Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn huyện yên khánh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 111 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Đào


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo học tập và nghiên cứu tại trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng và phòng đào
tạo sau đại học, tôi chọn nghiên cứu đề tài tốt nghiệp: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn huyện Yên
Khánh - Ninh Bình”.
Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong trƣờng, lãnh đạo chính quyền và nhân
dân địa phƣơng nơi thực tập và bạn bè, ngƣời thân.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hải Ninh,
giảng viên bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại
học Lâm nghiệp, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi


trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng chân thành
cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong trƣờng đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Có đƣợc kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp
đỡ của UBND huyện Yên Khánh, cán bộ công nhân viên huyện, và ngƣời dân
địa phƣơng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với thực tế, thu
thập số liệu trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân
thành cảm ơn tới họ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, ngƣời thân,
bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Đào


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT LÚA ...................... 4

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về sản xuất lúa gạo............................................................ 5
1.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .......................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 17
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới .............................. 17
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam .............................. 19
1.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................ 20
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh .. 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
2.1.2. Đặc điểm về Kinh tế- Xã hội ................................................................ 29
2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu những năm gần đây ............... 34
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa của huyện Yên
Khánh .............................................................................................................. 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 36


iv

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu và số liệu ............................................... 36
2.2.3. Phƣơng pháp t ng hợp và phân tích số liệu .......................................... 38
2.2.4. Phân tích SWOT ................................................................................... 39
2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 39
2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 39
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 42
3.1. Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện Yên Khánh .......................... 42
3.1.1. Vị trí của cây lúa trong diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện . 42
3.1.2. Thực trạng về diện tích gieo, năng suất và sản lƣợng lúa của huyện ... 42

3.1.3. Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyện ...................................... 45
3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo của các hộ gia đình trên địa bàn
huyện Yên Khánh ............................................................................................ 47
3.2.1. Những thông tin cơ bản về các HGĐ điều tra ....................................... 47
3.2.2. Chi phí trong sản xuất lúa của các HGĐ điều tra ................................. 49
3.2.3. Kết quả sản xuất lúa giữa các vùng sản xuất ........................................ 55
3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế theo điều kiện kinh tế hộ ............................... 60
3.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các vùng sản xuất .................................. 63
3.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa............................................... 66
3.2.7. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của huyện Yên Khánh ...................................... 73
3.3. Các giải pháp nh m nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của các
HGĐ trên địa bàn huyện Yên Khánh .............................................................. 75
3.3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa ....................................... 75
3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện .. 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVTV

Nghĩa đầy đủ
Bảo vệ thực vật

CC


Cơ cấu

CD

Cobb-douglas

CPTG

Chi phí trung gian

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

T chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GO

Giá trị sản xuất

GT

Giá trị

GTGT

Giá trị gia tăng


GTSX

Giá trị sản xuất

HGĐ

Hộ gia đình

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian



Lao động

LĐGĐ

Lao động gia đình

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN&PTNT
QĐ- TTg

SL

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Quyết định của thủ tƣớng
Số lƣợng

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

VA

Giá trị gia tăng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1.1
1.2
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Tên bảng
Trang
Tình hình sản xuất lúa gạo theo vùng lãnh th trên thế giới
18
2012-2014
Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nƣớc Châu Á năm 2014 19
Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Khánh
26
Tình hình dân số và đời sống dân cƣ huyện Yên Khánh
30
Tình hình lao động phân theo cơ cấu ngành nghề của huyện
31

Yên Khánh
Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội cơ bản của huyện Yên Khánh
35
Đối tƣợng và mẫu điều tra hộ sản xuất lúa
37
Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa huyện Yên Khánh
43
Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa huyện Yên Khánh phân
44
theo vụ
Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa Bắc Thơm số 7 huyện
45
Yên Khánh
Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ
47
điều tra
Kết quả sản xuất nông nghiệp các hộ
48
Kết quả sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 theo nhóm hộ điều tra ở vụ
50
Xuân
Kết quả sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 chia theo nhóm hộ ở vụ Mùa 54
Kết quả sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 theo vùng sản xuất ở vụ
56
Xuân
Kết quả sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 theo vùng sản xuất ở vụ Mùa 59
Kết quả và hiệu quả kinh tế lúa Bắc Thơm số 7 theo điều kiện
61
kinh tế ở vụ Xuân
Kết quả và hiệu quả kinh tế lúa Bắc Thơm số 7 theo điều kiện

