Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Counting Down to Kindergarten: Một tuyển tập rất hữu ích cho gia đình các học sinh Mẫu Giáo 0 và Mẫu Giáo 1 trong Trường Công Lập Boston.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.33 KB, 24 trang )

A

A

B

b

C

c

D

D

Counting Down to
Kindergarten:
Một tuyển tập rất hữu ích cho gia đình các
học sinh Mẫu Giáo 0 và Mẫu Giáo 1 trong
Trường Công Lập Boston.

E

E

Ff

GG

Hh



Produced by the Department of Early Childhood in the Boston Public Schools and Countdown to Kindergarten.
Countdown to Kindergarten is sponsored by Mayor Martin J. Walsh, the Boston School Committee,
the Boston Public Schools and our community partners.


BOSTON PUBLIC SCHOOLS

Kính thưa Quý Gia Đình,
Chào mừng gia đình quý vị đến với Trường Công Lập Boston! Phòng Giáo Dục Ấu Nhi (The Department of
Early Childhood) chờ đợi được bắt đầu hành trình giáo dục này cùng với quý vị. Chúng tôi rất phấn khởi được
cộng tác với quý vị để mang đến cho con em của quý vị hướng tới một cuộc sống là người có học vấn và công
dân thành công.
Tập hướng dẫn này sẽ giới thiệu với quý vị về các lớp mẫu giáo (kindergarten) dành cho các cháu 3 và 4 tuổi,
bao gồm tình trạng của chương trình được áp dụng: Mở ra thế giới học (Opening the World of Learning-OWL)
và Các yếu tố cơ bản (Building Blocks-BB). Chúng tôi thực hiện theo như chương trình này nhằm mang đến
cho con em của quý vị kinh nghiệm học tập phong phú nhất dựa theo việc nghiên cứu làm sao để các trẻ được
học hỏi tốt nhất. Chúng tôi cũng hiện đang soạn một chương trình học mới cho các cháu 5 tuổi để con em của
quý vị có được một kinh nghiệm học vấn không bị gián đoạn nhằm cung cấp nền móng về học vấn và tình cảm
xã hội cần thiết để bảo đảm thành công qua các năm học ở trường và sau đó.
Chúng tôi mong muốn được nghe ý kiến của quý vị qua kinh nghiệm của quý vị đối với chương trình Giáo Dục
Ấu Nhi của Trường Công Lập Boston. Xin quý vị hãy liên lạc với chúng tôi qua điện thoại số 617-635-6768
hoặc e-mail: Quý vị cũng hãy lấy cơ hội này qua nhiều nguồn tham khảo được liệt
kê ở cuối của tập hướng dẫn này, bao gồm Phòng Đặc Trách Mẫu Giáo (Countdown to Kindergarten), là nơi
có thể giúp đỡ quý vị trong việc chuyển tiếp quan trọng này. Xin vui lòng gọi điện thoại cho Phòng Đặc Trách
Mẫu Giáo, điện thoại số 617-635-6816 hoặc xem trang web: www.countdowntokindergarten.org.
Kính chúc năm học sắp tới được mọi sự tốt đẹp.

Jason Sachs


Dr. Jason Sachs
Trưởng Phòng, Phòng Đặc Trách Giáo Dục Ấu Nhi

Sonia Gomez Banrey
Sonia Gomez Banrey
Director, Countdown to Kindergarten


Trẻ em bắt đầu học
ở nhà

Q

uý vị được tính! Tất cả những điều gì gia đình làm để
nuôi nấng và bảo vệ con em của họ đều mang lại hiệu
quả. Bất kể khi nào một đứa trẻ đi học,
phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình là những
người đầu tiên trong đời sống của đứa trẻ hiểu rõ họ là ai và
họ làm gì. Bởi tính hiếu kỳ, danh giá của gia đình và hiểu
rõ một cách chân thật về đứa trẻ, gia đình thiết lập một nền
tảng vững chắc trong việc học của đứa trẻ đến suốt đời.

Các trẻ em phát triển và
tăng trưởng khi cha mẹ của
các em, và các thành viên
khác trong gia đình nói
chuyện và chơi với các em.
Tất cả mọi người trong gia
đình là các thầy cô giáo đầu
tiên của các em. Qua việc

nói chuyện, kể chuyện và ca
hát với các em, các người
lớn giúp các trẻ em học
ngôn ngữ.

Các trẻ em thường phát triển ở trường khi các em biết được
nhiều chữ và có thể diễn tả các suy nghĩ và điều các em
cần. Dành thời gian nói chuyện và chơi với các em sẽ giúp
các em biết thêm các chữ mới, làm cho các em được cảm
thấy hài lòng về chính các em và giúp các em bắt đầu ham
muốn và sẵn sàng bắt đầu học.

1


Khi quý vị dành thời gian để nói chuyện với con em
của quý vị, quý vị biểu hiện cho các em thấy tình
thương của quý vị, sự quý hóa và lo lắng cho các
em. Sự quan tâm của quý vị không chỉ làm cho con
em của quý vị được vững tâm và vui thích nhưng
còn xây dựng cho các em cách mạnh mẽ tinh thần
tự trọng, một đặc tính mà các em dựa vào trong suốt
cuộc đời của các em.

Vui chơi giúp con em của quý vị học

C

ác hoạt động này không tốn tiền, không mất
năng lượng và không cần pin!

Có nhiều điều giúp quý vị giúp con em của quý vị
học để biết đọc dễ dàng, miễn phí, và vui thích. Có
thể quý vị làm nhiều điều đó nhưng quý vị không
biết mình đã làm. Mỗi ngày quý vị chỉ cần dành ra
20 phút sẽ mang lại kết quả rất to lớn.

NÓI CHUYỆN

Quý vị hãy nói chuyện với con em của mình thường xuyên và khuyến khích các em nói
chuyện với quý vị bằng cách lắng nghe cẩn thận những điều các em nói. Các em càng được
nghe nhiều chữ và nhiều câu, và các em càng được luyện tập bằng cách nói chuyện với quý
vị thì các em sẽ càng hiểu ngôn ngữ là gì. Hãy kể chuyện và vui cười.
Hoạt động: “Một lần đã xảy ra” Hãy kể chuyện về quý vị. Kể cho các em nghe về ông bà của
các em hoặc điều gì đó của quý vị lúc quý vị còn nhỏ. Khi các em nghe kể về những gì đã xảy ra
trong đời sống của quý vị, các em học được những chữ mới. Câu chuyện của quý
vị sẽ làm cho các em thích các câu chuyện và làm cho các em muốn học để biết
đọc! Hãy nói với các em kể cho quý vị nghe một câu chuyện.
Kể chuyện có một truyền thống lâu dài như là một phương tiện để truyền bá các
giá trị, niềm tin và tiểu sử của gia đình. Kể chuyện là phương tiện quan trọng mà
phụ huynh, các thành viên trong gia đình và các người chăm sóc các trẻ em có thể
giúp cho các em học ngôn ngữ và trở nên thành viên của cộng đồng.

