Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu chọn giống cho một số loài sở ở các tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHÍ CÔNG THƯỜNG

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG CHO MỘT SỐ LOÀI SỞ Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 12/2015


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đã trực tiếp tham gia thực hiện các nghiên cứu trong
luận văn này. Mọi kết quả thu được nguyên bản, không chỉnh sửa hoặc sao chép từ
các nghiên cứu khác. Các số liệu một số nội dung chưa từng được công bố trong
luận án, luận văn nào trước đây.
Mọi dữ liệu trích dẫn tham khảo trong luận văn đều được thu thập và
sử dụng từ nguồn dữ liệu mở hoặc với sự đồng ý của tác giả.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan trên!
Tác giả

Phí Công Thường

i


Lời cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô và các cán bộ công tác tại
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại Viện.


Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hoàng Văn
Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình công tác
cũng như trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các cán bộ, anh chị em,
bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã giúp đỡ và đóng góp những ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Luận văn này được thực hiện bởi sự cho phép và giúp đỡ của Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam và nhiệm vụ quỹ gen "Khai thác và phát triển nguồn gen cây
Sở" được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản
lý.
Luận văn có sự động viên và giúp đỡ của gia đình tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

Phí Công Thường

ii


MỤC LỤC

v DANH MỤC

DANH MỤC VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT………………………………………..
Vi

BẢNG……………………………………………………………..

DANH


MỤC

vii

MỞ

HÌNH……………………………………………………………...
ĐẦU………………………………………………………………………….

1
2

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.……….………...……
2

1.1. Trên thế giới.………………………………………………………………...

2

1.1.1. Tên gọi, phân loại và đặc điểm hình thái..……….……………………..
3

1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái……………………………………………….
5

1.1.3. Giá trị sử dụng……………………………………………………………..
1.1.4. Chọn giống…………………………………………………………………

6


1.2. Ở Việt Nam…………………………………………………………………..

7
7

1.2.1. Tên gọi, phân loại và đặc điểm hình thái…………………………………
1.2.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái……………………………………………….
1.2.3. Giá trị sử dụng……………………………………………………………..

9

12

1.2.4. Chọn giống………………………………………………………………… 13
15

CHƯƠNG II - MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..……………………………………………………………………………...
2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………...

15

2.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………...

15

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...

15

15

2.4.1 Phương pháp xác định các loài Sở chính ở các tỉnh phía Bắc…………… 15
2.4.2 Phương pháp chọn lọc cây trội……………………………………………….……. 16
2.4.3 Phương pháp khảo nghiệm giống……………………….…………………

17
iii


CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...……………..

19

3.1 Xác định các loài Sở chính ở các tỉnh phía Bắc…………………………….

19

3.2. Kết quả chọn lọc cây trội……………………………………………………

22

3.3. Đánh giá khảo nghiệm hậu thế 12 gia đình sở tại Đại Lải………………..

32

3.3.1. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của 12 gia đình………………………………..

32


3.3.2. Đánh giá năng suất quả của 12 gia đình..................................................... 34
3.4. Đề xuất các giống Sở triển vọng…………………………………………….

40

CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………

42

4.1. Kết luận………………………………………………………………………

42

4.2. Kiến nghị……………………………………………………………………..

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….…………………………………………

43

iv


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1


NN&PTNT

Giải thích
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

D1,3

Đường kính ngang ngực (1,3 m)

3

Do

Đường kính gốc

4

Dt

Đường kính tán

5

Hvn

Chiều cao vút ngọn


6

D

Tăng trưởng bình quân chung về đường kính

7

H

Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao

8

ZDo

Tăng trưởng bình quân chung hàng năm về đường kính gốc

9

ZHvn

Tăng trưởng bình quân chung hàng năm về chiều cao vút
ngọn

10

ZDt

Tăng trưởng bình quân chung hàng năm về đường kính tán



11

S%

Hệ số biến động

12

SPSS

Statistical Products for Social Services

13

NA

Nghệ An

14

PT

Phú Thọ

15

QN


Quảng Ninh

16

TB

Trung bình

17

TBQT

Trung bình quần thể

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số đặc điểm chính nhận biết các loài Sở………………………... 19
Bảng 3.2: Kết quả giám định loài cho một số loài Sở chính ở phía Bắc Việt 22
Nam………………………………………………………………………………………
Bảng 3.3: Hàm lượng dầu trung bình của các cây trội dự tuyển ở các địa
phương……………………………………………………………………………………

23

Bảng 3.4: Một số đặc điểm về quả, hạt Sở từ các địa phương…………………….. 24
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sinh trưởng của 12 cây trội ở các vùng nghiên cứu……..


