Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phân tích các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM NGỌC HUY

PHÂN TÍCH CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM NGỌC HUY

PHÂN TÍCH CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:


410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Ngày bảo vệ:

12/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “PHÂN TÍCH CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI”
Là công trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa
phương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Quảng Ngãi, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Ngọc Huy

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường
Đại học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và
lý thuyết nghiêm túc của tôi trước khi tốt nghiệp.
Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người
khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của
trường Đại học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý Thầy Cô, gia đình và bè bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Quảng Ngãi, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Huy

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...............................................................................................8
1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa...............................................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................8
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. .......................................................11
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của DNNVV..................................................12
1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.......................................14
1.2 Những vấn đề chung về chính sách hỗ trợ phát triểm doanh nghiệp nhỏ và vừa .......19
1.2.1 Khái niệm chính sách và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .....19
1.2.2 Nội dung của Chính sách hỗ trự phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................21
1.2.3 Các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV.............................................................22
1.2.4 Quan điểm và các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVVcủa Việt Nam...............27
1.2.5 Mối quan hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với các chính sách,
hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV .............................................................................28
1.3 Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa phương trong
nước, quốc tế và bài học vận dụng vào thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi...............................29
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước..............................................................................29
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ngãi .......................................................34
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................38
v


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2016.......................40
2.1 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Ngãi.................40
2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh kế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi..................40
2.1.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ngãi...............................47
2.1.3 Những đóng góp về kinh tế - xã hội .....................................................................51
2.1.4 Những hạn chế và bất cập hiện nay của doanh nghiệp nhỏ và vừa......................53
2.2 Thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV của tỉnh trong thời gian qua........................56
2.2.1 Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi...................................................................58
2.2.2 Phát triển tinh thần Doanh nhân ...........................................................................65
2.2.3 Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp (Financing a business - FB).................................67
2.2.4 Phát triển dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp (Business Development Services - BDS)....... 67
2.2.5 Đổi mới công nghệ (Innovation and Technology - IT) ........................................69
2.2.6 Tiếp cận thị trường (Market Access - MA)..........................................................70
2.3 Đánh giá chung về hoạt động hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian qua ..................................................................................................................72
2.3.1 Về hoạt động tạo môi trường kinh doanh.............................................................72
2.3.2 Về hoạt động phát triển tinh thần doanh nhân......................................................77
2.3.3 Về hoạt động hỗ trợ tài chính ................................................................................83
2.3.4 Về hoạt động phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ..........................................88
2.3.5 Về hoạt động đổi mới công nghệ..........................................................................93
2.3.6 Về hoạt động tiếp cận thị trường ..........................................................................96
2.4 Nguyên nhân..........................................................................................................100
2.4.1 Từ phía cơ quan Quản lý Nhà nước ...................................................................100
2.4.2 Từ phía các DNNVV..........................................................................................101
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................102
vi


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI .....................103

3.1 Phương hướng đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi...........................................................................................................103
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.............103
3.1.2 Kế hoạch phát triển DNNVV đến năm 2020 .....................................................104
3.2 Các nhóm giải pháp đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi tầm nhìn 2020............................................................................106
3.2.1 Giải pháp về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của DNNVV.....106
3.2.2 Giải pháp về vốn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ...................................109
3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm .........................................................112
3.2.4 Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đổi mới công nghệ ...............................................113
3.2.5 Giải pháp về thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ phát triển DNNVV..................................115
3.2.6 Giải pháp phát triển tinh thần doanh nhân .........................................................118
3.3 Kiến nghị ...............................................................................................................120
3.3.1 Những kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Trung Ương ...........................120
3.3.2 Những kiến nghị với chính quyền địa phương...................................................121
Tóm tắt chương 3.........................................................................................................123
KẾT LUẬN .................................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................126
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH


ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cty CP

Công ty cổ phần

CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

DNDD

Doanh nghiệp dân doanh

DNFDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh Châu Âu

European Union

FB


Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

Financing a business

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Products

HĐH

Hiện đại hóa

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

International Labour Organisation

IT

Đổi mới công nghệ

Innovation and Technology

KH và ĐT

Kế hoạch và Đầu tư


KH và CN

Khoa học và Công nghệ

MA

Tiếp cận thị trường

NK

Nhập khẩu

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh

Provincial Competitiveness Index

SBA

Cục quản lý kinh doanh nhỏ của Mỹ


Small Business Association

SIYB
SIDA

Association of Southeast Asian Nation

Market Access

Khởi sự và Tăng cường khả năng
kinh doanh

Start and Improve Your Business

Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế

Sweden International Development

Thụy Điển

agency
viii


SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SXCN


Sản xuất công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TPP

Hiệp định đối tác thương mại xuyên

Trans-Pacific Trade Partnership

Thái Bình Dương

Agreement

TMDV

Thương mại dịch vụ

UBND

Uỷ ban Nhân dân

UNDP
XK
VCCI

VEFTA


Small and Medium Enterprise

Chương trình phát triển của Liên

The United Nations Development

hợp quốc

Programme

Xuất khẩu
Phòng Thương mại và Công nghiệp

Vietnam Chamber of Commerce and

Việt Nam

Industry

Hiệp định hợp tác thương mại Việt

European- Vietnam

Nam – EU

Free Trade Agreement

Hiệp định hợp tác thương mại Việt

Japan - Vietnam Free Trade Agreement


VJFTA

Nam – Nhật Bản

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organazition

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới ............................9
Bảng 1.2: Qui định về DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ theo NĐ 56/2009/NĐ-CP.................10
Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2011-2016 .........................44
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Tỉnh Quảng Ngãi theo giá thực tế (thời kỳ 2014-2016) ...45
Bảng 2.3: So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2015 của Tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương....46
Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng DNNVV qua 5 năm.......................................................47
Bảng 2.5: Số lao động trong các doanh nghiệp qua 5 năm ...........................................48
Bảng 2.6: Tài sản và nguồn vốn của DNNVV có đến 31/12 ........................................49
Bảng 2.7: Xếp hạng PCI của Quảng Ngãi so với cả nước và khu vực Miền Trung .....56

Bảng 2.8: Chỉ tiêu so sánh số Hội chợ thương mại do Tỉnh tổ chức trong năm trước
hoặc đăng ký tổ chức trong năm nay.............................................................................71
Bảng 2.9: Chỉ tiêu so sánh số giờ trung vị làm việc với cơ quan thuế ..........................73
Bảng 2.10: Chỉ tiêu cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh (% quan
trọng hoặc rất quan trọng) .............................................................................................77
Bảng 2.11: Chỉ tiêu các hiệp hội DN đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện
các chính sách của tỉnh (%) giai đoạn 2011-20115.......................................................80
Bảng 2.12: Thực trạng chỉ số “Tính năng động” giai đoạn 2008 – 2015......................81
Bảng 2.13: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của DN......................................................85
Bảng 2.14: Kết quả phân tích chi tiết các thành phần công nghệ của DN Quảng Ngãi ....94
Bảng 2.15: Chỉ tiêu DN đã từng sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ %.............96
Bảng 2.16: Chỉ tiêu DN đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) .................97
Bàng 2.17: Bảng tổng hợp điều tra doanh nghiệp .........................................................98
Bảng 3.1: Nhóm chỉ tiêu phát triển DN và đóng góp của DNNVV vào nền kinh tế .......105

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung phân tích 06 hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV ............................22
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 .............................................41
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế năm 2015...............................................................................42
Hình 2.3: Cơ cấu GDP Tỉnh Quảng Ngãi năm 2015.....................................................45
Biểu đồ 2.1: Biến động chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin qua các năm 2007-2015 ... 60
Biểu đồ 2.2: So sánh Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Quảng Ngãi với
Bình Định, Đà Nẵng và mức trung bình chung của cả nước giai đoạn 2007 – 2015....61
Biểu đồ 2.3: Biến động chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà
nước qua các năm 2007 - 2015......................................................................................62
Biểu đồ 2.4: So sánh Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các qui định Nhà nước của
Quảng Ngãi với Bình Định, Đà Nẵng và mức trung bình chung của cả nước giai đoạn

