BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TRẦN NHƯ HUỲNH
PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TRẦN NHƯ HUỲNH
PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Như Huỳnh mã số học viên: 7701241797B là học viên
lớp LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa
Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc
sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công
nghiệp trên định bàn tỉnh Cà Mau:Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (sau
đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn
này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của
người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý
kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích
dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được
sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Trần Như Huỳnh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
Chương 1: Quy định pháp luật về KCN và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng
vào KCN ....................................................................................................................4
1.1.
Khái quát chung về KCN .................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại KCN ........................................................ 4
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp ..................................................................... 4
1.1.1.2 Đặc điểm của KCN ..................................................................................... 4
1.1.1.3 Phân loại KCN ............................................................................................ 6
1.1.2.
Vai trò của KCN ............................................................................................ 7
1.2. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư vào KCN .................................................. 10
1.2.1. Đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN ....................................... 10
1.2.2.
Địa bàn được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN ........................................ 10
1.2.3.
Lĩnh vực được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN ...................................... 11
1.2.4. Nội dung ưu đãi đầu tư .................................................................................. 13
1.2.4.1. Miễn giảm tiền thuê đất .......................................................................... 13
1.2.4.2. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................ 15
1.2.4.3. Miễn thuế nhập khẩu ............................................................................... 16
1.3.
Quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư hạ tầng vào KCN ................................. 16
1.3.1.
Các hình thức hỗ trợ đầu tư ........................................................................ 16
1.3.2. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN ............................................................................ 17
Chương 2: Thực trạng thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hạ tầng vào
KCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau. .........................................................................18
2.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam ............................................................... 18
2.1.1 Những kết quả đạt được .................................................................................. 18
2.1.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................... 22
2.2 Quy hoạch, xây dựng phát triển các KCN tại tỉnh Cà Mau ............................... 22
2.2.1 Tiền đề phát triển công nghiệp tại tỉnh Cà Mau ........................................... 22
2.2.2. Quy hoạch, xây dựng phát triển các KCN ................................................... 34
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của các KCN tại tỉnh Cà Mau .................. 366
2.2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................ 366
2.2.3.2 Khó khăn .................................................................................................... 38
2.3. Bất cập trong thực hiện ưu đãi đầu tư vào KCN ............................................... 39
2.3.1. Địa bàn áp dụng ưu đãi đầu tư ...................................................................... 39
2.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện ............................................................................. 40
2.3.3. Các vướng mắc trong ưu đãi tiền thuê đất ................................................... 41
2.3.4. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................... 41
2.3.5. Về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu: .................................................................... 42
2.4. Khó khăn trong hỗ trợ đầu tư hạ tầng vào khu công nghiệp ............................ 42
2.4.1. Hỗ trợ đầu tư ................................................................................................... 42
2.4.2. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN ............................................................................ 42
Chương 3: Định hướng, kiến nghị và giải pháp về KCN và ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư hạ tầng khu công nghiệp .........................................................................45
3.1. Về định hướng quy hoạch các KCN .................................................................... 45
3.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 47
3.2.1 Hình thành luật về KCN .................................................................................. 47
3.2.2 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, quy chế phối hợp ................................. 47
3.2.3 Kiến nghị về địa bàn ưu đãi đầu tư ................................................................ 48
3.2.4 Kiến nghị về pháp luật ưu đãi tiền thuê đất trong KCN ............................. 48
3.2.5 Kiến nghị về hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN ...................................................... 49
3.2.6 Kiến nghị ban hành quy định hỗ trợ đầu tư vào KCN ................................. 49
3.3. Giải pháp ................................................................................................................. 49
3.3.1 Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng .............................................. 49
3.3.2 Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư ...................................... 50
3.3.3. Tăng cường công tác hợp tác đầu tư ............................................................ 51
3.3.4. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ............................ 51
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ........................... 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC KCN TỈNH CÀ MAU
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BKHĐT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
KCN
Khu công nghiệp
KCNC
Khu công nghệ cao
KCX
KKT
CCN
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Cụm công nghiệp
UBND
BQL
Ủy ban nhân dân
Ban Quản lý
CNH, HĐH
FDI
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV, phấn đấu
đến năm 2020 thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỉnh Cà Mau đang tập trung các nguồn lực đầu tư
phát triển các KCN, KKT, xem đây là giải pháp trọng tâm, bước đột phá trong
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.
