Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Kỹ thuật điện, điện tử công nghiệp lê viết thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 162 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔN HỌC:
KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: MH11
NGHỀ: HÀN
Trình độ Cao đẳng nghề

Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ



TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔN HỌC:
KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: MH11
NGHỀ: HÀN
Trình độ Cao đẳng nghề

Giáo viên soạn

Khoa Điện – Điện lạnh

Lê Viết Thành

Nguyễn Văn Vụ


Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ



Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công
nghiệp

MỤC LỤC

Nghề:
Hàn

GIỚI THIỆU MÔN HỌC...........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ........................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA..........................................................37
CHƯƠNG 4: MẠCH ĐIỆN BA PHA......................................................................................61
CHƯƠNG 5: MÁY BIẾN ÁP.................................................................................................. 72
CHƯƠNG 6: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ....................................................................... 77
CHƯƠNG 7: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.....................................................................................106
CHƯƠNG 8: MẠCH CHỈNH LƯU.......................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 152

Mục lục

Trang 1


Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công

nghiệp

Nghề:
Hàn

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

I. VỊ TRÍ , TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí của môn học: Môn học này được bố trí sau khi học xong các chương trình chung
và trước các môn học/ mô-đun đào tạo nghề.
- Tính chất môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Học xong môn học này người học có khả năng:
- Giải thích đúng định luật ôm về mạch điện xoay chiều, một chiều.
- Trình bày đầy đủ cấu tạo, nguyên lý làm việc máy biến áp, động cơ điện xoay chiều,
các loại thiết bị chỉnh lưu.
- Giải đúng các bài toán mạch điện đơn giản.
- Sử dụng an toàn các thiết bị điện, các thiết bị có sử dụng nguồn điện.
III.
Số
TT

NỘI DUNG MÔN HỌC
Tên chương, mục

Tổng
số
4

Thời gian (giờ)


Thực hành,
thuyết
BT
2
2

Kiểm
tra*

I

Mạch điện một chiều

II

Điện từ

4

2

2

III

Mạch điện xoay chiều hình
sin 1 pha

6


3

2

1

IV

Mạch điện xoay chiều 3 pha

6

3

2

1

V

Máy biến áp

4

2

2

0


VI

Động cơ không đồng bộ

6

3

2

1

VII

Linh kiện điện tử

3

2

1

0

VIII

Mạch chỉnh lưu

2


1

1

1

Cộng
35
18
14
3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành
IV.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
MÔ ĐUN Vật liệu:
- Các linh kiện điện tử.
- Dây xúp dẫn điện.
Dụng cụ và trang thiết bị:
Giới thiệu môn
học

Trang 6


- Các bản vẽ về mạch điện.
- Các mô hình máy điện, máy biến áp.
- Máy chiếu OVERHEAD.
- Máy chiếu PROJECTOR

Học liệu
- Phim, giấy trong.
- Đĩa hình.
- Máy vi tính.
- Tranh, áp phích treo tường.
- Giáo trình điện kỹ thuật.
- Tài liệu hướng dẫn người học.
Nguồn lực khác
- Các xưởng thực tập nghề điện.
- Các cơ sở chế tạo thiết bị điện.
- Các nhà máy sản xuất điện.
V.PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Kiến thức:
Bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:
- Trình bày đúng khái niệm về dòng điện xoay chiều, một chiều và các đại lượng đặc
trưng cho dòng điện xoay chiều hình sin.
- Trình bày đầy đủ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điện một chiều, xoay chiều,
máy biến áp.
- Giải đúng các mạch điện đơn giản bằng định luật Ôm.
2. Kỹ năng:
Bằng quan sát có bảng kiểm, người học cần đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết chính xác các ký hiệu về dòng điện xoay chiều, một chiều.
- Giải chính xác mạch điện 3 pha.
- Đọc thành thạo cấu tạo, nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử.
Giới thiệu môn học