2009 – 2015 ...................................................................................................................63
Biểu đồ 2.5: So sánh Chỉ số thành phần gia nhập thị trường của Quảng Ngãi với Bình
Định, Đà Nẵng và mức trung bình chung của cả nước giai đoạn 2015 – 2015 ...........75
Biểu đồ 2.6: Tính năng động của Chính quyền Tỉnh Quảng Ngãi 2009-2015 .............82
Biểu đồ 2.7: So sánh Chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN của Quảng Ngãi với Bình Định, Đà
Nẵng và mức trung bình chung của cả nước giai đoạn 2009 – 2015 ............................91

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhận
thức được vai trò này, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển DNNVV là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Tuy nhiên, Việc thu hút vốn đầu tư, phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
Doanh nghiệp tư nhân chưa xứng tầm với vị thế, tiềm năng của tỉnh Quảng Ngãi và
thấp hơn một số tỉnh, thành khác trong nước, hiệu quả hoạt động của các DNNVV trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa cao, không đạt được như sự kì vọng của lãnh đạo tỉnh
nhà. Số lượng DNNVV phát triển chậm, cơ cấu về đóng góp GDP từ các DNNVV ở
mức thấp. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn
tỉnh hướng đến sự phát triển và gia tăng việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội
chung toàn tỉnh
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm phân tích các dịch vụ hỗ trợ phát
triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số giải pháp
hỗ trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 20172022. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Đánh giá tình hình hoạt động DNNVV ở tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2009 -2016; (2) Phân tích các dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ
và vừa của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, chỉ ra nhưng điểm còn khó khăm, tồn

tại; (3) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới (giai đoạn 2017-2022).
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận phương pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng hỗ trợ
DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Sử dụng Thống kê mô tả
để thu thập phân tích số liệu và đánh giá phục vụ cho nghiên cứu.
4. Các phát hiện chính từ nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý thuyết về DN nói chung và DNNVV nói riêng, nghiên
cứu và xây dựng khung phân tích 06 hoạt động hỗ trợ phát triển của DNNVV trên cơ
xii


sở của UNDP về chính sách phát triển DNNVV ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
và kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV ở một số nước đến việc phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển DNNVV cũng như cơ chế, chính sách, các hoạt động hỗ trợ được triển khai
đến các DNNVV tại Tỉnh Quảng Ngãi trong 5 năm qua
Đề tài này đã đưa ra một số nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển các DNNVV Tỉnh
trong những năm đến, vừa nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự ra đời các DN này, vừa
tạo môi trường thuận lợi cho các DNNVV phát triển, tăng được năng lực cạnh tranh
của Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và DNNVV nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế
với các nước trong khu vực và trên thế giới, vừa giúp cho các DNNVV Tỉnh khắc
phục được những hạn chế vốn có, vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và phát triển
bền vững, góp phần cùng cả nước hoàn thành chỉ tiêu 600.000 DN vào năm 2020 như
trong kế hoạch hỗ trợ phát triển DNNVV của cả nước năm 2016-2020.
5. Kết luận và kiến nghị
Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV được đề cập ở đây bao gồm 06
nhóm giải pháp chính như: giải pháp hỗ trợ về cải thiện môi trường kinh doanh thuận
lợi, tập trung vào việc rút ngắn thời gian gia nhập thị trường, thủ tục thuế và hải quan;
giải pháp về hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ
kỹ thuật, đổi mới công nghệ; thúc đẩy dịch vụ phát triển DN và giải pháp về phát triển

tinh thần doanh nhân, doanh nghiệp. Sáu nhóm giải pháp này chỉ có thể thực hiện được
nếu có được sự quan tâm sâu sát và quyết tâm cao của chính quyền Tỉnh trong việc trợ
giúp các DNNVV phát triển.
Phát triển DNNVV đòi hỏi sự nỗ lực của từng DN và sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức hỗ trợ DN đang hoạt động tại địa bàn
Tỉnh. Với 06 nhóm giải pháp được nêu trên, người viết hy vọng các cơ quan quản lý
Nhà nước của Trung ương và của địa phương tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn cơ
chế, chính sách, đồng thời đẩy mạnh nhiều hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực đến được
các DNNVV tại địa phương nhằm khuyến khích tinh thần lập nghiệp trong mọi tầng
lớp nhân dân, đồng thời cổ vũ DN trong quá trình SXKD, giúp DNNVV không ngừng
phát triển
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, dịch vụ hỗ trợ