26

Bảng 3.6: Một số đặc điểm về quả, hạt của của 12 cây trội tại 3 vùng…………… 26
Bảng 3.7: Năng suất hạt của 12 cây trội trong 3 năm tuyển chọn………………. 28
Bảng 3.8: Hàm lượng và sản lượng dầu của 12 cây Sở trội trong 3 năm tuyển 29
chọn……………………………………………………………………………………….
Bảng 3.9: Sinh trưởng của 12 gia đình 6 tuổi trong mô hình khảo nghiệm hậu thế
32
tại Đại Lải………………………………………………………………………………….
Bảng 3.10: Năng suất quả TB của 12 gia đình 6 tuổi trong mô hình khảo nghiệm 35
hậu thế.........................................................................................................................
Bảng 3.11: Năng suất quả và dầu của 12 gia đình khảo nghiệm ở tuổi 6...............
Bảng 3.12: Mức độ sai quả và nụ của 12 gia đình..............................................

36
39

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vòi nhụy loài Sở chè...........................................................................

20

Hình 2: Vòi nhụy loài Sở cam..........................................................................

20

Hình 3: Vòi nhụy loài Sở lê..............................................................................


20

Hình 4: Cành mang quả loài Sở chè………………………………………………

21

Hình 5: Cành mang quả loài Sở cam……………………………………………..

21

Hình 6: Cành mang quả loài Sở lê………………………………………………..

21

Hình 7: Quả cây trội QN14 ở Tiên Yên, Quảng Ninh.....................................

25

Hình 8: Quả cây trội NA15 ở Nghĩa Đàn, Nghệ An........................................

25

Hình 9: Cây trội TN8………………………………………………………………..
Hình 10: Cây trội QN14…………………………………………………………….

31
31

Biểu đồ 1: Tỷ lệ cây có quả tại tuổi 6 của các gia đình khảo nghiệm hậu thế

tại Đại Lải

38

Biểu đồ 2: Khối lượng quả trung bình/cây tại tuổi 6 của các gia đình khảo
nghiệm hậu thế tại Đại Lải

38

Hình 11: Gia đình NA6 - 6 tuổi……………………………………………………

40

Hình 12: Gia đình NA15 - 6 tuổi…………………………………………………..

40

Hình 13: Gia đình PT4 - 6 tuổi…………………………………………………….

40

Hình 14: Gia đình QN14 - 6 tuổi………………………………………………….

40

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sở là loài cây bản địa đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ, Sở còn có giá trị

kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Sở là lấy hạt ép dầu - một trong các loại dầu ăn
từ thực vật có chất lượng cao. Ngoài dầu Sở, bã Sở (khô dầu) và vỏ quả cũng có
nhiều công dụng. Khô dầu khi ép được ngâm chiết dầu thô để sản xuất xà
phòng hoặc tách bỏ độc tố có thể làm thức ăn giàu đạm cho gia súc. Khô Sở
còn được dùng làm thuốc trừ sâu, hay đem nghiền nhỏ làm phân bón rất tốt. Vỏ quả
Sở được thuỷ phân để sản xuất cồn ethylic, axit butyric, methylic, vỏ quả còn chiết
xuất được Tanin (chiếm 9,26% trong vỏ) nhiệt phân để làm than hoạt tính hay đem
nghiền làm nền nuôi cấy men trong sản xuất nấm ăn. Gỗ và cành nhánh của Sở làm
đồ gia dụng khá bền và củi đun rất tốt.
Ở Việt Nam, trong những năm trước đây, cây Sở đã được được gây trồng
trên nhiều dạng lập địa ở các tỉnh từ phía Bắc đến các tỉnh miền Trung theo các
Chương trình, dự án của Nhà nước và tự phát của người dân ở các địa
phương. Nhiều diện tích rừng Sở đã được trồng tập trung trên quy mô lớn. Song do
sản phẩm đầu ra không có thị trường tiêu thụ, giá cả không ổn định, năng suất,
chất lượng hạt và dầu thấp... nên trong thời gian qua đã có nhiều diện tích rừng
Sở bị chặt đi để trồng thay thế các loài cây khác, làm cho diện tích rừng Sở trên cả
nước đã bị giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, trước nhu cầu sử
dụng dầu ăn từ thực vật ngày càng cao nên cây Sở đã được các cơ quan, ban ngành
và một số địa phương quan tâm hơn. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các giống Sở được
sử dụng để trồng rừng trong sản xuất hiện nay là giống chưa được chọn lọc. Người
dân thường lấy hạt của các cây Sở trong vườn, rừng để gieo ươm và gây trồng
mà chưa có sự chọn lọc và kiểm tra về hàm lượng dầu của chúng. Ngoài ra, các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng Sở chủ yếu hiện nay vẫn là các biện pháp trồng quảng
canh. Việc trồng rừng thâm canh chưa được quan tâm nhiều. Do đó năng suất và
chất lượng của các rừng Sở đạt được thường không cao. Đứng trước tình hình
đó, việc nghiên cứu tuyển chọn được các giống Sở năng suất, chất lượng cao
phục vụ trồng rừng là rất cần thiết.
1



