Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đồ án đầu tư nước ngoài Đầu tư nhà máy chế biến sợi Dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.64 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHỦ
ĐẦU TƯ................................................................................................................5
1.1. Cơ sở pháp lý thành lập dự án....................................................................5
1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư của dự án.............................................................6
1.2.1. Đối tác Việt Nam.................................................................................6
1.2.2. Đối tác nước ngoài..............................................................................7
1.3. Khái quát về tính khả thi của dự án............................................................7
1.3.1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển ngành Dệt may của Việt Nam...........7
1.3.2. Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt may tại Việt
Nam...............................................................................................................8
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA DỰ ÁN KHẢ THI....................10
2.1. Nghiên cứu về thị trường..........................................................................10
2.1.1. Sản phẩm và thị trường.....................................................................10
2.1.2. Chương trình sản xuất kinh doanh....................................................14
2.1.3. Lựa chọn hình thức đầu tư.................................................................16
2.2. Nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ.............................................................17
2.2.1. Công nghệ..........................................................................................17
2.2.2. Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu...................................................18
2.2.3. Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ...............21
2.2.4. Ảnh hưởng tới môi trường.................................................................21
2.2.5. Địa điểm và mặt bằng........................................................................22
2.2.6. Xây dựng – kiến trúc.........................................................................25
2.3. Nghiên cứu tài chính................................................................................33
1


2.3.1. Mức tiêu hao nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho hoạt động sản
xuất của dự án..............................................................................................33
2.3.2. Mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, nước và các dịch vụ khác......36


2.3.3. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn..........................................................38
2.3.4. Phân tích tài chính.............................................................................43
2.4. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội..........................................................56
2.4.1. Việc làm và thu nhập của người lao động.........................................56
2.4.2. Đóng góp cho ngân sách nhà nước....................................................58
2.4.3. Các ảnh hưởng kinh tế xã hội của dự án...........................................58
2.5. Nghiên cứu tổ chức và nhân sự................................................................59
2.5.1. Cơ cấu tổ chức...................................................................................59
2.5.2. Cơ cấu nhân viên tiền lương..............................................................62
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......................................................72
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...........................................74

2


LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ rất lâu, những người thông minh nhận ra rằng “đồng tiền nằm yên là
đồng tiền chết”. Những người thông minh hơn nhận ra rằng “khi xét về giá trị
của đồng tiền, nếu tiền không đẻ ra tiền thì chính là nó đang mất giá”. Có nhiều
cách để tiền sinh ra tiền và phần lớn trong số chúng gọi là đầu tư.
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên, sức lao động và
trí tuệ ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu về cho người đầu tư các
kết quả lớn hơn trong tương lai.
Những người có tiền luôn tìm kiếm cơ hội để đầu tư. Những người có ý
tưởng và năng lực thì đi tìm nhà đầu tư để có thể biến ý tưởng của mình thành
hiện thực. Khi hai đối tượng đó đi đến một thỏa thuận nhất định, một dự án đầu
tư ra đời. Dự án Sản xuất vải thô từ bông cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Trước hết đến từ nhu cầu vải thô của các công ty may mặc trong nước, sau
đó xem xét các nguồn lực, khả năng và các cơ hội của dự án. Các thành viên
nhóm 04 gồm:

-

Đỗ Thị Lan - 65104

-

Vũ Thị Liên - 65014

-

Vũ Thị Mai Ngân - 58041

-

Phạm Lê Hoàng - 64964

-

Hoàng Thị Hoa - 65050
Chúng em đã quyết định chọn đề tài Sản xuất vải thô từ bông để lập Dự án

khả thi trong lĩnh vực công nghiệp, gồm những nội dung sau:
Phần thứ nhất: Giới thiệu về dự án
3


Phần thứ hai: Nội dung của dự án khả thi
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
Mặc dù đã được sự chỉ dẫn tận tình của thầy Đoàn Trọng Hiếu nhưng do thời
gian tìm hiểu, nguồn thông tin và kiến thức có giới hạn nên trong quá trình lập

dự án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
những đánh giá bổ sung của thầy để bài biết được hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở pháp lý thành lập dự án
Các văn bản pháp quy của nhà nước
- Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 29/08/2006
của Chính phủ về việc đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 năm 2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ Luật Thuế Giá tri gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày
08/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
- Căn cứ Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.
- Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 109/2000/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ thu,

nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
việc Quản lý xây dựng chất lượng công trình; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
ngày 18/04/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng xây dựng công trình;

