Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG - NÉT HIỆN ĐẠI VÀ CỔ ĐIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.9 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................3
1. TRẦN THÙY MAI – SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỰ ĐỔI MỚI ĐẾN TỪ GIÁ
TRỊ CỔ ĐIỂN...........................................................................................................6
1.1.Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn………………………...6
1.1.1. Khái quát về tiểu sử..............................................................................6
1.1.2. Sự nghiệp...............................................................................................7
1.2. Đặc điểm sáng tác..................................................................................11
1.2.1. Sự khác biệt và sự đổi mới đến từ giá trị cổ điển............................11
1.2.2. Một số ý kiến đánh giá về văn chương Trần Thùy Mai..................14
2. TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG – TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CHO NHỮNG
NÉT ĐỔI MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU NĂM 1975 CỦA TRẦN
THÙY MAI..............................................................................................................15
2.1. Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.............................................................15
2.1.1. Xuất xứ................................................................................................15
2.1.2. Tóm tắt.................................................................................................15
2.2. Những nét đổi mới của tác phẩm...........................................................20
2.2.1. Về nội dung..........................................................................................20
2.2.1.1. Tình yêu – Một trong những đề tài vĩnh cửu của văn chương nhân
loại............................................................................................................................20
2.2.1.2. Trăng nơi đáy giếng – Câu chuyện thế sự đời tư với những đề tài
nhân sinh muôn thuở..............................................................................................21
2.2.1.3 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.................................24
2.2.2. Về nghệ thuật......................................................................................27
2.2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.......................................................27
2.2.2.2. Nghệ thuật trần thuật......................................................................28
2.2.2.3. Về ngôn ngữ......................................................................................31
2.2.2.4. Về kết cấu.........................................................................................34
KẾT LUẬN....................................................................................................37

1




LỜI MỞ ĐẦU
“Nhờ viết mà cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp
của chính mình. Và viết văn đối với tôi là cách yêu thương chính mình cùng
những người xung quanh” .
Đây là lời tâm tình của một nhà văn đã miệt mài với văn chương và trở thành
một cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn - Nhà văn Trần Thùy Mai - Một
điển hình cho thế hệ nhà văn Việt Nam hiện đại sau 1975.
Ray Mond Carer - Một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới khẳng
định: “Ngày nay, ắt hẳn tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn nhất và thỏa mãn về
nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn chính là tác
phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Đối với Trần Thùy Mai, từ truyện ngắn
đầu tay đến những truyện ngắn về sau này, nhà văn luôn xây dựng cho tác phẩm của
mình những hình ảnh, ngôn ngữ, văn phong trong sáng. Trong sáng đến mức người
đọc luôn có cảm giác như tác giả có một nguồn đam mê đắm đuối và đuổi theo một
thứ ánh sáng kì ảo giữa cuộc sống đời thường cùng với giọng văn nhẹ nhàng, êm
2


diệu, đầy chất thơ. Ngòi bút của chị có sức sống mãnh liệt vì chất “đời trong đời”,
bởi những trang viết của chị chứa đựng nhiều mảnh ghép cuộc đời… Có những cuộc
đời nho nhỏ… Có cuộc đời thoáng qua… Có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút…
Nhưng vấn đề là không phải nói ai, viết về ai, thấp thoáng cuộc đời của ai, mà là cái
thông điệp đằng sau, là cái tâm hồn mà chị gửi gắm qua hệ thống nhân vật của mình.
Trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, kiểu nhân vật điển hình là kiểu nhân vật
tâm tưởng. Tác giả tiếp cận cuộc sống từ nhiều góc độ vận động, biến chuyển càng
về sau càng đậm sâu. Thoạt tiên cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất
bề nổi qua câu chuyện kể. Nhưng rồi sau đó Trần Thùy Mai có vẻ lắng vào bên
trong, đi vào chiều sâu lắng đọng để đặt ngòi bút của mình vào trạng thái tâm tưởng

của nhân vật. Trăng nơi đáy giếng là một trong số rất truyện đem đến sự thành công
cho ngòi bút này và được nhiều độc giả yêu thích đón nhận.
Ở đó, ta tìm thấy “tình yêu tràn ngập trên trang viết”. Trong một cuộc sống
vốn đa chiều và phức tạp như thế này, thì tình yêu dẫu có mất mát, phụ bạc và đớn
đau đến mức nào, con người chỉ tìm thấy hạnh phúc đích thực khi có nó, ví như nhân
vật Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng. Một lối văn nhẹ nhàng, giản dị với những câu
chuyện về đời sống thường nhật, những vấn đề muôn thuở của tình yêu như yêu và
được yêu hay sự hi sinh, lòng vị tha, lòng chung thủy, tình yêu cá nhân của con
người chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Những lẽ sống thoáng qua cuộc đời nhưng
để lại dấu ấn sâu đậm trong kí ức, mở ra sự lựa chọn mới mẻ nhưng đồng thời cũng
khép mình lại trong sự lựa chọn đời thường.
Là một người phụ nữ của mảnh đất Cố đô giàu truyền thống văn hóa, nơi có
dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình trong khói biếc, tinh khôi trong sớm mai,
dường như tâm hồn chị thuộc về thế giới những người phụ nữ, của những đền đài
phủ rêu kiêu kì, vàng son nhưng u hoài, nhưng đâu đó vẫn chứa một khúc nhạc lòng
nơi đáy thẳm dòng sông. Chính Huế với cái đẹp vĩnh cửu đã đi vào nuôi dưỡng tâm
3


hồn, văn phong của nhà văn. Ở đó, hình ảnh người phụ nữ hiện lên với nét dịu dàng,
đằm thắm, duyên dáng vô cùng, rất thuần chất Việt mà cũng rất cam chịu và giàu
tình thương. Điều đó hiện lên rất rõ cùng với những bất bình, hà khắc của xã hội một
thời lạc hậu. Mỗi mảnh đời phụ nữ là những mảnh vỡ “Thiên thạch”, đẹp nhưng
không trọn vẹn với hạnh phúc, kiêu kì nhưng vỡ nát và phần lớn bị vùi dập trong đất
cát hoang tàn của một thời đại ít ai nhận ra….
Qua đó, điều ta cảm nhận được cái nhìn đầy tinh tế và ý vị của nhà văn với
những thứ tưởng chừng như nhỏ bé vô cùng nhưng lại chính là hạnh phúc vĩnh cửu.
Đó là cái nhìn về một thời ta đã sống, đã đi qua và cũng là nơi cất giấu những giọt
nước mắt cuộc đời: vui có, đau khổ có và còn có cả những giọt nước mắt cảm thương
cho những cảnh ngộ bi đát hơn mình. Đó là sự trộn lẫn giữa quá khứ và hiện tại, giữa

cái được và cái mất, giữa cái vô hình và cái hữu hình. Sự nhìn lại đó giống như mũi
tên xuyên thủng không gian cuộc đời. Với những cái cảm đầy tinh tế cùng với cách
quan sát tinh vi của mình, Trần Thùy Mai dường như đắm mình trong ngõ ngách
cuộc đời và cũng đã từng chạm tới bản chất sâu hun hút của nó….
Chính từ sự khám phá, đào sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống với những
vấn đề mang đậm chất nhân sinh từ chất liệu hiện thực, Trần Thùy Mai đã mang
đến những trang văn của mình những cái nhìn mới, mang tính chất hiện đại, đổi mới
của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975.