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với số lượng chiếm 97% tổng
số Doanh nghiệp trên cả nước; các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng
vào Tổng nguồn thu nhập kinh tế quốc dân của đất nước, tạo công ăn việc làm, giải
quyết vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã
giải quyết một số lao động đáng kể, tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân; có kiến
thức, tay nghề dần dần được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu mới trong cạnh tranh. Cụ
thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao
động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…
Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Đảng và Nhà nước coi trọng việc phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một

nhiệm vụ quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua,
với việc ra đời các Luật, Nghị định, Văn bản hướng dẫn…, đặc biệt Luật Doanh
nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 và Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13, Nghị định
56/2009/NĐ-CP tác động tích cực đến việc phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam, tạo ra môi trường thông thoáng; bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp
không ít những khó khăn: Thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc
gia nhập thị trường, cạnh tranh gay gắt của các Doanh nghiệp nước ngoài sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…, Đặc biệt là tác động tiêu cực
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng gặp nhiều
bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ chế
chính sách cụ thể để phân tích hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phát
triển, vượt qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong
nước và quốc tế.
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có lợi
thế trong phát triển kinh tế biển với Khu kinh tế Dung Quất có các ngành công nghiệp
quy mô lớn, mang ý nghĩa quan trọng trong vùng và toàn quốc; hệ thống giao thông
1


vận tải biển thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và cơ sở hạ tầng phát triển tạo lợi thế
cho tỉnh Quảng Ngãi trong việc cạnh tranh với các tỉnh, thành khác trong nước, khu
vực và thế giới. Việc thu hút vốn đầu tư, phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
Doanh nghiệp tư nhân chưa xứng tầm với vị thế, tiềm năng của tỉnh và thấp hơn một
số tỉnh, thành khác trong nước; để đáp ứng được nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi “Phân tích các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa của tỉnh Quảng Ngãi” là một nội dung cần nghiên cứu, nhằm thúc đẩy
việc hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Ngãi thích ứng với xu thế hội
nhập giữa các tỉnh; thành trong nước; khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các dịch vụ hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh
Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình hoạt động DNNVV và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tỉnh
Quảng Ngãi.
- Phân tích hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ DNNVV của tỉnh Quảng Ngãi trong thời
gian qua, chỉ ra nhưng điểm còn khó khăm, tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ DNNVV ở tỉnh Quảng Ngãi.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ đi trả lời ba câu hỏi sau đây:
Thứ nhất, Tình hình hoạt động DNNVV trên địa bàn tỉnh như thế nào? Nhu cầu
về dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp này ra sao?
Thứ hai, Đánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ DNNVV hiện nay như thế nào?
Thứ ba, Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ DNNVV trên
địa bàn tỉnh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu các dịch vụ hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
tỉnh Quảng Ngãi.
2


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng DNNVV và các dịch vụ hỗ trợ phát triển
DNNVV trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2016.
5. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu:
- Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở các tài liệu của

chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV
của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và hoạt động hỗ trợ DNNVV của Việt Nam để
hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và xây dựng khung phân tích về các hoạt động hỗ trợ phát
triển DNNVV.
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả về các số liệu của các DNNVV trên địa
bàn tỉnh để làm rõ thực trạng dịch vụ hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh
- Tổng hợp các ý kiến về những khó khăn của DNNVV của Tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian qua thông qua phản ánh của DN, của chuyên gia từ các cuộc khảo sát,
hội nghị và VCCI về việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV.
5.2 Dữ liệu sử dụng:
- Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp: Kết quả tổng hợp của phiếu khảo sát ý kiến từ
các chuyên gia, doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc phát sinh hàng năm của
DNNVV tại địa phương.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Kết quả khảo sát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) của VCCI; khảo sát các DN và cán bộ cấp tỉnh của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Quảng Ngãi; các báo cáo hàng năm của UBND Tỉnh Quảng Ngãi; bài viết của các
nhà chuyên gia; thông tin trên trang web; dữ liệu của các cơ quan liên quan như Tổng
cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phát triển DN, Cục thống kê Quảng Ngãi;
các công bố của VCCI, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ngãi, ….
6. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có những đóng góp mới sau đây:
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hỗ trợ
phát triển DNNVV;
- Rút ra được những bài học từ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của một số
quốc gia và địa phương trong nước có thể vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Quảng Ngãi.
- Phân tích đúng thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2011-2016, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
3



- Đề xuất được phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển
DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi những năm tới.
6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến DNNVV luôn được
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò của Nhà nước và các chính sách, giải pháp hỗ trợ
phát triển DNNVV.
Lê Phương, (2016), Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi
mới công nghệ, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu
Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 75-82. Tác giả bài báo này cho rằng, Đổi
mới công nghệ luôn là điều kiện sống còn của doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Song
vấn đề tài chính lại là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt
Nam. Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong quá
trình hội nhập quốc tế là vấn đề không thể xem nhẹ trong chính sách phát triển kinh tế
của Việt Nam. Thực tế có rất nhiều nhân tố tác động đến vấn đề đổi mới công nghệ,
trong đó năng lực tài chính là một trong những cản ngại không nhỏ. Nước ta trong quá
trình hội nhập và CNH, HĐH đất nước, ĐMCN đã góp phần đem lại những kết quả to
lớn, đất nước và đã tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đời sống KT - XH được
cải thiện. Tuy vậy, cạnh tranh luôn tồn tại, KH&CN không ngừng phát triển, ĐMCN
luôn là cách thức để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo cạnh
tranh thắng lợi. Công cuộc ĐMCN, tuy đã có nhiều tiến triển, vẫn còn nhiều hạn chế
và yếu kém, chưa phát huy được tối đa vai trò của đổi mới công nghệ trong quá trình
hợp tác kinh tế rộng rãi và phát triển kinh tế của đất nước.Vì vậy, trong những năm tới
nước ta phải có những biện pháp và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đổi mới công nghệ cho DNNVV
Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân, (2017). Phát triển nguồn tài chính
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và
Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31. Nội dung bài báo đề cập đến các giải pháp
nhằm phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Trong giai

đoạn nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Tác giả bài viết đã tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ
4


ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các
doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp cho
DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ bản trong việc
hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản lý
của doanh nghiệp và rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng.Từ đó, các tác giả đề
xuất các giải pháp để phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i) đào
tạo nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó
với rủi ro và khủng hoảng; (ii) nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn
với các cam kết về môi trường và xã hội của Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm cho
vay không cần tài sản thế chấp.
Có thể nói, trong giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng
hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, các DNNVV cả nước nói chung và tại Hà Nội nói
riêng đang phải “gồng mình” để tồn tại trong khủng hoảng. Chính phủ và Thành Phố
Hà Nội đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp, chính sách để hỗ trợ DNNVV, đặc
biệt là các chính sách hỗ trợ vốn. Chính trong giai đoạn khó khăn này, hơn lúc nào hết,
khả năng dự báo, quản lý và kiểm soát rủi ro của DNNVV được đặt lên hàng đầu. Do
vậy, chính các doanh nghiệp phải xác định việc nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng
quản lý, quản trị, dự báo là một công cụ hữu hiệu để giúp doanh nghiệp vượt qua
khủng hoảng, hướng tới phát triển bền vững, chứ không chỉ trông chờ vào các ưu đãi
về thuế, lãi suất hay phí của chính quyền Thành phố. Bên cạnh đó, các NHTMCP và
quỹ nhân dân tín dụng trên địa bàn cần chủ động nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ tài
chính mới nhằm tạo một gói dịch vụ tư vấn cho DNNVV - chứ không phải chỉ cung
cấp tín dụng. Có như vậy, các khoản vay của ngân hàng hay đầu tư của doanh nghiệp