5


- Căn cứ Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án
phát triển;
- Căn cứ Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/08/ 2010 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Các đơn giá, định mức hiện đang áp dụng.
1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư của dự án
1.2.1. Đối tác Việt Nam
Tên công ty: Công ty TNHH dệt may L.L.N
2)

Đại diện được ủy quyền: Vũ Thị Mai Ngân


Chức vụ: Giám đốc điều hành
3)

Trụ sở chính: 108 đường vòng Vạn Mỹ- Ngô Quyền- Hải Phòng

Điện thoại: (84)-2253751714
Fax: (84)-2253751714
Email:
4)

Ngành kinh doanh chính: Sản xuất vải, sợi

5)

“Giấy phép thành lập công ty số 05605698

Đăng ký tại: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng
Ngày: 30/5/2010

6


Vốn đăng ký: 1.000.000.000 đồng
Tài khoản mở tại ngân hàng: Vietcombank- chi nhánh Hải Phòng
Số tài khoản: : 0031000303207
1.2.2. Đối tác nước ngoài
1)

Tên công ty: YuLun Giang Tô


2)

Đại diện được ủy quyền: Giang Văn Minh

Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
3)

Trụ sở chính: 18 Hoàng Cầm, Hoàng Thạc, Tĩnh Giang, Giang Tô, Trung

Quốc
Điện thoại: 134-2568-1568
Telex: 134-2568-1568
Fax: 134-1121-345
Email:
4)

Ngành kinh doanh chính: May mặc

5)

Giấy phép thành lập công ty: số 020051874

Đăng ký tại: Giang Tô, Trung Quốc
Ngày: 15/10/2005
1.3. Khái quát về tính khả thi của dự án
1.3.1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển ngành Dệt may của Việt Nam
Căn cứ vào quyết định số 3218/QĐ-BCT do Bộ Công Thương đã ban hành từ
ngày 11/4/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt
Nam đến năm 2020. Mục tiêu của quyết định này đó là phát triển ngành công


7


nghiệp Dệt may nước ta trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, vừa có khả
năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa hướng về xuất khẩu, đồng thời
tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, quan điểm của quyết định
này cũng cho rằng phát triển Dệt may phải gắn liền với vấn đề bảo vệ môi
trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, tích cực chuyển đổi từ hình
thức gia công (nhận nguyên liệu, giao thành phẩm) sang hình thức gia công mua
nguyên liệu, bán thành phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất
khẩu làm cơ sở cho sự phát triển của ngành Dệt may…
Quy hoạch định hướng phát triển:
- Thứ nhất: tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường
- Thứ hai: xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các
sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế
- Thứ ba: phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi
nhân tạo và phụ liệu.
1.3.2. Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt may tại Việt
Nam
Hiện nay, Dệt may đang là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Nguyên liệu chính của ngành là bông xơ, tuy nhiên chúng ta mới chỉ tự
đáp ứng được gần 10% nguyên liệu, 90% còn lại phải đi nhập khẩu từ nước
ngoài. Sau khi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn
Quốc, EU có hiệu lực, ngành Dệt may được đánh giá sẽ là ngành được hưởng lợi
nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu Việt Nam muốn được hưởng những ưu đãi từ việc ký
kết các FTA, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam phải đáp ứng
được tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Do đó, việc chủ động về nguyên liệu sợi
đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là 1 thách thức lớn đối với
ngành Dệt may Việt Nam.


8


Bên cạnh đó, ngành Dệt may trên thế giới đang có mục tiêu hướng tới sản
phẩm xanh. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng có xu hướng thay đổi từ những
sản phẩm dệt may có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, sợi hóa học sang những sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên vì tính an toàn và không gây ô nhiễm môi trường
của chúng.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, mùa hè không khí khô, nhiệt độ
rất cao và khắc nghiệt nên người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn những
loại quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thông thoáng. Vì vậy đây là
một thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm dệt may có nguồn gốc tự nhiên.
Như vậy, căn cứ vào những điều trên, việc thành lập một doanh nghiệp sản
xuất vải sợi thiên nhiên là rất cần thiết trong thời điểm này.