2


VUI CHƠI

Hãy cho con em quý vị có nhiều thời gian vui chơi. Khi
con em quý vị nhớ lại các câu chuyện trong khi chơi với các
xe, các hình khối hoặc các đồ chơi khác, các em dùng trí

tưởng tượng, thực hành ngôn ngữ và vui chơi. Khi quý vị
cùng chơi với con của mình, đó là thời gian tốt cho cả quý
vị và con em của quý vị - hoặc cho cả gia đình - chia sẻ các
chữ và các ý tưởng.
Hãy lựa chọn chương
trình truyền hình và trò
chơi điện
tử. Giới hạn giờ xem
truyền hình và trò chơi
điện tử. Trong khi một
vài chương trình có tính
cách giáo dục, theo nghiên cứu cho biết trẻ em ít coi truyền
hình sẽ học tốt hơn ở trường, đồng thời khi trẻ em cứ ngồi
lâu trước máy truyền hình, các em sẽ thiếu luyện tập thể dục
và thiếu dùng trí tưởng tượng.

ĐI RA NGOÀI

Khi quý vị đi ra ngoài, sẽ có nhiều điều mới cần nói. Quý
vị nên nhớ rằng điều gì đối với quý vị là bình thường có
thể là điều mới lạ đối với các em. Ngay cả khi nói đến con
đường khác đi ra trạm xe buýt, một cửa tiệm tạp hóa hoặc là
tiệm giặt cũng là những điều mới lạ.

VẼ HOẶC VIẾT

Vẽ hoặc gạch nguệch ngoạc là những bước đầu của viết,
hoặc cùng vẽ và viết. Khi quý vị viết ra môt danh sách các
thứ cần mua sắm, hãy nói các em viết ra các thứ của em,
ngay cả chỉ là gạch nguệch ngoạc. Tờ giấy và bút màu là

những thứ em cần thiết để sáng tạo ra cuốn tập của em. Các
em thích viết nguệch ngoạc, vẽ hình và muốn được viết - tất
cả những điều này cho các em thời gian để phát triển các kỹ
năng và trí óc tưởng tượng của
các em.

Hoạt động: “Hát một
bài” Hãy cùng hát
với các em. Âm nhạc
thì phổ thông và tất cả
mọi người đều thích.
Âm nhạc thì êm dịu và
làm cho các em được
thoải mái. Âm nhạc là cách tốt
nhất để trẻ em nối kết các chữ
cho có ý nghĩa, bất kể nhạc phổ
thông hoặc bài hát trẻ em.

Hoạt động:
“Hãy yêu
cầu”
Cùng đi với
các em đến một nơi hoặc một
hoạt động các em ưa thích.
Quý vị có thể tham dự một tiệc
sinh nhật, đi nhà hàng, bay một
chuyến bay, bơi lội hoặc đi trượt.
Không cần phải đúng mùa. Nên
nhớ, đây chỉ là yêu cầu.


Hoạt động: “Tôi đoán”
Quý vị có thể chơi trò chơi này
bất cứ nơi đâu: trong xe, trên xe
buýt hoặc ở tiệm tạp hóa. Lấy
một chữ từ tên của con em quý
vị và nhìn chung quanh nếu quý
vị có thể tìm thấy vật gì có hình
dạng giống như chữ đó hoặc tìm
thấy chữ trên bảng hiệu. Có
thể tìm các chữ
M?” “S”, “T”,
“V”, “C”, “O”,
“E”, và “H”
là các chữ dễ
khác có thể bắt
đầu.

3


Hoạt động: “Viết một lá thư”
Nói con quý vị vẽ 1 bức hình.
Viết những điều em
nói về bức hình. Đọc
lại cho em nghe. Hãy
để cho em quyết định
gửi bức hình đó cho ai: bà
con, bạn bè, thầy cô giáo của
em. Bỏ bức thư đó vào phong
bì và đưa tận tay hoặc gửi đi.


ĐỌC

Hoạt động:
“Con hãy
nói cho Ba
Mẹ nghe”
Sau khi quý
vị kể một câu chuyện hoặc đọc
một cuốn sách cho con quý vị
nghe, hãy hỏi em điều gì đã
xảy ra. Khuyến khích em kể
lại cho quý vị nghe. Hãy để
em tự nhiên. Nếu em không
hiểu điều gì, đừng la rầy hoặc
chọc quê. Hãy kể thêm về câu
chuyện. Hãy để con em của
quý vị dùng trí tưởng tượng để
nhớ lại các câu chuyện khác.

Phụ huynh, các thành viên trong gia đình và các người
chăm sóc nên giới thiệu sách đến các trẻ sơ sinh và trẻ
em. Hãy chỉ vào các hình và nói về các hình như lời
giới thiệu việc đọc sách lâu dài. Các người lớn có thể
hướng dẫn các em mở sách nhẹ nhàng và giữ gìn sách
vở cẩn thận. Trẻ em theo gương các người lớn học tôn
trọng sách.

Đúng từ khởi đầu, phụ huynh, các thành viên trong gia
đình và các người chăm sóc cần cung cấp cho các em

các sách. Một cách giúp các em hiểu biết giá trị sách,
hãy để sách ở một chỗ đặc biệt mà các em có thể lấy
nhằm khuyến khích các em nhìn thấy sách. Khi có
người cho quà, hãy đề nghị bà con và bạn bè cho sách.
Không phải sách mới thì mới quý, có thể là sách của
anh chị lớn hoặc anh chị họ hoặc mua tại các nơi
bán đồ cũ.

Bên cạnh việc học hỏi giữ gìn sách cẩn thận, hầu hết
các trẻ em thích thú được quan tâm khi các em ngồi bên
cạnh một người lớn cùng đọc sách với các em.

Hoạt động: “Phát biểu” Sau
khi đọc xong một cuốn sách
nhiều lần, tạm ngưng và hãy
cho con quý vị nói một chút và
cùng đọc với quý vị. Chỉ vào
hình và dẫn giải.
Hoạt động: “Phần Ba Mẹ
thích nhất” Sau khi quý vị
đã đọc xong một cuốn sách,
hãy nói với con em của quý vị
phần nào của câu chuyện mà
quý vị thích nhất.

4


Hoạt động: “Các chữ đồng âm”
(Activity: “Rhyming Words”) các

sách đồng âm là niềm vui cho các
trẻ em. Đọc bất cứ cuốn sách nào
của Mother Goose hoặc Dr. Seuss.
Tạo thành các chữ đồng âm đơn
giản sau khi đọc các sách đồng âm
hay tự chơi trò chơi của mình bằng
cách nghĩ ra vần điệu đến các chữ
thông dụng. Ví dụ: “dime,” “time,”
“rhyme” hoặc “lime”. Làm một câu
mới cho một bài hát bằng cách thêm
vần điệu.