4


1. TRẦN THÙY MAI – SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỰ ĐỔI MỚI ĐẾN TỪ GIÁ
TRỊ CỔ ĐIỂN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN
1.1.1 Khái quát về tiểu sử

Nhà văn Trần Thùy Mai tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng
9 năm 1954 tại Hội An, Quảng Nam. Quê quán: làng An Ninh Thượng, xã Hương
Long, huyện Hương Trà, (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến
khi đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp Tú tài
từ 1972, chị thi đậu thủ khoa môn văn Đại học Sư phạm Huế. Sau 1975, chị học tiếp
Đại học Sư phạm. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại
trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học dân gian. Năm 1987, chị
quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này,
Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình.

1.1.2 Sự nghiệp


5


Suy nghĩ về nghề văn của nhà văn Trần Thùy Mai: “Cứ mỗi lần trèo qua một
con dốc thì lập tức xuất hiện trước mắt mình một con dốc khác cao hơn. Thế là lại đi
và đi mãi như thế trong gió ngược... Nhiều khi mỏi mà không muốn dừng bởi hai bên
đường nhiều hoa thơm cỏ lạ quá. Cứ muốn hái và ôm đầy tay...”
* Về sáng tác:
Trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn,
những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Có thể nói, đây chính là thế hệ dò
đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu
xanh in trên Tạp chí Sông Hương đến nay, nữ nhà văn người Huế này đã có trên 30
năm cầm bút với hàng trăm tác phẩm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu
mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên đường, Thập tự hoa,
Quỷ trong trăng, Thương nhớ Hoàng Lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn,
Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng... của chị đã được dịch sang tiếng
Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật...
Dưới đây là một số tập truyện ngắn của Trần Tùy Mai:
1. Cỏ hát, tập truyện ngắn đầu tay in chung với Lý Lan, Nhà xuất bản Tác
phẩm mới, Hà Nội - 1983
2. Bài thơ về biển khơi, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 1983
3. Thị trấn hoa quỳ vàng, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà
Nội - 1994
4. Trò chơi cấm, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 1998
5. Người khổng lồ núi Bạc, Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh - 2002
6



6. Đêm tái sinh, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003
7. Thập tự hoa, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003
8. Biển đời người, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2003
9. Thương nhớ Hoàng Lan, Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn
Mới, California, USA - 2003
10. Mưa đời sau, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh - 2005
11. Mưa ở Trasbourg, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội – 2007
12. Lửa hoàng cung, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ
Chí Minh - 2008, Nxb Thanh Niên, Hà Nội - 2010
13. Một mình ở Tokyo, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố
Hồ Chí Minh - 2008
14. Onkel yêu dấu, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ
Chí Minh - 2010
15. Trăng nơi đáy giếng, tập truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Thanh Niên
- 2010
Ngoài ra Trần Thùy Mai còn tham gia nghiên cứu, dịch thuật một số tác phẩm:
* Về Nghiên cứu:
1. Truyện kể dân gian Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, Soạn chung với
Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản 1986.
2. Ca dao, dân ca Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, Soạn chung với Trần
Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Đinh Thị Hựu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 1989.
7


3. Dân ca Thừa Thiên Huế, Sưu tầm - biên khảo, Nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế - 2004
* Về Dịch thuật:
1. Bên trong, Tập truyện ngắn của các tác giả nữ Nhật Bản, dịch từ tiếng Anh,
Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2010.

Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết khỏe và khá đều tay hiện
nay. “Những truyện ngắn của chị rất đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ
Huế, quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con
mắt đầy yêu thương và hy vọng”. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai
viết nhiều về những đề tài và nhân vật lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ in bóng
trong lịch sử triều Nguyễn, gắn liền với Kinh thành Huế.
Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi
nghề khác ở chỗ phải có kỹ năng và lương tâm. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có
nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút”.
* Các giải thưởng:
Sáng tác của Trần Thùy Mai có nhiều sự đổi mới và mang lại giá trị cao,
chính vì thế chị đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng về văn chương:


Giải B, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ hai, (1998) cho

Tập truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng.


Giải C, Giải thưởng Văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước của Nhà

xuất bản Trẻ (2002) cho truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc.


Giải B, Hội Nhà văn Việt Nam (2002, không có giải A) và Giải A, giải

thưởng Văn học Cố đô lần thứ ba (2005), cho tập truyện ngắn Quỷ trong trăng.
8





Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật

Việt Nam (2003) và Giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ tư (2008)
cho tập truyện ngắn Thập tự hoa.


Giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế

(2008), cho tập truyện ngắn Một mình ở Tokyo.
Giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011 do Ủy ban kết nghĩa thành phố San
Francisco - TP. Hồ Chí Minh trao tặng.
Nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã được chuyển thể kịch bản sân khấu
hoặc dựng thành phim như: Hãy khóc đi em (2005), Gió thiên đường , Thập tự hoa
(2005), Trăng nơi đáy giếng (2009).
1.2. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC
1.2.1. Sự đổi mới đến từ giá trị cổ điển
Xuất hiện trong dòng chảy của các tác giả văn xuôi hậu chiến nói chung,
văn xuôi nữ giới nói riêng, Trần Thùy Mai đã tạo dựng được một phong cách văn
xuôi nhẹ nhàng, tinh tế nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn
đọc. Với hơn 30 năm sáng tạo, Trần Thùy Mai có nhiều tập truyện nổi tiếng;
truyện ngắn của chị đạt nhiều giải thưởng văn học, và được dịch sang nhiều thứ
tiếng như: Anh, Pháp, Nhật...
Viết khỏe và đều tay, Trần Thùy Mai với hàng trăm truyện ngắn nhưng vẫn
không gây nhàm chán cho bạn đọc. Bí quyết của sự thành công ấy chính là chỗ Trần
Thùy Mai đã hướng đến, và thành công với một lối viết cổ điển theo nghĩa tích cực
của từ này. Cái cổ điển hiểu như những giá trị thẩm mỹ đã ổn định, đi vào mẫu mực.
Cổ điển của truyện ngắn Trần Thùy Mai, đến từ cả hai bình diện hình thức và nội
dung. Thực thế, người ta không tìm thấy trong truyện ngắn của chị những ý đồ cách