9


CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA DỰ ÁN KHẢ THI
2.1. Nghiên cứu về thị trường
2.1.1. Sản phẩm và thị trường
 Sản phẩm của dự án
Sản phẩm chủ yếu mà dự án sẽ sản xuất là vải thô các loại làm từ bông đay.
Mã ngành tương ứng là 1312
Vải dệt từ bông có mã 6001 21


Mã hàng 6001 21 1000


Mô tả hàng hóa: Vải thô : vải từ bông. Mặt vải có lớp sợi bông nhẹ, thấm mồ hôi
nhanh.
 Vải thô lụa: T1001
Mô tả hàng hóa: Khá mềm mịn, sờ mát tay tương tự như vải lanh nhưng mềm
mịn hơn hẳn. Mặt vải thấm hút mồ hôi tốt, không nhăn, không nhàu cho dù bị vò
nát. Vải thô lụa mang vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế, thanh lịch.
 Vải thô mộc: T1011 và T1012
Mô tả hàng hóa: Cứng hoặc mềm do lượng hồ trong vải. Thô mộc có thô dày,
thô mỏng.
• Thô mộc dày: T1011
Mô tả hàng hóa: mặt vải hơi ráp phù hợp với may quần, rèm, vỏ gối…
• Thô mộc mỏng: T1012
Mô tả hàng hóa: mặt vải mỏng mềm, mịn hơn.
 Các khu vực thị trường dự kiến sẽ tiêu thụ sản phẩm của dự án
10


Sản phầm dùng cho tiêu thụ trong nước tập trung các tỉnh thành như: Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, …
Sản phẩm sẽ là nguồn cung cấp vải thô chủ yếu cho Công ty TNHH sợi dệt
nhuộm Yulun (Việt Nam), ngoài ra cung cấp cho các công ty khác trong cùng
khu công nghiệp cũng như tỉnh Nam Định như:
Công ty Cổ phần dệt nhuộm Thiên Nam Sunrise
Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng
Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định
…..
và các công ty khác trên cả nước.
 Lý do lựa chọn sản phẩm và thị trường nói trên cho dự án
 Tình hình cung- cầu về sản phẩm tại khu vực thị trường đã xác định
Hiện nay, khâu sản xuất nguyên phụ liệu cho dệt may của Việt Nam còn rất

hạn chế, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu đầu năm 2017 của Bộ
Công Thương cho biết, Việt Nam đang chỉ cung cấp được 0,3% nhu cầu về
bông, 40% nhu cầu xơ. Đặc biệt, khâu dệt vải dù tạo ra gần 2,8 tỷ mét vải/năm
(chiếm 30% nhu cầu) song vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét vải từ các nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ... Do vậy cần tăng cường sản xuất cũng như
cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành để giảm tỷ lệ nhập khẩu, nâng cao hiệu quả
kinh tế cho xã hội.
Tại thị trường trong nước thiếu nguồn cung vải, theo Bộ Công thương, trong
4 tháng đầu năm 2017, nước ta đã nhập khẩu 3,3 triệu USD mặt hàng vải may
mặc, tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2016. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may
Việt Nam (VITAS), chỉ riêng mặt hàng vải may mặc, doanh nghiệp trong nước

11


phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, do số lượng cũng như
chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc nhập khẩu gặp không ít các khó khăn trong việc hưởng các ưu
đãi về thuế cũng như các yêu cầu nghiêm ngặt khi các nước bắt đầu sử dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam. Trong khi đó, để được hưởng các
ưu đãi về thuế, mặt hàng dệt may cần đạt các tiêu chuẩn về xuất xứ, đạt tỷ lệ
phần trăm ( % ) về nguồn gốc nguyên liệu sản xuất tạo sức ép cạnh tranh lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Nam Định là chiếc nôi của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với bề dày
lịch sử hơn 100 năm. Hơn nữa, tại khu công nghiệp Bảo Minh đã và đang có các
công ty về dệt may, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với dự án của
công ty.
 Dự báo tình hình cung - cầu trong tương lai, căn cứ của những dự báo đó
Theo như thông tin ở trên, cung vải may mặc trong nước hiện không đáp ứng
được cầu trong nước.