Thực hiện một cam kết đọc cho các trẻ em trên một
cơ sở hàng ngày. Bất cứ lúc nào trong ngày làm việc,
nhưng chỉ trước khi đi ngủ là một cách tốt đẹp để kết
thúc một ngày cùng với nhau. Nó có thể là 20 phút
quan trọng nhất trong một ngày.

Hoạt động: “Hãy Tìm Ra” (Activity:
“Let’s Find Out”) Ham muốn tìm
hiểu cùng với con của quý vị. Tìm
hiểu thêm một điều gì đó bằng cách
xem trong các sách - hoặc ở nhà hay
ở thư viện.

Tóm tắt chương trình giảng dạy
(Curriculum Summary)

M


ục tiêu của chương trình mẫu giáo 2 (K2) của Trường Công Lập Boston (BPS) là tạo
cho các trẻ em được thành công suốt đời như là các người đọc, các người viết, người suy
nghĩ, người học hỏi và các công dân ân cần. Chương trình giảng dạy được sử dụng trong các
lớp mẫu giáo 2 đáp ứng các Tiêu chuẩn Học tập của Tiểu bang Massachusetts (Massachusetts
Learning Standards) và các Tiêu chuẩn Cốt lõi
Chung mới (the new Common Core Standards).

5


Các học sinh mẫu giáo học tốt nhất khi các em tích cực tham gia vào việc thực hành các
kinh nghiệm qua đó các em hòa đồng với thế giới, nói chuyện với các người lớn và các trẻ
em khác, đặt câu hỏi và tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi của các em. Tập trung
vào chương trình giảng dạy mẫu giáo 2 kết hợp đọc, truyền thông, nghệ thuật, và STEM
(Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán). Ngoài ra, các trẻ em được học toán hàng ngày
qua một chương trình gọi là “TERC Investigations”.
Tập trung vào mẫu giáo 2 là gì? (What is
Focus on K2?)
Tập trung vào chương trình giảng dạy mẫu
giáo 2 kết hợp nghiên cứu mới nhất về giảng
dạy và học tập với sự quan tâm đến các tiêu
chuẩn cao cho sự thành tựu. Quan trọng
nhất, nó trân trọng giá trị của việc thấm
nhuần tình yêu học tập suốt đời trong các
công dân trẻ tuổi nhất của Boston. Điều này
như thế nào trong lớp học?
Học tập trong một lớp mẫu giáo 2 thì hoạt động, thích thú và vui vẻ! Trong việc
Tập trung ở một lớp mẫu giáo 2, quý vị sẽ thấy các trẻ em làm việc trong các
trung tâm học tập hầu như cả ngày. Các em có thể đọc, viết, nói, ca hát, xếp các khối, tiến
hành khoa học, kỹ thuật, hoặc nghiên cứu toán, hoặc tham gia các vai trò qua kịch. Các

giáo viên cùng tham gia với các trẻ em tại các trung tâm để tạo điều kiện học tập, giúp các
em phát triển khả năng suy nghĩ phê phán, và giải quyết các vấn đề. Họ cũng làm việc
với các nhóm nhỏ về các khả năng cơ bản.
GIẢI THÍCH (DECODING):
Xác định bảng chữ cái (Alphabet Letter Identification)
Nhận thức về ngữ âm (Phonological Awareness)
Các nguyên tắc chữ cái (Alphabetic Principles)
Các sự tương ứng Âm thanh/Chữ (Sound/Letter Correspondences)
Hiểu biết ngôn ngữ được viết (Print Conventions)
Hiểu biết sớm nhất ngôn ngữ được viết (Print Awareness)
SỰ THÔNG THẠO (COMPREHENSION)
Ngữ vựng (Vocabulary)
Cú pháp (Syntax)
Kiến thức nội dung (Content Knowledge)
Lý luận / Tư duy suy luận (Reasoning/Inferential Thinking)
Kiến thức về cấu trúc văn bản (Knowledge of Text Structures)

6


HỌC BIẾT ĐỌC BIẾT VIẾT (LITERACY
LEARNING)
Giảng dạy chất lượng cao trong các chương
trình mẫu giáo 2 (K2) của Boston được
dựa trên các thực hành tốt nhất như
nghiên cứu và xác định bởi các lĩnh vực
mầm non và các ngành liên quan.
Trong khi nhiều việc học tập biết chữ K1
và K2 được hòa vào trong các hoạt
động xây dựng kiến thức dựa trên chủ

đề, thời gian mỗi ngày được dành cho
giảng dạy khả năng đọc viết. Bao gồm:





phát triển ngôn ngữ nói
nhận thức về ngữ âm
hiểu biết bảng chữ cái, và
thông thạo

Các giáo viên cung cấp sự hướng dẫn rõ ràng về cách các cuốn sách làm việc, làm thế nào để tìm ra
các chữ trong in ấn và sự hình thành các chữ cái. Điều gì các trẻ em học trong thời gian toàn bộ
nhóm được đưa vào sử dụng trong suốt thời gian ở các trung tâm và các thời gian giảng dạy khác
Các trẻ em được thúc đẩy một cách tự nhiên cho việc đọc thông qua các câu chuyện tình yêu, thông
tin và phiêu lưu của các em. Khi cácngười lớn đọc với sự nhiệt tình và quan tâm, chúng tôi thu
hút các trẻ em như các người tham gia tích cực trong tiến trình đọc. Tập trung vào Chương trình
giảng dạy mẫu giáo 2 bao gồm các hoạt động học chữ sau đây:







Đọc to và đọc với suy nghĩ: một cơ hội cho các giáo viên chứng minh các cách thức để đạt được
sự thông thạo.
Thời gian học cả nhóm được sử dụng để giới thiệu và kiểu mẫu các khả năng cơ bản của việc đọc
chẳng hạn như nhận thức ngữ âm, khái niệm về chữ và các cách thức đọc.

Kể chuyện và diễn xuất câu chuyện: thúc đẩy phát triển nhận thức và khả năng đọc viết của trẻ
em. Kể chuyện cung cấp một cây cầu quan trọng giữa các ngôn ngữ nói của trẻ thơ và ngôn ngữ
trưởng thành hơn của việc đọc và viết.
Hội thảo “các người viết”: thời gian học cả nhóm tập trung vào một bản văn đặc biệt, tiếp theo là
bản văn và vẽ riêng.
Các nhóm nhỏ: cơ hội để tham gia vào việc phát triển các khái niệm, thăm dò chủ đề và phát triển
các kỹ năng đọc cơ bản.