Trang 3


Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công

nghiệp

Nghề:
Hàn

3. Thái độ:
Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tham giá đầy đủ thời gian học tập.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
VI.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Môn học cơ kỹ thuật được sử dụng để giảng dạy cho trình độ TCN, trình độ CĐN và
cho các đối tượng học nghề ngắn hạn.
2.Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Khi giảng dạy cần sử dụng chuẩn bị các loại tranh treo tường hoặc các thiết bị máy
chiếu mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều, máy phát điện
xoay chiều 3 pha, máy biến áp, các linh kiện điện tử, các bản vẽ về mạch điện, các mô
hình máy điện, máy biến áp.
- Nêu các vấn đề, gợi ý để học sinh giải các bài toán về mạch điện cơ bản.
- Sử dụng các mô hình, trực quan vật thật để làm rõ vấn đề nêu ra trong lý thuyết.
- Bố trí thời gian thực hành môn học theo từng chương hoặc khi kết thúc phần lý thuyết
tuỳ vào điều kiện thực tế của các trường về xưởng thực hành.
3.Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các khái niệm về dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, máy phát điện một
chiều, máy phát điện xoay chiều 3pha, máy biến áp, các thiết bị chỉnh lưu.

- Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện, định luật ôm, định luật cảm ứng điện từ, giải
các mạch điện 3 pha đối xứng.
4. Tài liệu cần tham khảo
[1]. Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh- Kỹ thuật điện (lý thuyết và 100 bài giải)[2]. NXBKHKT 1995.
[3]. Hoàng Hữu Thận-Đo lường máy điện và khí cụ điện – NXBKHKT 1982
[4]. Trần Minh Sở- Kỹ thuật điện – NXBGD 2001.
[5]. Đỗ Xuân Thụ- Kỹ thuật điện tử- NXBGD 2004.
Giới thiệu môn
học

Trang 8


CHƯƠNG 1: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
(Lý thuyết: 2h; Bài tập: 2h; Kiểm tra: 0h)
Mục
tiêu:
- Phân tích được nhiệm vụ, vai trò của các phần tử cấu thành mạch điện như: nguồn
điện, dây dẫn, phụ tải, thiết bị đo lường, đóng cắt...;
- Hiểu và vận dụng được các biểu thức tính toán cơ bản của định luật Ôm
Nội dung:
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
Dòng điện một chiều là dòng điện có trị số và chiều không thay đổi theo thời
gian.
.
.

.
.



cho đồng dạng dòng điện với nước chảy từ cao xuống thấp, nên lúc đó người ta cho là
dòng điện cũng chảy từ cực dương về cực âm. Sau này khi biết dòng điện chảy trong
mạch chính là dòng electron, người ta gọi dòng điện chảy từ cực dương về cực âm là
dòng điện quy ước. Và gọi dòng electron là dòng điện thực hay dòng vật lý.
Trong ngành điện, có nhiều dạng dòng điện, được hiểu như sau:
• Dòng điện electron, các electron tự do không gắn với một nguyên tử nào, khi tập
trung lại và chảy thành dòng, chúng ta có dòng điện tử. Đây là dạng dòng điện
thực chảy trong các mạch điện tử. Do electron mang điện tích âm, nên nó sẽ bị
hút và chảy về cực dương của nguồn.
• Dòng điện ly tử, các phân tử mất cân bằng điện tích sẽ trở thành các ion, có ion
dương và ion âm. Khi chịu tác động của điện trường, các ly tử sẽ chảy
trong mạch, ion dương chảy về hướng cực âm và ion âm chảy về hướng cực
dương, sự chảy của các ion rất chậm, vì nó nặng và có quán tính lớn. Dòng điện
chảy trong các ống đèn huỳnh quang là dòng ion.
• Dòng điện lỗ. Trong các chất bán dẫn, trên các chổ kết nối giữa các nguyên tử
khi mất điện tử nối sẽ để ra lỗ trống, nhờ có các lỗ trống này mà các điện tử nối ở
lân cận có thể dời chuyển tạo ta dòng điện, người ta gọi dòng điện này là dòng lỗ,
dòng lỗ là một chuyển động biểu kiến, nó chảy về hướng cực âm.
• Dòng điện toán học. Trong khi tính toán các mạch điện, trên các nút của mạch
điện, chúng ta có thể chọn chiều dòng chảy tuỳ ý. Và khi giải toán, nếu được
dòng điện có dấu âm thì chiều chảy phải là chiều ngược lại, nếu là có dấu dương
chiều chảy đúng với chiều đã chọn.
• Dòng điện quy ước, còn gọi là dòng Franklin, chiều chảy của dạng dòng điện
này là cho chảy từ cực dương về cực âm. Vì lúc đó người ta tương đồng dòng
điện như dòng nước, nước chảy từ cao xuống thấp thì dòng điện cũng chảy từ cực
dương, mức cao, về cực âm, mức thấp. Tuy chiều chảy của dòng này không đúng
với bản chất của dòng điện thật, nhưng do dùng quen nên hiện vẫn còn được ưa
dùng.
Bạn nhớ trên đời, năng lượng là cái tạo ra công. Cả nhân loại đang đi tìm những