62
kinh tế ở vụ Mùa
Kết quả và hiệu quả kinh tế lúa Bắc Thơm số 7 giữa các vùng
63
ở vụ Xuân
Kết quả và hiệu quả kinh tế lúa Bắc Thơm số 7 giữa các vùng
64
ở vụ Mùa


vii

Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế sản
3.14
3.15
3.16
3.18
3.19

xuất lúa của hộ nông dân năm 2015
Giả thuyết và kỳ vọng của các biến độc lập
Kết quả phân tích hồi quy mô hình (*)
Kết quả phân tích hồi quy mô hình (**)
Phân tích SWOT về việc nâng cao hiệu quả kinh tế

65
68
69
71
74



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1

Biểu đồ cơ cấu kinh tế ngành

29

3.1

Sơ đồ tiêu thụ lúa của nông hộ huyện Yên Khánh

46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hiện nay

lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần lớn t ng lao động của đất
nƣớc, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu
lƣơng thực thế giới và an ninh lƣơng thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập
cho dân cƣ, đặc biệt là lao động nông thôn.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nhƣ hiện nay trên địa bàn
cả nƣớc đã hình thành nhiều khu công nghiệp với quy mô khác nhau, Nhà
nƣớc đã có những kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ cho việc đƣa những tiến bộ của nhân
loại vào sản xuất nh m tăng năng suất lao động. Việc thu hồi đất diễn ra ở
khắp các vùng miền của T quốc, diện tích canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp
tác động không nhỏ đến đời sống của ngƣời dân và việc đảm bảo an toàn
lƣơng thực của quốc gia.
Yên Khánh là một huyện đồng b ng đƣợc phù sa bồi đắp của sông Đáy
n m ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình và n m trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, với địa hình b ng phẳng rất thuận lợi cho việc trồng cấy các cây
lƣơng thực ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, khoai…, trong đó cây lúa là cây chủ đạo
của huyện với diện tích gieo trồng khoảng 7.400 ha, chủ yếu sản xuất ở các
hộ gia đình. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển tiên tiến của khoa
học và công nghệ các hộ nông dân đã tích cực áp dụng vào thâm canh tăng
năng suất, chất lƣợng cao. Nhờ vậy, năng suất lúa vẫn n định trong khi diện
tích canh tác lúa giảm. Trong quá trình canh tác kỹ thuật giữa các hộ là khác
nhau, vẫn còn những hộ nông dân sản xuất còn kém hiệu quả do đầu tƣ, kỹ
thuật chăm sóc …Vì vậy, cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện về các yếu


2

tố ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lúa của địa phƣơng.
Chính vì điều đó, em thực hiện đề tài:"Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh Bình"

làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa,
từ đó đề xuất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa góp
phần nâng cao giá trị thu nhập của ngƣời dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sản xuất
nông nghiệp và sản xuất lúa.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
Bắc Thơm số 7 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh
Bình
- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
kinh tế trong sản xuất giống lúa Bắc Thơm số 7 của các hộ nông dân trên địa
bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
Bắc Thơm số 7 góp phần nâng cao giá trị thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn
huyện Yên Khánh- Ninh Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất và hiệu quả kinh
tế trong sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 trên địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh
Bình.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, cho nên đề tài tập trung nghiên
cứu về thực trạng sản xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất lúa Bắc Thơm số 7 của hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh
Bình.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2013
-2015, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập, điều tra từ tháng 5 – 7 năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp và sản xuất lúa.
- Thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa Bắc Thơm
số 7 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Khánh - Ninh Bình.
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa Bắc
Thơm số 7 của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
của hộ nông dân góp phần nâng cao giá trị thu nhập của ngƣời dân huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất nông nghiệp và sản xuất lúa.
Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT LÚA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Hộ nông dân là hình thức t chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngƣ nghiệp, bao gồm một nhóm ngƣời có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các
hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục tiêu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của
các thành viên trong hộ [6].
Hộ nông dân là một trong các hình thức t chức sản xuất kinh doanh
nông lâm ngƣ nghiệp, lấy sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp là hoạt động chính.
Hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện nay, ở
Việt Nam hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp,
nông thôn [6].
Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tƣ liệu
sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình để sản xuất và thƣờng là n m trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng
chủ yếu đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng có xu
hƣớng hoạt động với mức độ hoàn hảo chƣa cao [6].
Lúa là một trong ba cây lƣơng thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa
gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dƣỡng nhƣ các cây lƣơng thực
khác, ngoài ra còn có các vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
Gạo là một sản phẩm lƣơng thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thƣờng có màu
trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dƣỡng. Hạt gạo chính là nhân
của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay đƣợc gọi là gạo
lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng.
Gạo là lƣơng thực ph biển của gần một nửa dân số thế giới.


5


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cƣờng lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con ngƣời, có nghĩa là nâng cao chất lƣợng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con ngƣời ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [4].
1.1.2.

s l lu n v sản xuất lúa gạo

1.1.2.1. Một số đặc điểm của cây lúa
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có
thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trƣởng (sinh trƣởng dinh
dƣỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.
- Giai đoạn tăng trƣởng
Giai đoạn tăng trƣởng bắt đầu khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và
ra nhiều chồi mới. Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn chứa một lƣợng nƣớc nhất
định từ 12- 14% trọng lƣợng khô. Khi ngâm trong nƣớc, hạt hút nƣớc và
trƣơng lên, ẩm độ trong hạt gia tăng đến 25% thì có thể nảy mầm đƣợc. Hàm
lƣợng nƣớc trong hạt thích hợp cho quá trình nảy mầm biến thiên từ 30-40%
tùy điều kiện nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp cho hạt lúa nảy mầm từ 27-37. Sau
khi nảy mầm cây ra lá ngày càng nhiều và kích thƣớc lá ngày càng lớn giúp
cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dƣỡng, gia
tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đủ
dinh dƣỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi
có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong rƣơng mạ gọi là chồi ngạnh trê. Sau khi cấy
cây mạ mất một thời gian để hồi phục, bén rễ rồi nở bụi rất nhanh, cùng với

sự gia tăng chiều cao, kích thƣớc lá đạt tới khi đạt số chồi tối đa thì không


6

tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần, số chồi giảm xuống. Thời điểm có
chồi tối đa có thể đạt trƣớc, cùng lúc hay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng
tùy theo giống lúa [3].
Thời gian sinh trƣởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhu chủ yếu là
do giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn. Thƣờng các giống lúa ngắn ngày
có giai đoạn tăng trƣởng ngắn và thời điểm phân hóa đòng có thể xảy ra trƣớc
hoặc ngay khi cây lúa đạt đƣợc chồi tối đa. Ngƣợc lại các giống lúa đạt đƣợc
chồi tối đa. Ngƣợc lại các giống lúa dài ngày thƣờng đạt đƣợc chồi tối đa
trƣớc khi phân hóa đòng. Đặc biệt các giống lúa mùa quang cảnh mạnh, nếu
gieo cấy sớm, thì sau khi đạt chồi tối đa, cây lúa tăng trƣởng chậm lại và chờ
tới khi quang kỳ thích hợp mới phân hóa đòng để tr bông. Thời gian này cây
lúa sống chậm, không sinh sản gì thêm gọi là thời kỳ ngƣng tăng trƣởng, có
khi rất dài. Do đó, đối với các giống lúa quang cảm mạnh, cần bố trí thời vụ
gieo cấy căn cứ vào ngày tr hàng năm của giống, làm thế nào để thời kỳ
ngƣng tăng trƣởng này càng ngắn càng tốt, nhƣng phải đảm bảo thời gian từ
cấy đến phân hóa đòng ít nhất là 2 tháng, để cây lúa có đủ thời gian nở bụi,
bảo đảm đủ sống trên đơn vị diện tích sau này [3].
- Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng cho đến khi lúa tr
bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27- 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống
lúa dài ngày hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi
vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên
cùng. Đồng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát
khỏi ra bẹ của lá cờ: lúa tr bông. Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh
dƣỡng, mực nƣớc thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận

lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt đƣợc kích thƣớc lớn
nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lƣợng hạt sau nảy mầm [3].


7

- Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc cây lúa tr bông đến lúc thu hoạch. Giai
đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng
nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nƣớc, thiếu lân thừa đạm, trời
mƣa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và
ngƣợc lại. Giai đoạn này, cây lúa trải qua các giai đoạn sau:
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là
do quang hợp ở giai đoạn sau khi tr . Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình
trạng sinh trƣởng phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn cây lúa tr trở
đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thƣớc và
trọng lƣợng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống. Hạt
gạo chứa dịch lỏng màu trắng đục nhƣ sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu
vẫn còn xanh.
Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót
bông, lan dần xuống các hạt ở phần c bông nên đƣợc gọi là lúa đỏ đuôi, lá
già rụi dần.
Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20%
hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi trƣờng, lá xanh chuyển vàng và rụi dần thời
điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu hoặc đặc trƣng
của giống [3].
1.1.2.2. ai tr sản xu t


a gạo

- Giá trị dinh dƣỡng của lúa gạo
Gạo là thức ăn giàu dinh dƣỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh
bột và protein hơi thấp, nhƣng năng lƣợng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất
béo hơn. Ngoài ra, nếu tính trên một đơn vị hecsta, gạo cung cấp nhiều calo
hơn lúa mì do năng suất gạo cao hơn nhiều so với lúa mì.


8

Giả sử một ngƣời trung bình cần 3.200 calo mỗi ngày thì một hecsta lúa
có thể nuôi 2.255 ngƣời/ngày hoặc 5,63 ngƣời/năm, trong khi lúa mì chỉ nuôi
đƣợc 3,67 ngƣời/năm, bắp 5,3 ngƣời/năm. Hơn nữa, trong gạo lại có nhiều
axit amin, thiết yếu nhƣ Lysine, Threonine, Methionine, Tryptophan....hơn
hẳn lúa mì.
Trong hạt gạo, hàm lƣợng dinh dƣỡng tập trung ở các lớp ngoài và
giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu các chất
đƣờng bột. Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lƣợng
khô là thành phần rất b dƣỡng của lúa, chứa nhiều protein, chất béo khoáng
chất và vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Tấm gồm có mầm gạo lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là thành phần rất
b dƣỡng của lúa, chứa nhiều protein, chất béo, đƣờng, khoáng chất và vitamin.
- Giá trị sử dụng
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến, nhiều loại bánh, làm môi
trƣờng để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,... Gạo còn để cất rƣợu, cồn...
Ngƣời ta không thể kể hết công dụng của nó.
Cám hay dùng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều
protein, chất béo, chất khoáng, vitamin nhất là vitamin nhóm B, nên đƣợc

dùng làm bột dinh dƣỡng trẻ em và điều trị ngƣời bị phù thũng. Cám là thành
phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn...
Trấu ngoài có công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm
ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo cacsbon và silic...
- Giá trị thƣơng mại
Trên thị trƣờng thế giới, gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lƣợng cao
hơn rất nhiều so với hạt cốc khác đối với một số quốc gia nhƣ Việt Nam, Thái
Lan. Về số lƣợng Việt Nam là nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, đóng
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đƣợc sự quan tâm của Đảng