7


TOÁN (MATH)
Các trẻ em mẫu giáo xem xét toán học trong thế giới chung quanh
các em. Các em đếm có bao nhiêu học sinh trong lớp, mô tả hình
dạng các em thấy và lý do về các số làm việc như thế nào. Chương
trình toán học mẫu giáo xem xét cung cấp một nền tảng vững chắc
về toán thông qua các kinh nghiệm phong phú và đa dạng.
Phát triển một ý thức mạnh mẽ về số và cách nó làm việc là một
mục tiêu quan trọng đối với các học sinh mẫu giáo. Trong suốt cả
năm, các học sinh phát triển:
• Ngôn ngữ để mô tả các khái niệm toán học mà các em đang nhận
thấy.
• Có khả năng đếm lớn tiếng và viết và giải thích chữ số trong nhiều phạm vi.
• Có khả năng giải thích các hình ảnh trực quan về số lượng và ý thức về sự liên hệ giữa các số (10
thì lớn hơn 5; 4 thì ít hơn 6; mỗi số đếm là một số nhiều hơn, vân vân ….)
• Biết cách giải các vấn đề cộng và trừ với các số nhỏ.
• Có khả năng sử dụng các vật cụ thể, bản vẽ và ký hiệu để giải thích cách thức giải và kết quả
của họ.
• Có khả năng xác định điều gì xảy ra tiếp theo trong một mô hình lặp đi lặp lại, và bắt đầu suy
nghĩ về hai mô hình tương tự và khác nhau.

• Sự hiểu biết của các em về hình dạng bằng cách mô tả, xác định, so sánh và phân loại hình dạng.
• Có khả năng hiểu độ dài là một kích thước, và sử dụng so sánh trực tiếp để so sánh độ dài của
các đồ vật.
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI & TÌNH CẢM (SOCIAL & EMOTIONAL DEVELOPMENT)
Các trẻ em cảm thấy thì cũng quan trọng như các em nghĩ thế nào, đặc biệt là liên quan đến việc
sẵn sàng đi học. Học tập thành công có liên quan đến phát triển tốt khả năng xã hội - tình cảm. Các
trẻ em học tốt nhất trong bối cảnh quan hệ tích cực và không có thể học nếu các em không cảm
thấy an toàn, được yêu thương và hỗ trợ. Các giáo viên làm việc với trẻ em để giải quyết các xung
đột, hiểu được ý nghĩa của tình bạn và hành động một cách tôn trọng và có trách nhiệm.
CÁC THÓI QUEN (ROUTINES)
Các giáo viên thiết lập các thói quen trong lớp học để giúp các em biết yêu cầu điều gì, giúp các
em sắp đặt hành vi của các em. Ví dụ, nhiều giáo viên sử dụng một bài hát.

8


hoặc rung chuông để giúp các trẻ em biết đó là thời giờ dọn dẹp, hoặc treo một biểu đồ trên
tường để cho biết lịch trình trong ngày. Vì các học sinh mẫu giáo trở nên quen thuộc hơn với
chữ, các giáo viên sử dụng biểu đồ nhiều hơn để hỗ trợ sự thu nhận hành vi và các kỹ năng học
tập của các trẻ em.
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY BUILDING)
Các giáo viên giúp các học sinh hiểu biết các em là thành phần của cộng đồng và phát triển ý
thức trách nhiệm đối với người khác thông qua các cuộc trò chuyện và quy định để được an
toàn, thay phiên nhau, chia sẻ, giúp đỡ và giải quyết các xung đột. Trong nhiều lớp học, các trẻ
em được giao công việc và các trách nhiệm khác để duy trì lớp học. Các trẻ em có cơ hội chia
sẻ các ý tưởng, suy nghĩ và kinh nghiệm của các em với người khác trong cuộc họp toàn bộ
nhóm trong ngày.
STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán).
Mục đích của “STEM investigations” là đề cập đến sự
mong muốn tự nhiên của các trẻ em tham gia với thế giới

qua thực hành, theo cách vật lý. STEM cung cấp cho các
trẻ em cơ hội quan sát, điều tra, xem, nghe, thiết kế, xây
dựng, và học hỏi từ các kinh nghiệm vật lý. Một số trường
cũng có các chuyên viên khoa học là những người cung
cấp các cơ hội khác cho các hoạt động thực hành. Nhiều
trường cung cấp chương trình bổ sung cho khoa học và
toán.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (PHYSICAL
DEVELOPMENT)
Khả năng vận động của các trẻ nhỏ đang phát triển nhanh chóng và các em cần nhiều cơ hội để
di chuyển cơ thể của các em nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng này. Các học sinh mẫu giáo có thời
gian ở ngoài trời hàng ngày (nếu thời tiết cho phép) cũng như tham gia vào các hoạt động vận
động lớn ở các thời điểm khác nhau trong suốt cả tuần.
VẬN ĐỘNG MẠNH (GROSS MOTOR): Các trẻ em xây dựng các kỹ năng vận động mạnh
của các em qua các hoạt động vận động ở trong lớp cũng như chơi ngoài trời. Ví dụ như nhảy
múa, leo trèo, nhảy thể dục, bắt bóng nảy và sử dụng cầu tuột hoặc đánh đu ở sân chơi.
VẬN ĐỘNG NHẸ (FINE MOTOR): Các trẻ em phát triển các kỹ năng vận động nhẹ của
mình qua các hoạt động thực hành bao gồm vẽ, viết, sơn, cắt, xây dựng, chơi với các câu đố và
vật liệu nhỏ như liên kết khối hoặc legos, và khám phá các vật liệu có cảm giác như nước, cát
và chơi bột

9


NGHỆ THUẬT & ÂM NHẠC (ART & MUSIC)
Qua Nghệ thuật và Âm nhạc, các trẻ em có thể
phối hợp các kỹ năng đọc, viết và toán học, khám
phá sự sáng tạo của các em, và thể hiện ý tưởng và
cảm xúc của các em. Trong suốt cả ngày, các trẻ
em có cơ hội hát các bài hát, tham gia hoạt động

theo nhịp điệu, và thể hiện bản thân của các em qua
nghệ thuật thị giác và kịch như một phần không
thể thiếu của Tập trung vào chương trình giảng dạy
mẫu giáo 2 (K2). Một trong các trung tâm theo yêu cầu của chương trình học là phòng nghệ
thuật (the art studio). Ở trung tâm này các trẻ em khám phá các ý tưởng qua truyền thông
nghệ thuật thị giác hai và ba chiều và tham gia vào âm nhạc, nhảy múa, và chuyển động như
là các hình thức thể hiện.
Nhiều trường học cung cấp chương trình bổ sung cho nghệ thuật, âm nhạc, giáo dục thể dục
hoặc kết hợp của các môn trên.

