Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

bài về pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.25 KB, 54 trang )

Chương II: MỘT SỐ NỘI DUNG
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VN
Các nội dung cơ bản sẽ trình bày trong chương II:
I. Khái quát về pháp luật dân sự
II. Quan hệ pháp luật dân sự
III. Quyền sở hữu
IV. Nghĩa vụ dân sự
V. Hợp đồng dân sự
VI. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
VII. Thời hiệu


I. Khái quát về pháp luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh của PLDS
VD 1: A chiếm hữu một chiếc máy tính thông qua việc mua chiếc máy
tính đó của B >>> Quan hệ mua bán máy tính.
-Quyền và nghĩa vụ của A?
-Quyền và nghĩa vụ của B?
VD 2: Sau một thời gian yêu nhau, chị Nhung quyết định kết hôn với
anh Quyết >>> Quan hệ hôn nhân.
VD3: Chị Hương là chủ cửa hàng bánh ngọt Thu Hương. Do muốn
nghỉ ngơi, nên chị Hương đã bán cửa hàng mang tên Thu Hương của
mình cho người khác.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh của PLDS
Điều 1, BLDS 2005:

- Địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác.


- Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản
trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh của PLDS
1.1. Quan hệ tài sản
1.1.1. Khái niệm tài sản
- Tài sản (điều 163 BLDS): vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản.
- Động sản, bất động sản, tài sản vô hình, tài sản hữu hình.

1.1.2. Đặc điểm của quan hệ tài sản
- Quan hệ giữa người với người gắn với tài sản
- Quan hệ có ý chí
- Mang tính chất hàng hóa, tiền tệ
- Có thể chuyển giao được.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
1.2. Quan hệ nhân thân
1.2.1. Khái niệm
- Quan hệ không mang tính chất tài sản và gắn liền với giá trị
nhân thân của một người nhất định
+ Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
+ Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản

1.2.2. Đặc điểm
- Không chuyển giao được

- Không mang tính chất hàng hóa, tiền tệ.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
2. Phương pháp điều chỉnh của PLDS
- VD 1: Công ty A là một công ty nhà nước thuộc sự quản lý của
UBND tỉnh Nghệ An. B là một công ty tư nhân hoạt động chủ yếu tại
tỉnh Nghệ An. Lợi dụng vị trí và các mối quan hệ, A ép buộc B mua xi
măng của mình.
- VD 2: Để có tiền tiêu Tết, A lên biên giới Việt - Trung mua pháo của
B mang về Hà Nội bán. B đã giao pháo cho A và A đã trả tiền cho B.
- VD 2: A đồng ý bán hàng cho B chiếc máy tính với giá 10 tr. đồng,
thời hạn trả tiền là ngày 31/12/2013. tuy nhiên đến thời hạn thanh toán
B vẫn không thanh toán tiền cho A.
- VD 4: A lái xe va vào B, làm B bị gãy chân. B đòi A bồi thường thiệt
hại, nhưng A không đồng ý.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
2. Phương pháp điều chỉnh của PLDS
- Thừa nhận và đảm bảo địa vị pháp lý bình đẳng của các chủ
thể.
- Thừa nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong khuôn
khổ pháp luật.
- Quy trách nhiệm cho bên vi phạm.
- Thừa nhận và bảo đảm quyền khởi kiện.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
3. Chủ thể của pháp luật dân sự (xem thêm chương I)

3.1. Cá nhân
3.2. Pháp nhân
3.3. Hộ gia đình
3.4. Tổ hợp tác
3.5. Nhà nước


I. Khái quát về pháp luật dân sự
4. Nhiệm vụ của PLDS (giáo trình)


I. Khái quát về pháp luật dân sự
5. Các nguyên tắc cơ bản của PLDS
9 nguyên tắc, các điều từ 4-12, BLDS 2005.
5.1. Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
- Nội dung (điều 4, BLDS 2005)
« Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự
được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp
đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào ».