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Tên gọi, phân loại và đặc điểm hình thái
Sở là tên gọi chung của các loài có hàm lượng dầu trong nhân tương đối cao
thuộc chi Camellia, họ Theaceae (Mã Cẩm Lâm, 2005). Theo Marjan Kluepfel và
Bop Polomski (1998), chi Camellia có khoảng 220 loài và hơn 2.300 giống đã được
định danh. Trên thế giới có khoảng 33 loài trong chi Camellia cung cấp dầu ăn có
giá trị. Đồng thời, các dòng vô tính của Sở như Du trà (C. oleifera) và Trà mai (C.
sasanqua) có rất nhiều, theo thống kê của Chang Hung Ta và Bruce Bartholomew
(1981) thì có tới 503 dòng. Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy chi Camellia rất
lớn và Sở là tên chung gồm nhiều loài và giống khác nhau, việc phân loại các loài
Sở gặp nhiều khó khăn, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tên Camellia sasanqua lần đầu tiên được Kaempfer (1712) sử dụng khi
nghiên cứu về một loài có dầu thuộc chi Camellia (dẫn theo Đặng Thái Dương,
2002). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả đã không mô tả về hình thái loài
cây, nên công trình này chưa thực sự có ý nghĩa thực tiễn. Năm 1753, Linnaeus sử
dụng tên C. sasanqua nhưng các mô tả lại giống với đặc điểm của hai loài C.
oleifera và C. japonica (dẫn theo Đặng Thái Dương, 2004). Cũng trong một nghiên
cứu khác, Thunberg (1784) đã giám định và mô tả loài này nhưng đặc điểm hình
thái chưa được mô tả chi tiết (dẫn theo Nguyễn Quang Khải, 2004).
Theo Chang Hung Ta và Bruce Bartholomew (1981) thì loài Camellia
oleifera phân bố chủ yếu ở Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc và Nhật Bản. Loài
này không thấy ở Việt Nam. Trong chi Camellia có 26 loài, trong đó có 16 loài phổ
biến nằm trong 15 nhóm. Việt nam còn có loài C. vietnamensis. Theo Hakoda
(1987) cho rằng C. sasanqua Thunb thực chất là tên gọi khác của Thea sasanqua và
cả hai có thể gọi theo tên chung là Camellia sasanqua.
Theo Samartin (1992), loài được gọi là C. sasanqua (ở các nước châu Âu) và
Tea seed oil (ở Nhật Bản) hay C. sasanqua oil (được gọi phổ biến trên thế giới) đều
là một và có tên chính xác là C. sasanqua Thunb.

2


Đặc điểm hình thái của loài Sở đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu như: Hakoda, N. & T. Akihama (1988), Marjan Kluepfel &
Bop Polomski (1998). Các tác giả đã chỉ ra rằng: C. sasanqua Thunb là loài cây bụi
lớn hoặc cây gỗ nhỏ thường xanh, cao khoảng 12 feet (3,7 m); đường kính tán rộng
từ 3 - 4 m; lá hình elip hoặc oval dài, màu xanh đen, bóng, rộng khoảng 3 - 5 cm, lá
non có lông ở phiến lá, lá già có lông ở gân lá, mép lá hình răng cưa cùn; hoa màu
trắng, đường kính 5,1 - 7,5 cm. Tưởng Vạn Phương (1959) mô tả cây Sở trồng tại
Trung Quốc cao khoảng 5 m, hình dáng giống cây chè lá, nhưng lá nhỏ hơn và xuất
hiện nhiều lông tơ nhỏ; hoa màu đỏ nhạt, đỏ thẫm hoặc màu trắng; quả chứa 1 - 4
hạt, vỏ quả mỏng, giữa các hạt có màng ngăn cách, hạt lớn, hình dáng hạt không
theo quy luật nhất định, hạt có màu nâu bên trong màu vàng nhạt.
Các nghiên cứu tại Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc của các tác giả Chang Hung
Ta & Bruce Bartholomew (1981); Edward F. Gilmam & Dennis G. Watson (1993) và
Hong, Y.S. (1988) đã chỉ ra quan hệ gần gũi giữa C. sasanqua với loài C.
oleifera dẫn đến những đặc điểm hình thái rất giống nhau giữa chúng, chỉ khác
nhau là C. sasanqua có phiến lá nhỏ và mỏng hơn, vòi nhuỵ ngắn hơn. Bên cạnh
đó, 2 loài này có phân bố địa lý và phân vùng sinh thái giống nhau. Khi so sánh giữa
C. sasanqua và C. japonica, Endo-M & Iwasa-S (1990) và Tanaka -T (1988) cũng
cho thấy chúng có nhiều đặc điểm hình thái rất giống nhau, điểm khác biệt là C.
sasanqua có lá nhỏ và mỏng hơn lá của C. japonica. Đặc điểm này dẫn tới nhiều
trường hợp nhầm lẫn hai loài cây này trong thực tiễn.
Như vậy, trong các loài Sở thì loài C. sasanqua Thunb được quan tâm nghiên
cứu từ rất sớm. Hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng C. sasanqua Thunb là loài
thuộc chi Camellia với đặc điểm đặc trưng nhất là có dầu trong nhân. Việc mô tả
đặc điểm hình thái cây Sở cũng được nghiên cứu khá tỷ mỉ, đây là cơ sở quan trọng
để phân biệt Sở với các loài cây khác cùng chi với nó. Tuy nhiên, loài này có nhiều
đặc điểm giống với các loài C. oleifera và C. japonica nên việc phân loại thường