Môi trường lớp học
(Classroom Environment)
Các lớp mẫu giáo 2 (K2) được thiết lập cho các cơ hội học tập cả nhóm, nhóm nhỏ và độc lập.
Đó là các nơi bận rộn, nơi đó các trẻ em đang tích cực tham gia học tập thông qua nói chuyện,
thăm dò và hợp tác.
NƠI HỌP MẶT (MEETING AREA RUG): Đây là khu vực nơi mà các trẻ em tập họp cho toàn
bộ hoạt động cả nhóm có giáo viên hướng dẫn bao gồm đọc lớn tiếng, hướng dẫn rõ ràng môn
đọc, viết và toán học, và thảo luận trong lớp về các vấn đề học tập và xã hội. Nơi đây thường
được sử dụng để đọc lướt qua sách, kể chuyện/ diễn xuất câu chuyện, xây dựng khối và/ hoặc
các dự án quy mô lớn.
CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP (LEARNING CENTERS): Phòng học được chia thành các
trung tâm học tập, không có chủ đề cụ thể, mà phục vụ cho nhiều mục đích. Có thể là một
trung tâm kịch với chủ đề - và văn bản có liên quan đến vai trò chơi, miêu tả và kể lại; một
trung tâm xây dựng bao gồm nhiều loại hình khối; một trung tâm vận dụng bằng tay để làm
các vật liệu sử dụng bằng tay như các trò chơi ráp hình và các trò chơi xếp bằng gỗ; một trung
tâm vẽ và viết là nơi cung cấp các vật dụng; một thư viện lớp học để đọc một loạt các cuốn
sách quen thuộc, các bài thơ và các tài liệu in ấn khác; và, trung tâm STEM để khám phá và
thử nghiệm với các vật liệu và khái niệm liên quan đến chủ đề. Khi các trẻ em đang làm việc
tại các trung tâm, các giáo viên đi lại giữa các em hoặc làm việc với nhóm nhỏ các trẻ em để
hướng dẫn từng cá nhân.


10


Một ngày học tiêu biểu ở lớp Mẫu giáo 2
(A Sample Day in K2)
CÁC HOẠT ĐỘNG KHI ĐẾN TRƯỜNG VÀ ĂN SÁNG
HỌP MẶT BUỔI SÁNG (MORNING MEETING)
Sắp đặt các giai đoạn cho các hoạt động trong ngày với sự bắt đầu những thói quen trong ngày,
các điểm nổi bật hiện tại, và định hướng cho các hoạt động trong ngày.
TẬP TRUNG VÀO MẪU GIÁO 2
Bao gồm thời gian cho cả nhóm để xây dựng kiến thức của các trẻ em liên quan đến các chủ đề
hiện tại, và đọc và thảo luận tiểu thuyết và văn bản không phải là tiểu thuyết. Các trẻ em dành
nhiều thời gian trong các nhóm nhỏ, tại các trung tâm làm việc cá nhân, và trong sự hướng dẫn
học tập đã được h ướng dẫn bởi các giáo viên.
THỜI GIAN VẬN ĐỘNG MẠNH / NGOÀI TRỜI
Các học sinh mẫu giáo dành nhiều thời gian ở ngoài trời mỗi ngày (nếu thời tiết cho phép) cũng
như tham gia các hoạt động vận động mạnh ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt cả tuần.
GIỜ HỌC TOÁN CỐ ĐỊNH
Bao gồm hướng dẫn cả nhóm về khái niệm toán học hiện nay, làm toán theo nhóm nhỏ / cá nhân
và giải quyết vấn đề, và chia sẻ cả nhóm về các điều học tập mới.
ĂN TRƯA VÀ NGHỈ NGƠI
HỌC HỎI VIẾT hoặc KỂ CHUYỆN / DIỄN XUẤT CÂU CHUYỆN
Điều này thường bao gồm một bài học nhỏ do giáo viên hướng dẫn liên quan đến những gì các
nhà văn tốt làm, thời gian cho giờ tự viết với sự hướng dẫn của giáo viên và sau đó chia sẻ của
các học sinh. Thường có việc đọc to với mục đích cho thấy các mẫu viết tốt và có minh họa.
Ngoài ra, kể chuyện / diễn xuất câu chuyện là thời gian cho các trẻ em chia sẻ các câu chuyện
với bạn học của mình và / hoặc các em tự kiểm soát.
CHUYÊN VIÊN NGHỆ THUẬT, ÂM NHẠC, TẬP THỂ DỤC, MÁY TÍNH HOẶC KHOA
HỌC Các môn này thay đổi tùy theo trường học. Xin hỏi Hiệu Trưởng môn gì có trong trường

của quý vị.
CÁC TRUNG TÂM VÀO CUỐI NGÀY HỌC
Một thời gian trong ngày khi các trẻ em có thể lựa chọn hoạt động của mình, hoặc trở lại trung
tâm trước đó hoặc khám phá một cơ hội mới.
HỌP MẶT BUỔI CHIỀU (AFTERNOON MEETING)
Bao gồm việc xem lại các điểm nổi bật trong ngày và xem trước các hoạt động của ngày mai.
Một số trẻ em sẽ về nhà vào lúc này trong khi các em khác chuyển sang các chương trình sau
giờ học.

11


Chuyển tiếp Mẫu giáo (Kindergarten Transition)
Quá trình chuyển đổi có thể rất khó khăn cho bất cứ ai,
người lớn cũng như trẻ em, đặc biệt là quá trình chuyển
đổi vào mẫu giáo. Hầu hết thời gian, quá trình chuyển
đổi vào mẫu giáo thì khó khăn cho phụ huynh hơn cho
đứa trẻ. Chúng tôi có một số gợi ý cho các hoạt động có
thể giúp dễ dàng việc chuyển tiếp cho quý vị và con của
quý vị vào lớp mẫu giáo.
CÙNG ĐẾN THĂM TRƯỜNG MỚI CỦA CON QUÝ
VỊ. Đây là một phần quan trọng của quá trình chuyển
đổi. Mỗi trường trong Trường Công Lập Boston tổ chức một Buổi Tiếp Đón (Welcome
Session) cho các gia đình mẫu giáo mới, thường là vào giữa tháng Tư và tháng Sáu. Đây là
một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ hiệu trưởng và các giáo viên mẫu giáo, và đi thăm quan cơ
sở của trường. Nếu quý vị có thể, đến thăm trường nhiều lần trong suốt mùa hè và để cho
con của quý vị chơi ở sân chơi. Con của quý vị sẽ trở nên quen thuộc với môi trường học
đường, và đến tháng Chín, nhà trường sẽ không phải là một nơi xa lạ đối với em.
NÓI VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI (TALK ABOUT TRANSITIONS).
Ví dụ, nói rằng, “Chúng tôi sẽ đến thư viện. Sau khi rời thư viện, chúng tôi sẽ dừng lại