- Áp dụng


Tự do - Không tự do giao kết ?
Nghiên cứu thực tiễn
Vợ chồng cụ Kiệm và cụ Đào chết đi để lại mảnh đất 275m2 mà không
để lại di chúc. Hai cụ có 5 người con. Ngày 12/7/2001, 4 trong 5 người
con của cụ lập “đơn thỏa thuận ủy quyền” với nội dung: “tất cả các anh

em đồng ý thống nhất giao cho ông Hùng làm chủ quyền quản lý, sửa
chữa, xây cất và chăm sóc căn nhà làm nơi thờ cúng tổ tiên, không
được mua bán, sang nhượng nếu không được sự đồng ý của các anh chị
em” (bà Thủy, 1 trong 5 người con còn lại, không tham gia thỏa thuận
nhưng hoàn toàn đồng ý với nội dung của thỏa thuận này). Thỏa thuận
đã được xác nhận của UBND phường. Năm 2006, ông Hùng được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một thời gian sau, bà Luyện yêu cầu Tòa án tuyên thỏa thuận này vô
hiệu và đòi chia tài sản chung.


Tự do - Không tự do giao kết ?
Nghiên cứu thực tiễn
- Thỏa thuận này đã tôn trọng nguyên tắc tự do giao kết chưa?
Án sơ thẩm và phúc thẩm: không công nhận “đơn thỏa thuận ủy
quyền”, buộc chia tài sản chung.
Án GĐT: công nhận thỏa thuận, hủy án sơ thẩm và phúc thẩm.
QĐ số 07/2011/DS-GĐT ngày 21/3/2011 của HĐTP TANDTC.


I. Khái quát về pháp luật dân sự
5.2. Thiện chí, trung thực
- Nội dung (điều 6, BLDS 2005)
« Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực
trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không
bên nào được lừa dối bên nào ».
- Áp dụng


Trung thực – Không trung thực?

Nghiên cứu thực tiễn
Nguồn gốc căn nhà 150A Lạc Long Quân là của bà Hương mua năm 1989 và
xây dựng lại năm 1990. Ngày 20/3/2002, ông Thạnh đến nhà bà Hương xem
giấy tờ nhà photo và đồng ý mua với giá 380 lượng vàng SJC, đặt cọc 20.000
USD. Hai bên đã ký “giấy thỏa thuận mua bán nhà” viết tay với nhau, trong đó
có nội dung: “Nếu nhà bị giải tỏa và quy hoạch” thì bên bán trả lại tiền cọc
cho bên mua. Nếu vì lý do nào đó bên bán không bán nữa sẽ trả lại 40.000
USD, bên mua không mua nữa sẽ mất cọc.
Ngày 21/3, ông Thanh đến xem lại giấy tờ nhà, trong đó tài liệu “họa đồ đính
kèm” và “giấy phép mua bán nhà” đều ghi: phần diện tích 31,98m 2 chiếm lộ
giới không cho mua bán, chủ nhà tự tháo dỡ khi có quy hoạch chung của Nhà
nước. Sau đó hai bên đã ký lại vào “giấy thỏa thuận mua bán nhà” đánh vi
tính, do bà Hương thảo lại trên cơ sở nội dung của “giấy thỏa thuận mua bán
nhà” viết tay ký trước đó. Sau đó, ông Thạnh đi hỏi các cơ quan có thẩm
quyền mới biết nhà bà Hương bị giải tỏa 1/3 nhà. Ông Thạnh xin không mua
nữa để lấy lại tiền cọc.


Trung thực – Không trung thực?
Nghiên cứu thực tiễn
Bà Hương cho rằng tại “thỏa thuận mua bán nhà” đánh vi tính có nội dung:
nếu nhà nằm trong diện “quy hoạch giải tỏa trắng” thì bên bán trả lại cọc
20.000 USD cho bên mua. Nếu vì lý do nào đó, bên bán không bán nữa sẽ
phải trả lại cho bên mua 40.000 USD, còn bên mua không mua nữa sẽ bị mất
cọc. Nay ông Thạnh đã ký giấy mua bán đánh vi tính, đã xem giấy tờ nhà mới
đặt cọc, nhà của bà chỉ bị giải tỏa một phần nên ông Thạnh không mua thì mất
cọc.
- Bà Hương đã Trung thực và thiện chí chưa?
Án sơ thẩm: công nhận thỏa thuận của hai bên, theo đó ông Thạnh mất nửa
cọc.

Án phúc thẩm: Buộc ông Thạnh mất toàn bộ cọc.
Án Giám đốc thẩm: công nhận án sơ thẩm.
(QĐ số 82/GĐT-DS ngày 30/6/2004 của Tòa dân sự TANDTC).