hay nhầm lẫn.
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Nghiên cứu đầu tiên về phân bố của loài Sở C. sasanqua Thunb được Paul -


H. Mensier (1957) công bố trong Từ điển những loài cây có dầu. Theo tài liệu này,


Sở là loài bản địa ở vùng nhiệt đới (Đông - Nam Á) và vùng Á nhiệt đới (Nhật
Bản). Cũng đồng nhất quan điểm với Paul, Chang Hung Ta (1981) khẳng định chi
Camellia phân bố ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Myanma,
Lào, Việt Nam, ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nepal, Campuchia, Indonesia và
Philipin. Theo Tưởng Vạn Phương (1959), Sở thường mọc tự nhiên ở Trung Quốc,
Nhật Bản và Ấn Độ, được trồng nhiều ở vùng rừng núi hoặc trong vườn nhà nơi có
khí hậu ấm áp. Theo Hakoda thì loài Sở Camellia sasanqua có nguồn gốc từ vùng
Tây - Nam Nhật Bản.
Về đặc điểm sinh lý, sinh thái: Các kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cho
thấy, Camellia phân bố rộng rãi khắp các tỉnh từ Đông Nam đến Tây Nam với hơn
190 loài (How Foon - Chew và cs, 1984). Theo Mã Cẩm Lâm và cs (2005), cây Sở
phân bố tự nhiên từ 18-34

o

vĩ độ Bắc, ở độ cao 0 - 2000 m. Theo Fang, J. (1994),

các nghiên cứu về mở rộng vùng phân bố của Sở được tiến hành từ những năm
6070 của thế kỷ trước tại Trung Quốc do sớm nhận thức được giá trị to lớn mà loài
cây này mang lại cho con người.
Các nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, Sở sinh trưởng tốt ở độ cao dưới
500 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, ở độ cao 900 m (An Huy), thậm chí ở độ

cao 1.700 - 2.000 m (Quý Châu, Vân Nam) cây vẫn sinh trưởng và ra hoa kết quả
bình thường (Tưởng Vạn Phương, 1959). Theo Mã Cẩm Lâm (2005), Sở thích hợp
với đất Feralit, tầng dày, pHKCl 4,5-6,0, nhiệt độ bình quân hàng năm 16o
21 C,
lượng
o mưa bình quân năm 900 - 1.800 mm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
-13 C.
Global - Mikhailenko - DA (1988) đã chỉ ra rằng, tại tiểu bang Georgia - Mỹ,
tất cả các cây Sở được trồng ở độ cao trên 400 m đều chết, ngược lại, khi
được trồng ở dưới 400 m cây sinh trưởng tốt. Ở Nhật Bản, cây sinh trưởng liên tục
quanh năm, trong cả mùa đông giá lạnh có tuyết rơi. Sở có chu kỳ sống dài, tới hàng
trăm năm. So sánh cho thấy C. sasanqua sinh trưởng nhanh hơn C. japonica
(Kondo,