9


tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào lưu viết bây giờ đang xiển dương (như
“lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn). Người ta cũng không tìm thấy trong truyện của
Mai những chủ đề “nóng” mà văn học hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu
bạn đọc như dục tính. Văn của Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời
đại, văn của Mai vẫn ướp hương của truyền thống.
Là một phụ nữ Huế nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc, Trần Thùy Mai thấm thía
nỗi đau, sự tổn thương và mất mát trong tình yêu. Một điều dễ dàng nhận thấy, Trần
Thùy Mai dành tình cảm ưu ái rất riêng cho các nhân vật nữ của mình: “Cuộc sống
vốn đa chiều và phức tạp. Tình yêu cũng không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt ấy.
Thế nhưng, tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc và đớn đau đến nhường nào thì con người
cũng chỉ thật sự tìm thấy hạnh phúc khi có nó”. Chính vì thế, tình yêu trong truyện
ngắn Trần Thùy Mai không đơn thuần là một câu chuyện lãng mạn, thấm đẫm nước
mắt để “câu khách” mà đó là cái cớ để chị nói về cuộc sống với những con người
đang ngày ngày sống, yêu và ruồng bỏ tình yêu của chính mình. Mỗi câu chuyện đau
đáu một nỗi niềm.
Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của chị như tâm sự thường
ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con người, tưởng thoáng qua trong cuộc đời
nhưng lại ở lại đậm sâu trong ký ức, sự lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa
ngã đời thường, và hơn hết là thế giới của người phụ nữ….
Người ta có thể, có quyền nghi ngờ câu nói của Buffon: “Văn là người”,
nhưng người ta vẫn phải thừa nhận, câu nói của Buffon đã thành cổ điển, nó là chân
lý quen mặt mà nhiều người trong chúng ta biết, và thấy đúng. Trần Thùy Mai
chính là hiện hữu đúng cho chân lý của Buffon. Bí mật văn Trần Thùy Mai còn
nằm nơi con người chị, nói sát hơn, tâm hồn chị. Mà tâm hồn Trần Thùy Mai thì
thuộc về Huế, về người phụ nữ Huế, của đền đài phủ rêu, kiêu kỳ, vàng son nhưng u
hoài. Huế của dòng sông Hương mộng mơ trong sương mù, tinh khôi trong sớm mai
10



và chứa sóng gió nơi lòng sông. Chính Huế với cái đẹp vĩnh cửu đã đi vào cổ điển,
đã nuôi dưỡng văn giới của Trần Thùy Mai. Cái lối trình bày, hay lối nhìn về cuộc
đời trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, vì thế, là lối quan sát kiểu Huế, và Huế nhất
là nơi người phụ nữ.
Cái nhìn vào những đổ vỡ, hay hạnh phúc đời thường một cách tinh tế trong
những quan sát cực nhỏ để chạm vào cái bản chất cuộc đời đó là cái nhìn trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai.
Nhưng hơn hết, sự nhân ái trong cuộc đời luôn bao trùm trong truyện ngắn, là
cái đọng lại sau mỗi câu chuyện của Trần Thùy Mai. Đã là người thì phải biết yêu
thương, che chở, cảm thông cho nhau, nhất là mỗi khi vấp ngã trong đời. Thông điệp
truyện ngắn của Trần Thùy Mai hấp dẫn người ta bởi lòng nhân hậu, nhưng không
phải là sự rao giảng nhân hậu, mà thực hành nhân hậu. Người với người cần tình
thương yêu không phải vì đề cao đạo đức con người, mà đơn giản tình người cần
hiện diện, bởi đó là một lối nương dựa lẫn nhau giữa người với người trong thế giới,
chung vai sát cánh để cùng nhau sống. Trần Thùy Mai tinh tế nhất là khi phân tích
tâm hồn người phụ nữ, chẳng hạn như: Thanh Thúy Tàu (truyện Gió thiên đường),
Ngân (truyện Đêm tái sinh), Lan (truyện Thương nhớ hoàng lan)... sống động, sống
mãi trong lòng người đọc vì nhiều lý do. Nhưng trước hết họ sống vì qua cách miêu
tả của Trần Thùy Mai, những chỗ tinh nhạy trong lòng người phụ nữ với âu lo, băn
khoăn, trở trăn hay hân hoan, thù hận hay yêu thương, đều được Trần Thùy Mai trải
ra trên mặt chữ chân thành và tinh tế.
Trần Thùy Mai đã lựa chọn cái cổ điển đầy khắc nghiệt để làm sinh quyển
tồn tại cho sự viết. Từ cái nền cổ điển, Trần Thùy Mai đã kiến tạo nên cái riêng
của mình bằng một phong cách văn xuôi nữ giới mang đậm đặc dấu ấn nữ tính,
đàn bà tính, kiểu Huế hướng đến những vấn đề mang đậm tính nhân sinh trên
những câu chuyện đời thường, để lại nhiều suy nghĩ cho độc giả trong cuộc sống
11



hiện đại. Và đấy là chỗ “đổi mới”, hay nói chuẩn xác hơn, chỗ “khác” mọi người
để Trần Thùy Mai đứng lại trong văn chương.
1.2.2 Một số ý kiến đánh giá về văn chương Trần Thùy Mai
Về văn chương của Trần Thùy Mai, PGS.Tiến sĩ Văn học Hồ Thế Hà từng
nhận định: “...Những nhân vật của Trần Thùy Mai thường không bình lặng. Họ cô
đơn, hẫng hụt, tiếc nuối nhưng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình bằng
cách bơi ngược dòng sông ký ức để làm sống lại những điều tốt đẹp....Đọc Trần
Thùy Mai, tôi bị cuốn hút bởi chất nhân ái và triết lý này. Con người dù giận hờn,
hằn học nhưng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng đồng, họ âm thầm sẻ chia
và nhận nỗi đau về mình để được kéo dài ra trong niềm vui của người khác, để được
yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha
nhân...”
Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn bộ phim Trăng nơi đáy giếng, một đồng hương
xứ Huế với nữ nhà văn thì nhận xét: “Cảm nhận của Trần Thùy Mai đầy Huế. Chất
thơ là thuộc tính của người Huế từ cung cách đi đứng, nói năng đến lối sống thâm
trầm, sâu sắc, tinh tế...”
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: “Càng về sau văn chị viết càng đời,
càng đầy đủ mặn ngọt đắng cay của những phận đời trong đó....Dù những cái kết
được báo trước nhưng người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man
mác cho đến những dòng cuối cùng”.
2. TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG – TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CHO NHỮNG
NÉT ĐỔI MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU NĂM 1975 CỦA TRẦN
THÙY MAI
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM
2.1.1. Xuất xứ