Thị trường may mặc trong nước vẫn khả quan trong các năm tiếp theo dự
trên nhiều cơ sở. Mặc dù đầu năm 2017, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã
lo lắng rất nhiều bởi những tác động như việc ký kết TPP với Mỹ không đạt như
kỳ vọng, hậu Brexit của Anh vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường… Tuy nhiên, kết
quả xuất khẩu dệt may trong năm 2017 cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành
vẫn tương đối ổn định với kim ngạch gần 23 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10%
so với cùng kỳ. Và quan trọng, nhân công của Việt Nam ngày càng nâng cao tay
nghề, năng suất luôn được cải thiện và chất lượng ngày càng cao, điều này
khẳng định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Đáng chú ý là
uy tín của các doanh nghiệp Việt đối với các đối tác mua hàng. Hơn nữa, hiện
nay các doanh nghiệp chú ý hơn đến việc từng bước đầu tư công nghệ mới, các

12


thiết bị mới, nâng cao năng suất sản xuất, … để đạt lợi nhuận cao hơn, nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Đặc biệt, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã tổ chức Đại hội Hiệp hội lần
thứ 5, nhiệm kỳ 2016 – 2020 và đã đưa ra tiêu chí phấn đấu trong giai đoạn 2016
– 2020, đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 45 – 50 tỷ USD vào năm 2020,
tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 11,5%/năm. Đồng thời phấn đấu tăng tỷ lệ
nội địa hóa sản phẩm dệt may lên mức 55% vào năm 2017 và 65% vào năm
2020.
 Từ đó có thể thấy được tính khả thi rất cao của dự án.
 Các giải pháp tiếp thị
 Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch lập chương trình quảng cáo và xúc tiến bán hàng hiệu quả hơn trên
thị trường đã xác định.
Lập kế hoạch ( mục tiêu ) bán hàng theo từng vùng thị trường phù hợp để đạt
hiệu quả tối ưu. Có các kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật phù hợp

trong từng thời kỳ biến động của thị trường.
Các chương trình quảng cáo cần được lựa chọn kỹ lưỡng phương tiện quảng
cáo, trên trang web riêng của doanh nghiệp, trên các trang mạng xã hội nhắm tới
các thị trường mục tiêu và mục tiêu quảng cáo rõ ràng, cụ thể.
 Kế hoạch hành động phân phối
Chính sách giá cả: lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi giá cả theo cung
cầu thị trường để giữ khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Chính sách phân phối: lựa chọn kênh phân phối và hình thức phân phối, từ đó
có thể ấn định được mục tiêu tương ứng với từng sản phẩm, từng kênh phân

13


phối và từng thị trường. Ngoài ra, triển khai lực lượng phân phối và hành động
của lực lượng phân phối cũng khá quan trọng.
 Kế hoạch phụ trợ khác
Đôi khi có chính sách giảm giá, chiết khấu, xen kẽ theo thời gian, tuy nhiên
biện pháp này được coi là hoạt động bất thường của doanh nghiệp nên cần xem
xét kỹ lưỡng khi thực hiện.
Kế hoạch triển lãm, kế hoạch tài trợ, quan hệ công chúng, …
2.1.2. Chương trình sản xuất kinh doanh
 Chương trình sản xuất kinh doanh trong nước
Sau nghiên cứu và dự báo, các sản phẩm của dự án sẽ có chương trình sản
xuất với 1.500 tấn/ năm vào năm sản xuất ổn định với mức giá theo bảng sau:
Trong đó:
Sản lượng ( 1000 kg )
Đơn giá ( USD/kg)
Thành tiền ( 1000USD )
Tổng doanh thu (1000USD )


14


Bảng 2.1.

Chương trình sản xuất kinh doanh của dự án
Vải thô

Tên sản phẩm

mộc dày –
T1011

Vải thô

Tổng

mộc mỏng Vải thô lụa
– T1012

– T1001

Năm sản

Sản lượng

88

113


175

xuất thứ

Đơn giá

8,5

9,0

9,6

nhất

Thành tiền

748

1.018

1.686

Sản lượng

175

225

350


Đơn giá

8,7

9,2

9,8

Công Năm sản
suất xuất thứ
trung

hai

Thành tiền

1.527

2.076

3.420

bình

Năm sản

Sản lượng

263


338

525

hàng

xuất thứ

Đơn giá

8,6

9,1

9,6

năm

ba

Thành tiền

2.267

3.084

5.035

Năm sản


Sản lượng

350

450

700

xuất ổn

Đơn giá

8,6

9,1

9,5

định

Thành tiền

3.023

4.091

6.682

doanh
thu


3.452

7.024

10.386

13.795

 So sánh giá cả sản phẩm của dự án với một số sản phẩm tương tự trên các
khu vực thị trường
Hiện trên thị trường trong nước, các sản phẩm giống hệt và tương tự có giá
cả như sau:
Bảng 2.2.