Đến nay, Cà Mau đã quy hoạch 3 KCN là Khánh An, Hòa Trung, Sông
Đốc. Bên cạnh, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ thành lập KKT Năm
Căn - 01 trong 16 KKT ven biển của cả nước, diện tích tự nhiên 11.000 ha là
đầu mối trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó,
tập trung các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp cơ khí, đóng mới
sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, công nghiệp
và dịch vụ dầu khí, may mặc, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, kinh
tế cảng …
Với quy hoạch phát triển các KCN trên cùng thế mạnh, tiềm năng về
nguồn nguyên liệu thủy hải sản, nông lâm nghiệp và nguồn khí thấp áp từ biển
… thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Cà Mau tìm
hiểu để thực hiện các dự án đầu tư. Tuy nhiên, kết quả đầu tư phát triển các
KCN của Cà Mau thời gian qua chưa đáp ứng kỳ vọng và tiềm năng của tỉnh.
Tỷ lệ lấp đầy các KCN còn hạn chế, quy mô các dự án còn nhỏ, giá trị gia
tăng, tỷ trọng công nghiệp, đóng góp ngân sách còn thấp. Để làm rỏ nguyên
nhân các quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư vào
KCN của tỉnh khó khăn, người viết chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ
đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện” để làm Luận văn tốt nghiệp cho mình. Nội dung đề tài chủ yếu tập
trung phân tích các quy định pháp luật về KCN, các quy định ưu đãi và hỗ trợ
2
đầu tư; đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng KCN, các quy định ưu đãi, hỗ trợ
hạ tầng và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt
động các KCN của tỉnh Cà Mau.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào xây
dựng phát triển KCN và các quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào KCN?
Thứ hai, thực trạng phát triển các KCN tại Việt Nam và tại tỉnh Cà Mau
như thế nào? Việc áp dụng quy định ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư vào KCN tại
tỉnh Cà Mau thời gian qua có những khó khăn, vướng mắc, bất cập gì?
Thứ ba, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập đó thì cần có
những giải pháp gì để góp phần thúc đẩy phát triển các KCN tại tỉnh Cà Mau
trong thời gian tới?
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của
pháp luật về về KCN, quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng và thực tiễn thực
hiện tại tỉnh Cà Mau.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về KCN, quy định ưu đãi, hỗ
trợ đầu tư hạ tầng và nội dung pháp luật quy định về các vấn đề này.
Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về quy
hoạch, xây dựng, thu hút đầu tư hạ tầng vào KCN tại tỉnh Cà Mau. Từ đó
đánh giá những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thực áp dụng các quy định
của pháp luật.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn
đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch, xây
dựng, thu hút đầu tư vào KCN tại tỉnh Cà Mau.
3
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
- Những quy định pháp luật về KCN.
- Các quy định ưu đãi đầu tư vào KCN.
- Về các quy định hỗ trợ đầu tư hiện nay gồm nhiều lĩnh vực, hình thức
hỗ trợ. Đề tài chỉ tập trung ở phạm vị nghiên cứu hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN.
- Thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thu hút đầu tư vào KCN tại
tỉnh Cà Mau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý; đồng thời
sử dụng các nhiều phương pháp hỗ trợ như phương pháp nghiên cứu xây dựng
pháp luật; chính sách công; nghiên cứu so sánh kết hợp Phương pháp nghiên
cứu định tính; Phương pháp nghiên cứu định lượng và các các kỹ thuật, thủ
pháp nghiên cứu: tình huống, phân tích, tổng hợp, phân tích luật viết, điều tra,
thống kê, phỏng vấn trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát
triển các KCN của Việt Nam nói chung và các KCN tại tỉnh Cà Mau nói riêng.
Sử dụng các số liệu từ cơ sở tổng hợp, báo cáo; số liệu khảo sát thực tế, thực
trạng về xây dựng và hoạt động của các KCN tại tỉnh Cà Mau.
Trong đó, tại chương 01, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
học thuyết pháp lý; phân tích luật viết, phương pháp thống kê, phân tích các
quy định pháp luật hiện hành quy định chung về KCN và các quy định ưu đãi,
hỗ trợ nhà đầu tư làm cơ sở là nền tảng cơ sở lý luận.
