểm)
Nội dung
* Nguồn năng lượng cung cấp cho trái đất được lấy từ đâu:

Điểm
0.5

- Nguồn cung cấp chính là nguồn năng lượng Mặt Trời.

- Nguồn địa nhiệt.

0.5

- Nguồn năng lượng được cung cấp từ các hành tinh khác.
* Thế nào là cân bằng bức xạ nhiệt trên mặt đất: Là bức xạ mặt trời tổng
cộng dồn xuống mặt đất, một phần bị phản hồi trở lại khí quyển, phần
còn lại mặt đất nhận được, gọi là bức xạ hấp thụ.

0.5


- Khả năng hấp thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

0.5

+ Tính chất bề mặt đất.
+ Bề mặt đệm (Lớp phủ TV).
- Cân bằng bức xạ mặt đệm: Là tổng số đại số thu chi của bề mặt đệm.

0.5

Đây là năng lượng của mặt đất tích luỹ được để biến thành nhiệt năng đốt
nóng mặt đất.
- Phần thu:
+ Bức xạ hấp thụ.
+ Bức xạ nghịch của khí quyển.
- Phần chi:
+ Năng lượng bức xạ riêng của KQ.


0.5

- Cân bằng nhiệt của mặt đất: Năng lượng tích luỹ được bằng NL tiêu
hao đi và nhiệt độ mặt đất ổn định.
Câu 3 (4 điểm)
Nội dung

Điểm

 Cân bằng nước trên trái đất: Thể hiện qua 2 vòng tuần hoàn.
 Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước được bốc hơi khỏi mặt nước hay mặt đất ẩm,
hơi nước được đối lưu nhiệt đưa lên cao, nhiệt độ xuống dưới điểm

0.5

sương, hơi nước ngưng kết hay thăng hoa tích tụ lại đủ kích thước và
trọng lượng mưa rơi tại chỗ đó là vòng tuần hoàn nhỏ.
 Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi từ mặt nước đại dương, sông hồ, mặt
đất ẩm, hơi nước được gió chuyển vào đất liền theo sườn núi, mặt frông
hoặc đối lưu đưa lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây khi đủ ĐK mưa
rơi xuống mặt đất, nước thấm xuống đất, chảy tràn trên mặt tập trung vào
sông suối để trở về đại dương.

0.5


 Cân bằng nước trên trái đất: Là tổng số đại số lượng nước thu vào và
lượng nước mất đi của bề mặt đó
- Nước thu vào trên lục địa là nước mưa, nước mất đi là do bốc hơi và
dòng chảy ra.


0.5

- Trên các đại dương nước thu vào là nước mưa và dòng chảy vào, lượng
nước mất đi là do bốc hơi.
 Vai trò của nước trong tự nhiên:
- Đối với khí hậu: Cung cấp độ ẩm cho khí quyển (tạo ẩm, mây, mưa…),

0.5

cung cấp nhiệt cho không khí.
- Đối với địa mạo: Hình thành nên các dạng sông ngòi, địa hình băng
hà…

0.5

- Với thổ nhưỡng: Hình thành các loại đất , hoặc biến đổi đất.
- Với sinh vật: Là thành phần cơ thể sinh vật, tạo các phản ứng sinh hoá
để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống, là nguồn gốc sự sống.
- Trong đời sống con người :
+ Đối với NN: Trong sản xuất, thuỷ lợi…
+ Trong CN: Mức độ sử dụng nhiều hơn, nhất là các ngành CN khát nước.
+ Đối với giao thông: Đường sông và đường biển..

0.5

0.5
0.5




×