ở siêu thị và mua một số hàng tạp hóa, và sau đó chúng tôi sẽ trở về nhà, ăn trưa và ngủ
trưa”.
TẠO RA THÓI QUEN (CREATE ROUTINES). Ấn định giờ đi ngủ và giờ thức dậy, và giữ
giờ giấc đó. Điều này giúp trẻ em biết điều gì phải làm và bảo đảm các em được nghỉ ngơi
đầy đủ.
ĐỌC SÁCH (READ BOOKS) về việc đến trường, nhưng
còn tiếp tục đọc sách với con của quý vị cho vui. Khi
đọc, hãy hỏi con của quý vị các câu hỏi: “Ai? Cái gì? Ở
đâu? Khi nào?” để giúp con của quý vị nhớ câu chuyện và
câu hỏi “Tại sao?” để hỗ trợ suy nghĩ của con quý vị về
nó. Tại một thời điểm khác, hãy để con đọc chuyện cho
quý vị. Con của quý vị có thể cho biết những gì em thấy
trong hình minh họa hoặc chỉ kể lại câu chuyện từ việc
nhớ. Đến thăm thư viện địa phương của quý vị thường
xuyên. Các thư viện địa phương có các chương trình đọc
sách miễn phí tuyệt vời, trong suốt mùa hè.

LÀM SAO ĐỂ TÔI
CÓ THẺ THƯ VIỆN
(HOW DO I GET A LIBRARY
CARD?) Mỗi chi nhánh thư viện
địa phương có một Bàn Lưu Hành
(Circulation Desk). Bàn này
thường được đặt ở phía trước của
mỗi tòa nhà. Để có được một thẻ
thư viện, quý vị phải điền rõ ràng
vào mẫu đơn của thư viện và Thẻ
ID để xác định tên, địa chỉ hiện
tại và chữ ký vào Bàn Lưu Hành.


12


HÃY ĐỂ CON CỦA QUÝ VỊ ĐỌC CHO QUÝ VỊ
NGHE MỘT CÂU CHUYỆN. Con em của quý vị
có thể nói cho quý vị biết em đã thấy gì trong phần
giải nghĩa. Hãy hỏi con em của quý vị đoán điều gì sẽ
xảy ra sau đó. Hãy đến thư viện ở địa phương thường
xuyên. Ở đó có các chương trình đọc miễn phí rất tốt
trong suốt mùa hè.
KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP Giáo dục tính tự lập bằng
cách cho con của quý vị được lựa chọn. Con muốn
mặc áo màu tím hoặc màu vàng? Cho phép con em quý
vị tự mặc quần áo. Nếu con em của quý vị chưa có thể
làm, hãy chỉ em cách mở hộp nước trái cây hoặc hộp
đựng thức ăn. Các trẻ có thể tự mang thức ăn trưa đến
trường, và các em phải tự mở thức ăn của mình. Đồng
thời, nếu con em của quý vị mang giầy có giây, hãy chỉ
cho em cách cột dây giầy.

NHẮC NHỞ: Ngày đầu tiên
đến trường, hãy mặc cho con
em quý vị quần áo thoải mái.
Hãy cho em mặc quần thung
(zippers, giây thắt lưng và cài
cúc có thể quá nhiều phức tạp trong
các ngày đầu). Như thế nếu em
phải đợi đến phút chót mới sử dụng
nhà vệ sinh, em có thể tụt quần
xuống dễ dàng. Đồng thời nếu em

không biết cột dây giầy, hãy cho em
mang giầy xỏ vào không cần giây
(Velcro or slip-on shoes).
Khi con em của quý vị cảm thấy
thoải mái và đã quen với thói
quen mới, thì hãy để em mặc
quần áo theo ý của em chọn.

HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI DÀNH CHO PHỤ
HUYNH được đính kèm, hoặc do nhà trường đưa. Tin
tức của quý vị cung cấp sẽ giúp cho Thầy Cô Giáo biết
rõ con em quý vị hơn.

LỊCH TRÌNH TỪNG BƯỚC CHUYỂN
TIẾP VÀO MẪU GIÁO

THÁNG TƯ-THÁNG SÁU: Tham dự các Buổi Giới Thiệu (Welcome Session) ở trường
của con quý vị. Quý vị sẽ nhận được thư mời từ trường của con em quý vị.
THÁNG NĂM-THÁNG SÁU: Hãy lấy một túi trong đó được tặng miễn phí
một áo t-shirt và DVD ở thư viện ở địa phương của quý vị.
THÁNG BẢY-THÁNG TÁM: Tham dự các buổi lễ miễn phí trong mùa hè
(free summer events) trong khắp thành phố bao gồm Chương Trình Đọc Trong
Mùa Hè (Summer Reading Program) ở thư viện địa phương của quý vị. Hãy
hỏi nhân viên ở thư viện thẻ vào miễn phí nhiều viện bảo tàng.
THÁNG TÁM: Cử hành ngày “Celebrate Kindergarten Days” ở thư viện địa phương của
quý vị. Tham dự miễn phí ngày chung toàn thành phố Kindergarten Celebration at the
Children’s Museum (Viện Bảo Tàng Trẻ Em). Quý vị sẽ nhận dược thư mời từ văn phòng
Countdown trong Tháng Tám hoặc xem trong trang web: www.countdowntokindergarten.
org để biết lịch trình các buổi lễ.
THÁNG CHÍN: Thứ Hai đầu tiên sau Lễ Lao Động (Labor Day) là ngày khai giảng các

lớp Mẫu Giáo.

13


LẬP KẾ HOẠCH CHO NGÀY ĐI HỌC MẪU GIÁO ĐẦU TIÊN
Khi quý vị đến thăm trường của con em quý vị vào mùa xuân, xin hỏi hiệu trưởng các điều
quy định cho ngày đi học đầu tiên. Quý vị có được vào trong trường cùng với con của quý
vị không? Một vài trường có quy định rất chặt chẽ và yêu cầu phụ huynh tạm biệt ở ngoài.
Quý vị có thể chuẩn bị trước cho các em biết. Quý vị cũng có thể gửi cho con của quý vị
mang theo trong cặp bức ảnh gia đình của quý vị. Nếu nhà trường cho phép quý vị vào
trong lớp, hỏi xem quý vị có thể ở lại trong lớp bao lâu (có thể quý vị chỉ cần ở lại 10-15
phút). Khi quý vị chào tạm biệt, hãy dứt khoát đi ra ngay.
Nếu quý vị biết trước con em của quý vị có thể gặp khó khăn vào giờ nghỉ hoặc vào lúc
khác không phải là ban sáng, hãy thảo luận cùng với thầy cô giáo của con em quý vị hoặc
với hiệu trưởng để cùng nhau làm việc, quý vị có thể bình thản trong việc chuyển tiếp của
con quý vị. Xin nhớ rằng quý vị là người hiểu con em của quý vị hơn bất cứ người nào
khác.