12



- Trăng nơi đáy giếng ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Nhà Văn số 6-2001 và
được Báo Văn Nghệ đăng lại vào kì số 13 phát hành ngày 30-3-2002.
-Trăng nơi đáy giếng đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn
Nguyễn Vinh Sơn thực hiện. Bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2008.
Nữ diễn viên Hồng Ánh trong vai Hạnh đã đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc trong Liên
hoan phim quốc tế Dubai 2008 và giải nữ diễn viên chính xuất sắc của giải Cánh
diều vàng năm 2008.
2.1.2. Tóm tắt
Trăng nơi đáy giếng là câu chuyện kể về cô Hạnh, một người phụ nữ hết lòng
hi sinh cho chồng, tôn thờ chồng như một vị thánh sống nhưng cuối cùng vẫn không
có được hạnh phúc.
Cô Hạnh là một người phụ nữ rất đảm đang, nhu mì, chu đáo, sống theo lối
sống chỉn chu của người phụ nữ truyền thống. Cô Hạnh chăm lo cho chồng từng li
từng tí, ngay cả những hôm trời mưa, người trong xóm đều thấy cô Hạnh xách tô ra
đầu ngõ mua bún cho chồng, tay cô cầm chiếc nón che kín tô bún, chứ chẳng nhớ
che đầu. Còn thầy Phương-chồng cô Hạnh là một người nho nhã, mảnh mai, trắng
trẻo, con nhà dòng dõi được cưng chiều từ nhỏ nên thầy rất kén ăn, phải chăm từng
chút. Thầy không làm bất cứ việc gì trong gia đình, thậm chí khi trời mưa thầy chỉ
lấy dùm cô Hạnh cái áo trên dây phơi, chứ cái quần để mặc thì thầy không hề đụng
đến.Thầy là một người rất kỹ tính, thích sự tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ.
Hai vợ chồng lấy nhau được mười năm mà vẫn không có con. Cô Hạnh biết
mình không thể sinh con, cô rất buồn nhưng cô lại rất yêu chồng. Là con nhà dòng
dõi mà không có con để nối dõi, thầy cũng buồn.Thương chồng, yêu chồng, không
chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt chồng nên cô Hạnh đã tự tay sắp đặt, bí
mật tìm một người phụ nữ khác để sinh con cho chồng. Đó là Thắm, một cô gái quê
13


hiền lành. Ban đầu, cô Hạnh và Thắm chỉ thỏa thuận với nhau là để cho Thắm là
người đẻ thuê. Cô Hạnh chăm lo từng li từng tí cho cô Thắm, từng chục trứng gà,

từng chai mật ong, cô đều chuyển về làng để tẩm bổ cho cái thai của Thắm. Đến khi
đứa con trai ra đời, cô Hạnh bế lấy nó, Thầy Phương quàng vai cô vỗ về “Con của
em đó”. Nghe chồng nói, cô ứa nước mắt vì sung sướng…Cô Hạnh tưởng làm như
vậy là có thể mang lại hạnh phúc cho hai vợ chồng nhưng chuyện đời lại không đơn
giản. Cái tin đồn thầy Phương có vợ nhỏ đã đến tai của nhà trường, Công đoàn, Đảng
ủy, bà Thu – thư kí Công đoàn trường Thuận Đạt đã đến gặp riêng cô Hạnh vì vấn đề
này.Cô Hạnh nghe bà Thu nói về tin đồn, cô không tỏ vẻ ngạc nhiên mà cô lặng lẽ,
dịu dàng, bình thản. Bà Thu kinh ngạc đến hụt hẫng trước phản ứng của cô Hạnh, bà
cứ tưởng cô Hạnh sẽ ngất đi, hoặc ít ra cũng níu lấy bà hỏi vặn đủ điều. Chờ mãi
không nghe cô Hạnh nói gì, bà Thu phát cáu lên, cô Hạnh thở dài khẳng định thầy
Phương không phải là người phản bội mà mọi chuyện là do cô sắp đặt và hứa giữ bí
mật cho thầy.
Sắp đến kì bầu tín nhiệm hiệu trưởng, những người vốn xưa nay ghen tỵ với
thầy tìm cách để phế truất cái ghế hiệu trưởng của thầy. Một người lãnh đạo không
chỉ có tài mà phải có đức, thầy Phương nay mang tiếng là người có hai vợ, nên
những người vốn ghét thầy thấy hả hê, rung đùi, cười khẩy.
Đầu tháng ba, cuộc bầu tín nhiệm được tổ chức, trong khi mọi người nóng
lòng chờ thầy Phương đứng dậy rút lui, tự kiểm điểm, cô Hạnh đã đứng lên và đưa ra
trước Hội đồng tờ giấy chứng nhận li hôn giữa cô và thầy Phương cùng với tờ giấy
đăng kí kết hôn giữa thầy Phương và cô Thắm. Việc làm này của cô Hạnh đã giúp
cho thầy Phương không những không bị kỉ luật mà chức hiệu trưởng của thầy cũng
khó có thể mà rung rinh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc cô Hạnh lại mang
tiếng là người sống chung với chồng của người khác. Một lần nữa, bà Thu phải đến
gặp riêng cô Hạnh nói rằng cô đã phạm pháp khi sống chung như vợ chồng với
14


chồng của người khác. Cô sững sờ, buồn lắm, đau lắm nhưng không còn cách nào
khác, đành phải âm thầm, lặng lẽ nhìn chồng mình ở trong tay một người phụ nữ
không phải là mình.

Sau đó, cô Hạnh đã phải đành lòng dốc hết tiền của góp trong người mười mấy
năm mua một căn nhà ở ngoại ô để thầy Phương đưa cô Thắm lên sống cùng, còn cô
thì ở lại ngôi nhà cũ. Thỉnh thoảng, thầy Phương cũng đến thăm nhưng đến một lúc
rồi lại đi ngay. Cô sống một mình, căn nhà trống vắng đến khủng khiếp, bị đau, cô
cũng không cho chồng hay, cô tìm đến bà đồng Thơi để chích lễ giải cảm.
Đại hội Chi bộ đã qua, thầy Phương lại được tín nhiệm cao, cô mừng, cô nhắn
cô Thắm chăm sóc thầy chu đáo, vì không có ai khó chăm như thầy, thấy cô Thắm
nhất nhất vâng dạ, cô cũng an tâm, vui mừng.
Tết đến, cô Hạnh lo chuẩn bị mua nếp gói bánh. Khi qua nhà bà Thu, nhờ bà
ấy mua giúp, cô Hạnh đã chững lại khi vô tình nghe được cuộc nói chuyện giữa thầy
Phương, bà Thu và cô Thắm. Cô Hạnh mới biết sự thật rằng thầy Phương và Thắm
đã có quan hệ thân thiết với nhau từ trước mà thầy đã giấu cô. Nghe được điều này,
cô suýt ngã khi bước xuống thềm, cô lặng lẽ bỏ về, rồi cứ thế đi trong đêm như
người ngây, đi mãi mới biết mình đã đến nhà bà đồng Thơi lúc nào không hay. Bà
Thơi an ủi cô Hạnh.
Tết năm ấy, cô Hạnh sốt li bì, rụng gần nửa đầu tóc. Chiều mùng 3 Tết, vợ
chồng thầy Phương đến thăm. Cô ước gì thầy tới đây một mình, mình được khỏe
mạnh để chăm sóc, lo lắng cho thầy như xưa. Cô đã ứa nước mắt, sau đó cô xin cô
Thắm cho thằng cu Nhứt – con trai của cô Thắm với thầy Phương tới ở với mình.
Tháng sau, Thắm sinh đứa con thứ hai, cu Nhứt về ở với cô Hạnh, thằng bé
bồng theo một con chó con. Cô như người sống lại, cô lại trồng khoai, lại nuôi gà, lại