1986), Marjan Kluepfel & Bop Polomski (1998), Samartin A (1992).
Các tác giả Chang Hung Ta & Bruce Bartholomew (1981), Hakoda, N.
(1988), Shanan H. & G. Ying (1982) cho rằng, Sở sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ
o
o
bình quân tháng thấp nhất trên 2 C, chịu được tuyết lạnh tới -10 C, nhưng để
đảm


bảo cây sinh trưởng bình thường cần có biện pháp chắn gió khô và lạnh vào mùa
đông.
Các tác giả Fu, Rs, Ye-Q thuộc Viện kỹ thuật Lâm nghiệp Trung Quốc
(1984) cũng đã kết luận rằng hầu hết hoạt động sinh lý của cây đều cao vào
ban ngày (đặc biệt là buổi sáng), riêng với hoạt động trao đổi nước trong cây lại cao
hơn vào ban đêm, cao nhất là khoảng 0-3 giờ. Khả năng đề kháng sương giá của

một số
o
loài Sở như C. japonica, C. sinensis, C. sasanqua từ -18 đến -30 C, trong đó nhiệt
o
độ gây chết đối với C. sasanqua là -24 C (dẫn theo các tác giả Gu-Y, Sun-Zj, HeSA, CAI và Bi-He trong tạp trí nghiên cứu cây Sở của Mỹ năm 1986).
Sở là cây chịu bóng khi nhỏ, đến giai đoạn trưởng thành cây sinh trưởng phát
triển tốt nhất dưới điều kiện ánh sáng đầy đủ nhưng phải che phủ gốc cây bằng
lá hoặc vật liệu khác. Với vùng có ánh sáng nhiều, cần che bóng vào buổi sáng
để tránh hiện tượng héo lá (Edward F. Gilmam and Dennis G. Watson, 1993);
Marjan Kluepfel and Bop Polomski (1998), Shanan, H. & G. Ying (1982) và Samartin,
A (1992).
Mã Cẩm Lâm, Trần Vĩnh Trung (2005) đã chỉ ra chu kỳ phát triển vòng đời
cây Sở gồm có 4 giai đoạn: (i) Giai đoạn non 0 - 4 năm tuổi: Cây mầm 0 - 4 tháng
tuổi hạt nảy mầm thành cây mầm phát triển bằng dinh dưỡng do phôi nhũ trong hạt
cung cấp, cây con 4 tháng đến 1 năm tuổi (tính từ lúc hoàn thành nảy mầm cho
đến kỳ ngủ lần thứ nhất), cây non 1 - 4 năm tuổi (từ khi kết thúc giai đoạn cây con
cho đến vụ ra hoa đầu tiên); (ii) Giai đoạn ra quả bói 5 - 9 năm tuổi: từ khi bắt đầu
bói đến khi sai quả ổn định; (iii) Giai đoạn trưởng thành 10 - 50 năm tuổi: rất sai
quả, thiên về tăng trưởng sinh thực và (iv) Giai đoạn già cỗi 50 - 100 năm tuổi: các
mô suy thoái dần, sản lượng quả ngày càng giảm. Việc chia chu kỳ phát triển cây Sở
ra làm 4 giai đoạn khác nhau là cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật tác động
vào rừng trồng Sở theo các giai đoạn khác nhau nhằm đạt năng suất và hiệu
quả cao nhất.
1.1.3. Giá trị sử dụng
Nghiên cứu của Mã Cẩm Lâm và Trần Vĩnh Trung (2005) cũng cho thấy, các


sản phẩm từ Sở rất phong phú, giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế cao, dầu tinh
luyện từ hạt Sở có thể được dùng làm dầu ăn, sản xuất mỹ phẩm (sử dụng
trong



kem chống nắng, kem massage, dầu thơm…), chế phẩm y tế, hay trong công nghiệp
(dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, diesel sinh học…). Ở Trung Quốc, dầu Sở được coi là
một trong những nguồn cung cấp dầu ăn quan trọng bởi giá trị dinh dưỡng
cao, trồng và chế biến dầu ăn từ cây Sở có ý nghĩa quan trọng nhằm giảm lượng
nhập khẩu dầu ăn hàng năm của nước này.
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong công tác nghiên cứu chế
biến, chiết tách tinh dầu Sở phục vụ cho sản xuất. Tưởng Vạn Phương (1959) đã
đưa ra một số phương pháp chế biến dầu Sở như: ép dầu hạt Sở bằng máy ép
vít, tách dầu bằng phương pháp thay nước, tinh chế dầu Sở bằng phương pháp
thay nước - dung dịch. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ việc dùng khô Sở và những
cặn bã khi tinh chế Sở bằng phương pháp thay nước - dung dịch để chế tạo Saponin
(C73H124O36) có thể dùng làm thuốc trừ sâu, thuốc giặt quần áo, làm dầu gội đầu,
xà phòng và làm thuốc tạo bọt (trong bình cứu hỏa).
1.1.4. Chọn giống
Theo Mã Cẩm Lâm, Trần Vĩnh Trung (2005), công tác tuyển chọn giống trội đã
được tiến hành ở Trung Quốc từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đến giữa thập kỷ 70 đã
chọn được 13 giống tốt như Sở phổ thông cành mềm Sầm Khê, Sở Hằng Đông
tỉnh Hồ Nam… sản lượng dầu đạt khoảng 225 kg/ha. Vào thập kỷ 70 đã liên tục
triển khai tuyển chọn các cá thể ưu trội từ các giống và xuất xứ trội. Trên cơ sở hơn
6.000 cây ưu trội đã được hơn 40 đơn vị nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất kiên trì
cố gắng sau hơn 30 năm tuyển chọn tại 10 tỉnh, đã triển khai khảo nghiệm các
dòng vô tính trội và hậu thế các gia hệ chọn lọc và gạn lọc được 226 dòng vô tính
và 26 gia hệ ưu trội. Đạt sản lượng dầu trên 30 kg/mẫu (450 kg/ha - tăng gấp đôi)
như các dòng Sầm Nhu số 2, số 3 đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây
tuyển chọn ra từ 24 cây ưu trội trong giống Sở cành mềm Sầm Khê. Sản lượng dầu
bình quân năm của dòng Sầm Nhu số 2 lên tới 925 - 939 kg/ha, cao hơn các dòng
đối chứng 188,4% và 191,21% và vượt xa tiêu chuẩn quốc gia đặt ra cho chọn giống
ưu trội cây Sở. Vào những năm được mùa, sản lượng có thể đạt tới 1.234,5 2.163 kg/ha, các dòng này đã duy trì tốt được các đặc điểm ưu trội như sản lượng