Đối với chương 02 thì chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính; Phương
pháp nghiên cứu định lượng và các các kỹ thuật, thủ pháp nghiên cứu: phân
tích, tổng hợp, phân tích luật viết, điều tra, thống kê, chủ yếu áp dụng để nêu
bật lên thực trạng các KCN, quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; kết hợp phương
pháp phân tích đánh giá tổng hợp số liệu, những kết quả, khó khăn, hạn chế,
4
vướng mắc trong đầu tư xây dựng pháp triển các KCN trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Phương pháp phân tích, đánh giá so sánh với thực tiễn trong đầu tư xây
dựng pháp triển các KCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó tác giả đề xuất các
giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng các
KCN tại địa phương.
7. Tình hình nghiên cứu
Về nghiên cứu các KCN và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam đã có nhiều
công trình đề tài, luận văn nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên, đối với tỉnh Cà
Mau thì đã qua chưa có công trình, đề tài, luận văn viết một cách toàn diện và
hệ thống về các KCN và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
8. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành, phân tích đánh giá thực trạng về quy hoạch, xây
dựng phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Cà Mau. Đây l à một
nghiên cứu cụ thể trên địa bàn của tỉnh Cà Mau nên phản ánh khá chính xác,
đầy đủ những thực trạng, vướng mắc trong thực hiện quy định ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư hạ tầng vào KCN. Người viết cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
gợi ý, mang tính định hướng trong công tác quy hoạch, xây dựng và quy định
ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng, với hy vọng nhằm tạo bước chuyển biến,
góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh Cà Mau.
4
Chương 1: Quy định pháp luật về KCN và ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư hạ tầng vào KCN
1.1. Khái quát chung về KCN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại KCN
1.1.1.1. Khái niệm KCN
Theo Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 “KCN là khu chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định được thành lập theo quy định của Chính phủ”. Trên
cơ sở đó, Nghị định 29/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/3/2008 đã
xác định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện,
trình tự thủ tục quy định. KCN được thành lập phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển KCN; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, KCN mở rộng phải đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%, và
đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình Nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Như vậy, KCN được hiểu là khu vực do Nhà nước quy hoạch tập trung
các nhà máy xí nghiệp xây dựng trên một diện tích đất cụ thể được Nhà nước
quy hoạch trên cơ sở dựa vào các yếu tố tự nhiên và kết cấu hạ tầng xã hội, với
điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm thu hút vốn đầu tư
nhất là vốn nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp
dịch vụ khác nhằm đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2 Đặc điểm của KCN
Thực tế, các KCN được phát triển ở hầu hết các quốc gia trên th ế giới,
nhất là ở các nước đang phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện tiềm năng của mỗi
vùng, địa bàn và khả năng phát triển mà các KCN có sự khác nhau về qui mô,
5
địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, song các KCN có
một số đặc điểm chung chủ yếu sau:
Về không gian địa bàn: Trong KCN không có dân cư sinh sống và được
xác định với bên ngoài là khu vực có ranh giới địa lý xác định. Cụ thể, các
KCN đều được xây dựng ranh giới với hàng rào xung quanh, phân biệt với các
vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh
doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp
luật hiện hành mà phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng ưu đãi.
Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật KCN này được xây dựng phục vụ chung cho hoạt
động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp.
Về chức năng hoạt động: KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực đầu
tư chủ yếu trong KCN là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp và
dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong KCN, không có hoạt động
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng tiện tích: các KCN đều được xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xă hội để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độn g sản
xuất kinh doanh như đường giao thông; điện, cấp nước, thông tin liên lạc; viễn
thông, cây xanh, dịch vụ nhà trẻ, thể dục thể thao, nhà ở công nhân … Hiện
nay, có 02 loại hình sử dụng vốn đầu tư hạ tầng trong KCN. Trường hợp doanh
nghiệp (vốn tư nhân) liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc
doanh nghiệp trong nước thực hiện đầu tư. Trường hợp thứ hai do Nhà nước
thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng vốn ngân sách đầu tư (trường
hợp này tọa lạc tại các tỉnh mà KCN nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, chưa thu hút nhà đầu tư hạ tầng) 1. Các công ty phát triển
hạ tầng KCN thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, sau đó cho các doanh
Điều 20 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2015 của Chính phù hướng dẫn thi hành
Luật Đầu tư năm 2014
1
6
nghiệp khác thuê lại đất và hạ tầng với khung phí đã đăng ký với Ban Quản lý
các KCN.