15


để giành từng quả trứng. Cô vui vì được cu Nhứt gọi là mẹ. Căn nhà tưng bừng lên
tiếng trẻ con, tiếng chó gâu ăng ẳng.
Khi cô Thắm đã cai sữa cho đứa con thứ hai, cô tới đón cu Nhứt về nhà ăn
Tết. Cô Hạnh lại lủi thủi một mình, ngày ngày ngóng trông cu Nhứt trở lại, nhưng
không thấy và đến cả con chó mà cu Nhứt đem theo cũng chạy đi luôn. Thương nhớ

con, cô lững thững đạp xe lên thăm con.
Khi đến nhà thầy Phương, cô ngạc nhiên vì cảnh vật xung quanh thay đổi. Cô
buồn, tim cô phập phồng đau đớn vì cu Nhứt không gọi cô bằng mẹ nữa mà gọi bằng
bác, nhưng cô càng đau đớn hơn khi chứng kiến cảnh người thánh sống - người
chồng mà cô hết lòng thương yêu, kính mến, thần tượng mà cô tôn thờ ngồi bên vòi
nước, đang lúi húi giặt một đống quần áo đủ loại, đánh chà chà trên sân sỉ mắng. Cô
sững sờ, ngẩn cả người không sao nói một lời. Về đến nhà, cô lăn ra khóc, khóc thảm
thiết. Cô rủ rượi, đau buồn và ốm nặng.
Mọi người trong xóm cư tưởng phen này cô Hạnh sẽ chết vì mấy lần cô bắt
chuồn chuồn, cấm khẩu. Nhưng ngạc nhiên thay, cô không thuốc men gì mà đi lại
như thường. Cô xin về hưu non lại tiếp tục sống cuộc sống đạm bạc cần cù như thuở
nào. Người ta lại thấy trước nhà cô có những cái áo nhỏ xanh đỏ phơi trên dây, ai hỏi
cô lại nói đó là “áo thằng cu. May cho thằng cu mặc Tết”. Còn trong nhà, cô Hạnh
lập bàn thờ đồ sộ, được gia công hoành tráng để thờ người chồng cõi âm mà cô đã
kết hôn. Cô chăm sóc ông Hoàng Bảy, trấn thủ tỉnh Thừa Thiên – người chồng cõi
âm hàng ngày rất chu đáo, cẩn thận như người chồng cũ trước đây, ông Hoàng Bảy
này theo lời nói của bà đồng Thơi thì đây là một người vai vế lớn lắm là con thứ bảy
của Đức Mẫu. Lâu nay, ông với cô Hạnh đã có một con trai ở cõi vô hình mà cô
Hạnh đâu hay. Một lần đến thăm cô Hạnh, thấy cô Hạnh mang thức ăn lên bàn người
âm cúng và thầy Phương đã van xin cô Hạnh đừng tin vào các chuyện mê tín ấy
nhưng cô chẳng nói gì, điều đó làm ông bực tức và đập mạnh tay xuống bàn như
16


quát. Cô Hạnh như bị xúc phạm và đã vớ lấy cả khay ấm chén trước mặt ném vào
người thầy Phương. Thầy Phương vội vã ra về, cô Hạnh đóng cửa lại và quyết chí
sống cùng người cõi âm, hàng ngày cô Hạnh chẳng quan tâm đến ai, cứ ra vào trong
ngôi nhà vắng tanh với nụ cười mãn nguyện của một người đàn bà hạnh phúc. Kết
thúc tác phẩm là hình ảnh cô Hạnh thung dung đi chợ chọn mua vải may chiếc áo dài
mớ để tháng Ba này ngược sông Hương trảy hội mùa xuân, để “chầu Đức Mẫu cho

phải đạo con dâu” như lời bà đồng Thơi đã nói lúc trước.
2.2. NHỮNG NÉT ĐỔI MỚI TRONG TÁC PHẨM
2.2.1. Về nội dung
2.2.1.1. Nét đổi mới từ đề tài muôn thuở
“ Mỗi người viết có một cái gu riêng. Tôi chỉ viết về những gì mình nghĩ,
mình thích, những gì gắn bó thật sự với mình. Khi viết về tình yêu, tôi không có ý
định khai thác nó như một đề tài ăn khách và dễ viết. Tôi cũng không muốn thể
hiện tình yêu như một cõi viễn mộng để trốn tránh cuộc đời mà muốn thể hiện nó
như một động lực của sự sống, biểu hiện tối ưu của tính nhân văn. Mà tính nhân
văn luôn là cốt lõi của văn học” – Trần Thùy Mai.
Tác phẩm của nữ giới thường có tính chất tự truyện. “Phụ nữ thường mạnh ở
chỗ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách, hoặc nói như phương Tây…
họ tự ăn mình” (Đặng Anh Đào). Một nhà văn nữ tự bạch: “Viết mãi thì cũng không
ra khỏi thân phận người nữ như chạy trời không khỏi nắng”. Nếu xem truyện ngắn
Trần Thùy Mai là tự truyện thì không phải, nhưng cảm giác Trần Thùy Mai phân
mảnh, hóa thân rất rõ trên từng trang viết đầy nữ tính của nhà văn. Trần Thùy Mai
từng tâm sự: “Cho đến nay mình vẫn thích viết về những mảnh đời gần gũi quanh
mình, của bạn bè, của những người cùng sống, viết như một cách trao đổi tâm tư với
người cùng thời và mở rộng cuộc sống nội tâm của chính mình” .
17


Sở trường của Trần Thùy Mai là truyện ngắn. Chị chỉ viết “những gì
mình thích, những gì thực sự gắn bó với mình”. Đề tài quen thuộc trong truyện
của chị là đề tài tình yêu - một trong những đề tài vĩnh cửu của văn chương
nhân loại. Đầy nữ tính, chị dành trọn văn nghiệp của mình cho đề tài vĩnh hằng
này.
Tình yêu là đề tài muôn thuở nhưng với Trần Thùy Mai, chị đã có những sáng
tạo mới mang nét riêng của mình. Trăng nơi đáy giếng là câu chuyện tình yêu của
một người phụ nữ bất hạnh, hi sinh cả đời mình vì yêu thương chồng nhưng không