I. Khái quát về pháp luật dân sự
6. Khái quát về PLDS của các nước tư sản (giáo trình)


I. Khái quát về pháp luật dân sự
7. Nguồn của PLDS
- Hiến pháp
- Luật, bộ luật
- Văn bản dưới luật
- Thực tiễn xét xử (án lệ) ?
- Thứ tự áp dụng.


II. Quan hệ pháp luật dân sự
1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
Là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự
điều chỉnh
1.2. Đặc điểm (xem thêm chương I)

2. Các yếu tố cấu thành QHPL dân sự
2.1. Chủ thể
2.2. Khách thể
2.3. Nội dung



III. Quyền sở hữu
1. Khái niệm “quyền sở hữu”
- “Sở hữu”: quan hệ giữa người với người về việc sử dụng và
chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội.
- “Quyền sở hữu”: hệ thống các QPPL do NN ban hành nhằm
ghi nhận và bảo vệ quan hệ sở hữu trong xã hội.
- “Quyền sở hữu”: quyền hạn được quy định theo pháp luật của
chủ sở hữu về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài
sản.


III. Quyền sở hữu
2. Khách thể của quyền sở hữu: tài sản
Điều 174 BLDS
- Động sản: tài sản không phải là bất động sản
- Bất động sản bao gồm:
+ Đất đai.
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn
liền với nhà, công trình xây dựng đó.
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
+ Các tài sản khác do pháp luật quy định.


III. Quyền sở hữu
2. Khách thể của quyền sở hữu: tài sản
Tài sản là gì?
VD: Tháng 7/2005 bà Thành cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của bà Thành cho bà Tòng để vay 1 triệu đồng nhưng bà Tòng chưa đưa
tiền và không trả giấy chứng nhận nên bà Thành khởi kiện yêu cầu trả

giấy chứng nhận.


III. Quyền sở hữu
2. Khách thể của quyền sở hữu: tài sản
Trong Quyết định số 534/2011/DS-GĐT ngày 22/7/2011, Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xét rằng “pháp luật cũng
không xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy
tờ có giá nên theo quy định tại điều 163 BLDS thì các loại giấy
tờ trên không phải là tài sản để giao dịch trao đổi. Do đó, Tòa
án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 168 Bộ luật
tố tụng dân sự để đình chỉ giải quyết vụ án là đúng”.


III. Quyền sở hữu
3. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
3.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (điều 170 BLDS 2005)
- Ý chí của các chủ thể: mua bán, tặng cho, thu hoa lợi…
VD: A thỏa thuận bán tài sản cho B >>> B xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản thông qua ý chí của A và B.

- Theo pháp luật
VD: Sau khi mua tài sản của A, B chết mà không để lại di chúc. Tài sản
của B được chuyển cho những người thừa kế của B. >>> Người thừa kế
của B có quyền sở hữu đối với tài sản do B để lại và điều này là theo
quy định của pháp luật về thừa kế.


III. Quyền sở hữu
3.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (điều 171 BLDS 2005)

- Ý chí của các chủ thể: chủ sở hữu chuyển quyền, từ bỏ quyền,
tài sản bị tiêu huỷ...
VD: Sau khi mua máy tính của A, B không thích chiếc máy tính này nên
cho C.

- Theo pháp luật: tài sản bị tịch thu, bị trưng mua, bị xử lý để
thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu…
VD: A lái xe gây tai nạn cho B. B kiện A ra tòa án đòi bồi thường thiệt
hại. Tòa quyết định A phải trả cho B 5.000.000 đ. >>> Quyền sở hữu
của A đối với số tiền này được chuyển sang cho B.


III. Quyền sở hữu
4. Nội dung “quyền sở hữu”
4.1. Quyền chiếm hữu
- Chiếm hữu hợp pháp
VD: A bán cho B một ngôi nhà. HĐ được ký kết theo thỏa thuận của A
và B và không trái pháp luật. Khi đó, việc B chiếm hữu ngôi nhà là hợp
pháp.

- Chiếm hữu bất hợp pháp: ngay tình, không ngay tình.

4.3. Quyền sử dụng
4.3. Quyền định đoạt


×