mới đảm bảo khả năng trả nợ, kinh doanh có lãi.
Trần Thị Lưu Tâm, Phạm Thị Liên Ngọc, (2016), Chủ trương, chính sách phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí Tài chính tháng 06/2017. Nội dung bài báo đề
cấp đến việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước đã thể chế hóa,
ban hành các luật liên quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã
từng bước đi vào cuộc sống. Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa của các bộ, ngành giúp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực
vượt khó khăn để phát triển bền vững.
Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân và đề xuất một nhóm các giải pháp chính uy
đứng đầu về số lượng nhưng DNNVV còn quá thấp, chưa tận dụng được tác động của
5


các DN đầu tư nước ngoài, trình độ quản lý yếu kém. Kỹ năng của người lao động
DNNVV không đáp ứng được yêu cầu… Các chuyên gia đánh giá, một số chính sách
còn thiếu quy định hỗ trợ cụ thể áp dụng cho DNNVV; một số ưu đãi thuế cho
DNNVV còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, quy mô hỗ trợ
DNNVV còn hạn hẹp, như chính sách về vườn ươm DN, bảo lãnh tín dụng, chính sách
tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất do nguồn lực còn hạn chế,
phụ thuộc nhiều vào tài trợ quốc tế. Chất lượng và nội dung hỗ trợ chưa cao, công tác
đào tạo nguồn nhân lực chưa bám sát nhu cầu thực tế của DNNVV. Thời gian xây
dựng, ban hành một số chính sách còn kéo dài, chưa đi vào cuộc sống, làm giảm hiệu
quả thực thi chính sách.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên,
trong thời gian tới cần chú trọng các giải pháp sau: Thực hiện đánh giá lại toàn diện
hoạt động của khu vực DNNVV; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; Hoàn
thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
Phát triển đồng bộ thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường các yếu tố đầu vào của
sản xuất để tạo điều kiện cho DNNVV hoạt động có hiệu quả, có các nguồn lực để

phát triển sản xuất kinh doanh.
Trần Thị Vân Hoa (2003), “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô
của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án này tập trung nghiên cứu tác động của các chính sách điều
tiết kinh tế ở tầm vĩ mô, cấp quốc gia đến các DNNVV. Chưa đề cập nhiều đến đặc
điểm của DNNVV tại một địa phương cụ thể. Chủ yếu nội dung của luận án này đề
cập nhiều đến chính sách vĩ mô của nền kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tín
dụng,…) ảnh hưởng đến các nhóm ngành nghề thuộc loiaj quy mô doanh nghiệp nhỏ
và vừa (ví dụ như xây dựng, thương mại, dịch vụ,..). Về phương pháp, luận án đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để
làm rõ các tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Về nội dung luận án, đã làm rõ về lý luận cơ bản của
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như bản chất, chức năng và vai trò của các chính sách
điều tiết vĩ mô của chính phủ trong sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam. Nghiên cứu các chính sách điều tiết vĩ mô của nước từ đó chọn lọc phù hợp các
chính sách áp dụng cho Việt Nam. Bên cạnh đó số liệu của luận án ở cấp vĩ mô chưa
đi vào đối tượng doanh nghiệp cụ thể tại một địa phương cụ thể
6


Trần Ngọc Nẫm (2011), “Phát triển DNNVV Tỉnh Gia Lai”, Luận văn ThS, Đại
học Đà Nẵng. Đề tài này tập trung phân tích thực trạng một số hoạt động hỗ trợ phát
triển DNNVV trong phạm vi của Tỉnh nhưng chưa đầy đủ vì không dựa trên khung
phân tích cụ thể, chỉ dựa vào cơ sở lý luận chung. Nội dung chính của luận án chưa đi
sâu vào tập trung các chính sách ảnh hưởng đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai mà đi sâu vào việc phân tích các kết quả, chỉ số của các
loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ví dụ như kinh tế trang trại, tiểu
thương,…Các giải pháp khuyến nghị đưa ra của tác giả nhằm phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh khá chung chung, nặng về ký thuyết. Một số giải pháp
chưa thật sự rõ ràng, khó triển khai trong thực tế. Một số số liệu tác giả trình bày trong