cao và ổn định. Tháng 11 năm 1986 các dòng này đã được thẩm định và công


nhận. Bên cạnh đó việc cải thiện giống bằng lai tạo cũng đã thực hiện được một số
đột phá.


Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây cho
thấy Quảng Tây là một trong những tỉnh đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Sở ở
Trung Quốc. Ngay từ khi xây dựng Viện đã tiến hành điều tra và phân loại các dòng
Sở không những trong tỉnh và trong cả nước. Hiện nay đã tuyển chọn được nhiều
giống Sở khác nhau, trong 2 năm trở lại đây các nghiên cứu đã tiến hành so sánh
các dòng Sở giữa các tỉnh. Các nghiên cứu chủ yếu tiến hành ghép và tạo ra dòng vô
tính có sản lượng cao để nhân giống rộng rãi phục vụ cho công tác sản xuất. Một số
dòng sở hiện có ở vườn thí nghiệm của Viện là dòng Sở lấy ở Hồ Nam, Vân Nam,
Giang Tây (9 dòng) và dòng Sở Sầm Khê. Các dòng Sở được bố thí tại vườn thí
nghiệm với mục đích tìm cây trội có sản lượng cao từ các dòng của tất cả các tỉnh
sau đó tiến hành nhân giống bằng phương pháp vô tính.
Khi nghiên cứu biến dị và di truyền, Xiao - JZ, Zhao - SD của Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Trung Quốc (1983) đã nhận định có sự khác biệt rõ ràng về hàm
lượng dầu, số lượng quả ở các dạng tán, dạng quả và thời gian ra hoa khác nhau.
Phát hiện này là cơ sở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về chọn giống Sở
cho sản lượng tinh dầu cao.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Tên gọi, phân loại và đặc điểm hình thái
Hiện nay ở nước ta việc nghiên cứu phân loại và giám định tên khoa học của
cây Sở đang còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất chung. Các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn ít, chủ yếu là trích dẫn theo các
tài liệu đã có. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) thì Sở là tên chung, thông dụng
cho nhiều loài cùng nhóm Camellia thuộc họ chè (Theaceae), có thể kể ra một số

loài như C. oleifera Abel, C. oleosa Rehd, C. sansanqua Thumb. Theo Vũ Lữ
(2001) cây Sở ở Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn có tên khoa học là Camellia
sansanqua Thunb.
Ở nước ta có 2 loài Sở tương đối giống nhau, được định tên và mô tả khá kỹ,
đó là Camellia sansanqua Thumb và Camellia oleosa Rehd, thuộc họ chè Theaceae
(Tổng cục cây trồng (1997) và Nguyễn Quang Khải (2004). Theo Viện Điều tra
Quy hoạch rừng (2000) thì ở Việt nam có hai loại Sở thuộc họ Chè (Theceae) là