được hạnh phúc. Câu chuyện đã mang lại nhiều ý nghĩa nhân sinh với vấn đề thế sự
đời tư. Hình ảnh người phụ nữ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu
ngày càng đậm nét trong văn của chị. Đó chính là cái nhìn chân thực trong cuộc sống
hiện đại ngày nay.
“Tình yêu” là một đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng đối với Trần
Thùy Mai, tình yêu không thiết tha, rạo rực;không say mê, cháy bỏng… mà tình
yêu lại rất nhẹ nhàng và sâu lắng. Đôi khi, nó lại xen vào một chút dại khờ, nông
nỗi… Dường như mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu đều “chen” nhau vào trang
viết của chị để hóa thân thành những khúc tình ca tuy đượm buồn mà vẫn đong
đầy tình yêu thương…
2.2.1.2. Trăng nơi đáy giếng – Câu chuyện thế sự đời tư với những vấn đề
nhân sinh muôn thuở
Trăng nơi đáy giếng – Tác phẩm lấy đề tài trực tiếp từ cuộc sống hiện tại,
xoay quanh những câu chuyện hằng ngày mang đậm tính thế sự đời tư, với
những vấn đề nhân sinh muôn thuở.
Đó là câu chuyện về người phụ nữ với tình yêu. Nhân vật Hạnh yêu chồng, tôn
thờ chồng như một vị thánh sống, hết lòng vì chồng nhưng bất hạnh thay cô không
18


hạnh phúc. Trần Thùy Mai đề cập đến những câu chuyện hàng ngày của cuộc sống
gia đình cô Hạnh, thầy Phương, chẳng hạn việc thầy Phương rất kỹ tính, theo kiểu
con người phong kiến khi trời mưa chỉ lấy giúp vợ mình cái áo còn cái quần thì tuyệt
đối không đụng đến. Hay tác giả tinh tế khi miêu tả chi tiết cô Hạnh rất chiều chồng,
mua tô bún cho chồng ăn trời mưa cô lấy nón che nhưng không phải đội lên đầu
mình mà che cho tô bún khỏi ướt mưa. Qua chi tiết này cũng đủ thấy cô Hạnh là
người phụ nữ yêu thương chồng hơn cả bản thân mình… Rồi đến chuyện bất hạnh
xảy đến với hai vợ chồng cô, nhất là với cô Hạnh khi không có khả năng sinh con.
Cô hi sinh bản thân tìm người đẻ thuê cho chồng có được đứa con nối dõi, mong giữ
hạnh phúc gia đình. Đây cũng chính là hiện thực không phải hiếm trong cuộc sống

thường ngày, nhất là cuộc sống hiện đại thời nay thì vấn đề này càng được sự quan
tâm của nhiều người, nó mang ý nghĩa nhân sinh.
Trong tác phẩm mỗi tình tiết tác giả đề cập là một lát cắt của cuộc sống, ngoài
những chuyện nói trên thì trong truyện còn rất nhiều vấn đề mang đậm tính thế sự
đời tư. Chẳng hạn việc một số người ghanh ghét, đố kị với thầy Phương về cái chức
Hiệu trưởng mà muốn phế truất thầy khi có cơ hội tốt, mặc dù thầy Phương là một
người lãnh đạo giỏi đã “đưa trường Thuận Đạt thành một trường tiên tiến dẫn đầu
hơn trong năm năm”. Cơ hội này không ngoài việc gì khác là việc thầy Phương có
hai vợ. Sau khi được cô Hạnh giúp đỡ, đưa ra bằng chứng đã li hôn chồng, chức hiệu
trưởng của thầy Phương vẫn được giữ nguyên có lấy búa tạ cũng không rung rinh
nổi. Nhưng cuộc sống thực không chỉ đơn giản dừng ở đó, chức hiệu trưởng “không
rung rinh nổi, nhưng người ta vẫn tìm cách nện. Lòng người đầy ham muốn, đâu có
buông tha ông Phương qua cửa ải một cách dễ dàng như thế. Vì vậy, trọn năm sau,
ông Phương quả là lao tâm khổ tứ, ở không yên ổn, ngồi không vững vàng”. Đó chỉ
là một trong số những lát cắt nhỏ hiện thực cuộc sống mà ta có thể bắt gặp bất kì nơi
đâu qua câu chuyện chức vị của nhân vật Phương.
19


Còn đối với Hạnh, cho đến khi cô hi sinh bản thân mình, chấp nhận đưa ra tờ
giấy ly hôn để giữ được chức vụ cho chồng thì quả thực rất đáng thương. Cô đã hết
lòng hi sinh vì chồng, vì mái ấm nhưng cuối cùng sự sinh đó không được đáp trả mà
cô phải nhận lấy những bất hạnh, cay đắng, xót xa. Để rồi cuối câu chuyện, Trần
Thùy Mai lại đề cập đến câu chuyện đau lòng của cô Hạnh, cô đã mất đi niềm tin
vào người chồng mà cô tôn thờ như vị thánh sống, để phải vin mình tựa vào người
chồng cõi âm. Một sự mê tín mù quáng, đáng thương. Nhưng đó cũng là một lát cắt
về cuộc sống hiện đại khi con người không còn niềm tin vào cuộc sống thực họ đi
tìm lấy ở sự mê tín và tự cho đó là tâm linh là thực. Một hiện thực đáng buồn đáng
suy nghẫm qua câu chuyện mà tác giả đề cập.
Trăng nơi đáy giếng còn là câu chuyện để độc giả tự mình chiêm nghiệm cho

câu hỏi hạnh phúc thật sự ở đâu? Nhân vật nữ chính – Hạnh suốt một đời gần như
thờ phụng chồng, là một phụ nữ Huế mẫu mực chu đáo với gia đình, chung thủy yêu
thương chồng hết mực thậm chí hi sinh bản thân mình để mong giữ được hạnh phúc
nhưng kết quả thật đáng buồn. Hạnh phúc không phải là thứ có thể có được từ một
phía xây dựng nên với lòng hi sinh cao cả, cũng không thể có khi chỉ đắm đuối đi tôn
thờ những cái không thực như cô Hạnh, ngay cả sau này sống một mình để tôn thờ
một vị thánh khác, khác vị “thánh sống” ban đầu thì hạnh phúc của cô Hạnh cũng
rất mong manh, mờ ảo không thực như “trăng nơi đáy giếng”. Đây là hình ảnh ẩn dụ
mang nhiều mặt nghĩa nhất là về hạnh phúc con người. Tác giả muốn người đọc tự
nghiệm lấy những tầng nghĩa nhân sinh ẩn chứa sâu bên trong lớp ngôn từ kia.
Qua tác phẩm, Trần Thùy Mai muốn hướng người đọc đến vấn đề nhân
sinh qua những câu chuyện thế sự đời tư. Đặc biệt qua nhân vật Hạnh, cô đã
chấp nhận hi sinh tất cả nhưng không được trả giá bằng hạnh phúc mà phải
nhận lấy cay đắng, đau khổ. Đó chính là hiện thực cuộc đời không phải lúc nào
cũng tốt đẹp. Không phải lúc nào hi sinh cũng được đáp trả bằng hạnh phúc. Đó
20