Q

uý vị để ý khẩu hiệu “Đại Học Bắt Đầu Ở Mẫu Giáo - College Begins In
Kindergarten” trong lớp học của con em quý vị. Khẩu hiệu đó nhắc nhở rằng năm sắp
đến ở lớp mẫu giáo của Trường Công Lập Boston là bước kế tiếp trong hành trình giáo dục
của con quý vị. Thời gian trôi qua rất nhanh và chẳng bao lâu nữa quý vị sẽ chào tạmbiệt
và để con em quý vị ở trường đại học. Hãy thích thú! Cám ơn quý vị đã chọn Trường
Công Lập Boston

14



Câu hỏi dành cho Phụ Huynh Mẫu Giáo
Xin quý vị vui lòng dành ra ít phút để trả lời các câu hỏi dưới đây và gửi lại cho Thầy Cô
Giáo lớp mẫu giáo mới của con em quý vị. Các câu hỏi này sẽ giúp cho Thầy Cô Giáo hiểu
biết con em của quý vị hơn và giúp cho việc giảng dạy. Xin cám ơn quý vị!
TÊN CỦA HỌC SINH: ______________________ NGÀY SINH: ____________
NƠI SINH: ______________________________________TUỔI: ___________
1. Xin liệt kê tên và tuổi của anh chị em của con em quý vị hoặc các trẻ em khác trong nhà.

2. Ngôn ngữ chính được nói trong nhà là ngôn ngữ nào? Có nói thêm bất cứ ngôn ngữ nào
không?

3. Con em của quý vị sống với ai (thí dụ như: bố, mẹ, bố và mẹ, ông bà, hoặc người nào
khác?

4. Con em của quý vị có được huấn luyện đi vệ sinh chưa? Nếu chưa, con em quý vị sẽ được
huấn luyện ở đâu?

5. Con của quý vị thường đi ngủ lúc mấy giờ?

6. Con của quý vị làm công việc gì ở nhà?

15


7. Xin liệt kê các điều con em của quý vị sợ hãi? (Thí dụ như: chó, một mình, vân vân..)

8. Khi con em của quý vị giận hờn, điều gì sẽ làm cho con em của quý vị hết giận?

9. Con em của quý vị ưa thích điều gì?


10. Quý vị có điều gì muốn chia sẻ thêm với chúng tôi về con em của quý vị không?
(thói quen hàng ngày, những gì con của quý vị thích và những gì con quý vị không thích?)

11. Con em của quý vị có bị dị ứng bất cứ thứ gì không? Xin vui lòng cho chúng tôi biết.

12. Gia đình của quý vị có cử hành lễ gì đặc biệt mà quý vị muốn chia sẻ với lớp không?

13. Con của quý vị có được gửi vào nhà trẻ nào chưa? Nếu có, xin cho chúng tôi biết tên nhà
trẻ.

14. Quý vị có yêu cầu gì đối với chương trình của Mẫu Giáo? Điều gì đặc biệt quý vị muốn
thấy trong năm học này?

15. Xin vui lòng cho tôi biết vài điều đặc biệt của con em quý vị.

Nếu có bất cứ điều gì quan trọng quý vị muốn chia sẻ riêng, xin vui lòng làm hẹn với thầy cô
giáo của con em quý vị
Xin cầu chúc một năm học sắp đến được tốt đẹp! Cám ơn quý vị đã dành thời gian trả lời các
câu hỏi này.

16


Các nguồn tham khảo của phụ huynh
Websites:

/>Các hoạt động đặc sắc được thực hiện với con của quý vị nhằm khuyến khích việc mở
mang khả năng học tập.
/>Huấn luyện phụ huynh về các kỳ vọng thông thường ở mẫu giáo.

Đồng thời cũng có các buổi học hỏi với sự cố vấn từ các phụ huynh khác.
/>Nhiều hoạt động cố gắng với con em của quý vị được phân chia theo các chủ đề (under
themes) bao gồm chơi sử dụng giác quan, sức khỏe và phân loại.
/>Bao gồm các hoạt động liên quan đến máy điện toán mang lại sự vui vẻ và giáo dục con
em của quý vị.
/>Trang web của Jumpstart có tờ hướng dẫn vào mỗi tháng đối với các hoạt động sẵn sàng ở
trường, cũng như các dụng cụ khác dành cho các gia đình.
/>Các tin tức khác nữa về chương trình toán học “Building Blocks”.
/>Thực hành giảng dạy các trẻ em song ngữ đọc như thế nào.

Các nguồn tham khảo:

Trường Công Lập Boston
main phone number: (617) 635-9000

Số điện thoại đặc biệt
(617) 635-9046
(August & September)
Giáo Dục Đặc Biệt
(617) 635-8599
Vận Chuyển
(617) 635-9520
BOSTNET

(Gọi để biết các chương trình Trước
và Sau Giờ Học)

(617) 720-1290

Văn Phòng Đặc Trách Mẫu Giáo

hotline: (617) 63LEARN



Văn Phòng Đặc Trách Học Anh Ngữ
617-635-9435
Food & Nutrition Services
(617) 635-9144
Hội Đồng Giáo Dục Thành Phố
(617) 635-9014
Tổng Hội Phụ Huynh Học Sinh
(617) 635-9210
Childcare Choices of Boston
(Gọi để biết chương trình giữ trẻ)

(617) 542-5437

17


Các nguồn tham khảo
của phụ huynh
Các sách
Dưới đây là danh sách các sách được đề nghị quý vị đọc với con em của quý vị. Xin hãy
đến Thư Viện Công Cộng (Boston Public Library) để mượn các sách này!