dạng năng lượng mới, năng lượng sạch. Năng lượng có 2 dạng:
* Khi một vật thể nằm yên, nó có thế năng, thế năng là năng lượng xác định theo tư thế
của nó, nó ở mức cao hay ở mức thấp, nằm càng cao có năng lượng càng lớn.
* Khi vật thể chuyển động, nó có động năng, động năng là năng lượng xác định theo tốc
độ chuyển động của nó. Động tính càng lớn, năng lượng càng mạnh.
Vậy điện áp thật sự là gì?
Điện áp là chỉ sức ép của điện (áp là đè, là ép. Khí áp là sức ép của hơi, hồ nước
để trên cao gọi là cột thủy áp), một nguồn điện năng sẽ tạo ra sức ép điện, khi Bạn gắn
một nguồn điện vào một mạch điện kín nó sẽ tạo ra dòng chảy trong mạch. Người ta
đo điện áp bằng đơn vị Volt. Bạn xem hình vẽ minh họa một nguồn điện áp cảm ứng
phát ra từ cuộn dây và tạo dòng chảy trong một mạch đóng kín.

Chương 1: Mạch điện một
chiều

Trang
10


Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công
nghiệp

Nghề:
Hàn

Khi Bạn đặt một nam châm ở gần một cuộn dây, các đường từ lực phát ra từ nam
châm này sẽ đi qua cuộn dây và tạo ra lượng từ thông, nếu Bạn quay nam châm, các
đường từ lực đi qua cuộn dây sẽ biến đổi. Lúc này ở hai đầu cuộn dây sẽ xuất hiện
điện áp ứng, điện áp này sẽ tạo ra dòng biến đổi chảy trong một mạch điện đóng kín.
Đó là phát hiện của Faraday và cũng là nguyên lý của tất cả các máy phát điện điện từ

hiện dụng.
Trong cuộc sống, người ta tạo ra các máy phát điện xoay chiều có biến đổi theo
dạng sin, điện áp danh định thường là 220V (hiệu dụng), và tần số công nghiệp là
50Hz.
Điện áp cũng có thể tạo ra từ một phản ứng hóa học, người ta dùng các phản ứng
này để chế tạo các nguồn điện DC, chúng ta có các nguồn pin, điện áp của pin thường
là 1.5V, 9V, 12V, 24V.


Hình vẽ bên đây cho thấy nguồn pin tạo ra sức ép điện và tạo ra dòng điện chảy
trong mạch, dòng này làm nóng sợi nung trong đèn, khi dây kim loại bị đốt nóng nó sẽ
phát ra ánh sáng. Đó là nguyên lý vận hành của loại đèn nhiệt quang.
Một mạch điện thường ở 3 trạng thái:
* Trạng thái mạch đang hoạt động, lúc này trên các đường mạch có mức áp V, trên các
nhánh có dòng chảy I và các linh kiện chịu tác động của công suất W.
* Trạng thái mạch đang tắt. Lúc này trong mạch vẫn còn có nguồn nhưng không có dòng
chảy. Mạch sẽ hoạt động lại khi đóng khóa điện.
* Trạng thái mạch chết, mạch đã tháo pin.