là hiện thực con người cần phải chấp nhận, khác với những câu chuyện cổ tích
hay những truyện trước đây kết thúc thường có hậu khi nhân vật đã hi sinh, khổ
đau nhiều. Đây là nét đổi mới quan trọng trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai.
2.2.1.3. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Trăng nơi đáy giếng đã hướng đến hiện thực về con người. Con người ở
đây không nhìn với cái nhìn lý tưởng mà được đặt vào điểm nhìn thế sự đời tư.
Con người trong tác phẩm hiện lên với tư cách là một con người cá nhân, phức
tạp, lưỡng diện, không trùng khít với chính mình, con người không nhất phiến,
đơn trị mà đa diện, lưỡng phân đan cài trong bóng tối và ánh sáng, giữa cái tốt
và cái xấu.
Các nhân vật trong tác ai cũng có cái đúng, cái sai, cái đáng chê, cái có lý. Cô
Hạnh là một người phụ nữ đảm đang, nhu mì, giàu lòng hi sinh. Cô Hạnh coi việc

chăm sóc cho chồng, lo lắng cho chồng là bổn phận của mình. Cô tận tâm, chịu khổ,
nhẫn nại hi sinh vì chồng vì tổ ấm. Sự hi sinh của cô Hạnh thật là cao cả, cô hi sinh
là để dâng hiến và vun đắp hạnh phúc, tình yêu cho người chồng mà mình thần
tượng, tôn thờ. Nhưng không ngờ sự hi sinh mù quáng đã khiến cô hoàn toàn những
trắng tay, chỉ ngậm trong lòng nỗi cay đắng, tê tái. Là một người giáo viên nhưng cô
Hạnh lại tin vào những lời của bà đồng Thơi để phủ định quá khứ, sống hết mình cho
niềm tin mới – người chồng cõi âm. Hành động của cô Hạnh ban đầu là theo lí trí,
cuối cùng hành động theo vô thức, tâm linh. Ở cô Hạnh, ta thấy vừa đáng thương,
vừa đáng trách. Đáng trách vì cô hi sinh một cách không đáng, vì hạnh phúc của
chồng mà không mảy may nghĩ đến bản thân, không liệu được trước những gì mình
sắp phải gánh lấy. Đáng thương vì một người như cô lẽ ra được hưởng hạnh phúc
trọn vẹn thì lại toàn cay đắng, đau khổ, nước mắt.
Thầy Phương là con nhà dòng dõi, được cưng chiều từ nhỏ nên thầy không
phải đụng tay đụng chân làm việc gì cả và coi những việc vợ làm cho mình là một lẽ
21


thường tình, và có lẽ cũng vì là con nhà dòng dõi nên thầy cần có một đứa con để nối
dõi. Tuy nhiên, bản thân là một thầy giáo, là một hiệu trưởng nhưng thầy lại chấp
nhận và làm theo sự sắp đặt của cô Hạnh, như vậy hành động của thầy trái với đạo
đức và lương tâm nghề nghiệp. Thầy cũng thương vợ nhưng thầy quá gia trưởng.
Thầy vừa gia trưởng nhưng cũng rất hãnh tiến. Vì nếu không vì chức hiệu trưởng thì
thầy đã không đồng ý li hôn với cô Hạnh mà kết hôn với Thắm.
Khi sống với cô Hạnh, thầy kĩ tính, gọn gàng, tươm tất, không làm bất cứ việc
gì nhưng khi sống với Thắm thầy lại làm những công việc mà trước đây thầy cho là
của đàn bà thầy không làm.
Nhân vật Thắm nổi lên như một nhân vật lưỡng diện mà một người với lòng
tốt như Hạnh khó có thể nhận biết. Trước khi sống riêng cùng Phương, Thắm là một
người con gái thôn quê ngây thơ chất phác. Hạnh nói gì Thắm cũng dạ vâng, ngoan
ngoãn. Nhưng Hạnh không ngờ, Thắm cũng là một người con gái không hoàn toàn

như cô nghĩ, ở Thắm đã có sự sắp đặt để Phương để ý, hai người đã có quan hệ từ
trước khi Hạnh ghép cho Phương. Và đặc biệt, khi đã sống cùng Phương, Thắm
không giống Hạnh không cung phụng chồng theo những phép tắc mẫu mực của một
người vợ như Hạnh mà cũng xuề xòa để Phương tự làm lấy những việc trong nhà, kể
cả việc giặt quần áo điều mà trước đây Phương không hề đụng đến.
Như vậy có thể thấy, con người trong tác phẩm được đặt trong góc nhìn lưỡng
diện đa chiều, họ không còn là những con người mang một phẩm chất, đặc tính lý
tưởng nhất định nữa. Những nhân vật trong truyện được khai thác trong mối quan hệ
thế sự đời tư để chuyển tải ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của tác giả. Trong cuộc sống, để
đánh giá một con người không nên chỉ nhìn một mặt nào đó mà phải đặt trong môi
quan hệ đa chiều để có cái nhìn chân thực.
Qua tác phẩm, ta thấy nổi bật lên các cặp ý nghĩa:bình an – bất an, cũ xưa
– mới – hiện đại, tinh tế - thực dụng, đúng – sai, ảo – thật, vật chất – tâm linh,
22


nhiệt tình, tận hiến – phủ phàng, vô tình, thái quá – thờ ơ, niềm tin – đổ vỡ, nhẹ
nhàng – quyết liệt. Tác phẩm đã cho thấy một cái nhìn đa chiều về cuộc sống, để
lại cho người đọc nhiều điều phải suy nghĩ, băn khoăn về cuộc sống, về sự đời.
Tác phẩm chứa đựng ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và tạo thành công cho ngòi bút
đậm chất Huế - Trần Thùy Mai.