luận văn chưa trích dẫn được nguồn chính vì thế độ tin cậy về các số liệu này không
cao. Mặc dù mắc phải những nhược điểm trên nhưng ưu điểm của luận văn này là trình
bày khá kĩ về sự biến động, dịch chuyển về cơ cấu của doanh nghiệp có quy mô nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh.
Thông qua các công trình trên, tác giả nhận thấy ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
chưa có tác giả nào đi sâu nghiên các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước đối với các
DNNVV trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nhất
là những giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi cần có
những đầu tư nghiên cứu cụ thể.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi những năm tới.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and Medium
enterprisess) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới
mức giới hạn nào đó.
Từ viết tắt SMEs được phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và tổ chức

quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank, Liên Hiệp Quốc (United Nation), Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). SMEs được sử dụng nhiều nhất là nước Mỹ.
Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về SMEs
của riêng họ, ví dụ như ở Đức, SMEs được định nghĩa là những doanh nghiệp có số
lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ là 100 người. Nhưng cho đến nay Liên
minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có
dưới 50 lao động được gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có trên 250
lao động được gọi là những doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ những doanh nghiệp
có số lao động dưới 100 người được gọi là doanh nghiệp nhỏ, dưới 500 người là doanh
nghiệp vừa.
Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Ở EU, DNNVV
chiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu người. Trong một số khu vực kinh
tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực phát triển của
nền kinh tế. Trên phạm vi thế giới, DNNVV chiếm 99% tổng số doanh nghiệp và đóng
góp 40%-50% tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của
DNNVV. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa riêng và các định
nghĩa này là khác nhau ở các quốc gia. EU thì dùng định nghĩa về DNNVV chuẩn như
trên. Sự khác nhau về định nghĩa khiến cho việc nghiên cứu về DNNVV trở nên khó
khăn hơn.
8


Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới
Lĩnh vực
Các nước

Công nghiệp
DN vừa


DN nhỏ

Thương mại - Dịch vụ
DN siêu

DN vừa

DN nhỏ

nhỏ
Mỹ

Nhật bản

DN siêu
nhỏ

< 500 lao

<100 lao

<20 lao

<500 lao

<100 lao

<20 lao

động


động

động

động

động

động

< 300 lao

<50 lao động

động

<30 triệu Yen

<100 triệu

(vốn)

Yen (vốn)
EU

<250lao động <50 lao

Singapore


<10 lao

<250lao động <50 lao

<10 lao

≤50 triệu

động

động

≤50 triệu

động

động

Euro (doanh

≤10triệu

≤2 triệu

Euro (doanh

≤10triệu

≤2 triệu


số)

Euro

Euro

số)

Euro

Euro

<200 lao

<200lao động

động

<100 triệu $S

<100 triệu $S

(doanh số)

(doanh số)
Đài Loan

<200 lao

<5 lao


<50 lao động

<5 lao

động

động

≤120triệu

động

≤80 triệu

NT$ (doanh

NT$ (vốn)

số)

(Nguồn: Agency for SME Development, 2015,…)
1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Để xác định DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau như số
lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác
nhau, tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau.
9


Ở nước ta, tiêu chí xác định DNNVV được dựa trên điều kiện thực tiễn của Việt

Nam (là một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực quản lý còn hạn
chế, thị trường chưa phát triển, chưa có chuẩn mực đo quy mô doanh nghiệp một cách
chính thức) và khung khổ pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát
triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ yếu dựa
vào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng ký, vì các lý do sau đây:
- Tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này.
- Có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp.
- Trong điều kiện thực trạng thống kê về các doanh nghiệp còn chưa đầy đủ của
Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định chính xác trị số của chúng.
Trên cơ sở đó, ta có thể lượng hóa được tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa đối với hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp và thương mại qua bảng dưới đây.
Bảng 1.2 Qui định về DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ theo NĐ 56/2009/NĐ-CP
Quy mô