9

và nhà nƣớc từ năm 1989 kim ngạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta đã không
ngừng tăng, từ một nƣớc hàng năm nhập lƣơng thực khoảng 1 triệu tấn thành
nƣớc xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm [3].
1.1.2.3. Nh ng y u tố ảnh h

ng đ n hi u quả kinh t sản xu t

a

- Điều ki n tự nhiên
Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái có ảnh
hƣởng lớn nhất và thƣờng xuyên nhất tới quá trình sinh trƣởng và phát triển
của cây lúa. Cây lúa có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nƣớc ta
thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển. Trên đồng ruộng cây lúa chịu
ảnh hƣởng t ng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố nhiệt độ chịu
ảnh hƣởng rõ rệt nhất. Các yếu tố khác nhƣ ánh sáng, nƣớc cũng ảnh hƣởng rất
lớn tới quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Năm nào điều kiện khí

hậu thuận lợi thì năm ấy cây lúa cho năng suất cao và ngƣợc lại. Vì vậy, có thể
nói yếu tố thời tiết khí hậu mang tính chất quyết định đến năng suất lúa.
- Nhóm bi n pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con ngƣời vào cây trồng
nhƣ chọn giống, kỹ thuật canh tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…
+ Giống lúa: Là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây lúa. Mỗi giống lúa có năng suất nhất định và cho năng suất
cao khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chúng. Tuy nhiên, mỗi giống chỉ phù
hợp với từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa
chọn giống phù hợp và cho năng suất cao đối với từng địa phƣơng là hết sức
quan trọng và cần thiết.
+ Kỹ thuật chăm sóc: Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình sản
xuất nếu muốn lúa đạt năng suất cao. Trong quá trình chăm sóc phải cung cấp
đầy đủ nhu cầu dinh dƣỡng cho cây trồng, có nhƣ vậy mới đem lại đƣợc năng
suất mong muốn.


10

+ Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm
giảm năng suất lúa. Ở cây lúa tình hình sâu bệnh rất phức tạp, với những
giống lúa thƣờng xuyên xuất hiện những loại sâu bệnh khác nhau. Trong quá
trình sản xuất cần quan tâm tới đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại bệnh
từ đó có biện pháp tiêu diệt ngay khi chúng mới xuất hiện. Phòng chống sâu
bệnh kịp thời, hữu hiệu sẽ giúp cho cây sinh trƣởng tốt hơn đem lại năng suất
và chất lƣợng lúa tốt hơn.
- Nhóm các nhân tố kinh t - xã hội
- Cơ s hạ tầng – kinh t kỹ thuật
+ Trình độ năng lực của chủ hộ: Nó có tác dụng quyết định trực tiếp t
chức và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Điều này thể hiện qua khả năng và trình

độ trang bị vật chất kỹ thuật.
+ Quy mô sản xuất: Các nông hộ khác nhau có diện tích đất canh tác
khác nhau. Diện tích càng lớn thì mọi công việc nhƣ t chức, chăm sóc, thu
hoạch, chi phí cũng đƣợc tiết kiệm hơn. Do vậy, quy mô sản xuất có ảnh
hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
+ Thị trƣờng: Đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
lúa. Trên thực tế do bản chất của ngƣời nông dân vốn thực dụng do đó nếu vụ
trƣớc đƣợc mùa thì lập tức vụ sau ngƣời nông dân sẽ đầu tƣ vào nhiều hơn. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là khi có sản lƣợng cao cần mở rộng thị trƣờng tiêu thụ làm
sao cho sản xuất n định và phát triển để ngƣời sản xuất đảm bảo chi phí cho
quá trình sản xuất.
- Chủ tr ơng, chính sách của Đảng và Nhà n ớc
Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là nhân tố có ảnh hƣởng
rộng khắp và lâu dài đến toàn bộ sự phát triển của việc sản xuất lúa. Ở nƣớc
ta, các chính sách lớn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản
xuất lúa bao gồm:


11

+ Chính sách giao ruộng đất cho các hộ gia đình nông dân sử dụng n
định lâu dài, với các quyền chuyển nhƣợng, chuyển đ i, thừa kế, thế chấp,
cho thuê theo quy định của Pháp luật.
+ Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với ngành nông nghiệp và nông
thôn, trong đó Nhà nƣớc đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy
mạnh phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật, tăng cƣờng
cung cấp tín dụng đến hộ nông dân.
+ Hỗ trợ ngân sách cho các địa phƣơng trồng lúa, bỏ thuế đất nông
nghiệp trong trồng lúa, chính sách về khuyến công, khuyến nông.
+ Chính sách xuất khẩu với xu hƣớng chung khuyến khích sản xuất các

loại hàng hóa trong đó có lúa gạo.
1.1.3.

s l lu n v hiệu quả kinh tế

1.1.3.2. Quan điểm và bản ch t của hi u quả kinh t
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đƣa ra
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm thứ nhất: Trƣớc đây, ngƣời ta coi hiệu quả kinh tế là kết
quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế. Ngày nay quan điểm này không còn
phù hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả sản xuất nhƣng hai mức chi phí khác
nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế đạt đƣợc xác định b ng nhịp độ
tăng trƣởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các
nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhƣng chi phí hoặc nguồn lực đƣợc sử
dụng tăng nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với
năm trƣớc, yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hƣởng
cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chƣa đƣợc thỏa đáng.
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ hữu ích của sản phẩm
đƣợc sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị.


12

+ Quan điểm thứ tƣ: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lƣợng kết quả
hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng
thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Nhƣ vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lƣợng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tếxã hội. Ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả kinh

tế cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và mục đích yêu cầu
của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên mọi quan điểm về hiệu quả kinh tế đều
toát lên nét chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn nhân lực để sản xuất ra khối
lƣợng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế một cách bao quát:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực, trình
độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nh m thực hiện mục tiêu
kinh doanh [10].
* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lƣợng của các hoạt động kinh tế. Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi
phí các nguồn lực. Đó là hai mặt của vấn đề đánh gia hiệu quả. Nói cách
khác, bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội, hai mặt này có mối liên hệ mật thiết gắn liền với
hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao
động và quy luật tiết kiệm nguồn tài nguyên .
Hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và yếu tố
đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh
việc xác định yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có một vấn đề sau:


13

+ Đối với các yếu tố đầu vào
 Các tƣ liệu tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất không đồng đều
trong nhiều năm, có các loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa nên việc khấu hao và phân bố chi phí để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả
chỉ có tính chất tƣơng đối.
 Sự biến đ i giá cả thị trƣờng gây trở ngại cho việc xác định chi phí

bao gồm cả chi phí biến đ i và chi phí khấu hao tài sản cố định.
 Một số yếu tố đầu vào quan trọng cần phải hoạch toán nhƣng thực tế
không thể tính toán đƣợc cụ thể: Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin
giáo dục, tuyên truyền khuyến cáo…
 Các yếu tố tự nhiên kể cả thuận lợi khó khăn cũng có tác động quan
trọng tới quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tác động của các nhân tố này vẫn
chƣa có phƣơng pháp xác định chuẩn xác.
+ Đối với các yếu tố đầu ra
 Kết quả đạt đƣợc về mặt vật chất có thể lƣợng hoá đƣợc để so sánh,
nhƣng cũng có yếu tố không thể lƣợng hoá đƣợc nhƣ vấn đề bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, tái sản xuất kỹ thuật của doanh nghiệp, khả năng cạnh
tranh…
Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của
xã hội. Việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế không những để đánh giá mà còn là
cơ sở để tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn. Có
nghĩa là so sánh giữa hai kỳ chất lƣợng kết quả, chi phí (mỗi loại cây con/một
vụ/diện tích…) nhƣng vẫn chƣa đầy đủ bởi vì trong thực tiễn kết quả sản xuất
đạt đƣợc luôn là hiệu quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí b sung mà ở
mức chi phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả kinh tế của chi phí b sung cũng sẽ
khác nhau.