Về quản lý và thủ tục thành lập: các KCN chịu sự quản lý thống nhất
chung bởi Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập để trực tiếp thực hiện các chức năng
quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.
1.1.1.3 Phân loại khu công nghiệp
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, mô hình KCN được chia
thành 02 loại chính là KCN và KCX.
- KCX được xác định là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
theo quy định. Ngoài KCX ra thì mô hình KCN phát triển đã hình thành như
KCN chuyên sâu, KCN sinh thái bền vững, KCN đô thị dịch vụ …
- KCN sinh thái là mô hình KCN được nghiên cứu từ đầu thập niên 90
của thế kỷ XX, được triển khai mạnh mẽ tại các nước phát triển và đã mang
lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Chuyển đổi từ mô hình KCN
theo hướng phát triển KCN sinh thái, bền vững về môi trường và sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên, năng lượng đang là xu hướng chung trên thế giới
với mục tiêu tăng cường chuyển giao, ứng dụng, phổ biến công nghệ và
phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí
nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và quản lý tốt hóa chất tại các
KCN. Mục đích để đảm bảo hiệu quả hơn về sử dụng năng lượng và bảo vệ
môi trường, nâng cao tính cạnh tranh của các KCN.
- KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp
với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Trong mô hình nà y,
ngoài khu chức năng là khu sản xuất công nghiệp còn có các khu chức năng
7
khác như: trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh
nghiệp, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí... để tạo một môi trường sống và làm
việc đẳng cấp cho chuyên gia, người lao động trong và ngoài nước. Trên thế
giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình này như Thái Lan, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đức… Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư hạ tầng KCN
cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể một
KCN - đô thị - dịch vụ như KCN đô thị dịch vụ VSIP tại Bình Dương, Bắc
Ninh, Quảng Ngãi,… Việc phát triển mô hình này trước hết sẽ góp phần giải
quyết được vấn đề về nhà ở, công trình văn hóa, thể thao đảm bảo cuộc sống
của người lao động trong KCN và sau này tiến tới xây dựng môi trường làm
việc và sinh sống đẳng cấp quốc tế với các ngành sản xuất công nghệ cao,
hiện đại gắn với các trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
trong các lĩnh vực đó.
- Mô hình KCN hỗ trợ được xây dựng để góp phần phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt
Nam, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Để phát triển mô hình này, Thủ tướng
Chính phủ đã đồng ý thành lập KCN chuyên sâu để phát triển cô ng nghiệp hỗ
trợ tại TP. Hải Phòng, tinh Bà Rịa - Vũng Tàu, 03 phân KCN hỗ trợ tại tỉnh
Đồng Nai.
1.1.2. Vai trò của KCN
Nhìn chung, các KCN ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thu hút đầu tư, đặc biệt là
đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tạo công ăn việc
làm. Đặc biệt, các KCN đã thu hút được một số dự án đầu tư có quy mô lớn và
rất lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các KCN từng bước khẳng định Việt Nam như là
một cứ điểm sản xuất công nghiệp toàn cầu.
8
Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của KCN ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp,
xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc
làm cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình
độ công nghệ sản xuất; tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN
thật sự là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp CNH, HĐH; có đóng góp lớn
vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức
canh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đại bàn
lân cận các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp
quan trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh cụ thể như sau:
KCN góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Ở hầu hết các nước phát triển, họ có nền công nghiệp vững mạnh và
công nghệ tiên tiến để sản xuất các mặt hàng đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên, đối
với các nước đang phát triển thì họ phải đối mặt với những khó khăn, do thiếu
nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Vì vậy, để khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý tay
nghề lao động là công việc hàng đầu. Trong khi chưa thể tiến hành cùng một
lúc trong phạm vi cả nước thì việc quy hoạch, phát triển KCN tập trung là vấn
quan trọng nhằm tập trung vốn đầu tư cho một số khu vực chọn lọc có ưu thế
hơn về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và những điều kiện kinh tế xã hội
khác và áp dụng biện pháp ưu đãi hơn.