Trong một mạch điện có 2 tham số trạng thái quan trọng mà chúng ta luôn muốn
biết, đó là: Mức áp V trên các đường mạch và cường độ dòng điện I chảy qua các linh
kiện. Để đo điện áp chúng ta dùng Volt kế cho mắc song song vào hai điểm đo để biết
áp, do khi đo áp dùng cách mắc song song nên để máy đo ít ảnh hưởng vào hoạt động
của mạch Bạn phải dùng máy đo Volt có nội trở lớn, càng lớn càng tốt. Khi đo dòng
chúng ta dùng Ampere kế cho mắc nối tiếp vào mạch, do khi đo dòng dùng cách mắc
nối tiếp nên để máy đo ít ảnh hưởng vào hoạt động của mạch Bạn phải dùng máy
đo Ampere có nội trở nhỏ, càng nhỏ càng tốt.


1.2. ĐỊNH LUẬT OHM

1.2.1. Luật Ohm cho đoạn mạch
Luật Ohm cho thấy các mối quan hệ giữa 4 tham số P, V, R, I. Trong một mạch
điện khi biết R, I, chúng ta sẽ tính đượcV. Phát biểu cơ bản của luật Ohm là: “Khi có
dòng điện I chảy qua 1 điện trở R, thì trên 2 đầu của điện trở sẽ xuất hiện điện áp V, và
V = R x I.”
Điện áp V và dòng điện I là 2 tham số trạng thái, còn các tham số khác, như điện
trở R, điện dẫn G, công suất P là các tham số dẫn xuất, nó tính theo V và I.

Luật Ohm cho thấy mối quan hệ định lượng của 3 tham số trên các điện trở, đó
là: Điện áp V đo trên hai đầu của điện trở, là cường độ dòng điện I chảy qua điện trở
và trị sức cảng Ohm của điện trở.

Để nhớ mối quan hệ của 3 tham số này, Bạn có thể dùng hình vẽ trên. Nếu biết
trước 2 tham số thì luôn tính được tham số thứ 3. Bạn lấy ngón tay che chữ V sẽ thấy
IxR, Bạn lấy ngón tay che chữ I sẽ thấy V/R và Bạn lấy ngón tay che chữ R sẽ thấy
V/I.
Trong một mạch điện, các phép toán thường được tính theo các công thức được liệt kê
theo bảng sau:


Các tính toán cơ bản trong một mạch điện chỉ lòng vòng với 4 tham số, đó là:
* Công suất P tính bằng Watt.
* Điện áp V tính bằng Volt.
* Điện trở R tính bằng Ohm.
* Cường độ dòng điện I tính bằng Ampere Cách dùng
bảng:
Phần 1: Bạn dùng bảng tính công suất P theo các trị V, R, I.
Phần 2: Bạn dùng bảng tính V theo các trị P, R, I.
Phần 3: Bạn dùng bảng tính R theo các trị P, V, I.
Phần 4: bạn dùng bảng tính I theo các trị P, V, R.

Thí dụ: Bạn có một nguồn pin V=9V cấp dòng cho một điện trở là R=1K, vậy dòng
chảy trong mạch là bao nhiêu Ampere? và công suất đốt nóng điện trở là bao nhiêu
Watt?
Tra bảng chúng ta thấy, lấy áp V chia cho trở R sẽ biết cường độ dòng chảy trong
mạch.
Tra bảng chúng ta thấy, lấy bình phương áp V và chia cho trở R sẽ biết công suất
đốt nóng trở.

Chương 1: Mạch điện một
chiều

Trang 14


1.2.2. Luật Ohm cho mạch kín
Xét nhánh có E và R (Hình 1-10)
Biểu thức tính điện áp U :
U = U 1 + U2 + U3 + U4
= R1. I – E1 + R2 .I + E2
= (R1 + R2 )I – (E1 - E2 )
Vậy : U = ( ∑R)I - ∑E.