14

Tóm lại, các quan điểm về hiệu quả kinh tế cuối cùng đều có chung
một quan điểm đó là sự so sánh giữa:
+ Toàn bộ yếu tố đầu vào và toàn bộ yếu tố đầu ra.
+ Phần tăng thêm tuyệt đối (hoặc tƣơng đối) của yếu tố đầu ra.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác
các yếu tố đầu tƣ, các nguồn lực tự nhiên và các phƣơng thức quản lý. Nó

đƣợc thể hiện b ng các hệ thống chỉ tiêu thống kê, nh m các mục tiêu cụ thể
của chính sách phù hợp với yêu cầu xã hội. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu
nhƣng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt
động kinh tế.
Một phƣơng án, một giải pháp hiệu quả kinh tế cao là phải đạt tƣơng
quan tƣơng đối tối ƣu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tƣ. Việc xác định
hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa hai đại lƣợng trên
và thấy đƣợc tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hoá kết quả và tối thiểu
hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn nhất định.
1.1.1.2. Hi u quả kinh t và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế
khác.
Hiệu quả kinh tế đƣợc biểu hiện ở mức độ đặc trƣng quan hệ so sánh
giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật
quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phƣơng án đạt đƣợc tƣơng quan tối ƣu
giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tƣ.
Từ khái niệm chung đó, cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chƣa đƣợc thống nhất. Tuy
nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho r ng tiêu chuẩn cơ bản và t ng quát khi
đánh giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn


15

nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên
suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
b ng định lƣợng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ
phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng
khác nhau.

Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa
dạng, thay đ i theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp
dụng vào sản xuất. Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế là khả năng thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội b ng
của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trƣờng còn đòi hỏi yếu tố
chất lƣợng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh
nghiệp hoặc các t chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải
là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao bỏ ra .
Đối với cây lúa tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên
góc độ hoạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời
tính toán đƣợc đầu ra.Từ đó, xác định mối tƣơng quan giữa kết quả đầu vào
và kết quả đạt đƣợc, đó chính là lợi nhuận.
1.1.3.3. Phân oại hi u quả kinh t
Mọi hoạt động sản xuất của con ngƣời và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt đƣợc về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
ngƣời. Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trƣờng mà ngành kinh tế khác không
thể có đƣợc. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhƣng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hƣởng xấu


16

đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Ba phạm trù này tuy

khác nhau về nội dung nhƣng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó
đƣợc đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm
rõ phạm trù hiệu quả kinh tế, có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất
định từ đó thấy rõ đƣợc nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tƣợng các hoạt động kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ
trong từng ngành lớn có lúc phải phân b hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh th là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện, từng xã,…
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và coi lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà nhà nƣớc sẽ có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phƣơng hƣớng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:


17

- Hi u quả sử dụng vốn: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung
gian.
- Hi u quả sử dụng ao động: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày công
lao động.

- Hi u quả sử dụng đ t đai: Hiệu quả phản ánh sản xuất trên 1 đơn vị
diện tích.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Chỉ tiêu hi u quả phản ánh sản xu t trên 1 đơn vị di n tích:
GO/ha: Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác.
VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha canh tác.
MI/ha: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ha canh tác.
+ Chỉ tiêu hi u quả vốn: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung
gian.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian.
VA/IC: Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian.
+ Chỉ tiêu hiêu hi u quả ao động: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày
công lao động.
GO/L: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động.
VA/L: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động.
MI/L: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. T nh h nh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế gi i
Lúa gạo là một loại lƣơng thực quan trọng đối với 3,5 tỷ ngƣời, chiếm
50% dân số thế giới. Theo thống kê của FAO năm 2011, tình hình xuất nhập
khẩu gạo trên thế giới nhƣ sau: Nhập khẩu 33,53 triệu tấn có giá trị 22,79 tỷ
USD, xuất khẩu 36,26 triệu tấn có giá trị 23,19 tỷ USD.


×