KCN tập trung với những ưu thế đặt biệt về vị trí địa lý, cơ chế quản lý,
thủ tục hành chính, tài chính, thuế quan đây là môi trường hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, KCN có vai trò tích cực vào việc thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước đặt biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
9
KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương
Việc thu hút các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào KCN góp phần tăng
nguồn thu cho ngân sách địa phương như tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh
nghiệp, giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu. Nhiều địa phương có KCN phát triển
thì nguồn thu từ các doanh nghiệp đóng góp trong KCN chiếm tỷ trọng rất lớn
góp phần phát triển nguồn thu giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
KCN góp phần thúc đẩy nhanh tốt độ đô thị hóa
Về quy hoạch đầu tư xây dựng nối với các KCN gắn liền với các khu đô
thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lưới điện
của tỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; mạng lưới cung cấp nước
sạch cho các khu công nghiệp được chú trọng đầu tư, nhiều nhà máy cấp nước
sạch được xây dựng trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống hạ tầng viễn thông được
đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các KCN còn đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với
việc thành lập mô hính KCN, đô thị đã góp phần hình thành khu đô thị mới gắn
với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới.
Tạo việc làm chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về
dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hóa, thể thao...
KCN góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao thu nhập,tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến:
Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất củng như dịch vụ hỗ trợ bên ngoài
KCN tập trung đã giải quyết được một số lượng lao động lớn. Qua thực tế cho
thấy số lượng lao động thất nghiệp của các tỉnh có KCN giảm đáng kể. Hiện
nay, các KCN đã thu hút nhiều dự án đầu tư chiếm 30% vốn FDI cả nước và
tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động giá n
tiếp. Ngoài ra, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của các nhà đầu tư thực hiện khá tốt thông qua các KCN tập trung. Lao
10
động ở các KCN tập trung không phải là cố định với từng người mà họ có thể
luân chuyển theo sơ đồ từ lao động chưa lành nghề, họ vào KCN tập trung một
thời gian, sau đó khi đã lành nghề, họ chuyển dịch lao động. Như vậy, KCN
góp phần tạo nguồn nhân lực lao động và trình độ quản lý thông qua quá trình
làm việc với các kỹ sư, chuyên gia và công nhân ta đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất tiên tiến của các nhà đầu tư
nước ngoài.
1.2. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư vào KCN
1.2.1. Đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN
Về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm Dự án đầu tư thuộc
ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư; các Dự án
đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu
6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư; Dự án đầu tư tại vùng
nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; Doanh nghiệp công nghệ cao,
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
Việc áp dụng ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và
dự án đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được
áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, các ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định này không
áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
1.2.2. Địa bàn được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014 thì địa bàn
ưu đãi đầu tư bao gồm: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; KCN, KCX, KCNC, KKT.
11
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Danh mục địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị
định số 118/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/11/2015 về hướng
dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.
Bên cạnh, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ
quy định tại khoản 1 Điều 16 thì KCN là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng
chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn. KCN được thành lập tại địa bàn thuộc Danh
mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính
sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1.2.3. Lĩnh vực được áp dụng ưu đãi đầu tư vào KCN
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014 thì ngành,
nghề ưu đãi đầu tư bao gồm :
- Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ
cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết
kiệm năng lượng
- Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông
nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu.
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và
các sản phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Luật đầu tư năm 2014.
- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
- Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ
rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; s ản xuất giống
cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học.
12
- Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải
- Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát
triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.
- Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
- Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc
chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm
y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào
chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới.
- Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật
hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất
độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ
côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa.
- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô”.
Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số
118/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/11/2015 hướng dẫn chi tiết
và thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định
tại khoản 2 Điều 16: “Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KCN, kể cả dự án đầu
tư mở rộng, được hưởng ưu đãi như sau:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc
biệt ưu đãi đầu tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề,
lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa
bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc
thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
13
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu
đãi đầu tư và dự án đầu tư sản xuất trong KCN được áp dụng ưu đãi đối với
dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư
và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
- Dự án đầu tư không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều
16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi theo quy định tại khoản 1
Điều 16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP.
1.2.4. Nội dung ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư năm 2014, hình thức ưu đãi đầu
tư đối với các dự án đầu tư bao gồm việc áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ
thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố
định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư. Miễn, giảm tiền
thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
1.2.4.1. Miễn, giảm tiền thuê đất
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày
15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì
việc miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước như sau: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt
nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau :
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa
bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN theo
dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư không được tính chi phí
về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.