Đơn giá hàng tương tự tại thị trường trong nước

15


Tên sản phẩm

Đơn giá ( VNĐ/kg)

Vải thô mộc dày

192.000

Vải thô mộc mỏng


200.000

Vải thô lụa

212.000

Và trên thị trường thế giới có giá cả như sau:
Bảng 2.3.

Bảng đơn giá hàng tương tự trên thị trường quốc tế
Tên sản phẩm

Đơn giá ( USD/kg )

Vải thô mộc dày

8.7

Vải thô mộc mỏng

9.2

Vải thô lụa

9.6

2.1.3. Lựa chọn hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư: Doanh nghiêp liên doanh giữa Việt Nam và Trung quốc.
- Dự án được đầu tư dưới hình thức thuê lại các xưởng và xây mới một phần
nhỏ.

- Tình trạng sản xuất: Doanh nghiệp được thành lập với năng suất dự kiến là
1500 tấn/năm (vải dệt)
- Tình trạng tiêu thụ sản phẩm: Đang trong dự án
- Các công trình kiến trúc của doanh nghiệp:
 Xưởng kéo sợi
 Nhà máy dệt
 Nhà máy xử lý sau dệt và nhuộm

16


 Văn phòng hành chính
 Văn phòng đại diện
 Kho
 Nhà để xe nhân viên
 Căng-tin
 Hệ thống xử lý chất thải
 Các thiết bị hiện có:
 Máy dệt kim tròn
 Máy kéo sợi
 Máy nhộm Thies
 Mát tách nước và làm mềm vải
 Máy nhộm Then
 Máy chống co vải Santex
2.2. Nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ
2.2.1. Công nghệ
Qui trình kéo sợi sử dụng công nghệ kéo sợi compact. Công nghệ này đem
lại nhiều ưu điểm cho sợi cotton như giảm thiểu gần như 100% sự nhão của vải
sau khi dệt, giúp vải mềm mịn, hạn chế hiện tượng sùi vải trên bề mặt. Qua đó,
tăng chất lượng của sản phẩm đầu ra, giúp cạnh tranh với các nhà sản xuất khác

về chất lượng.
Máy dệt kim tròn được sử dụng trong giai doạn dệt vải. Ưu điểm của máy dệt
kim tròn là khả năng dệt được nhiều kiểu vải khác nhau trên cùng một giàn máy,
17


ngoài ra còn có thể tămng hoặc giảm số lượng kìm dệt nhằm phù hợp với qui
mô.
2.2.2. Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu
Kéo sợi, chải  Hồ sợi  Dệt vải  Giũ hồ  Nấu  Xử lý Axit 
Tẩy trắng  Giặt  Làm bóng  Nhuộm, in  Giặt  Làm khô

18


NVL (Bông)

Kéo sợi

H2O,
H2O, tinh
tinh bột,
bột,
phụ
phụ gia
gia

Hồ sợi

Nước

Nước thải
thải chứa
chứa hồ
hồ
tinh
tinh bột
bột và
và hóa
hóa
chất
chất

Dệt vải
NaOH

Giũ hồ

Nước thải
chứa NaOH

NaOH, Hóa chất,
H2O

Nấu

Nước thải

H2SO4, H20,
chất tẩy giặt


Xử lý axit

Nước thải

H2O2, NaOCl

Tẩy trắng

Nước thải

H2SO4, H20,
chất tẩy giặt

Giặt

Nước thải

NaOH, H2O

Làm bóng

Nước thải

Dung dịch
nhuộm

Nhuộm, in

Nước thải


H2SO4,
H2O2, chất tẩy
giặt

Giặt

Nước thải

Làm khô
Sản phẩm
Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu

19


Bước 1: Kéo sợi
Sau khi thu hoạch quả bông (từ cây bông) thì ta thu được các sợi cotton có
các kích thước lớn, nỏ khác nhau và còn lẫn các tạp chất khác như bụi đất, các
hóa chất,… Bông thu được sẽ được làm ơi và được chất nhiều tấm phẳng lên
nhau tạo thành khối phẳng lớn. Sau đó sợi bông sẽ được tạo thành từ các bước
sau:
Loại bỏ tập chất và làm sạch  Trộn và pha  Kéo duỗi  Chải thô (Loại
bỏ xơ ngắn)  Chải kỹ (Tiếp tục làm thẳng sợi do kéo duỗi)  Xe sợi  Hoàn
thành sợi
Bước 2: Hồ sợi
Tại bước này, sợi sau khi hoàn thành ở bước một sẽ được nhúng qua dung
dịch hồ tinh bột. Quá trình này giúp tăng độ bền của sợi thông qua việc tạo một
lớp màng tinh bột mỏng bao quanh.
Bước 3: Dệt vải và xử lý hóa học
Toàn bộ quá trình dệt vải được hoàn thành bằng máy móc (máy dệt kim tròn).