(1.9)

Trong biểu thức (1.9), quy ước dấu như sau : Sức điện động E và dòng điện I có
chiều trùng với chiều điện áp U sẽ lấy dấu dương, ngược lại sẽ lấy dấu âm.
Biểu thức tính dòng điện :

I=


U+∑E
∑R

(1.10)

Trong biểu thức (1.10), quy ước dấu như sau : Sức điện động E và điện áp U có
chiều trùng với chiều dòng điện I sẽ lấy dấu dương, ngược lại sẽ lấy dấu âm.
Ví dụ: Cho mạch điện như hình 1 – 11.
Biết E1 = 100V; R1 = 2Ω; I1 = 5A. Tính UAB ?

A

E1

I1

UAB
Hình 1 - 11

R1

B


Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công
nghiệp

Lời giải: Điện áp UAB : UAB = E1 – R1 x I1 = 100 – 2 x 5 = 90V

Nghề:

Hàn

1.2.3. Điện trở trong mạch một chiều
Điện trở là một linh kiện rất phổ dụng, có 3 tham số luôn gắn với một điện trở,
đó là: Điện áp V đo trên hai đầu của một điện trở, cường độ dòng điện I chảy qua điện
trở và sức cản dòng Ω của chính điện trở. Luật Ohm cho thấy mối quan hệ của 3 tham
số này.

Cũng có thể dùng cách mắc các điện trở theo kiểu nối tiếp hay theo kiểu song
song để tạo ra các điện trở đẳng hiệu có trị số Ohm theo ý muốn:
Hình 1 cho thấy khi cho 2 điện trở mắc nối tiếp, chúng ta sẽ có một điện trở đẳng
hiệu R = R1 + R2. Vậy khi cho nhiều điện trở mắc theo kiểu nối tiếp, trị của điện trở
đẳng hiệu sẽ bằng tất cả các điện trở này cộng lại. Nếu muốn có điện trở lớn, có thể
dùng nhiều điện trở nhỏ cho mắc theo kiểu nối tiếp.
Hình 2 cho thấy, khi cho mắc 2 điện trở song song, chúng ta sé có một điện trở
đẳng hiệu R = R1xR2/ (R1+R2). Vậy khi cho nhiều điện trở mắc theo kiểu song song,
trị nghịch đảo của điện trở đẳng hiệu sẽ bằng tổng của các nghịch đảo của các điện trở
song song. Nếu muốn có điện trở nhỏ, có thể dùng nhiều điện trở lớn cho mắc theo
kiểu song song.


.

song song:

theo logic AND.

logic OR.



CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Nêu khái niệm mạch điện, các thành phần của mạch điện?

2. Phát biểu định luật Ôm.

3. Cho E = 100V; R = 10Ω; I = 5A. Tính điện áp U trong hai sơ đồ sau:

E

R

I

E

R

I

U

U
Đáp số : U = 150 V, U = 50V

4. Cho E = 50V; R = 5Ω; U = 40V. Tính dòng điện I trong hai sơ đồ sau:

E

R
U


Đáp số : I = 18 A, I = 2A

I

E

R
U

I


5. Một tải có điện trở R = 5Ω đấu vào nguồn điện một chiều có E = 100V, điện
trở trong Rtr = 1Ω. Tính dòng điện I điện áp U và công suất P của tải
Đáp số : I = 5 A, U = 95V; P = 475W.

6. Bốn điện trở mắc nối tiếp đầu vào nguồn điện điện áp U = 12V (không có điện
trở trong). Dòng điện trong mạch I = 25mA, điện áp trên các điện trở R 1; R2;
R3 là 2,5V; 3V; 4,5V.
Vẽ sơ đồ cách đấu dây, cách mắc ampe kế, vôn kế để đo các đại lượng trên. Tính
điện áp U4. Tính điện trở R1; R2; R3; R4.
Đáp số : U4 = 2V; R1 = 100Ω; R2 = 120Ω; R3 = 180Ω; R4 = 80Ω.