14
- Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân
sách nhà nước, đơn vị được giao quản lý sử dụng cho sinh viên ở không được
tính chi phí về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.
- Đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đất thực
hiện dự án trồng rừng phòng hộ, trồng rừng lấn biển.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công;
đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công
nghệ nếu đáp ứng được các điều kiện liên quan (nếu có) bao gồm: Đất xây
dựng phòng thí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ và ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất
xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm.
- Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không trừ đất
xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không.
- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở
hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả
khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt
động vận tải hành khách công cộng theo quy định của pháp luật về vận tải
giao thông đường bộ.
- Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử
lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các
công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà
quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).
- Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN, CCN, KCX
theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều
149 Luật Đất đai năm 2013
15
Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây
dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa
không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê
mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 19
Nghị định 46/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ 03 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với
cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy
hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
+ 07 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.
+ 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu
tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
+ 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được
đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc
Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn.
Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với
địa bàn có địa giới hành chính cụ thể.
1.2.4.2. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 218/2013/NĐCP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chị tiết và hướng dẫn thi hành
16
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày
18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
218/2013/NĐ-CP. Quy định mức thuế suất áp dụng và ưu đãi về thời gian
miễn, giảm thuế.
Về thuế suất ưu đãi áp dụng đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng
đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Về ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm, giảm
50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn.
1.2.4.3. Miễn thuế nhập khẩu
Theo Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 và Nghị định số
134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định nội
dung ưu đãi. Cụ thể miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định
của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu
tư. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định được áp
dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
1.3. Quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư hạ tầng vào KCN
1.3.1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư
Dự án đầu tư được áp dụng đầy đủ các hình thức hỗ trợ đầu tư thực hiện
theo quy định tại Điều 19 Luật Đầu tư năm 2014. Các hình thức hỗ trợ đầu tư
bao gồm:
- Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong
và ngoài hàng rào dự án.
17
- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Hỗ trợ tín dụng.
- Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản
xuất ra khỏi nội thành, nội thị.
- Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
- Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
1.3.2. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN
Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN được căn cứ quy hoạch
tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và
tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng
rào KCN. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và
vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xă hội trong và ngoài hàng rào KCN tại địa bàn kinh tế - xã hội khó
khăn hoặc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tóm lại, KCN với chức năng là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp mặc dù mới ra đời chưa lâu cùng với qua trình đổi mới của đất
nước nhưng đã có những đóng góp vô cùng quan trọng về kinh tế - xã hội,
tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, huy động vốn đầu tư và khoa học
công nghệ ... Đồng thời các quy định về KCN, các quy định ưu đãi hỗ trợ đầu
tư vào KCN ngày càng hoàn thiện để góp phần tăng cường thu hút mời gọi
đầu tư là khu vực tập trung thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài. Kết quả
đã qua cho thấy chủ trương đầu tư xây dựng KCN là đúng đắn góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
18
Chương 2: Thực trạng thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hạ
tầng vào KCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam
2.1.1 Những kết quả đạt được
KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới kinh tế
được khởi xướng tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc Ðảng cộng sản Việt Nam lần
thứ VI (năm 1986). Các Nghị quyết của Ðảng tại các kỳ Ðại hội từ nãm 1986
đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát
triển KCN, khẳng định vai trò KCN là một trong những nền tảng quan trọng để
thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công ng hiệp
theo hướng hiện đại như Nghị Quyết Đại hội X và XI đã nêu. Năm 1991, KCX
được thành lập “khai sinh” ra mô hình các KCN trong chiến lược xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay nhiều cơ chế, chính sách
liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các KCN được ban hành, điều
chỉnh đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các KCN trên địa
bàn cả nước.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2016, cả nước
có 325 KCN và 16 KKT. Hai KKT ven biển Thái Bính, tỉnh Thái Bình và
Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập. Cả
nước có 94,9 nghìn ha diện tích đất tự nhiên của các KCN, cùng với xấp xỉ
815 nghìn ha tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT. Đối với các
KCN, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm khoảng 67% tổng diện
tích đất tự nhiên. Trong đó 220 KCN đã đi vào hoạt động, 105 KCN đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Về tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt
51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.