Sau khi hoàn thành dệt, vải sẽ được nấu trong các dung dung hóa học nhất định
ở nhiệt độ và áp suất cao nhằm loại bỏ hồ ở bước 2. Tiếp theo đó vải sẽ được tẩy
trắng nhằm loại bỏ màu tự nhiên của và và đạt đến độ trắng cần thiết để nhuộm.
Giai đoạn cuối cùng trong bước lớn này là đánh bóng vải, mục đính của việc này
là làm cho sợi vải căng lên, tăng độ khít.
Bước 4: Nhuộm – Hoàn thiện vải
Sau khi hoàn thành đánh bóng, vải sẽ được nhộm hoặc in họa tiết với dung
dịch thuôc nhuộm với các chất phụ gia đặc biệt nhằm tăng độ bấm màu. Trong
bước này, sau khi nhuôm, vải sẽ được giặt lại nhiều lần nhằm hoàn toàn các loại
bỏ các chất bẩn, hóa chất, chống nhăn vải,... Cuối cùng vải được sấy khô và
hoàn thành.
20


2.2.3. Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ
- Nguồn chuyển giao công nghề từ Đài Loan
- Phương thức chuyển giao công nghệ: Chuyển giao qua việc tư vấn kỹ thuật,
và các chuyên gia
- Cách thức xử lý vấn đề tài chính: Thuê chuyên gia tư vấn vấn về kỹ thuật để
hướng dẫn
- Giá cả của công nghệ: Tiền lương thuê chuyên gia
2.2.4. Ảnh hưởng tới môi trường
- Các chất có khả năng ô nhiễm môi trường: NaOH, H 2O2, H2SO4, các kim loại
nặng (Pb, Cd, As, Hg,...), PFCs,...
Nguồn: Centema

Hình 2.2. Bảng các chất có khả năng ô nhiễm

- Các giải pháp chống ô nhiễm


21


Công đoạn sinh học (Kỵ khí và hiếu khí): Loại bỏ SS, màu nước thải, một số
kim loại nặng, và một số hợp chất hữu cơ tan trong nước, BOD5.
Loại bỏ các chất còn lại
- Kết tụ và khử trùng
- Lọc và khử trùng
- Oxy hóa bằng O3, và trung tính hóa độ pH
2.2.5. Địa điểm và mặt bằng
 Mô tả chung về địa điểm
Vị trí: Toàn bộ văn phòng, nhà xưởng, kho bãi của công ty được đặt trong
khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định.
Từ 1990, Nam Định được biết đến là tỉnh Dệt may lớn nhất Việt Nam và là
đầu mối kinh tế của khu vực Nam ĐB sông Hồng. Khu công nghiệp Bảo Minh
được Tập đoàn Dệt may Việt Nam triển khai xây dựng và kinh doanh vào năm
2007. KCN có tổng diện tích là 165 ha, cuối năm 2017 đã mở rộng thêm
khoảng 50ha và cuối năm 2018 sẽ bắt đầu đưa vào kinh doanh.

Hình 2.3.

Vị trí của KCN Bảo Minh

22


KCN nằm ngay cạnh quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời kết
nối với các tuyến đường quan trọng như QL5, Ql37, QL21 và tuyến cao tốc Hải
Phòng - Hà Nội.
Khoảng cách từ khu công nghiệp Bảo Minh đến các trung tâm lớn:







Trung tâm huyện Vụ Bản: 5 km. Trung tâm TP Nam Định: 10 km
Thủ đô Hà Nội: 90 km.
Cửa khẩu Lạng Sơn: 300 km
Cảng biển gần nhất: Cách cảng Hải Phòng 90 km
Sân bay gần nhất: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 120 km.