7. Để có điện trở tương đuơng 150Ω, người ta đấu song song hai điện trở R 1 =
330Ω và R2 .Tính R2
Đáp số : R2 = 275Ω;


8. Xác định tổng trở của mạch mắc nối tiếp các điện trở 20Ω, 75 Ω và 5Ω.


9. Các điện trở 6 ohm, 7 ohm và 12 ohm được mắc nối tiếp với nhau vào
nguồn điện 100V, xác định cường độ dòng điện và công suất tiêu thụ của
điện trở 7 ohm.

10. Tính tổng trở của mạch tổ hợp nối tiếp sau đây và công suất tiêu thụ trên
từng đoạn mạch song song.

11. Xác định tổng trở của mạch điện dưới đây và cường độ dòng điện qua
điện trở 56 Ω.


12. Xác định điện áp rơi trên từng điện trở trong mạch điện dưới đây.

13. Xác định cường độ dòng điện tổng của mạch điện và công suất tiêu thụ của
điện trở 5 Ω.


14. Xác định điện áp của nguồn điện và cường độ dòng điện qua điện trở 24 Ω
trong mạch điện dưới đây.

15. Trong mạch diện dưới đây, xác định cường độ dòng điện tổng và công
suất tiêu thụ của điện trở 32 Ω.

16. Xác định cường độ dòng điện tổng và điện áp rơi trên điện trở 50 Ω
trong mạch điện dưới đây.


17. Xác định điện áp nguồn điện và cường độ dòng điện qua điện trở 3 Ω trong
mạch điện dưới đây.


18. Xác định điện áp rơi trên điện trở 24 Ω, 36 Ω và 72 Ω cường độ dòng điện
qua điện trở 320 Ω trong mạch điện dưới đây.


Môn học: Kỹ thuật điện – điện tử công
nghiệp

19. Xác định giá trị của điện trở R5 trong mạch điện dưới đây.

Nghề:
Hàn

20. Xác định tổng trở và cường độ dòng điện tổng và công suất tiêu thụ của
điện trở 128 Ω trong mạch điện dưới đây.

21. Xác định điện áp của nguồn điện và công suất tiêu thụ của đoạn mạch
song song đầu tiên trong mạch điện dưới đây.

Chương 1: Mạch điện một
chiều

Trang 24


CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ
(Lý thuyết: 2h; Bài tập: 2h; Kiểm tra: 0h)
Mục tiêu:
- Phân tích được nhiệm vụ, vai trò của các phần tử cấu thành mạch điện như: nguồn
điện, dây dẫn, phụ tải, thiết bị đo lường, đóng cắt...;

- Hiểu và vận dụng được các biểu thức tính toán cơ bản của định luật Ôm.
Nội dung:
21.1.

Những khái niệm cơ bản về từ trường.

Nam châm vĩnh cửu, nam châm điện, dây dẫn dẫn điện tạo ra xung quanh nó một
từ trường. Từ trường được biểu diễn bởi những đường sức từ trường (gọi là các đường
cảm ứng từ) đi từ cực bắc (N) đến cực nam (S) và trở về cực bắc (N) qua lõi nam
châm. (Hình 2 – 1 a,b)
+

S

-

N

a) Hình 2 – 1 : Đường sức của nam châm
a) nam châm vĩnh cửu b) nam châm điện

b)

Đối với dây dẫn thẳng dài mang điện, chiều từ trường được xác định theo quy tắc
vặn nút chai: “Nếu chiều dòng điện trùng với chiều tiến của cái vặn nút chai thì
chiều quay của cái vặn nút chai xác định cho ta chiều từ trường ở mỗi điểm” (Hình
2 – 2a).
Ta cũng có thể sử dụng quy tắc bàn tay phải (Hình 2 – 2b): “Ngón tay cái hướng
theo chiều dòng điện, bốn ngón tay còn lại chỉ hướng đường sức từ trường”.


I
b)
I

a)

Hình 2-2 : Xác định chiều đường sức từ trường của dây dẫn thẳng mang dòng điện


×