Camellia oleifera (gỗ nhỏ, phân bố ở Đông Bắc Bộ) và Camellia sansanqua (gỗ


nhỏ, phân bố ở Bắc Trung Bộ). Ngoài ra theo Phạm Văn Tích (1963), ở nước ta có
2 loại Sở có tên khoa học khác nhau là Thea sansanqua và Thea oleosa. Theo
nghiên cứu của Đặng Thái Dương (2004) thì loài Sở trên vùng cát ở các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế của nước ta có tên khoa học là Camellia
sansanqua Thumb.
Trong tài liệu "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã xác định loài Sở
Camellia sasanqua Thunb có các tên khác là Sở dầu, Trà mai, thuộc họ Chè
(Theaceae). Là cây gỗ nhỏ, cao 5 - 7 m, nhánh không có lông, mảnh, vỏ xám, phiến
lá hình bầu dục, nhỏ kích thước 3 - 7 x 1 - 3 cm, dầy, không có lông. Gân lá nổi rõ 2
mặt, mảnh, cuống ngắn 2 - 4 mm. Hoa tương đối nhỏ (rộng 4 cm), mùi thơm, màu
trắng, hoa thường ở đầu chót của nhánh. Lá đài tròn cao 1cm, cánh hoa cao 17 mm.
Tiểu nhụy nhiều chỉ đính nhau ở đáy. Noãn sào có lông, vòi nhụy 3, nang to cao
3cm. Quả bì dày cứng, 2 - 3 hạt mỗi ô. Cây có phân bố ở Bắc Trung bộ và được gây
trồng để lấy hạt ép dầu từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đễn Quảng Bình - Quảng
Trị và Thừa Thiên - Huế. Tiếp đó tác giả còn mô tả loài Sở (Camellia oleifera C.Abel)
có các tên gọi khác: Du, Trà, Sở. Với các bộ phận có kích thước và số lượng lớn
hơn rõ rệt so với cây Sở Camellia sasanqua Thunb.
Tài liệu“Tên cây rừng Việt nam" cũng đã xác định có 2 loài Sở thuộc họ Chè

(Theaceae) là Camellia sasanqua và Camellia oleifera, trong đó Camellia sasanqua
là cây gỗ nhỏ, có phân bố ở Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, về công dụng cây cho hạt ép dầu để ăn và làm thuốc;
Camellia oleifera là cây gỗ nhỏ, loài có phân bố và gây trồng nhiều trên các tỉnh:
Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Theo Nguyễn Quang Khải (2004) thì loài Sở Camellia sasanqua Thunb là
cây gỗ nhỏ, lá rộng thường xanh, một gốc cây trưởng thành thường có từ 3 đến
5 thân, không phân biệt thân chính hay phụ. Do phân cành rất sớm, nên chỉ sau 2
năm trồng hay tái sinh tự nhiên, trên mỗi gốc cây Sở nơi sát mặt đất hoặc vị trí
cách mặt đất khoảng 10 - 15 cm đã hình thành bình quân từ 2 - 3 cành chính để
phát triển thành các thân cây Sở sau này. Cây Sở ở tuổi thành thục thường cao


trung bình từ
5,5 - 6,0 m. Cây cao nhất cũng chỉ đạt đến 7,5 - 8,0 m. Vỏ cây màu nâu hay xám.


Lá đơn mọc cách, cuống ngắn, mép lá có răng cưa nhỏ. Hình dạng lá có sự khác
nhau rõ rệt bởi giống Sở, chẳng hạn Sở Lê, Sở Quýt (Camellia oleifera C.Abel ) ở
Lạng Sơn, lá có dạng hình trứng hơi bầu, Sở Chè (Camellia sasanqua) ở Nghệ An,
Quảng Bình, Quảng Trị lại có dạng hình thuỗn hơi dài. Nhìn chung ngay trong cùng
một giống Sở cũng có sự khác nhau rõ rệt về hình dạng, màu sắc, và kích thước của
lá giữa những cá thể cây khac nhau. Tán lá cây Sở khá dày và có nhiều hình dạng tự
nhiên như hình Ô, hình Trứng, hình Nón, hình Tháp hay hình Trụ.
Hoa Sở thuộc loại lưỡng tính, màu trắng, thường có từ 5 - 7 tràng, 35- 40 nhị
màu vàng, bầu hạ thường có từ 3- 4 ô. Sở ra hoa vào giữa tháng 10 và cũng có
những cây nở hoa đến tháng 12 hàng năm. Sự hình thành mầm hoa và chồi
ngọn diễn ra trong suốt mùa Xuân (tháng 1 - 4 âm lịch), nhưng bắt đầu phân hoá
nụ hoa rõ rệt vào tháng 5 - 6, thường hoa và quả Sở cùng tồn tại trên cây trong một