Đây là vị trí hết sức thuận lợi trong việc giao lưu, thông thương để phát triển
kinh tế.
Bên cạnh đó, khu công nghiệp Bảo Minh có chính sách ưu tiên cho các lĩnh
vực công nghiệp Dệt may, công nghiệp chế tạo lắp ráp cơ khí và Công nghiệp
Điện tử….
 Hiện trạng cơ sở vật chất của khu công nghiệp
Khu công nghiệp Bảo Minh được thiết kế với tiêu chuẩn hiện đại và sạch sẽ,
nhằm cung cấp một môi trường với những công trình cơ sở hạ tầng khang trang
cho các doanh nghiệp thuê.
Các nhà máy trong trong khu công nghiệp đều có quy mô từ 8ha trở lên, và
được kết hợp xây dựng thêm nhiều hạng mục, công trình khép kín phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra KCN còn có hệ
thống nhà ở, nhà bếp, sân phơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn ở của gần 2000
công nhân.
Cảnh quan: Để tạo nên một môi trường cảnh quan sạch đẹp, ban quản lý
khu công nghiệp đã đầu tư một diện tích lớn dành cho cây xanh, thảm cỏ, hồ
điều hòa đảm bảo khoa học và hợp lý. Cùng với đó là khuôn viên, sân chơi, khu


23


giải trí và tập luyện thể dục thể thao dành cho công nhân. Đây là 1 điểm đặc biệt
mà rất ít khu công nghiệp ở miền Bắc có thể thực hiện được.
Hệ thống giao thông: Trục đường chính vào KCN rộng 50m, đảm bảo đủ
không gian cho các loại xe có trọng tải lớn ra vào khu công nghiệp một cách
thuận tiện. Các làn đường được thiết kế khoa học, hiện đại, được trang bị thêm
hệ thống chiếu sáng đèn cao áp cho phép các phương tiện vận tải di chuyển một
cách thông suốt và kết nối ra QL10 một cách nhanh nhất.
Điện: Hệ thống điện trong KCN được lấy trực tiếp từ lưới điện quốc gia từ
trạm 220/110 kv theo QL10, đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định nguồn điện cho
hoạt động sản xuất của các nhà xưởng, xí nghiệp.
Nước: KCN có nhà máy cung cấp nước sạch với công suất lên tới 20.000
m3/ngày đêm.
Hệ thống thông tin liên lạc: Sử dụng hệ thống thống đường truyền internet
tốc độ cao cáp quang, và cáp thông tin liên lạc ngầm. Đơn vị cung cấp dịch vụ
liên lạc sẽ cung cấp đầu nối tới tận mỗi lô đất.
Xử lí nước thải: KCN Bảo Minh được coi là KCN sinh thái kiểu mẫu với
việc đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước thải với công suất có thể đạt tới
7.000 m3/ngày đêm. Hệ thống thoát nước thải được thiết kế độc lập với hệ thống
thoát nước mưa nên đảm bảo không bị quá tải, ùn tắc và khó khăn trong quá
trình xử lý.
Ngoài ra, KCN Bảo Minh còn rất quan tâm đến đời sống của người lao động
khi xây dựng nhiều công trình tiện ích khác, đảm bảo cho sự thuận tiện và tiện
nghi của công nhân như: phòng khám đa khoa, cửa hàng tiện ích, trường mẫu
giáo, ngân hàng, và đồn công an… Đây là một trong những lợi thế to lớn để thu
hút nhiều lao động làm việc trong khu công nghiệp này.
 Tác động của dự án đối với khu vực


24


Việc xây dựng một nhà máy sản xuất sợi ở khu vực này sẽ góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn của địa phương. Ngoài ra,
rất nhiều nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp Bảo Minh là các nhà máy
dệt may, nhuộm vải. Vì thế dự án nhà máy sản xuất sợi sẽ có thể trở thành nguồn
cung cấp nguyên liệu chính cho các doanh nghiệp dệt may tại khu công nghiệp.
Từ đó gắn kết và hỗ trợ cho nhau. Thành công của dự án cũng sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và vùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng
nguyên liệu bông tự nhiên để sản xuất sợi sẽ không gây ra các tác hại xấu đối
với môi trường, hoàn toàn phù hợp với định hướng của khu công nghiệp Bảo
Minh.
 Diện tích mặt bằng đất sử dụng cho dự án
Diện tích mặt bằng: 10.000 m2
Giá thuê 40 USD/m2/năm, tương đương 400.000 USD/năm
 8.800.000.000VNĐ/năm
Thời hạn thuê đất đến năm 2028
2.2.6. Xây dựng – kiến trúc
 Bản vẽ nhà xưởng

25


×