Doanh nghiệp

Khu vực

siêu nhỏ
Số lao động

I. Nông, lâm 10

người

nghiệp và thủy xuống

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng nguồn


Số lao

Tổng

Số lao

vốn

động

nguồn vốn

động

trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200
trở xuống

sản

và xây dựng

người đến tỷ đồng đến người đến
200 người

II. Công nghiệp 10

người

xuống


và dịch vụ

người

xuống

100 tỷ đồng 300 người

trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200
trở xuống

người đến tỷ đồng đến người đến
200 người

III.Thương mại 10

Doanh nghiệp vừa

100 tỷ đồng 300 người

trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 từ trên 50
trở xuống

người đến tỷ đồng đến người đến
50 người

50 tỷ đồng

Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục phát triển doanh nghiệp

10

100 người


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng còn có nhiều hạn chế trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại điều 3 của nghị
định đã quy định cụ thể về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh lao động theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng
hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình
kinh tế- xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp,
Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hai tiêu chí vốn và lao động
hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.
DNNVV ở Việt Nam có những điểm khác so với DNNVV ở các nước. Ở các
nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân và nhân viên, quy mô vài
chục triệu đô cũng được coi là DNNVV, nhưng có khi không có nhiều công nhân vẫn
được xem là doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực nano, công nghệ cao không cần thiết phải có đông công nhân.
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mỗi loại hình DN có những ưu thế và hạn chế nhất định. Có thể thấy các
DNNVV có những ưu thế chủ yếu sau đầy:
- Một là, năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Đây là một ưu thế nổi trội của DNNVV. Do có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và
người tiêu dùng nên DNNVV có thể phản ứng nhanh nhạy với những biến động của
thị trường. Với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DNNVV dễ dàng thay đổi sản xuất,
chuyển hướng kinh doanh, tăng giảm lao động thu hẹp quy mô mà không gây ra những
hậu quả nặng nề cho xã hội.

- Hai là, thu hút nhiều lao động, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp.
- Ba là, ít có xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do quy
mô nhỏ và vừa nên quan hệ giữa những người lao động và người quản lý trong các
DNNVV khá chặt chẽ, khoảng cách giữa người sử dụng lao động và người lao động
không lớn.
11


- Bốn là, góp phần tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong nước. Do
DNNVV có thể phát triển ở khắp nơi, mọi vùng của đất nước, lấp vào khoảng trống và
thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng.
- Năm là, các DNNVV dễ dàng và nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ,
thích ứng với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
- Sáu là, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp là cơ sở ban đầu để phát triển
thành doanh nghiệp lớn. Qua thực tế hoạt động SXKD, các DNNVV đã góp phần đào
tạo, sàng lọc các doanh nhân. Có thể nói nơi đây là nơi đào tạo hữu hiệu nhất.
Bên cạnh những lợi thế quan trọng, các DNNVV cũng có những bất lợi so với
doanh nghiệp lớn như:
- Thứ nhất, nguồn vốn tài chính hạn chế, đặt biệt là nguồn vốn tự có cũng như
bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Các DNNVV cũng rất khó khăn và ít có khả năng tiếp cận được nguồn
vốn trên thị trường.
- Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém,
lạc hậu. Nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các
DNNVV rất chật hẹp.
- Thứ ba, khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của các DNNVV rất hạn chế.
- Thứ tư, trình độ quản lý ở các DNNVV còn hạn chế. Đa số các chủ doanh
nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về
quản trị kinh doanh. Họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
- Thứ năm, Các DNNVV có năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp hơn
nhiều so với các doanh nghiệp lớn.

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của DNNVV
- Quá trình hình thành và phát triển của DNNVV lần lượt trải qua các giai đoạn sau
+ Giai đoạn hình thành: Mỗi cá nhân, tổ chức xác định được một ý tưởng kinh
doanh, một lĩnh vực hoạt động phù hợp với khả năng của cá nhân, tổ chức đó. Ý tưởng
12


×