2.2.2. Về nghệ thuật.
2.2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật không được tác giả khắc họa với những nét tính cách lí tưởng
hóa, mà được miêu tả chân thực, bụi bặm, gần gũi với cuộc sống. Trần Thùy
Mai đã phơi bày ra hết, không giấu diếm, không e dè, từ những hành động nhỏ nhặt
nhất cho đến những tình cảm, tâm lý rất thực. Ví dụ, dáng người gầy co ro của cô
Hạnh, hành động lấy nón che cho tô bún,…Thầy Phương thì kén ăn, sợ bẩn, nhưng
đến khi lấy Thắm và có con thì lại thay đổi 180 độ, hình ảnh thầy Phương đang cặm

cụi giặt quần áo cho cả nhà quả thật đối với cô Hạnh là một “cú sốc” rất lớn, vị
“thánh sống” mà cô “thờ phụng” bấy lâu nay hoàn toàn sụp đổ…. Hay đến đoạn gần
cuối tác phẩm, nhà văn đã cho độc giả thấy một nhân vật Hạnh khác xưa, không còn
nhu mì nữa. Hạnh mạnh mẽ, quyết liệt chống lại ý muốn của Phương, giờ đây
Phương đã không còn là vị “thánh sống” mà cô tôn thờ và khi Phương nặng lời xúc
phạm đến niềm tin tâm linh của mình, Hạnh đã dùng hành động thay lời nói “thình
lình vớ lấy cả khay ấm chén trước mặt, ném vào người chồng cũ”. Tâm lý nhân vật
được tác giả thể hiện xuất sắc mặc dù không trải qua những chặng đường với những
chuỗi sự kiện dài như những tác phẩm trước đây. Đó cũng là một nét đổi mới và một
sự thành công của Trần Thùy Mai.

23


Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong những hoàn cảnh cụ thể để thông qua
đó khắc họa những nét tính cách rất riêng, tạo nên dấu ấn sâu sắc cho người
đọc. Để khắc họa thành công hình tượng người vợ đau khổ, Trần Thùy Mai đã đặt
nhân vật thầy Phương bên cạnh nhân vật cô Hạnh. Nhân vật thầy Phương luôn sóng
đôi, làm nền để làm toát lên được phẩm chất, suy nghĩ, tình cảm của cô Hạnh và làm
nổi bật lên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Ở nhân vật thầy Phương, nhà văn không
đi sâu vào miêu tả nội tâm mà chỉ để cho nhân vật xuất hiện rồi lại lắng xuống. Hai
nhân vật, hai con người khác nhau lại bổ sung, để đẩy nhân vật đi tới những cao trào
của cảm xúc khiến ta không thể ngờ tới, mỗi tình tiết là một sự thành công của tác
giả. Thông qua nhân vật thầy Phương và cô Hạnh ta thấy có những nét giống như đã
bắt gặp đâu đó ngoài đời.
Tóm lại có thể thấy, với một ngòi bút giàu nội lực, với những trải nghiệm
tinh tế của một tâm hồn phụ nữ Huế nhạy cảm, Trần Thùy Mai đã xây dựng
nhân vật đầy sực sống, chân thực với cuộc sống đời thường, xoay quanh mỗi
nhân vật là những câu chuyện thế sự đời tư, là những lát cắt chân thực của cuộc
sống từ tâm lý đến suy nghĩ, hành động ta có thể bắt gặp ngay cả chính mình ở

đó.
2.2.2.2. Nghệ thuật trần thuật.
Nếu trước năm 1975, văn xuôi thường tác động đến người đọc bằng chân lý có
sẵn , nhà văn được coi là người thầy thông thái biết trước tất cả luôn đúng. Điểm
nhìn trần thuật dường như chỉ có một và do người “phán truyền chân lý” (ở đây là
nhà văn) tạo nên. Đồng thời quan hệ giữa nhà văn và người đọc cũng chỉ là quan hệ
độc thoại, một chiều. Tất cả điều đó làm cho tác phẩm chỉ nằm trong một ý nghĩa
nhất định, đã được xác định từ trước. Thì sau năm 1975, văn xuôi đã có những đổi
mới đáng kể ở nghệ thuật nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng, đặc biệt
là ở truyện ngắn. Trần Thùy Mai cũng nằm trong lớp nhà văn đổi mới theo
24


dòng chảy ấy. Cụ thể, với Trăng nơi đáy giếng, nữ nhà văn đã đưa ra nhiều quan
điểm, chính kiến khác nhau để từ đó người đọc tự khám phá, hiểu theo cách
riêng của mình. Chẳng hạn việc tác giả thể hiện rằng không phải bao giờ hi sinh
cũng được đáp trả bằng hạnh phúc, sống thiện sống tốt không phải lúc nào cũng có
kết quả tốt, cuộc sống đôi khi rất phũ phàng…và người phụ nữ chính là người chịu
nhiều bất hạnh nhất thông qua nhân vật Hạnh. Hay cái nhìn cụ thể hơn khi nhà văn
đưa ra quan niệm, chính kiến của mình về những con người trong xã hội hiện đại
không phải ai cũng tốt đẹp, con người luôn nhiều mặt, đố kị ghen ghét lẫn nhau là
chuyện phổ biến, đó là qua câu chuyện về chức Hiệu trưởng của thầy Phương trong
nhiệm kì tới …Cũng qua cái kết của truyện, một cái kết còn bỏ ngõ gợi suy nghĩ cho
người đọc, đồng thời là cái kết khá lạ, nhân vật nữ chính lại đặt tất cả hi vọng, hạnh
phúc của mình vào niềm tin với người chồng cõi âm – Một điều kì lạ, thật khó mà
hiểu được cô Hạnh đang nghĩ gì. Nhưng đây là cách Trần Thùy Mai để người đọc
tự tiếp nhận lấy, suy nghĩ lấy, mỗi người đọc sẽ có mỗi quan điểm khác nhau từ điểm
nhìn trần thuật của tác giả. Đó có thể là hồi chuông cảnh tỉnh con người hãy sống
thực, phải biết đối mặt với hiện tại, không nên vịn vào điều mê tín mà đánh mất
những điều phía trước. Nhưng cũng có thể, độc giả khác lại cảm thông, chia sẻ với

cảnh ngộ của nhân vật nữ khi người ta đã đánh mất niềm tin nơi trần thế không còn
cách nào khác buộc con người ta phải tìm về cõi âm, để mà tiếp tục sống…
Đó là về diểm nhìn trần thuật và các quan niệm, chính kiến của nhà văn đưa ra
qua câu chuyện. Còn nghệ thuật trần thuật lại gây sự chú ý khi mở đầu truyện
thật bất ngờ độc đáo, đồng thời sử dụng sự đan xen ngôi trần thuật một cách
linh hoạt nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho độc giả.
Truyện mở đầu bằng lời van xin của thầy Phương với cô Hạnh ,“Tôi xin mình,
mình dẹp giùm tôi mấy cái bàn thờ này đi. Chuyện mê tín dị đoan, đâu hay ho gì”.
Sau đó, truyện được kể lại qua hai ngôi trần thuật đan xen nhau. Một là, trần thuật ở
25


×