Jamaica’s Blue Marker
của Juanita Havill

When I Grow Up

của Mercer Mayer

A, My Name is Alice của Jane Bayer

Little Blue and Little
Yellow của Leo Lionni

When a Line Bends... A Shape Begins của
Rhonda Gowler Greene
Arf! Beg! Catch!: Dogs from A to Z
của Henry Horenstein

Mama Always Comes
Home của Karma Wilson
Shape Space của Cathryn Falwell

Mouse Paint của Ellen Stoll Walsh

Bear’s Picture của Daniel Pinkwater

How Big is a Pig?
của Clare Beaton & Stella Blackstone

De colores: Bright with Colors
của David Diaz

Brown Bear, Brown Bear, What Do You
See? của Eric Carle

Minji’s Salon của Eun-hee Choung

(Also El Salón de Minji)

Amazon Alphabet
của Martin Jordan & Tanis Jordan

Oh! The Places You’ll Go!
của Dr. Seuss

Uncle Nacho’s Hat/El sombrero del tío
Nacho của Harriet Rohmer

I Love Saturdays y Domingos của Alma
Flor Ada

We Share Everything! của Robert N.
Munsch & Michael Martchenko

The First Strawberries
của Joseph Bruchac

Morris the Moose của Bernard Wiseman

Lily Brown’s Paintings
của Angela Johnson

Eating the Alphabet của Lois Ehlert
Giraffes Can’t Dance của Giles Andreae &
Guy Parker-Rees

18



Các nguồn hỗ trợ cộng đồng
(Community Resources)
Miễn phí hoặc Giảm giá vào Viện Bảo Tàng
Boston Children’s Museum
308 Congress St. Boston, MA 02210
Giá vé $1.00 một người vào tối Thứ Sáu hàng tuần, từ 5 giờ đến 9 giờ tối.
Giá vé $2.00 một người hàng ngày cho các người có thẻ Mass. Electronic Benefits
Transfer (EBT).
Institute of Contemporary Art
104 Norther Ave, Boston, MA 02210
Vào cửa miễn phí HÀNG NGÀY cho các trẻ em từ 17 tuổi trở xuống.
Museum of Fine Arts
465 Hunting St. Boston, MA 02115
Vào cửa miễn phí vào tối THỨ TƯ HÀNG TUẦN sau 4 giờ chiều (đóng góp tùy lòng
hảo tâm).
Museum of Science
1 Science Park, Boston, MA 02114
Vào cửa miễn phí HÀNG NGÀY, viện bảo tàng mở cửa cho các người có thẻ
Massachusetts Electronic Benefits Transfer (EBT) và thẻ WIC. Giảm giá được áp dụng
cho đến 4 người vào Exhibit Hall. Xin vui lòng mang theo Thẻ ID hợp lệ của quý vị và
Thẻ Massachusetts EBT/WIC đến bàn bán vé.

Xin mang thẻ Thư viện Công cộng Boston của quý vị để
được giảm giá vào các bảo tàng viện và các tổ chức văn
hóa chung quanh Boston!

19



Tự điển thuật ngữ

(Glossary of Terms)
Differentiated Instruction (Hướng dẫn khác biệt) – Không phải tất cả các học sinh như nhau.
Dựa trên kiến thức này, hướng dẫn khác biệt áp dụng tiếp cận nhằm giảng dạy và học tập để cho
các học sinh nhiều tùy chọn cho việc thông tin và làm cho các ý tưởng có ý nghĩa. Hướng dẫn
khác biệt là một lý thuyết giảng dạy dựa trên tiền đề rằng phương pháp tiếp cận hướng dẫn nên
thay đổi và được điều chỉnh liên quan đến các học sinh đa dạng và cá nhân trong các lớp học.
Focus on K2 (Tập trung vào mẫu giáo 2) – Chương trình học Mẫu Giáo mới trong Trường Công
Lập Boston. Tập trung tham gia sáng tạo của trẻ em, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề, hợp
tác, và truyền thông. Nội dung giảng dạy như toán và dạy biết chữ được dạy từng phần thông
qua các bài học nhỏ cho toàn bộ nhóm, nhưng với trọng tâm là thực hành, học tập đích thực tại
các trung tâm liên ngành, chẳng hạn như Khu vực Khối, Trung tâm Kịch, và Phòng Nghệ Thuật.
FOSS (Full Option Science System/Lựa chọn đầy đủ hệ thống khoa học) Kits – Một chương
trình giảng dạy khoa học dựa trên nghiên cứu cho các lớp K-8. Các tài liệu chương trình FOSS
được thực hiện để đáp ứng những thách thức trong việc cung cấp giáo dục khoa học có ý nghĩa
cho tất cả các học sinh trong các lớp học đa dạng ở Mỹ và chuẩn bị cho cuộc sống ở thế kỷ 21.
Phonological Awareness (Nhận thức về ngữ âm) – Lĩnh vực ngôn ngữ nói có liên quan đến khả
năng suy nghĩ về âm thanh trong một chữ chứ không chỉ là nghĩa của chữ. Đó là sự hiểu biết về
cấu trúc của ngôn ngữ nói - được tạo thành các chữ, và chữ bao gồm âm, vần điệu, và âm thanh.
State Common Core Standards (Tiêu chuẩn cốt lõi chung của tiểu bang) – Tiêu chuẩn giáo dục
rõ ràng duy nhất đối với các kiến thức và kỹ năng học sinh cần trong ngôn ngữ tiếng Anh (ELA)
và toán ở mỗi cấp lớp để cuối cùng được chuẩn bị tốt nghiệp đại học và sẵn sàng cho sự nghiệp.
TERC Investigations – chương trình giảng dạy toán học hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến lớp 5, được
phát triển tại TERC ở Cambridge, Massachusetts. Nó được thiết kế để giúp tất cả các trẻ em
hiểu các ý tưởng cơ bản của các con số và hoạt động, hình học, dữ liệu, đo lường và đại số sơ
khai.
Theme-based learning (Học tập dựa trên chủ đề) – tìm cách đưa các kỹ năng nhận thức như
đọc, suy nghĩ, ghi nhớ và viết trong bối cảnh của một tình huống thực tế sử dụng các chủ đề mà

các trẻ em quen thuộc với cho phép thăm dò sáng tạo. Các trẻ em học một cách toàn diện và khi
các em có thể kết hợp bất cứ điều gì các em học ở cuộc sống xung quanh và thực sự của các em.

20


THANK YOU
Countdown to Kindergarten and Boston Public Schools Early Childhood Department extends it sincere gratitude to the Early Childhood Coaches and the
following Boston Public Schools Kindergarten Programs:
Dever Elementary School
Holmes Elementary School
Philbrick Elementary School
Chúng tôi cũng xin ghi nhận các đóng góp cho tập hướng dẫn này:



Connie Henry
Elementary Math Program Director
Boston Public Schools
Karen Sheaffer and Carol Darcy
Hanson Initiative
for Language and Literacy (HILL)
MGH Institute of Health Professions
Catherine Marchant
Early Literacy Coach
BPS Department of Early Childhood
Krystal Beaulie
Educational Consultant



01234
5678
9
PRODUCED BY:
Sonia Gómez-Banrey
Director
Countdown to Kindergarten
Barbara Baker
Inclusion Specialist
Department of Early Childhood
Dione Christy, Ph.D.
Senior Director
Boston Public Schools
Danielle Gantt
Coordinator
Boston Family Engagement Network
Carmen Lico
Program Director
Early Childhood Department
Nicole St. Victor
NAEYC Accreditation Mentor
Early Childhood Department



×