thời gian trong năm (tháng 10 - 12). Quả Sở có dạng hình tròn hơi thuôn dài hay dẹt
ở cuống và đuôi quả, nhìn chung có sự khác nhau rõ rệt về hình dạng, kích thước và
trọng lượng quả do các giống Sở, hoặc các xuất xứ Sở khác nhau.
Như vậy, việc đặt tên gọi cho Sở ở nước ta vẫn còn chưa có sự nhất
quán, song việc mô tả cây Sở với từng tên khoa học lại được mô tả khá kỹ càng, đây
là cơ sở để phân biệt cây Sở Camellia sasanqua Thunb là đối tượng nghiên cứu
chính của đề tài với các cây khác cùng chi với nó.
1.2.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Về địa điểm phân bố, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải và
cộng sự (2004) thì chi Sở (Camellia) có phân bố trải rộng từ những tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn (giáp biên giới Việt - Trung ở phía Bắc) đến những tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, (vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam), phạm vi khoảng
o
o
từ 17 Bắc đến 23,21 Bắc (trải dài trên 6 vĩ độ ở nước ta). Trong đó riêng loài
Sở
Camellia oleifera C.Abel có phân bố tự nhiên và được gây trồng nhiều ở các tỉnh:
Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Lai Châu và Hoà Bình. Còn loài Sở Camellia sasanqua Thunb chỉ phân bố
và được gây trồng chủ yếu từ các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Theo Đặng Thái Dương (2002), Sở không chỉ phân


bố ở các tỉnh phía Bắc nước ta mà còn mọc tự nhiên ở A Lưới và trồng thành rừng ở
Hương Trà (Thừa Thiên - Huế).
Về độ cao phân bố, cây Sở xuất hiện và được gây trồng từ những vùng có độ
cao tuyệt đối 10 - 15 m như ở Quỳnh Lưu - Nghệ An (C. sasanqua Thunb), đến
1.529 m ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu (loài Sở C. oleifera C.Abel). Tuy nhiên, loài Sở
C. sasanqua Thunb cũng thấy mọc tự nhiên trên những Rú cát thuộc các tỉnh
ven biển miền Trung như: Lệ Thủy (Quảng Bình), Vĩnh Linh (Quảng Trị) và Thừa

Thiên - Huế, nơi có độ cao chỉ một vài mét so với mặt biển.
Độ cao thích hợp cho Sở phân bố từ 800 m trở xuống, độ cao từ 800 m
trở lên cây thấp, sinh trưởng chậm, hàm lượng dầu trong hạt giảm. Sở có thể
o
mọc tốt trên đất dốc nhưng không quá 25 , phát triển tốt trên đất cát pha, đất
Feralit đỏ vàng, sa thạch, đất rừng mới khai phá có tầng đất sâu, thoát nước, đất có
đặc tính cơ lý nhẹ, mực nước ngầm dưới 2 m, độ pH = 5 - 6, tầng dầy trên 50 cm,
hàm lượng mùn 1% trở lên. Trên những vùng đất đồi có những loại cỏ tranh, cỏ
đuôi ngựa, sim,
mua đều có thể trồng Sở. Đất phù sa và thịt nặng không phù hợp với Sở. Hệ rễ của
Sở phát triển phong phú, rễ cọc có thể đâm sâu trên 120 cm, rễ bàng phát
triển thường phân bố ở độ sâu 20 - 40 cm, chiều dài rễ bàng bình quân từ 3 - 3,5 m.
Sở có nhiều rễ phụ và rễ cám phát triển dày đặc trên mặt đất.
o
Sở là cây ưa khí hậu ấm và ẩm, nhiệt độ không khí bình quân năm từ 15,9 C
o
o
(Sìn Hồ - Lai Châu) đến 24,8 C (Quảng Trị). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 30,7 C
o
o
(Sìn Hồ) đến 40,7 C (Thanh Sơn - Phú Thọ), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đến -4.5 C
như ở Sìn Hồ. Lượng mưa bình quân năm từ 1.391,9 mm (Lạng Sơn) đến 2.783,2
mm (Sìn Hồ), độ ẩm không khí tương đối bình quân 80 - 85%. Tổng số giờ nắng
bình quân năm từ 1.500 giờ trở lên. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, hầu
hết những rừng Sở trồng từ Nghệ An qua một số tỉnh dọc theo ven biển miền trung
vào đến Quảng Trị, hàng năm vẫn thường xuyên ra hoa kết quả đều đặn (vùng có
tổng số giờ nắng bình quân năm cao hơn rõ rệt so với các vùng khác, từ 1.750 giờ
trở lên. Sở là loài cây có nhu cầu ánh sáng khá cao, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa
(1997) thì cây Sở cần tổng số giờ nắng bình quân năm từ 1.800 - 2.200 giờ.



Về đất đai, cây Sở không kén đất, Sở thích nghi và có thể sống được trên các
vùng đất bạc màu, đất trống đồi trọc, đất thoái hoá khô cằn. Tuy nhiên cây Sở sinh


×